1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT số kỹ NĂNG LÃNH đạo, QUẢN lý của cán bộ LÃNH đạo, QUẢN lý ở cơ sở

29 56 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Bài thu hoạch thuộc học phần V.1 chương trình trung cấp lý luận chính trị hành chính, đây là bài thuộc phần một số kỹ năng lãnh đạo quản lý, cụ thể là kỹ năng tuyên truyền thuyết phục nhóm lãnh đạo, quản lý cơ sở và việc vận dụng kỹ năng này ở thực tiễn cơ sở

Trang 1

LÝ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ

TÊN BÀI THU HOẠCH:

“KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC NHÓM CỦA CÁN

BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ VÀ THỰC TIỄN VẬN DỤNG

KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC NHÓM CỦA CÁN

BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ/ĐỊA PHƯƠNG

(NƠI ANH/CHỊ CÔNG TÁC)”

Lớp: Trung cấp LLCT - HC Khóa 79 Hệ: Không tập trung

Lâm Đồng, tháng 09 năm 2021

Trang 2

LÝ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ

TÊN BÀI THU HOẠCH:

“KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC NHÓM CỦA CÁN

BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ VÀ THỰC TIỄN VẬN DỤNG

KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC NHÓM CỦA CÁN

BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ/ĐỊA PHƯƠNG

(NƠI ANH/CHỊ CÔNG TÁC)”

Học viên thực hiện: NGUYỄN VĂN THƯỜNG

Đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt Lớp: Trung cấp LLCT - HC Khóa 79 Hệ: Không tập trung

Lâm Đồng, tháng 09 năm 2021

Số phách:…………

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được Bài thu hoạch “Kỹ năng tuyển truyền, thuyết phục nhóm

của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và thực tiễn vận dụng kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục nhóm của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan, đơn vị/địa phương (nơi anh/chị công tác) tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu, Lãnh

đạo Phòng Đào tạo trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng và đặc biệt là quý Thầy Cô thamgia giảng dạy học phần V.1 cho lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính K79 mặc dù làhình thức dạy học trực tuyến nhưng với sự tận tình giúp đỡ của quý Thầy Cô đã giúptôi nhận thức được nhiều vấn đề về kiến thức thuộc lĩnh vực này và giúp tôi trong việcđịnh hướng vấn đề, cũng như trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứuchuyên đề này tại nhà trường

Trong quá trình học tập và nghiên cứu các vấn đề hết sức sâu sắc về Một số kỹ

năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở thông qua những bài

giảng của Thầy Cô và cùng trao đổi thảo luận tích cực của lớp chúng tôi đã thu nhậnđược nhiều kiến thức bổ ích cho mình Trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứumặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bài thu hoạch không tránh được những thiếu sót,rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp thêm của các Thầy, Cô giáo để thu hoạchcủa tôi được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SV: Sinh viên

GV: Giảng viên

CB: Cán bộ

CĐSP: Cao đẳng sư phạm

GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

BCHTW: Ban chấp hành trung ương

BGH: Ban giám hiệu

UBND: Ủy ban nhân dân

THCS: Trung học cơ sở

LĐTB&XH: Lao động Thương binh và Xã hội

Trang 5

MỤC LỤC

I KHÁI NIỆM TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC VÀ KỸ

NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC

09

1.1.3 Khái niệm kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục 09

II THỰC TIỄN VẬN DỤNG KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN,

THUYẾT PHỤC NHÓM CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN

LÝ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT

2.4.1 Nguyên nhân của kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền

và thuyết phục nhóm của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trường Cao

Trang 6

NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH

“KỸ NĂNG TUYỂN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC NHÓM CỦA CÁN

BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ VÀ THỰC TIỄN VẬN DỤNG

KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC NHÓM CỦA CÁN

BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ/ĐỊA PHƯƠNG

(NƠI ANH/CHỊ CÔNG TÁC)”

Cấu trúc nội dung bài thu hoạch bao gồm 3 phần cơ bản:

PHẦN I: MỞ ĐẦUPHẦN II: NỘI DUNGPHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Tuyên truyền, thuyết phục là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong côngtác tư tưởng của Đảng, nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới cán bộ, đảng viên

và quần chúng nhân dân, tạo nên sự thống nhất trong hành động của toàn Đảng, sựđồng thuận trong toàn xã hội, cổ vũ quần chúng thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế -

xã hội của Đảng đã đề ra

Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, công tác tuyên truyền, thuyết phục

có vai trò quan trọng tạo nên những thắng lợi cách mạng vẻ vang Ngày nay, khi đấtnước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thì công táctuyên truyền, thuyết phục vẫn luôn cần thiết và quan trọng để thực hiện mục tiêu

chung của đất nước: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tuyên truyền, thuyết phục là một nghệ thuật, một kỹ năng không thể thiếu đốivới mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở nóiriêng Để mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướccũng như chủ trương, kế hoạch của địa phương, đơn vị được truyền tải để đối tượngtiếp nhận một cách nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất và đối tượng hiểu đầy đủ nhất,ngoài việc nắm chắc kiến thức, rèn luyện các kỹ năng tuyên truyền, nắm bắt đối tượng,tâm huyết với công việc… việc sáng suốt lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợptừng đối tượng cụ thể là một việc làm rất cần thiết đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, quản

lý Trong thực tế việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất vẫn là hình thức giao tiếptrực tiếp Đây là hình thức có thể sử dụng triệt để nhất ưu thế của ngôn ngữ nói và

"kênh" phi ngôn ngữ

Thông thường gặp gỡ trực tiếp là để thực hiện việc tuyên truyền và vận độngđối tượng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, với nhiều đối tượng khác nhau Vì vậy người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần linhhoạt trong việc vận dụng phương pháp khác nhau, kiến thức khác nhau cho phù hợpnên không ghi thành biên bản Đây cũng là một hạn chế dẫn đến những trường hợp đãđồng ý với nội dung được tuyên truyền nhưng sau đó lại không thực hiện Vì vậy, ngaysau khi đạt được mục đích tuyên truyền, người cán bộ cần khéo léo yêu cầu đối tượng

ký cam kết sẽ thực hiện nội dung đó

Như vậy cho thấy để tuyên truyền thuyết phục nhóm của cán bộ lãnh đạo, quản

lý ở cơ sở thực sự được hiệu quả hẳn sẽ có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, đòihỏi mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở phải thực sự tiếp nhận các kiến thức và phươngpháp tuyên truyền phù hợp trong xã hội hiện nay và tình hình diễn biến phức tạp củadịch Covid-19 như hiện nay về công tác tuyên truyền chống dịch Covid19 cần thiết

Trang 8

hơn bao giờ hết với các phương thức linh hoạt và có hiệu quả là điều cần được áp dụngngay và cấp thiết.

Mỗi nhà lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần phải học hỏi và tiếp cận nhiều kênhthông tin để lĩnh hội cho bản thân các bước tiếp cận tốt với người dân trong công táctuyên truyền thuyết phục nhóm để đạt được các hiệu quả mong muốn Việc tiếp cậncác vấn đề này là rất cần thiết và nếu áp dụng sẽ có tính khả thi cao

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên trong nội dung bài thu hoạch này chúng

tôi tập trung đi sâu nghiên cứu về vấn đề Kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục nhóm của

cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và thực tiễn vận dụng kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục nhóm của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt trong công tác đào tạo và bồi dưỡng.

