BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
| He HO CHi MINH
PHAN VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LƯƠNG NGỌC VĨNH
ĐỔI MỚI HÌNH THÚC CƠNG TÁC GIÁO DỤC
CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO THANH NIÊN
t QUAN DOI HIEN NAY
Trang 3TRANG PHỤ BÌA -s.ssc ¬
MỤC LỤC - 2522225222222 12n822.naeree
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT :22222222222512222/112221217 21211.1 1.11 ct,
mịn +
Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI HÌNH THỨC CƠNG TÁC
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
1.1 Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng và hình thức công tác giáo
dục chính trị - tư tưởng . -::222222232222E tt treo
1.2 Đổi mới hình thức công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh nên quân đội là yêu cầu khách quan của nhiệm vụ xây dựng
quân đội về chính trị hiện TT)
Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HÌNH THỨC CƠNG TÁC
GIÁO DỤC CHÍNH TRI > TƯ TƯỞNG CHO THANH NIÊN QUẦN ĐỘI TỪ
NĂM 1992 ĐẾN NAY c0 2 00212222 222222221222
2.1 Những đặc điểm ảnh hưởng đến sử dụng các hình thức công tác
giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên trong quân đội
2.2 Quá trình đổi mới hình thức công tác giáo dục chính trị - tư
Trang 42 4 Bài học kinh nghiệm và những mâu thuẫn nảy sinh trong quá
trình đổi mới hình thức công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho
thanh nién Quan GOL Chuong 3: QUAN DIEM VÀ VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC GIÁO
DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO THANH NIÊN QUẦN ĐỘI HIỆN NAY
3.1 Một số quan điểm chủ yếu về đổi mới hình thức công tác giáo
dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên quân đội hiện nay
3.2 Mội số giải pháp đổi mới hình thức công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên quân đội hiện nay - Hhthhhree
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, TH Hang HH Hang 2e ruee
CÁU CÔNG TRINH CUA CA NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Trang 5a —— CTGDCT-TT HTCTGDCT-TT CNXH LLVT QĐND Qp TN TNQD ĐVTN TN- CS TTVT VH-VN
Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng
Hình thức công tác giáo dục chính trị - tư tưởng Chủ nghĩa xã hội Lực lượng vũ trang Quân đội nhân dân Quân đội | Thanh nién
Thanh niên quân đội Đoàn viên thanh niên
Thanh niên - chiến sĩ Tuyên truyền viên trẻ
Trang 6Khi bàn về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức các nhà triết học mác xít đã chỉ rõ: nội dung và hình thức không tách rời mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau So với hình thức thì nội dung bao giờ cũng gift vai trò quyết định, nhưng hình thức không phải là cái bị động mà luôn luôn có tính độc lập và tác động tích cực trở lại nội dung
Trong CTGDCT-TT, hình thức đóng vai trò quan trọng đối với việc chuyển tải nỘI dụng và có ảnh hưởng nhất định đến quá trình truyền bá nội dung của chủ thể, tiếp nhận nội dung của đối tượng Chính vì vậy, cùng với quá trình đổi mới nội dung, phương pháp, đổi mới hình thức tất yếu được đặt ra và là một trong những đòi hỏi khách quan của việc nâng cao hiệu quả CTIGDCT-TT |
| Trong các thời kỳ cách mạng, QÐ ta luôn coi trọng việc tìm tòi, sáng tao hình thức giáo dục để nâng cao ý thức giác ngộ chính trị cho cán bộ, chiến sĩ Trai qua sấu mươi năm xây dựng và trưởng thành, QĐÐ ta đã xây dựng được một hệ thống HTCTGDCT-TT rất phong phú, đa dạng Hệ thống hình thức đó đã trực tiếp
nâng cao hiệu quả CTGDCT-TT, góp phần xây dựng QÐ vững mạnh về chính trị,
tuyệt đối trung thành với Đảng, với: Tổ quốc và nhân dân
Yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng QÐ về chính trị trong thời kỳ mới đời hoi OD
ta phải không ngừng nâng cao hiệu quả CTGDCT-TT cho bộ đội Cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, “phi chính tri hod” QD do cdc thé lực thù địch tiến hành cũng đang đặt ra yêu cầu đổi mới toàn diện CTGDCT-TT, trong đó
có yêu cầu đổi mới HTCTGDCT-TT cho đối tượng TN- CS |
Hiện nay, ở các đơn vị cơ sở trong QĐ, TN là lực lượng chiếm đa số TN không chỉ là lực lượng xung kích trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu và xây đựng của đơn vị mà còn là nguồn phát triển Đảng, nguồn đào tạo cán bộ trước mắt và
lâu dài cho QĐÐ, nguồn bổ sung lực lượng thường xuyên cho công cuộc xây dựng đất
Trang 7để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt mà còn nhằm phục vụ cho yêu cầu, nhiệm
vụ lâu dài của QD va cia cach mang
Đặc điểm cơ bản của tâm lý tuổi trẻ là năng động, sáng tạo, yêu thích cái
mới Hiện nay, trình độ TNQĐÐ ngày càng cao, nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng Để nâng cao hiệu quả CTGDCT-TT cho TNQĐ không thể sử dụng những hình thức cũ kỹ, xơ cứng, nhàm chán Vì vậy, đổi mới hình thức không chỉ là yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu quả CTGDCT-TT cho TNQĐ, mà còn
xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm tâm lý tuổi trẻ trong thời kỳ mới
Những năm qua, các đơn vị trong toàn quân đã có nhiều HTCTGDCT- TT phong phú, hấp dẫn, từng bước phù hợp với sự biến đổi tâm lý của tuổi trẻ Tuy nhiên, những đổi mới về hình thức vẫn chưa theo kịp yêu cầu nâng cao hiệu quả CTGDCT-TT và nhu cầu, đặc điểm tâm lý TN Đó là lý do thôi thúc tác giả chọn vấn đề “Đổi mới hình thức công tác giáo dục chính trị - t tổng cho thanh niên quân đội hiện nay” làm đề tài luận văn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Gần đây, công tác nghiên cứu nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công
tác tư tưởng góp phần xây dựng QÐ về chính trị được hết sức coi trọng Nhiều công trình, để tài nghiên cứu của tập thể và cá nhân đã được công bố và được xuất bản, phát hành rộng rãi, đánh dấu sự phát triển cả về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực công tác tư tưởng của QÐ
- Tổng cục Chính trị, Tác động kinh tế“xã hội ở nước ta đến xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới,
Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội, 2000 Đề tài đã phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn, nêu bật thực trạng, dự báo về mặt chính tri cla QD, dé ra cdc giải pháp
Trang 8- Tổng cục Chính trị, Công tác tư tưởng - văn hoá trong xây dựng quân
đội về chính trị, Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội, 2003 Đề tài đã đi sâu luận
giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng- văn hoá trong QĐ, đánh giá thực trạng và chỉ ra những định hướng, giải pháp,
trong đó có giải pháp đổi mới hình thức nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư
tưởng - văn hoá của QÐ trong thời kỳ mới
- Lê Bỉnh, Tăng cường sức mạnh tư tưởng của Quân đội nhân dân Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 Tác giả đã đi sâu làm rõ
cơ sở lý luận của việc tăng cường sức mạnh tư tưởng của QÐ, đánh giá thực trạng tư tưởng của bộ đội và chỉ ra những yêu cầu giải pháp lớn nhằm tăng cường sức mạnh tư tưởng của QĐND Việt Nam Nội dung của công trình nghiên cứu đã đề
cập đến việc đổi mới hình thức như là một biện pháp quan trọng góp phần nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị trong QÐ
Những năm gân đây, trên các tạp chí xuất hiện nhiều bài viết về CIGDCT- TI cho TNQĐ như: Phan Văn Long, “Đổi mới phương thức giáo dục thanh niên ”,
Thông tin TNỌĐ, số 9/2002; Nguyễn Văn Vị, “Giáo dục lý tưởng cách mạng và
bản lĩnh chính trị cho thanh niên quân đội”, Thông tin TNỌĐ, số 9/2002 Một số bài viết cũng đã đề cập trực tiếp đến việc sử dụng các hình thức giáo dục cụ thể,
chẳng hạn: Lê Quang Lợi, “Tuyên truyền viên trẻ với xây dựng môi trường văn hoá
ở đơn vị cơ sở”, Thông tinTNOD, s6 5/1997 Nguyễn Văn Kiểu, “Dạ hội thanh niên
- Hình thức hoạt động được thanh niên ưa thích”, Thông in TNQĐ, số 7 /1998
Vũ Bình Tuyển, ““Tổ chức học tập 6 bài lý luận cho đoàn viên thanh niên”, Thông
tin TNQD, s6 6 /2004 Những công trình trên, ở các mức độ khác nhau, đều
nghiên cứu việc đổi mới hình thức như là những kinh nghiệm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả CTCTDCT-TT Đó là cơ sở thực tiễn rất bổ ích cho việc tham khảo
Trang 9
cơ sở trong QĐND Việt Nam dưới góc độ chuyên ngành công tác tư tưởng 3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu
a) Mục đích
Trên cơ sở làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới HTCTGDCT-TT cho TNQĐÐ nói chung và TN ở các đơn vị cơ sở trong
QÐ nói riêng, đề xuất một số quan điểm, giải pháp đổi mới HTCTGDCT-TT
cho TNQD hiện nay b) Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận về hình thức và yêu cầu khách quan của việc đổi
mới HTCTGDCT-TT cho TNQĐ
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quá trình đổi mới HTCIGDCT-TT cho
TNQD trong những năm gần đây
- Đê xuất các quan điểm và hệ thống giải pháp để tiếp tục đổi mới có
hiệu quả HTCTGDCT-TT cho TNQĐ hiện nay C) Đối tượng và phạm vì nghiên cứu
-_ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là HTCIGDCT-TT cho TN ở đơn vị cơ
sở trong QĐND Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Các HTCTGDCT-TT ở đơn vị cơ sở trong QĐÐ rất
phong phú, đa dạng TNQĐÐ có đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, có đối tượng là hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu những HTCTGDCT-TT phổ biến của đơn vị và tổ
chức Đoàn cho đối tượng TN là chiến sĩ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự Ở cac don vi co sd trong QD
Thời gian khảo sát, đánh giá là từ Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ
IV(1992) đến nay và giải pháp đổi mới HTCTGDCT-TT cho TNQĐ được xác
Trang 10Minh, các văn kiện của Đảng, Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng,
Tổng cục Chính trị về CTGDCT-TT trong QĐÐ nói chung và ở đơn vị cơ sở nói riêng Trong quá trình nghiên cứu, đề tài còn tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan
- Cơ sở thực tiễn chủ yếu của luận văn là các đề tài nghiên cứu, các tư liệu, số liệu trong báo cáo tổng kết của Tổng cục Chính trị và các đơn vị, kết
quả điều tra xã hội học đối tượng cán bộ chính trị, cán bộ Đoàn và chiến sĩ ở một số đơn vị cơ sở trong QD
- Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ yếu là phương pháp phân tích - tổng hợp, lô gíc - lịch sử và một số phương pháp
xã hội học như: thống kê, so sánh, điều tra, quan sát, thu thập thông tim
5 Dong góp mới về mặt khoa học của đề tài
- Góp phần làm sáng rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới HTCTGDCT-TT nói chung và đổi mới HTCTGDCT-TT cho TNQĐ nói riêng
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan thực tiễn quá trình đổi mới
HICTGDCT-TT, đề tài tổng kết một số bài học kinh nghiệm, đưa ra một số quan
điểm chủ yếu và hệ thống các giải pháp cơ bản, khả thi, phù hợp với môi trường giáo
dục chính trị - tư tưởng mang tính chất đặc thù của QD
6 - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để thống nhất nhận thức và cung cấp
luận cứ khoa học cho lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cơ sở trong QĐ đưa ra những chủ trương, giải pháp nâng cao hiệu quả CTGDCT-TT cho TN Ngoài ra, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên
ngành công tác tư tưởng ở các nhà trường trong và ngoài Q1
7 - Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh
Trang 11Chương Í
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI HÌNH THỨC CƠNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO THANH NIÊN
QUAN DOI TRONG THOI KY MỚI
1.1 CONG TAC GIAO DUC CHINH TRI - TU TUGNG VA HINH THUC CONG TAC GIAO DUC CHINH TRI - TU TUGNG
1.1.1 Khái niệm công tác giáo dục chính trị - tư tưởng
Thuật ngữ “công tác giáo dục chính trị - tư tưởng” lâu nay đã được sử dụng phổ biến trong các văn kiện của Đảng và nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài Đó là một thuật ngữ được nhiều môn khoa học sử dụng như: xây đựng Đảng, công tác vận động quần chúng, chính trị học, giáo dục học, tâm lý học Tuỳ theo tính chất, đặc điểm, mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau
Xét về cấu trúc khái niệm, thuật ngữ “công fác giáo dục chính trị - tu
tưởng ” gồm ba thành tố ghép lại với nhau, trong đó khái niệm giáo đực là hạt nhân, khái niệm công rác và khái niệm chính trị - tư tưởng đều là bổ nghĩa cho khái niệm giáo duc
Theo cách hiểu chung nhất, về bản chất, giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dân dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra Về phạm vi, giáo dục được hiểu theo nhiều cấp độ Cấp độ rộng nhất, giáo dục
tương ứng với quá trình xã hội hoá con người Đó là quá trình hình thành nhân cách
dưới ảnh hưởng của những điều kiện khách quan, chủ quan, có ý thức và không có ý
thức trong cuộc sống và hoàn cảnh xã hội đối với các cá nhân Cấp độ thứ hai, giáo dục là hoạt động có mục đích của xã hội, của nhiều lực lượng giáo dục, tác động có kế hoạch, có hệ thống đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách
Cấp độ thứ ba là quá trình hình thành nhân cách học sinh thông qua tác động của
Trang 12Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tan, Nhà xuất ban Khoa học Xã hội va Nhân văn, 1994 thì công tác là nhiệm vụ của đoàn thể, chính phủ giao cho
Như vậy, công tác giáo dục là hoạt động có mục đích và mang tính chính trị-
xã hội rộng lớn, do chủ thể là các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tiến hành
nhằm hình thành những phẩm chất nhân cách ở đối tượng Tương ứng với các phẩm chất nhân cách của đối tượng, công fác giáo đục có rất nhiều nội dung phong phú như: chính trị - tư tưởng, đạo đức, kinh tế, thẩm mỹ, lao động, quân sự Irong đó, chính trị - tư tưởng là nội dung giáo dục chủ đạo và có vị trí đặc biệt quan trọng
nhằm xây dựng, rèn luyện các phẩm chất quy định bản chất xã hội, bản chất giai
cấp cho đối tượng giáo dục [74, tr.316]
Trong thuật ngữ CTGDCT- TT, chính trị - tư tưởng được ghép từ hai khái niệm / tưởng và chính trị Khái niệm chính trị được sử dụng để làm rõ và giới hạn nội dung giáo dục tư tưởng
Tư tưởng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: lIdéa Hiện nay có nhiều cách
quan niệm, cách hiểu khác nhau về khái niệm này Từ điển tiếng Việt xuất
bản năm 1994 cho rằng: / tưởng là quan điểm, là ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan, đối với xã hội (nói tổng quát), do đó có tự tưởng
tiến bộ, có tư tưởng lạc hậu |
Đề tài cấp Nha nuéc KHXH-05-02 cho rang: tu tuong theo nghĩa chung nhất là một hình thức tôn tại của ý thức xã hội được hình thành một cách bền
vững, sâu sắc trong tâm trí con người, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ, hướng
dẫn hành động của con người trong một thời gian tương đối dài Tư tưởng hướng hành động tới đích đã vạch ra Theo đó, mỗi lĩnh vực hoạt động của
con người đều có tư tưởng tương ứng như: tư tưởng chính trị, tư tưởng kinh tế,
tư tưởng đạo đức, tư tưởng thẩm mỹ, tư tưởng pháp luật, tư tưởng quân sự Trong đó, tư tưởng chính trị là sự phản ánh lợi ích của các tập đoàn, giai cấp, dân tộc nhất định, giữ vai trò chỉ phối toàn bộ đời sống tư tưởng tính thần của
Trang 13Chính trị là vấn đề đa dạng, phức tạp được nhiều ngành khoa học nghiên cứu xem xét và sử dụng theo mục đích, yêu cầu khác nhau Theo Chính trị học thì chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, cộng đồng xã hội trong vấn đề chính quyền nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà
nước; là tổng hợp những hình thức, phương pháp, hoạt động thực tiễn của các
giai cấp, các đảng phái để giành, giữ và điều khiển hoạt động của nhà nước
nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Thông thường chính trị được nhận diện ở hai giác độ chủ yếu Căn cứ vào những hình thức biểu hiện của chính trị, gồm: tư tưởng, học thuyết, cương lĩnh, đường lối của chính đảng, chính sách của nhà nước, người ta xem chính trị là sản phẩm trực tiếp của tư duy, là sự phản ánh của những quan hệ xã hội, tức thuộc về lĩnh vực tư tưởng tinh thần Ở giác độ khác, chính trị được xem là dạng hoạt động vật chất đặc biệt của
chủ thể chính trị nhằm theo đuổi và thoả mãn lợi ích, mà trước hết là lợi ích
kinh tế Đó là những hoạt động nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, hoạt động kiến tạo hệ thống chính trị nhằm duy trì sự thống trị của giai cấp thống trị [24, tr.10 -11] Để đạt được mục đích đó, trước hết các giai cấp phải tiến hành công tác giáo dục, làm cho quần chúng nhận thức đầy đủ về mục đích, đường lối, nhiệm vụ chính trị của giai cấp, hình thành tính tích cực chính trị của họ, đồng thời phải tổ chức cho quần chúng tham gia vào phong
