HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
TS PHAM HUY KY (Chi bién)
LY LUAN VA PHUONG PHAP
NGHIÊN CỨU, GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LIE — 2010
Trang 3CHU BIEN
TS Pham Huy Ky
TAP THE TAC GIA
T'S Pham Huy Ky (Chuong 1,2,3,5,6) GS, TS Hoang Chi Bao (Chuong 1)
PGS, TS Nguyễn Viết Thông (Chương 4,6)
Trang 4LOI NHA XUAT BAN
Công tác tư tưởng của Đảng ta có nhiều nội dung, trong đó nghiên cứu lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị là những nội dung quan trọng Từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt
Nam đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác tư tưởng, đặc biệt là công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị Điều đó được thể
hiện rõ trong nội dung các văn kiện của Đảng ở các kỳ Đại hội, trong Nghị quyết chuyên dé của Ban Chấp hành Trung ương các khóa mà gần đây nhất là Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tw tưởng, Ìý luận trong tình hình
mới và Nghị quyết Trung ương 5, khóa X về Công tác tư tưởng, lý
luận và báo chí trước yêu cầu mới Đảng ta xác định: “Công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận câu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng: là lĩnh vực trọng yêu để xây dựng bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng khăng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị có nhiệm vụ rất quan trọng trong
việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Trang 5
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của
giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt
đẹp trong truyền thơng văn hố dân tộc, những tỉnh hoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đơi sông tinh thần xã hội Để thực hiện được nhiệm vụ đó, đòi hỏi công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị phải được thực hiện một cách khoa học, nghĩa là phải dựa trên những căn cứ khoa học để triển khai các hoạt động nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị
Để góp phần nâng cao tính khoa học, chất lượng và hiệu quả
công tác nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính xin gi01
thiệu tới bạn đọc cuốn sách Lý ludn va phương pháp nghiên
cứu, giáo dục lý luận chính trị do TS Phạm Huy Kỳ làm chủ
biên Kết cấu của cuốn sách bao gôm 7 chương, trong đó tập
trung trình bày các vấn đề: Một số vấn đề lý luận chung về công
tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị; Phương pháp nghiên
cứu, giáo dục lý luận chính trị; Công tác nghiên cứu, giáo dục
lịch sử Đảng
Cuốn sách không chỉ dùng làm tài liệu nghiên cứu, học tập cho sinh viên ngành Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà còn là một tài liệu tham khảo bố ích cho những người làm công tác tuyên giáo và những ai quan tâm đến vấn đề này Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách ngày càng được hoàn
thiện hơn
Trang 6LOI NOI DAU
Nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị là một trong các môn
học chuyên ngành trong chương trình học tập, nghiên cứu của
sinh viên ngành Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Đây là một môn học mới xây dựng, do đó rất cần có tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên Cuốn sách Lý
luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị ra
đời chính là để đáp ứng yêu cầu đó Nội dunz cuốn sách trình bày
một số van đề về lý luận và phương pháp của công tác nghiên
cứu, giáo dục lý luận chính trị và công tác nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương Riêng phân lý luận và
phương pháp giáo dục lý luận chính trị cuốn sách chủ yếu tập trung trình bày lý luận và phương pháp dạy học lý luận chính trị - nội dung hoạt động chủ yêu trong hệ thong giáo dục lý luận chính trị của Đảng ta hiện nay Đây là kế: quả nghiên cứu bước
đầu của những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong
và ngoài Học viện Báo chí và Tuyên truyền Nội dung cuồn sách còn kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học có liên quan mà chúng tôi trình bày ở phân danh
mục tài liệu tham khảo
Trang 7ich cho sinh viên đại học và sau đại học ngành Chính trị học, chuyên ngànhCông tác tư tưởng tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền Cuốn sách này cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu về giáo dục lý
luận chính trị |
Dù có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, biên tập nhưng chắc chăn cuốn sách không tránh khỏi những thiểu sót Tập thể tác giả
hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn /
Trang 8Chuong 1
CONG TAC NGHIEN CUU, GIAO DUC LY LUAN CHINH TRI CUA DANG
I LY LUAN CHINH TRI VA CONG TAC NGHIEN CUU, GIAO
DUC LY LUAN CHINH TRI 1 Lý luận và lý luận chính trị
Lý luận là một phạm trù khoa học rộng lớn, tôn tại và phát triển cùng với sự phát triển của trí tuệ loài người Mọi lĩnh vực
của đời sống tự nhiên, xã hội, tư duy khi đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của con người thì kết quả của các quá trình nghiên
cứu ấy đều được thê hiện dưới hình thức tri thức lý luận với trình
độ nhất định Lý luận là hình thức phản ánh hiện thực cuộc sông băng các khái niệm, phạm trù, quy luật, là kết quả của nhận thức
khoa học ở trình độ tư duy trừu tượng, hệ thống hóa và khái quát
hóa để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng, phát hiện ra đặc điểm, mối liên hệ, xu hướng vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng đó trong thế giới khách quan
Con người là chủ thể tư duy và hành động, đồng thời là chủ
Trang 9thong hóa và khái quát hóa, trừu tượng hóa khoa hoc để hình thành lý luận
Cho đến nay, đã có nhiều định nghĩa về lý luận, và về cơ bản
các định nghĩa đều có nội hàm thống nhất Chăng hạn: “Lý luận là sự tổng hợp các tri thức về tự nhiên và xã hội được tích lũy trong quá trình lịch sử”; là “Hệ thống tư tưởng chủ đạo trong một
lĩnh vực tri thức”; “Lý luận là tổng kết có hệ thống những kinh nghiệm của loài người phát sinh từ thực tiễn để chi phối và cải tạo thực tiễn”; “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của
loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy lại trong quá trình lịch sử”
Từ các quan niệm trên, có thê hiểu jý /uận theo theo nghĩa
chung nhất là các khái niệm, phạm trù, quy luật được khái quái từ
nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn của con nguoi trong
quá trình lịch sử Lý luận là kết quả nhận thức chủ quan của con
người vê các sự kiện, hiện tượng trong thê giới khách quan
Lý luận chính írị là từ ghép giữa lý luận và chính trị, trong đó
lý luận được giới hạn ở lĩnh vực chính trị Với ý nghĩa chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp của xã hội có giai cấp về vấn đề
quyên lực nhà nước, lý luận chính trị được hiểu là những vấn đề
lý luận gắn liền với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp, xung quanh vấn để giành, giữ và thực thi quyên lực chính trị, tức là quyên lực nhà nước
