lu “áo \”
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
L2 KHOA CHINH TRI HOC
DE TAI GIAO TRINH
KY NANG
LANH DAO, QUAN LY
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS DƯƠNG THỊ THỤC ANH CỘNG SỰ: TS VŨ ANH TUẤN
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC PHÁT TRIỄN
ĐÈ TÀI GIÁO TRÌNH
KY NANG
LANH DAO, QUAN LY
CHU NHIEM DE TAL TS DUONG THI THUC ANH CONG SU: TS VU ANH TUAN
Trang 3MỤC LỤC
CHUONG 1: NHUNG VAN DE CO BAN VE KY NANG LANH DAO,
010.080 00ddai 244 ÒỎ 3
IL KHÁI LUẬN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ - CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CUU, UNG DUNG KY NANG LANH ĐẠO, QUẢN LÝ - 3
II NGUGI LANH DAO.Q ccccssccssccsssecsssssesseessesssscssecsecssecsussseceusenscsesenveesecees 8
Ill NHUNG KY NANG THIET YEU TRONG LANH DAO, QUAN
LỎỶ Q2 2102121111212 15111 E1 1011 HH1 H101 HH TT HT HT HH 17 CHUONG 2: KY NANG ANH HUONGQUYEN LUC VA PHONG CÁCH TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LLÝ 5- 5< ©cevecsseccee 33
IL QUYỀN LỰC VÀ KỸ NĂNG ẢNH HƯỞNG QUYÈÊN LỰC 33 II PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ¿s5 sczcsvzsezszsez 47 CHUONG 3: NHUNG KY NANG THIET YEU TRONG LANH DAO CHINH TRI cscssssessssssssesssessescssssessscssvsssssessssssesssssvsssssscescesssssssessussncensessees 60
I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỰ HÌNH THÀNH KY NANG TRONG LANH ĐẠO CHÍNH TRỊ 22t SSsEEESEESEEEEEEEE11911117111111111711127171eExe 60
Il NHUNG KY NANG THIET YEU TRONG QUA TRINH LANH DAO
CHINE TRY csesecsscsssssessscssscssecssvesssessesssssessusssucssusssessusssusssecsavesecsnecaneseveans 64 CHUONG 4: KY NANG DIEU HANH TO CHUC CUA LANH DAO 73 LKHAI LUAN VE TO CHUC — CO SG HINH THANH KY NANG LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH TỎ CHỨC 2- 5c s+2xt2xEezEetrevrxed 73 Il KY NANG PHAN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TƠ CHỨC TRONG LÃNH
ĐẠO,QUẦẢN LLỶ - - St 1219112112111 111511511121211111111125 11151 TxcEeErcreo 74
II KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO, ĐIÊU HÀNH TỎ CHỨC 76
CHƯƠNG 5: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ . s- e4 E419 R49 E5E4 go recteeeecee 95
Trang 4ILBIEU HIEN VA CAC CAP ĐỘ XUNG ĐỘT - CƠ SỞ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG QUẢN LÝ, GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG LÃNH
ĐẠO, ĐIÊU HÀNH TỔ CHỨC 2-5 + EEEEEEE+EEEEZEEtZEEtZEvrrred 98-
Ill KY NANG QUAN LY, GIẢI QUYẾT XUNG DOT TRONG LANH
ĐẠO, ĐIÊU HÀNH TÔ CHỨC se +2 +EE+EESEEEEEEvEEerrrrer 102 CHƯƠNG 6: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO SỰ THAY ĐỒI 108 I KHÁI LUẬN 2-22 ©5+ SkSEkEEEESEESEEEEEEEE19212712T17E21211 2e eExcee 108
I NHỮNG KHÍA CANH CUA LANH ĐẠO SỰ THAY ĐÔI TỔ
CHHỨC L- E222 5252113 E5EE1515111 111511101110 1110111101111 11110 ceE 111
Ill KY NANG QUAN LY, DAN DAT SU’ THAY DOI TRONG QUÁ
TRINH LANH DAO, DIEU HANH TO CHUC w ccesccsesscssscsseessseeesssnsee 114 IV NHUNG VAN DE CAN CHU Y TRONG QUA TRINH HINH
THANH KY NANG QUAN LY, DAN DAT SU THAY DOI TO CHUC
Trang 51 Tên học phần: KỸ NĂNG LÃNH DAO, QUAN LY
2.Mã số môn học:
3 Số ĐVHT: 2TC
4 Mục đích môn học:
-Là một trong những môn học cơ bản trong chương đào tạo cử nhân chuyên ngành chính trị phát triển — môn kỹ năng lãnh đạo, quản lý cần thiết giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống vềkỹ năng lãnh đạo, quản lý với tính cách khoa học ứng dụng trong LĐ,QL
- Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu chuyên ngành chính trị phát triển, môn kỹ năng lãnh đạo, quản lý, chủ yếu tập trung trang bị những kiến thức và kỹ năng của người lãnh đạo, trong đó đặc biệt chú trọng những nghiên cứu về con người lãnh đạo, kỹ năng sử dụng quyền lực, phong cách trong lãnh đạo và những kỹ năng lãnh đạo cần thiết khác trong quá trình lãnh đạo, quản lý Qua đó sinh viên sẽ có thêm kiến thức bổ trợ cho nghiên cứu, học tập chuyên
ngành chính trị học phát triển và nhận biết các quá trình chính trị trong thực
tiễn lãnh đạo, quản lý
- Trong khuôn khổ giáo trình nội bộ, những chuyên đề thê hiện trong giáo trình sẽ là tài liệu chuyên khảo tốt cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về khoa học lãnh đạo cho sinh viên chuyên ngành chính trị phát triển
5 Yêu cầu:
- Về tri thức: Khái quát có tính hệ thống về những kỹ năng lãnh đạo cơ
bản nhất với tính cách tri thức khoa học ứng dụng làm cơ sở nhận thức luận cho người học trong quá trình học tập, trau dỗi kiến thức, sự hiểu biết về
chuyên ngành khoa học, kỹ năng lãnh đạo, quản lý
- Về kỹ năng: Từ trang bị những kiến thức khoa học cơ bản về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, môn học không chỉ giới thiệu những kỹ năng, công cụ thiết yếu trong lãnh đạo, quản lý mà quan trọng hơn là phương pháp thực
Trang 6quen với một số trải nghiệm về hoạt động lãnh đạo, quản lý trong quá trình học tập nhà trường
- Về thái độ: Xác định ý thức, trách nhiệm học tập cho sinh viên không
phải bằng sự quán triệt có tính lý thuyết thụ động, mà tăng cường phương
pháp nêu vấn đề thảo luận, làm bài tập thực hành trên lớp để sinh viên cảm
thụ một cách hứng thú hơn, nhằm khơi dậy tỉnh thần thái độ tích cực trong
học tập, nghiên cứu tài liệu
6 Phân bỗ thời gian: Học phần gồm: Phần lý thuyết; Phần thực hành; Thảo luận & làm bài tập Semina
7.Giảng viên tham gia giảng dạy:
PGS.TS Lưu Văn An Chuyên ngành: CTH Học viện BC - TT TS Vũ Anh Tuấn Học viện CTQG Chuyên ngành: Triết học TS Dương Thục Anh Chuyên ngành: CTH Học viện BC — TT
8 Điều kiện tiên quyết: Sinh viên cần được học môn: Triết học; Tâm lý học đại cương, tâm lý học LĐ,QL; Chính trị học trước khi học kỹ năng
LĐ,QL và môn học này cần được học năm cuối kết hợp với tổ chức tham
quan thực tế công tác lãnh đao, quản lý ở địa phương
9, Nội dung tổng quát: Chương trình bao gồm 6 chuyên đề được cấu trúc trên hai khối kiến thức cơ bản: 1 Cơ sở khoa học về kỹ năng lãnh đạo; 2 Những kỹ năng lãnh đạo, quản lý thiết yếu được phản ánh sáu chương:
1 Những vấn đề cơ bản về kỹ năng lãnh đạo, quản lý
2 Kỹ năng ảnh hưởng quyền lực & phong cách trong lãnh đạo, quản lý 3 Những kỹ năng thiết yếu trong lãnh đạo hệ thống chính trị
Trang 7Chương 1
NHUNG VAN DE CO BAN VE KY NANG LANH DAO,
QUAN LY Muc dich — yéu cau:
- Giới thiệu khái quátnhững vấn đề cơ bản của khoa học về kỹ năng lãnh đạo, quản ly với tính cách là khoa học cơ sở Các khái quát khoa học về quan điểm và kỹ năng lãnh đạo, quản lý trên nhằm trang bị cho người học nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, vai trò của khoa học nghiên cứu - ứng dụng kỹ nănglãnh đạo, quản lý đối với thực tiễn sự nghiệp xây dựng xã hội thời kỳ phát triển mới của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay
- Những kiến thức khoa học về kỹ năng lãnh đạo, quản lý được khái quát trong chuyên đề, sẽ giúp cho người học không chỉ tăng thêm sự hiểu biết mà quan trọng hơn là cung cấp phương pháp luận cho quá trình nhận diện,
liên hệ với thực tế lãnh đạo, quản lý và vận dụng vào thực tiễn công tác của
bản thân
- Những vẫn đề kiến thức chungvề kỹ năng lãnh đạo, quản lý được khái quát trên ba nội dung chính:
I Khái luận lãnh đạo và quản lý — cơ sở khoa học nghiên cứu, ứng dụng kỹ năng lãnh đạo, quản lý
2 Những phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý 3 Những kỹ năng thiết yếu trong lãnh đạo, quản lý
I KHÁI LUẬN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ —- CƠ SỞ KHOA HOC NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
l.I Khái niệm: Lãnh đạo và Quản lý
Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm có quan hệ chặt chẽ, không thê
Trang 8hướng chuyên ngành và liên ngành Sự ra đời khoa học lãnh đạo, đặt trong sự
quan hệ với khoa học quán lý xuất phát từ đòi hỏi thực tế của lãnh đạo, quản ly trong đời sông chính trị - xã hội đó.Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu, ứng dụng kỹ năng lãnh đạo, quản lý.Nên, đề
hình thành kỹ năng lãnh đạo, quản lý trước hết cần nhận diện bản chất của
lãnh đạo, quản lý và sự khác biệt giữa chúng với tính cách là khái niệm.Đã có không ít học giả, các nhà khoa học trong nước và trên thế giới nghiên cứu và chỉ ra tính khác biệt của sự khác nhau này Tuy có những quan niệm và cách tiếp cận khác nhau, song nhìn chung, các nghiên cứu khá thống nhất khi đánh
giá về bản chất của lãnh đạo và quản lý với những nội hàm sau: Quản lý đề
cập đến những vấn đề có tính cụ thể, tính kế hoạch, tính kiểm soát và tính bắt
buộc phải đạt được trong một điều kiện nhất định với một thời hạn nhất định
Lãnh đạo là lựa chọn và xác định mục tiêu, chỉ ra con đường đi đến mục
