1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC ĐỊA KỸ THUẬT ĐẶC BIỆT: KHOAN PHỤT CAO ÁP TIÊU CHUẨN SỐ: DIN EN 12716

34 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1 PHẠM VI

  • 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUẨN TẮC

  • 3 THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

    • 3.1 Khoan phụt cao áp

    • 3.2 Phần tử khoan phụt cao áp

    • 3.3 Kết cấu khoan phụt cao áp

    • 3.4 Hệ đơn pha

    • 3.5 Hệ hai pha (khí)

    • 3.6 Hệ hai pha (nước)

    • 3.7 Hệ ba pha

    • 3.8 Khoan phụt cao áp ngang

    • 3.9 Mâm khoan

    • 3.10 Cần khoan

    • 3.11 Đầu khoan

    • 3.12 Lỗ phụt

    • 3.13 Bán kính ảnh hưởng

    • 3.14 Dòng trào ngược

    • 3.15 Các thông số khoan phụt cao áp

    • 3.16 Khoan phụt cao áp phụt trước

    • 3.17 Trình tự thi công tươi

    • 3.18 Trình tự thi công khô

    • 3.19 Vật liệu khoan phụt cao áp

    • 3.20 Khoan phụt cao áp có cốt

  • 4 CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ

    • 4.1 Trước khi thiết kế hoặc thi công, cần làm rõ các thông tin sau:

    • 4.2 Các giả thiết thiết kế của tiêu chuẩn ENV 1997-1-1:1994- khoản 2 phải được xác nhận lại, nếu cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với dữ liệu thu thập được trong khi thi công.

    • 4.3 Do tính chất của KPCA, chủ đầu tư, nhà thầu chính, nhà thầu chuyên môn hoặc chuyên viên tư vấn đều có thể tham gia một phần hoặc toàn bộ quá trình thiết kế.

    • 4.4 Trách nhiệm và chức năng thiết kế, thi công và giám sát của các bên liên quan cần phải được quy định rõ trong văn bản hợp đồng.

    • 4.5 Thiết kế và thi công KPCA phải bao gồm các công việc liệt kê trong bảng 1. Lưu ý: Số thứ tự trong bảng không nhất thiết chỉ định trình tự thực hiện các công việc đó.

  • 5 KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

    • 5.1 KPCA là một phương pháp xử lý nền và cần được thiết kế dựa trên cơ sở các tính chất địa kỹ thuật của đất nền; vì vậy kết quả khảo sát địa kỹ thuật chính xác là rất cần thiết.

    • 5.2 Công tác khảo sát địa kỹ thuật phải được tiến hành tuân theo các yêu cầu và khuyến nghị của tiêu chuẩn ENV 1997-1:1994 đặc biệt đối với các nhóm được đề cập ở điểm 2.1, 3.2 và 3.3.

    • 5.3 Nếu có thể, phạm vi khảo sát địa kỹ thuật phải mở rộng đến tận ranh giới của khu vực dự án, từ đó mặt cắt địa chất được nội suy giữa các trục khảo sát thay cho ngoại suy.

    • 5.4 Cần đặc biệt chú ý đến các điều kiện địa kỹ thuật sau:

    • 5.5 Ngoài các đặc điểm thạch học và kết cấu của đất, các thông tin, dữ liệu sau cũng cần phải điều tra thông qua các thí nghiệm hiện trường, theo tiêu chuẩn ENV 1997-1:1994

  • 6 VẬT LIỆU

    • 6.1 Trừ khi có chỉ dẫn khác, các tính chất của vật liệu sử dụng phải đáp ứng Tiêu chuẩn châu Âu.

    • 6.2 Hỗn hợp vữa gồm xi măng và nước thường được dùng.

    • 6.3 Các chất dính kết thuỷ phân khác cũng có thể được dùng thay cho xi măng.

    • 6.4 Trong hỗn hợp xi măng và nước tỷ lệ theo trọng lượng nước/ xi măng nên nằm trong khoảng 0.5 đến 1.5.