trào hành động cách mạng thực tiễn
Như vậy, công tác giáo dục chính trị - tư tưởng ö đây được hiểu là hoạt động giáo dục mặt chính trị của lĩnh vực tư tưởng Nó định tính và khu biệt về mặt nội dung của hoạt động giáo dục tư tưởng này với nội dung các hoạt động giáo dục tư tưởng khác như: giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo
Trang 14Với cách tiếp cận như trên thì bản chat cua CTGDCT-TT 1a qua trinh tac
động có mục đích, có hệ thống của một đảng, một giai cấp, một tổ chức nhằm
truyền bá hệ tư tưởng, đường lối chính trị vào quần chúng để nâng cao nhận
thức tư tưởng của họ về quan điểm, đường lối chính trị, từ đó quy tụ tập hợp quần chúng tham gia vào quá trình đấu tranh cách mạng giành, giữ và thực thi
quyền lực chính trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ thể giáo dục
Theo một số công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam hiện nay thì CTGDCT-TT được coi là “một bộ phận của công tac tu tưởng” |3, tr.22] Mục đích của CTGDCT-TT là hình thành cho quần chúng thế giới quan khoa học, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp
đổi mới; rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng trong mọi tình huống; thái độ
không khoan nhượng đối với hệ tư tưởng tư sản và những tư tưởng tàn dư của quá khứ, khắc phục thói thụ động và thờ ơ chính trị, thúc đẩy tính tích cực, tự giác
của quần chúng tham gia vào các phong trào hành động cách mạng Trong sự
nghiệp xây dựng con người mới, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa hiện nay,
CTGDCT-TT là một hoạt động cơ bản để hình thành văn hoá chính trị cho nhân dân lao động Ở cấp độ cá nhân, văn hoá chính trị bao gồm các yếu tố cơ bản là: tri thức chính trị, niềm tin chính trị và hành động chính trị tích cực, trong đó hệ tư
tưởng là yếu tố cốt lõi [22, tr.120]
Chủ thể của CTGDCT-TT là Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là
cấp uỷ, các cơ quan chức năng của các cấp uỷ Đảng, các tổ chức chính trị - xã
hội, cán bộ, đảng viên và những người trực tiếp làm công tác tư tưởng, công tác giáo dục
Đối tượng của CTGDCT-TT là cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dan
nói chung, trong đó có lực lượng TNQĐ
Trang 15với chức năng hình thành văn hoá chính trị cho quần chúng, nội dung của
công tác giáo dục chính trị - tư tưởng có sự phát triển mới Ngoài vấn đề cơ
bản cốt lõi nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng, nội dung CTGDCT-TT' còn là những tri thức về lĩnh vực
chính trị, thân thế, sự nghiệp của các lãnh tụ cách mạng, truyền thống chính
trị và những giá trị chính trị phổ quát được đúc kết trong lịch sử dân tộc và nhân loại; âm mưu thủ đoạn của kẻ thù; những thông tin cập nhật về tình hình chính trị trong nước và quốc tế
CTGDCT-TT sử dụng tất cả các phương pháp, phương tiện, hình thức của công tác tư tưởng Những hình thức tuyên truyền, cổ động chứa đựng nội dung chính trị - tư tưởng được coi là hình thức của CTIGDCT- TT
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp cận CTGDCT-TTT là một bộ phận của công
tác tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng, các tri thức và giá trị chính trị của nhân loạt,
những truyền thống chính trị được đúc kết trong lịch sử dân tộc, âm mưu thủ
đoạn của kẻ thù, thông tin về những sự kiện chính trị diễn ra trong đời sống
chính trị trong nước và quốc tế , nhằm nâng cao giác ngộ chính trị, động
viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa -
Xuất phát từ khái niệm trên, có thể coi CTGDCT-TT cho TNQĐ là một bộ phận của công tác Đảng, công tác chính trị trong QD nhằm truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; các
tri thức và giá trị chính trị của nhân loại, truyền thống của dân tộc, của Đảng va QD; than thé, sự nghiệp của các lãnh tụ; bản chất và nhiệm vụ chính trị của
QD; âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; thông tin về tình hình chính trị trong nước
Trang 161.1.2 Khái niệm hình thức công tác giáo dục chính trị - tư tưởng Khi nghiên cứu hình thức trong mối quan hệ biện chứng với nội dung các nhà khoa học đã định nghĩa: “Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là phương thức
ton tại và phát triển của sự vật ấy, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền
vững giữa các yếu tố của nó” [29, tr.132] Đây là khái niệm chung nhất, là công cụ để nhận thức hình thức bên trong của tất cả các sự vật, hiện tượng
của thế giới khách quan Theo đó, hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức, kết cấu của nội dung
Theo ““Từ điển tiếng Việt thông dụng” của Vũ Xuân Thái, Nhà xuất bản Văn hố Thơng tin, năm 1998 thì hình thức là cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung, là cách thức tiến hành Trong ngôn ngữ tiếng Anh, từ ƒorm vừa có
nghĩa là hình thức , vừa có nghĩa là tổ chức, cấu tao, hinh thanh
Trong giáo dục học, khái niệm hình thức cũng được xem xét chủ yếu ở góc độ tổ chức quá trình giáo dục Vì vậy, trong nghiên cứu hình thức của hoạt động giáo dục và dạy học, người ta sử dụng thuật ngữ hình thức tổ chức
giáo dục và hình thức tổ chức dạy học Theo Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, năm 2001, “Hình thức tổ chức giáo dục là cách tiến hành tổ chức công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức theo chế độ và trật tự nhất định để hình thành ở người học những phẩm chất đạo đức, những nhận thúc, thái độ, hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội, luật pháp nhà nước”
Trong giáo dục học quân sự, khái niệm hình thức tổ chức dạy học cũng được
tiếp cận ở khía cạnh tổ chức “Đặc trưng bản chất của hình thức tổ chúc dạy học là mặt tổ chức của buổi học Mặt tổ chức đó bao gồm các công việc như: Xác định vị trí của buổi học, thời gian, địa điểm, các điều kiện bảo đảm cho buổi học Xác định thành phần tham gia buổi học, số lượng học viên, tổ chức
Trang 17Khoa học công tác tư tưởng khi xem xét hình thức với tư cách là một trong các yếu tố cấu thành công tác tư tưởng bao gồm: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, hiệu quả đã đưa ra khái niệm: “ Hình thức công tác
tư tưởng là biểu hiện bề ngoài, là cách thức sắp xếp nội dung và là hình thức tổ
chức hoạt động giữa chủ thể và đối tượng" [22, tr.15] Trong giáo trình công tác Đảng, công tác chính trị hiện đang giảng dạy trong các nhà trường QÐ tuy chưa đưa ra khái nệm hình thức công tác tư tưởng nhưng khi nghiên cứu công tác tuyên truyền, cổ động với tư cách là một bộ phận của công tác tư tưởng cũng
khẳng định: “Hình thức công tác tuyên truyền, cổ động là cách thức tổ chức sắp xếp và tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động" [63, tr.248]
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của triết học, giáo dục học, khoa học
công tác tư tưởng trong và ngồi QÐ, chúng tơi tiếp cận HTCTGDCT-TT theo
quan điểm tổng hợp và đưa ra khái nệm HTCTGDCT-TT như sau: Hình thức
công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là cách thức tổ chức phối hợp hoạt động của chủ thểvà đối tượng nhằm truyền bá và lĩnh hội nội dung giáo dục
Trong CTIGDCT-TT, phương pháp là cách thức truyền bá và lĩnh hội nội dung của chủ thể và đối tượng, phương tiện là công cụ chuyển tải nội dung còn
hình thức là cách thức tổ chức, bố trí, sắp xếp, tiến hành CTGDCT-TT Công việc
tổ chức ở đây bao gồm: xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung, số lượng đối
tượng, người phục vụ, phương pháp, phương tiện, thời gian, địa điểm, thứ tự các
bước tiến hành Trong thực tiễn, không có hình thức chung chung mà chỉ có
hình thức cụ thể của một nội dung cụ thể, ở những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
Từ khái niệm chung về HTCTGDCT-TT trên đây, có thể hiểu hừnh thức công tác giáo đục chính trị - tư tưởng cho thanh niên quân đội là cách thức phối hợp hoạt
động của chủ thể và đối tượng thanh niên - chiến sĩ nhầm truyền bá và lĩnh hội nội
Trang 181.1.3 Phân loại hình thức công tác giáo dục chính trị - tư tưởng
Tính chất đa dạng, phong phú, linh hoạt của các HTCTGDCT-TT trong cả
nhận thức và thực tế làm cho việc phân loại chúng trở nên phức tạp Hiện nay, có
rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân loại HTCTGDCT- TT Nguoi ta
