1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Day hoc tich hop mon Sinh Hoc

9 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 31,34 KB

Nội dung

Phương hướng duy trì trong giai đoạn tiếp theo - Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ môn Sinh học - Tìm tòi nghiên cứu các bộ môn liên quan để có cái nhìn tổng quan hơn về môn học - [r]

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỨNG HÒA

TRƯỜNG THCS ĐẠI HÙNG

BÁO CÁO HỘI THẢO

ĐỀ TÀI

“CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP - MÔN SINH HỌC”

Tháng 02/2018

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

Trang 2

Nội dung Trang

Trang 3

Phần thứ nhất: Mở đầu 1

2 Ý nghĩa của việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Sinh học

2

2.Thực trạng khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Sinh học

2

III Các giải pháp đổi mới sáng tạo trong quá trình dạy học theo chủ

đề tích hợp trong môn Sinh học trong năm học 2016-2017

4

1 Xác định tư tưởng đổi mới sáng tạo trong dạy môn sinh học 4

2 Tham gia học tập tự bối dưỡng về nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp

4

3 Thực hiện các chuyên đề SHCM về nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp

4

4 Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp cùng nhóm chuyên môn theo 5 bước

4

Bước 1 Xây dựng chuyên đề dạy học

Bước 2 Biên soạn câu hỏi/bài tập

Bước 3 Thiết kế tiến trình dạy học

Bước 4 Tổ chức dạy học và dự giờ

Bước 5 Phân tích, rút kinh nghiệm bài học - xác định hướng áp dụng

5 Vận dụng dạy các chủ đề tích hợp vào thực tế 4

6 Phối hợp cùng các giáo viên khác trong quá trình thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp

5

1) Dạy học theo chủ đề tích hợp : Lớp lưỡng cư- môn Sinh học 6 5

V Phương hướng duy trì trong giai đoạn tiếp theo 5

Trang 4

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dạy học tích hợp đang là xu thế chung của giáo dục phổ thông trong cả nước Hiện nay, các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử, Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ tích hợp ở mức độ thấp, chưa tích hợp ở mức độ cao như các nước trên thế giới

Nếu như dạy học từng môn học riêng rẽ như hiện nay có tác dụng cung cấp kiến thức khoa học logic, chặt chẽ, có hệ thống của từng lĩnh vực và tạo điều kiện phân hóa theo định hướng nghề nghiệp của HS

Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh những bất cập như khó phát triển năng lực HS và dẫn đến tâm lý giáo viên nào cũng cho môn của mình là quan trọng, môn nào cũng muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến quá tải đối với HS Tích hợp và dạy học tích hợp sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên Trong quá trình phát triển xã hội loài người nói chung và một dân tộc nói riêng, các sự kiện, sự việc diễn ra đều liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau Như vậy, dạy học tích hợp sẽ giúp người học tiếp cận tốt hơn với bản chất của tự nhiên và xã hội

Việc dạy học xung quanh một chủ đề đòi hỏi huy động kiến thức, kỹ năng, phương pháp của nhiều môn học Điều này tạo thuận lợi cho việc trao đổi và làm giao thoa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau Vì vậy, tích hợp

sẽ đáp ứng yêu cầu dạy học để phát triển năng lực HS

Theo Xavier Roegier (nhà giáo dục Bỉ), dạy học tích hợp tạo mối liên hệ trong học tập bằng việc kết nối các môn học khác nhau, nhấn mạnh đến sự phụ thuộc và mối liên hệ giữa các kiến thức, kỹ năng và phương pháp của các môn học đó Do đó, tích hợp là phương thức dạy học hiệu quả vì kiến thức được cấu trúc có tổ chức và vững chắc

Thiết kế chủ đề tích hợp ngoài việc tạo điều kiện tích hợp mục tiêu của 2 hay nhiều môn học, nó còn cho phép tránh sự lặp lại nội dung các môn học nên tiết kiệm thời gian tổ chức hoạt động học tập

Bên cạnh những lợi ích, dạy học tích hợp cũng đặt ra nhiều thách thức Điều này đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc xây dựng nội dung và thiết kế các hoạt động học Giáo viên phải có đầu óc cởi mở, hợp tác, sẵn sàng tiếp nhận thông tin, kiến thức từ các môn học khác hoặc kiến thức mới của xã hội và khoa học Giáo viên hiện nay chủ yếu đào tạo để giảng dạy các môn học riêng rẽ, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng chủ yếu liên quan đến môn học mà họ phụ trách Chính vì vậy, đa số giáo viên có tâm lý coi trọng chuyên môn mình, không cởi mở và ít hợp tác với giáo viên các môn khác