` Từ điển Triết học, Nxb Sự thật, H.1976, tr.526 ˆ_ Từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng, 2000, tr.496
Trang 10- Quan niệm về lý luận chính trị, được xem xét bởi sự hợp - thành từ 3 phương diện sau đây:
Thứ nhất, lý luận là trì thức thu được từ kết quả nghiên cứu
_ khoa học, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn chính trị Như vay
đời sông chính trị, thực tiễn chính trị trong xã hội vả hoạt động
chính trị của con người được lấy làm đối tượng nghiên cứu, và lý
luận chính trị chính là toàn bộ thực tiễn chính trị được lý luận
hóa chính trị trở thành khoa học thông qua khoa học hóa các kinh nghiệm chính trị Quan niệm này liên quan đến việc nhận thức cho đúng luận điểm của Lênin, khi ông cho răng: chính trị
vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật Bản thân chính trị là
đối tượng của nghiên cứu khoa học, trước hết của chính trị học Chính trị phải trở thành khoa học, được khoa học hóa bởi bản thân chính trị tự nó chưa phải là khoa học Chủ thê hoạt động chính trị muốn cho hoạt động tham chính của mình trở nên tự giác, có ý thức, có căn cứ khoa học đúng quy luật thì phải năm vững các tri thức khoa học về chính trị dưới dạng lý luận
Theo đó, lý luận chính trị phải rất chú trọng phân tích khoa
học các kinh nghiệm chính trị trong thực tiễn, nhưng phải vượt
qua chủ nghĩa kinh nghiệm thông tục, thực dụng để nâng kinh nghiệm chính trị lên trình độ lý luận chính trị Đó là quá trình mà
Hồ Chí Minh gọi là "Hiểu biết tién lên lý luận"
Thư hai, lý luận chính trị là hệ thông các trì thức khoa hoc của chỉnh trị học và các khoa học chính (trị Hệ thong tri thức
khoa học này hợp thành nội dung của lý luận chính trị, vừa là trì
Trang 11_ngoài kinh tế, văn hóa và xã hội mang tính khác biệt một cách
| tương đối Tri thức chính trị học thuộc dạng tri thức có tính khái quát và trừu tượng hóa khoa học cao nhất trong tập hợp lớn các
tri thức khoa học về chính trị Nó vạch ra bản chất, quy luật, đặc
điểm, xu hướng vận động của chính trị Chính trị học là triết học của chính trị, là khoa học đại cương, tổng quát về chính trị, nghiên cứu chính trị cả về mặt lôgíc và lịch sử
Nhờ có tri thức chính trị học, có thể nhận biết lịch sử các tư tưởng, học thuyết chính trị, lý thuyết về bản chất và câu trúc của
quyền lực và thể chế, lý thuyết các mô hình thê chế, nhất là Đảng
chính trị, Nhà nước, các van đề về quản lý, cai trị, lãnh đạo, cầm
quyên, chiến lược và sách lược chính trị, chính sách và cơ chế
chính trị, các quá trình chính trị gắn với thời gian và không gian chính trị, các quan hệ chính trị trong biến đôi và phát triển Chính
trị học cũng nghiên cứu con người chính trị, nhân cách thủ lĩnh và văn hóa chính trị như một loại hình đặc thù của văn hóa, đồng thời như một hệ giá trị văn hóa trong hoạt động chính trị Một đặc trưng nỗi bật của lý luận chính trị học với tư cách khoa học là
hướng chủ yếu vào nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu các lý thuyết
chính trị, tình huống chính trị, dự báo các xu hướng chính trị, vạch ra bản chất quy luật vận động của nó
Trên cơ sở lý thuyết và phương pháp mà chính trị học cung
cấp, các khoa học chính trị lây đó làm cơ sở phương pháp luận để
nghiên cứu chuyên biệt về chính trị với tính xác định về đối tượng và phương pháp của từng chuyên ngành
Mỗi khoa học chính trị có đối tượng nghiên cứu riêng của nó
Sự xác định và phân định này có tính tương đối và trên thực tế,
Trang 12các miền đối tượng của các khoa học này thường có sự giao thoa lẫn nhau chứ không biệt lập đến mức cứng nhắc tĩnh tại Các khoa học Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Nhà nước và pháp luật Khoa học chính trị về dân tộc và tôn giáo về quyền con người, Khoa học lãnh đạo, quản lý, xử lý tình huống chính trị đều được xem là các khoa học chính trị mà tri thức của nó là những
sắc thái khác nhau của lý luận chính trị
Những tri thức lý luận chính trị được sản sinh từ các khoa học chính trị nêu trên vừa có tính chuyên ngành vừa có tính liên ngành và cũng có thể là những tri thức lý luận mang đặc trưng tông hợp
Lý luận chính trị với những sự phong phú đa dạng như vậy chính là phản ánh tính phong phú, đa dạng nhiều chiều cạnh và sắc thái khác nhau của chính trị Lý luận chính trị, trong nội dung và cấu trúc của nó, thuộc về các quan hệ nội tại, bên trong của chính trị có thể nhận diện và mô tả được Với tính cách là hệ thống chỉnh thê, nội dung lý luận chính trị được thê hiện ở: thế giới quan và hệ tư tưởng chính trị; các chủ thể quyên lực; các tô chức thiết chế, thể chế đảm bảo quyền lực; các quan hệ chính trị: các phương pháp hoạt động chính trị; tương quan lợi ích và
quyền lực; sự phân định thâm quyên và trách nhiệm chức năng
và nhiệm vụ trong hoạt động của các thực thé - chu thé quyén lực; các con đường thực hiện mục tiêu lý tưởng chính trị: các lực lượng và các điều kiện hoạt động chính trị; các xu hướng cải
cách, đổi mới và phát triển chính trị: các tương quan giữa chính
trị với các lĩnh vực ngoài chính trị trong đời sông xã hội Đó là
Trang 13dù là chưa hoàn toàn đầy đủ Nói một cách văn tắt, đây là lý luận -
chính trị trực tiếp, là lý luận của chính trị, về chính trị
Thứ ba, lý luận chính trị còn được hiểu với nghĩa là phương điện chính trị của các lĩnh vực hoạt động khác trong xã hội như: kinh tế, văn hóa và xã hội (các vẫn đề xã hội, mặt xã hội của phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội) Đây chính là phương
diện chính trị của kinh tế, của văn hóa, của các vấn đề xã hội
Phương diện chính trị này biểu hiện ra thành lý luận, quan điểm, nguyên tắc, định hướng từ chủ thể quyên lực chính trị đưa ra đảm bảo cho sự phát triển theo đúng những định hướng đã xác
định Cũng có thể xem đây là quan hệ tác động, chế ước, chỉ phối của chính trị với các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội Mối
quan hệ này là tất yếu, phố biến, hiện thực không thể không tính
đến, không thê tách rời: chính trị trong phát triển kinh tế, chính
trị trong phát triển xã hội, chính trị trong văn hóa, xây dựng và
phát triển văn hóa Ly luận chính trị theo quan niệm đó cũng có
nghĩa là các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, đạo
đức, tâm lý, lịch sử, môi trường của chính trị
Do đó, lý luận chính trị không chỉ với nghĩa trực tiếp là lý luận hóa chính trị mà còn bao quát các nhân tố, các phương diện tác động tới sự hình thành lý luận chính trị để đến lượt nó, nó tác động định hướng tới các vẫn đề của phát triển xã hội thông qua
thê chế chính trị Các tác động lẫn nhau giữa kinh tế, văn hóa, xã
hội trong điều kiện có Nhà nước, giường cột của chế độ, tất yếu
phải thông qua Nhà nước, nghĩa là thông qua tác nhân chính trị Van dé chỉ là chính trị tác động như thế nào để thúc đây phát triển chứ không kìm hãm và cản trở sự phát triển đó Lý luận
Trang 14chính trị với nghĩa là khoa học sẽ đảm bảo cho yêu cầu đó của
