1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Bai 9 Trinh bay du lieu bang bieu do tiet 1

4 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 410,03 KB

Nội dung

Kiến thức: - Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ - Biết một số dạng biểu đồ thường dùng - Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu 1.2.. Thực hiện được thao tác [r]

Trang 1

Bài: 9 Tiết: 51

Tuần dạy: 27

Ngày dạy: 05/3/2018

TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ

1 MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

- Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ

- Biết một số dạng biểu đồ thường dùng

- Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu

1.2 Kĩ năng:

Thực hiện được thao tác tạo biểu đồ đơn giản

1.3 Thái độ:

Rèn luyện tính kiên trì, ham học hỏi

2 TRỌNG TÂM:

- Minh họa dữ liệu bằng biểu đồ

- Một số dạng biểu đồ thường dùng

3 CHUẨN BỊ:

3.1 Giáo viên:

Máy tính, máy chiếu

3.2 Học sinh

Xem trước bài 9 “Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ”

+ Minh họa dữ liệu bằng biểu đồ

+ Một số dạng biểu đồ thường dùng

+ Tạo biểu đồ

4 TIẾN TRÌNH

4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:

7A2 7A3 7A4

4.2 Kiểm tra miệng:

4.3 Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

GV: Cho học sinh quan sát số học sinh giỏi của một lớp qua

từng năm học có trên trang tính như hình 1.99a, hình 1.99b

biểu diễn cùng các dữ liệu đó của trang tính dưới dạng biểu

đồ

Hình 1.99a

Trang 2

Hình 1.99b

GV: Theo em, trong hai cách trình bày dữ liệu như trên, cách

nào dễ hiểu, dễ thu hút sự chú ý của người đọc và người đọc

dễ ghi nhớ hơn?

HS: Hình 1.99b dễ hiểu, dễ thu hút sự chú ý của người đọc,

người đọc dễ ghi nhớ hơn

GV: Giả sử ta dùng chương trình đồ họa để tạo hình ảnh

minh họa dữ liệu như hình 1.99b, khi dữ liệu trong bảng tính

thay đổi, em sẽ gặp những khó khăn gì?

Để hiểu rõ vấn đề này ta vào phần 1 minh họa dữ liệu bằng

biểu đồ

Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động minh họa dữ liệu bằng

biểu đồ

GV: Em hãy quan sát bảng dữ liệu hình 1.99a và đưa ra nhận

xét: So sánh số lượng học sinh giỏi qua từng năm của lớp

7A?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Em hãy quan sát biểu đồ hình 1.99b và đưa ra nhận xét:

So sánh số lượng học sinh giỏi qua từng năm của lớp 7A?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Hình 1.99a

- Phải mất một khoảng thời gian nhất định để phân tích và

so sánh số liệu

- Sẽ khó khăn hơn nếu bảng tính có nhiều hàng và nhiều

cột

GV: Hình 1.99b

- Mất ít thời gian để phân tích và so sánh số liệu

- Dễ dàng so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm

của số liệu

GV: Em hãy nêu khái niệm biểu đồ và mục đích của việc

minh họa dữ liệu bằng biểu đồ?

HS: Suy nghĩ trả lời

1 Minh họa dữ liệu bằng biểu đồ

Biểu đồ là cách biểu diễn dữ liệu một cách trực quan bằng các đối tượng đồ họa (các cột, đoạn thẳng,…) Giúp em dễ so sánh các dãy dữ liệu, đặc biệt là dự đoán xu thế tăng hay giảm của

dữ liệu trong tương lai

Ưu điểm của việc biểu diễn dữ

Trang 3

GV: Em hãy nêu ưu điểm của việc biểu diễn dữ liệu trên

trang tính bằng biểu đồ?

HS:

- Dễ hiểu, dễ gây ấn tượng và người đọc ghi nhớ lâu hơn

- Biểu đồ được tự động cập nhật khi dữ liệu thay đổi

- Có nhiều dạng biểu đồ phong phú

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số dạng biểu đồ thường dùng

GV: Theo em biết thì có những dạng biểu đồ nào thường

dùng nào?

HS: Biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột, biểu đồ đường gấp

khúc,…

GV: Với chương trình bảng tính em có thể tạo các biểu đồ có

hình dạng khác nhau để biểu diễn dữ liệu

GV: Theo em từng loại biểu đồ trên thích hợp với cách biểu

diễn dữ liệu nào?

HS:

- Biểu đồ hình cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong

nhiều cột

- Biểu đồ đường gấp khúc: Dùng để so sánh dữ liệu và dự

đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu

- Biểu đồ hình tròn: thích hợp để mô tả tỉ lệ của các giá trị dữ

liệu so với tổng thể

Hoạt động 4: Tạo biểu đồ

GV: Để tạo biểu đồ em thực hiện những bước nào?

HS: Để tạo biểu đồ em thực hiện hai bước chính:

- Bước 1 Chỉ định miền dữ liệu để biểu diễn bằng biểu

đồ

- Bước 2 Chọn dạng biểu đồ.

liệu trên trang tính bằng biểu đồ:

- Dễ hiểu, dễ gây ấn tượng và người đọc ghi nhớ lâu hơn

- Biểu đồ được tự động cập nhật khi dữ liệu thay đổi

- Có nhiều dạng biểu đồ phong phú

2 Một số dạng biểu đồ thường dùng

Một số dạng biểu đồ phổ biến nhất

- Biểu đồ cột: Rất thích hợp để

so sánh dữ liệu có trong nhiều cột

- Biểu đồ đường gấp khúc:

Dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của

dữ liệu

- Biểu đồ hình tròn: Thích hợp

để mô tả tỉ lệ của các giá trị dữ liệu so với tổng thể

3 Tạo biểu đồ

Việc tạo biểu đồ gồm hai bước chính:

Bước 1 Chỉ định miền dữ liệu

để biểu diễn bằng biểu đồ: Nháy chuột để chọn một ô trong miền

có dữ liệu cần tạo biểu đồ

Bước 2 Chọn dạng biểu đồ:

Nháy chuột chọn nhóm biểu đồ

thích hợp trong nhóm Charts trên dải lệnh Insert rồi chọn

dạng biểu đồ trong nhóm đó

4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố

Câu 1 Điền cụm từ thích hợp (biểu đồ cột, biểu đồ đường gấp khúc, biểu đồ hình

tròn) vào khoảng trống

…………(1)………: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột

…………(2)………: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của các giá trị dữ liệu so với tổng thể

…………(3)………: Dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu

Trang 4

Đáp án câu 1:

(1) Biều đồ cột; (2) Biểu đồ hình tròn; (3) Biểu đồ đường gấp khúc

Câu 2: Cho bảng thống kê sử dụng đất ở Việt Nam Hãy chọn dạng biểu đồ thích

hợp nhất để nhận xét tình hình sử dụng đất ở nước ta

A Biểu đồ cột

B Biểu đồ đường gấp khúc

C Biểu đồ hình tròn

D Biểu đồ dạng khác Đáp án câu 2 C 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học Đối với bài học ở tiết học này: Học bài Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem trước bài 9 “Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ (tt)”; + 3 Tạo biểu đồ (tt) + 4 Chỉnh sửa biểu đồ 5 RÚT KINH NGHIỆM Kiến thức:

Kĩ năng

Phương pháp:

Sử dụng thiết bị dạy học:

Ngày đăng: 28/11/2021, 04:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w