TS NGUYEN NAM THANG
e518 LE EIEN
Trang 4
LỮI NHÀ XUẤT BẠN
Mọi dân tộc đều có tư tưởng và tình cảm yêu nước, nhưng do
hoàn cảnh lịch sử và điều kiện sinh sống ở mỗi dân tộc một
khác, nên sự thể hiện của tư tưởng và tình cảm yêu nước ở mỗi dân tộc cũng khác Tư tưởng và tình cảm yêu nước Việt Nam luôn được bổ sung và phát triển trong lịch sử đã trở thành một hệ thống các quan điểm, ý thức về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, trở thành một chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam, chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam có nét chung là nhân văn, chính nghĩa
và vì lợi ích chung của dân tộc, nhưng ở mỗi thời kỳ lại có những
đặc trưng riêng
Trong các giai đoạn lịch sử trước, nhờ có chủ nghĩa yêu nước
mà dân tộc ta đánh thắng được giặc ngoại xâm, giành lại được độc
lập cho đất nước Nhưng trong nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam vẫn tổn tại, mà Việt Nam không thắng được
giặc Pháp, không bảo vệ được độc lập cho dân tộc! Tại sao vậy?
Mặc dù chủ nghĩa yêu nước Việt Nam giai đoạn này bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc, nhưng nó đã kế thừa, duy trì chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam trước đó, đã động viên
nhân dân kiên quyết chống sự xâm lược của thực dân Pháp, đồng thời tạo tiền đề cho sự thai nghén một chủ nghĩa yêu nước mới, cao nhất trong lịch sử - chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập những giá trị lịch sử
Trang 5nước Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX nói riêng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIN của TS Nguyễn Nam
Thắng, cán bộ giảng dạy Khoa Triết học, thuộc Học viện Chính trị
Khu vực I, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Cuốn sách gồm 5 phần Phần I giới thiệu khái quát về hoàn _cảnh lịch sử chống giặc ngoại xâm của Việt Nam ở nửa cuối thế
kỷ XIX Phần II luận bàn về vấn đề yêu nước và chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam Phan III va phần IV nêu lên nội dung tư tưởng
và đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, bao gồm hai khuynh hướng cơ bản: yêu nước theo
quan điểm truyền thống và yêu nước theo quan điểm cải cách
Phân V của cuốn sách góp phần lý giải vì sao chủ trương cải
-cách ở Nhật Bản thành công còn ở nước ta lại không thành công Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu bổ ích phục vụ nghiên cứu và học tập của bạn đọc
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là một đề tài phức tạp, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau Tôn trọng chính kiến của tác giả và để bạn đọc rộng đường tham khảo, chúng tôi cố gắng giữ nguyên nội dung của cuốn sách và coi day
là ý kiến riêng của tác giả Xin giới thiệu cuốn sách và mong
nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc
Tháng 4 năm 2014 ©
Trang 6MUC LUC Trang Lời Nhà xuất ban 5 Lời mở đầu 9 Phần ï
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM
CỦA DÂN TỘC TA NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX 18
Thời đại và tương quan lực lượng 13 2 Giai cấp phong kiến đương thời, mà đại biểu là triều
đình nhà Nguyễn không còn khả năng đảm đương
được nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc 17
3 Các tầng lớp nhân dân đảm đương sự nghiệp đánh
giặc, cứu nước 22
Phần II
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX 34
Sự hình thành ý thức và tư tưởng yêu nước 34 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX 46 3 Vai trò của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối
Trang 7Phần III
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
THEO QUAN DIEM TRUYEN THONG
1 Nhiing nét chung cua chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XIX theo quan điểm truyền thống
2 Vấn đề trung với vua và yêu nước
3 Một số nhà yêu nước tiêu biểu theo quan điểm truyền thống
Phần IV
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
THEO QUAN ĐIỂM CẢI CÁCH ˆ
1 Những nét chung của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XIX theo quan điểm cải cách
2 Một số nhà yêu nước có tư tưởng cải cách tiêu biểu Phần V
TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
'THEO QUAN ĐIỂM CẢI CÁCH
Trang 8LỮI MŨ BẦU
Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Trong các giai đoạn lịch sử trước, nhờ có chủ nghĩa yêu nước mà dân tộc Việt Nam đánh đuổi
được giặc ngoại xâm, giành lại được độc lập cho đất nước
Nhưng ở nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa yêu nước vẫn tổn tại mà nước ta bị mất dần về tay thực dân Pháp, vậy sự thể hiện của chủ nghĩa yêu nước ấy như thế nào? Nội dung và tính chất của nó ra sao? Các vấn đề trên nếu được giải thích một cách khách quan, khoa học thì không những làm rõ được tình hình tư tưởng lúc đương thời mà còn góp phần làm rõ chủ nghĩa yêu nước dân tộc
Nửa cuối thế kỷ XIX là giai đoạn đau thương nhưng
anh dũng của dân tộc Việt Nam, giai đoạn này tập trung
nhiều vấn để có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử dân tộc và lịch sử tư tưởng dân tộc Ở đó diễn ra sự đấu tranh và đụng độ giữa hai nhà nước: Việt Nam cổ truyền và Pháp xâm lược; giữa hai chế độ xã hội: phong kiến truyền thống Việt Nam và chủ nghĩa tư bản phương Tây; giữa hai nền
văn minh: văn minh lâu đời phương Đông và văn mình
phương Tây tư bản chủ nghĩa Ở đó, nếu được nghiên cứu đầy đủ thì có thể cung cấp cho ta nhiều sự hiểu biết về
tỉnh thần và nghị lực của dân tộc Việt Nam, ý chí và năng
Trang 9lực tư duy của con người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đầy thử thách
Mấy chục năm nay ở trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, nhưng đại bộ phận là nghiên cứu trên lĩnh vực thông sử
và văn học, còn nghiên cứu trên bình diện tư tưởng và lịch
sử tư tưởng thì ít được đề cập Hơn nữa, những nghiên cứu đã qua nếu có đề cập đến tư tưởng dân tộc ta ở cuối thế kỷ XIX thì phần nhiều mới nói tới một số phương diện, một số khía cạnh, một số vấn để, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu toàn điện và có hệ thống về tư tưởng yêu nước của dân tộc trong giai đoạn này
Nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX không chỉ nhằm tìm kiếm những lời giải phù hợp
với lịch sử khách quan, đáp ứng nhu cầu nhận thức, mà
còn có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng Đó là, cung cấp thêm cơ sở cho uiệc dự đoán uà định hướng sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của tính thần dân tộc
Viét Nam trong giai đoạn lịch sử hôm nay va mai sau Boi vì, hơn lúc nào hết, trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề dân tộc, phát triển dân tộc đòi hỏi phải có một sự tiếp sức
mạnh mẽ từ mạch nguồn tinh thần của dân tộc, của chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam với vai trò là động lực tình thần,
định hướng cho các hoạt động thực tiến xây dựng, phát
triển và bảo vệ đất nước, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội -
Trang 10bước đường hiện tại và tương lai của nước nhà, tác giả
thiết nghĩ không có cách gì khác hơn là nghiên cứu giai
đoạn này trên bình diện hịch sử tư tưởng dân tộc Cuốn sách Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỳ XIX được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu đó
Mặc dù tác giả đã cố gắng và thận trọng trong việc nêu ra và giải quyết vấn đề, song đây là một để tài nghiên cứu phức tạp, mà năng lực tác giả còn hạn chế, cho nên cuốn sách khó tránh khỏi khiếm khuyết Vì vậy, tác giả chân thành mong muốn nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc để khi tái bản cuốn sách được bổ sung và hoàn
thiện hơn
Tác giả
TS NGUYÊN NAM THẮNG
Trang 12Phan |
HOAN CANH LICH SỬ CHONG NGOAI XÂM CUA DAN TỘC TA NỬA CUGI THE KY XIX
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta nửa cuối thế kỷ XIX là một trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập cho Tổ quốc Nó cùng
chung những tính chất với các cuộc kháng chiến trong quá
khứ, như: bản chất chính nghĩa; mục tiêu chân chính (vì độc lập tự do, vì quyền sống của dân tộc); quy mơ tồn dân, tồn diện, v.v Nhưng, cuộc kháng chiến này cũng có
những điểm khác biệt, sự khác biệt này đã quy định chiều
hướng, kết cục, tiền đổ và tư tưởng của cuộc chiến tranh Muốn hiểu rõ tư tưởng của cuộc kháng chiến này không thể không tính tới những khác biệt đó
1 Thời đại và tương quan lực lượng
Mọi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dan tộc ta trước thế kỷ XIX đều diễn ra trong thời đại phong kiến, cả đối phương và dân tộc ta đều thuộc một chế độ kinh tế - xã
hội, chế độ phong kiến, sự hơn kém của mỗi bên trong chiến tranh không phải là do bản chất chế độ quy định mà
Trang 13là do tình thần, ý chí, tài năng, lực lượng trực tiếp của mỗi bên quyết định Cuộc kháng chiến lần này diễn ra trong
thời đại chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hiện tượng thế giới Các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây đua nhau di
chinh phục các nước lạc hậu hơn mình ở khắp các châu lục `
để tìm kiếm thị trưởng, nhằm vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, v.v Đế quốc Pháp đánh nước ta là nằm trong
xu thế bành trướng đó của chủ nghĩa tư bản
Việc xâm chiếm các nước khác làm thuộc địa cho mình của các nước phương Tây đã được chuẩn bị từ lâu trong
lịch sử Sau cuộc cách mạng công nghiệp ở các thế kỷ
XVII, XVII, gia1 cấp tư sản phương Tây đã sản xuất ra một khối lượng hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất
lượng gấp nhiều lần so với nhiều thế kỷ trước đó cộng lại
Lòng tham tìm kiếm lợi nhuận của bọn tư bản cũng tăng lên chưa từng có Chúng đua nhau tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở những nơi còn nằm trong chế độ phong kiến và tiền phong kiến trên khắp thế giới Chúng tiến về Đông A, Viét Nam
không là ngoại lệ
Sự bành trướng về Á Đông của bè lũ thực dan gặp lúc
lòng dân ở đây ly tan, triều đình suy yếu, mất cảnh giác,
- không đề phòng, là điều kiện thuận lợi để đế quốc Pháp tăng thêm dã tâm và đẩy nhanh cuộc xâm lược Việt Nam
Tu thé ky XVI, cac nước tu bản phương Tây như Hà
Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và nhất là Pháp đã
nhòm ngó Việt Nam Thủ đoạn của chúng là truyền giáo đi trước, súng đạn theo sau Nhiều giám mục, linh mục
Trang 14thực chất là điều tra khảo sát tình hình kinh tế, chính trị, hệ tư tưởng, ngôn ngữ, tập tục, v.v của Đàng Ngoài và Đàng Trong của Việt Nam lúc bấy giờ, chuẩn bị cho việc đánh chiếm Việt Nam sau này
Cuối thập kỷ 40 đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp cho là sự chuẩn bị xâm lược đã đủ, thời cơ đã đến, nếu kéo dài sự chuẩn bị thì Việt Nam sẽ rơi vào đế quốc Anh, nên chúng quyết định nổ súng, tiến đánh Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam kéo dài mấy chục năm Việc đánh Việt Nam chính là kết quả của một thế lực bành trướng với một âm mưu đã được chuẩn bị từ lâu của thực dân Pháp
Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì cuộc kháng chiến của dân tộc ta ở nửa cuối thế kỷ XIX có những nét giống với các cuộc kháng chiến trong lịch sử về tương quan lực lượng giữa địch và ta, đó là địch chủ động ta bị động, địch mạnh ta yếu, nhưng về thực chất đã khác nhiều Do đó,
lúc này khó lặp lại hiện tượng bị động có thể địch được
chủ động, yếu có thể thắng được mạnh mà tiền bối đã
khái quát, khó thực hiện được sự chuyển hoá trong tương
quan lực lượng Thế và lực của dân tộc ta và giặc ngoại
xâm trong thời gian này đã khác nhiều so với các tương
quan trong lịch sử
Điều không dễ gì thấy được ngay nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là sức mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Pháp so với nền sản xuất của chế độ phong kiến triểu Nguyễn Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Pháp tạo cho quân đội Pháp một lực lượng vật chất hùng hậu, khiến quân đội này chính chiến trong nhiều năm, ở nhiều nơi