phát triển được thực hiện Cần khắc phục những khuynh hướng
không đúng, hoặc tách rời, biệt lập các nhân tố trong phát triển xem nhẹ hoặc phủ nhận vai trò không thê thiếu của chính trị và lý luận chính trị trong phát triên; hoặc lại tuyệt đối hóa chính trị
chính trị hóa các vấn để xã hội trong chính quá trình phát triển
cua no
Tu su phan tich trén, co thé hiéu: Lý luận chính trị là hệ thông trị thức về lĩnh vực chính trị, thể hiện thái độ và lợi ích của
một giai cấp đối với quyên lực nhà nước trong xã hội có giai cấp,
được khái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị thực tiễn
2 Nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị
a Nghiên cứu lý huận chính trị
Nghiên cứu lý luận chính trị là nghiên cứu khoa học, thuộc về khoa học xã hội - nhân văn Đối tượng nghiên cứu là các vẫn đề lý luận chính trị, hợp thành nội dung của các khoa học chính trị mà trước hết là chính trị học Đó là /riế: học chính trị
Các vấn đề lý luận chính trị được nghiên cứu nham cung cấp
các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định đường lỗi
chủ trương, xây dựng các nghị quyết của Đảng, ban hành chính
sách, luật pháp của Nhà nước và xác định các chương trình hoạt
động của các tổ chức, đoàn thê trong hệ thông chính trị Nghiên
cứu lý luận chính trị có nội dung phong phú, bao quát các hoạt động trong đời sông chính trị của các chủ thể khác nhau, từ tô
Trang 15cá nhân và cộng đồng, các lực lượng, các phong trào xã hội
Nghiên cứu lý luận chính trị là nghiên cứu khoa học về lý
luận chính trị mang đặc trưng tổng hợp, hệ thống và ở trình độ
khái quát cao Nó đòi hỏi sự kết hợp giữa nghiên cứu chuyên
ngành với liên ngành và đa ngành, kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn để kiểm chứng lý luận, đồng thời phát triển lý luận mới từ thực tiễn Găn chặt lý luận với thực tiễn là một yêu câu nghiêm
ngặt, nỗi bật của nghiên cứu lý luận chính trị
Phát hiện vấn đề và dự báo là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong nghiên cứu lý luận chính trị, nhất là những nghiên cứu ở tâm chiến lược, vĩ mô, có quan hệ trực tiếp đến
đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước Cũng như mọi hoạt động nghiên cứu khoa học khác, nhất là
nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, nghiên cứu lý luận chính trị đòi hỏi cá nhân và các tập thể nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu (viện, trung tâm, trường đại học và các học viện ) phải có tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao Do đó, để nghiên cứu có kết quả, đem lại hiệu quả thiết thực, đòi hỏi một sự chuẩn bị công phu: phải đào tạo cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là xây dựng đội ngũ chuyên gia, tô chức tốt lực lượng nghiên cứu; phải kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu; phải tìm tòi, phát hiện các ý tưởng khoa học và đề xuất các giải pháp mới trong hoạt
động nghiên cứu
Trang 16thì nó đòi hỏi phải được đối xử như một khoa học nghĩa là phải
nghiên cứu nó Ông cũng nêu lên một trích dẫn quan trọng khác:
muốn cho chủ nghĩa xã hội trở thành khoa học thì phải đặt nó đứng vững trên mảnh đất hiện thực tức là phải luôn xuất phát và
thắm nhuằn quan điêm thực tiên
Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa trong nghiên cứu lý luận chính trị đòi hỏi người nghiên cứu và tập thê cán bộ khoa
học tham gia nghiên cứu phải có kiến thức cơ bản vững chắc cả lý luận và phương pháp, có hiểu biết hệ thông, kết hợp chuyên sâu với mở rộng theo hướng liên ngành, tạo dựng cho mình một phông văn hóa rộng rãi đủ sức giải quyết các nhiệm vụ nghiên
cứu đặt ra
Ngoài kiến thức và phương pháp người làm công tác nghiền cứu lý luận chính trị phải đặc biệt quan tâm tới việc trau đôi quan điểm chính trị (thế giới quan khoa học, lập trường chính trị) Ý thức tư tưởng và đạo đức, đặc biệt là đạo đức khoa hoc, dao đức chính trị, nổi bật ở tính trung thực, sự nhất quán và đức khiêm tốn Không như vậy, những kết quả nghiên cứu khó mà đảm bảo
được tính khách quan và có độ tin cậy
Do đặc thù của khoa học chính trị (nói rộng ra là các khoa
học xã hội - nhân văn), mọi nghiên cứu lý luận chính trị đều gan chặt với chính trị xuất phát từ chính trị, phục vụ chính trị Người
Trang 17luận chính trị Nó biểu hiện ở tính Đảng, là nhân tố đảm bảo về
chính trị cho khoa học
Trong chính trị và lý luận chính trị, tính đảng, tính giai cấp (có thể gọi chung là tính chính trị) găn chặt làm một với tính khoa học Điểm đặc trưng và mang tính đặc thù này có sức chỉ đạo và chi phối rất lớn đối với quan điểm chính trị, quan điểm học thuật của người nghiên cứu Nó cũng góp phần hình thành và
củng cô niềm tin, tình cảm và bản lĩnh của người nghiên cứu Do đó cũng cần lưu ý là, có kiến thức, có trình độ học vấn cao, năm
vững nghiệp vụ, kỹ năng nghiên cứu mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ trong hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị
Lý luận chính trị và khoa học xã hội - nhân văn nói chung,
đòi hỏi người nghiên cứu phải có vốn sống được tích lũy và trải nghiệm ở một mức độ nhất định, có nghĩa là phải am hiểu thực tiễn, cả thực tiễn cuộc sống xã hội nói chung lẫn thực tiễn chính
trị, hoạt động chính trị nói riêng
Chỉ có thấu hiểu bản chất của thực tiễn, trực tiếp rút ra được
kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thì mới có được
sự nhạy cảm cần thiết để hiểu biết, lắng nghe và quan sát thấy, từ
đó thể hiện ra thành lý luận Lý luận ấy chính là thực tiễn được khái quát lên chứ không phải sản phẩm tư biện chủ quan của đầu óc con người Vì vậy, một đảm bảo quan trong cho thành công
của nghiên cứu lý luận chính trị là người nghiên cứu phải thường
xuyên bám sát thực tiễn xã hội, thực tiễn chính trị đang diễn ra trong hiện thực cuộc sống Thoát ly thực tiễn, không hiểu biết và
tiễn kịp với những đổi thay trong thực tiễn là nguyên nhân căn
Trang 18trị không phan ánh đúng thực tiễn và những kết quả nghiên cứu
không vận dụng được vào cuộc sông, do không phù hợp Sự trì trệ và giáo điều hóa lý luận cũng từ đó mà ra Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh và để cao tầm quan trọng của kinh nghiệm, của
vốn sống thực tiễn thì không được rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm
thực dụng và tầm thường Kinh nghiệm và vốn sống được trải
nghiệm chỉ có ý nghĩa và giá trị một khi nó được lý luận hóa, được phân tích, đánh giá và tông kết một cách có lý luận
Nghiên cứu lý luận chính trị, do đó, đòi hỏi rất cao ở người
nghiên cứu năng lực tổng hợp, sự chắt lọc và tính khái quát hóa,
hệ thống hóa Chỉ như vậy, nghiên cứu mới vượt qua được giới hạn chật hẹp của những mô tả hiện tượng, bé ngoài để đi sâu vào bản chất, nhận rõ đặc điểm vận động, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu Không coi thường, xem nhẹ những điều chỉ
tiết, những cái cụ thé, những hiện tượng, bởi nó là chất liệu, tư