có thể căn cứ vào vai trò của hình thức trong việc chuyển tải nội dung, vào đặc
điểm hoạt động truyền bá của chủ thể, hoặc đặc điểm hoạt động tiếp nhận của đối tượng, các khâu, các bước của hoạt động giáo dục để phân loại
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, tính chất của các HTCTGDCT-TT phổ
biến, đề tài tiến hành phân loại như sau:
- Căn cứ vào vai trò của hình thức trong việc chuyển tải nội dung
giáo đục, có thể phân loại thành hai nhóm sau: + Nhóm hình thức cơ bản
+ Nhóm hình thức bổ trợ
Nhóm hình thức cơ bản là những hình thức giữ vai trò trung tâm, quan trọng nhất trong việc chuyển tải nội dung đến đối tượng Những hình thức này có chức năng chuyển tải các nội dung dưới dạng tri thức cơ bản, hệ thống, đầy đủ nhất, làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng thế giới
quan, niềm tin cho đối tượng
Căn cứ vào đặc điểm của từng nội dung mà có các hình thức cơ bản khác
nhau Chẳng hạn, hình thức cơ bản để chuyển tải nội dung chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là bài giảng Nếu nội dung là cương lĩnh, nghị quyết của Đẳng thì hình thức cơ bản là sinh hoạt chính trị Hình thức cơ bản để thông tin về các sự kiện chính trị trong nước và quốc tế là thông báo thời sự, đọc báo, nghe đài, xem
truyền hình v v
Trang 19mệt mỏi, phân tán chú ý, dễ rơi vào lý thuyết đơn thuần, xa rời thực tiễn, hiệu quả không bền vững
Nhóm hình thức bổ trợ là các hình thúc sử dụng để bổ sung, hỗ trợ, tăng
cường hiệu quả cho hình thức cơ bản Các hình thức này góp phần làm cho đối
tượng nâng cao nhận thức về nội dung giáo dục cả về bề rộng và chiều sâu Hiện nay, người ta thường sử dụng các hình thức bổ trợ như: mạn đàm, trao đổi, diễn đàn, thảo luận, thi tìm hiểu, phụ đạo, kiểm tra, viết thu hoạch, v.v
Tuy có hạn chế về việc cung cấp tri thức không mang tính hệ thống
nhưng các hình thức bổ trợ có ưu thế là có thể đi vào các chiều cạnh khác
nhau, các vấn đề cụ thể của nội dung, giúp đối tượng nắm chắc nội dung, giải
đáp băn khoăn, vướng mắc về tư tưởng, tiếp nhận nội dung một cách sâu sắc,
nhẹ nhàng, thoải mái
- Căn cứ vào phương thức chuyển tải thông tin đến đối tượng, có thé
phân loại thành hai nhóm sau:
+ Nhóm hình thức trực tiếp + Nhóm hình thức gián tiếp
Nhóm hình thức trực tiếp là các hình thức mà chủ thể trực tiếp chuyển
tải nội dung đến đối tượng Ö các hình thức này, nội dung được chuyển trực tiếp từ chủ thể đến đối tượng mà không phải thông qua hoạt động nào khác Nhóm hình thức trực tiếp bao gồm: bài giảng, sinh hoạt chính trị, hội nghị,
hội thảo, thông báo thời sự, đọc sách báo, nghe đài, xem truyền hình, diễn đàn, mạn đàm, thi tìm hiểu về lý luận chính trị
Trang 20Các nội dung lý luận trừu tượng khi sử dụng các hình thức này để chuyển tải
có thể gây tâm lý đơn điệu, nhàm chán
Nhóm hình thức gián tiếp là các hình thức mà chủ thể sử dụng các
hoạt động khác, đặc biệt là các cuộc vận động, phong trào thi đua, hoạt động
vui chơi, văn hoá - văn nghệ để chuyển tải nội dung đến đối tượng Đặc điểm
của nhóm hình thức này là sự biểu hiện của nội dung rất phong phú qua tranh ảnh, hình tượng văn học, nghệ thuật, các tình huống chính trị, các việc làm cụ
thể Nhóm này bao gồm các hình thức: hội thi sân khấu hoá, mít tinh, lễ
hội, giao lưu, xem biểu diễn nghệ thuật, trò chơi, tham quan, dã ngoại, hội
trại, báo công, xem triển lãm, cổ động chính trị, phát động thi đua
Bằng cách riêng của mình, các hình thức gián tiếp, nhất là các hình thức thông qua hoạt động văn hoá - văn nghệ thể hiện nội dung bằng tính cụ thể,
trực quan, hình tượng và khả năng tác động đặc biệt vào tâm hồn, cảm xúc, tình cảm, có tác động mạnh mẽ đến đối tượng Tuy nhiên, hạn chế của nhóm hình thức này là nội dung thiếu tính toàn vẹn, hệ thống, tác động vào cảm xúc, tình cảm nên dễ xuất hiện xu hướng bị nhận thức phiến diện, thiên lệch
- Can cứ vào khả năng tiếp cận đối tượng của hình thức, có thể phân
loại thành các nhóm sau:
+ Nhóm hình thức giáo dục chung + Nhóm hình thức giáo dục riêng
Nhóm hình thức giáo dục chung là những hình thức mà chủ thể có thể truyền bá nội dung giáo dục đến nhiều đối tượng cùng một lúc Đây là những
hình thức được sử dụng phổ biến vì nó tiết kiệm được thời gian, công sức,
mang lại ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng Tuy nhiên, do có nhiều đối
tượng nên khó thực hiện phương châm cá biệt hoá trong giáo dục Các hình
Trang 21Nhóm hình thức giáo dục riêng là những hình thức dùng để giáo dục
một hoặc một nhóm đối tượng mang tính cá biệt Những hình thức này được
giáo dục học đặc biệt coi trọng vì nó tiếp cận được từng đối tượng cụ thể với những nét tính cách đặc thù Hình thức giáo dục riêng có thể để lại ấn tượng sâu sắc, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của đối tượng Tuy nhiên, đây là những hình thức cần nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi phải có phương pháp
riêng vì vậy nó chỉ áp dụng với những trường hợp cá biệt Các hình thức giáo dục riêng được sử dụng rộng rãi là: gặp gỡ, trao đổi, tâm sự, tư vấn, phê bình,
biểu dương cá nhân
Việc phân loại hình thức rất đa dạng và phức tạp Khó có thể khẳng
định cách phân loại nào là tối ưu Cách phân loại như trên vẫn còn một số hạn chế nhất định, chưa thoả mãn được mọi yêu cầu đặt ra Tuy nhiên, về cơ bản, cách phân loại này đã phản ánh được tính chất đặc thù của từng nhóm hình
thức và dễ dàng ứng dụng vào thực tiễn
Như vậy, các HTCTGDCT-TT rất phong phú, đa dạng, mỗi hình thức có đặc điểm riêng, chúng có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau Phân loại hình thức như trên cũng chỉ là tương đối nhưng rất cần thiết Nó cung cấp cơ sở
khoa học cho việc lựa chọn, sử dụng các HTCTGDCT-TT Trên cơ sở nghiên
cứu đánh giá những đặc trưng, ưu thế, hạn chế của từng nhóm hình thức, chủ thể giáo dục có thể lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức để phát huy sức
mạnh tổng hợp, bổ sung những ưu thế, khắc phục những hạn chế của chúng Mặt khác, dựa trên cơ sở phân loại chủ thể giáo dục có thể xác định các tiêu
chí làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của từng loại hình thức một cách sát hợp
với đặc điểm riêng của chúng |
CTGDCT-TT cho TNQĐ là hoạt động tác động vào nhân cách một đối
Trang 22riêng Dựa vào cách phân loại như trên, các HTCTGDCT-TT trong QÐ có thể
được sắp xếp thành các nhóm hình thức sau đây:
- Nhóm hình thức cơ bản là các hình thức được sử dụng chủ yếu trong công tác giáo dục chính trị tại đơn vị, bao gồm:
+ Bài giảng (học tập chính trị) là hình thức giảng dạy, học tập trên lớp theo chương trình nhất định Đây là hình thức chủ yếu ở đơn vị cơ sở nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lý luận Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, các tri thức về lĩnh vực chính trị - tư tưởng cho TN
+ Sinh hoạt chính trị là hình thức được sử dụng để học tập các văn kiện,
nghị quyết của Đảng, quán triệt tình hình nhiệm vụ, nhằm làm cho mỗi chiến sĩ nhanh chóng có nhận thức đúng, chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức tư tưởng và hành động theo yêu cầu nhiệm vụ mới
- Nhóm hình thức bổ trợ là các hình thức sử dụng để tăng cường, nâng cao hiệu quả cho các hình thức bài giảng và sinh hoạt chính trị Đó là các
hình thức : thảo luận, mạn đàm, diễn đàn, trao đổi, đối thoại, tham quan, kiểm
tra, viết thu hoạch l
- Nhóm hình thức trực tiếp là các hình thức chủ thể trực tiếp chuyển
tải nội dung giáo dục đến chiến sĩ Các hình thức phổ biến bao gồm: bài giảng, sinh hoạt chính trị, thông báo thời sự, đọc báo, nghe đài, xem truyền hình (chương trình thời sự và chương trình truyền hình, phát thanh QDND),
các cuộc thi tìm hiểu, ngày chính tri va van hod tinh than ở cơ sở
- Nhóm hình thức gián tiếp là các hình thức sử dụng các hoạt động khác
để chuyển tải nội dung giáo dục đến bộ đội Nhóm hình thức này bao gôm: Sinh
hoạt văn nghệ, hội diễn nghệ thuật quần chúng; xem phim, xem biểu diễn nghệ
thuật chuyên nghiệp, TTVT, hội thi sân khấu hoá, giao lưu, dạ hội, kể chuyện truyền thống, hành quân về nguồn, chào cờ, đọc mười lời thể danh dự và các
Trang 23QD cũng sử dụng các hình thức giáo dục chung và giáo dục riêng để giáo dục bộ đội Các hình thức giáo dục chung như: bài giảng, hội thi, mit
