1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

PHÁP LUẬT XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ ĐỔI MỚI TRONG ĐIỀU KIỆN CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Luận án: Phó Tiến sĩ Khoa học luật

158 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

    • 1.1.1. Nhận thức chung về xuất bản

    • 1.1.2. Hiệu quả và các đặc trưng cơ bản của quản lý nhà nước

      • Xuất bản có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nói chung, văn hoá nói riêng. Các quan hệ xã hội về xuất bản rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Nó đan xen giữa văn hoá - tư tưởng với kinh tế, giữa lao động sáng tạo của tư duy với lao động sản xuất vật chất, nó xuyên suốt quá trình sản xuất – lưu thông và tiêu dùng xuất bản phẩm. Trong cơ chế thị trường ngành xuất bản đã có nhiều chuyển biến tích cực, song cũng chịu sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường. Khuynh hướng thương mại hoá hoạt động xuất bản đã có lúc làm cho thị trường xuất bản pảm phát triển không lành mạnh, gây ô nhiễm đời sống văn hoá. Trong điều kiện mở cửa và hoà nhập, xuất bản đã góp phần truyền bá tinh hoa văn hoá, khoa học thế giới. Nhưng với chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch cũng đã lợi dụng xuất bản để “nhập khẩu” các khuynh hướng, trào lưu văn hoá, chính trị xa lạ với Việt Nam, nhằm gây mất ổn định chính trị, để chống phá cách mạng Việt Nam.

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ XUẤT BẢN

      • Về lĩnh vực xuất bản

        • Các nhà xuất bản với tính cách là tổ chức xuất bản chuyên nghiệp phải thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Điều này có nghĩa không có sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể trong lĩnh vực xuất bản. Sự độc quyền này nhằm góp phần đảm bảo ổn định chính trị để phát triển, cung cấp các món ăn tinh thần lành mạnh cho quần chúng, ngăn ngừa các độc hại nẩy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường.

        • Nghiên cứu để từng bước mở ra khả năng cho một số nhà xuất bản kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài xuất bản một số loại sách khoa học tự nhiên, công nghệ. Việc làm này sẽ khai thác được các nguồn vốn, công nghệ và thiết bị tiên tiến phục vụ hoạt động xuất bản. Mặt khác, sẽ đa dạng hóa được các loại hình xuất bản phẩm có tính năng mới, hiện đại làm phong phú thêm đề tài và nội dung xuất bản. Đồng thời, với sự đầu của Nhà nước, hy vọng rằng vào những năm đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam có được một số nhà xuất bản có tầm cỡ khu vực và quốc tế.

        • Về lĩnh vực in.

        • Ngành in có thể có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh các ngành nghề khác nhau, nhưng phải xác định rõ phạm vi hoạt động và loại hình ấn phẩm.

        • Nghiên cứu khả năng từng bước cổ phần đối với một số ngành nghề trong hoạt động in. Trước mắt hình thành cơ sở pháp lý về việc bán cổ phiếu cho công nhân ở một số công ty, nhà máy in. Tạo lập cơ sở pháp lý cho tư nhân hoạt động in lưới, in ống đồng, in flexo đối với các loại tem nhãn sản phẩm, hàng hóa, bao bì.

        • Về lĩnh vực phát hành.

        • Phát hành là lĩnh vực hoạt động thương nghiệp, trong cơ chế thị trường cần có người thành phần tham gia kinh doanh. Ở đây không cần sự độc quyền hoặc hạn chế trong kinh doanh, mà khuyến khích các tổ chức và cá nhân hoạt động, vì lợi ích của cá nhân, tập thể và Nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước về phát hành được Nhà nước đầu tư, tạo lập địa vị pháp lý và tạo lực để cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, vươn lên giữ vai trò chủ đạo thị trường xuất bản phẩm. Tạo lập cơ chế mới cho hoạt động xuất nhập khẩu sách báo. Trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh phát hành có đủ điều kiện thì được phép xuất nhập khẩu trực tiếp xuất bản phẩm.