liệu của người nghiên cứu, song phải từ đó mà phát hiện ra bản chất và quy luật C.Mác gọi đó là căn bản, là triệt để “Căn ban nghĩa là xem xét sự vật tận gốc rễ của nó, mà gốc rễ của con
người chính là bản thân con người” Đó là con người hiện thực, sông động trong cuộc sông chứ không phải ý niệm trừu tượng về
con người Tư tưởng ấy của C.Mác gợi ý rất nhiều về phương pháp luận nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu lý luận chính trị
b Giáo dục lú luận chính trị
- Giáo dục
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ngay từ khi xuất hiện
trên trái đất, để tồn tại con người phải lao động Lao động đã
Trang 19triển toàn diện, để con người ngày càng Người hơn Trong quá trình lao động và phát triển, con người có nhu cầu truyền bá cho
nhau những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động sản xuất và chinh phục thiên nhiên Đây chính là nguồn gốc phát sinh của
hiện tượng giáo dục
Đầu tiên, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn giản theo lỗi quan sát để bắt chước; càng về sau, giáo dục càng trở thành một hoạt động có ý thức Trong quá trình nhận thức và cải tạo xã hội, để phát triển, con người dan dan biết xác định mục đích, hoàn thiện nội dung và tìm ra phương thức để tổ chức hoạt động giáo dục có hiệu quả Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động đặc biệt được tổ chức vô cùng khoa học và đạt tới trình độ cao Hoạt động giáo dục trong thời đại ngày nay có chương trình kế hoạch, có nội dung phong phú và phương pháp phương tiện tiên tiến, hiện đại Nhờ vậy, nó đã trở thành động lực quan trọng thúc đây sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về giáo dục, song
nội hàm của các định nghĩa đều thống nhất cho rằng: Giáo dục là
một hiện tượng xã hội, ban chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm được tích lñy trong quá trình lịch
sử - xã hội của các thế hệ loài người Nhờ có giáo dục mà trình
độ nhận thức và cải tạo thể giới của con người ngày càng được
nâng lên từ thể hệ này đến thế hệ khác, nhờ đó mà xã hội lồi
người khơng ngừng phái triển - Phương thức giáo dục
Giao dục được thực hiện băng nhiều phương thức, song về
Trang 20cơ bản có thê khái quát thành ba phương thức sau đây:
+ Giáo dục thông qua hệ thông nhà trường
Một trong những phương thức giáo dục quan trọng nhất là thông qua nhà trường để trang bị kiến thức cho người học một cách hệ thống, khoa học Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, có nội dung chương trình, có phương pháp và phương tiện hiện đại và do một đội ngũ các nhà giáo được đào
tạo bài bản về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thực hiện Nhà
trường là môi trường giáo dục hiệu quả, đồng thời là con đường
giáo dục ngăn nhất, thuận lợi nhất để trang bị đây đủ, toàn diện tri thức cho con người
+ Giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn
Cuộc sống của con người là một quá trình hoạt động liên tục, rất phong phú và đa dạng Vì thế, đưa con người vào các hoạt động thực tiễn là con đường giáo dục rất hiệu quả Trong thực tẾ, COn người có nhiều hoạt động như: hoạt động lao động sản xuất,
hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động văn hoá, nghệ thuật ; mỗi
đạng hoạt động đều có nét đặc thù và đều có tác dụng giáo dục Trong các hoạt động thực tiễn đó, con người vừa có cơ hội để vận dụng các tri thức được trang bị trong nhà trường vào
thực tế lĩnh vực mà mình đang hoạt động, vừa có cơ hội đề
kiểm nghiệm tri thức, tích lũy những kinh nghiệm cho bản thân, nhờ vậy mà con người có điều kiện nâng cao trình độ và hoàn
thiện chính mình
+ Giáo đục thông qua tự tu dưỡng
Trang 21đường khác nhau, trong đó có sự tự tu dưỡng rèn luyện bản thân, hay còn gọi là tự giáo dục Tự tu dưỡng biểu hiện ý thức và tính tích cực cao nhất của cá nhân con người đối với cuộc sống Khả năng tự giáo dục được thực hiện khi cá nhân đã đạt
tới một trình độ phát triển nhất định, khi đã tích lũy được những kinh nghiệm sống, những tri thức phong phú Tự giáo dục là kết quả của quá trình giáo dục, là sản phẩm của nhận thức và sự tạo lập các thói quen hành vi, là bước tiếp theo và quyết định của quá trình giáo dục
Tự giáo dục thường diễn ra đối với học viên người lớn -
những người mà nhân cách đã phát triển và hoàn thiện Quá trình
tự giáo dục không phải là con đường riêng rẽ mà nó diễn ra ở mỗi
người ngay trong quá trình học tập ở nhà trường và quá trình
tham gia hoạt động trong thực tiễn
Khi quan niệm giáo dục mang hàm nghĩa là đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về các phương diện tri thức, tư tưởng, tình cảm, xây dựng niềm tin khoa học và hướng dẫn hành động thì
giáo dục là tác động có định hướng, thông qua chương trình, mục tiêu, nội dung và phương pháp; thông qua hệ thống các thiết chế,
thể chế và các nguôn lực để chủ thê tác động vào đối tượng nhăm đạt tới mục tiêu
Trong nên giáo dục quốc dân, hoạt động giáo dục được thể
hiện băng hoạt động dạy và học Gan với quản lý các hoạt động này là nhà trường (thiết chế), là đội ngũ các nhà giáo (chủ thể
giáo dục) để tác động tới người học (đối tượng giáo dục) cùng
với đội ngũ các nhà quản lý giáo dục các cấp
Trang 22và xã hội, trong đó giáo dục nhà trường (học đường) là trung tâm,
chủ đạo, có vai trò quyết định Trong giáo dục (hiểu trực tiếp là dạy học), vẫn đề không chỉ là dạy chữ mà còn là dạy nghề và dạy người, đào tạo con người thành các chủ thê nhân cách Theo quan
điểm giáo dục hiện đại, phải làm cho người học ở vị trí trung tâm trong nhà trường, nhưng điều đó không có nghĩa là làm lu mờ vai
trò của người dạy, của chủ thê giáo dục Người học chỉ trở thành
trung tâm, có tính tích cực, chủ động và sáng tạo, biết chuyển
giáo dục thành tự giáo dục, đào tạo thành tự đào tạo với điều kiện
nhà giáo giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn, dẫn dắt Thầy là chủ đạo dé trò là trung tâm Không như vậy thì giáo dục không thể là một
hoạt động tự giác, được định hướng
Trong giáo dục, nhất là trong giáo dục nhà trường, van dé phương pháp có vai trò đặc biệt quan trọng Phương pháp giáo dục phải tích cực, sáng tạo, quá trình trang bị kiến thức, trau dễi
phương pháp không chỉ là làm tăng học vấn, sự hiểu biết, rèn kỹ
năng mà thực chất còn là quá trình rèn luyện nhân cách Sản
phẩm của giáo dục, đào tạo là con người, con người, qua ảnh
hưởng của giáo dục phải trở thành những nhân cách trung thực và sáng tạo, có nhu cầu tự đào tạo suốt đời, gọi là giáo dục liên tục, có nhu cầu và khả năng tự hoàn thiện bản thân; không phải là
rèn trí nhớ mà là làm chủ phương pháp khoa học, dùng phương pháp để tự mình làm mới kiến thức, làm tăng kiến thức, chủ yêu
là rèn trí tuệ thông minh, sáng tạo và trưởng thành về nhân cách như một sự trưởng thành văn hóa
- Giáo dục Ìý luận chính trị
Trang 23thế nào về giáo dục lý luận chính trị? Nó có những khác biệt đặc thù nào so với giáo dục chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo nghệ và dạy nghề nói chung?