    • 6.5 Các phụ gia chống thấm, chống rửa trôi, ninh kết nhanh, v.v. có thể được thêm vào hỗn hợp nước/ xi măng.

    • 6.6 Các vật liệu khác như bentonite , muội than cũng có thể được thêm vào hỗn hợp.Khi trộn thêm bentonite, dung dịch hoà tan nước / bentonite nên được chuẩn bị trước khi cho xi măng vào trộn.

    • 6.7 Nước đủ tiêu chuẩn sinh hoạt đều có thể dùng để trộn vữa KPCA.

    • 6.8 Khi dùng nước từ các nguồn chưa đủ tiêu chuẩn làm nước sinh hoạt thì phải phân tích, xét nghiệm để chứng tỏ rằng nước đó không gây ra các tác dụng xấu đối với ninh kết, phát triển cường độ hoặc độ bền của vật liệu.

    • 6.9 Trong trường hợp cọc có cốt thép thì phải chắc chắn rằng nước đó không gây ra ăn mòn.

    • 6.10 Nếu dùng xi măng không đúng tiêu chuẩn ENV 197-1:1992 thì phải thí nghiệm để xác định thời gian ninh kết và phát triển cường độ, cường độ và độ bền khi đủ tuổi thoả mãn các yêu cầu nêu ra trong văn bản quy định trước khi thiết kế.

    • 6.11 Cần phải chú ý loại bỏ những hạt to trong vật liệu, vì chúng sẽ làm tắc lỗ phụt.

    • 6.12 Các yêu cầu và phương pháp thí nghiệm nước được quy định trong điều 6.9, cần phải tuân theo tiêu chuẩn PREN 1008:1997.

    • 6.13 Nếu dùng thép thanh để làm cốt cho cọc thì phải đáp ứng tiêu chuẩn ENV 1992-1-1:1991- Khoản 3 và 6.

    • 6.14 Nếu dùng vật liệu khác để làm cốt cho cọc thì phải đáp ứng tiêu chuẩn của mỗi quốc gia về vật liệu đó, hoặc theo văn bản quy định của từng công trình cụ thể.

  • 7 CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ

    • 7.1 Các yêu cầu chung

      • 7.1.1 KPCA có thể được áp dụng trong các kết cấu tạm thời hoặc vĩnh cửu cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ:

      • 7.1.2 Thiết kế KPCA cần chỉ rõ là miệng hố khoan phải nằm trên mực nước ngầm

      • 7.1.3 Trong trường hợp miệng hố khoan nằm dưới mực nước ngầm hoặc giếng phun, phải có biện pháp đặc biệt để trách hiện tượng dòng chảy trong hố khoan.

      • 7.1.4 Mục đích sử dụng KPCA phải được nêu rõ trong thiết kế. Các tính chất cơ lý và hình dạng của các phần tử khoan phụt phải tương thích với mục đích đó.

      • 7.1.5 Các điều kiện kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến trình tự thi công phải được nêu rõ.

      • 7.1.6 Nếu có thể, bản vẽ thi công nên chỉ rõ các chi tiết của trình tự thi công.

      • 7.1.7 Nếu thông tin đầu vào thiết kế không đủ do thiếu kết quả khảo sát công trường, và việc khảo sát lại để bổ sung thông tin là không khả thi thì cần chỉ định thí nghiệm hiện trường thích hợp trước khi thi công đại trà.

      • 7.1.8 Trong trường hợp không có số liệu của các công trình đã thực hiện từ trước để so sánh , nên tiến hành thí nghiệm hiện trường bằng chính các thiết bị, vật liệu và phương pháp sẽ được dùng trong thi công đại trà.

      • 7.1.9 Để đảm bảo sự nhất trí của kết quả thí nghiệm hiện trường, ít nhất một phần tử KPCA phải được thi công bằng quy trình đã được thiết kế. Nếu điều kiện địa chất thay đổi rõ rệt trong khu vực xử lý thì cần phải thực hiện nhiều thí nghiệm hiện trường, sử dụng nhiều quy trình thi công khác nhau để có thể lựa ra được quy trình hợp lý nhất.