Với tất cả các lí do trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Các biện pháp thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp - môn sinh học”

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

- Giúp GV có cái nhìn toàn diện hơn về tích hợp trong dạy học cũng như hình thành các biện pháp thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp Từ đó các bộ môn có sự cởi mở và hợp tác với nhau trong việc dạy học tích hợp

1/6

Trang 5

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Những khái niệm cơ bản

a Khái niệm tích hợp

 Tích h p trong Ti ng Vi tợp trong Tiếng Việt ếng Việt ệt

1 (danh từ) là kết quả của phép

nhân;

2 (động từ): dồn góp từng ít

cho thành số lượng đáng kể

1 (danh từ): tập hợp mọi phần tử của các tập hợp khác;

2 (động từ): gộp chung;

3 (tính từ): không mâu thuẫn, đúng

Tích hợp: lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệ thống theo quan điểm

tạo nên một hệ thống toàn bộ

Như vậy, tích hợp có thể hiểu là sự kết hợp, sự hợp nhất, sự hòa nhập các

bộ phận, các phần tử khác nhau thành một thể thống nhất

Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và

thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

 Tích hợp trong Tiếng Anh

Integration (n)/ integrate (v)

Hợp lại thành một hệ thống thống nhất, sự bổ sung thành thể thống nhất, sự hợp nhất, sự hòa hợp với môi trường, (tiếng Anh – Mỹ còn có nghĩa sự hòa hợp chủng tộc, mở rộng cho mọi chủng tộc)

b Khái niệm dạy học theo chủ đề tích hợp

Dạy học theo chue đề tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,…thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề

2 Ý nghĩa của việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn Sinh học

- Làm cho quá trình học tập trong nhà trường thực sự có ý nghĩa

- Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học

- Phát triển năng lực cho người học

- Giảm bớt những nội dung trùng lặp giữa các môn học

II CƠ SỞ THỰC TẾ

1 Giới thiệu khái quát về đơn vị

- Trường THCS Đại Hùng là một trong 30 trường THCS trên địa bàn huyện Ứng Hòa

- Trường hiện nay có 25 cán bộ GV – NV Trong đó có 17 GV trực tiếp giảng dạy

2 Thực trạng khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn Sinh học

a Khó khăn:

 Đối với giáo viên:

+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội

2/6

Trang 6

dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin

cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi + Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn

 Đối với học sinh:

+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp

+ Do tâm lí coi trọng các môn Văn, Toán, Anh nên thường học các môn các theo hình thức chống chế; học lấy có

b Thuận lợi:

 Đối với giáo viên:

+ Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng

ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi

+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học

+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……

+ Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn

+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là

cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn

 Đối với học sinh:

Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn

tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở” nên cũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo

3/6

Trang 7

III CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN SINH HỌC TRONG

NĂM HỌC 2016-2017.

1 Xác định tư tưởng đổi mới sáng tạo trong dạy môn sinh học

- Cải tiến, sáng tạo trong dạy và học, tổ chức hoạt động giáo dục để nâng

cao chất lượng dạy học

- Đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng

2 Tham gia học tập tự bồi dưỡng về nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp

- Ngoài việc tham gia các chuyên đề do huyện tổ chức bản thân tôi luôn luôn tìm

tòi tìm hiểu bổ sung các kiến thức cho bản thân bằng việc tham khảo các loại sách báo nói về dạy học tích hợp Chẳng hạn cuốn: Dạy học tích hợp phát triển học sinh quyển 1, 2 của nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội

- Thường xuyên cập nhật các thông tin mới về tích hợp trên mạng Internet cũng như tham khảo các bài viết là sản phẩm của đồng nghiệp đã đạt giải cao về dạy học tích hợp qua các cuộc thi Chẳng hạn trang web:

http://khohoclieu.hanoiedu.vn/

- Tham khảo các bài dạy của đồng nghiệp trên youtobe để rèn luyện thêm kĩ năng cho bản thân

- Trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức của các môn học khác để

có cái nhìn toàn diện và bao quát nhất để tìm ra các nội dung tích hợp một cách hợp lí phù hợp với các tiếp thu của học sinh

3 Thực hiện các chuyên đề SHCM về nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp

- Trên cơ sở các kiến thức đã được bồi dưỡng và rèn luyện và sự thảo luận đóng

góp ý kiến của tổ nhóm chuyên môn bản thân tôi cũng đã xây dựng được nhiểu chuyên đề tích hợp trong dạy học để cọ sát thực tế và rút ra các bài học cho bản thân

