1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Khái quát văn học yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19 (1858-1900)

10 785 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 37,86 KB

Nội dung

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ: 1.Sự xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta: Thực dân Pháp đã có ý đồ xâm chiếm nước ta từ lâu, từ cuối thế kỷ XVIII nhưng âm mưu này chưa thực hiện được. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn đã bắn giết các giáo sĩ và ngăn chặn thông thương nên đã chính thức xâm lược Việt Nam.  Thực dân Pháp phải mất gần 40 năm mới đặt ách thống trị trên đất nước ta và non một thế kỷ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị của Pháp.  Trong điều kiện xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX thì sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam là sự kiện quan trọng, nổi bật, chi phối các sự kiện khác và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp người trong xã hội.   Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đấu tranh chống Pháp quyết liệt.  Giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối nhưng ngày càng yếu ớt và cuối cùng thì nhượng bộ, thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp.  Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nông dân chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâm lược. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩa của Ba Cai Vàng, Ðoàn Hữu Trưng, Trần Tấn…  Phong trào đấu tranh yêu nước của các sĩ phu, các lãnh binh đã lãnh đạo nhân dân chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương cũng nổ ra rầm rộ kéo dài từ Bình Ðịnh, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây Bắc. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Phan Ðình Phùng, Ðinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám…  Phong trào chống Pháp tuy sôi nổi, đều khắp nhưng không có lực lượng hậu thuẫn làm nồng cốt nên cuối cùng phong trào đấu tranh chống Pháp bị thất bại. Mất nước là do nhà Nguyễn phản động, sợ dân hơn sợ giặc chứ hoàn toàn không phải do định mệnh.  Mặc dù thất bại nhưng cũng chứng tỏ được tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm của nhân dân, khẳng định phong trào đấu tranh mang tính nhân dân sâu sắc. Có thể nói, đây là giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, nhiều hi sinh mất mát nhưng rất  tự hào, giai đoạn Khổ nhục nhưng vĩ đại.  3.Sự phân hóa giai cấp trong xã hội:      Trước những biến cố lớn lao, xã hội có sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Mỗi tầng lớp bị phân hóa đều mang sắc thái tâm lý riêng, một thái độ chính trị riêng.  Trong hàng ngũ giai cấp phong kiến, giai cấp thống trị cũ của xã hội, thái dộ của họ không giống nhau nhưng tâm lý chủ yếu của tầng lớp này là đầu hàng, thỏa hiệp. Bên cạnh đó có một số sĩ phu, trí thức phong kiến thấy rõ quyền lợi của phong kiến cũng chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế quốc(*)) , họ tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, sống gần gũi với nhân dân nên đã hăng hái cùng với nhân dân chống giặc.  Số khác là những nhà thơ, nhà văn yêu nước đã dùng ngòi bút để chiến đấu, để nói lên tâm tư, nguyện vọng và thái độ của mình trước cảnh nước mất, nhà tan.  Bên cạnh lực lượng nho sĩ, nhiều tầng lớp mới xuất hiện như tư sản, tiểu tư sản và vô sản, quyền lợi đối lập nhau.  Giai cấp tư sản mới hình thành nên chưa đủ mạnh để chống lại tư sản chính quốc, cũng chưa đủ sức để vươn cao ngọn cờ yêu nước.  Giai cấp vô sản hầu hết xuất thân từ giai cấp nông dân, giai cấp này lớn mạnh nhanh chóng nhất là sau chiến tranh thế giới I. Tuy nhiên, sáng tác văn học giai đoạn này vẫn thuộc về giai cấp cũ nên văn học vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến rõ nét.  4.Về văn hóa tư tưởng, khoa học kỹ thuật:      Vẫn trong tình trạng lạc hậu, trì trệ. Triều đình tôn sùng nho học, xem nho giáo là quốc giáo, lợi dụng tôn giáo là công cụ để thống trị xã hội…Khổng, Mạnh, Trình… được xem là những vị thánh. Sách vở của họ là thiên kinh địa nghĩa. Học trò đi thi chỉ học thuộc lòng một số câu, đoạn trong sách vở… Ðiều này làm hạn chế óc sáng tạo của con người.  Ngoài nho giáo thì Ðạo giáo, Phật giáo và các tín ngưỡng khác cũng rất phát triển. Binh tướng đều xem bổn mạng trước khi ra trận, trời hạn hán lâu ngày, các triều thần lập đàn cầu đảo để được mưa… Ðiều đó lộ rõ được sự bảo thủ nặng nề trong mọi hoạt động. Con người tin vào mệnh trời. Họ tin vào lực lượng siêu hình có khả năng giải quyết mọi thành bại ở trên đời. Ðiều đó làm hạn chế sự cố gắng của con người.  Trước tình hình đó vẫn có một số sĩ phu có đầu óc canh tân như Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ… có dịp học hỏi khoa học kỹ thuật tiến bộ nên đã nhiều lần đưa ra những kiến nghị cải cách xã hội. Nguyễn Trường Tộ đả kích lối học từ chương, hư văn, chủ trương học khoa học kỹ thuật, học thiên văn, địa lý, luật, sinh ngữ… Học tức là học cái chưa biết để mà biết, biết để mà làm (Tế cấp bát điều). Ông say sưa với những đề nghị  cải cách đất nước thậm chí viết cả trên giường bệnh.      