tinh, lễ hội, sinh hoạt đơn vị, sinh hoạt Đoàn Các hình thức giáo dục riêng
chủ yếu sử dụng để giáo dục các trường hợp cá biệt như: gặp gỡ, động viên, trao đổi, nhắc nhở, biểu dương, phê bình cá nhân, sinh hoạt tổ ba người
1 2 DO! MOI HINH THUC CONG TAC GIAO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO
THANH NIÊN QUÂN ĐỘI LÄ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA NHIỆM VỤ XÂY DỰNG QUẦN ĐỘI
VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
1.2.1 Căn cứ và những yêu câu cơ bản của nhiệm vụ xây dựng quân đội về chính trị hiện nay
QÐ là lực lượng chính trị đặc biệt của một nhà nước để tiến hành chiến
tranh nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền bằng biện
pháp vũ trang QÐ xuất hiện và tồn tại gắn liền với chính trị, bị chi phối bởi chính trị, phụ thuộc vào chính trị, là công cụ thực hiện chính trị ấy Do đó, chính trị luôn quy định bản chất, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ cơ bản và mọi hoạt động của QÐ Bất cứ giai cấp, nhà nước nào khi tổ chức QÐ cũng đều quan tâm xây dựng, củng cố bản chất giai cấp của nó, làm cho QÐ ấy phục tùng, bảo vệ quyền lợi chính trị - kinh tế của giai cấp đã tổ chức ra nó
Trên cả bình điện lý luận và thực tiễn, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi xem xét vấn đề chiến tranh QĐÐ trong mối quan hệ chặt chế với chính trị và giai cấp, đã rút ra kết luận: chiến tranh bao giờ cũng là sự thử thách khắc nghiệt, toàn diện đối với mội dân tộc, quốc gia, nhà nước va QD Nó chi phối toàn bộ đời sống xã hội đặc biệt là trạng thái chính trị - tỉnh thần của nhân dân và QÐ Sự thành bại của chiến tranh phụ thuộc rất lớn vào trạng thái chính trị - tinh thần của đất nước, nhất là của QÐ
Nói về vai trò của yếu tố chính trị - tinh thần, Lênin đã khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đêu tuỳ thuộc vào tỉnh thân
Trang 24tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của anh em, là yếu tố nâng cao tỉnh thân của binh sĩ và làm cho họ chịu dung
được những khó khăn chưa từng thấy” [§7, tr.147]
Khẳng định bản chất chính trị - giai cấp của chiến tranh và QĐ, vai trò của
trạng thái chính trị, tinh thần trong chiến tranh và sức mạnh chiến đấu cia QD,
các nhà lý luận mác xít đã vạch ra những nguyên lý cơ bản xây dựng QĐÐ kiểu mới của giai cấp công nhân Vấn đề quan trọng hàng đầu, vấn đề cốt tử là chăm
lo xây dựng QÐ về chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với QĐÐ, tiến
hành công tác cán bộ, công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong QÐ
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi tổ chức ra lực lượng vũ trang
cách mạng làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đã thấm
nhuần những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng QÐ kiểu mới của giai cấp công nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi: “Chính trị là một
động lực to” [42, tr.62] Người thường xuyên quan tâm củng cố và tăng cường
bản chất giai cấp công nhan cho QD Hon nwa thế kỷ qua, xây dựng QÐ về
chính trị đã trở thành nguyên tắc bất di, bất dịch đối với xây dựng QÐ ta Đó là luôn luôn giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng, tính nhân dân, tính dân tộc của QÐ; quán triệt và cụ thể hoá đường lối của Đảng vao trong QD, bao đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với QD, làm cho QÐ luôn là đội quân cách mạng, lực lượng chính trị tin cậy, trung thành với Đảng, với dân tộc, với nhân dân Nhờ
d6, QD đã làm nên truyền thống vẻ vang: trung với Đảng, hiếu với dân, sắn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng
Trong vài thập kỷ trở lại đây, thế giới bước vào thời kỳ phát triển nhanh
chóng, mạnh mẽ, đa dạng và rất phức tạp Cuộc cách mạng khoa học và công
Trang 25hiện nhiều nhân tố mới trong các mặt đời sống xã hội, đồng thời làm nảy sinh những khó khăn, thách thức mới Điều đó đặt nhiệm vụ xây dựng QÐ về chính trị trước hàng loạt vấn đề cực kỳ gay gắt
Mặc dù chế độ tư bản chủ nghĩa không thể giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản, vốn có và không tránh khỏi sự diệt vong tất yếu trong tương lai nhưng nhờ ứng dụng nhanh và có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất, có bước điều chỉnh về quan hệ sản xuất nên trước mắt nó còn có khả năng phát triển Trong khi đó chủ nghĩa xã hội, do nhiều nguyên nhân đã rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã làm thay đổi so sánh lực lượng và cục điện chính trị thế giới Cách mạng xã hội chủ nghĩa lâm vào thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đứng trước những khó khăn và thử thách nghiêm trọng Tình hình đó còn tác động sâu sắc, to lớn đến tiến trình cách mạng thế giới, đến các nước đang xây dựng chủ nghĩa xã
hội còn lại cả về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, khoa học
Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản, Nhà nước và QÐ các nước xã
hội chủ nghĩa đang bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch công kích ác
độc từ nhiều phía Chủ nghĩa cơ hội, xét lại dưới nhiều hình thức nảy sinh, phát triển Trong điểu kiện như trên, cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn cầu đang diễn ra rất quanh co, phức tạp, quyết liệt và lau dai
Hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển ngày càng trở thành yêu cầu
bức thiết và xu thế chung của các quốc gia, dân tộc Xu thế toàn cầu hoá, quốc tế
hoá đời sống nhân loại tiếp tục phát triển Gắn với xu thế này, một số nước lớn
mạnh về kinh tế, quân sự luôn luôn gây sức ép về kinh tế và điều kiện chính trị đối với nước ta cũng như các nước chậm phát triển và đang phát triển khác
Trang 26thức mới Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, hoạt động can thiệp và lật đổ, chạy đua vũ trang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết.:
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là nơi tập trung sự chú ý của nhiều nước nhất là các nước lớn, đồng thời cũng tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định như:
vấn đề biển Đông, khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo
Quá trình phát triển hết sức đa dạng, phong phú, nhanh chóng, phức tạp của đời sống xã hội trên thế giới và khu vực đã và đang.tác động sâu sắc đến yếu tố chính trị tinh thân của QÐ Muốn làm tròn sứ mệnh là công cụ bạo lực của cách mạng và tự bảo vệ mình đòi hỏi QD phải được xây dựng vững mạnh về chính trị
Sự phát triển của đất nước trong tiến trình đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mới đối với xây dựng QÐ về chính trị Công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng Nó
đã và đang tạo ra những tiền đề cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước phát triển lên trình độ cao hơn, tạo thêm thế và lực cho củng cố, giữ vững hoà bình lâu đài, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Sự phát triển kinh tế và tình hình chính trị-xã hội ổn định của đất nước có tác động tích cực đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tâm lý của cán bộ,
chiến sĩ trong QÐ Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới trong những năm
qua đã làm cho lòng tin vào Đảng, vào chế độ được củng cố, ý thức trách- nhiệm chính trị đối với sự nghiệp xây dựng QÐ, củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được nâng cao, sức mạnh chính trị - tinh than cla QD được tăng cường Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường đã và sẽ nảy sinh
những tiêu cực mới tác động đến xây dựng QĐÐ về chính trị
Trong quá trình đổi mới, cơ cấu xã hội - giai cấp trở nên đa dạng và
Trang 27
hiện các khuynh hướng chính trị - tư tưởng khác nhau, thậm chí đối lập nhau đo bị chi phối bởi lợi ích giai cấp
Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng diễn ra gay gắt đang tác động trực tiếp đến xây dựng QÐ về chính trị Trong xã hội xuất hiện khuynh hướng sùng bái đồng tiền, thương mại hoá các quan hệ xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản, phê phán, phủ định một cách hư vô chế độ xã hội chủ nghĩa, bản
sắc dân tộc, đề cao chủ nghĩa cá nhân tư sản, truyền bá lối sống tiêu thụ của xã hội phương Tây Các hành vi bất chấp kỷ cương, phép nước và đạo lý ngày càng