tiêu.Đồng thời là sự thuyết phục, khơi dậy nguồn cảm hứng, hình thành niềm tin cho mọi người trong quá trình đi đến mục tiêu đó Từ những nhận định có tính khái quát chung đó, cho thấy nét khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý trên hai đặc tính cốt yếu: Quản ý là quá trình điều khiển các hoạt động trên cơ sở nguyên tắc và có sự kiểm soát chặt chẽ đối với các công việc cần phải hoàn thành Lãnh đạo là sự dân dắt mọi người bằng khai mở tiềm năng và chia sẻ trong quá trình đi đến mục tiêu đã lựa chọn Nếu ở quản lý yêu cầu tính bắt buộc và sự nhất quán trong các quan hệ công việc thì ở lãnh đạo yêu cầu tính động và linh hoạt trong các mối quan hệ nhằm huy động tối ưu mọi nỗ lực của con người Tóm lại, lãnh đạo và quản lý được khái quát như sau:
- Quản lý là quá trình điễu hành các hoạt động nhằm đạt được các kết
quả cụ thể một cách ổn định ngay cả trong các điều kiện không hồn tồn được kiểm sốt và không chắc chắn
- Lãnh đạo là một quá trình chỉ dẫn và khai mở tiềm năng cho mọi người nhằm đem lại phúc lợi chung thông qua sự khích lé va chia sé của chủ
Trang 91.2 Quan hệ giữu lãnh đạo và quan ly
Chỉ ra tính khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là vấn đề có ý nghĩa nhận
thức luận, làm cơ sở cho nghiên cứu khoa học và chỉ đạo thực tiễn công tác
lãnh đạo, quản lý tổ chức.Lãnh đạo và quản lý đều giữ vai trò quan trọng, giữa chúng có mối quan hệ không thể tách rời nhau.Lãnh đạo,Quản lý là quá trình huy động triệt để mọi nguồn lực trong việc phát triển và điều hành các
chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra, trong đó - Lãnh đạo là sự định
hướng và chia sẻ triển tầm nhìn thông qua mối quan hệ động và linh hoạt còn
quản lý là sự cụ thê hoá, hiện thực hoá tầm nhìn đó Quan hệ giữa lãnh đạo và
quản lý là mối quan hệ thống nhất, hỗ trợ, chuyển hoá cho nhau trên cơ sở xác lập và thể hiện chức năng cùng phương thức hoạt động giữa chúng trong quá
trình tạo thành một chỉnh thể, một hệ thống tổ chức Quản lý không lãnh đạo
dễ mất phương hướng Lãnh đạo không quản lý dễ chung chung, thiếu tính thiết thực Quan hệ của lãnh đạo và quản lý trong duy trì, phát triển tổ chức, thực chất là sự kết hợp biện chứng giữa quyền lực “cứng” với quyền lực
“mềm”; giữa tính kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngăn hạn với hình thành chiến lược, xây dựng tầm nhìn hướng đến mục tiêu dài hạn và phát triển bền
vững; giữa duy trì quan hệ công việc bằng phương pháp hành chính với cải thiện quan hệ con người bằng khích lệ nguồn cảm hứng và chia sẻ Mối quan hệ hữu cơ giữa lãnh đạo và quản lý được phản ánh trên hai phương diện thiết
yếu: - Về chức năng của lãnh đạo là xác định mục tiêu, kiến tạo tầm nhìn và
dự báo, gắn kết tầm nhìn với giá trị; Hoạch định đường lối, hình thành chủ
trương, ra các quyết sách chính trị Chức năng của quản lý là lập kế hoạch, huy động nguồn lực, tổ chức điều hành và kiểm soát các hoạt động - Vẻ phương thức, lãnh đạo lấy giáo dục, thuyết phục, truyền cảm hứng, khai tâm, khai trí, động viên và nêu gương, còn quản lý chú trọng tổ chức hành chính,
cưỡng chế, duy trì t6 chức thực hiện các hoạt động cụ thể trên cơ sở các
Trang 1013 Nghiên cứu, ứng dụng trí thức và kỹ năng lãnh đạo trong xã hội phát triển can đặt trong sự tác động của bỗi cảnh và thể chế chính trị - xã hội
- Trong xu thế xã hội đang phát triển theo hướng hiện đại cùng với trình độ dân trí, dân chủ ngày càng cao đòi hỏi các hoạt động lãnh đạo, quản ly, các nghiên cứu lãnh đạo, quản lý cần có những quan niệm mới hơn về tính toàn diện, tính thiết thực, sự nhạy bén và tính thích ứng cao Những quan niệm truyền thống chủ yếu đề cao một cách cực đoan về vị thế và những hành
vi ảnh hưởng thuộc về chủ quan nhà lãnh đạo không còn nhiều hấp dẫn đối
với một xã hội phát triển có trình độ dân trí và công nghệ cao Ngày nay, lãnh
đạo chỉ có thể thành công khi chủ thể lãnh đạo phân tích được bối cảnh, đồng
thời lãnh đạo thích ứng với bối cảnh.Lịch sử phát triển xã hội cũng đã chứng minh, những lãnh đạo duy trì sự độc tôn, duy ý chí cực đoan, bất chấp hoàn
cảnh lịch sử - cy thé tat yêu dẫn đến thất bại, thậm chí diệt vong Thực tế cuộc
sống cũng đang cho thấy: Sự tách khỏi môi trường xã hội và tổ chức cộng đồng để tiễn hành lãnh đạo, quản lý bằng sự “lạm quyền”, để cao “năng lực chủ quan” của bản thân người lãnh đạo dường như không còn đủ thuyết phục để có
thể giúp nhà lãnh đạo đó thành công Phân tích bối cảnh, nhận điện sự ảnh
hưởng của bối cảnh - môi trường và các “sự kiện bên ngoài”, nhất là ảnh hưởng từ những nan giải, thách thức cùng những quy định mang tính thể chế có tác động đặc biệt quan trọng đến hiệu quả các quá trình lãnh đạo Tác động của bối cảnh đối với quá trình lãnh đạo được phân tích trên quan điểm toàn diện, phát
triển và lịch sự - cu thé
- Lãnh đụo Việt Nam trước tác động của bối cảnh hiện nay
Lãnh đạo ở Việt Nam trước những ảnh hưởng chung của kinh tế thị
trường và xu thế hội nhập quốc tế, được khái quát trên một số biểu hiện có tính chất đặc thù sau:
- Phi tập trung hoá về kinh tế Bản chất của nền kinh tế thị trường là
tính đa dạng, đa thành phân, cạnh tranh và không ngừng biến đổi Điều đó,
Trang 11thị trường Phi tập trung vẻ kinh tế đang là một thách thức đáng kể đối với
yêu về tính chất tập trung của quá trình lãnh đạo, quản lý vận hànhtheo nguyên tắc tập trung dân chủ
- Hội nhập và tăng cường mở rộng hợp tác quốc té.Hội nhập quốc tế
đanglà xu thế khách quan làm tăng tính phức hợp và thách thức bởi tốc độ
biến đổi gia tăng, khó dự báo.Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho sự giao lưu,
giao thoa giữa các quốc gia có nền văn hoá khác nhau Bên cạnhnhững biểu hiện tích cực trong tiếp biến văn hoá hội nhập với những giá trị văn hoá mới là sự xuất những hệ luy bởi sự “xâm lăng văn hoá” dẫn đến những thách thức trong chủ trương của lãnh đạo về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống phù hợp với đương đại Hội nhập quốc tế không chỉ ảnh hưởng, thay đổi các van dé kinh tế, văn hoá mà còn tác động quan trọng đến ý thức hệ, đến các lý tưởng, quan điểm chính trị quốc gia Sự nhất thể hoá chính trị là quan điểm nhất quán của lãnh đạo không còn mang tính thuần nhất mà đang đặt
trong sự tương tác, sự đa tâm về quan điểm, cách nhìn nhận nhiều chiều của
sự tất yêu Điều đó, đòi hỏi lãnh đạo sự nễ lực trong nhất quán quan điểm trên cơ sở phát triển với một cách tiếp cận khách quan và có tính thuyết phục hơn
- Tính hiệu lực của nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Trong hiện thực xã hội — nhà nước pháp quyền luôn là sự kỳ vọng, là điều kiện thiết yếu
để lãnh đạo thực hiện tốt vai trò điều hành, dẫn dắt của mình.Song, trên thực
tế, đây cũng đang là vấn để còn không ít trở ngại cho lãnh đạo, bởi tính hiệu lực của nhà nước pháp quyên trong hệ thống chính trị - xã hội còn rất khiêm
tốn Lãnh đạo dựa trên “nhân trị”, kêu gọi sự tự giác, tự nguyện, nâng cao nhận thức trong điều kiện dân trí đang phát triển; lãnh đạo dựa trên mối quan hệ chủ quan, mang tính tình cảm cục bộ, sẽ khó tránh khỏi tuỳ tiện, thiếu
triệt để, thiếu nguyên tắc xét đến cùng đang trở thành rào cản cho quá trình
lãnh đạo, quản lý
Trang 12triển sẽ là nền tảng cơ bản trong xây dựng một nhà nước chuyên nghiệp và hệ
thống lãnh đạo, quản lý điều hành minh bạch, hiệu quả Trong hiện trạng điều
hành, dẫn dắt các hoạt động chính trị xã hội của lãnh đạo còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa dứt bỏ phương thức của cơ chế hành chính, quan liêu trước đây, thì trình độ dân trí ngày một nâng cao, xu thế dân chủ đang trở thành nhu cầu trong đời sống xã hội sẽ có tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực
đối với lãnh đạo, quản lý Tính minh bạch, tính công bằng và nghiêm minh là
thuộc tính của lãnh đạo ở một quốc gia có nền dân chủ dich thực và trình độ
dân trí xã hội.Đó cũng chính là “sức ép” là thách thức trong quá trình hướng
tới sự hoàn thiện của lãnh đạo
- Những thành tựu khoa học & công nghệ tiên tiến.Với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách mạng tin học đang phát huy tác dụng trên toàn bộ lĩnh vực đời sống xã hội đã ảnh hưởng lớn đến quan điểm và cách thức lãnh đạo.Trước hết, đòi hỏi các chủ thể đang tham gia
trong hệ thống lãnh đạo phải có một trình độ hiểu biết công nghệ nhất định mới có khả nãng làm việc trong điều kiện chính phủ điện tử Thứ hai, Internet
phát triển nối liền các quốc gia thành một “thế giới phẳng” với những giao
diện thông tin vô cùng thuận lợi về tính cập nhật, tính đa diện, tính minh bạch tác động đến quá trình lãnh đạo vừa tích cực, vừa tiêu cực
Xã hội hiện đại đang vận hành theo quy trình công nghệ “số hoá” Đòi
hỏi quan điểm và quy trình lãnh đạo, quản lý cần đổi mới, thích ứng.Thay cho
sự quán triệt mang tính giáo lý truyền thống là sự lãnh đạo hiệu quả - lãnh đạo dựa trên bằng chứng Hiện thực hoá các giá trị lãnh đạo thông qua các hành vi
hoạt động mà cơ sở cho kết quả đạt được mục tiêu đặt ra, xét đến cùng chính
là các kỹ năng mà nhà lãnh đạo, quản lý thao tác hoá như thế nào?
II NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Người lãnh đạo là người có khả năng kết nói và tạo ra tâm nhìn cho
Trang 13người lãnh đạo biết sử dụng vị thế và quyên lực của mình để gây ảnh hưởng và khích lệ các thuộc cấp trong tổ chức cùng thực hiện tầm nhìn đó
Người lãnh đạo - trước hết biểu hiện qua các phẩm chất tâm lý — nhân cách được phản ánh trên hai khía cạnh: nhân cách lãnh đạo, quản lý và nhân cách NGƯỜI lãnh đạo, quản lý Tâm lý — nhân cách người lãnh đạo xét đến cùng là sự biểu thị nội lực của bản thân người lãnh đạo.Nó có ý nghĩa quyết
định chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý.Phẩm chất tâm lý của
người lãnh đạo, quản lý Tâm lý người lãnh đạo, quản lý hình thành thông qua hoạt động, đồng thời được phản ánh băng kết quả hoạt động thực tiễn, trong
đó, công tác lãnh đạo, quản lý là hoạt động chủ đạo nhất, là cơ sở khẳng định năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo.Nhận thức, tình cảm, ý chí là những
yếu tố tâm lý cơ bản được biểu đạt qua nếp nghĩ, lối sống, cách ứng xử của người lãnh đạo trong thực tiễn
H.1 Cơ sở hình thành những phẩm chất người lãnh đạo
Một trong những cơ sở hình thành phẩm chất người lãnh đạo là xây
dựng nhân cách lãnh đạo, quản lý mà tâm lý học xác định trước hết ở cấu trúc
bốn thuộc tính tâm lý nhân cách, đồng thời được biểu hiện qua: Năng lực
(TÀI) và phẩm chất (ĐỨC) trong quá trình lãnh đạo, quản lý
- Xu hướng nhân cách người lãnh đạo:Là hệ thông các động lực thúc
đây, qui định tính tích cực của nhân cách Nó bao gồm: các nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng, định hướng giá trị, thế giới quan tác động qua lại lẫn nhau Các thành tố này có vai trò thúc đây hoạt động của nhân cách, qui định xu hướng vận động của nhân cách theo một hướng đích nào đó trong môi
trường xã hội đầy biến động (*định hướng", ‘din dudng’, “thúc đẩy' các hành
VI của cá nhân)
Theo tổng kết của nhiều công trình nghiên cứu tâm lý người lãnh đạo, quản lý (Stogdill, 1974) thì trong những đặc điểm, thuộc tính thuộc về xu hướng nhân cách, họ là những người thường nỗi trội hơn những người khác về: Tham vọng và
Trang 14có nhu câu cao trong việc ảnh hưởng đến người khác; có nhu cầu liên kết hợp tác ở mức cao, hứng thú với công việc đến mức dam mé
- Năng lực nhân cách người lãnh đạo: Là tơng hồ những phẩm chất tâm, sinh lý tạo thành điều kiện chủ quan cho người lãnh đạo có khả năng
thực hiện hiệu quả một hoạt động, một công việc nào đó được đã đặt ra
Trong lãnh đạo, quản lý, năng lực phản ánh qua các mức độ và các khía cạnh khác nhau.Trước hết, năng lực chịu sự quy định của tư chất (cau tao sinh ly học thần kinh cấp cao) được phản ánh qua tâm lý học hoạt động với các mức độ năng khiếu, sở trường khác nhau.Thứ hai, năng lực bộc lộ qua hai khía cạnh có quan hệ chuyển hoá lẫn nhau: năng lực chung và năng lực riêng Với vị trí, vai trò chức năng là người lãnh đạo tổ chức, yêu cầu về năng lực của người lãnh đạo, quản lý là:
Năng lực nhận thức: trí tuệ, có khả năng học hỏi, hiểu biết xã hội
Năng lực chuyên môn: Am hiểu về lĩnh vực chuyên môn của tổ chức Năng lực tổ chức: có khả năng xây dựng tầm nhìn chiến lược, lập kế
hoạch, ra quyết định và tổ chức thực hiện,
Năng lực ứng xử: Giao tiếp tốt, liên kết, lôi cuốn mọi người, phát
huy tiềm năng của con người
Tổng kết các công trình nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, quản lý
(Stogdill, 1974) cho thấy những người lãnh đạo thành công thường xuất hiện
các nét năng lực sau: Thích ứng tốt, Am hiểu môi trường xã hội, Chịu được sự
căng thắng, Thông minh, Năng lực nhận thức tốt, Sáng tạo, Kỹ năng ngoại giao và lịch thiệp, Kỹ năng diễn đạt thông tin tốt, Hiểu biết về nhiệm vụ của tổ chức, Kỹ năng tô chức giỏi, Kỹ năng thuyết phục, Kỹ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội
- Tĩnh cách của nhân cách người lãnh đạo: Là hệ thông thái độ và hệ thống hành vi tương ứng với thái độ được biểu hiện qua các mỗi quan hệ của người lãnh đạo đó Nó bao gồm: thái độ đối với cộng đồng xã hội, với người
Trang 15trách nhiệm dẫn đường và động viên, thúc đây các thành viên trong tô chức hướng đến tương lai và hỗ trợ mọi người cùng phát triển, hoàn thiện nhân
cách, yêu cầu đối với tính cách người lãnh đạo cần hình thành hệ thống thái
độ với những tiêu chí tôi thiểu như sau:
Thái độ đối với xã hội: Có trách nhiệm cao đỗi với cộng đồng
Thái độ đối với con người: Tôn trọng, giúp đỡ, khích lệ con người,
không định kiến
Thái độ đối với công việc: tận tụy, trách nhiệm, kiên quyết, kiên trì, học
hỏi không ngừng, ủng hộ cái mới, mở đường cho các sáng kiến nảy sinh
Thái độ đối với bản thân: khiêm tốn, tự tin, xem mình là 1 thành viên
của tổ chức chứ không đứng trên tổ chức
Theo tổng kết của nhiều công trình nghiên cứu tâm lý người lãnh đạo, quản lý (Stogdill, 1974) thì trong những đặc điểm tính cách người lãnh đạo thành công thường xuất các nét tính cách sau: Quyết đoán, Có tỉnh thần hợp tác, Kiên quyết, Dang tin cậy, trung thực, Xông xáo, nhiệt tình với công việc,
Kiên trì, Tự tin, Sẵn lòng nhận trách nhiệm |
- Tính khí của nhân cách người lãnh đạo
Là những biểu hiện về sắc thái hành vi của nhân cách về cường độ, tốc độ, nhịp độ phản ứng Có cơ sở sinh học là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao Có
bốn kiểu tính khí điển hình là: Nóng nảy, Hoạt bát, Điềm đạm, Ưu tư Tính
khí tự nó không qui định nội dung tốt, xấu của hành vị, không qui định mức độ phát triển năng lực Tuy nhiên, trên thực tế tính khí qui định phong thái, sắc thái hành vi, tạo nên ấn tượng bên ngoài của nhân cách đó nên chắc cũng gián tiếp tạo ra giá trị hành vi, tạo ra giá trị xã hội của nhân cách trong cảm nhận của những người xung quanh
Vì vậy, người lãnh đạo cần phải rèn luyện tính khí cho phù hợp với hoạt động đặc trưng của mình Các nghiên cứu tâm lý cho thấy kiểu tính khí
Trang 16định cao, phải linh hoạt trong ứng xử, giải quyết
Trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý các thuộc tính tâm lý trên của người
lãnh đạo được phản ánh qua đạo đức và năng lực với các tiêu chí nhất định
Phẩm chất đạo đức lãnh đạo, quản lý phản ánh sự thống nhất giữa thái độ công tác với đạo đức cách mà người lãnh đạo thể hiện trong thực tiễn lãnh
đạo, quản lý Đó là lòng “trắc ẩn” trước vai trò, trách nhiệm, là sự trăn trở _
trong đổi mới phương pháp làm việc hiệu quả, là thái độ đúng mực trong quan hệ ứng xử của người lãnh đạo trong thực tiễn công tác cũng như cuộc sống
thường nhật Thái độ công tác đó thực chất là sự cụ thể hoá các phẩm chất đạo đức cách mạng của người lãnh đạo.Đó là sự biểu đạt phẩm chất chính tri, tu
tưởng đạo đức băng lập trường kiên định và bản lĩnh đấu tranh trước những sai phạm, những tiêu cực nảy sinh trong tô chức và trong quả trình lãnh đạo, quản lý.Đạo đức cách mạng biểu hiện trong thái độ công tác của người lãnh đạo không chỉ phản ánh ở sự tu dưỡng, rèn luyện sự liêm chính cho bản thân mà còn phải giác ngộ, giáo dục mọi người xung quanh cùng thực hiện liêm chính Đạo đức cách mạng biểu hiện trong thái độ công tác của người lãnh
đạo, xét đến cùng là mối quan hệ lợi ích mà người lãnh đạo biết xác định
đúng mức lợi ích cá nhân trong lợi ích chung của tổ chức và xã hội -
Phẩm chất năng lực lãnh đạo, quản lý được xác định bằng kết quả trong
hoạt động thực tiễn của người lãnh đạo, quản lý với bốn nhóm năng lực cơ bản: (1)Năng lực tổ chức Xây dựng chiến lược tầm nhìn về phát triển tô
chức; Kiện toàn bộ máy, thiết kế chương trình hành động, đảm bảo các hoạt
Trang 17được sự tỉnh táo khi giải quyết vấn đề ngay cả trong tình huống căng thắng (4)Năng lực ứng xử biểu hiện sự thuyết phục một cách lôi cuốn người
khác, nhờ đó người lãnh đạo giành được sự chủ động thích ứng trước mọi tình
huống mọi mối quan hệ.Năng lực ứng xử sẽ giúp người lãnh đạo xây dựng và
có được mạng lưới quan hệ tích cực, tạo lợi thế trong các hoạt động lãnh đạo,
quản lý
H.2.Những phẩm chất đặc trưng của người lãnh đạo