Trước hết, nói tới giáo dục lý luận chính trị là nói tới hoạt động dạy và học các môn khoa học về lý luận chính tri trong hé thống các trường đại học và cao đăng, các trường đào tạo nghề chuyên nghiệp Chiém vi trí nỗi bật trong hoạt động này là việc đào tạo đội ngũ giáo viên lý luận chính trị ở các bậc học, từ đại học đến sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) Trong hệ thống giáo dục phô thông, giáo dục lý luận chính trị mang hình thức một môn khoa học về giáo dục công dân Đây là khu vực giáo dục lý luận
chính trị thuộc hệ thống giáo dục nhà nước, có cơ quan quản lý
nhà nước đảm trách (Bộ Giáo dục - Đào tạo)
Giáo dục lý luận chính trị còn hàm.nghĩa là các hoạt động
giáo dục diễn ra trong Đảng và trong các tổ chức chính-trị - xã
hội của hệ thống chính trị
Vẫn đề được bàn đến dưới đây về giáo dục lý luận chính trị được hiểu theo nghĩa này Trong hệ thông giáo dục của Đảng và của các đoàn thể trong hệ thống chính trị, giáo dục lý luận chính
trị không chỉ là giảng dạy, đào tạo theo trường, lớp, theo chương
trinh, theo trình độ (cơ sở, sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cao học,
nghiên cứu sinh), với phương thức chính qủy tập trung và không
(tập trung, tại chức mà còn là hoạt động giáo dục, vận động, tuyên
Trang 24đảo, các đôi tượng từ trong Đảng đến trong dân Ở đây, giáo dục
không chỉ là tuyên truyền, vận động, giải thích để thuyết phục dân, tạo nên sự đồng thuận cả trong nhận thức và trong hành động, trong Đảng và trong dân mà còn là đấu tranh dé giữ vững hệ tư tưởng, phê phán chống lại các luận điệu xuyên tạc, các
quan điểm sai trái, thù địch, chong phá Dang và Nhà nước, làm tốn hại tới lợi ích của nhân dân, của dân tộc
Từ đố có thể hiểu: Giáo đục lý luận chính trị là truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lỗi, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quân chúng nhân dân nhằm
hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cong san,
phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học và góp phần thúc đây tính tích cực chính trị - xã hội của các
chủ thê chính trị trong hoạt động thực tiễn
Giáo dục lý luận chính trị là một nội dung quan trọng trong hoạt động tư tưởng của Đảng, do đó, các cấp ủy phải đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đến hoạt động này; các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành, các địa phương đều phải coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị trong cơ quan, tổ chức của mình Hiện nay, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cơng ty, tập đồn cũng ngày càng quan tâm tới giáo dục lý luận chính trị, nhất là giáo dục về Đảng, giáo dục về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, coi đó là giải pháp làm tăng chất lượng nguồn nhân lực, tạo đồng thuận để phát triển
Trang 25thì không lúc nào được xem nhẹ công tác giáo dục lý luận chính tri trong Dang, đồng thời lãnh đạo thực hiện công tac nay trong toàn xã hội Đó là cách tốt nhất, trực tiếp nhất dé tao ra su thong nhất nhận thức tư tưởng, tăng cường ý chí, thống nhất tô chức và hành động, nâng cao sức chiến đâu của Đảng, năng lực lãnh đạo của Đảng
Giáo dục lý luận chính trị của Đảng ở nước ta là giáo dục chính thống, thống nhất, có lãnh đạo, chỉ đạo trong cả nước, theo _ hệ thống của Đảng, các cấp ủy và các cơ quan tham mưu, tư van về lĩnh vực tư tưởng, lý luận - Ban Tuyên giáo của các cấp ủy đảng, từ Trung ương tới địa phương và cơ SỞ
Giáo dục lý luận chính trị muốn đảm bảo tốt chất lượng, hiệu quả, muốn có tác động sâu rộng trong đời sông chính trị của
Đảng và đời sống tính thần của nhân dân thì phải trên cơ sở thúc đây và nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận chính trị, nhất là
với các cơ sở đào tạo cán bộ chuyên sâu về lý luận chính trị
3 Công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị
Nếu nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị là một nghé, một hoạt động lao động trí tuệ do những người có chuyên môn, được đào tạo thực hiện, thì công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị lại là những nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng mang tính chất chỉ đạo, có mô hình tổ chức - thiết chế cụ thể, có phương thức chỉ đạo thực hiện và được quản lý một cách khoa học theo các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực của thê chế
Dù khác nhau trong phương thức hoạt động song công tác
Trang 26nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị vẫn có chung mục tiêu
mục đích và những yêu cầu chung nhăm đem lại cho xã hội
trước hết cho các cơ quan Đảng và Nhà nước những tri thức lý
luận chính trị thể hiện bản chất khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hỗ Chí Minh phục vụ nhiệm vụ
chính trị của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng, tạo ra sự thông nhất
rộng rãi trong xã hội về lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về con đường phát triển của nước ta do Dang lãnh
đạo theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
a Công tác nghiên cứu lý luận chính trị
Nói tới công tác nghiên cứu lý luận chính trị thì cần phải nhắn mạnh, đây là nội dung cốt yếu của công tác lý luận - bộ phận (hình thức) quan trọng của công tác tư tưởng Thực hiện công tác này, liên quan tới hàng loạt vẫn đề:
- Định hướng tư tưởng chính trị của hoạt động nghiên cứu
- Tổng kết thực tiễn để nghiên cứu
- Đào tạo, bôi dưỡng cán bộ đề thực hiện các chương trình nội dung nghiên cứu (hệ thông các viện, trung tâm, trường và học viện)
- Xác lập các thể chế nghiên cứu, trong đó quan trọng bậc
nhất là Luật Khoa học - Công nghệ, Quy chế dân chủ trong
nghiên cứu lý luận
- Đảm bảo các nguồn lực cho nghiên cứu triển khai, từ nguồn
lực tài chính, thông tin đến nguồn nhân lực khoa học, nhất là các chuyên gia
Trang 27- Chế độ, thể thức, quy trình đánh giá, thẩm định kết quả nghiên cứu
- Sử dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, cung cấp thông
tin, luận cứ khoa học đáp ứng nhu câu hoạt động của lãnh đạo và quản lý
- Cung cấp những kết quả nghiên cứu dưới dạng các tri thức lý luận phục vụ xã hội, trong đào tạo, giáo dục
Dù có hàng loạt vấn để đặt ra cho công tác nghiên cứu lý
luận chính trị như vậy, nhưng mấu chốt quyết định vẫn là chất
lượng nhân lực nghiên cứu - tức là nhân tố con người trong hoạt
động nghiên cứu khoa học
Như vậy, có thể hiểu rằng, công tác nghiên cứu lý luận chính trị thực chất đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt
động nghiên cứu khoa học về lý luận chính trị, bao gom việc định
hướng nội dung nghiên cứu, việc tổ chức hoạt động nghiên cứu,
