MỤC LỤC§ PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 .Giá trị của đội - Tại sao tổ chức không thể chỉ là sự tập hơp các cá nhân đi theo cùng một con đường và thực hiện công vệc theo những cách riêng của mìn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ ĐỘI TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ TP.HCM
Sinh viên thực hiện: Lưu Chấn Tài
MSSV: 31181025192
Lớp: 20D1MAN50200101 – C4 – G.110
GVHD: Thầy Bùi Dương Lâm
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, các công việc phức tạp, nhiều quy trình và chi tiết đang dần dần xuất hiện, những công việc này khó có thể hoàn thành một cách hoàn hảo với
sự nổ lực của một cá nhân Vì thế việc hợp tác cùng nhau để giải quyết những khó khăn đối với việc như thế là rất cần thiết Nhóm là một tập hợp gồm nhiều cá nhân với những muc tiêu khác nhau nhưng phải cùng làm việc cùng nhau dưới sự lãnh đạo của một người đứng đầu, các thành viên trong nhóm đều binh đẳng như nhau, họ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau Và quan trong nhất là khi mâu thuẫn xuất hiện, phải có một người đứng ra để giải quyết vấn đề này, và người đứng ra giải quyết chính là nhóm trưởng Một nhóm trưởng giỏi phải thể hiện cho mọi người thấy rằng vai trò của mình trong việc quản lý, cũng như xây dựng một nhóm có khả năng phối hợp tốt Chính vì điều đó, khi một người lãnh đạo, bạn phải quản trị đội của mình như thế nào để có thể cùng nhau đạt được mục tiêu chung của cả nhóm một cách hiệu quả nhất Và để giúp mọi người biết cách làm thể nào
để đạt được điều đó thì tôi xin chọn đề tài quản trị đội để nói cho các bạn hiểu rõ hơn
2
Trang 3MỤC LỤC
§ PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Giá trị của đội
- Tại sao tổ chức không thể chỉ là sự tập hơp các cá nhân đi theo cùng một con đường và thực hiện công vệc theo những cách riêng của mình? Rõ ràng làm việc theo đội sẽ tạo ra những lợi ích và công ty không thể nào tiếp tục sử dụng các cơ chế cấu trúc truyền thống Mặc dù sứ mệnh không liên quan đến nhau, nhưng tất cả các tổ chức được cấu thành bởi các cá nhân và các nhóm khác biệt nhau phải làm việc cùng nhau và phối hợp các hoạt động của họ để hoàn thành các mục tiêu Khi các nhiệm vụ của chúng phụ thuộc lẫn nhau cao, tổ chức công việc theo dõi được xem là cách tiếp cận tốt nhất để đảm bảo sự phối hợp, chia sẻ thông tin và trao đổi các nguồn lực đều hướng về việc hoàn thành nhiệm vụ một cách thành công
1.1 Đội là gì
- Đội là một đơn vị được cấu thành từ hai người trở lên là những người Tư pháp và phối hợp công việc của mình để hoàn thành một mục tiêu chung được cam kết và học cùng có trách nhiệm với nhau khi thực hiện và đội được cấu thành bởi bốn yếu tố
Có từ 2 người trở lên
Những con người trong đó có sự tương tác với nhau
Cùng chia sẻ một mục tiêu thực hiện
Phải tận tụy hay cam kết với mục tiêu và đảm bảo có trách nhiệm chung về thực hiện
1.2 Sự đóng góp của các đội
- Những đóng góp của các đội sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh mạnh hơn và kết quả thực hiện của tổ chức cao hơn bao gồm: sáng tạo và đổi mới, cái thiện chất lượng, đẩy nhanh tốc độ đáp ứng, năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn, thúc đẩy sự động viên và thỏa mãn
1.3 Các hình thức của đội
- Các tổ chức sử dụng nhiều hình thức đội khác nhau để tạo lợi thế cạnh tranh
a) Các đội chức năng: Một đội chức năng được cấu thành bởi nhà quản trị phụ trách một
bộ phận và các nhân viên dưới quyền thuộc phạm vi chuỗi mệnh lệnh chính thức và còn được gọi là đội theo chuỗi mệnh lệnh
b) Các đội đa chức năng: Các đội đa chức năng được hợp thành bởi những những thành
viên cung cấp nhưng đến từ các bộ phận chức năng khác nhau Một số dạng đội đa chức năng là đội đặc nhiệm và đội phục vụ cho một mục tiêu đặc biệt
1.4 Các đội tự quản