Phẩm chất người lãnh đạo, trước hết, phan ánh trong nội lực chủ thể
được quan niệm: Cần sự hội đủ những phẩm chất tâm lý của một “nhà chính
trị; “Nhà tổ chức”; am hiểu chuyên môn, đồng thời là một “nhà giáo dục”
được biểu đạt qua năng lực, phẩm chất, phong cách trong quá trình lãnh đạo, quản lý Quan niệm trên chỉ ra: Người lãnh đạo, trước hết, phải là người chủ động trong thực hiện và xử lý các mối quan hệ lãnh đạo, quản lý phải bằng
chính nội lực của mình.Chứ không phải làngười chỉ biết tiếp nhận, chuyền tải,
truyền đạt các công văn, chỉ thị theo mệnh lệnh từ trên xuống một cách thụ động Muốn vậy, người lãnh đạo cần thấu triệt các phẩm chất sau:
- Phẩm chất của một “nhà chính trị”.Hoạt động lãnh đạo, quản lý xét đến cùng là một quá trình chính trị được phản ánh ở việc giành, giữ và củng
cô quyền lực của người lãnh đạo, hoặc của đơn vị bằng địa vị chính trị của
người lãnh đạo Nhờ địa vị chính trị đó mà người lãnh đạo mới có thể kiểm
soát được các quá trình ra quyết định, tạo lập liên minh, kết nạp các thành viên và thê chế hoá các hoạt động của tô chứctheo một mục tiêu đã lựa chọn
- Phẩm chất của một “nhà tổ chức ”.Công tác lãnh đạo, quản lý trước
hết biểu hiện ở hoạt động tô chức với nghĩa là hoạt động kiến tạo, tập hợp lực lượng và thiết kế tổ chức Sẽ không trở thành nhà lãnh đạo, nếu như nguoi
lãnh đạo, quản lý không liêm dưỡng trong mình phẩm chất của một “nhà tổ chức” được phản ánh trên ba phương diện trong quá trình lãnh đạo, quản lý:
(1).Lãnh đạo định hướng mục tiêu của tổ chức Điều đó,đòi hỏi người lãnh
Trang 18mục tiêu của tổ chức.(2) Phẩm chất nhà tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện
sự chỉ đạo, điều hành việc kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chỉnh cơ cấu hoạch
định tổ chức, thiết lập phương thức vận hành cáchoạt động của tổ chức (Cơ
chế, các thủ tục hành chính cần thiết trong tiến trình tổ chức).(3) Dùng người
trong quá trình lãnh đạo, quản lý Tập hợp lực lượng, xây dựng đội ngũ, tạo
sự đồng thuận, trung thành hợp tác của cấp dưới và các cộng sự Tạo điều kiện để mọi người được làm việc đúng môi trường, đúng khả năng để mọi người có cơ hội sáng tạo và năng xuất làm việc tốt nhất
Phẩm chất của một “Nhà chuyên môn ”.Lãnh đạo, quản lý gắn liền với
một tổ chất nhất định, đồng nghĩa với một lĩnh vực chuyên môn nhất
định.Nên tách rời khỏi chuyên môn, người lãnh đạo sẽ không khẳng định
được vai trò của mình trong tổ chức Ví dụ, trong một tổ chức kinh tế (sản
xuất, kinh doanh ) người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp được quan niệm là một doanh nhân; tổ chức nhà trường làm công tác đào tạo - Nhà quản lý giáo dục; trong một viện nghiên cứu - Nhà khoa học với nghĩa là người am hiểu
trình độ chuyên môn nhất định để có được năng lực lãnh đạo, quản lý các lĩnh
vực chuyên môn đó
Phẩm chất của một “Nhò giáo đục ”.Lãnh đạo, quản lý thực chất là sự
Trang 19H.3 Con đường rèn luyện, phấn đấu của người lãnh đạo II3.1 Giáo đục, đào tạo, bôi dưỡng và học tập rèn luyện
Các thuộc tính của nhân cách phù hợp với yêu cầu của hoạt động lãnh đạo không phải “tự nhiên sinh ra đã có”.Tư chất, yếu tố bẩm sinh di truyền cũng có
ảnh hưởng nhất định, tạo tiền đề vật chất cho việc hình thành các thuộc tính này
nhưng nó không đóng vai trò quyết định Giáo dục, đào tạo đóng vai trò chủ đạo
đối với sự hình thành phát triển nhân cách, nó định hướng cho sự phát triển, tạo cơ hội, môi trường dé hình thành phẩm chất, năng lực theo định hướng của nhà giáo
dục Đối với việc giáo dục, đào tạo nhân cách người lãnh đạo ở nước ta, ngoài
việc cung cấp những kiến thức phổ thông, cơ bản, kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ, tri thức khoa học về hoạt động lãnh đạo, cần phải chú ý việc giáo dục chủ
nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vì nó góp phần quan trọng hình thành nền tảng phương pháp luận khoa học, thế giới quan khoa học và hình thành động cơ yêu nước của người lãnh đạo
IỊ.3.2 Thực tiễn và hoạt động lãnh đạo, quan ly
Với vai trò có tính quyết định cho quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách — hoạt động thực tiễn được quan niệm là hoạt động không ngừng
nhằm đưa đến sự phát triển, sự hoàn thiện nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói: “mọi hoạt động cách mạng đều là những trường học rất tốt cho
chúng ta rèn luyện đạo đức cách mạng Tuy nhiên, đối với việc rèn luyện,
hình thành các đặc điểm, phẩm chất của người lãnh đạo thì hoạt động lãnh
đạo, quản lý trong cuộc sống thực sẽ đóng vai trò chủ đạo Bởi vì, các thuộc
tính nhân cách, đặc điểm tính cách, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo, tương ứng
với yêu cầu của hoạt động lãnh đạo chỉ có thể hình thành dần dần như là kết
quả của quá trình cá nhân tham gia vào hoạt động lãnh đạo trong thực tế và
liên tục tự học hỏi cái mới, sửa chữa cái sai lầm cũ, tích hợp chúng vào trong
hệ thống cấu trúc nhân cách của mình Các “cấu tạo tâm lý mới” nhờ đó luôn
luôn được hình thành và phát triển nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới, tạo
Trang 201L3.3 Mở rộng quan hệ và giao lưu xã hội
Hình thành và hoàn thiện nhân cách lãnh đạo không chỉ trong môi
trường giáo dục, trong hoạt động chuyên môn mà còn trong giao lưu, tiếp xúc với những người khác Mỗi một đối tượng giao tiếp (cấp trên, cấp dưới, đồng cấp, quần chúng nhân dân) đều chứa đựng những lực lượng tỉnh thần mà nhà
lãnh đạo có thể học hỏi, bổ sung cho sự thiếu hụt của bản thân Do vậy,
người lãnh đạo không nên sống “khép mình” mà nên cởi mở giao tiếp, biết khéo tổ chức những buổi giao lưu hữu ích để học hỏi từ những người khác, từ
bạn bẻ trong nước và quốc tế bởi vì hiểu biết, năng lực của cá nhân là có hạn,
nhưng hiểu biết của nhân loại dường như là vô hạn 1.3.4 Môi trường tập thể và gia đình
Trong nghiên cứu tâm lý học, các nhóm nhỏ mà cá nhân thường xuyên gia nhập vào đó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành,
phát triển nhân cách, điều chỉnh hành vi xã hội của cá nhân đó Tập thể lao
động và gia đình là những nhóm nhỏ mà các mối quan hệ diễn ra ở đó có
sức chỉ phối rất lớn đến nhân cách người lãnh đạo Dó đó, một mặt tap thé,
gia đình cần tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ người lãnh đạo hướng đến các giá trị chuẩn mực trong quá trình rèn luyện nhân cách, hỗ trợ người lãnh đạo trong quá trình học tập, làm việc, gây dựng các mối quan hệ trong lãnh
đạo, mặt khác, bản thân nhà lãnh đạo cần chủ động, tích cực đóng vai trò
trụ cột trong xây dựng văn hóa gia đình, văn hóa tập thê để có sự tương tác
thuận chiều, tích cực giữa cá nhân và nhóm Việc hình thành và phát triển nhân cách người lãnh đạo là một quá trình lâu dài, phức tạp, gian khổ,
không có điểm cuối.Nó đòi hỏi luôn luôn phải tự ý thức xem lại mình và
quyết tâm cao trong rèn luyện, thay đổi bản thân cho phù hợp yêu cầu mới,
Trang 21Il NHUNG KY NANG THIET YEU TRONG LANH DAO,
QUAN LY
HI.1 Khái luận về kỹ năng lãnh đạo, quản lý
Xã hội loài người đang bước sang thời kỳ phát triển mới — thời kỳ văn minh cơng nghiệp, hiện đại hố và hội nhập quốc tế, càng đặt người lãnh đạotrước những yêu cầu mới:lãnh đạo, quản lý thiết thực, hiệu quả và phát triển bền vững Những xu hướngtiếp cận năng lực, phẩm chất lãnh đạo không cònthuần tuý là những lời “tuyên bố sáo ngữ” mà là kết quả hành động của
nhà lãnh đạo được thê hiện qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý trong hệ thống như
thế nào? Đó là quá trình “vật chất hóa” các giá trị tỉnh thần (Phẩm chất chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lý tưởng, mục tiêu ) mà nhà lãnh đạo phải khẳng định được qua hành vi và những kết quả công việc của chính mình Với ý nghĩa đó,những nghiên cứu kỹ năng và ứng dụng công cụ trong kỹ năng lãnh đạo, quản lý đang thực sự phát huy tác dụng không chỉ trong nghiên cứu khoa học mà quan trọng hơn là giá trị và ý nghĩa thực tiễn của nó
THII.I.1 Kỹ năng là gi?