Trang 15trên thế giới mà không thấy cạn kiệt Trong khi đó thì nền sản xuất phong kiến của triểu Nguyễn lúc bình thường đã ốm yếu, khi có chiến tranh lại càng mau chóng đi đến chỗ kiệt quệ Triều đình không đủ sức chu cấp lương thực và
tài chính cho bộ máy thống trị cổng kểnh, cho quân lính
đã rệu rã và cho trang bị vũ khí chiến đấu Một quân đội
đới khát với một trang bị thiếu thốn thô sơ, thì làm thế
nào có đủ sức lực và tỉnh thần để chiến thắng kẻ địch hùng mạnh, làm thế nào để chuyển hoá được thế trận
Điều nhận thấy dễ dàng là vũ khí của Pháp hiện đại hơn, phương pháp tác chiến của Pháp tiến bộ hơn, còn triéu Nguyễn và các thế lực chống Pháp của ta thì ngược lại, vũ khí thô sơ, phương pháp lạc hậu Thô sơ, lạc hậu thì khó có thể thắng được hiện đại và tiên tiến Đây không
phải là dựa vào tư tưởng duy vũ khí luận để bào chữa cho sự thất bại, không phải là coi thường yếu tố con người của
ta Nhưng có một thực tế trong lúc bấy giờ, nhiều trận thua của ta là do không có vũ khí tốt, không có trang bị tốt, và do đó không có phương án tác chiến tốt Lịch sử cho thấy, đến khi Cao Thắng, một nhà quân sự có tài của phong trào chống Pháp do Phan Đình Phùng chỉ đạo, sang
tạo ra xưởng đúc súng, làm ra được nhiều khẩu súng có
tính năng sát thương cao, thì mới có nhiều trận đánh
thắng được Pháp Đó là một thí dụ về sức mạnh của vũ
khí Thiếu yếu tố của vũ khí, sức mạnh chiến đấu của con người chính nghĩa không được nâng lên
Tuy nhiên, như có người đã nói, Việt Nam thua Pháp
lúc bấy giờ không phải là một định mệnh Điều này đúng
Trang 16không nhất thiết diễn ra một cách phổ biến mà không có đặc thù, không nhất thiết diễn ra một cách tất yếu mà không có ngoại lệ Trong lịch sử đã từng có những cuộc
chiến đấu mà lực lượng hai bên chênh lệch nhau, nhưng
bên yếu kém (về vũ khí và lực lượng) do biết khai thác tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh, do ý chí chiến đấu, sự quyết tâm và sự sáng tạo trong điều hành của bộ máy chỉ huy nên tạo ra được sự chuyển hoá và đã thắng được bên kia Nhưng, ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX,
triều đình nhà Nguyễn - lực lượng cầm quyển, đại diện
cho dân tộc Việt Nam đương thời, đã không thể thực hiện được điều đó
2 Giai cấp phong kiến đương thời, mà đại biểu là triểu đình nhà Nguyễn không còn khả năng đâm đương được nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Nhìn vào lịch sử dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam đầu thời kỳ khôi phục độc lập đã phải đương đầu với
sức mạnh của quân xâm lược Tống, Nguyên, nhưng các
triéu dai nay đã vượt qua được Cụ thể là, các triều Tién Lê, Lý, Trần, tuy lúc đó cồn non trẻ, thiếu thốn nhiều bể, gặp phải quân địch hùng mạnh hơn mình nhiều lần,
nhưng họ đã phát huy năng lực chủ quan đến mức cao
nhất để đảm đương sứ mệnh của lịch sử Họ có sức sống và gắn bó với nhân dân, đoàn kết được toàn dân, nên đã chuyển được yếu thành mạnh, thắng được giặc, bảo vệ được chủ quyền độc lập của dân tộc Còn triều đình nhà Nguyễn thì không có được vị thế đó Sự yếu kém của nó
RIA A xi, *
thể hiện trên nhiều mặt:
Trang 17Về chính trị, sự yếu kém của triểu đình nhà Nguyễn đã thể hiện trên các phương diện sau Trước hét la, mo hé trước cục diện chính trị thế giới đương thời, nhắm mắt làm ngơ trước xu thế bành trướng của phương Tây tư bản chủ nghĩa Không phải triều đình Nguyễn không biết đến sức mạnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây Ngay từ thời chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh (sau lên làm vua với đế hiệu là Gia Long, mở đầu triều Nguyễn), đã nhờ giám mục Pigneau de Béhain (Bá Đa Lộc) đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp để nhờ triều đình Pháp giúp đố đánh quân Tây Sơn Không phải triểu đình Nguyễn không biết đến _ gự uy hiếp của phương Tây ngày một đến gần Đế quốc Anh chiếm Ấn Độ, Xingapo, Malaixia, Hương Cảng của Trung Quốc, v.v., Hà Lan chiếm Inđônêxia, v.v Những
sự kiện chính trị tày đình đó, trước đây chưa từng xây ra,
và được liên tục báo về triểu đình Huế Lúc bấy giờ, triều đình Huế vẫn có các thương thuyền đi mua hàng xa xỉ ở
các thuộc địa trên, làm sao những thông tin đó lại không
đến được với nó Không phải nó không bị đối mặt với những nguy cơ trực tiếp của bọn thực dân, khi bọn này liên tục yêu sách triều đình Huế hết điều này đến điều khác Trong thực tế, triểu đình đều biết đến các sự kiện chính trị nói trên, song đã chủ quan, cố ý làm ngơ, không có sự chuẩn bị để đối phó
Thứ hơi, triều đình Nguyễn không giải quyết được tệ
nạn cường hào diễn ra ngày một nhiều ở các địa phương
Bọn này cướp ruộng đất, bóc lột nhân công, hãm hiếp vợ
Trang 18triều đình, nhưng vua triều Nguyễn biết rồi để đấy, không có biện pháp ngăn cấm hành vi cướp đoạt của bọn cường hào Không những thế, nó còn dung túng cường hào và kết tội những người nông dan néi dậy là lười nhác và hung bạo Kết quả là người dân bị đẩy vào bước đường cùng,
nạn đói kém diễn ra ngày càng trầm trọng và lan trần
nhiều nơi Trộm cướp xuất hiện ngày một nhiều, lòng người ngày một ly tán, dòng người xiêu bạt ngày một đông An ninh xã hội bị uy hiếp -
Thứ ba, triều đình Nguyễn không giải quyết được mâu thuẫn giữa triểu đình và các thế lực phong kiến địa phương Sự chống đối, nổi dậy của các địa phương ngày một nhiều Dưới triểu Nguyễn có khoảng 500 cuộc khởi nghĩa và chống đối Hiện tượng đó diễn ra nhiều nhất dưới triéu Tự Đức, thời gian Pháp tiến đánh nước ta Triều
Nguyễn không những không đoàn kết được toàn dân, mà
cịn khơng đồn kết được các tầng lớp của giai cấp mình
Nó bị cô lập
Thứ tư, nhà Nguyễn không giải quyết được vấn dé xã hội nóng bỏng lúc bấy giờ là quan hệ lương - giáo Triều đình có thành kiến với giáo dân Tuy nhiên, trên thực tế có
một số giáo sĩ phương Tây làm gián điệp cho Pháp và có một số giáo dân làm tay sai cho giặc, song đó không phải
là tất cả Nhưng triều Nguyễn không biết được điều ấy Từ
đó, nó đi đến nhận định sai lầm rằng, giáo dân (người theo
đạo Thiên chúa) là những người theo địch, nên ngăn cấm
và đàn áp, gây nên mâu thuẫn gay gắt giữa lương và giáo,