- Hình thành trong tổ chức nhằm thúc đẩy sự tham gia của người lao động trong quá trình
ra quyết định và tiến hành công việc với mục tiêu hướng về việc cải thiện kết quả thực hiện
2 Những vấn đề nan giải của đội
- Phải từ bỏ sự độc lập của mình, phải chịu đựng tình trạng lười biếng xã hội, phải đối diện với tình trạng rối loạn vận hành
3 Hiệu quả của đội
- Hiệu quả của một đội làm việc được đo lường bởi ba tiêu thức - sản lượng đầu ra, sự thỏa mãn của các nhân, và năng lực điều chỉnh và học tập
4 Đội ảo
Trang 4- Một đội ảo là một nhóm được hình thành từ những thành viên phân bố tại nhiều khu vực địa lý hai tổ chức khác nhau, là những người được liên kết lại với nhau chủ yếu qua công nghệ thông tin và truyền thông Tuy nhiên các loại đội ảo cũng tạo ra những thách thức khác thường
5 Các đặc trưng của đội
5.1 Quy mô
- Các đội cần có quy mô độ lớn để hợp nhất các kỹ năng đa dạng cần thiết cho việc hoàn thành một nhiệm vụ vụ đảm bảo cho các thành viên có cơ hội thể hiện những cảm xúc tích cực và tiêu cực, và năng nổ trong việc giải quyết vấn đề
5.2 Sự đa dạng
- Do các đội đòi hỏi một sự đa dạng về kỹ năng, kiến thức, và kinh nghiệm, dường như các đội đa dạng thường có hiệu quả hơn so với các đội đồng nhất
5.3 Vai trò của các thành viên
a) Vai trò chuyên gia để hoàn thành nhiệm vụ: Những người thực hiện vai trò này
thường sử dụng thời gian và năng lực giúp cho đội hoàn thành mục tiêu của mình Và thưởng thể hiện qua các hành vi như phát sinh ý tưởng, cho ý kiến, tiềm kiếm thông tin, tổng kết, kích hoạt
b) Vai trò tạo cảm xúc xã hội: Những người thực hiện vai trò này thường sẽ hỗ trợ
việc thỏa mãn nhu cầu cảm xúc của các thành viên trong đội và giúp họ tăng thêm sức mạnh của cảm giác thuộc về đội Và thường thể hiện qua các hành vi như khuyến khích, tạo sự hòa đồng, giảm căng thẳng, theo sát, và thoả hiệp
6 Các quy trình của đội
6.1 Các giai đoạn phát triển của đội: Phát triển theo 5 giai đoạn:
Thành lập -> sóng gió -> định chuẩn -> thành tựu -> chấm dứt
6.2 Sự gắn kết của đội
a) Các nhân tố quyết định sự gắn kết của đội: Sự tương tác trong đội, các mục tiêu
được chia sẻ trẻ, sự hấp dẫn của đội với cá nhân, sự hiện diện của cạnh tranh, sự thành công của đội và sự đánh giá đầy thuận lợi của những người bên ngoài đối với đội
b) Các hệ quả của sự gắn kết: chia thành hai nhóm là tinh thần làm việc và năng suất 6.3 Các chuẩn mực của đội
- Chuẩn mực của đội là một tiêu chuẩn phi chính thức về hành sự được định hình bởi các thành viên của đội và nó sẽ định hướng hành vi Và nó được hình thành từ sự tương tác ban đầu giữa các thành viên
7 Quản trị xung đột
- Xung đột có thể nổi lên giữa các thành viên trong một đội hay giữa các đội với nhau
7.1 Các dạng xung đột
a) Xung đột nhiệm vụ: Đề cập đến những bất đồng giữa con người về các mục tiêu cần
đạt được hay liên quan đến nội dung của các nhiệm vụ cần thực hiện
b) Xung đột quan hệ: Đề cập đến sự xung khắc trong tương tác cá nhân có thể tạo ra
căng thẳng và sự thù địch cá nhân giữa những con người
7.2 Cân bằng giữa xung đột và hợp
- Xung đột ở mức độ vừa phải có thể đem lại lợi ích cho các đội Tuy nhiên khi xung độ trở nên quá mạnh và không được quản trị phù hợp thì nó nó có thể phá hủy tinh thần làm việc của đội và năng suất Mức độ xung đột trung bình nếu được quản trị thích hợp sẽ cho ra kết quả thực hiện của đội cao nhất
7.3 Nguyên nhân gây ra xung đột
4
Trang 5- Nguyên nhân chủ yếu gây ra xung đột chính là sự cạnh tranh để chiếm hữu nguồn Ngoài
ra, sự khác biệt về mục tiêu và sự thất bại trong truyền thống cũng là nguyên nhân gây ra xung đột
7.4 Các phong cách xử lý xung đột
- Có 5 phong cách xung đột có thể kể đến: Phong cách thống trị, phong cách né tránh, phong cách thỏa hiệp, phong cách nhượng bộ, phong cách hợp tác
7.5 Đàm phán
- Đàm phán được hiểu rằng là một cuộc thảo luận theo dạng cho và nhận, và xem xét các