- Là khả năng biến kiến thức thành hành động hiệu quả, kỹ năng lãnh đạo, quản lý được quan niệm là những thao tác (Thao tác tư duy; thao tác
hành động) có tính kỹ thuật đạt đến sự thuần thục nhất định mà nhà lãnh đạo
thể hiện được qua hành vi của mình vào các quá trình lãnh đạo, quản lý và các quan hệ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức Kỹ năng lãnh đạo, quản lý là khả
năng vận dụng những hiểu biết kinh nghiệm vào hoạt động thực tiễn của quá trình lãnh đạo, quản lý, là khả năng hiện thực hoá ý tưởng của lãnh đạo với tư
cách là “nhà lãnh đạo”.Kỹ năng lãnh đạo có thê học hỏi và phát triển qua rèn luyện trong thực tiễn, không hắn là bằm sinh Xácđịnh kỹ năng và những kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo hiện nay được căn cứtrên ba yếu tô cơ bản:
Thứ nhất: Căn cứ vào tổ chất (các yếu tố sinh lý thần kinh, tâm lý xã
Trang 22Thứ hai: Căn cứ vào chức năng hoạtđộng chủ đạo của nhà lãnh đạo Thứ ba: Căn cứ vào tác động của bối cảnh và thể chế chính trị trong
quá trình lãnh đạo, quản lý TII.I.2 Công cụ là gì?
-Là cơ sở để các thao tác để kỹ năng lãnh đạo, quản lý cơ bản, hiệu quả -
hơn — công cụ được quan niệm: Một hệ thống các tri thức đã được khái quát
hoá, đúc kết thành các cách thức, phương pháp, phương tiện mà nhà lãnh đạo dùng nó để chủ động hơn trong tô chức hoạt động lãnh đạo, quản lý nhằm đạt
được mục tiêu một cách tối ưu nhất Ví dụ: Để nhận diện được tính cách con
người một cách khách quan thì phải dựa trên một số công cụ: Phân tích hé so; Phân tích hành vi (Quan sát) Trắc nghiệm Điều đó cho thấy, công cụ có ý nghĩa thiết thực góp phần vào công tác lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực
hiện mục tiêu một cách tối ưu nhất (Tối ưu về tiến độ thời gian và về hiệu
xuất công việc ) Công cụ giúp người lãnh đạo, quản lý khắc phục được bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, tính tự phát, bị động trong quá trình tiến hành công việc và giải quyết các công việc :
Trong kỹ năng lãnh đạo, quản lý — công cụ được tiếp cận trước hết là các “chỉ dẫn khoa học” về cách thức, phương pháp tư duy trong quá trình nhận biết (Nạp tri thức) (1); Mơ hình hố tư duy (thiết lập trên cơ sở tái tạo, sáng tạo các cách thức cần giải quyết vẫn đề trong tư duy) (2); Hành động hoá tư duy (3) được phản ánh qua các công cụ cần có trong thực hiện quá trình lãnh đạo, quản lý Ví dụ: Nhận biết tính cách bằng công cụ MBTI; Phân tích
bối cảnh(CI); Phân tích ma trận (SWOT); Lựa chọn ưu tiên (80/20); Hồ sơ vai trò lãnh đạo (LRP), .là những công cụ thiết yếu nhất cho quá trình lãnh đạo,
quản lý hiệu quả
HHI.3 Một số kỹ năng, công cụ thiết yễu trong lãnh đạo, quản lý II.3.1 Kỹ năng nhận biết tính cách trong lãnh đạo, quản lý
- Nhận biết tính cách để biết mình và hiểu người là kỹ năng nhằm lãnh
Trang 23đạo khắc phục được những hạn chế của phương pháp lãnh đạo áp đặt, dựa vào một “mẫu chuẩn” đã được lựa chọn sắn, có tính chủ quan rồi ra mệnh lệnh
theo lối lãnh đạo, quản lý của phương pháp quan liêu, cô truyền Kỹ năng
nhận biết tính cách hiện nay thường được thực hiện trên bốn “kênh” cơ bản:
Quan sát, phân tích hành vi (1); Trắc nghiệm tâm lý (Test) (2); Phân tích tiêu
sử (Nghiên cứu hồ sơ) (3); Phân tích kết quả hoạt động (Nghiên cứu sản
phẩm) (4): |
- Kỹ năng quan sat - phan tich hanh vi:
Cơ sở hình thành kỹ năng phân tích hành vi Phân tích các hình ảnh bên ngoài mà con người tri giác được nhờ quá tính quan sát: Cử chỉ, dáng điệu, tác phong, ngôn ngữ Phân tích hành vi phân tích trên hai cấp độ: Cấp độ
phân tích các cứ liệu trực quan và cấp độ phân tích các đặc tính bản chat biéu
hiện qua các cứ liệu đó
Những điểu kiện cơ bản đảm bảo phân tích hành vi hiệu quả Hình thành kỹ năng phân tích hành vi chủ thể lãnh đạo cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản:Năng lực tri giác - đặt mình vào hoàn cảnh và tình huống của đối tượng để phân tích khách quan các diễn biến nội tâm của đối tượng, tránh duy
diễn theo cảm tính chủ quan của mình; Trang bị kiến thức về tâm lý học; Sinh học; Nhân trắc học
-_T rắc nghiệm tâm lý (Tes0
Cơ sở lý thuyết của trắc nghiệm Với nghĩa là phép thử hoặc phép đo các hiện tượng tâm lý người, trắc nghiệm tâm lý là một hành động tâm lý nhằm đánh giá bằng việc sử dụng TEST về các số đo lường để nhận biết các
quá trình và các chức năng tâm lý, tính cách: Trí tuệ, nhận thức, tình cảm, thái
Trang 24Trong kỹ năng dùng trắc nghiệm tâm lý thường được phản ánh qua các
loại: Trắc nghiệm hứng thú; Trắc nghiệm khả năng học tập; Trắc nghiệm thành tích học tập; trắc nghiệm về tính cách, về trí thống minh vé cam xúc và
về các chức năng sinh lý thần kinh khác |
Công cụ thực hành và những điều kiện đảm bảo trắc nghiệm hiệu quả Kỹ năng thực hành trắc nghiệm tâm lý được phản ánh qua các công cụ cần đảm bảo các điều kiện và những yêu cầu cơ bản: Cần có sự chuẩn bị và được huấn luyện về kỹ thuật đo đạc, đồng thời hiểu được những kiến thức cơ bản trong lý thuyết tâm lý học (1) Các phiếu trắc nghiệm phải có tính phù hợp với đối tượng trắc nghiệm (2) Chủ thể khi tiến hành trắc nghiệm và phan tích, tổng hợp các tiêu chí đánh giá phải tôn trong nguyên tắc khách quan,
khoa học
- Phân tích tiêu sử (Nghiên cứu hỗ sơ)
Phân tích tiểu sử trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ Nghiên cứu hồ sơ không chỉ để quản lý con người mà còn giúp các nhà quản lý có cơ sở nhận biết tâm lý, tính cách của đương sự bằng phân tích, rút ra hai chỉ số “Sinh học” và“2Xã
hội” phản ánh trong toàn bộ tiễn trình thời gian hoạt động trên các lĩnh vực
cùng các mối quan hệ khác có liên quan đến chủ thể hồ sơ Nhờ đó, các nhà
lãnh đạo, quản lý có thêm cơ sởsử dụng con người một cách hợp lý Hồsơ với nghĩa là tiểu sử - lý lịch bản thân, trong đó lưu giữ và thường xuyên được cập
nhật những thay đổi của bản thân trên các bình diện hoạt động có liên quan
đến tâm lý, tính cách Kỹ năng nhận điện tính cách qua phân tích tiểu sử
bằng nghiên cứu hồ sơ phản ánh ở kỹ năng phân tích thông tín, suy luận, loại suy từ các chỉ số và tính tương tác của các chỉ số từ đó đưa ra những nhận định và khái quát về những đặc tính tâm lý tính cách
Những điều kiện cơ bản trong kỹ năng phân tích tiểu sử bằng phương
pháp nghiên cứu hồ sơ để nhận biết tính cách.Phân tích tiểu sử qua hồ sơ đòi
Trang 25trộn những suy diễn mang tính chủ quan dẫn đến sai lệch trong quá trình nhập“dữ liệu” (1) Kỹ năng tổ chức thông tin thể hiện ở quá trình phân tích,
khái quát nhằm xác định nội hàm của mỗi chỉ số và sự tương tác giữa các chỉ SỐ, trong đó, đặc biệt nhận diện hai chỉ số cơ bản: Chỉ số sinh học và chỉ số xã
hội và sự tương tác giữa chúng (2) Ví dụ chỉ số giới tính, chỉ số nhóm máu là chỉ số sinh học; chỉ số nơi sinh (chỉ số “địa tâm lý” phản ánh đặc điểm tâm lý mang tính đặc trưng vùng miền ); Chỉ số đào tạo (Học vấn và chuyên môn); quá trình tham gia công tác là những chỉ số xã hội Kỹ năng tổng hợp thông tin đưa ra những nhận định có tính kết luận cần kết hợp so sánh, đối chiếu với các công cụ khác: quan sát, xem xét kết quả hoạt động Do
đó, đòi hỏi chủ thể phái có kiến thức tổng hợp, có trải nghiệm thức tế và năng
lực cảm xúc (3)
- Phân tích kết quả hoạt động (Nghiên cứu sản phẩm)
Cơ sở lý thuyết của kỹ năng phân tích kết quả Kết quả hoạt động là sản
phẩm đã được thực hiện, trong đó biểu đạt những đặc tính cơ bản: Trình độ,
năng lực, thái độ, ý chí biểu hiện trong quá trình thực hiện sản phẩm của con người Kết quả hoạt động là “thước đo” đánh giá nhận thức, thái độ, ý chí của COn người
Những điểu kiện cơ bản trong kỹ năng phân tích kết quả hoạt động Kỹ năng phân tích kết quả hoạt động dựa trên 4 yếu tố cơ bản: Nhận diện ý tưởng
và Phân tích lượng thông tin biểu đạt ý tưởng (1); Xác định tính chất triển
khai công việc (loại hình lao động và mức độ độc lập trong tiến hành công việc )(2); Phân tích mức độ đầu tư thời gian và tiến độ hồn thành cơng việc dựa trên quỹ thời gian là bao nhiêu? (3); Phân tích tác dụng và ý nghĩa xã hội của sản phẩm? (4)
Trang 26III.3.2 Kỹ năng lập kế hoạch công tác
Cơ sở lý thuyết của kỹ năng lập kế hoạch Lập kế hoạch là quá trình
xây dựng một tập hợp những hoạt động theo một lịch trình về thời gian (Thời
hạn), về nguồn lực (Ngân sách — cơ sở vật chất — nhân lực) được sắp xếp theo
một trật tự trên cơ sở ấn định những mục tiêu cụ thê và xác định được những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu cuối cùng đã được đề ra
Cách lập một bản kế hoạch công tác Kỹ năng lập kế hoạch được phản ánh trên sáu yếu tố: 1 Xác định mục tiêu — yêu cầu công việc (Tại sao lw - Why) Đây là yếu tô đầu tiên để xây dựng một bản kế hoạch với ba câu hỏi phải trả lời được: Tại sao tôi phải làm công việc này? (1); Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, cơ quan của tôi? (2); Hậu quả gì nếu tôi không thực hiện nó? (3)