Trang 9

PHẦN II: NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC VÀ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm tuyên truyền

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về khái niệm "tuyêntruyền” Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là hoạt động truyền bá những kiến thức, giá trịtinh thần đến đối tượng, nhằm mục đích cảm hóa, thuyết phục, biến những kiến thức,giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, thúc đẩy đối tượng hành động theonhững định hướng và nhằm mục tiêu nhất định

Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là hoạt động truyền bá những quan điểm lý luận

và đường lối chiến lược, sách lược nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan, nhânsinh quan nhất định và thuyết phục quần chúng hành động phù họp với thế giới quan,nhân sinh quan ấy

1.1.2 Khái niệm thuyết phục

Theo Từ điến Tiếng Việt Thuyết phục là làm cho bản thân người ta thấy đúng,hay mà tin theo, làm theo Với cách hiểu như vậy, thuyết phục là một đặc trưng, mộtmục tiêu cần đạt tới của tuyên truyền Tuyên truyền phải đạt tới trình độ thuyết phục,phải có sức thuyết phục, cảm hóa, đúng, hay thì người ta mới tin và làm theo

Như vậy, thuật ngữ tuyên truyền, thuyết phục được dùng cùng nghĩa với tuyêntruyền, nhưng hàm ý nhấn mạnh tính thuyết phục, cảm hóa đối tượng trong quá trìnhthực hiện

1.1.3 Khái niệm kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục

Theo Từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu nhậnđược trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế Như vậy, kỹ năng tuyên truyền, thuyếtphục là khả năng vận dụng kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực này trong thực tiễn tuyêntruyền Thuyết phục là khả năng vận dụng kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực này trongthực tiễn tuyên truyền, thuyết phục quần chúng bằng nhiều phương pháp, hình thứckhác nhau

Tuyên truyền, thuyết phục quần chúng, nếu phân chia theo quy mô tác động cótuyên truyền, thuyêt phục cá nhân (đối tượng tác động là một cá nhân); tuyên truyền,thuyết phục nhóm (đố tượng tác động là một nhóm người, một tập thể) và tuyêntruyền, thuyết phục đại chúng (đối tượng tác động là công chúng rộn rãi trên quy môtoàn xã hội) Ở cấp cơ sở, người lãnh đạo, quì lý thường sử dụng loại hình tuyêntruyền, thuyết phục cá nhân và tuyên truyền, thuyết phục nhóm để tác động đến đốitượng là cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn

Trang 10

Trong nội dung của bài này, chúng tôi giới thiệu các kỹ năm tuyên truyền,thuyết phục cá nhân và nhóm của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở.

1.2 Tuyên truyền thuyết phục nhóm

1.2.1 Thảo luận nhóm nhỏ

1.2.1.1 Khái niệm

Thảo luận nhóm nhỏ là phương pháp tuyên truyền, vận động trong đó cán bộlãnh đạo, quản lý trực tiếp nói chuyện, thuyết trình, chia sẻ, trao đổi thông tin với mộtnhóm nhỏ đối tượng có đặc điếm, hoàn cảnh giống nhau hoặc gần giống nhau

1.2.1.2 Tình huống sử dụng thảo luận nhóm nhỏ

- Khi cần cung cấp ngay cho đối tượng những thông tin kiến thức mới

-Khi một số đối tượng cùng có nhu cầu hiểu biết về một vấn đê nào đó trong sốcác vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v

- Khi trong cộng đồng còn một số đối tượng chưa thực hiện một hoặc một sốhành vi nào đó

Một buổi thảo luận nhóm nhỏ có hiệu quả chỉ nên mời 10-15 người tham gia

1.2.1.3 Các bước thực hiện

a Chuẩn bị

Chuẩn bị chủ đề, thời gian, địa điểm thảo luận và thông báo để đối tượng biết.Chuẩn bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ thảo luận như sách lật, tranh vải, tờgấp, băng video, cátsét và các phương tiện hỗ trợ thay đổi hành vi để phát cho đốitượng khi họ có nhu cầu sử dụng

b Tiến hành thảo luận nhóm

- Bắt đầu buổi thảo luận bằng việc chào hỏi thân mật; sắp xếp đối tượng ngồisao cho mọi người đều nhìn rõ các phương tiện trực quan được sử dụng trong quá trìnhthảo luận

- Giới thiệu nội dung buổi thảo luận

- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục những thông tin cần thiết

Có thể sử dụng các phương tiện trục quan như tranh ảnh, hiện vật để minh họa và lồngghép các tiết mục văn nghệ, chiếu video, nghe băng cátsét để buổi thảo luận sôi nổi,hấp dẫn, hiệu quá

- Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi, tích cực tham gia thảo luận và gợi ý,hướng dẫn mọi người thảo luận đúng trụng tâm Động viên những người rụt rè phátbiểu ý kiến, đồng thời tế nhị hạn chế những người nói quá nhiều, lấn át người khác

- Trả lời, giải đáp các câu hỏi, các thắc mắc của đối tượng Chi trả lời nhữngvấn đề đã nắm vững Đối với những vấn đề chưa hiểu rõ thì hẹn trả lời sau để có thờigian tìm hiểu, nghiên cứu thêm

- Tóm tắt nội dung chương trình của buổi thảo luận

Trang 11

- Phát các tài liệu cần thiết như tờ rơi, tờ gấp, sách nhỏ, bản lin hoặc phươngtiện hỗ trợ đối tượng thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi.

Một buổi thảo luận nhóm không nên kéo dài quá 2 giờ Tránh nói dài, nóinhiều; tránh chỉ trích, phê phán, tranh luận gay gắt khi có đối tượng nói sai

1.2.2 Diễn thuyết trước công chúng

1.2.2.1 Chuẩn bị diễn thuyết

a Nghiên cứu đối tượng

- Sự cần thiết phải nghiên cứu đối tượng

Trong diễn thuyết trước công chúng, đối tượng quy định việc xác định nộidung, lựa chọn phương pháp diễn thuyết Đối với những đối tượng khác nhau, nộidung, phương pháp phát biểu, Irỉnh bày phải khác nhau Vì vậy, nghiên cứu về đốitượng là công việc đầu tiên mà người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tiến hành trước khidiễn thuyết Sinh thời, Bác Hồ thường xuyên căn dặn cán bộ tuyên truyền, nhà văn,nhà báo phải tự đặt câu hỏi “Nói cho ai nghe? Viết cho ai xem” trước khi nói, viết mộtvấn đề nào đó

- Nội dung nghiên cứu đối tượng:

+ Nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu: các đặc điểm về thành phần

xã hội - giai cấp, nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác v.v của đối tượng

+ Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý - xã hội: hệ thống các quanđiểm, chính kiến, động cơ, khuôn mẫu tư duy, tâm trạng và trạng thái thể chất v.v củahọ

+ Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin; thái độ của người nghe đối vớinguồn thông tin và nội dung thông tin; con đường, cách thức thỏa mãn nhu cầu thôngtin của đoi tượng

Trên cơ sở nghiên cứu về các đặc điểm này và xuất phát từ các đặc điểm này,người cán bộ lãnh đạo, quản lý xác định mục đích, nội dung, phương pháp diễn thuyếtphù hợp

b Chọn chủ đề cho bài diễn thuyết

Công tác tuyên truyền, thuyết phục của người lãnh đạo, quản lý có mục đích làcung cấp cho đối tượng những thông tin, kiến thức mới; hình thành, củng cố niềm tin

và cổ vũ, khơi dậy tính tích cực hành động của người dân Vì vậy, chủ đề bài diễnthuyết trước công chúng có thể được chọn từ những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội, quốc phòng, an ninh, đổi ngoại, v.v của đất nước và của địa phương Chủ đềcủa bài nói cũng có thể được chọn từ những vấn đề thuộc quan điểm, đường lối củaĐảng hay chính sách, pháp luật của Nhà nước Tuy nhiên, dù là chủ đề nào thì nộidung bài diễn thuyết cũng phải đồng thời đạt tới các yêu cầu cơ bản sau:

Trang 12

Một là, bài diễn thuyết phải mang đến cho đối tượng công chúng những thôngtin mới, hấp dẫn.