nhiều Lối sống sa đọa, hưởng thụ, buông thả, thái độ thờ ơ, lãnh đạm trước các
vấn đề chính trị - xã hội, mê tín dị doan tham nhập vào trong QĐÐ Đây là mảnh
đất màu mỡ cho hệ tư tưởng tư sản có điều kiện thẩm thấu, làm cho QÐ biến chất về chính trị, tha hoá về đạo đức, lối sống
Hiện nay, các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội đang kêu gọi QĐÐ Việt Nam nên trung lập, đứng ngoài chính trị như QD Liên Xô và các nước xã hội chủ - nghĩa Đông Âu trước đây Chúng ra sức tuyên truyền, phổ biến học thuyết chiến
tranh “phi giai cấp”, “phi chính trị” của chủ nghĩa tư bản hiện đại Phân chia “chiến tranh thuộc nền văn minh nông nghiệp”, “chiến tranh thuộc nền văn minh
công nghiệp” và “chiến tranh thuộc nền văn minh trí tuệ” thực chất đã loại trừ
hoàn toàn việc tìm ra bản chất của chiến tranh hòng làm cho cán bộ, chiến sĩ ta mơ hồ về tính chất chính nghĩa và phi nghĩa của chiến tranh
Các thế lực thù địch đang lợi dụng, khoét sâu, cường điệu những mặt tiêu cực của QÐ nhằm mục đích phủ nhận ban chất truyền thống của QÐ, gây ra sự hoài nghị, thiếu tin tưởng của nhân dân cũng như các cơ quan chính quyền nhà nước đối với QÐ Chúng còn ra sức phủ nhận thắng lợi của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và làm suy giảm niềm tin cla QD với Đảng Các thế lực thù địch hy vọng rằng
bằng những luận điệu xuyên tạc trắng trợn chúng sẽ làm cho cán bộ, chiến sĩ,
Trang 28Cùng với sự phát triển của tình hình, việc đổi mới tư duy về bảo vệ Tổ
quốc của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước cũng đòi hỏi phải tăng cường xây dựng QÐ về chính trị
Trên cơ sở phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan, Hội nghị
lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), đã xác định mục tiêu
của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay là: “Mội la bdo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
và nền văn hoá; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và mơi trường hồ bình,
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [5, tr.45-46]
Sự phát triển nhiệm vụ của QĐÐ trong giai đoạn mới đặt ra những vấn đề rất mới về xây dựng sức mạnh chiến đấu của QÐ ta, nhất là sức mạnh chính trị
Tình hình mới đặt ra yêu cầu xây dựng QÐ tinh nhuệ về chính tri QD không chỉ giỏi trên mặt trận đấu tranh vũ trang mà phải giỏi trên mặt trận đấu tranh chính trị - tư tưởng Nếu QÐ không tinh nhuệ về chính trị thì không thể
giành được chiến thắng: sẽ không đủ sức đề kháng, miễn dịch với “diễn biến
hoà bình”, với những tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường đang
hàng ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức chính trị, tình cảm chính trị và hành động chính trị của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong QD
Xây dựng QÐ về chính trị còn phải tạo được hiệu lực chính trị cao, đảm bảo cho QD có thái độ đúng trước mọi tình hình phức tạp, luôn vững vàng trước mọi thử thách cả trong đấu tranh vũ trang, trong chống “diễn biến hoà bình”, trước âm mưu “tự diễn biến” và trong đấu tranh chống các khuynh hướng chính trị sai trái
Trang 29của con người và vũ khí, trang bị kỹ thuật kết hợp với khoa học và nghệ thuật quân sự Trong phòng, chống “diễn biến hoà bình”, đấu tranh trên mặt trận
chính trị - tư tưởng, sức mạnh của QÐ được thể hiện chủ yếu ở khả năng ran
đe về chính trị
Như vậy, trong giai đoạn lịch sử đấu tranh dân tộc và giai cấp đặc biệt gay gắt, phức tạp hiện nay, thực tiễn tất yếu đặt ra yêu cầu rất cao cho nhiệm vụ xây dựng QÐ về chính trị, cũng như việc xây dựng rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ
1.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tướng cho
thanh niên quân đội là một trong những biện pháp cơ bản nhằm tăng
cường sức mạnh chính trị của quân đội hiện nay
Sức mạnh chính trị của QĐÐ được tạo thành bởi nhiều yếu tố, trong đó, CTGDCT-TT nhằm biến hệ tư tưởng của giai cấp vô sản thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị - tinh than cua QD 1a một trong những yếu tố và là nguyên lý cơ bản trong xây dung QD kiểu mới của giai cấp công nhân Nâng cao sức mạnh chính trị cua QD nhất thiết phải nâng cao hiệu qua CTGDCT-TT cho tat ca các đối tượng cán bộ, chién si trong QD, trong dé TN là lực lượng đông đảo nhất, giữ vai trò quan trọng
Trong QÐ ta, TN bao gồm đối tượng chiến sĩ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự và đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng trong độ
tuổi TN Đây là lực lượng đông đảo chiếm từ 75% đến 85% tổng quân số của
QD Từ cấp tiểu đoàn và tương đương trở xuống, có đơn vị 85% là TN, nhiều đơn
vi cơ sở có 100% cán bộ, chiến sĩ là TN [73, tr.16] Nếu tính riêng đối tượng
chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự thì ở các đơn vị cơ sở trong toàn quân, đối tượng này chiếm 100% quan sé Vi tri, vai tro cua TNQD duoc Nghị quyết
187/NQ-ĐU của Thường vụ Đảng uy Quân sự Trung ương khẳng định: “Thanh
miên là lực lượng chủ yêu, trực tiếp chấp hành các nhiệm vụ chinh tri cua QD ”
Trang 30nằ -.ưnn
đấu cua QD và là lực lượng đang tiếp bước, kế thừa truyền thống cách mạng vẻ
vang của Đảng và QÐ ta Đoàn viên TNQĐ còn là lực lượng hậu bị tin cậy đang
bổ sung cho Đảng những đẳng viên ưu tú; là lực lượng kế cận tương lai thường
xuyên bổ sung đội ngũ cán bộ, sĩ quan cho QĐÐ Một bộ phận TNQĐ sau khi
hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, trở thành những công dân, những cán bộ của Đảng tiếp tục đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Thanh niên - chiến sĩ là những người trực tiếp cầm súng chiến đấu và thực hiện các chức năng của QÐ Với tố chất trẻ, khoẻ, năng động, xông xáo, tổ chức tập trung, thống nhất, kỷ luật cao, TNQĐÐ là lực lượng Ø1Ữ vai trò xung kích trong thực hiện các nhiệm vụ của QÐ và của từng đơn vị Xung kích
trong thực hiện các nhiệm vụ của QÐ và đơn vị là một thuộc tính đặc thù của
TNQĐ Nó vừa thể hiện vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, lại vừa phản ánh sự giác ngộ về chính trị, trưởng thành về đạo đức ở người TNQĐ Chính vi Vậy, công tác Đảng, công tác chính trị và mọi hoạt động huấn luyện san sàng chiến đấu, công tác, lao động sản xuất trong QĐÐ đều lấy người TN- làm nhân vật trung tâm Xây dựng QÐ vững mạnh về chính trị, nhất thiết phải chú trọng xây dựng yếu tố chính trị tỉnh thần trong TN, lực lượng chủ yếu và trực tiếp chấp hành các nhiệm vụ chính trị của QÐ
Trang 31hiện nhiệm vụ Đó cũng là cơ sở trực tiếp hình thành và phát triển trong người TN- CS những phẩm chất cần thiết khác như: tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của Dang, của nhân dân, tinh thần chiến đấu kiên cường, sẵn sàng xả
thân hy sinh vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tính kỷ luật, ý thức chấp hành các
điều lệnh, quy định, chế độ quy tắc trong sinh hoạt và hoạt động của đơn vị Trong sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của QÐ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ
phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt để làm tròn
nhiệm vụ của QÐ cách mạng Người khuyên cán bộ, chiến si ta: “Phdi cố
gắng học tập về mọi mặt chính trị, quân sự Phải học tập chính trị: quân sự
mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại ”[68, tr.163] Đặc biệt trước mỗi bước ngoặt của cách mạng, khi tình hình nhiệm vụ thay đổi, Đảng đã chú trọng giáo dục cán bộ, chiến sĩ quán triệt sâu sắc các chỉ thị, | nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ của cách mạng, cla QD và đơn vị, tạo cơ sở cho sự thống
nhất ý chí và hành động để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ Ngay từ năm
1951, từ thực tiễn chiến đấu và xây dựng, Hội nghị Tuyên huấn toàn quân lần thứ nhất đã khẳng định: “Công tác chính trị là linh hôn, mạch sống của bộ đội Muốn nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ tư tưởng để nâng cao
sức chiến đấu của toàn quán, cần phải tăng cường công tác chính trị, đặc biệt
phải tăng cường giáo dục chính trị trong QÐ ”[68, tr.161] Chính nhờ được giáo dục chính trị - tư tưởng thường xuyên mà cán bộ, chiến sĩ luôn nắm
Trang 32Trong tình hình cách mạng mới, CTGDCT-TT cho cán bộ, chiến si QD,