giữa giáo dân và triều đình, đẩy giáo dân về phía địch Kết
Trang 19quả là, xã hội đã rối loạn càng rối loạn thêm, nhân dân đã
chia rẽ càng chia rẽ thêm Và, sự ác cảm của giáo dân đối với triều đình ngày một tăng lên
Đường lối chính trị và chính sách của một triều đình là
cơ sở để biết được sức mạnh của nó như thế nào Đường lối và chính sách của triểu Nguyễn có thể tóm tắt là: đối ngoại thì mất cảnh giác, đối nội thì ích kỷ, hẹp hòi, chia
rẽ Một đường lối và chính sách như thế, thì kết quả tất
yếu mà nó tạo ra sẽ là một xã hội ngày càng lún sâu vào
sự khủng hoảng, bế tắc và bất lực
Về kinh tế Chính sách kinh tế của triểu Tự Đức không khác gì với các triểu vua Nguyễn trước Vẫn lấy nông nghiệp làm gốc, song không biết làm thế nào để nông
nghiệp phát triển, để lúa gạo dổi dào Vua thì chỉ biết thu thuế ngày một nặng, quan thì không biết kiến thức gì về sản xuất vật chất, dân thì không thiết tha với đồng ruộng
và nghề nghiệp chính của mình Mùa màng thất bát diễn ra liên tục, hết năm này đến năm khác Nạn đói hoành
hành khắp nơi
Thương nghiệp triều Nguyễn vẫn bị xem là ngọn, triều đình không nắm lấy mà lại khoán cho Hoa kiểu bao thầu Họ cung cấp cho bao nhiêu thì được bấy nhiêu Hơn nữa, triểu đình này còn thực hành bế quan toả cảng, không
bán, không mua, không trao đổi sản phẩm gì với nước
ngoài, mọi sự kích thích phát triển từ trong nội bộ nền kinh tế bị loại bỏ Một nguồn thu quan trọng có thể có nếu bn bán với nước ngồi đã bị khép lại Lúc bấy giờ, ở nước
Trang 20kiến nghị đó đã nêu lên được tính cấp bách của việc mở cửa ra bên ngoài, nhưng triều đình Nguyễn xem rổi để đấy, không thực hiện
Do tình hình trên, mà kinh tế và tài chính triểu Nguyễn rơi vào sự thiếu thốn thẩm hại Toàn bộ chi tiêu của triều đình chỉ biết dựa vào thuế nông nghiệp it 41 Triều đình không đủ tiền để chỉ cho bộ máy, chỉ cho chiến tranh, mua sắm vũ khí, nuôi binh sĩ, v.v Một nền kinh tế và tài chính nghèo nàn như thế thì làm thế nào để đáp ứng được các yêu cầu của kháng chiến, làm thế nào để chiến binh yên tâm đánh giặc, cứu nước
Về uăn hoá: Thời điểm này sự đụng độ về văn hoá giữa văn hố phương Tây (Kitơ giáo) và văn hoá phương Đơng
(Nho giáo) Văn hố phương Tây ít nhiều gắn liền với kẻ
xâm lược nên triểu đình có lý do để ngăn cấm Nhưng họ
lại đồng nhất văn hoá với chiến tranh xâm lược của giặc
Ghét bọn xâm lược, nhà Nguyễn đã ghét luôn văn hoá của
họ Triều đình Nguyễn đã không biết phân biệt để chọn
lấy và tiếp thu nền văn hoá có yếu tố khoa học và dân chủ
của phương Tây để trang bị cho dân, nhằm tăng thêm sức mạnh cho mình Không những thế, triều Nguyễn còn ra sức bài xích nền văn hóa đó Lúc bấy giờ, trong nước có
người nêu lên tính chất hữu ích của khoa học và công nghệ phương Tây thì bị triểu đình cho là viễn vông, một mực gạt bỏ Một,cơ hội để đổi mới và làm phong phú đầu óc con người đã bị bỏ qua -
Mặt khác, triểu Nguyễn còn ra sức để cao những điểu lỗi thời của Nho giáo, nhằm biện hộ cho suy nghĩ và hành
Trang 21vi của mình, hết lòng củng cố những kiến thức văn hoá và giáo dục đã xuất hiện từ ngàn đời trước Điều đáng chê trách là, những kiến thức mà triểu Nguyễn tôn sùng lại
không phải là của nước mình Và, họ làm như thế là để lẩn
tránh thực tiễn của đất nước, lẩn tránh xu thế của thời đại Văn hoá và giáo dục mà triều Nguyễn thi hành đã giam hãm con người, không cho họ điều kiện để đổi mới,
phát triển
Kết quả của đường lối chính trị, kinh tế và văn hoá trên đã đưa triều đình Nguyễn đến chỗ suy yếu, đưa xã hội Việt Nam đến chỗ bần cùng và ngu tối Sự thất bại của triểu đình này trước sự xâm lược của thực dân Pháp như là một xu thế tất yếu Có người nêu lên rằng, nếu triều đình Nguyễn thể theo ý kiến của nhân dân, đoàn kết được nhân dân, thì đã chiến thắng thực dân Pháp Thực ra, nó không có được điều kiện này, không thể giả định trường hợp này đối với nó Triều Nguyễn đã đánh mất sứ mạng lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc
3 Các tầng lớp nhân dân đảm đương sự nghiệp đánh giặc, cứu nước
Khách quan mà nói, khi thực dân Pháp đánh vào Đà
Nẵng, đánh vào Gia Định, v.v vua và triểu Nguyễn đã tổ chức chiến đấu để giữ gìn đất đai của Tổ quốc Sử sách đã
ghi lại, khi bán đảo Sơn Trà mất, Tự Đức đã sai Tổng
thống quân vụ Lê Đình Lý đem 2.000 quân đến tăng viện
Trang 22Tàu, Thống chế Trần Đồng đã chỉ huy quân lính chống lại Pháp và chết ở ngoài mặt trận; khi thực dân Pháp chiếm
được Gia Định, Tổng đốc Trương Văn Uyển đem quân đến
giải cứu, bị Pháp phục kích phải rút lui, v.v Họ đã chiến đấu và chịu nhiều tổn thất Quyển lợi đất nước, quê hương, xóm làng, dòng tộc, gia đình và cá nhân của họ bị uy hiếp khi Pháp tới, nên buộc họ phải chiến đấu Nhưng họ chiến đấu trong tình thế bị động đối phó, trong tâm trạng cố giữ để nhân nhượng cầu hoà, trong tâm lý sợ sệt, thất bại Từ đầu đến cuối, triểu đình không đám phát
động chiến tranh, không đám kêu gọi toàn dân đứng lên
chống giặc
Đảm đương lấy sứ mệnh đánh giặc, cứu nước lúc bấy giờ, không phải ai khác chính là nhân dân Nhân dân là một phía đối lập với triểu đình Họ là một mặt trận rộng rãi, gồm nhiều thành phần và đến với sự nghiệp cứu nước từ nhiều hoàn cảnh khác nhau
Trước hết phải nói đến những người nông dân Sế lượng này rất nhiều, sinh sống ở mọợi miền quê của đất
nước Trong hoàn cảnh xã hội nước ta khi ấy, người nông
dân là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất và bị cai trị hà khắc, nhưng chính họ là lực lượng phan kháng, chống thực dân Pháp mạnh nhất Nông dân Việt Nam lúc bấy giờ vốn tin và mong đợi ở sự cứu vớt của triểu đình, nhưng không được đáp ứng Họ đã thất vọng Nhưng dù thất vọng với triều đình, những người nông dân ấy vẫn tham gia chiến đấu, không vì thất vọng mà không chiến đấu cho quê
hương, làng mạc Họ đã anh dũng chiến đấu để cứu nhà,
Trang 23cứu nước, để giữ mô mả tổ tiên, tập tục vốn có, để có quyền
sống tự do trên mảnh đất của mình Khi thực dân Pháp xâm lược, hàng vạn nông dân tham gia khởi nghĩa chống