2 Xác định nội dung công việc (Cái gì - What) Với ba yếu tố cần được phân tích trong xác định nội dung công việc: Nội dung công việc cụ thé do 1a
gì? (1); Các bước để thực hiện công việc là như thế nào (Bao gồm cái gì)? (2);
Phải tạo được độ “mở” để các bước sau có được sự kế tục để tiền hành hiệu
quả hơn (Phân tích dự trù, dự báo) (3)
3 Xác định địa điểm/ Thời gian và nhân lực (3w):
+ Địa điểm (Where - ở đâu?) bao gồm: Địa điểm tiến hành công việc — chỉ ra những thuận lợi và những vẫn đề cần khắc phục khi địa điểm đó đã
được xác định |
+ Thời điểm (When — khi nào?) Ấn định thời gian bắt đầu, phân bổ thời
gian tô chức nội dung công việc và xác lập thời điểm hoàn thành (Giai đoạn kết thúc) Phân bố thời gian cần chú ý sắp xếp nội dung công việc theo mức độ ưu tiên Ví dụ:Loại công việc vừa quan trọng, vừa khẩn cấp (1) Loại công việc chưa quan trọng lắm những khân cấp (2).Loại quan trọng những chưa khẩn cấp (3).Loại không quan trọng và cũng chưa khẩn cấp (4)
+ Xác định chủ thể thực hiện công việc (Who — ai?) Tiến hành phân
Trang 27chủ thể hỗ trợ/ hợp tác; chủ thể kiểm tra và chủ thể chịu trách nhiệm chính
(Đầu mối)
4 Xác định cách thức thực hiện (Như thế nào - How) Với các nội dung sau: Sắp xếp các bướctiến hành một cách tối ưu — theo thứ tự ưu tiên như thế
nào (1) Định ra các tiêu chuẩn như thế nào trong mỗi bước thực hiện?(2) Nếu có điều kiện hỗ trợ (phương tiện, thiết bị ) thì cách thức vận hành như thế nào?()
5 Xác định phương thức kiểm tra, kiểm soát (Check - Control) Với
các yếu tố tiến hành kiểm tra, kiểm soát trong lập kế hoạch: Xác định tính
chất các loại công việc và giới hạn các khu vực kiểm soát (các điểm trọng yếu để tiến hành kiểm soát)(1) Tổ chức thực hiện các bước kiểm tra: Những công việc cần kiểm tra; Tần xuất kiểm tra (Thường xuyên, hay định kỳ) (2); Xác định chủ thê tiễn hành kiểm tra (3); Những điểm trọng yếu cần kiểm tra (Phân tich Pareto 80/20)? (4)
6 Xác định nguồn lực (5M): Man (Nguồn nhân lực)(1); Money (Tiền
bạc) (2); Material (Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng)); Machine (Máy móc, công nghệ)(4); Method (Phương pháp làm việc)(5)
IH.3.3 Kỹ năng giao tiếp trong lãnh đạo, quản lý
Cơ sở lý thuyết của giao tiếp lãnh đạo.Giao tiếp là quá trình hiện thực
hóa các mối quan hệ giữa con người với nhau được phản ánh trên ba quá trình: Quá trình trao đổi thông tin(1); Quá trình tri giác và ảnh hưởng lẫn nhau(2); Quá trình tác động và học tập lẫn nhau(3) Đề nhận biết đặc tính giữa các chủ thể thông qua giao tiếp nhằm lãnh đạo, quản hiệu quả cần nhận diện được hai biểu hiện khi thực hiện giao tiếp: Tính mục đích của giao tiếpvà cách thức ứng xử trong quá trình giao tiếp
Các yếu tổ thiết yếu trong quá trình hình thành kỹ năng giao tiếp
Chủ thể giao tiếp (Xác định tính chủ thể giữa các cá nhân, các nhóm
Trang 28-Nội dung giao tiếp: Ý tưởng và tính mục đích cần thể hiện và đạt được trong quá trình giao tiếp?
- Phương tiện giao tiếp: Vật chất, thiết bị, công nghệ đa phương tiện;
Ký hiệu, tín hiệu - Ngôn ngữ và ngôn ngữ cơ thể)
-Hoàn cảnh giao tiếp: Địa điểm, thời điểm giao tiếp?
- Chức năng giao tiếp (Chức năng thông tin; Chức năng điều chỉnh
hành vi; Chức năng đánh giá; Chức năng liên kết tổ chức )
- Các loại hình giao tiếp trong lãnh đạo, quản lý(Giao tiếp cá nhân; Giao tiếp nhóm; Giao tiếp công cộng; Giao tiếp từ trên xuống: Giao tiếp từ dưới lên; Giao tiếp hàng ngang )
Một số quy tắc trong kỹ năng giao tiếp lãnh đạo, quản lý
Quy tắc 1: “Tự biết mình”.Thiết lập và duy trì mối quan hệ bên trong (quan hệ nội lực) với quan hệ bên ngoài (các chủ thể tác động) nhằm kiểm soát, quản lý bản thân trong quá trình thực hiện giao tiếp hiệu quả.Quy tắc này đặt ra, trước khi thực hiện giao tiếp với bất kỳ một khách thể giao tiép nào đó, chủ thê giao tiếp cần thực hiện cơ chế “phản tư”.Đánh gia lai ban thân trong mối quan hệ giữa “cái tôi” với “cái ta” một cách khách quan [rong qua trình giao tiếp phải luôn đặt mình vào khách thể giao tiếp để hướng họ vào mục đích của giao tiếp
Quy tắc 2: Quy tắc gây ấn tượng tích cực, phù hợp với từng tình huống, từng đối tượng giao tiếp.Tạo ấn tượng và sự phù hợp ban đầu bằng ngôn ngữ cơ thê (kênh nét mặt, cử chỉ, dáng điệu, tác phong ) với khách thể và mục đích giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đến thành công của giao tiếp hiệu quả (Hiệu ứng Domino) Do vay, trước khi đến với cuộc giao tiếp, chủ thể phải ý
thức được mục đích, khách thể và không gian giao tiếp để chuẩn bị các hình
thức phù hợp, gây ấn tượng ban đầu nhằm tạo lợi thế và tính chủ động cho giao tiếp thành công
Trang 29giao tiếp phản ánh trên hai khía cạnh: sắc thanh và tu từ Sắc thanh phản ánh ở giọng nói, ngữ điệu, thổ ngữ Tu từ phản ánh qua dùng câu nói (khẳng định hay phủ định, tế nhị hay thang than ) Sử dụng ngôn ngữ nên tuỳ thuộc vào tính chất, mục đích và khách thể giao tiếp Song về cơ bản nên nói tiếng phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, ngữ điệu vừa phải, dung dị đễ chiếm được thiện ý của các đối tượng giao tiếp
Quy tắc 4— Biết lắng nghe, chín chắn và biết thể hiện, gợi mở một cách phù hợp với từng tình huống và đối tượng trong quá trình giao tiếp lãnh đạo, quản lý.Nghệ thuật thành công trong giao tiếp nhiều khi ở kỹ năng nghe nhiều
hơn là nói.Biết lắng nghe chính là biết kích thích thích khách thể nói cho
mình nghe những điều cần biết, đó là kỹ năng lắng nghe Sử dụng ngôn ngữ
cơ thê và cách “chêm câu, gợi mở ” biểu đạt sự chăm chú, tôn trọng, cầu thị,
khiêm nhường trong khi nghe sẽ gây được sự hài lòng của khách thể, nhờ đó
họ sẽ cởi mở, chân thành hơn khi truyền tải thông tin đến cho mình
HI.3.4 Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ và khích lệ công sự làm việc hiệu quả
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến những người khác để họ tự nguyện làm việc vì mục tiêu chung của tổ chức Để người khác có thể sẵn lòng làm theo những điều mà nhà lãnh đạo mong muốn thì việc xây dựng mối quan hệ gắn bó, tích cực giữa nhà lãnh đạo và những người khác là vô cùng quan trọng Các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy kỹ năng xây
dựng các mối quan hệ tích cực, gan bó, thân thiện, sự động viên, khích lệ cộng sự của nhà lãnh đạo, quản lý là chìa khóa của thành công
Có nhiều cách để gây dựng và phát triển các mối quan hệ tích cực trong lãnh đạo, quản lý bằng quá trình giao tiếp Ở đây, chúng tôi giới thiệu một chu
Trang 30quan hệ gắn bó trong lãnh đạo, quản lý được nhiều nhà lãnh đạo đã vận dụng thành công trong thực tiễn '
(1) Biết quan tâm đến người khác
(2) Hiểu người khác
(3) Biết đánh giá & thể hiện sự tôn trọng người khác
(4) Biết đóng góp làm gia tăng giá trị cho người khác
(5) Diễn đạt thành lời — thừa nhận, khen ngợi người khác
(6) Định hướng - tác động đến người khác
(7) Cùng chia sẻ, hợp tác thành công Các công cụ có thể sử dụng:
- Các test trắc nghiệm tâm lí (MBTD
- Sử dụng mô hình GROW để phát triển cộng sự với 4 thành tố để
người lãnh đạo biết khích lệ, động viên một cách thích hợp: 1 Goal (Cùng cộng sự xác định Mục tiêu), 2 Current Reality (Cùng đánh giá Hiện trạng công việc), 3 Options (Chọn các giải pháp); 4 WIII (Hun đúc y chi) H.3.5 Kỹ năng truyền cảm hứng
Nhà lãnh đạo đứng trước thách thức phải làm việc với các vấn đề “nan giải” trong bối cảnh lãnh đạo liên tục thay đổi và phức tạp.Tầm nhìn và giá trị chứa đựng trong tầm nhìn giúp nhà lãnh đạo lựa chọn các chiến lược phát triển tổ chức một cách đúng hướng và hiệu quả.Để tận dụng được những tiềm năng sẵn có của tầm nhìn thì trước hết nhà lãnh đạo phải có kỹ năng chia sẻ, truyền cảm hứng về tầm nhìn đến các cộng sự và cả những người ngoài tổ chức
Các bước cơ ban dé truyén cảm hứng về tâm nhìn bao gôm:
Trang 31
- Bước 1: Thể hiện một niềm tin mãnh liệt, nhiệt huyết, khát vọng của nhà lãnh đạo về tầm nhìn, về tương lai của tô chức
- Bước 2: Lắng nghe các nhóm, các cá nhân và thấu hiểu họ
- Bước 3: Tìm ra mối liên hệ giữa các nhóm, các cá nhân và những điểm chung của mọi người có liên quan đến tầm nhìn
- Bước 4: Kết nối các mối liên hệ của các nhóm/cá nhân và những điểm chung của họ với tầm nhìn Diễn đạt tầm nhìn theo cách thống nhất với mong
muốn của các đối tượng khác nhau cần được truyền cảm hứng và khích lệ họ
Lên kế hoạch hành động
Một số phương thức để truyền cảm hứng về tâm nhìn của lãnh đạo: - Phương thức tổng quát: Nhà lãnh đạo/nhóm lãnh đạo hãy từng bước
trả lời các câu hỏi và thực hiện các công việc sau: Bước 1: Thể hiện niềm tin của bản thân:
(1) Các giá trị ưu tiên và sự quan tâm đến tầm nhìn của bạn trong dự án
lãnh đạo này? Hãy chắc chắn rằng bạn tin 120% vào điều đó và chúng cũng có sức thuyết phục mọi người
(2) Tầm nhìn của bạn, dự án lãnh đạo của bạn có nhất quán với giá trị va tầm nhìn của tổ chức, của tổ chức cấp trên?