Giống như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch chủ trương mở rộng giao thiệp với nước ngoài, trọng việc học kỹ nghệ Việc học kỹ nghệ không phải khó như việc cắp nách túi Thái Sơn để vượt qua biển Bắc như lời thầy Mạnh. Vả lại, theo tình hình khẩn cấp, lúc khát mới lo đào giếng thì đã chậm, nhưng chậm còn hơn là không biết mãi. Dù mất dê mới lo làm chuồng cũng chưa phải là muộn (Thời vụ sách thứ hai) Nhưng triều đình mục nát không nghĩ gì đến vận nước nên nhiều bản điều trần của hai ông bị vùi trong quên lãng. Tư tưởng con người quay về với  nề nếp nho gia, cổ hủ, có ảnh hưởng làm hạn chế sự phát triển của văn học đương thời.  II. TÌNH HÌNH VĂN HỌC: 1. Về nội dung văn học    1.1. Văn học mang tính thời sự:      Tính chất thời sự chi phối toàn bộ đời sống văn học và làm thay đổi diện mạo văn học. Văn học giai đoạn này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt có nhiều biến cố trọng đại nên văn học gắn với chính trị và phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị. Với yêu cầu cấp thiết đó, văn học đã phản ánh những vấn đề trung tâm nóng hổi của thời đại: Cuộc đấu tranh của nhân ta chống thực dân Pháp. Ðây là chủ đề chính của văn học thời kỳ này. Trước kia chưa có một giai đoạn nào mà sự chuyển biến về chủ đề  và đề tài trong văn học lại nhanh chóng và theo sát biến cố đến vậy.    Nhiều tác phẩm  yêu nước ra đời đã ghi lại những biến cố lớn lao của đất nước. Miên Thẩm có nhắc đến sự kiện Pháp tấn công Ðà Nẵng: Nẵng tuế Tây di phạm Quảng Nam Quan quân chiến bại huyết thành đàm. (Mại chỉ y)  Dịch nghĩa: Năm kia giặc tây đánh Quảng Nam. Quân ta thua chạy máu chảy thành đầm. (Mua áo giấy) Phạm Văn Nghị trên đường hành quân vào Ðà Nẵng đã làm bài Trà sơn quân thứ nói lên lòng căm thù giặc của mình. Nguyễn Ðình Chiểu có viết hàng loạt tác phẩm yêu nước phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân, tố cáo tội ác của giặc và kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. 1.2. Văn học mang tính trữ tình: Văn học giai đoạn này đã kế thừa tính trữ tình của văn học dân gian và văn học bác học đồng thời có sự  vươn một buớc theo hoàn cảnh mới của lịch sử. Vì vậy nó chịu ảnh hưởng sâu sắc tính trữ tình của văn học giai đoạn trước, chủ yếu đi sâu vào chủ đề  con người nên chất trữ tình của nó rất phong phú và đa dạng. Nhưng trữ tình ở đây là trữ tình yêu nước, phát triển trên cảm hứng mới của chủ đề đó là lòng yêu nước gắn liền với những biến cố lớn lao của đất nước. Văn học giai đoạn này đã thể hiện tình cảm yêu nước của nhân dân bằng những lời lẽ thiết tha sâu nặng. Do đó yếu tố lãng mạn đã giữ vai trò không thể thiếu được để đảm bảo cái nhìn vừa đúng hiện thực vừa vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Ngay Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những nhà thơ hiện thực trào phúng nhưng cũng có những bài thơ trữ tình độc đáo. Có thể nói, văn thơ yêu nước phong phú về trữ tình nhưng không thiếu tự sự kể cả trào phúng, tính trữ tình là yếu tố căn bản của văn học yêu nước chống Pháp. 2. Về hình thức   2.1. Ngôn ngữ: Vẫn tồn tại hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Có tác giả viết hoàn toàn bằng chữ Hán như  Miên Thẩm, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn… Có tác giả viết bằng chữ Hán vừa bằng chữ Nôm như Nguyễn Khuyến. Có tác giả viết chủ yếu bằng chữ Nôm như Nguyễn Ðình Chiểu, Trần Tế Xương… Bên cạnh đó chữ quốc ngữ cũng được khích lệ dưới nhiều hình thức: Báo chí, phiên âm, dịch thuật…. Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của đã cò nhiều hoạt động rộng rãi nhằm phổ biến chữ quốc ngữ như phiên âm, dịch một số tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán ra chữ quốc ngữ, biên soạn truyện cổ tích bằng chữ quốc ngữ, làm tự điển, ngữ pháp… Sự ra đời cuốn Ðại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của xuất bản năm 1895 và 1896 là một công trình biên soạn có giá trị. Một loạt những ngôn gnữ hàng ngày rất mới, rất mộc mạc đã đi vào thơ văn và có giá trị hiện thực đáng quý. 2.2. Thể loại: Thể loại thể hiện tính đại chúng, tính nhân dân sâu sắc. -         Các thể loại dài như: Truyện thơ Lục vân Tiên , Dưong Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. - Các thể loại ngắn như: Sử ca, thơ Ðường, thơ lục bát, vè hịch, văn tế… Trong đó hịch và văn tế là hai thể loại tiêu biểu vì nó thích hợp cho việc kêu gọi và diễn đạt tình cảm lớn.       Các thể loại ngắn là thể loại thành công hơn cả vì nó sáng tác nhanh, mang tính thời sự và phục vụ kịp thời đáp ứng được yêu cầu của cuộc chiế đấu và tình cảm của nhân dân. - Các thể loại sân khấu: Tuồng, chèo cũng phát triển . Về nội dung chưa có gì đổi mới đáng kể so với trước nhưng về hình thức thì có nhiều đóng góp. 2.3. Về mặt hình thức nghệ thuật: Phương pháp chính vẫn là phương pháp sáng tác truyền thống. Nhưng do yêu cầu phản ánh trung thực và gần gũi để động viên chiến đấu nên văn học đã vận dụng hniều chất liệu hiện thực, mang sắc thái phê phán và ít nhiều đã phá vỡ những khuôn khổ của phương pháp sáng tác truyền thống. Ðặc biệt là Trần Tế Xương, tác giả có nhiều đóng góp trong việc sáng tác một phương pháp mang đậm tính hiện thực. Trong bộ phận văn học chữ Hán, phong cách biểu hiện của thơ vẫn chưa có gì đổi mới, vẫn chưa thoát khỏi biểu hiện có tính chất công thức, ước lệ của văn học phong kiến. Riêng văn xuôi chữ Hán có phần khác trước, câu văn trong sáng, giản dị