      • 7.1.10 Nếu điều kiện địa chất không thuận lợi cho vật liệu, chẳng hạn ứng suất cao sau khi thí nghiệm hiện trường sơ bộ, cần tiến hành thí nghiệm trong phòng trên các mẫu đúc theo tỷ lệ đất (lấy từ hiện trường) và xi măng nhằm tìm được phạm vi làm việc thích hợp nhất.

      • 7.1.11 Đối với các thí nghiệm cơ học trên vật liệu KPCA, cần phải chỉ trước các điều kiện thí nghiệm và tiêu chí chấp nhận kết quả.

      • 7.1.12 Dung sai cho phép đối với các thông số thiết kế cần được tính đến độ chính xác củacác phương pháp thí nghiệm được đề xuất, đặc biệt khi các phương pháp này là gián tiếp, khi được nói trong phụ lục C.

      • 7.1.13 Khi dùng các mẫu khoan lõi để làm tiêu chuẩn thiết kế, cần phải chỉ rõ vị trí và thời điểm khoan.

      • 7.1.14 Các thông số thiết kế cần phải tính đến các trở ngại khi thi công, điều đó có thể dẫn đến sự sút giảm về hiệu quả KPCA.

      • 7.1.15 Trình tự và tiến độ thi công, thời gian sơ ninh và ninh kết hoàn toàn và đường kính cọc là các yếu tố phải được xem xét để tránh các phá hoại nền cục bộ hoặc các hiện tượng lún/ trương nở ngoài phạm vi cho phép.

      • 7.1.16 Thiết kế nên quy định giới hạn cho phép đối với hiện tượng lún/ trương nở/ biến dạng của công trình nổi hoặc công trình ngầm có khả năng bị ảnh hưởng do việc thi công KPCA.

      • 7.1.17 Thiết kế KPCA phải tuân thủ các quy tắc nên trong phụ lục A.

    • 7.2 Hình dạng

      • 7.2.1 Kích thước của mặt cắt ngang của một phần tử KPCA không chỉ phụ thuộc vào dây chuyền KPCA sử dụng và các thông số thi công mà còn phụ thuộc vào loại đất và sự đồng đều của nó trong phạm vi xử lý.

      • 7.2.2 Thiết kế cần tính đến các dung sai về thi công nêu trong mục 8.4.3, 8.4.4 và 8.5.6 và cần đề ra các thông số khác nhau cho chúng.

      • 7.2.3 Bản vẽ thiết kế phải thể hiện được:

      • 7.2.4 Kích thước mặt cắt ngang tối đa cũng cần được xem xét và liên hệ đến khoảng cách giữa các phần tử để đảm bảo sự liên kết của kết cấu KPCA.

      • 7.2.5 Nếu một vật cản ngầm đã xác định được không thể di dời thì khu vực liên quan đến vật cản đó phải được chỉ rõ trên bản vẽ thi công, và các xử lý bằng KPCA tại vị trí lân cận khác cũng sẽ phải được thiết kế để tránh gây các hư hỏng đối với công trình đó.

    • 7.3 Các tính chất về cường độ và biến dạng.

      • 7.3.1 Cường độ của vật liệu KPCA phụ thuộc cả hệ thống được sử dụng, các thông số thi công, loại đất và độ đồng nhất của đất.

      • 7.3.2 Trong các ứng dụng hỗ trợ móng, độ ổn định và biến dạng trong điều kiện tạm thời, trước khi ninh kết của cọc nằm dưới đáy móng cần phải được tính đến.

      • 7.3.3 Khi biến dạng của phần tử KPCA là một yếu tố rất được quan tâm, thiết kế phải chỉ rõ các thông số cần trắc đạc trong các thử nghiệm, phạm vi giá trị và giá trị trung bình được chấp nhận. Trung bình từng phần tử, trung bình của đa số phần tử và trung bình trên toàn bộ kết cấu.

      • 7.3.4 Cường độ tối thiểu của khối gia cố phải được xác định ngay trong giai đoạn thiết kế có xét đến sự thay đổi của điều kiện địa chất.