đặc biệt là cho đối tượng TN đang đứng trước những yêu cầu, thách thức mới Những thành công của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước làm cho đời sống vật chất tinh thần nhân dân được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của cán bộ, chiến sĩ trong đó có TNQĐÐ vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa Chúng hạn chế sự phân tâm của người lính, nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị của họ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới Bên cạnh đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa tạo ra cơ sở vật chất, phương tiện cho CTIGDCT-TT, vừa tạo ra cho mỗi con người nhất là TN thói quen tư duy và phong cách hành động mới mang tính công nghiệp hiện đại Vì vậy, chất lượng TN hàng năm bổ sung cho QÐ tăng đáng kể cả về trí tuệ và ý
thức chính trị
Bên cạnh những thuận lợi do thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá mang lại là những tác động tiêu cực do mặt trái của kinh tế thị trường, sự cạnh tranh, tính thiếu ổn định, sự phân hoá giàu nghèo, cơ cấu xã hội giai cấp đang biến đổi tạo ra Những tiêu cực này sẽ ảnh hưởng lớn tới sự thống nhất ý chí trong nhân dân cũng như ở bộ đội Ngày nay, lớp TN vào QĐÐ thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, xuất thân từ nhiều giai cấp,
tầng lớp xã hội khác nhau Mỗi con người trong xã hội nói chung, mỗi quân
nhân trong QÐ nói riêng, không chỉ chịu sự tác động của hệ tư tưởng chính trị chính thống gắn với cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, mà còn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng, tâm lý, lối sống, tác phong của nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, của toàn bộ môi trường xã hội - giai cấp quá độ, đa dạng, phức tạp đầy biến động Quan hệ về kinh tế, văn hoá với thế giới sẽ làm gia tăng
khả năng tác động, ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản đối với xã hội, nhất là
Trang 33Là thế hệ đi sau, xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, được sinh
ra trong những mơi trường và hồn cảnh khác nhau, TN tiếp thu, thừa hưởng những thành quả cách mạng mang lại cũng khác nhau Vì vậy, không phải mọi TN trong xã hội nói chung, trong QĐÐ nói riêng đều nhận thức đúng đấn, đầy đủ về
mục tiêu, lý tưởng cách mạng Thậm chí, “ Móf bộ phận thanh niên trong quân
đội chưa nhận thức được đây đủ và sâu sắc tính chất gay go phúc tạp của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc hiện nay, nhất là âm mưu thủ đoạn "diễn biến hoà bình", bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; thiếu chủ động nhạy bén
trong đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng” [76, tr.32]
Những thay đổi về cơ chế kinh tế-xã hội đã hình thành trong TN một số đặc
điểm tâm lý mới so với trước Thay cho những giá trị có tính chất lý tưởng chung chung trước kia, những giá trị định hướng trong nhu cầu TN hiện nay mang tính
thiết thực, cụ thể, hiệu quả hơn Hiện nay, TN quan tâm nhiều đến những vấn đề
liên quan đến lợi ích vật chất, kinh tế hơn là tính thần Sự tăng lên của các nhân tố thực dụng trong mọi hoạt động của xã hội, trên cơ sở đó chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội cực đoan có nhiều điều kiện phát triển hơn, gây khó khăn cho quá trình xây dựng nhân cách quân nhân cách mạng
Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách
lôi kéo, mua chuộc đối tượng TNQĐ vì ở họ nhân cách chưa hoàn thiện, kiến thức,
kinh nghiệm sống còn hạn chế, chưa kinh qua chiến đấu Các chuyên gia chống
cộng của Mỹ đã từng chủ trương: “Nếu biết thụ hút thanh niên các nước xã hội
chủ nghĩa thích thú nghe những điệu nhạc rock, múa những điệu múa uốn éo, mặc những áo phông bó, cổ tròn mà trên đó in hình sao và vạch và quân bò Mỹ thì họ càng không thích "Quốc tế ca" và "sự đâu độc tỉnh thần ấy" sẽ làm cho đại đa số thanh miên Liên Xô và thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa khác dân thoát khỏi sự "trói buộc” của chủ nghĩa xã hội và giành được "tự do" [2, tr.165]
Dé xay dung QD về chính trị, một trong những nhiệm vụ cơ bản của
Trang 34TN- €S nói riêng kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới, nhất trí cao với đường lối, quan điểm chiến lược cách mạng, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vững tin vào chính mình, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, vượt qua thử thách, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và QÐ giao cho Việc xây dựng niềm tin cho TẢN là thành tố tâm lý quan trọng nhất, trực tiếp thôi thúc hành động cách mạng
của mỗi quân nhân, đồng thời đó còn là cơ sở để hình thành, phát triển các phẩm
chất khác trong nhân cách quân nhân cách mạng
Quán triệt quan điểm của Đại hội Đảng IX và Đại hội Đảng toàn quân lần
thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ VI khẳng định: “Phải thực sự coi trọng và đặt lên hàng đầu giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thụ lý tưởng, bẩn lĩnh và kinh nghiệm chiến đâu Bồi dưỡng đạo đức cách mạng, xây dựng niêm tin và mục tiêu động cơ phấn đấu đúng đắn cho thanh niên” [76, tr.103]
Như vậy, CIGDCT-TT cho TN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng QÐ về chính trị, cũng như đối với việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của bản thân mỗi TN- CS trong thời kỳ cách mạng mới
1.2.3 Đổi mới hình thức là một trong những biện pháp quan trọng
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho
thanh niên quân đội hiện nay
Chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ ra rằng, tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó hoàn tồn khơng có nghĩa hình
thức chỉ là cái bị động ngoan ngoãn đi theo nội dung Trái lại, hình thức luôn
luôn có tính độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung Khi phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ mở đường và thúc đẩy sự phát triển của nội dung, trường hợp ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung
HTCTGDCT-TT là sự biểu hiện của nội dung, nên có tác động rất
nhạy cảm đối với đối tượng “Có thể so sánh một cách "thô thiển" rằng hình
Trang 35
bao bì, mâu mã chứa đựng sản phẩm hàng hoá vậy” [18] Hình thức mới lạ,
hấp dẫn sẽ dễ thu hút đối tượng Ngược lại, nếu sử dụng các hình thức cũ kỹ, lạc hậu, không phù hợp với tâm lý đối tượng sẽ tạo ra tâm thế đối lập hoặc thiếu hứng thú, cản trở quá trình tiếp nhận nội dung của đối tượng
Nhìn lại lịch sử đấu tranh tư tưởng, chúng ta thấy bất cứ giai cấp nào cũng coi trọng hình thức truyền bá hệ tư tưởng và tìm mọi hình thức để quần chúng tiếp nhận hệ tư tưởng của mình một cách thuận lợi nhất Các tổ chức tôn giáo cũng rất coi trọng hình thức truyền đạo “Ngôi nhà thờ đồ sộ nổi bật giữa những xóm làng nhà tranh vách đất, ao tà nước đọng của nông thôn nước ta trước đây, kiểu cách trang trí trong nhà thờ, y phục cố đạo, giờ giấc đánh Chuông, đọc kinh xưng tội, rửa tội là cả một hệ thống hình thức, phương
pháp được nghiên cứu chu đáo Giáo hội luôn coi trọng việc cải tiến hình
thức truyền đạo Đạo phật cũng rất quan tâm đến hình thức ”[53, tr.56]
Trong thời kỳ hoạt động bí mật, hình thức không chỉ có tác dụng nâng
cao hiệu quả công tác tư tưởng mà còn có vai trò rất lớn trong việc giữ bí mật, che mắt địch Trong điều kiện kiểm soát và khủng bố ngặt nghèo của đế quốc
và tay sai, các chiến sĩ cách mạng đã sử dụng các hình thức hoạt động xã hội
như hội họp công hội, bãi cơng, bãi khố, mít tinh để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng vào quần chúng
Tiến hành CTGDCT-TT cho đối tượng TN càng không thể không coi trọng hình thức bởi những nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này là: ham hiểu biết, yêu
thích cái mới, ưa cách tân, đám mạo hiểm, thích sáng tạo, thích tự khẳng định
mình “Thanh niên yêu cái mới, thích cái vui, chuộng cái đẹp, khao khát sáng tạo trong sự kết hợp tương xứng giữa nội dung và hình thức của nớ”[1, tr.203] Vì vậy,
TN ở thời đại nào cũng luôn chán ghét những gi cũ kỹ, lạc hậu, lỗi thời, những
hoạt động lặp đi lặp lại, đơn điệu nhàm chán Trong sự nghiệp đổi mới nước ta
Trang 36tất cả các lĩnh vực đời sống do chúng ta đã biết khơi dậy tinh thần ham hiểu biết,
yêu thích cái mới, thích sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ
Hiện nay, một trong những xu hướng biến đổi tâm lý có ảnh hưởng đến việc sử dụng HTCTGDCT-TT là TN sống thực tế hơn và duy lý hơn Xu hướng coi nhẹ những vấn đề chính trị, không thích tham gia các hoạt động
chính trị trong TN tiếp tục phát triển “Mặc dù thanh niên vẫn quan tâm đến -
diễn biến của tình hình chính trị trong nước và thế giới nhưng chỉ là để hiểu biết đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ,
chứ chưa ở mức để trang bị nhận thức, quan điểm cho bản thân sẵn sàng tham
gia tích cực vào các hoạt động chính trị của xã hột” [61, tr.16]
Để CTGDCT-TT có thể tìm được con đường đi vào trái tim, khối óc
của TN, không những cần phải đổi mới nội dung, phương pháp mà còn phải
thực hiện nó bằng các hình thức mới hiện đại hơn “Chiến sĩ của ta ngày nay rất thông minh, nhạy bén, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, có bản lĩnh, có cá tính, ít phụ thuộc vào người khác Đó cũng là lý do vì sao công tác giáo đục ở các đơn vị cơ sở, nhiều hình thức, phương pháp giáo dục mang tính áp đặt, khiên
cưỡng, thiếu chiêu sâu lý luận đã không mang lại hiệu quả, chưa đi vào trái tim, khối óc của chiến sĩ ° [26, tr.50]
Kalinin - một nhà cộng sản nổi tiếng của Liên Xô trước đây, đã từng
nói: “Giáo đục con người đặc biệt là giáo dục quân nhân, là một công việc
phức tạp và tỉnh vi Trong công tác ấy, khơng được hồn tồn dựa vào những hình thức tổ chức thường xuyên nào đó hay nghĩ ra những hình thức công tác
mới cho bất kỳ lúc nào trong cuộc sống, làm như vậy thì giáo dục chỉ là giáo
dục Bằng một hình thức đã có sẵn, dù hình thức đó tốt đến bao nhiêu cũng không thể giải quyết hết mọi vấn đề của giáo đục ` [27, tr.52]
Nhận thức vai trò quan trọng của HTCTGDCT-TT cho TN, Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã khẳng định: “Phi thực sự đổi mới các hình
Trang 37hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, với nhãng đặc điểm về lúa tuổi, và những nhu
câu mới của thanh niên” [14, tr.130] Từ thực tiễn 5 năm đổi mới, tháng 2 năm
1991, Bộ Chính trị (khoá VI) ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN, tiếp tục yêu cầu: “Hình thức và
biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cần được cải tiến phù hợp với đặc điểm của tuổi trẻ trong điêu kiện kinh tế-xã hội mới” [61, tr.30] Mới đây, tổng kết nửa
nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp
hành Trung ương (khoá IX) đã chỉ ra yêu cầu: “X4y dựng chiến lược thanh niên,
giáo đục lý tưởng đạo đúc, đào tạo nghề nghiệp và tạo nhiều việc làm cho thế hệ trẻ; da dạng hoá hình thức, phương pháp tập hợp sinh viên; mở rộng phong trào
tình nguyện của thanh niên, sinh viên”[15, tr.102]
Như vậy, cùng với những thành tựu và sự phát triển của đất nước trong
quá trình đổi mới, quan điểm về đổi mới HTCTGDCT-TT luôn luôn được
Đảng ta quan tâm và thể hiện rõ ràng trong các văn kiện quan trọng
Trong QÐ, nhận thức rõ vai trò của hình thức đối với việc nâng cao hiệu
quả CTGDCT-TT, Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ IV đã xác định: “Két hop chặt
chế giữa giáo dục chính trị cơ bản với giáo dục của Đoàn, vận dụng nhiều hình
thức sinh hoạt phù hợp với đặc điểm tâm lý, sở thích của thanh niên”[60, tr.32] Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ V cũng tiếp tục khẳng định: “Tích cực tham gia
đổi mới nội dung và hình thức giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở, kế thừa và phát huy có chọn lọc các hình thức giáo dục mang tính truyền thống; đông thời tích
cực tìm tòi các hình thức giáo dục mới có hiệu quả, thu hút được thanh niên" [64,
tr.43] Đến Đại hội Đoàn toàn quân lân thứ VI, quan điểm này đã được phát triển và cụ thể hoá thêm một bước: “Đa dạng hoá các hình thức, biện pháp tập hợp, giáo dục thanh niên , trên cơ sở tôn trọng và phát huy tốt vai trò tự giáo dục của
mỗi đoàn viên thanh niên” [76, tr.41]
Những quan điểm đó thể hiện yêu cầu khách quan và trở thành phương
Trang 38KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng QÐ về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi phải không ngừng nâng cao hiệu quả CTGDCT-TT cho bộ đội, đặc biệt là đối tượng TN, lực lượng chủ yếu ở các đơn vị cơ sO trong QD
HTCTGDCT-TT có vai trò rất quan trong trong viéc chuyển tải nội dung và có ảnh hưởng nhất định đến việc truyền bá nội dung của chủ thể và tiếp nhận nội dung của đối tượng Vì vậy, muốn nâng cao hiệu qua CTGDCT-
TT, cùng với đổi mới nội đung, phương pháp, phương tiện, đổi mới hình thức là một đòi hỏi khách quan và bức thiết
HTCTGDCT-TT có nhiêu loại, mỗi loại đều có những đặc điểm, ưu
thế, hạn chế khác nhau Vì vậy, cấp uỷ, chỉ huy, cán bộ chính trị, cán bộ Đoàn
ở đơn vị cơ sở phải có quan điểm tổng hợp, lịch sử, cụ thể khi tiến hành lựa
Trang 39Chương 2
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HÌNH THỨC CƠNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO THANH NIÊN
QUÂN ĐỘI TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ANH HUGNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐỔI MỐI HÌNH THỨC
CƠNG TẮC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO THANH NIÊN QUẦN ĐỘI 2.1.1 Đặc điểm môi trường giáo dục thanh niên trong quân đội
Đặc trưng nổi bật của môi trường giáo dục trong QÐ là kỷ luật tự giác,
nghiêm minh Kỷ luật quân sự là sự tuân thủ nghiêm túc, chính xác mọi quy định và quy tắc do pháp luật nhà nước và điều lệnh QD quy định Tính chất tự giác, nghiêm minh của kỷ luật QÐ được quán triệt vào mọi hoạt động của bộ đội trong thời chiến cũng như thời bình
Chức năng chiến đấu, kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh quy định tính kế hoạch, thống nhất và cường độ cao của mọi hoạt động giáo dục quân sự Hiện
nay, trong thời bình, toàn bộ các hoạt động huấn luyện, học tập, công tác, nghỉ
ngơi của bộ đội đều thống nhất thực hiện theo 10 chế độ trong ngày và 3 chế độ trong tuần Ngoài thời gian huấn luyện trên thao trường, diễn tập, tiến hành công tác dân vận, giao lưu với địa phương , mọi hoạt động của bộ đội chủ yếu diễn ra trong phạm vi doanh trại Các đơn vị đóng quân ở vùng biên giới, hải đảo và một số đơn vị làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa thường cách xa khu dân cư, cộng với chế độ quản lý bộ đội theo điều lệnh nghiêm ngặt, làm
cho môi trường giáo dục của QĐÐ gần như tách biệt, khép kín với bên ngoài
Tính chất lao động đặc thù, tính tổ chức cao và kỷ luật tự giác, nghiêm
minh làm cho QÐ trở thành môi trường tốt để đào luyện con người Chính vì vậy,
Trang 40“Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên”, tổ chức Đoàn tiến hành nhiều hoạt động phong phú để giáo dục TN trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa
Như vậy, có thể nói, QÐ là môi trường giáo dục “kép” đối với TN
Không có môi trường giáo dục nào buộc TN phải hoà cái tôi cá nhân vào tập
thể, suy nghĩ và hành động thống nhất theo tập thể như môi trường QÐ Mọi
hoạt động sắn sàng chiến đấu, học tập, công tác, nghỉ ngơi đều được chương trình hoá và được điều tiết bởi các chế độ quy định mang tính pháp lý nghiêm ngặt Đặc điểm đó là điều kiện bảo đảm cho CTGDCT-TT đi vào nên nếp, có chất lượng, hiệu quả cao Tuy nhiên, do cường độ giáo dục cao, môi trường khép kín dễ làm cho hình thức giáo dục bị lặp lại, đơn điệu, gò bó, đối lập với tâm lý thích giao tiếp, ưa tự do thoải mái, năng động ở TN
2.1.2 Đặc điểm của chủ thể và đối tượng của công tác giáo dục
chính trị - tư tưởng cho thanh niên ở đơn vị cơ sở trong quân đội
Trong QD, don vi co sở được quy định là cấp trung đoàn và tương
đương Chủ thể CTGDCT-TT cho _TNQĐ ở đơn vị cơ sở là cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, cơ quan chính trị trung đoàn và
đội ngũ cán bộ, đảng viên Trong đó, cán bộ chính trị, cán bộ Đoàn là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tiến hành CTGDCT-TT cho đối tượng TN- C5 thực hiện nghĩa vụ quân sự
Xuất phát từ nguyên tắc xây dung QD cach mạng, các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy và tổ chức quần chúng trong QÐ luôn được quan tâm củng cố,
kiện toàn về mọi mặt Bằng cơ chế lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của
Đảng đối với QÐ và hệ thống quy chế, chức trách cụ thể, chặt chẽ đối với từng
tổ chức, từng cá nhân làm cho các tổ chức luôn có hiệu lực lãnh đạo và chỉ