hơn, lập luận cũng chặt chẽ, lô gích hơn. Trong bộ phận văn học chữ Nôm, nghệ thuật biểu hiện một mặt kế thưà truyền thống; mặt khác có sự đổi mới đáng kể. Văn học giai đoạn này bớt lối diễn đạt chung chung, ước lệ, không cụ thể mà bám sát đời sống. Trong thơ hiện thực trào phúng nổi bật lên tính cụ thể, cá thể rõ nét, các nhà thơ đã dùng tiếng cười để xua tan mọi suy nghĩ siêu hình, tự biện, chất sống của nó rõ hơn trong thơ trữ tình. Cùng với lối biểu hiện có tính chất cá thể, cụ thể lịch sử, thơ thời kỳ này còn xuất hiện cái tôi trữ tình. Phong cách cá nhân rõ nét. Những đại từ ngôi thứ nhất số ít như Tôi, tớ, anh, em, ông, mình… đã thay thế cho ta, hoặc một ẩn chủ ngữ cùng loại. Ðiều này đã làm cho văn học giai đoạn này có tiếng nói riêng vừa gần gũi vừa đại chúng. III. CÁC KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC: 1.Khuynh hướng yêu nước chống Pháp:      Yêu nước vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc. Trải qua hàng chục thế kỷ chống ngoại xâm, từ buổi đầu dựng nước cho đến khi có văn học thành văn, nhân dân ta thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt của mình. Ðến nửa cuối thế kỷ XIX, khi Pháp sang, truyền thống yêu nước vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc lại có dịp bùng lên một cách mạnh mẽ. Văn học chống Pháp ra đời đã kế thừa một cách tốt đẹp truyền thống yêu nước trong lịch sử và  và có những bước phát triển phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử. Văn thơ yêu nước đã vạch trần những luận điệu hèn nhát, bỉ ổi của triều đình, bọn vua quan vô trách nhiệm, bè lũ Việt gian bán nước thành những bản án đanh thép hoặc những trang châm biếm sắc sảo.  -         Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ -         Hà thành thất thủ ca. -         Hà thành chính khí ca. -         Vè thất thủ kinh đô. -         Biểu trần tình của Hoàng Diệu -         Phú kể tội Pháp đánh Bắc kỳ lần I của Phạm Văn Nghị. -         Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây của Nguyễn Ðình Chiểu…-           Mặt khác , nó còn phản ánh tâm lý đau xót của nhân dân trước cảnh nước mất, nhà tan (bài Cảm tác của Phan Văn Trị, Vè thất thủ kinh đô của nhân dân Huế, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Ðình Chiểu…)  Khuynh hướng này đã đem đến cho văn học một luồng sinh khí mới, một sức sống mới. Các tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này là Nguyễn Ðình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn…  2. Khuynh hướng hiện thực trào phúng:       Có quan hệ chặt chẽ với khuynh hướng yêu nước chống Pháp. Các nhà văn này, ban đầu sáng tác văn học yêu nước nhưng về sau khi phong trào kháng pháp thất bại, Pháp chiếm toàn bộ đất nước ta, xã hội bộc lộ những chướng tai gai mắt nên các nhà văn này đã dùng ngòi bút của mình để phơi bày những mặt trái của xã hội bằng khiếu hài hước nhạy bén của mình. Họ đã lấy việc tố cáo làm phưông tiện để gây căm thù nhằm mục đích kêu gọi chiến đấu.   Khuynh hướng này phát triển thành một khuynh hướng độc lập, tuy kkông đông đúc như khuynh hướng yêu nước chống Pháp nhưng cũng khá đa dạng, phát triển khắp trong Nam ngoài Bắc. Các tác giả tiêu biểu của khuynh hứơng này là Nguyễn khuyến, Trần Tế Xương, Học Lạc, Nguyễn Thiện kế, Tú Quỳ, Kép trà, Trần Tích Phiên,, Nguyễn Hiển Dĩnh, Học Quế… Bên cạnh đó còn có những tác giả dân gian, của loại truyện Ba giai Tú Xuất, chất tố cáo càng mạnh mẽ.   Các bài thơ tiêu biểu : - Ông làng hát bội, Chó chết trôi của Học lạc. - Vịnh Lê Hoan, Vịnh tri phủ Quảng Oai của Nguyễn Thiện kế.            - - Ông Phỗng đá, Thầy đồ ve gái góa của Nguyễn Khuyến. - Ðất Vị hoàng, Mùng hai tết viếng cô Ký của Trần Tế Xương… Khuynh hướng này có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc.   3. Khuynh hướng thoát ly hưởng lạc:       Khuynh hướng này ra đời và phát triển song song với khuynh hướng hiện thực trào phúng. Ða số các nhà thơ thuộc khuynh hướng này đều xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến suy tàn, mang tâm lý hưởng lạc, cá nhân, tùy thời. Trong bối cảnh chung là sự thất bại của phong trào chống Pháp và việc đặt ách thống trị lên đất nước ta, một số khác ra làm quan mục đích để hưởng nhàn chứ không đàn áp phong trào kháng chiến, số khác thoát ly vào thơ, rượu, vào mộng, vào tình yêu…   Khuynh hướng này thường viết về thiên nhiên, thời thế,tâm trạng, thỉnh thoảng có bày tỏ nỗi lòng yêu nước thầm kín nhưng chủ yếu nói về cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc của họ. Các tác giả tiêu biểu như Dương Lâm, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh…   Sáng tác của họ  thường bằng chữ Nôm nên đã có những đóng góp nhất định trong việc trau dồi ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, khuynh hướng này thường chủ trương là co về mình, thích hưởng lạc, lao vào ăn chơi nên ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tai hại.   4. Khuynh hướng nô dịch:     Ðây là khuynh hướng phản động bao gồm những tên tay sai cho Pháp, như Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải.   Nội dung của khuynh hướng này là ca ngợi người Pháp, bênh vực biện hộ cho những tên tay sai, phục vụ cho mục đích chính trị của Pháp.   