      • 7.3.5 Trong nhiều trường hợp, một tập hợp số liệu không hội tụ sẽ không cho phép chọn được giá trị trung bình. Khi đó cần phải lập lại tập hợp số liệu bằng các thí nghiệm hiện trường.

      • 7.3.6 Khi cần thí nghiệm gián tiếp để kiểm tra kết quả, các tiêu chí nghiệm thu phải được đặt ra dưới dạng các thông số có thể đo được.

      • 7.3.7 Cọc KPCA có thể được đặt cốt có cường độ cao (thép thanh, thép ống, dầm) trong hoặc sau khi tiến hành khoan phụt.

    • 7.4 Chống thấm

      • 7.4.1 Khi dùng KPCA để kiểm soát nước ngầm, hiệu quả phụ thuộc vào độ chính xác hình học của các phần tử, và tính chất thấm của vật liệu KPCA.

      • 7.4.2 Các yêu cầu về chống thấm phải được thể hiện dưới dạng các giá trị giới hạn của các thông số đo được trên thực tế trong các thí nghiệm phê chuẩn kỹ thuật. Thiết kế phải chỉ rõ điều kiện đo đạc thấm đối với vật liệu KPCA và đối với toàn bộ kết cấu.

      • 7.4.3 Độ chống thấm của tổng thể công trình phải được đánh giá có xét đến hiệu ứng của biến dạng do đào bới hoặc do sự chất tải.

  • 8 THI CÔNG

    • 8.1 Các yêu cầu chung

      • 8.1.1 Thi công KPCA đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm riêng cho lĩnh vực này.

      • 8.1.2 Phương pháp thi công cọc KPCA

      • 8.1.3 Phương pháp thi công tấm KPCA

      • 8.1.4 Các phương pháp thi công khác

      • 8.1.5 Công bố phương pháp

        • 8.1.5.1 Trước khi bắt đầu thi công, phải nộp bản công bố phương pháp sẽ được sử dụng. Bản công bố này phải bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

        • 8.1.5.2 Khi thi công KPCA ở phần vùng địa kỹ thuật 3 (theo định nghĩa của tiêu chuẩn châu Âu ENV 1997-1:1994 điều 2.1) cần phải nộp một bản công bố phương pháp chứa đầy đủ thông tin nêu trong mục 8.1.5.1

      • 8.1.6 Vùng thông số thường được sử dụng cho từng hệ thống thiết bị được liệt kê trong phụ lục B.

    • 8.2 Thiết bị

      • 8.2.1 Dây chuyền thiết bị KPCA thông thường bao gồm:

      • 8.2.2 Thiết bị KPCA phải thực hiện được các quy trình thiết kế, thông qua:

      • 8.2.3 Chiều dài của đường dẫn vữa phụt, chiều cao của đầu xoay không được ngắn hơn chiều dài thiết kế của một phần tử KPCA. Nếu do chiều sâu quá lớn hoặc do hạn chế đường vào công trường, đường dẫn nên hạn chế số đoạn để hạn chế ảnh hưởng đến vận hành.

      • 8.2.4 Đường dẫn KPCA

      • 8.2.5 Cấu tạo đầu khoan gồm có:

      • 8.2.6 Hệ thống thiết bị trộn và bơm KPCA cho các hệ thống KPCA khác nhau gồm có:

    • 8.3 Các công việc chuẩn bị

      • 8.3.1 Cần chuẩn bị mặt bằng làm việc ổn định và khô ráo.

      • 8.3.2 Vị trí chính xác của mỗi lỗ khoan phải được xác định và đánh dấu.

      • 8.3.3 Cần chuẩn bị một hệ thống thu gom và thải đổ dòng trào ngược.

      • 8.3.4 Khi xử lý KPCA theo phương ngang, cần phải có biện pháp duy trì ổn định của gương làm việc.

      • 8.3.5 Các giả thiết trong khi thiết kế về tình trạng kết cấu và hình dạng của các công trình lân cận cần phải được xác nhận lại chắc chắn trước khi tiến hành thi công.