ngoại xâm, hết đợt này đến đợt khác Hành động của họ đã làm chậm bước tiến của giặc Người nông dân Việt Nam, không phải chỉ ở cuối thế kỷ XIX, mà dù ở bất kỳ
thời kỳ nào trong lịch sử cũng là lực lượng to lớn sẵn sàng
đi theo tiếng gọi bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc Tinh thần yêu nước của họ là tượng trưng cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta Khi đề cập đến vấn để này, Willam J Duiker, tác giả của cuốn Sự phát triển chủ nghĩa dân
tộc ở Việt Nam, 1900-1941 (“The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900- 1941”) cho rằng: “Cuộc đấu tranh hai ngàn
năm vì sự sống còn chống lại ách thống trị vé van hoa va chính trị của Trung Quốc đã tạo nên ở Việt Nam một tinh thần “quốc gia” dân tộc rõ ràng, có ý thức về mình hơn và nông nàn hơn bất cứ nơi nào khác ở Đông Nam A” (“Two
millennia of struggle for survival against the political and cultural domination of China had created in Vietnam a
distinctly “national” ethinic spirit, more self - conscious,
and more passionate, than that found virtually anywhere
else in Southeast Asia”)’
Nhân dân còn là những sĩ phu, thân hào, thân sĩ yêu
nước Họ vốn gắn bó với quyền lợi của vua và triều đình, song trước sự nhu nhược của triểu đình, họ đã đứng về
Trang 24phía kháng chiến, tự tách khỏi triều đình Là người sống
gần nông dân, họ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nông
dân, hiểu được tỉnh thần đũng cảm chiến đấu và sự thúc
giục của những con người đó đối với mình; là người có học, họ hiểu được truyền thống yêu nước của dân tộc, thấy không thể làm trái truyền thống đánh giặc cứu nước; là người có đầu óc thực tế, họ thấy được phần nào bản chất của thực dân Pháp là thôn tính, bóc lột và nô dịch, v.v Chính vì vậy, họ thấy được trách nhiệm của mình là phải tổ chức và hướng dẫn nông dân chiến đấu chống giặc, cùng với nông dân làm thành một khối chống thực đân Pháp đến cùng
Nhân dân đã chiến đấu với một tình thần tự nguyện và quyết tâm rất cao, đã thể hiện thành ý thức và hành động phì thường, làm cho quân thù phải khiếp sợ, đã có lúc thực dân Pháp phải tính tới rút lui
Tinh than và ý thức chiến đấu của nhân dân thể hiện thành nhiều hành động, nhiều việc làm đáp ứng những đòi hỏi của thời chiến, đáp ứng những nhân cách cần có của con người trong lúc Tổ quốc gặp cơn hoạn nạn, Những việc làm đó chứng tỏ sự hy sinh của người dân Việt Nam, một nhân dân cốt sao thắng được giặc, giữ
được nhà, được nước
Việc làm phổ biến của người dân lúc đó là khi thấy lực lượng của mình không đủ sức ngăn bước tiến của địch thì làm vườn không, nhà trống Họ làm như thế là để khi địch đến thì không còn gì cho chúng sử dụng Tiển của, thóc gạo, nhà cửa, vườn cây, ao cá, trâu bò, lợn gà, là
Trang 25kết quả của bao ngày tháng lao động, của biết bao mồ hôi
và nước mắt, mất đi là khó kiếm lại, nhưng để khỏi bị
địch lợi dụng, dân đã đốt sạch, phá sạch Quân giặc nhìn
thấy phải kinh hồng Chúng khơng thể không thú nhận:
“Đất mà chúng tơi chiếm được thì hồn toàn bị bỏ trống, trừ vài nhà tranh của người dân chài”' Việc đó không những diễn ra ở Đà Nẵng, mà còn diễn ra ở Gia Định Sử sách đã ghi lại rằng: “Cũng như ở Đà Nẵng, nhân đân Gia Định tự tay đốt nhà, rời đi nơi khác, không hợp tác
với giặc Trong số 40 làng xung quanh thành Gia Định,
thì 39 làng dân sơ tán hết”? Tất nhiên, đó cũng là cảnh diễn ra ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta khi giặc Pháp tiến đến Điều này cho thấy nhân dân ta quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm đến cùng Có quyết tâm thì họ mới có hành động như thế
Một hành động phổ biến khác của người dân là góp
tiền gạo cho nghĩa quân đánh giặc Các đội nghĩa quân của Trương Định, của Phan Tôn, Phan Liêm, của Nguyễn _ Trung Trực ở Nam Kỳ, của Phan Đình Phùng, của Tống
Duy Tân ở Trung Kỳ, của Hoàng Hoa Thám ở Bắc Kỳ, v.v Những đội nghĩa quân ấy, sở dĩ duy trì được sự chiến đấu và gây cho địch biết bao tổn thất là do có sự nuôi nấng
của nhân dân, do nhân dân đã bớt ăn, bớt mặc, góp nhặt
tiền của lại để chỉ viện cho họ Có khi chỉ trong một thời gian ngắn, dân đã góp tiền gạo đủ nuôi được hàng mấy
1, 2 Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên): Lịch su Viét Nam, tap II,
Trang 26nghìn nghĩa binh Sự đóng góp đó không những làm cho
nghĩa quân có điều kiện vật chất để duy trì kháng chiến mà còn tăng thêm tỉnh thần chiến đấu cho họ Ở đây, sự
cuu mang, diim boc của đồng bào có một ý nghĩa vô cùng lớn lao
Ứng nghĩa làm quân chiêu mộ là hành động đũng cảm
của những người trai trẻ trên khắp các miền đất nước Họ
vốn là những dân cày nơi đồng ruộng, những người thợ nơi
xóm làng, những người buôn bán ở các chợ, tri thức tuy không nhiều nhưng tỉnh thần xả thân thì không thiếu Trương Định ở trong Nam, Phạm Văn Nghị ở ngoài Bắc và nhiều sĩ phu yêu nước khác ở mọi miền của đất nước, vừa “hô lên một tiếng” đã có hàng ngàn người đi theo Những người này đứng trong hàng ngũ chiến đấu, nhưng quần áo trên người họ vẫn là quần áo lao động hằng ngày, vũ khí trong tay họ chỉ là những gậy gộc, dáo mác thô sơ, những dụng cụ sản xuất của nhà nông Trận mạc thì chưa tập nhưng khi lâm trận thì họ sẵn sàng xông lên giết giặc Họ chiến đấu để chứng tỏ đất này có chủ, đân này không dễ gì khuất phục
Trong chiến đấu, nghĩa quân thua kém địch về vũ khí và trang bị hiện đại, nên không tránh khỏi những tổn thất Mặc dù vậy, tỉnh thần và ý chí chiến đấu của họ vẫn
không nao núng Họ đám hy sinh và chấp nhận hy sinh, Đã có biết bao người, nghĩa binh có, sĩ phu có, thân sĩ có,
phải nằm lại ở chiến trường, hoặc bị bắt thì ung dung
mắng giặc và chịu chết, chứ không chịu đầu hàng giặc
Tỉnh thần đó khiến cho giặc Pháp phải thừa nhận rằng,
Trang 27chiến đấu với nghĩa quân còn sợ hơn là chiến đấu với quân triều đình
Cuộc chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp đang vào hồi quyết liệt, thì phái chủ hoà trong triều đình thắng thế Tự Đức phái Phan Thanh Giản và Lâm Duy