Trong thời kỳ đầu khuynh hướng này còn tỏ ra ra dè dặt, úp mở nhưng càng về sau càng lộ rõ tính chất phản động của nó. Tiêu biểu có Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh.   IV. ÐẶC ÐIỂM CỦA VĂN HỌC YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP: 1.Văn thơ yêu nước gắn liền với vận mệnh dân tộc:       Văn thơ yêu nước tự phát tham gia gánh vác nhiệm vụ của dân tộc một cách vẻ vang. Nó gắn liền với vận mệnh của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử bi tráng. Ðồng thời nêu lên hai vấn đề có liên quan đến vận mệnh của dân tộc: Vấn đề chính trị và vấn đề nhân sinh.   1.1. Vấn đề chính trị:   -Vấn đề Duy tân được thể hiện qua các bản điều trần của những sĩ phu có đầu óc canh tân như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Hai ông đã nhiều lần đề nghị triều đình nghiên cứu thực hiện chủ trương cải cách đất nước, nhưng không được triều đình chấp nhận, việc Duy tân thất bại.   - Vấn đề chống Pháp, chống thỏa hiệp đầu hàng là vấn đề trọng tâm của  văn học yêu nứơc chống Pháp.   - Vấn đề vai trò của người dân có ý nghĩa lịch sử quan trọng, nhất là trong việc chống ngoại xâm. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Ðình Chiểu không chỉ ca ngợi người dân ở chiến lược, chiến thuật, về tinh thần chiến đấu mà còn ở nhận thức tự phát của họ:   Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình. Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)   Trong bức thư Phan Ðình Phùng trả lời Hoàng cao Khải  nhân dân là mục tiêu phục vụ, mục tiêu bảo vệ và chiến đấu của nghĩa quân, nhân dân gắn liền với phong trào kháng chiến.   1.2. Vấn đề nhân sinh quan:   Nói đến nhân sinh quan là nói sống để làm gì? Sống như thế nào?Thái độ của con người trước sự sống và cái chết? Ðể giải quyết các vấn đề chính trị, thơ văn yêu nước đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa thời sự.   - Vấn đề sống – chết được giải quyết không theo quan điểm con người trừu tượng theo kiểu tôn giáo mà từ góc dộ của cuộc đấu tranh dân tộc. Tức là sống trọng nghĩa  và chết đúng đắn   Làm người sao khỏi thác, thác trung thần thác cũng thơm danh (Hịch Quản Ðịnh) Hay: Ninh cam tử táng sài lang vẫn Khẳng nhẫn sinh phùng bạch quỷ ưu. (Nguyễn Cao điếu Nguyễn Tri Phương)   - Khái niệm vinh – nhục theo quan điểm thà chết vinh hơn sống nhục. Sống đánh giặc cứu nước là sống đúng, chết vì nước nhà là vinh, sống theo giặc đầu hàng phản bội là sống nhục (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Ðịnh, Thơ điếu Phan Tòng).   -         Khái niệm chính khí gắn với hành động vì nghĩa:   Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng (Nguyễn Ðình Chiểu)   Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi (Thấy nghĩa há đành làm kẻ không có dũng) (Hồ Huấn Nghiệp)   Các vấn đề nhân sinh quan được đặt ra dựa vào các hệ tư tưởng vốn có ở nước ta nhưng chủ yếu từ cơ sở, tư tưởng Việt Nam, từ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.   2. Văn thơ yêu nước gắn với cuộc sống dân tộc và con người thời đại:     2.1. Văn thơ yêu nước phản ánh về dân tộc và về thời cuộc:   Văn thơ yêu nước là cuốn sử thi của thời đại đã ghi chép một cách cảm động trung thành cuộc đấu tranh của dân tộc. Ðó còn là lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này.   Văn thơ yêu nước còn chứng tỏ rằng dẫu nước mất nhưng còn dân, còn giá trị tinh thần truyền thống và tin tưởng vào thắng lợi của dân tộc.   2.2. Văn thơ yêu nước phản ánh về con người thời đại:   Ðó là những con người tiêu biểu như người sĩ phu, người trí thức bất hợp tác, người nông dân, người phụ nữ, người nghĩa sĩ … Bên cạnh đó còn có những tên sâu dân mọt nước như bọn vua quan, bọn tay sai và cả một bức tranh xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX được tái hiện một cách đấy đủ, sinh động.   Có thể nói, với những nét hào hùng về thời đại, về dân tộc, về con người, văn thơ yêu nước được xem như pho sử thi đau thương nhưng không kém phần hùng tráng của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại.   3.Văn thơ yêu nước là bản anh hùng ca:       Cuộc đấu tranh trong giai đoạn này rất hào hùng nhưng không tránh khỏi thất bại. Âm hưởng chung của văn thơ yêu nước giai đoạn này là âm điệu đau thương nhưng anh dũng. Thậm chí cái buồn, cái bi quan cũng không phải không gây phẫn uất. Do đó, nó là một âm điệu bi hùng.   V.KẾT LUẬN CHUNG:   Ðây là giai đoạn cuối cùng của văn học được sáng tác dưới sự chi phối của ý thức hệ phong kiến. Văn học giai đoạn này đã bám sát cuộc sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp, đã ghi lại một cách sinh động trung thành một giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, ghi lại cuộc chiến đấu bền bỉ của dân tộc ta. Có thể nói, giai đoạn này mang tính chiến đấu cao, tính dân tộc, tính đại chúng dồi dào, rõ rệt. Cho đến nay, những tác phẩm yêu nước vẫn luôn mới về tinh thần đấu tranh chống xâm lược, chống thỏa hiệp đầu hàng, và nó đã để lại không ít bài học về nhiều mặt, từ tư tưởng đến tình cảm, không chỉ cho một thời mà còn cho lâu dài. loigiaihay.com   Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học. Môn Toán Môn Vật Lý Môn Hoá Học Click Học thử Click Học thử CLick Học thử Môn Văn Môn Sinh Môn Anh Click Học thử Click Học thử Click Học thử