    • 8.4 Công tác khoan

      • 8.4.1 Công tác khoan có thể được thực hiện sử dụng khí, nước, dung dịch sét, vữa hoặc bọt để xối hố khoan trong khi khoan. Nếu cần thiết phải dùng đến ống lồng.

      • 8.4.2 Khi hố khoan không ổn định, hoặc dung dịch khoan bị tổn thất nhiều, hoặc điều kiện địa chất có xu hướng cản trở dòng trào ngược, cần phải có biện pháp xử lý thích hợp.

      • 8.4.3 Sự sai lệch giữa vị trí khoan thực tế và vị trí lý thuyết không được vượt quá 50mm, trừ khi có thiết kế chỉ định khác.

      • 8.4.4 Sự sai lệch so với trục khoan lý thuyết không được vượt quá 2% khi chiều sâu khoan không vượt quá 20m. Dung sai lớn hơn có thể được chấp nhận khi độ sâu khoan lớn hơn hoặc khi khoan ngang.

      • 8.4.5 Khoảng cách giữa vách hố khoan và cần khoan phải đủ để dòng trào có thể di chuyển lên miệng hố.

      • 8.4.6 Nếu gặp vật cản không biết trước nằm dưới lòng đất trong khi khoan, cần phải có biện pháp xử lý để tránh các ảnh hưởng xấu trong giai đoạn phụt.

      • 8.4.7 Nếu gặp vật cản không biết trước nằm dưới lòng đất trong khi khoan, cần phải có biện pháp xử lý để tránh các ảnh hưởng xấu trong giai đoạn phụt.

    • 8.5 Công tác phụt vữa

      • 8.5.1 Công tác phụt vữa cao áp phải được thực hiện và giám sát bởi những người có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.

      • 8.5.2 Khi phụt theo phương pháp tạo tấm bê tông đất, hướng phụt vữa của 2 phần tử liên tiếp nhau cần lệch một góc so với mặt phẳng qua trục của hai phần tử đó nhằm tạo điều kiện cho các tấm giao cắt nhau và do đó đảm bảo sự liên tục của tường.

      • 8.5.3 Khi phụt theo phương pháp tấm, hướng của lỗ phụt vữa phải được kiểm soát chính xác.

      • 8.5.4 Khi vấn đề lan toả của dòng vữa đơn lẻ trong đất là vấn đề cần kiểm soát nghiêm ngặt thì phải xác nhận được mặt giới hạn tiếp giáp với nền hoặc công trình lân cận.

      • 8.5.5 Trong các ứng dụng hỗ trợ móng, cần có biện pháp thi công để đảm bảo lớp xử lý tiếp xúc với mặt dưới của kết cấu móng.

      • 8.5.6 Cần phải duy trì một tầng phản áp (lớp đất nằm giữa lỗ phụt vữa nằm cao nhất và mặt đất) đủ dày để tránh hiệu ứng rạn nứt cục bộ do thuỷ lực.

      • 8.5.7 Khi khoan phụt ngang, phải bít miệng hố ngay sau khi kết thúc.

      • 8.5.8 Nếu công tác phụt vữa một phần tử bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì khi thực hiện lại phải thực hiện đầy đủ các bước giống như làm lại từ đầu để bảo đảm sự liên tục của phần tử đó.

    • 8.6 Dòng trào ngược

      • 8.6.1 Trong suốt quá trình khoan phụt, luôn luôn phải có người quan sát các đặc điểm của dòng trào ngược.

      • 8.6.2 Một số biện pháp, giải pháp thi công có thể được đề ra dựa trên kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá lý của dòng trào ngược.

      • 8.6.3 Nếu trong quá trình thi công có hiện tượng khác thường đối với dòng trào ngược thì cần phải xem xét lại các thông số hoặc phương pháp thi công.

      • 8.6.4 Khi dòng trào ngược bị giảm đi không rõ nguyên nhân thì phải kiểm tra và xử lý ngay, xem có phải do khe hở dọc ống bị bít kín hay không.