Bước 2: Lăng nghe và thấu hiểu:
(3) Nhận diện các nhóm và cá nhân (đối tượng) trong hệ thống lớn hơn
có thể ảnh hưởng đến dự án lãnh đạo của bạn hoặc là những người mà dự án
lãnh đạo của bạn có thể ảnh hưởng đến họ?
(4) Nhận diện các cá nhân trong nhóm dự án lãnh đạo có thể nói
chuyện, tương tác, lắng nghe các đối tượng này?
Bước 3: Tìm ra mỗi liên hệ và những điểm chung:
(5) Lập kế hoạch để bạn và các thành viên trong nhóm dự án lãnh đạo gặp gỡ các đối tượng mà nhóm lãnh đạo muốn chia sẻ, truyền cảm hứng đến họ Qua gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe phải tìm ra mối quan tâm, mong muốn
Trang 32(6) Lên kế hoạch để các thành viên trong nhóm lãnh đạo báo cáo lại những gì mà họ lắng nghe, tìm hiểu được
Bước 4: Kết nỗi:
(7) Nhóm lãnh đạo cùng nhau rà soát những thông tin thu thập được từ việc lắng nghe
(8) Phát hiện ra mối liên hệ và những điểm chung giữa các cá
nhân/nhóm và tìm cách kết nối chúng lại với nhau một cách thống nhất với
tầm nhìn của dự án lãnh đạo
(9) Nhóm lãnh đạo lập kế hoạch thống nhất hành động của mọi người
với tầm nhìn và kêu gọi, thu hút mọi người cam kết hành động, triển khai
trong thực tế, tiếp tục lắng nghe, học hỏi trong quá trình thực hiện kế hoạch hướng đến tầm nhìn - Các phương thức cụ thể khác có thể vận dụng trong quá trình truyền cảm hứng: + Thiết kế một bài hùng biện, diễn thuyết để thuyết phục mọi người về tầm nhìn một cách logic và đầy cảm xúc
+ Xây dựng“Bản đồ khái niệm” để phát hiện các mối liên hệ giữa các nhóm/cá nhân qua đó tìm ra xu hướngchung của mọi người
+ Xây dựng“Bản đồ tư duy” có nội dung khích lệ cá nhân, nhóm tham gia lập kế hoạch hiện thực hóa tầm nhìn
11.3.6 Kf nang xây dựng văn hố tơ chức
Văn hóa tô chức có thể được mô tả như một tập hợp các giá trị, niềm
tin, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách thức hoạt động riêng của từng tổ chức
Các mặt đó quy định mô hình hoạt động của tổ chức và cách ứng xử của các
thành viên trong tổ chức đó
Trang 33tuyên bố (Espoused values); 3) Những quan niệm chung (Basic underlying assumption)
Việc lựa chọn mô hình cho xây dựng văn hóa tổ chức được các nhà
nghiên cứu đưa ra khá nhiều Để có thêm cơ sở cho việc xây dựng văn hóa tổ chức, chúng tôi đề xuất tham khảo mô hình xây dựng văn hóa tổ chức dựa trên I1 bước của hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đề xuất:
(1) Nghiên cứu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng để hoạch định một chiến lược phát triển phù hợp với tương lai
(2) Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công của bản thân tổ chức
(3) Xây dựng tầm nhìn — một bức tranh lý tưởng trong tương lai — mục tiêu sẽ vươn tỚI
(4) Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần
thay đi
(5) Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai
đã hoạch định
(6) Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát
triển văn hóa tổ chức
(7) Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thé, chỉ tiết tới từng đơn vị thành viên và trực thuộc
(8) Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai cho toàn thể nhân viên để cùng chia sẻ
(9) Cần có giải pháp cụ thể giúp các đơn vị nhận thức rõ những trở
ngại, khó khăn của sự thay đổi một cách cu thé, tir do, động viên, khích lệ các cá nhân mạnh dạn từ bỏ thói quen cũ không tốt, chấp nhận vất vả để có sự
thay đôi tích cực hơn;
(10) Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa ở các
Trang 34(11) Thường xuyên đánh giá văn hóa tổ chức và thiết lập các chuẩn
mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại; đặc biệt là các giá trị học tập
không ngừng và tuyên truyền các chuẩn mực mới lỊ.3.7 Kỹ năng quản trị trí thức
Quản trị tri thức = quản trị thông tin + truyền đạt và sáng tạo tri thức Quản trị và kiến tạo trì thức được phản ánh trong quá trình học tập& sáng tạo tri thứctiếp cận Mô hình CECI
- Quản trị thông tin
Quản trị thông tin là quá trình sử dụng các phương thức để lập kế
hoạch, tập hợp, tạo mới, kết nối, kiểm soát, chắt lọc và loại bỏ một cách hiệu
quả các thông tin mà chủ thể cần Qua đó, giá trị của các thông tin được xác lập và được sử dụng tối đa để hỗ trợ cho các hoạt động của chủ thể cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của bộ phận cung cấp thông tin
Quản trị thông tin được thực hiện theo chu trình sồm 4 bước: Nắm bắt
nhu câu thông tin (xác định nhu cầu thông tin), /ên kế hoạch chào tin (xây dựng kho thông tin), xứ Ly cde thong tin thu thập được (xác định các thông tin thừa và thiếu, duy trì đanh mục nội dung thông tin) và cuối cùng là cung cấp tin (xác định chị phí và giá trị các thông tin) Trong quá trình thu thập, xử lý và cung cấp tin, sẽ phát hiện ra những nhu cầu thông tin mới (khai thác tiềm năng của thông tin) và quá trình thu thập và xử lý thông tin lại tiếp tục, vì vậy có thể coi đây là một chu trình khép kín và liên tục
- Quản trị trí thức
Quản trị trí thức là tập hợp các quá trình sáng tạo, tập hợp, lưu trữ, tô
chức, duy trì và phổ biến/chia sẻ tri thức Khi tri thức được chia sẻ thì đồng
thời xảy ra các quá trình trao đổi, thu nhận, lưu giữ, đánh giá, đổi mới Khi tri thức được sử dụng chính là lúc tri thức được đổi mới và cập nhật Vấn đề
Trang 35Mô hình quản trị trì thức SECTI
Mô hình SECI — mô hình kinh điển để quản lý tri thức được Ikujiro Nonaka và Hirotaka Takeuchi công bố năm 1995 (trong cuốn: Công ty sáng tạo kiến thức) Mô hình SECI khẳng định rằng quá trình tạo ra tri thức là quá
trình biến hoá liên tục giữa tri thức ấn và tri thức hiện “Tri thức mới được tạo
ra từ sự tương tác liên tục giữa tri thức ẩn và tri thức hiện” (Quản trị dựa vào tri thức, tr.70)
Mô hình SECI cho rằng quá trình hình thành và sáng tạo tri thức bao
gồm 4 giai đoạn nối tiếp nhau, được hiển thi bằng bốn chữ cái đầu viết tắt của
tiếng Anh là SECI (Soclalizaton/Xã hội hoá, Externalization/Ngoại hóa, Combination/Tổng hợp, Internalization/Nội hóa)
- Giai đoạn “Xã hội hoá”: Ở giai đoạn này, tri thức ân của các cá nhân
được chia sẻ khi cùng nhau trải nghiệm trong tương tác xã hội hàng ngày để tạo ra tri thức ân mới (chuyên tri thức ân sang tri thức an)
- Giai đoạn “Ngoại hóa”: Tri thức ân thu được trong quá trình xã hội
hóa sẽ được diễn đạt thành tri thức hiện thông qua quá trình ngoại hóa
(chuyển tri thức ấn thành tri thức hiện)
- Giai đoạn “Tông hợp”: Tri thức hiện được thu thập từ bên trong lẫn bên ngoài tổ chức, sau đó được kết hợp, sắp xếp, hoặc xử lý để hình thành một hệ thống tri thức hiện phức tạp và có hệ thống hơn (chuyển tri thức hiện thành tri thức hiện)
- Giai đoạn “Nội hóa”: Là quá trình tiếp thu, “nhập tâm” để chuyên tri
thức hiện thành tri thức ấn của cá nhân
Chu trình học tập và sáng tạo tri thức cứ liên tục phát triển dần lên theo
hình xốy ốc, khơng có điểm dừng
Mô hình SECI thực chất là mô hình học tập một cách sáng tạo để
không ngừng phát triển vốn tri thức của cá nhân và tổ chức, để tri thức của tổ
Trang 36Tài liệu tham khảo:
1 Quốc Hùng (Biên dịch): Những tố chất người LĐ NXB VH 2005
2 Nguyễn Ngọc Bích.Tâm lý học nhân cách Nxb GD H 1998
3.Nguyễn Bá Dương: Khoa học lãnh đạo — lý thuyết và kỹ năng, Nxb CTQG, Hà Nội 2014
4.Drucker, P F.Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, Nxb Trẻ, TP HCM 2003
5.Ikujiro Nonaka - Ryoko Toyama - Toru Hirata Quản Trị đựa vào Tri
Thức (Võ Kiều Linh dịch), Nxb Thời đại 2011
6 Maxwell J C.Nhà lãnh đạo 360”, Nxb LÐ - XH, Hà Nội.2012