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ: 1.Sự xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta: Thực dân Pháp đã có ý đồ xâm chiếm nước ta từ lâu, từ cuối thế kỷ XVIII nhưng âm mưu này chưa thực hiện được. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn đã bắn giết các giáo sĩ và ngăn chặn thông thương nên đã chính thức xâm lược Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất gần 40 năm mới đặt ách thống trị trên đất nước ta và non một thế kỷ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị của Pháp. Trong điều kiện xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX thì sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam là sự kiện quan trọng, nổi bật, chi phối các sự kiện khác và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp người trong xã hội. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đấu tranh chống Pháp quyết liệt. Giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối nhưng ngày càng yếu ớt và cuối cùng thì nhượng bộ, thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nông dân chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâm lược. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩa của Ba Cai Vàng, Ðoàn Hữu Trưng, Trần Tấn… Phong trào đấu tranh yêu nước của các sĩ phu, các lãnh binh đã lãnh đạo nhân dân chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương cũng nổ ra rầm rộ kéo dài từ Bình Ðịnh, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây Bắc. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Phan Ðình Phùng, Ðinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… Phong trào chống Pháp tuy sôi nổi, đều khắp nhưng không có lực lượng hậu thuẫn làm nồng cốt nên cuối cùng phong trào đấu tranh chống Pháp bị thất bại. Mất nước là do nhà Nguyễn phản động, sợ dân hơn sợ giặc chứ hoàn toàn không phải do định mệnh. Mặc dù thất bại nhưng cũng chứng tỏ được tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm của nhân dân, khẳng định phong trào đấu tranh mang tính nhân dân sâu sắc. Có thể nói, đây là giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, nhiều hi sinh mất mát nhưng rất tự hào, giai đoạn Khổ nhục nhưng vĩ đại. 3.Sự phân hóa giai cấp trong xã hội: Trước những biến cố lớn lao, xã hội có sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Mỗi tầng lớp bị phân hóa đều mang sắc thái tâm lý riêng, một thái độ chính trị riêng. Trong hàng ngũ giai cấp phong kiến, giai cấp thống trị cũ của xã hội, thái dộ của họ không giống nhau nhưng tâm lý chủ yếu của tầng lớp này là đầu hàng, thỏa hiệp. Bên cạnh đó có một số sĩ phu, trí thức phong kiến thấy rõ quyền lợi của phong kiến cũng chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế quốc(*)) , họ tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, sống gần gũi với nhân dân nên đã hăng hái cùng với nhân dân chống giặc. Số khác là những nhà thơ, nhà văn yêu nước đã dùng ngòi bút để chiến đấu, để nói lên tâm tư, nguyện vọng và thái độ của mình trước cảnh nước mất, nhà tan. Bên cạnh lực lượng nho sĩ, nhiều tầng lớp mới xuất hiện như tư sản, tiểu tư sản và vô sản, quyền lợi đối lập nhau. Giai cấp tư sản mới hình thành nên chưa đủ mạnh để chống lại tư sản chính quốc, cũng chưa đủ sức để vươn cao ngọn cờ yêu nước. Giai cấp vô sản hầu hết xuất thân từ giai cấp nông dân, giai cấp này lớn mạnh nhanh chóng nhất là sau chiến tranh thế giới I. Tuy nhiên, sáng tác văn học giai đoạn này vẫn thuộc về giai cấp cũ nên văn học vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến rõ nét. 4.Về văn hóa tư tưởng, khoa học kỹ thuật: Vẫn trong tình trạng lạc hậu, trì trệ. Triều đình tôn sùng nho học, xem nho giáo là quốc giáo, lợi dụng tôn giáo là công cụ để thống trị xã hội…Khổng, Mạnh, Trình… được xem là những vị thánh. Sách vở của họ là thiên kinh địa nghĩa. Học trò đi thi chỉ học thuộc lòng một số câu, đoạn trong sách vở… Ðiều này làm hạn chế óc sáng tạo của con người. Ngoài nho giáo thì Ðạo giáo, Phật giáo và các tín ngưỡng khác cũng rất phát triển. Binh tướng đều xem bổn mạng trước khi ra trận, trời hạn hán lâu ngày, các triều thần lập đàn cầu đảo để được mưa… Ðiều đó lộ rõ được sự bảo thủ nặng nề trong mọi hoạt động. Con người tin vào mệnh trời. Họ tin vào lực lượng siêu hình có khả năng giải quyết mọi thành bại ở trên đời. Ðiều đó làm hạn chế sự cố gắng của con người. Trước tình hình đó vẫn có một số sĩ phu có đầu óc canh tân như Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ… có dịp học hỏi khoa học kỹ thuật tiến bộ nên đã nhiều lần đưa ra những kiến nghị cải cách xã hội. Nguyễn Trường Tộ đả kích lối học từ chương, hư văn, chủ trương học khoa học kỹ thuật, học thiên văn, địa lý, luật, sinh ngữ… Học tức là học cái chưa biết để mà biết, biết để mà làm (Tế cấp bát điều). Ông say sưa với những đề nghị cải cách đất nước thậm chí viết cả trên giường bệnh. Giống như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch chủ trương mở rộng giao thiệp với nước ngoài, trọng việc học kỹ nghệ Việc học kỹ nghệ không phải khó như việc cắp nách túi Thái Sơn để vượt qua biển Bắc như lời thầy Mạnh. Vả lại, theo tình hình khẩn cấp, lúc khát mới lo đào giếng thì đã chậm, nhưng chậm còn hơn là không biết mãi. Dù mất dê mới lo làm chuồng cũng chưa phải là muộn (Thời vụ sách thứ hai) Nhưng triều đình mục nát không nghĩ gì đến vận nước nên nhiều bản điều trần của hai ông bị vùi