    • 8.7 Đặt cốt thép

    • 8.8 Cốt thép phải được đặt ngay trong khi hoặc sau khi kết thúc công tác khoan phụt, hoặc có thể đặt vào một lỗ khoan được khoan vào một phần tử sau khi đã đóng rắn.

  • 9 GIÁM SÁT, KIỂM TRA VÀ QUAN TRẮC

    • 9.1 Các điều khoản chung

      • 9.1.1 Các đặc tính sau của một phần tử KPCA cần phải được theo dõi để kiểm soát thi công:

      • 9.1.2 Nói chung việc đo đạc kích thước và tính chất vật liệu trực tiếp trên một số lượng lớn các phần tử là không khả thi.

      • 9.1.3 Biện pháp kiểm soát chất lượng tối thiểu cần phải làm là báo cáo các thông số thi công và quan sát dòng trào ngược đối với mọi phần tử.

      • 9.1.4 Có thể giả thiết rằng trong cùng một điều kiện đất, các bộ thông số thi công giống nhau sẽ cho các phần tử giống nhau về kích thước, tính chất và dòng trào ngược.

      • 9.1.5 Khi thi công, sau khi hoàn thành một số phần tử cần phải đo đạc kích thước và các tính chất hoá lý trên một số hữu hạn các phần tử để thiết lập được liên hệ giữa các thông số thi công với các tính chất của sản phẩm.

      • 9.1.6 Nếu kinh nghiệm thi công đối với các điều kiện địa chất giống nhau đã được kiểm chứng thì thử nghiệm trước khi thi công đại trà có thể được miễn trừ, nếu thiết kế không yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên khi đó phải theo dõi công tác thi công chặt chẽ hơn để đề phòng các dị biệt phát sinh trong quá trình thi công.

    • 9.2 Thí nghiệm cọc thử

      • 9.2.1 Khi gặp điều kiện thi công mới mẻ, chưa có kinh nghiệm thì phải thực hiện thử cọc với mọi loại địa chất trong khu vực cần xử lý nhằm:

      • 9.2.2 Khi tiến hành thử nghiệm, nếu điều kiện cho phép đào một phần hoặc toàn bộ cọc thử thì nên tiến hành kiểm tra bằng mắt các đặc điểm về hình dáng và tính chất cơ học của cọc, đồng thời lấy mẫu để thí nghiệm trong phòng.

      • 9.2.3 Khi tiến hành thử nghiệm mà điều kiện không cho phép đào một phần hoặc toàn bộ cọc thử thì cần tiến hành kiểm tra (chủ yếu là kiểm tra kích thước cọc) bằng cách khoan lõi hoặc đo đạc trực tiếp trước khi đóng rắn, hoặc bằng phương pháp thử nghiệm gián tiếp.

      • 9.2.4 Nếu công tác khoan lõi hoặc thử nghiệm gián tiếp được dùng để kiểm tra hình dạng của các phần tử, và nếu có điều kiện để kiểm tra bằng mắt thì nên so sánh các kết quả của việc khoan lõi với việc kiểm tra bằng mắt để đánh giá được độ chính xác của công tác khoan lõi.

      • 9.2.5 Các phương pháp thử nghiệm gián tiếp và thí nghiệm mẫu trong phòng trên mẫu khoan cần phải lựa chọn cẩn thận, do mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định.

      • 9.2.6 Các phương pháp thử nghiệm gián tiếp có thể áp dụng được liệt kê trong phụ lục C.

    • 9.3 Giám sát và kiểm tra thi công

      • 9.3.1 Đồng hồ đo áp lực và các đồng hồ khác được dùng để đo các thông số thi công cần phải được hiệu chỉnh trước khi khởi công.

      • 9.3.2 Áp lực phụt thông thường được lấy là áp lực bơm. Trong trường hợp đường dẫn dài hoặc thi công ở độ sâu lớn thì cần phải tính đến tổn thất áp lực dọc đường.

      • 9.3.3 Đối với các công trình có thời gian thi công dài thì phải hiệu chỉnh thiết bị định kỳ để đảm bảo tính chính xác.