việc đảm bảo các điều kiện cho hoạt động nghiên cứu và việc sử
dụng các kết quả nghiên cứu Công tác nghiên cứu lý luận chính
trị do vậy, trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng ta
b Công tác giáo dục lý luận chính trị
Công tác giáo dục lý luận chính trị lại có những điểm khác biệt đặc thù của nó Giáo dục lý luận chính trị được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu có kết quả, song không phải chờ đợi
nghiên cứu có kết quả mới diễn ra hoạt động giáo dục Dĩ nhiên,
công tác giáo dục lý luận chính trị có bao hàm công tác thông tin,
Trang 28nghiên cứu thì phải đợi khi nghiên cứu có sản phẩm
Công tác giáo dục lý luận chính trị thường diễn ra vừa đồng thời với công tác nghiên cứu, lại vừa là sự tiếp tục các hoạt động nghiên cứu
Công tác giáo dục lý luận chính trị vừa phụ thuộc lại vừa
thúc đây công tác nghiên cứu Do nhu cầu nhận thức, nhu cầu
giáo dục tạo ra động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học của
cá nhân, của tổ chức, của xã hội
Công tác giáo dục lý luận là thuộc về công tác chính trị - tư tưởng, do cấp ủy phụ trách và chịu trách nhiệm Ở hệ thống nhà nước, công tác giáo dục lý luận còn do các cơ sở đào tạo, công tác giáo dục lý luận chính trị vừa là công tác chuyên môn (về lý luận chính trị), vừa là công tác chính trị gan với nội dung va phương thức lãnh đạo của Đảng Xét về nguôn nhân lực thì người nghiên cứu cũng có thể đồng thời là giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên hoặc cũng có khi có một lực lượng chuyên
nghiệp chuyên làm công tác giáo dục lý luận chính trị, đó là các giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong các nhà trường Đây là một đội ngũ chuyên trách từng mảng công việc theo chuyên
môn, có sự tham gia hỗ trợ của lực lượng cộng tác viên, sự phối hợp của các lực lượng, các tô chức khác Đó là:
- Các nhà khoa học nghiên cứu lý luận chính trị và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác bồ trợ cho lý luận chính trị
- Các báo cáo viên về công tác tư tưởng lý luận, truyén dat
Trang 29Nha nước, thông tin khoa học và giới thiệu các chuyên đề có tính chất thời sự
- Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, trí thức, văn nghệ sỹ
- Các nhà hoạt động thực tiễn
- Các cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc hệ thống Đảng, hệ
thông Nhà nước và các tổ chức, đoàn thẻ
- Các cán bộ nghiệp vụ, thông tin, tư liệu, thư viện phục vụ yêu câu của công tác giáo dục lý luận chính trị (ở các cơ sở nghiên cứu, giáo dục, các nhà trường, học viện, các viện, các trung tâm )
Công tác giáo dục lý luận chính trị có bộ phận nòng cốt là giáo dục nhà trường, là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Ngoài ra, còn có rất nhiều các lực lượng, phương tiện tham gia, trong đó có các phương tiện truyền thông đại chúng thực hiện xã hội hóa giáo dục lý luận chính trị Công tác giáo dục lý luận chính tri trong Dang là trung tâm và có vị trí, vai trò quan trọng nhất Nó gop
phần làm tăng tính tư tưởng, tính chiến đấu, tăng cường tiềm lực
tư tưởng chính trị trong Đảng, phát huy tác động ảnh hưởng của
Đảng trong xã hội
Từ đó có thể hiểu rằng, công tác giáo dục lý luận chính trị là hoạt động truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Ho Chí Minh, đường lối, chính sách của Đáng và Nhà nước, các trì thức khoa học chính trị được tô chức một cách khoa học, theo một kế hoạch, chương trình nhất định nhằm nang cao trình độ và
năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân với SU
Trang 30chính trị - xã hội và các lực lượng, phương tiện của toàn xã hội,
trong đó Đảng không chỉ đóng vai trò là cơ quan lãnh đạo, chỉ
đạo mà còn là cơ quan tô chức thực hiện công tác giáo dục lý
luận chính trị một cách khoa học và có hệ thông nhái
Il VAI TRO CUA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC NGHIÊN
CỨU, GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH
1 Vai trò của lý luận chính trị
Từ những nội dung đã trình bày trên, có thể khái quát vai trò của lý luận chính trị và yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản cầm quyên đối với sự phát triển lý luận chính trị, cũng như trách nhiệm của Đảng đổi với công tác tư tưởng, lý luận trong
Đảng và trong xã hội như sau:
Một là, lý luận chính trị là khoa học đầu tranh cách mạng giác ngộ cho giai cấp công nhân và quân chúng lao động về lý tưởng, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng nhăm xóa bỏ ách áp
bức, bóc lột và nô dịch của chủ nghĩa tư bản tiễn tới xác lập
Trang 31“van dung va phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, thể hiện tập trung nhất lý luận và phương pháp cách mạng trong cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gan liên với chủ nghĩa xã hội Đó là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và
bao trùm di sản tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh, phản ánh quy luật
phát triển của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, vạch ra tính tất yêu lịch sử của cách mạng Việt Nam là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Hai là, lý luận chính trị của giai cấp công nhân và của Đảng
Cộng sản Việt Nam thuộc về dòng tư tưởng lý luận chính trị
mácxít và là bước phát triển nhảy vọt của tư tưởng chính trị Việt
Nam trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước Đó là sự thông nhất hữu cơ giữa thế giới quan khoa học với phương pháp cách mạng, thống nhất giữa tư tưởng (lý luận) với phương pháp
luận, từ phương pháp tư duy tới phương pháp hành động và
phong cách trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng mácxít sáng tạo lớn của cách mạng Viét Nam trong thé ky XX
Lý luận chính trị Việt Nam hiện đại và đương đại không chỉ thể hiện sự nhận thức, vận dụng và phát triển sảng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh mà còn kế thừa có chọn lọc những giá trị tư tưởng của dân tộc Việt Nam và những tri thức lý
luận trong lịch sử văn hóa chính trị thế giới, trong kho tàng văn
hóa nhân loại
Đó là sự phát triển hợp lôgíc từ chủ nghĩa yêu nước tới chủ
nghĩa xã hội khoa học, từ sức mạnh dân tộc tới sức mạnh của chủ
Trang 32nghĩa quốc tê xã hội chủ nghĩa của giai câp công nhân, kêt hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Ba là, lý luận chính trị Việt Nam là lý luận tiên phong do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng,
phát triển một cách nhất quán và sáng tạo dựa trên thế giới quan,
ý thức hệ và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, bắt
nguồn sâu xa từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, kể từ khi chủ
nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam và từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời (1930 cho đến nay) Vai trò to lớn của lý luận chính trị là ở chỗ dẫn đường cho mọi hoạt động, đấu tranh
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm
bảo cho Đảng có cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn để vạch ra
đường lối, chính sách, chiến lược và sách lược cách mạng trong
hơn 3/4 thế kỷ qua và trong sự nghiệp đối mới hiện nay Có một
mối liên hệ hữu cơ giữa vai trò của Đảng và vai trò của lý luận chính trị: không có lý luận tiên phong dẫn đường thì Đảng không thê làm tròn sứ mệnh tiên phong của mình; mặt khác, không có Đảng kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân thì cũng không
thể hình thành và phát triển lý luận chính trị, với tư cách là khoa học cách mạng Điều này đã được V.I.Lênin và Hồ Chí Minh
khăng định V.I.Lênin cho răng: “Không có lý luận cách mạng thì
sol
cũng không thể có phong trào cách mạng” và “chi dang nao được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm
tròn vai trò chiến sĩ tiền phong ”ˆ Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ay Dang ma
Trang 33
không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không
99]
có bàn chỉ nam”
Một trong những vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản là xây dựng và phát triển lý luận, lãnh đạo công tác tư tưởng, lý
- luận của Đảng, giáo dục và tuyên truyền lý luận đó trong Đảng và trong xã hội, làm cho lý luận thâm nhập sâu sắc trong thực
tiễn, được thực tiễn kiểm chứng, đồng thời thúc đấy thực tiễn
phát triển, dự báo xu hướng phát triển trong tương lai
Vai trò của lý luận gắn liền với vai trò của chủ thể lý luận chính là ở chỗ, dẫn dắt phong trào cách mạng đi đúng quy luật,
phù hợp với xu thế của thời đại và của thế giới, đáp ứng nguyện
vọng, lợi ích, quyên lực và ý chí của quân chúng đông đảo mà nòng cốt là công - nông - trí thức, thực hiện mục tiêu, lý tưởng
cách mạng, giải phóng dân tộc để giành độc lập tự do, tiến tới phát triển dân tộc theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì độc lập - tự do - hạnh phúc của mọi người dân
Bốn là, lý luận chính trị Việt Nam kế từ khi có Đảng đã góp
phần quan trọng vào sự bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, đấu tranh chống lại mọi mưu toan phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mac-Lénin, tu tuong Hỗ Chí
Minh và chủ nghĩa xã hội Đó là lý luận thể hiện nối bật đặc
trưng tính đảng, tính khoa học, bao hàm trong đó tính phê phán,
tinh sang tao va tinh thần đổi mới để không ngừng phát triển
Lý luận chính trị Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của lý luận
chính trị cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, của phong
Trang 34
trào công nhân quốc tê, của sự nghiệp cách mạng thẻ giới, đầu tranh chông chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đê quôc, chủ nghĩa thực
dân, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
Lý luận chính trị Việt Nam mà người thực hiện là Đảng
Cộng sản Việt Nam thể hiện tính phổ biến của quá trình cách mạng thế giới thông qua tính đặc thù của dân tộc Việt Nam g1aI
cấp công nhân Việt Nam, là chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử cụ thê của Việt Nam mang
đặc trưng, bản sắc văn hóa Việt Nam truyền thống dân tộc Việt
Nam trong khi vẫn tuân thủ những nguyên tắc, nguyên lý phô biến của chủ nghĩa xã hội khoa học, của tiến trình phát triển cách
mạng thể giới theo mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa
Năm là, nội dụng cốt yếu của sự phát triển lý luận chính trị Việt Nam trong sự nghiệp đôi mới hiện nay là tập trung nghiên cứu gắn liền với tông kết thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề về bán chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là lý luận và Đảng Cộng sản cảm
quyền, Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, là lý luận và
phương pháp xây dựng nền dân chủ đổi mới hệ thông chính trị trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyên, trong sự phát triển mạnh mẽ nên kinh tế thị trường, tiễn tới kinh tế tri thức chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa Đó là lý
luận chính trị đổi mới, phát triển và hiện đại hóa trên nên tảng tư
tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thấm
Trang 35hiện đại Đó là một nên lý luận chính trị được định hướng bởi vai
trò lãnh đạo của Đảng, bởi sức mạnh dân chủ - đoàn kết và đồng
thuận, không ngừng khoa học hóa, dân chủ hóa, nhân văn hóa và
hiện đại hóa để phát triên
2 Vai trò của công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính tri
Chính từ chính vai trò vô cùng quan trọng của lý luận chính trị như đã nêu trên nó đã quy định vai trò của công tác nghiên
cứu, giáo dục lý luận chính trị Có thể nhận thấy các vai trò đó là:
Thứ nhất, công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị là biện pháp cơ bản để tạo nên phong trào cách mạng rộng lớn của hàng triệu quần chúng C.Mác đã chỉ rõ vai trò của công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị qua một luận điểm nỗi
tiếng, Người viết: “ Vũ khí của sự phê phán không thé thay thé được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị
đánh đô bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”' Như
vậy, truyền bá lý luận vào quần chúng chính là quá trình “vật
chất hóa” của lý luận
Thứ hai, công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị là biện pháp chủ yếu để giác ngộ quần chúng Trang bị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là làm cho mọi người có nhận thức đúng đăn, niềm tin vững chắc vào lý tưởng cộng sản, vào
con đường và biện pháp do Đảng vạch ra để thực hiện lý tưởng
' C.Mac va Ph.Angghen: Toàn rập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.1, tr.580
Trang 36đó Trong mỗi giai đoạn cách mạng, công tác nghiên cứu, giáo
dục lý luận chính trị góp phân quan trọng trong việc giác ngộ và
động viên quân chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cụ thể mà các tổ chức, đoàn thê chính trị - xã hội giao cho họ
Thứ ba, thông qua công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận
chính trị, trình độ lý luận chính trị trong toàn Đảng được nâng cao, là cơ sở quan trọng để Đảng xây dựng đường lỗi chính trị đúng đăn, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ngày càng vững
mạnh Công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị đã góp
phân làm cho toàn Đảng thống nhất mục tiêu lý tưởng cương lĩnh, đường lối, khắc phục biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị: góp phần nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng
khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ đảng viên;
đồng thời còn góp phần vào việc nâng cao năng lực tô chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quân chúng của đội ngũ cán bộ của Đảng
Có thể khăng định, công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận "chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp phân quan trọng trong việc làm cho lý luận cách mạng thâm nhập vào quân chúng trở thành “lực lượng vật chất”, từ đó đem lại mọi thắng lợi cho cách mạng Việt Nam
II NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
1 Nhóm các nhiệm vụ của công tác nghiên cứu lý luận chính trị
Trang 37- Nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin và thời đại
ngày nay Cụ thê là làm sáng tỏ bản chất khoa học và cách mạng
của chủ nghĩa Mác-Lênin: những giá trị bền vững, những vẫn đề
cần được nhận thức lại đảm bảo tính chân thực lịch sử của di sản kinh điển mácxít, giải phóng nó khỏi những giáo điều xơ cứng, những nhận thức sai lệch làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin bị giản lược hóa, bị chính trị hóa theo chủ nghĩa biệt phái, chia cắt nó
khỏi đời sống tư tưởng, thành tựu tư tưởng - văn hóa nhân loại
Mặt khác, cần nhận rõ trong đi sản có những van dé gi đã bị thực
tiễn hôm nay vượt qua, không còn phù hop, cần được bổ sung
phát triển; những nhận thức mới về thời đại và thế giới đương
đại; bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin; phê phan
những sự xuyên tạc, bóp méo và sự phủ nhận có dụng ý của các thế lực phản động, cơ hội và xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin và thời đại; những yêu cầu đặt ra về vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện lịch sử mới và trong hoàn cảnh của Việt Nam
- Nghiên cứu tư tưởng Hô Chí Minh, đặc biệt tư tưởng chính trị và văn hóa chính trị Hồ Chí Minh Nghiên cứu làm rõ hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh trong mối liên hệ hữu cơ với
phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh Đặc biệt đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, về Đảng Cộng
sản cầm quyền, nhà nước pháp quyên, dân chủ và quyền làm chủ
của nhân dân, về công tác dân vận của Người; về đối mới, phát
triển, hội nhập; về đại đoàn kết dân tộc, tơn giáo; về đồn kết dân tộc và đoàn kêt quôc tê
- Nghiên cứu lý luận chính trị về đổi mới, những nhận thức
Trang 38mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam Chú trọng đặc biệt vào các van dé ly luan cua Cuong
lĩnh về xây dựng Đảng, đổi mới hệ thông chính trị, dân chủ và dân chủ hóa xã hội Giải quyết các mối quan hệ trong đôi mới,
phát triển và phát triển bên vững Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ - đó là công thức chính trị tổng quát về vai trò, trách nhiệm, vị thể của các chủ thể chính trị trong một xã hội dân chủ - pháp quyên
- Nghiên cứu các van dé lý luận chính trị Việt Nam trong bối
cánh toàn cầu hóa và hội nhập, trong tiến trình dân chủ hóa, hiện đại hóa Nghiên cứu về mục tiêu, động lực phát triển; mô hình, chính sách và cơ chế thúc đây phát triển; nguồn lực và phân bố nguồn lực; nội lực và ngoại lực; những điều kiện đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam
- Nghiên cứu so sánh, học tập và tham khảo Kinh nghiệm
nước ngoài, gợi mở những vấn để tham khảo cho Việt Nam
Nghiên cứu về kinh nghiệm cải cách, đối mới của các nước xã hội chủ nghĩa; kinh nghiệm quản lý và quản trị xã hội của các mô
hình phát triển trong khu vực và trên thế giới; chú trọng những nghiên cứu dự báo; những vẫn đề đột phá trong phát triển, đặc
biệt là nguồn nhân lực
2 Nhóm các nhiệm vụ của công tác giáo dục lý luận chính trị
Nhóm này bao gôm các nhiệm vụ chủ yêu sau:
- Giáo dục lý tưởng, mục tiêu độc lập dán tộc và chủ nghĩa xã
hội, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa của sự phát triên nước
Trang 39la dam bảo nên tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững vai trò lãnh đạo và năng lực cầm
quyền của Đảng, giữ vững các nguyên tắc trong đổi mới
- Giáo dục để nâng cao nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Trong nhiệm vụ này bao hàm cả giáo dục
nhận thức, bồi dưỡng niềm tin và tình cảm cách mạng, thống nhất nhận thức, ý chí, hành động của toàn Đảng, toàn dân, thúc đây
đổi mới, thực hiện dân chủ, đoàn kết, đồng thuận trong Đảng, trong nhân dân
- Giáo dục ý thức và tỉnh thân cảnh giác cách mạng, chống
diễn biến hòa bình và tự dién biến hòa bình Nâng cao ý thức
trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ
thù, của các thế lực phản động chống phá cách mạng Việt Nam
- Giáo dục ý chí tự lực, tự cường, độc lập tự chủ, sảng tạo
trên tỉnh thân đổi mới, đoàn kết, hợp tác, hội nhập quốc tế Giữ
gin truyền thống, bản sắc dân tộc trong hội nhập để phát triển
- Giáo dục truyền thống dân tộc và đại đoàn kết toàn dân
tộc, truyền thông cách mạng của Đảng, lòng tự hào và trách nhiệm với dân tộc, tỉnh thần cộng đồng trách nhiệm thực hiện thăng lợi mục tiêu đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình
3 Nhóm các nhiệm vụ về lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị
Nhóm nhiệm vụ này thuộc vê câp ủy đảng, chính quyên các
Trang 40câp - chủ thê của các cơ quan nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị Bao gôm các nhiệm vu sau:
- Đảm bảo dân chủ, tự do, sáng tạo và nâng cao ý thức trách nhiệm trong nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị
- Xây dựng và hoàn hiện thể chế khoa học và thể chế giáo dục nhằm quản lý có hiệu lực và hiệu quả công tác nghiên cứu và
giáo dục lý luận chính trị
- Tổ chức hợp lý hệ thống các thiết chế nghiên cứu và giáo
dục lý luận chính trị: hệ thống học viện viện trường trung tâm làm công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị
- Đối mới nội dung, phương pháp nghiên cứu giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là phương pháp giáo dục lý luận chính trị Có chính sách tạo động lực phát triển, thu hút các nhân tài khoa học và giáo dục
Thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên công tác nghiên cứu
giáo dục lý luận chính trị khăng định được vai trò quan trọng của nó trong công tác tư tưởng của Đảng trước yêu câu mới
IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1 Nội dung nghiên cứu lý luận chính trị
Công tác nghiên cứu lý luận chính trị có nội dung rất phong phú, tuy nhiên trong điều kiện mới hiện nay cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Nghiên cứu lý luận và lịch sử hình thành phát triền các học