- Các chuyên đề đều được tổ nhóm chuyên môn nghiên cứu kĩ lưỡng và tìm hiểu các nội dung được tích hợp cụ thể Do đó các bài dạy đều đạt kết quả cao Học sinh tương đối thích thú vì cùng một lúc được vận dụng kĩ năng của nhiều môn học

4 Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp cùng nhóm chuyên môn theo 5 bước

Bước 1 Xây dựng chuyên đề dạy học

Bước 2 Biên soạn câu hỏi/bài tập

Bước 3 Thiết kế tiến trình dạy học

Bước 4 Tổ chức dạy học và dự giờ

Bước 5 Phân tích, rút kinh nghiệm bài học - xác định hướng áp dụng

5 Vận dụng dạy các chủ đề tích hợp vào thực tế

- Trong quá trình xây dựng chủ đề dạy học chủ đề tích hợp việc quan trọng nhất

là tích hợp và vận dụng sáng tạo trong thực tế và tùy vào địa phương, đặc điểm tâm lí của học sinh để đưa ra các hình thức thể hiện chủ đề một cách hiệu quả

- Có các hình thức: Theo nhóm chuyên gia, phân vai

- Trong quá trình dạy chủ đề tích hợp GV cần định hướng trước cho HS các nội dung tích hợp ở các môn để các em bước đầu làm quen tránh bỡ ngỡ

4/6

Trang 8

- Các nội dung khác nhau cũng cần vận dụng sáng tạo vào thực tế khác nhau.

6 Phối hợp cùng các giáo viên khác trong quá trình thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp

- Vì là tích hợp nhiều môn học nên sự phối hợp giữa các bộ môn khác nhau cùng

thực hiện nội dung tích hợp là rất cần thiết

- Các GV bộ môn khác cần phối hợp thực hiện cùng các nội dung trong chủ đề

để HS có cái nhìn tổng quan hơn Học tập hiệu quả hơn

- Khi HS có câu hỏi thắc mắc về vấn đề của môn nào cũng cần có sự giải đáp của GV bộ môn trong quá trình HS tìm hiểu thảo luận ở nhà

IV Các ví dụ minh họa

1) Dạy học theo chủ đề tích hợp : Lớp lưỡng cư - môn Sinh học 6 (giải khuyến khích cấp quốc gia)

2) Dạy học theo chủ đề tích hợp: Biển đảo Việt Nam – địa 9 (Giải nhì cấp

huyện)

3) Dạy học theo chủ đề tích hợp môn GDNS 6: Cách ăn uống của người Hà Nội

VI Kết quả thực hiện đề tài

- Áp dụng thành công đề tài trong việc dạy học tích hợp môn Sinh học

- Tạo được hứng thú cho HS trong quá trình dạy tích hợp nhiều môn học

- HS phát huy được hết các năng lực bản thân khi tự thiết kế các hoạt động của từng chủ đề

- 100% HS thích thú với các tiết dạy học tích hợp mà GV giảng dạy

V Phương hướng duy trì trong giai đoạn tiếp theo

- Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ môn Sinh học

- Tìm tòi nghiên cứu các bộ môn liên quan để có cái nhìn tổng quan hơn về môn học

- Phối hợp với các bộ môn khác nhau một cách khăng khít hơn nữa trong việc thực hiện chuyên đề dạy học tích hợp chủ đề

- Tiếp tục cùng với tổ nhóm chuyên môn xây dựng thêm các chuyên đề tích hợp

và dạy minh họa để học hỏi và rút kinh nghiệm lẫn nhau

5/6

Trang 9

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận

- Chuyên đề đã đưa ra được 6 biện pháp thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp

tương đối sát thực và có ý nghĩa thực tế

- 100% HS đều thích thú với các chuyên đề tích hợp mà GV dạy

2 Khuyến nghị

- Cần có nhiều buổi tập huấn về tích hợp nhiều hơn nữa.

- Có thêm các buổi dạy minh họa của các chuyên gia để GV học hỏi rút kinh nghiệm

3 Lời cảm ơn

- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi xin chân thành cảm ơn BGH trường THCS

Đại Hùng đã chỉ đạo tận tình và quan tâm đúng lúc

- Tôi xin cảm ơn tổ KHTN đã cùng tôi xây dựng nhiều chuyên đề tích hợp có ý nghĩa thực tiễn

6/6

Ngày đăng: 21/12/2021, 05:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w