      • 9.3.4 Góc nghiêng của phần tử KPCA có thể được đo bằng cách đo độ nghiêng của cần khoan trước và trong khi thi công, nếu thiết kế không chỉ định khác.

      • 9.3.5 Dòng trào ngược cần phải được quan sát, ghi chép và báo cáo đầy đủ.

      • 9.3.6 Độ đặc của dòng trào ngược phải được đo đạc đều đặn. Nếu có hiện tượng khác thường thì phải điều tra làm rõ nguyên nhân.

      • 9.3.7 Một số mẫu đại diện lấy từ dòng trào ngược phải được đem đi làm thí nghiệm nén.

      • 9.3.8 Các thí nghiệm sau phải được tiến hành đối với mẫu vữa xi măng:

    • 9.4 Thí nghiệm trên các phần tử đã hoàn thành

      • 9.4.1 Thí nghiệm để đánh giá hình dạng.

        • 9.4.1.1 Quan sát bằng mắt và trực tiếp là các phương pháp đánh giá kích thước cọc tốt nhất. Điều này đo đạc đòi hỏi phải đào bới một khối lượng đất đá lớn, thậm chí đến hết chiều dài cọc, do đó ít khả thi đối với các phần tử sẽ được sử dụng trong công trình.

        • 9.4.1.2 Nếu quan sát bằng mắt không khả thi, có thể thu thập thông tin về kích thước mặt cắt của một phần tử bằng cách khoan lấy lõi hoặc khoan xuyên nghiêng góc so với trục của phần tử đó.

        • 9.4.1.3 Chiều dài của một phần tử có thể kiểm tra được bằng phương pháp khoan lấy lõi hoặc khoan xuyên hoặc đóng dọc trục. Phần tử càng mảnh thì càng khó thực hiện phương pháp này, và trên thực tế, không được áp dụng đối với phần tử có tỷ lệ chiều dài/ đường kính lớn hơn 15.

        • 9.4.1.4 Khi tiến hành khoan lấy lõi, độ nghiêng của trục khoan phải được đo đạc, vị trí và độ nghiêng của trục của một phần tử phải được xác định từ trước đó.

        • 9.4.1.5 Khoan lấy lõi chỉ được tiến hành sau khi phần tử tạo ra có đủ thời gian ninh kết.

        • 9.4.1.6 Phương pháp, thiết bị khoan và kích thước lõi phải được lựa chọn để đảm bảo mẫu khoan đại diện được tính chất của phần tử. Cần chú ý đặc biệt khi phần tử KPCA nằm trong đất sét/ sét mịn hoặc trong đất không đồng nhất ( có chứa cuội sỏi chẳng hạn) hoặc nền vật liệu khoan phụt có cường độ thấp.

      • 9.4.2 Các thí nghiệm cơ h ọc

        • 9.4.2.1 Khi sử dụng các thí nghiệm tại chỗ để đo các tính chất của vật liệu KPCA (phương pháp đo xuyên, đo áp hoặc bất cứ phương pháp nào đòi hỏi khoan xuyên) vị trí đặt thiết bị đo phải được quy định tương ứng với hình dạng của phần tử được đo.

        • 9.4.2.2 Thí nghiệm nén mẫu nên dùng mẫu có tỷ lệ chiều cao/ đáy bằng 2.0.

        • 9.4.2.3 Nếu có thể nên tạo thí nghiệm nén 4 mẫu cho mỗi 1000 m3 thể tích kết cấu KPCA, nếu thiết kế không có chỉ định khác.

        • 9.4.2.4 Khi dùng phương pháp nén mẫu để lấy các chỉ tiêu cơ học, cần phải chú ý đến khâu lấy mẫu, gia công mẫu và quy trình thí nghiệm.

        • 9.4.2.5 Xu hướng phát triển cường độ và các mô đun cơ lý phụ thuộc rất nhiều vào loại đất, đất càng có nhiều thành phần mịn thì thời gian phát triển càng lâu.

        • 9.4.2.6 Thí nghiệm nén kiểu Braxin và thí nghiệm cắt cũng có thể tiến hành trên mẫu khoan lõi nếu công trình yêu cầu cụ thể.