phương án có thể thay thế lẫn nhau để đạt được một quyết định dựa trên sự liên kết có thể chấp nhận được cho cả đôi bên
a) Các loại đàm phán: Đàm phán hợp nhất và đàm phán phân phối
b) Các quy định để đạt được hai bên cùng thắng: Tách con người ra khỏi vấn đề, tập
trung vào lợi ích chứ không phải nhu cầu hiện tại, lắng nghe và đặt câu hỏi, Các kết quả về dựa trên những chuẩn mực khách quan
§ PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ ĐỘI TRONG HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
- Theo như nghiên cứu và khảo sát các 136 bạn sinh viên UEH của trường đại học kinh tế TP.HCM, thông tin về thực trang hoạt động quản trị đội trong học tập và nghiên cứu của sinh viên trường:
* Khi được hỏi về những vấn đề gặp phải khi làm việc nhóm của sinh viên:
* Về vấn đề đã từng làm nhóm trưởng hay chưa:
* Về vấn đề tiếp tục làm nhóm trưởng trong các môn học khác:
* Về quy mô nhóm:
* Về mức độ tham gia các vào các đội nhóm trong trường:
Trang 6* Khi được hỏi về một người nhóm trưởng giỏi thì cần có những yếu tố gì thì các bạn sinh viên UEH cho rằng:
Luôn biết lắng nghe, tôn trọng các thành viên
và biết tiếp thu ý kiến từ mọi người
86,8%(118/136)
Phân chia những công việc một cách rõ ràng,
đánh giá từng thành viên công bằng, hợp lý
84,6%(115/136)
Biết đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau
giữa các thành viên
64,7%(88/136)
Nghiêm khắc, sẵn sàng đánh giá các thành
viên trong nhóm nếu không có ý thức hoạt
động tích cực
52,5(71/136)
* Tích cách của bạn khi hoạt động trong một đội:
Là người luôn phát biểu những quan điểm và
khuyển cáo
16,2%
- Hoạt động quản trị đội bình thường đã khó, mà hiện nay đang trong thời kì dịch bệnh COVID-19 đang phát tán nhiều nơi thì điều đó càng làm cho hoạt động càng thêm khó khăn hơn bình thường vì chúng ta phải ở nhà cách ly, không thể đi họp nhóm được vì vậy vai trò của một nhóm trưởng sẽ trở nên khó khăn khi phải giải quyết các vấn đề trong nhóm
Tổng kết lại thì theo như những dữ liệu trên những bảng trên thì ta thấy rằng:
- Hiệu quả trong hoạt động nhóm còn chưa cao, chỉ mang tính hình thức cho giáo viên xem
- Đa phần các sinh viên chưa có kĩ năng làm việc nhóm cao, đặc biệt là kỹ năng giải quyết xung đột
- Các sinh viên chưa có ý thức tham gia các đội, nhóm cao, chỉ biết chờ đợi giảng viên phân chia cho
- Nhóm trưởng còn thiếu nhiều kỹ năng trong các hoạt động quản trị đội
§ PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ ĐỘI NHÓM
TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ĐƯỢC TỐT HƠN
1 Về phía nhà trường
- Để có thể giúp hoạt động quản trị đội nhóm của sinh viên UEH được tốt hơn thì nhà trường nên tổ chức thường xuyên các lớp kỹ năng mềm để cho các bạn sinh viên có thể theo học
và cải thiện khả năng làm việc nhóm của sinh viên
2 Về phía giảng viên
- Giảng viên cần cải thiện và nên chấp nhận sự thật khách quan rằng mình còn yếu trong việc tổ chức giờ làm việc nhóm cho sinh viên, làm cho sinh viên không cảm thấy được sự hứng thú trong công tác làm việc nhóm và ích lợi của việc làm việc nhóm
- Giảng viên nên tạo nhiều đề tài phong phú, hấp dẫn hơn cho môn học bớt nhàm chán hơn Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra các hoạt động của các đội một cách chính xác và rõ ràng
3 Về phía sinh viên
6
Trang 7- Sinh viên phải học cách tôn trọng lẫn nhau khi làm việc nhóm, không phải mình là nhóm
trường thì mình lớn hơn người khác, mọi người đều bình đẳng như nhau
- Để là một nhóm trưởng giỏi, thì sinh viên cần phải thay đổi phong cách sao cho phù hợp với nhóm, không nên để những cản trở ngăn cản mình, hãy tự tin lên
- Sinh viên phải phối hợp tốt với phía nhà trường trong các hoạt động về lớp kỹ năng mềm
mà nhà trường tổ chức vì nó sẽ tích lũy cho sinh viên thêm rất nhiều kinh nghiệm
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh chứng minh:
Trang 1010