Hiệp vào Nam Kỳ đề nghị hoà với Pháp Để được hoà,
triểu đình phải cắt ba tỉnh miễn Đông, đảo Côn Lôn
nhường cho thực dân Pháp, phải mở một số cửa biển cho
thực đân Pháp và Tây Ban Nha tự do ra vào buôn bán và
truyền đạo, phải bồi thường chiến phí với một khoản tiền lớn, v.v Không những thế triều đình còn bắt tội những
người chống thực dân Pháp, còn ký thêm các hiệp ước đầu hàng khác, còn lo đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, còn không cho Hoàng Diệu tăng quân phòng thủ Hà Nội vì sợ Pháp nghi ngờ, v.v Hàng loạt sự kiện tiếp nối nhau đó cho thấy tâm lý nhu nhược, đầu hàng
của triều đình ngày một lộ rõ Hiện tượng đó từng bước đánh vào lòng tin của nhân dân đối với triều đình này Triều đình Nguyễn từ chỗ vốn được coi là chỗ dựa để cho nhân dân chiến đấu, qua thời gian, ngày một trở nên khó hiểu và xa lạ đối với nhân dân Nhân dân phải đi đến
hoài nghỉ tỉnh thần chiến đấu và khả năng chiến đấu của triểu đình Mặt khác, họ thấy phải tự mình đảm đương lấy sự nghiệp cứu nước Đây là hoàn cảnh buộc nhân dân phải tự khẳng định vai trò của mình trước lịch sử
Trang 28triểu đình Nhân dân thi thấy không thể cắt đất cho giặc,
không thể đầu hàng giặc, thấy phải tiếp tục chiến đấu Ý
chí đó của nhân dân đã là cơ sở để xuất hiện các phong trào chống thực dân Pháp, không tuân lệnh triểu đình Trương Định bị triểu đình điều động đi trấn nhậm An Giang đã không nghe lệnh, vẫn cứ ở lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ tổ chức chiến đấu và được lực lượng chiến đấu tôn
làm “Bình Tây đại nguyên soái, Nguyễn Trung Trực bị
triểu đình điều về Phú Yên khi ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ bị mất, ông từ chối và vẫn ở lại đất cũ, lập căn cứ kháng chiến Ngọn cờ bất khuất, chống giặc đã từ tay triểu đình chuyển về tay nhân dân như là một sự tất yếu trong lúc bấy gid
Chống thực dân Pháp cứu nước là lửa thử vàng, là điều kiện để phân biệt người yêu nước và kẻ bán nước Triểu đình vốn tiêu biểu cho nước, nhưng trong cuộc chiến chống
thực dân Pháp thì ngày càng tỏ ra bạc nhược, nó nhân
nhượng hết bước này đến bước khác Bản chất đầu hàng, bán nước của triều đình ngày một lộ rõ Còn nhân dân thì không thể không tiếp tục chiến đấu, nhưng trở ngại trước nhất lại là sự ngăn cản của triểu đình Vấn đề lựa chọn giữa nước và vua được đặt ra Vấn đề này đối với dân tuy
rất khó khăn, nhưng đứt khoát phải lựa chọn Lòng yêu
Trang 29Mục tiêu đó nói lên quyết tâm và bước tiến mới của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Sợ sệt trước thế lực của Pháp, lại mất lòng tin ở dân,
không được nhân dân ủng hộ, triều đình Nguyễn chỉ biết lùi từng bước, cam chịu bán rẻ chủ quyền của đất nước,
cuối cùng đi đến đầu bàng thực dân Pháp vô điều kiện Qua Hiệp ước Hácmăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884), triểu đình Huế đã thừa nhận quyển cai trị của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Việc làm đó của nhà Nguyễn đã mang tội với lịch sử, với nhân dân Nhưng,
truyền thống dân tộc vẫn còn tác động tới một bộ phận của
quý tộc Nguyễn, khiến những người này cảm thấy nhục
nhã Họ nổi lên chống Pháp, chống Hiệp định đầu hàng
Phong trào Cần vương nổ ra năm 1885 la dé tập hợp lại lực lượng trong nhân dân
Lúc bấy giờ, ý thức trung quân vẫn còn chỉ phối đầu óc nhiều người Ở họ, tuy phê phán ông vua bán nước, ghét Tự Đức và bè lũ triều thần phản bội dân tộc, nhưng vẫn mong trong hoàng tộc có người đứng ra cầm đầu công cuộc chống thực dân Pháp Người đó đã xuất hiện, đó là
Hàm Nghi Vì vậy, lời kêu gọi cần vương của Hàm Nghĩ phát ra như là một mệnh lệnh từ trong sâu thẳm tâm hồn con người Việt Nam yêu nước Nó có sức hấp dẫn hơn
tất cả các lời kêu gọi khác chủ trương tiếp tục kháng chiến lúc bấy giờ
Được tiếng kêu gọi chống thực dân Pháp để giúp vua
Trang 30lên chống Pháp cùng một lúc, điễn ra ở khắp Bắc, Trung, Nam, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, khổi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Tây Bắc, khởi nghĩa Hương Khê Các cuộc khởi nghĩa này diễn ra trong tình thế khó khăn hơn
gia1 đoạn trước, lúc triều đình chưa ký Hiệp ước đầu hàng,
gấp nhiều lần, song cuộc chiến đấu của phong trào Cần vương vẫn duy trì được đến mấy năm, thậm chí đến hàng chục năm, gây cho địch rất nhiều tổn thất
Ý chí giành độc lập và chủ quyền đất nước của nhân dân Việt Nam ở cuối thế kỷ XĨX, cũng như tinh thần chiến
đấu kiên cường của họ trên thực tế không thua kém giai
đoạn nào trước đó của lịch sử Nhưng, sự nghiệp cứu nước của họ không đi đến thành công Pháp đặt được ách thống trị trên đất nước ta, biến nước ta thành một nước nô lệ cho Pháp, tạo nên nỗi đau của nhiều người, nhiều thế hệ Việt Nam Tình hình này buộc người nghiên cứu phải tìm hiểu nguyên nhân của sự việc
Khách quan mà nói, nguyên nhân đầu tiên của mất
Trang 31khi có tiếng gọi Cần vương, có Hàm Nghi tiêu biểu cho tinh than dân tộc, thì thời thế đã muộn Pháp đã chiếm được cả đất nước Phong trào của nghĩa quân vẫn lan rộng
trong cả nước, nhưng thiếu một đường hướng thống nhất, một quan điểm chỉ đạo thức thời Mục tiêu của cuộc chiến đấu không còn phù hợp với thời đại Họ chiến đấu trong
hoàn cảnh lẻ loi, cô lập và cuối cùng cũng bị tiêu diệt Cuộc chiến đấu của họ tuy không giành được thắng lợi, nhưng có một ý nghĩa lớn lao trong lịch sử
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở nửa cuối thế kỷ XIX
đã tiếp nối được truyền thống anh dũng bất khuất của dân
tộc, đã chứng tỏ cho giặc biết Việt Nam là nước có chủ, dù
có tạm thời mất nước, nhưng họ nhất định không chịu làm
nô lệ, nhất định sẽ có ngày quật khởi và giành lại được non sông Sự diễn biến của gia1 đoạn lịch sử sau đã chứng tô điều trên
So với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử quá khứ, thì cuộc kháng chiến của dân tộc ta ở nửa cuối thế kỷ XIX là cuộc kháng chiến lâu nhất, đài nhất Nếu kể từ năm 1858, lúc Pháp đánh vào Đà Nẵng, cho đến giai đoạn cuối cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám
ở đầu thế kỷ XX, thì có thời gian hơn 50 năm Điều đó nói lên tỉnh thần chiến đấu bền bỉ của nhân dân ta Và, trong khoảng thời gian ấy dân tộc ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu cho các cuộc chiến đấu tiếp theo ở đầu thế kỷ XX Truyền thống bất khuất của dân tộc không vì gia
đoạn đau thương đó mà bị đứt quãng
Trang 32nhân Trong đó nguyên nhân lớn nhất, cơ bản nhất chính
là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước đó đã biến thành máu thịt, thành tỉnh thần chiến đấu của người dân, thành động lực khiến họ đấu tranh không mệt moi, khéng sợ hy sinh Vậy chủ nghĩa yêu nước đó là gì? Đặc trưng của nó ra sao? Đó là vấn để có ý nghĩa cần được
nghiên cứu, khám phá
Trang 33Phần II
cHU NGHIA YÊU NƯỚC VIỆT NAM NỬA CUỐI THE KY XIX
Chủ nghĩa yêu nước tuy đã được nhiều người bàn đến, song nội dung của chúng ra sao thì cồn ít được chú ý Để làm rõ nội dung này không thể không đề cập đến một số
vấn đề lý luận cơ bản
4 Sự hình thành ý thức và tư tưởng yêu nước
Yêu nước là tư tưởng và tình cảm thể hiện lòng trung thành và sự yêu thương của con người đối với Tổ quốc của mình, là ý chí và hành động phấn đấu cho độc lập, tự do của dân tộc và sự giàu mạnh của đất nước
Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng và tình cảm yêu nước
đã phát triển thành hệ thống các quan điểm về dân tộc,
dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền, là tổng thể những chủ trương và phương pháp hành động nhằm đạt
đến mục tiêu giành lại quyền làm chủ, xây dựng và phát
triển đất nước mình
Yêu nước là một hiện tượng tư tưởng và tình cảm quán
Trang 34cộng đồng người ra sức lao động sáng tạo, đấu tranh, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước của mình, là một từ ngữ
tôn vinh những ai có tỉnh thần, ý chí, tình cảm và hoạt
động vì Tổ quốc thân yêu Trong nhiều lĩnh vực tỉnh thần của một dân tộc thì yêu nước có vị trí nổi bật hơn cả
“Yêu” là hiện tượng thuộc tâm trạng, tình cảm, ý chí, là sự thân thương, là ý thức gắn bó và muốn đem lại
những điều tốt đẹp cho đối tượng mà mình hướng tới
“Nước” là toàn bộ khu vực cư trú của một cộng đồng người
có càng chung huyết thống, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tập
quán Trong ngôn ngữ của phương Đông, nước còn có tên
là “bang” hay “quốc” Với nghĩa bang là nước lớn, quốc là nước nhỏ Nguyễn Trãi, nhà tư tưởng lớn của Việt Nam ở
thé ky XV đã dùng các khái niệm này Ông nói: Đại Việt là
“Văn hiến chỉ bang” (Đại Việt là nước có văn hiến - “Đại cáo bình Ngô”), lại nói: “Quốc phú binh cường chăng có
chước, Bằng tôi nào thửa ích chưng dân” (Thơ Quốc âm - Trần tình, bài 1) Yêu nước là hành vi của con người thể hiện sự thân thương, yêu quý, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân và đất nước mình “Yêu nước” là khái niệm phổ biến, trong văn bản ngày xưa nó còn gọi là “ái quốc”
Trong lịch sử phát triển của một cộng đồng TEƯỜI,
không phải lúc nào cũng đã xuất hiện khái niệm yêu nước và ý thức yêu nước Khi một cộng đồng người còn sống du
canh, du cư, nay đây mai đó, chưa có chỗ ở nhất định, thì chưa có ý thức về yêu nước Lúc bấy giờ mới có ý thức về yêu mến tộc người mình, yêu mến tín ngưỡng, tập quán của mình Chỉ đến lúc cộng đồng đó sống định cư, có cương vực cư trú cố định thì mới có ý thức về nước, về lãnh thổ cư
Trang 35trú riêng và sau đó mới hình thành tình cảm hoặc tâm
trạng yêu nước
Có người căn cứ vào định nghĩa hẹp về dân tộc mà nhận định rằng, dân tộc hình thành trong thời đại tư bản chu nghia va do đó cho rằng, chủ nghĩa yêu nước chỉ xuất hiện trong thời cận đại, khi chủ nghĩa tư bản đã hình thành, còn trước đấy “chưa có nước để yêu” Thực ra, với một nghĩa rộng mang tính phổ biến, được nhiều người thừa nhận, thì dân tộc là những cộng đồng người hình thành trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, với các trình độ tiến hoá khác nhau, ở đó có thể là bộ lạc, hên mình bộ lạc hay dân tộc (tộc người), có thể đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại hay đang còn tồn tại ở xã hội ngày nay Người
ta nói tới “dân tộc c6 dai”, “dân tộc A rap”, “dan toc châu
Phi”, “đân tộc Trung Hoa”, “dân tộc Việt Nam”, nước Việt Nam có 54 dân tộc, v.v., là mang ý nghĩa đó
Xét lịch sử các nước phương Đông thì tâm trạng và tình cảm yêu nước đã xuất hiện từ rất sớm Có thể thấy
điều này qua sách Mạnh Tử Mạnh Tử thuật lại rằng:
“Khi Khổng Tử rời nước Tề, gạo mới vo chưa kịp nấu đã ra đi; nhưng khi rời nước Lỗ (Khổng Tử là người nước Lỗ -
người viết) thì Khổng Tử bảo [người đánh xe]: “Ta đi chầm chậm thôi, đạo rời nước của cha, mẹ là như vậy” (Không
Trang 36quản đường xa vạn đặm lại, ông sẽ làm gì có lợi cho nước toi?” (Vương viết: “Tẩu! Đất viễn thiên lý nhì lai, diệc
tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ?” Lương Huệ Vương,
thượng) Lương Huệ Vương có lòng yêu nước, nên muốn Mạnh Tử làm lợi cho nước mình Không những thế, sách
Chiến quốc sách còn ghi rõ khái niệm “ái quốc” (yêu nước): Du Đằng nói với Sở vương rằng, vua nhà Châu vẫn cảnh giác với âm mưu thôn tính của nước Tần, vì “Lế nào vua
nước Châu lại không yêu nước?!” (“Châu quân khải năng
vô ái quốc tai?!” Chién quốc sách, Tây Châu)
Trong lịch sử Việt Nam, tình cảm yêu nước cũng xuất
hiện từ thời cổ đại Chính trên cơ sở đấu tranh chống thiên
nhiên và chống kẻ thù bên ngoài, những cư dân khác nhau về nguồn gốc, tiếng nói và văn hoá đã có ý thức quần tụ
nhau lại Ý thức tết đẹp đó được phản ánh vào tiểm thức
của con người thông qua các truyện thân thoại Chang hạn như truyện bà Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra
trăm người con, nói lên rằng nguồn gốc của con người Việt
Nam là cùng một mẹ sinh ra, do đó phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; truyện My Châu - Trọng Thuỷ nêu lên tỉnh
thần cảnh giác đối với kẻ thù dân tộc, phải đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyển lợi của cá nhân; truyện Phù Đổng Thiên Vương nêu lên nghĩa vụ đánh giặc khi đất