Hai là, nội dung chủ đề diễn thuyết phải mang tính thiết thực, đáp ứng nhu cầuthông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân

Ba là, chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính thời sự, tính cấp thiết tức là nó phải

đề cập đến những vấn đề đang tác động lớn đến dư luận xã hội, những vấn đề mà côngchúng đang quan tâm

Bốn là, nội dung chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính giáo dục tư tưởng, tức là

nó phải góp phần giáo dục tư tưởng cho người nghe, góp phần giúp người nghe hiểuđúng đường lối, chính sách, pháp luật và quyết tâm thực hiện chúng

c Xây dựng để cương bài diễn thuyết

Đề cương là văn bản mà dựa vào đó người cán bộ lãnh đạo, quản lý tiến hànhbuối diễn thuyết trước công chúng Đề cương bài diễn thuyết cần đạt tới các yêu cầusau:

- Phải thể hiện mục đích tuyên truyền, thuyết phục Đề cương là sự cụ thể hóamục đích tuyên truyền bằng các phần, các mục, các luận điểm, luận cứ, luận chứng

- Phải chứa đựng, bao hàm nội dung tuyên truyền một cách lôgíc

Cần xây dựng nhiều phương án của đề cương, từ đó chọn phương án tối ưu.Phương án tối ưu là phương án phù hợp với một đối tượng công chúng cụ thể, xácđịnh

Quá trình xây dựng đề cương có thể thay đổi, bổ sung, hoàn thiện dần từ thấplên cao, từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết Đối với những vấn đề quan trọng,phát biểu trước những đối lượng có trình độ học vấn, trình độ văn hóa cao, đề cươngđược chuẩn bị càng chi tiết càng tốt

Đề cương bài diễn thuyết được kết cấu bởi ba phần: Phần mở đầu, Phần chính

và Phần kết luận Mỗi phần có chức năng riêng, yêu cầu riêng, phương pháp riêng

- Phần mở đầu:

+ Chức năng của phần mở đầu: là phần nhập đề cho chủ đề bài diễn thuyết; làphương tiện giao tiếp ban đầu với người nghe, kích thích sự hứng thít của người ngheđối với nội dung bài diễn thuyết Phần này tuy ngắn, nhưng rất quan trọng đối với cácnội dung trừu tượng, đối với đối tượng mới tiếp xúc lần đầu, đối tượng thanh niên, họcsinh

+ Yêu cầu đối với phần mở đầu: phải tự nhiên và gắn với các phần khác trong

bố cục toàn bài cả về nội dung và phong cách ngôn ngữ; ngắn gọn, độc đáo và tạo hấpdẫn đối với người nghe

- Phần chính của bài diễn thuyết:

Trang 13

Đây là phần dài nhất, quan trọng nhất, quy định chất lượng của bài diễn thuyết,

là phần bao hàm, phát triển nội dung diễn thuyết một cách toàn diện, sâu sắc

Nếu như chức năng đặc trưng của phần mở đầu là thu hút sự chú ý của ngườinghe ngay từ đầu thì chức năng đặc trưng của phần chính là lôi cuốn ý nghĩ, kích thích

tư duy của họ bằng sức thuyết phục của lôgíc trình bày

Việc chuẩn bị phần chính của bài diễn thuyết cần đạt tới các yêu cầu sau:

+ Bố cục chặt chẽ, được trình bày lập luận theo những quy tấc, phương phápnhất định

Phần chính được bố cục thành các luận điểm hay các mục (mục lớn tương ứngvới luận điểm cấp một, mục nhỏ tương ứng với luận điểm cấp hai) Các luận điểm phảiđược làm sáng tỏ bởi các luận cứ Giữa các luận điểm hay các phần, các mục phải cóđoạn chuyển tiếp làm cho bài nói có tính liên tục và giúp người nghe chủ động chuyểnsang tiếp thu những luận điểm tiếp theo

Tư liệu, tài liệu dùng để chứng minh, làm sáng tỏ luận điểm cần được sắp xếpmột cách lôgíc theo phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp loạisuy hoặc phương pháp nêu vấn đề Mồi luận điểm, mồi phần, mồi mục có thể trình bàytheo một trong các phương pháp trên Việc chọn phương pháp ninh bày, sắp xếp tưliệu do nội dung bài diễn thuyết, đặc điểm người nghe và hoàn cành cụ thể của buổidiễn thuyết quy định