trong quên lãng. Tư tưởng con người quay về với nề nếp nho gia, cổ hủ, có ảnh hưởng làm hạn chế sự phát triển của văn học đương thời. II. TÌNH HÌNH VĂN HỌC: 1. Về nội dung văn học 1.1. Văn học mang tính thời sự: Tính chất thời sự chi phối toàn bộ đời sống văn học và làm thay đổi diện mạo văn học. Văn học giai đoạn này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt có nhiều biến cố trọng đại nên văn học gắn với chính trị và phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị. Với yêu cầu cấp thiết đó, văn học đã phản ánh những vấn đề trung tâm nóng hổi của thời đại: Cuộc đấu tranh của nhân ta chống thực dân Pháp. Ðây là chủ đề chính của văn học thời kỳ này. Trước kia chưa có một giai đoạn nào mà sự chuyển biến về chủ đề và đề tài trong văn học lại nhanh chóng và theo sát biến cố đến vậy. Nhiều tác phẩm yêu nước ra đời đã ghi lại những biến cố lớn lao của đất nước. Miên Thẩm có nhắc đến sự kiện Pháp tấn công Ðà Nẵng: Nẵng tuế Tây di phạm Quảng Nam Quan quân chiến bại huyết thành đàm. (Mại chỉ y) Dịch nghĩa: Năm kia giặc tây đánh Quảng Nam. Quân ta thua chạy máu chảy thành đầm. (Mua áo giấy) Phạm Văn Nghị trên đường hành quân vào Ðà Nẵng đã làm bài Trà sơn quân thứ nói lên lòng căm thù giặc của mình. Nguyễn Ðình Chiểu có viết hàng loạt tác phẩm yêu nước phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân, tố cáo tội ác của giặc và kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. 1.2. Văn học mang tính trữ tình: Văn học giai đoạn này đã kế thừa tính trữ tình của văn học dân gian và văn học bác học đồng thời có sự vươn một buớc theo hoàn cảnh mới của lịch sử. Vì vậy nó chịu ảnh hưởng sâu sắc tính trữ tình của văn học giai đoạn trước, chủ yếu đi sâu vào chủ đề con người nên chất trữ tình của nó rất phong phú và đa dạng. Nhưng trữ tình ở đây là trữ tình yêu nước, phát triển trên cảm hứng mới của chủ đề đó là lòng yêu nước gắn liền với những biến cố lớn lao của đất nước. Văn học giai đoạn này đã thể hiện tình cảm yêu nước của nhân dân bằng những lời lẽ thiết tha sâu nặng. Do đó yếu tố lãng mạn đã giữ vai trò không thể thiếu được để đảm bảo cái nhìn vừa đúng hiện thực vừa vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Ngay Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những nhà thơ hiện thực trào phúng nhưng cũng có những bài thơ trữ tình độc đáo. Có thể nói, văn thơ yêu nước phong phú về trữ tình nhưng không thiếu tự sự kể cả trào phúng, tính trữ tình là yếu tố căn bản của văn học yêu nước chống Pháp. 2. Về hình thức 2.1. Ngôn ngữ: Vẫn tồn tại hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Có tác giả viết hoàn toàn bằng chữ Hán như Miên Thẩm, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn… Có tác giả viết bằng chữ Hán vừa bằng chữ Nôm như Nguyễn Khuyến. Có tác giả viết chủ yếu bằng chữ Nôm như Nguyễn Ðình Chiểu, Trần Tế Xương… Bên cạnh đó chữ quốc ngữ cũng được khích lệ dưới nhiều hình thức: Báo chí, phiên âm, dịch thuật…. Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của đã cò nhiều hoạt động rộng rãi nhằm phổ biến chữ quốc ngữ như phiên âm, dịch một số tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán ra chữ quốc ngữ, biên soạn truyện cổ tích bằng chữ quốc ngữ, làm tự điển, ngữ pháp… Sự ra đời cuốn Ðại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của xuất bản năm 1895 và 1896 là một công trình biên soạn có giá trị. Một loạt những ngôn gnữ hàng ngày rất mới, rất mộc mạc đã đi vào thơ văn và có giá trị hiện thực đáng quý. 2.2. Thể loại: Thể loại thể hiện tính đại chúng, tính nhân dân sâu sắc. - Các thể loại dài như: Truyện thơ Lục vân Tiên , Dưong Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. - Các thể loại ngắn như: Sử ca, thơ Ðường, thơ lục bát, vè hịch, văn tế… Trong đó hịch và văn tế là hai thể loại tiêu biểu vì nó thích hợp cho việc kêu gọi và diễn đạt tình cảm lớn. Các thể loại ngắn là thể loại thành công hơn cả vì nó sáng tác nhanh, mang tính thời sự và phục vụ kịp thời đáp ứng được yêu cầu của cuộc chiế đấu và tình cảm của nhân dân. - Các thể loại sân khấu: Tuồng, chèo cũng phát triển . Về nội dung chưa có gì đổi mới đáng kể so với trước nhưng về hình thức thì có nhiều đóng góp. 2.3. Về mặt hình thức nghệ thuật: Phương pháp chính vẫn là phương pháp sáng tác truyền thống. Nhưng do yêu cầu phản ánh trung thực và gần gũi để động viên chiến đấu nên văn học đã vận dụng hniều chất liệu hiện thực, mang sắc thái phê phán và ít nhiều đã phá vỡ những khuôn khổ của phương pháp sáng tác truyền thống. Ðặc biệt là Trần Tế Xương, tác giả có nhiều đóng góp trong việc sáng tác một phương pháp mang đậm tính hiện thực. Trong bộ phận văn học chữ Hán, phong cách biểu hiện của thơ vẫn chưa có gì đổi mới, vẫn chưa thoát khỏi biểu hiện có tính chất công thức, ước lệ của văn học phong kiến. Riêng văn xuôi chữ Hán có phần khác trước, câu văn trong sáng, giản dị hơn, lập luận cũng chặt chẽ, lô gích hơn. Trong bộ phận văn học chữ Nôm, nghệ thuật biểu hiện một mặt kế thưà truyền thống; mặt khác có sự đổi mới đáng kể. Văn học giai đoạn này bớt lối diễn đạt chung chung, ước lệ, không cụ thể mà bám sát đời sống. Trong thơ hiện thực trào phúng nổi bật lên tính cụ thể, cá thể rõ nét, các nhà thơ đã dùng tiếng cười để xua tan mọi suy nghĩ siêu hình, tự biện, chất sống của nó rõ hơn