nước bị xâm lăng và sức mạnh của lòng căm thù đã chiến
thắng kẻ thù dân tộc
Những yếu tố yêu nước đầu tiên đó không ngừng được
bổ sung, phong phú hoá và nâng cao trong các giai đoạn
Trang 37Một đất nước với nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước,
với những đặc điểm tự nhiên vừa thuận lợi, vừa khó khăn
và trong điều kiện thường xuyên chống giặc ngoại xâm để
giữ gìn bờ cõi, làm cho những yếu tố nội sinh sớm hội nhập
với những yếu tố ngoại sinh, làm cho truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam sớm hình thành và có sự phát triển nổi bật Chính trong điều kiện ấy đã làm nảy sinh trong mỗi con người Việt Nam lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc của mình
Lòng yêu nước ở mỗi người lớn lên cùng với sự sinh thành của họ Trước tiên, trong thời kỳ ấu thơ là yêu cha mẹ mình, yêu quê hương làng xã, yêu tiếng nói thân
thương, yêu phong tục tập quân than thuộc Khi lớn lên, do đi ra ngoài, do hiểu biết thêm, tình cảm đó phát triển
thành yêu địa phương mình, xứ sở mình, rồi cả đất nước, Tổ quốc mình Ở đó thể hiện một quá trình từ yêu nhà đến
yêu nước, rồi do yêu nước mà yêu nhà càng trở nên thân
thương vững chắc, càng thấy trách nhiệm của bản thân đối với nhà, với làng, với nước Sự gắn bó bền vững của gia đình Việt Nam, của cộng đồng làng xã Việt Nam là cái bệ đỡ vững chắc nhất, sâu rễ bển gốc nhất cho tình cảm yêu
Trang 38đến “lòng yêu nước” là nói đến tâm lý, tình cảm, ý chí, tỉnh thần sẵn sàng hết lòng vì quê hương, đất nước Lòng yêu nước còn thể hiện trong ý thức trách nhiệm của mỗi người
với nòi giống, với cộng đồng, với dân tộc, để từ đó tìm ra
những con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
Lông yêu nước không phải là của riêng một số người mà là thuộc tính chung của nhiều người, của đại đa số
người trong dân tộc Do được nuôi dưỡng trong môi trường
thân thương của gia đình, làng xóm, phố phường, đo cuộc sống lúc thiếu thời có nhiều kỷ niệm sâu sắc, nên ai cũng
có sự gắn bó với quê hương, bản quán Tuy vậy, cũng có
một số ít người do lầm đường lạc lối, do lối sống ích kỷ mà phản bội Tổ quốc mình Nhưng ở họ không phải đã mất hết tình cảm với quê hương, không phải không có lúc họ phải nghĩ lại và ăn năn hối lỗi Vì vậy, một tư duy sáng suốt, một đường lối chính trị rộng mở, đại điện cho quyền lợi dân tộc, có thể cảm hố và lơi kéo được những người có lúc đã thờ ở với dân tộc, có lúc đã đi theo kẻ thù của dân tộc
Lòng yêu nước không phải là sản phẩm riêng của một dân tộc nào Mọi dân tộc đều có lòng yêu nước của mình Tuy vậy, sự biểu hiện của tỉnh thần yêu nước đó ở mỗi dân tộc một khác Có đân tộc nổi trội về tình thần đấu tranh
chống ngoại xâm giành độc lập cho đất nước; có dân tộc
phải thường xuyên đấu tranh nội bộ, xem đoàn Kết thống
nhất mọi lực lượng để có sức mạnh bảo vệ được đất nước là yêu nước; có dân tộc liên tục phải khắc phục những sai
lầm trong sự phát triển đất nước, xem đấu tranh để có đường lối đúng đắn làm cho đất nước giàu mạnh là yêu
Trang 39nước, v.v Hoàn cảnh lịch sử và điều kiện sinh sống của mỗi nước là cơ sở quy định nên tính đặc thù trong chủ nghĩa yêu nước của mỗi quốc gia, dân tộc Không thể vì
lòng yêu nước của dân tộc mình mà coi thường lòng yêu
nước của đân tộc khác Cũng không thể yêu cầu các dân
tộc khác cũng phải có tình thần yêu nước như dân tộc
mình mới là yêu nước Mọi tỉnh thần vị kỷ dân tộc, tỉnh thần sô vanh nước lớn, tinh thần bá quyền, đều không phù hợp với chủ nghĩa yêu nước chân chính
Những từ ngữ “lòng yêu nước”, “tinh thần yêu nước” là nói chung, nhưng trong các khái niệm ấy có thể phân biệt thành nhiều mức độ nhận thức khác nhau Đó có thể là mức độ tình cảm, có thể là mức độ tư tưởng, lại có thể là mức độ đã nâng thành chủ nghĩa Mức độ tình cảm là nói
tới những cảm xúc, những thái độ, những hành động thể hiện yêu và ghét trước các sự kiện; mức độ tư tưởng là nói
tới những lý do vì sao lại phải yêu và ghét, vì sao phải có
trách nhiệm trước các sự kiện; còn mức độ chủ nghĩa là
nói tới những tư tưởng đã được đúc kết thành hệ thống các quan điểm Mỗi một mức độ ấy của yêu nước đều có ý
- nghĩa của nó, đều cân được nghiên cứu, giãi bày và nêu lên giá trị của chúng Nhưng đứng trên bình diện lý luận
thì phải nêu lên được hệ thống các quan điểm về yêu nước, các vấn đề làm cơ số cho tư tưởng và tình cảm yêu nước Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà mọi người hay nói tới cần phải được nhìn nhận dưới góc độ đó
Trang 40trong đó là vấn đề giành lại độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, là quyền tự quyết dân tộc, là độc lập, tự do Đó chính là hòn đá thử vàng, là tiêu chí để phân biệt người
yêu nước với kẻ cam tâm chịu phụ thuộc vào đế quốc để
cải tạo chế độ xã hội của nước mình Chỉ có những người kiên trì phấn đấu cho mục tiêu độc lập, tự do mới là người
yêu nước, còn những người nào chỉ có lòng thương cảm với
dân, với nước, song lại từ bỏ độc lập, tự chủ thì đó không phải là người yêu nước
Gần đây có người xúc động về sự thông minh, về tri thức
bác học và về tài ngôn ngữ, văn học của Trương Vĩnh Ký mà cho rằng ông này cũng là người yêu nước Nguyễn Văn
Trấn, tác giả cuốn 7yương Vĩnh Ký - con người uò sự thôi,
cho rằng Trương Vĩnh Ký có ba tính cách: trí tri, cách vật, ước mơ lập nên xã hội cộng đồng, rồi nói: “Cái nguyên tắc
cộng đồng làm cho Trương Vĩnh Ký trổ thành một người yêu nước mà làm chính trỷ”, mà yêu nước ở vào cảnh ngộ đất nước của ông là nhẫn nại phát động một cuộc cách mạng học vấn, là kiên trì, ra sức làm ra sách vở “cho con trẻ
đời nay nó học cho mau” Phụ họa với quan điểm trên, Phan Xuân Hạt cũng nói Trương Vĩnh Ký “là một con người chân
chính, một con người yêu nước thương dân, hiểu rõ thời thế và biết khôn khéo, “lựa chiều cầm xoang” trong bối cảnh và
hoàn cảnh hoạt động bị điều kiện hóa vẫn uyển chuyển tìm
1 Nguyễn Văn Trấn: Trương Vĩnh Ký, con người uà sự thột,
Ban Khoa học xã hội Thành ủy Thành phố Hé Chi Minh xuất ban,
1993, tr.247