+ Tính tâm lý, tính sư phạm

Khi xây dựng phần chính của bài diễn thuyết và thể hiện nội dung, ngoài việcvận dụng các quy luật của lôgíc hình thức cần vận dụng các quy luật của tâm lý họctuyên truyền như: quy luật hình thành và biến đổi của tâm thế, quy luật đồng hóa vàtương phản của ý thức, quy luật đứng đầu trong niềm tin, quy luật về sự tác động củacái mới, v.v Chẳng hạn, có thể vận dụng quy luật đứng đầu trong niềm tin do nhàbác học Hêlanđơ tìm ra năm 1925 để sắp xếp thứ tự trình bày các vấn đề có ý nghĩaquan trọng đối với việc hình thành tâm thế, niềm tin của đối tượng Nội dung của quy

Trang 14

luật này có thể tóm tắt lại là: những tác động đầu và cuối của hiện thực khách quan đếncon người thường để lại những dấu ấn sâu sắc Cho nên, khi xây dựng đề cương phầnchính bài diễn thuyết, các vấn đề quan trọng của nội dung cần kết cấu ở phần đầu hoặcphần cuối của bài.

Đề cương phần chính bài nói còn được sắp xếp theo yêu cầu của phương pháp

sư phạm: trình bày từ cái đơn giản, đã biết đến cái phức tạp, cái chưa biết và nêu bậtđược những luận điểm quan trọng nhất của bài

- Phần kết luận:

Kết luận là phần không thể thiếu trong cấu trúc một bài diễn thuyết Nó làm cho

bố cục bài diễn thuyết trở nên cân đối, lôgíc, có tác dụng khái quát và nhấn mạnh điều

đã nói Phần kết luận có các chức năng đặc trưng sau:

+ Tổng kết những vấn đề đã nói

+ Củng cố và làm tăng ấn tượng về nội dung bài nói

+ Đặt ra trước người nghe những nhiệm vụ nhất định và kêu gọi họ đi đến hànhđộng

Kết luận phải đạt tới yêu cầu ngắn gọn, giàu cảm xúc nhưng tự nhiên, không giảtạo và được sử dụng để kết thúc bài diễn thuyết

1.2.2.2 Tiến hành diễn thuyết trước công chúng

Trong quá trình diễn thuyết, người nói tác động đến người nghe chủ yếu thôngqua hai kênh: kênh ngôn ngữ và kênh phi ngôn ngữ (mối quan hệ ngược người nghe -người nói cũng được thực hiện bằng hai kênh này)

Kênh ngôn ngữ (có tài liệu gọi là cận ngôn ngữ tức là những yếu tố đi liền vớingôn ngữ)

Thuộc về kênh này có thể sử dụng các yếu tố như ngữ điệu, cường độ, âmlượng, nhịp độ lời và sự ngừng giọng, v.v để tạo ra sự hấp dẫn cho bài nói

Ngữ điệu của lời nói phải phong phú, biến hóa, có sự vận động của âm thanh,tránh cách nói đều đều, đơn điệu, buồn tẻ

Cường độ lời nói (nói to hay nói nhò) cần phù hợp với khuôn khổ kích thướchội trường, số lượng và đặc điểm người nghe, cần điều chỉnh cường độ lời nói đủ đểngười ngồi xa nhất có thể nghe được

Nhịp độ lời nói (nói nhanh hay nói chậm) do nội dung bài nói, tình huống vàkhông gian giao tiếp, khá năng hoạt động của tư duy và sự chú ý của người nghe quyđịnh Việc tăng nhịp độ lời nói làm cho quá trình tiếp thu thông tin diền ra nhanh,nhưng nếu tăng đến một giới hạn nào đó lượng thông tin cung cấp trong một đơn vịthời gian sẽ cao hơn khá năng của trí nhớ, khả năng tri giác thông tin của não giảmxuống Cho nên, nhịp độ lời nói cần vừa phải Thông thường khi trình bày bài diễnthuyết trước đối tượng nhịp độ chậm hơn khi đọc khoảng 1,5 lần

Ngày đăng: 09/10/2021, 09:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w