trong thơ trữ tình. Cùng với lối biểu hiện có tính chất cá thể, cụ thể lịch sử, thơ thời kỳ này còn xuất hiện cái tôi trữ tình. Phong cách cá nhân rõ nét. Những đại từ ngôi thứ nhất số ít như Tôi, tớ, anh, em, ông, mình… đã thay thế cho ta, hoặc một ẩn chủ ngữ cùng loại. Ðiều này đã làm cho văn học giai đoạn này có tiếng nói riêng vừa gần gũi vừa đại chúng. III. CÁC KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC: 1.Khuynh hướng yêu nước chống Pháp: Yêu nước vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc. Trải qua hàng chục thế kỷ chống ngoại xâm, từ buổi đầu dựng nước cho đến khi có văn học thành văn, nhân dân ta thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt của mình. Ðến nửa cuối thế kỷ XIX, khi Pháp sang, truyền thống yêu nước vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc lại có dịp bùng lên một cách mạnh mẽ. Văn học chống Pháp ra đời đã kế thừa một cách tốt đẹp truyền thống yêu nước trong lịch sử và và có những bước phát triển phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử. Văn thơ yêu nước đã vạch trần những luận điệu hèn nhát, bỉ ổi của triều đình, bọn vua quan vô trách nhiệm, bè lũ Việt gian bán nước thành những bản án đanh thép hoặc những trang châm biếm sắc sảo. - Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ - Hà thành thất thủ ca. - Hà thành chính khí ca. - Vè thất thủ kinh đô. - Biểu trần tình của Hoàng Diệu - Phú kể tội Pháp đánh Bắc kỳ lần I của Phạm Văn Nghị. - Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây của Nguyễn Ðình Chiểu…- Mặt khác , nó còn phản ánh tâm lý đau xót của nhân dân trước cảnh nước mất, nhà tan (bài Cảm tác của Phan Văn Trị, Vè thất thủ kinh đô của nhân dân Huế, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Ðình Chiểu…) Khuynh hướng này đã đem đến cho văn học một luồng sinh khí mới, một sức sống mới. Các tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này là Nguyễn Ðình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn… 2. Khuynh hướng hiện thực trào phúng: Có quan hệ chặt chẽ với khuynh hướng yêu nước chống Pháp. Các nhà văn này, ban đầu sáng tác văn học yêu nước nhưng về sau khi phong trào kháng pháp thất bại, Pháp chiếm toàn bộ đất nước ta, xã hội bộc lộ những chướng tai gai mắt nên các nhà văn này đã dùng ngòi bút của mình để phơi bày những mặt trái của xã hội bằng khiếu hài hước nhạy bén của mình. Họ đã lấy việc tố cáo làm phưông tiện để gây căm thù nhằm mục đích kêu gọi chiến đấu. Khuynh hướng này phát triển thành một khuynh hướng độc lập, tuy kkông đông đúc như khuynh hướng yêu nước chống Pháp nhưng cũng khá đa dạng, phát triển khắp trong Nam ngoài Bắc. Các tác giả tiêu biểu của khuynh hứơng này là Nguyễn khuyến, Trần Tế Xương, Học Lạc, Nguyễn Thiện kế, Tú Quỳ, Kép trà, Trần Tích Phiên,, Nguyễn Hiển Dĩnh, Học Quế… Bên cạnh đó còn có những tác giả dân gian, của loại truyện Ba giai Tú Xuất, chất tố cáo càng mạnh mẽ. Các bài thơ tiêu biểu : - Ông làng hát bội, Chó chết trôi của Học lạc. - Vịnh Lê Hoan, Vịnh tri phủ Quảng Oai của Nguyễn Thiện kế. - - Ông Phỗng đá, Thầy đồ ve gái góa của Nguyễn Khuyến. - Ðất Vị hoàng, Mùng hai tết viếng cô Ký của Trần Tế Xương… Khuynh hướng này có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc. 3. Khuynh hướng thoát ly hưởng lạc: Khuynh hướng này ra đời và phát triển song song với khuynh hướng hiện thực trào phúng. Ða số các nhà thơ thuộc khuynh hướng này đều xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến suy tàn, mang tâm lý hưởng lạc, cá nhân, tùy thời. Trong bối cảnh chung là sự thất bại của phong trào chống Pháp và việc đặt ách thống trị lên đất nước ta, một số khác ra làm quan mục đích để hưởng nhàn chứ không đàn áp phong trào kháng chiến, số khác thoát ly vào thơ, rượu, vào mộng, vào tình yêu… Khuynh hướng này thường viết về thiên nhiên, thời thế,tâm trạng, thỉnh thoảng có bày tỏ nỗi lòng yêu nước thầm kín nhưng chủ yếu nói về cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc của họ. Các tác giả tiêu biểu như Dương Lâm, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh… Sáng tác của họ thường bằng chữ Nôm nên đã có những đóng góp nhất định trong việc trau dồi ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, khuynh hướng này thường chủ trương là co về mình, thích hưởng lạc, lao vào ăn chơi nên ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tai hại. 4. Khuynh hướng nô dịch: Ðây là khuynh hướng phản động bao gồm những tên tay sai cho Pháp, như Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải. Nội dung của khuynh hướng này là ca ngợi người Pháp, bênh vực biện hộ cho những tên tay sai, phục vụ cho mục đích chính trị của Pháp. Trong thời kỳ đầu khuynh hướng này còn tỏ ra ra dè dặt, úp mở nhưng càng về sau càng lộ rõ tính chất phản động của nó. Tiêu biểu có Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh. IV. ÐẶC ÐIỂM CỦA VĂN HỌC YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP: 1.Văn thơ yêu nước gắn liền với vận mệnh dân tộc: Văn thơ yêu nước tự phát tham gia gánh vác nhiệm vụ của dân tộc một cách vẻ vang. Nó gắn liền với vận mệnh của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử bi tráng. Ðồng thời nêu lên hai vấn đề có liên quan đến vận mệnh của dân tộc: Vấn đề chính trị và vấn đề nhân sinh. 1.1. Vấn đề chính trị: -Vấn đề Duy tân được thể hiện qua các bản điều trần của những sĩ phu có đầu óc canh tân như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Hai ông đã nhiều lần đề nghị triều đình nghiên cứu thực hiện chủ trương cải cách đất nước, nhưng không được triều đình chấp nhận, việc Duy tân thất bại. - Vấn đề chống Pháp, chống thỏa hiệp đầu hàng là vấn đề trọng tâm của văn học yêu nứơc chống Pháp. - Vấn đề vai trò của người dân có ý nghĩa lịch sử quan trọng, nhất là trong việc chống ngoại xâm. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Ðình Chiểu không chỉ ca ngợi người dân ở chiến lược, chiến thuật, về tinh thần chiến đấu mà còn ở nhận thức tự phát của họ: Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình. Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) Trong bức thư Phan Ðình Phùng trả lời Hoàng cao Khải nhân dân là mục tiêu phục vụ, mục tiêu bảo vệ và chiến đấu của nghĩa quân, nhân dân gắn liền với phong trào kháng chiến. 1.2. Vấn đề nhân sinh quan: Nói đến nhân sinh quan là nói sống để làm gì? Sống như thế nào?Thái độ của con người trước sự sống và cái chết? Ðể giải quyết các vấn đề chính trị, thơ văn yêu nước đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa thời sự. - Vấn đề sống – chết được giải quyết không theo quan điểm con người trừu tượng theo kiểu tôn giáo mà từ góc dộ của cuộc đấu tranh dân tộc. Tức là sống trọng nghĩa và chết đúng đắn Làm người sao khỏi thác, thác trung thần thác cũng thơm danh (Hịch Quản Ðịnh) Hay: Ninh cam tử táng sài lang vẫn Khẳng nhẫn sinh phùng bạch quỷ ưu. (Nguyễn Cao điếu Nguyễn Tri Phương) - Khái niệm vinh – nhục theo quan điểm thà chết vinh hơn sống nhục. Sống đánh giặc cứu nước là sống đúng, chết vì nước nhà là vinh, sống theo giặc đầu hàng phản bội là sống nhục (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Ðịnh, Thơ điếu Phan Tòng). - Khái niệm chính khí gắn với hành động vì nghĩa: Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng (Nguyễn Ðình Chiểu) Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi (Thấy nghĩa há đành làm kẻ không có dũng) (Hồ Huấn Nghiệp) Các vấn đề nhân sinh quan được đặt ra dựa vào các hệ tư tưởng vốn có ở nước ta nhưng chủ yếu từ cơ sở, tư tưởng Việt Nam, từ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. 2. Văn thơ yêu nước gắn với cuộc sống dân tộc và con người thời đại: 2.1. Văn thơ yêu nước phản ánh về dân tộc và về thời cuộc: Văn thơ yêu nước là cuốn sử thi của thời đại đã ghi chép một cách cảm động trung thành cuộc đấu tranh của dân tộc. Ðó còn là lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này. Văn thơ yêu nước còn chứng tỏ rằng dẫu nước mất nhưng còn dân, còn giá trị tinh thần truyền thống và tin tưởng vào thắng lợi của dân tộc. 2.2. Văn thơ yêu nước phản ánh về con người thời đại: Ðó là những con người tiêu biểu như người sĩ phu, người trí thức bất hợp tác, người nông dân, người phụ nữ, người nghĩa sĩ … Bên cạnh đó còn có những tên sâu dân mọt nước như bọn vua quan, bọn tay sai và cả một bức tranh xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX được tái hiện một cách đấy đủ, sinh động. Có thể nói, với những nét hào hùng về thời đại, về dân tộc, về con người, văn thơ yêu nước được xem như pho sử thi đau thương nhưng không kém phần hùng tráng của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại. 3.Văn thơ yêu nước là bản anh hùng ca: Cuộc đấu tranh trong giai đoạn này rất hào hùng nhưng không tránh khỏi thất bại. Âm hưởng chung của văn thơ yêu nước giai đoạn này là âm điệu đau thương nhưng anh dũng. Thậm chí cái buồn, cái bi quan cũng không phải không gây phẫn uất. Do đó, nó là một âm điệu bi hùng. V.KẾT LUẬN CHUNG: Ðây là giai đoạn cuối cùng của văn học được sáng tác dưới sự chi phối của ý thức hệ phong kiến. Văn học giai đoạn này đã bám sát cuộc sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp, đã ghi lại một cách sinh động trung thành một giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, ghi lại cuộc chiến đấu bền bỉ của dân tộc ta. Có thể nói, giai đoạn này mang tính chiến đấu cao, tính dân tộc, tính đại chúng dồi dào, rõ rệt. Cho đến nay, những tác phẩm yêu nước vẫn luôn mới về tinh thần đấu tranh chống xâm lược, chống thỏa hiệp đầu hàng, và nó đã để lại không ít bài học về nhiều mặt, từ tư tưởng đến tình cảm, không chỉ cho một thời mà còn cho lâu dài. loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học. Môn Toán Môn Vật Lý Môn Hoá Học Click Học thử Click Học thử CLick Học thử Môn Văn Môn Sinh Môn Anh Click Học thử Click Học thử Click Học thử ... dựng nước có văn học thành văn, nhân dân ta thể lòng yêu nước mãnh liệt Ðến nửa cuối kỷ XIX, Pháp sang, truyền thống yêu nước vốn truyền thống lâu đời dân tộc lại có dịp bùng lên cách mạnh mẽ Văn. .. động Tiêu biểu có Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh IV ÐẶC ÐIỂM CỦA VĂN HỌC YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP: 1 .Văn thơ yêu nước gắn liền với vận mệnh dân tộc: Văn thơ yêu nước tự phát tham gia gánh vác nhiệm vụ... có nước ta chủ yếu từ sở, tư tưởng Việt Nam, từ giá trị tinh thần truyền thống dân tộc Văn thơ yêu nước gắn với sống dân tộc người thời đại: 2.1 Văn thơ yêu nước phản ánh dân tộc thời cuộc: Văn

Ngày đăng: 03/10/2015, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w