7 Nguyễn Hữu Lam Nghệ thuật lãnh đạo Nxb KH — KT HN 1997
Cau hoi 6n tap& thao luận:
1 Làm rõ mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý trong một chỉnh thể trên cơ sở phân biệt về chức năng, phương thức của quá trình lãnh đạo và quản lý
Trang 37Chương 2:
KY NANG ANH HUONGQUYEN LUC VA
PHONG CACH TRONG LANH DAO, QUAN LY
Mục dich — yéu cau
- Khát quát những kiến thức cơ bản về quyền lực và phong cách, cơ sở, nguồn gốc, bản chất và vai trò ảnh hưởng của quyền lực, phong cách trong lãnh đạo, quản lý làm cơ sở nhận thức cho người học có được những hiểu biết chung về vấn đề quyền lực và phong cách trong quá trình lãnh đạo, quản lý - Bằng những khái quát cơ bản về quyền lực, phong cách ảnh hưởng trong lãnh đạo, quản lý - chuyên đề cung cấp cho người học về cơ sở hình thành kỹ năng lãnh đạo, quản lý với nghĩa nghệ thuật sử dụng quyền lực và phong cách trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý
I QUYEN LUC VA KY NANG ANH HUONG QUYEN LUC
I.1.Khái quát chung về quyễn lực
L1.1 Khái niệm: Đã có không ít những quan niệm về quyền lực nói chung từ các tiếp cận khác nhau Max Weber (1864 — 1920) đã cho rằng: quyền lực là khả năng kiểm soát người khác, kiểm soát các sự kiện hay nguồn
lực để làm cho sự việc diễn ra theo mong muốn, bất chấp sự trở ngại, kháng
cự hay chống đối nào
Khác với quan điểm nhìn nhận quyền lực chủ yếu từ góc độ cá nhân của Weber, Karl Marx (1818 —- 1883) sử dụng khái niệm quyền lực trong mối quan hệ với các giai cấp (thống trị) xã hội với hệ thống xã hội (nói chung) Ông cho rằng quyền lực nằm ở vị trí giai cấp xã hội trong quan hệ sản xuất,
chăng hạn trong sự sở hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản
Talcott Parsons (1902 — 1979) lại coi quyền lực không phải là vấn đề
của sự áp bức và thống trị xã hội mà là khả năng của hệ thống xã hội trong việc liên kết các hoạt động Với sự khái quát những quan điểm trên về quyền
lực, vấn đề quyền lực có thé quan niệm theo nghĩa chung nhất, đó là năng lực
Trang 38thời khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người khác nhằm làm cho sự việc được xảy ra như ý muốn trong quá trình thực hiện và đạt được những mục tiêu đã đặt ra Từ phát triển những quan điểm trên, trong lãnh đạo, quan ly — quyên lực, xét đến cùng là sự biểu thị năng lực của chủ thể lãnh đạo trong quá trình gây ảnh hưởng đến mọi người trong một tổ chức nhất định
Nghiên cứu quyền lực trong lãnh đạo, quản lý cần xác định những vấn đề trọng yếu sau:
11,2.Ba đặc tính quan trong cua sw dung quyền lực:
- Là khả năng ảnh hưởng đến người khác, trong đó chủ thể có quyền lực có thể sử dụng hay không sử dụng nó trong quá trình ảnh hưởng được quan niệm là quyền lực tiềm năng (1)
- Quyén luc, xét dén cùng được phản ánh trong nhận thức của đối
tượng, Nên, chủ thể lãnh đạo chỉ có thê thể hiện quyên lực trong sự mở rộng tới những người nhận thức về nó đề thừa nhận nó Quyền lực chỉ có thể được hình thành thông qua mối quan hệ giữa người có quyền và người dưới
quyén(2)
-Trong lãnh đạo, quản lý - quyền lực gắn với tổ chức (xét đến cùng, quyền lực thuộc về tổ chức), ở đó, chủ thể lãnh đạo có khả năng làm tăng hay giảm quyền lực của họ trong các mối quan hệ tô chức và quan hệ giữa các con người với nhau(3)
L1.3.Nguôn gốc của quyên lực
- Quyên lực bắt nguồn từ sự sở hữu (Finkelstein 1992)
Trong các tô chức, việc năm giữ tài sản hay tiền bạc có vai trò quan trọng đối với quyền lực của các cá nhân Thực tế cho thấy người nào càng sở hữu nhiều tài sản của tổ chức thì tiếng nói của người đó càng có trọng lượng lớn đối với hoạt động chung Điều nảy càng trở nên rõ ràng trong bối cảnh cổ phần hóa các doanh nghiệp hiện nay
Trang 39Su ton tai va vận hành của một tô chức luôn cần có nguồn lực đầu vào, chẳng
hạn như nguồn lực con người, dòng tiền, công nghệ đầu vào, nguyên vật liệu, v.v Do vậy, việc kiểm soát các nguồn lực chính nảy có thể có ảnh hưởng quan trọng đến quyền lực mà các cá nhân hoặc nhóm có được Ở đây, có thể thấy rằng quyền lực sẽ giảm đi khi người ta mất quyền kiểm soát các nguồn
lực của tổ chức
- Quyên lực bắt nguôn từ việc tận dụng cơ hội.(MeCall 1978)
Việc chọn đúng cơ hội về địa điểm, thời gian và hành động thích hợp cũng có
thể đem lại quyền lực cho cá nhân hoặc tổ chức Tuy nhiên, để có thể tận
dụng tốt cơ hội hành động, con người cần phải có những nguồn lực phù hợp - Quyên lực bắt nguồn từ việc quan ly cde van dé quan trong.(Dubrin et al 2006)
Cá nhân hoặc tổ chức có thể có quyền lực nhờ việc kiểm soát các vấn đề quan
trọng, đặc biệt là vào những thời điểm gay cần Chăng hạn, khi một tổ chức
phải đối mặt với các vụ kiện lớn, thì bộ phận pháp chế sẽ giành được quyền
lực và có ảnh hưởng tới các quyết định của tổ chức Nhìn chung, việc ở vào vị trí trung tâm của mạng lưới là yếu tố quan trọng đối với quyền lực
- Quyên lực bắt nguồn từ quan hệ với quyên lực (Macken 2001)
Quyền lực của một cá nhân hoặc một tổ chức có thể bắt nguồn từ việc gần gũi
với một cá nhân hoặc một tổ chức có quyền lực khác Do vậy, một người càng
ở vị trí cao hơn, tức là gần với quyền lực tối cao hơn, thì cảng có quyền lực lớn Việc có nhiều quyền lực hơn cũng có thể bắt nguồn từ việc có quan hệ chặt chẽ hơn với một nguồn quyền lực khác, chẳng hạn những người quản lý hệ thống thông tin có thé có vị trí cao, tức là có nhiều quyền lực hơn trong tô
chức so với trước đây, do sự cải thiện về quan hệ của bộ phận thông tin với
Trang 401.1.4 Phân loại quyên lực trong lãnh đạo, quan ly
- Quan niệm của Frenh và Raven phân loại quyền lực của chủ thể lãnh đạo, quản lý
Quyền lực được hình thành như một nhu cầu tự nhiên của con người
trong sự ứng phó với môi trường tự nhiên, đặc biệt với các mối quan hệ có tính bất bình đẳng giữa con người với nhau.Quyên lực là mối quan hệ giữa các thực thể hành động của đời sống xã hội, trong đó thực thể này có thê chỉ
phối hoặc buộc thực thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ sức mạnh
hoặc vị thế nào đó trong quan hệ xã hội Frenh và Raven đã khái quát thành nãm hình thức biểu hiện quyền lực sau: Quyền lực khen thưởng (trao phần thưởng)- Đối tượng tuân thủ nhằm đạt được phân thưởng, bởi họ tin rằng phân thưởng này được chỉ phối và kiểm soát của chủ thể lãnh đạo(1); Quyền lực trừng phạt (chuyên chính)- Đối tượng tuân thủ, phục tùng để tránh sự
trừng phạt, bởi họ tin rằng chủ thể LĐ có quyền kiểm soát họ(2); Quyền lực
pháp lý(chính danh) - Củ thể có quyên ra mệnh lệnh và cấp dưới có nghĩa vụ chấp hành(3); Quyền lực chuyên môn (chuyên gia) - Tín vào kiến thức và nẵng lực làm việc hiệu quả của LÐ (4); Quyền lực nhân cách (Tham chiếu) -
Sự khâm phục của đối tượng đến chủ thể khiến họ tự nguyện chấp thuận(5)
- Ba loại quyên lực cơ sở trong lãnh đạo, quản lý:
Quyên lực chính frj:Trong hệ thống lãnh đạo, quản lý, quyền lực chính trị có ý nghĩa quy định quan điểm, phương thức hoạt động của chủ thể lãnh đạo
Nghĩa là, Người lãnh đạo trước hết khẳng định vai trò, vị thế của mình với
tính cách là chủ thể đại điện và thực thi quyền lực chính trị Quyền lực chính
trị có cơ sở là hệ tư tưởng chính thống mà nhà nước và giai cấp giữ sứ mệnh lịch sử lẫy đó làm kim chỉ nam cho hành động của mình Quyền lực chính trị được thê chế hố thơng qua bộ máy và các khế ước xã hội nhằm duy trì cách
thức quản lý điều hành xã hội Với quan điểm đó — chủ thể lãnh đạo đại diện
quyền lực phản ánh qua các phương thức hoạt động cụ thê như: Duy trì, phát