        • 9.4.2.7 Thí nghiệm chất tải tại chỗ là phù hợp và cần thiết nếu phần tử KPCA sẽ được dùng như móng sâu.

        • 9.4.2.8 Thí nghiệm cơ học nên được tiến hành và những thời điểm sau khi vật liệu ninh kết phù hợp với yêu cầu của công trình và có xét đến ảnh hưởng của từng loại nền đối với quá trình ninh kết của vật liệu.

        • 9.4.2.9 Mẫu dùng cho thí nghiệm cơ học phải được bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm kiểm soát chặt chẽ.

      • 9.4.3 Thí nghiệm thấm

        • 9.4.3.1 Độ kín nước của toàn công trình phải được kiểm tra bằng thí nghiệm bơm nước hoặc dùng ống đo áp.

        • 9.4.3.2 Độ kín nước của toàn công trình xung quanh và/ hoặc dưới một hố móng nằm trong cùng địa chất 2 và 3 phải được đánh giá bằng thí nghiệm bơm nước và ống đo áp trước khi tiến hành đào bới dưới mực nước ngầm tự nhiên.

        • 9.4.3.3 Tính thấm của các phần tử KPCA có thể thí nghiệm bằng phương pháp sụt nước trong hố khoan.

    • 9.5 Quan trắc

      • 9.5.1 Quan trắc các thông số trong quá trình thi công là rất cần thiết đối với việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.

      • 9.5.2 Đối với các công trình nằm trong vùng địa chất 2 và 3, cần phải thu thập liên tục các thông số sau, trừ những khoảng thời gian ngắn mà thiết bị có sai sót không tránh khỏi :

      • 9.5.3 Khi tiến hành KPCA tại địa điểm lân cận với những công trình có nguy cơ bị biến dạng cao, cần sử dụng hệ thống quan trắc và báo động thích hợp.

      • 9.5.4 Đối với các công trình hỗ trợ móng, công trình phải được quan trắc liên tục bằng cách đo thăng bằng hoặc bằng thiết bị đo lún tự động.

  • 10 CÁC VĂN BẢN THI CÔNG

    • 10.1 Văn bản làm tại hiện trường

      • 10.1.1 Các văn bản sau phải được chuẩn bị trước khi bắt đầu khoan phụt và phải có tại hiện trường

      • 10.1.2 Bản vẽ thi công phải có đầy đủ các thông tin sau:

    • 10.2 Văn bản chuẩn bị tại hiện trường

      • 10.2.1 Số liệu thi công phải được tập hợp đầy đủ, đối với mỗi phần tử bao gồm:

      • 10.2.2 Nếu đã tiến hành thi công thí nghiệm tại chỗ, phải có báo cáo chi tiết bao gồm tất cả các kết quả và nhận xét có liên quan đến điều kiện đất và kích thước các phần tử sắp được thi công.

      • 10.2.3 Bản vẽ thi công cùng tất cả các bản vẽ, ghi chép khác phải được lưu giữ sau khi công trình hoàn thành.

  • 11 CÁC YÊU CẦU ĐẶC BIỆT

    • 11.1 Tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia

    • 11.2 An toàn lao động

      • 11.2.1 Cần có các biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động cho công nhân cũng như các nhân sự trên hoặc gần công trường.

      • 11.2.2 Pháp luật các nước thuộc cộng đồng châu Âu gắn liền với; các nguy cơ về sức khoẻ và an toàn lao động liên quan đến KPCA cần phải được đánh giá trên cơ sở từng địa điểm cụ thể.

    • 11.3 Bảo vệ môi trường

      • 11.3.1 Cần phải có biện pháp để tránh hoặc kiềm chế các tác động xấu đến môi trường.

      • 11.3.2 Các mối nguy cơ đối với môi trường sau đây phải được xem xét:

      • 11.3.3 Các biện pháp xử lý dòng trào ngược gồm:

Nội dung

Ngày đăng: 27/11/2021, 00:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w