        • Riêng hoạt động xuất khẩu thì khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội, tư nhân kinh doanh. Nhà nước kiểm soát hoạt động này thông qua chế độ chấp nhận danh mục xuất bản phẩm xuất nhập khẩu.

        • Xác lập cơ sở pháp lý về doanh nghiệp công ích đối với lĩnh vực xuất bản và phát hành với mục tiêu hoạt động chủ yếu phục vụ nhu cầu phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, cũng như, cũng như đời sống cộng đồng dân cư, xây dựng các yếu tố nền tảng, bảo đảm sự phát triển vững chắc và cân bằng. Trong cơ chế thị trường, cần thiết phải có sự phân biệt này đối với doanh nghiệp xuất bản và phát hành, vì từ đó dẫn đến sự khác biệt khá căn bản về mô hình hoạt động và cơ chế quản lý.

        • Có thể thấy điều đó qua các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhà nước về xuất bản, phát hành hoạt động công ích:

        • - Nếu như doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chịu sự chi phối chủ yếu của thị trường thì doanh nghiệp nhà nước về xuất bản hoạt động công ích chịu sự chi phối chủ yếu của Nhà nước;

        • - Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp nhà nước về xuất bản hoạt động công ích được xác định ở hiệu quả chính trị – xã hội – kinh tế. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh thì hiệu quả kinh tế được xem xét cho từng doanh nghiệp cá biệt là lợi nhuận.

        • - Doanh nghiệp nhà nước về xuất bản hoạt động công ích được Nhà nước cấp vốn, giao nhiệm vụ chính theo đơn đặt hàng và chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước. Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, sau khi được cấp vốn có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.

        • - Doanh nghiệp nhà nước về xuất bản hoạt động công ích có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, nhất là chất lượng, tiến độ cung ứng sản phẩm và giá cả, trong khi các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có quyền tự chủ rộng rãi nhu các doanh nghiệp khác.

        • - Về cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước về xuất bản hoạt động công ích, nhìn chung và chủ yếu là cơ chế trực tiếp, vì vậy, nó cần có cơ quan chủ quản. Cơ quan này thay mặt Nhà nước phê duyệt danh mục xuất bản phẩm, số lượng, xây dựng các đơn đặt hàng Nhà nước, cung cấp tài chính, định giá cả, định mức kinh tế – kỹ thuật.

        • Việc mở rộng các hoạt động kinh doanh ngoài đơn đặt hàng, trên cơ sở nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp nhà nước là nhà xuất bản và phát hành hoạt động công ích, được Nhà nước khuyến khích, nhằm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động.

        • Bốn là: Mở rộng thị trường xuất bản phẩm.

          • CHƯƠNG 2

            • NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT XUẤT BẢN

              • Về tổ chức quản lý nhà nước

                • Bình đẳng và tự do trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, xuất bản nói riêng là bình đẳng và tự do trong khuôn khổ pháp luật. Bình đẳng trong xuất bản là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Các tổ chức và cá nhân bằng lao động của mình sáng tạo ra tác phẩm, có quyền bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm của mình, đồng thời chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình trước pháp luật. Các chủ thể xuất bản đều được pháp luật trao cho các quyền nhất định. Trong đó có những quyền giống nhau, và có những quyền khác nhau giữa các chủ thể xuất bản. Các quyền khác nhau đó do tính chất và đặc điểm hoạt động của các chủ thể quy định. Nói cách khác do các quan hệ nội tại của các chủ thể quy định. Ví dụ quyền của các nhà xuất bản khác quyền của các cơ sở in, tổ chức phát hành. Ngay giữa các nhà xuất bản cũng có các quyền khác nhau về đối tượng phục vụ, chức năng, nhiệm vụ xuất bản, loại hình xuất bản phẩm. Mọi nhà xuất bản chỉ được phép xuất bản những xuất bản phẩm đã đăng ký và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nhà xuất bản văn hoá không thể xuất bản sách khoa học và công nghệ, cũng như nhà xuất bản Nông nghiệp, y học không thể đòi quyền xuất bản sách văn hoá. Mọi cơ sở in, tổ chức phát hành chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký, và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Sẽ là sai lầm, khi nhận thức mọi nhà xuất bản , cơ sở in, tổ chức phát hành đều có quyền giống nhau trong hoạt động công bố và phổ biến xuất bản phẩm. Chỉ có thể thừa nhận bình đẳng trong nhà xuất bản là bình đẳng về các quyền do pháp luật quy định. Các chủ thể xuất bản được ra đời có địa vị pháp lý, với những điều kiện nhất định, hoạt động trong phạm vi luật định. Như vậy, pháp luật tạo ra những cơ hội cho sự bình đẳng.

                • Đồng thời với việc trao quyền, pháp luật phải xác định các nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại chủ thể xuất bản có nghĩa vụ từ việc thực hiện quyền lợi. Quyền lợi và nghĩa vụ là hai mặt trong thể thống nhất của bình đẳng trong xuất bản. Mặt khác quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể xuất bản là quan hệ thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý. Nhà nước pháp quyền không thừa nhận quan niệm một bên chỉ có quyền, còn bên kia phải gánh vác nghĩa vụ. Không thể chỉ có quyền mà không thực hiện nghĩa vụ, ngược lại không thể chỉ thực hiện nghĩa vụ mà không có quyền. Quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ, nghĩa vụ phải đi đôi với quyền lợi. Khi nhà nước có quyền thì các chủ thể xuất bản có nghĩa vụ tương ứng. Ngược lại khi các chủ thể xuất bản có quyền thì nhà nước có nghĩa vụ tương ứng. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã ghi: “Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế” [65.tr93].

                • Tự do xuất bản là tự do trong khuôn khổ pháp luật. Trong văn kiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã xác định: “Khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn hoá, vun đắp các tài năng; phát triển các hình thức hoạt động văn hoá của Nhà nước, tập thể và tư nhân, khắc phục tình trạng hành chính hóa các đơn vị hoạt động văn hoá, nghệ thuật và xu hướng thương mại hóa đơn thuầ trong lĩnh vực này” [24. Tr. 93].

                • Là hoạt động thuộc lĩnh vực, Nhà nước khuyến khích và trân trọng các tài năng trong hoạt động sáng tạo ra các giá trị văn hoá, nghệ thuật, khoa học và công nghệ phục vụ nhu cầu văn hoá xã hội. Khác biệt với các lĩnh vực của đời sốngm hoạt động sáng tạo và sản xuất ra các tác sản phẩm tinh thần đòi hỏi nhu cầu cao về quyền tự do. Chỉ trong không khí tự do ngôn luận mới hy vọng có được các tác phẩm đạt giá trị cao về tư tưởng, khoa học và nghệ thuật. Nhưng tự do ở đây là tự do của những trách nhiệm cao cả thuộc người cầm bút trước công chúng, dân tộc và thời đại. Quyền tự do càng cao thì trách nhiệm càng nặng nề và khi đã ý thức được trách nhiệm của mình thì người cầm bút càng tự do hơn trong sáng tạo.

        • - Chính phủ theo kế hoạch của Quốc hội, tổ chức việc nhu cầu và xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung Luật xuất bản ngày 7-7-193 và các Luật liên quan đến hoạt động xuất bản. đây là công việc quan trọng, đảm bảo chất lượng của dự án sửa đổi, bổ sung Luật trình Quốc hội. Nó phải được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất, được chỉ đạo chặt chẽ, với các phương pháp đấu tranh, nghiên cứu khoa học, xử lý các kiến nghị phù hợp với chiều hướng phát triển và đặc điểm của hoạt động xuất bản. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện theo kế hoạch của Chính phủ.

          • KẾT LUẬN

Nội dung

Ngày đăng: 26/11/2021, 01:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w