1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận về nhân cách trong triết học hy la cổ đại đề tài khoa học cấp cơ sở

143 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 15,83 MB

Nội dung

Trang 1

., Af — +2 HÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH - IA HÒ CHÍ MINH Í ¿2996 NH NH CHÍNH - QUÓC G C HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÈN

DE TAI KHOA HOC CAP CƠ SỞ -

LY LUAN VE NHAN CACH

Trang 2

TẬP THẺ TÁC GIÁ

ThS Phan Thị Thanh Hải

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc sống hiện nay cho thấy một sự thật rất nguy hiểm và đáng

buôn là con người hiện đại không những không trở nên văn minh hơn, văn hóa hơn mà, ngược lại, ngày càng “trở về bản năng gốc” nhiều hơn, man rợ hơn Chúng ta bắt gặp những biểu hiện của lối sống man rợ ở

khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực sinh hoạt riêng tư và cộng đồng của con

người hiện đại Vẫn đề hình thành phẩm chất, nhân cách “văn minh” dang trở thành một trong những vấn đề cốt tử của loài người hiện đại, vì sự thành bại trong việc giải quyết nó sẽ quyết định sự tồn vong của loài

Người với tư cách một loài sinh vật đặc biệt trong Vũ trụ, một loài khác với các loài sinh vật khác chính ở Nhân tính, Nhân cách của mình, sẽ đem

lại câu trả lời cho mỗi nguy hiểm lớn nhất của loài người hiện đại là “nguy cơ không có khả năng tái tạo nhân tính” Loài người hiện đại càng trở nên mạnh mẽ hơn bao nhiêu trong việc làm chủ tự nhiên thì lại càng trở nên yêu đuối hơn về mặt nội tâm Tin tưởng vào sức mạnh toàn năng

của những thành tựu khoa học - kỹ thuật, con người có thể vô tình đánh

mất những giá trị nhân văn, như năng lực thấu biểu và đồng cảm với

người thân, khái niệm về cái thiện và cái ác, điều này kéo theo sự phi

nhân văn hóa quan hệ xã hội và quan hệ của cá nhân với nhau Nguy cơ _như vậy là hoàn toản hiện thực và có thê nhận thấy tính hiện thực của nó

ở khắp nơi

Con người hiện đại dường như đã hoàn toàn lãng quên đi một sự thật là Sự Sông là vô cùng quý giá song họ lại phung phí nó một cách vô thức; rang có nhiều thánh hiền trong lịch sử đã cống hiến mọi nỗ lực và

thậm chí cả đời mình để dạy dỗ con người về lẽ sống, về nhân cách, về

Trang 4

thần Chính sự lãng quên ấy của loài người làm xuất hiện một su that bi đát là trong lồi người có vơ số những kẻ hèn hạ, những kẻ ích kỷ, chỉ hơn thú vật ở một phương diện duy nhất là thói ích kỷ của chúng được cân nhắc kỹ hơn Như vậy chính hiện nay, chính ở thời gian loài người tự cảm thấy mình đứng trên đỉnh cao của tiễn hóa, của phát triên văn minh, chúng ta cần nhắc lại tư tưởng của các thánh nhân để thức tỉnh loài người Chúng ta cần quay lại với với các tác phẩm triết học đặc biệt nhắn mạnh sự cần thiết phải có những nỗ lực tự giác và có mục đích rõ ràng nhằm duy trì và bảo vệ những giá trị bất biến về nhân cách của con người: chân lý, công bằng, cái thiện, cái đẹp, bổn phận, tình yêu, lòng nhân ái và sự đồng cảm Chỉ có tư duy hời hợt thì mới coi những giá trị này là lỗi thời và dường như đánh mất tính thời sự Những giá trị này đang chịu áp lực

có tính chất phủ định ngày một tăng trong điều kiện xã hội hiện đại, mặc

cho ý nghĩa xã hội và nhân văn của chúng không những không giảm mà còn tăng lên hơn bao giờ hết Khẩu hiệu dành cho công nghiệp làm Người hiện nay phải là “không nên cô xây dựng Thiên đàng mà điều quan trọng là không cho phép có địa ngục trên trần gian ”

Nghiên cứu lịch sử triết học đưa chúng ta quay trở lại với những giá trị bất biễn về nhân cách, về văn minh Thông qua triết học, chúng ta giáp mặt với truyền thống văn hóa cách đây gần 3 nghìn năm 26 thế kỷ làm việc của tư duy loài người ở phương Tây đã tạo dựng nên các nền tảng vững chắc của tòa nhà văn hóa phương Tây Giống như bất kỳ kinh nghiệm tỉnh thân đích thực nào, tư duy triết học bao giờ cũng mang tính

hiện đại Do vậy, lịch sử triết học kéo dài nhiều thế kỷ không đơn giản kể

về các thời đại quá khứ Đây là ưu điểm bất biến của tư tưởng, là bài học cấp bách và quý giá về tự quyết tinh thần đành cho chúng ta Lịch sử triết

học là trường học tôi luyện văn hóa tư duy, văn hóa nhân cách không gì

Trang 5

Nghiên cứu triết hoc Hy La Cé dai cho phép chúng ta đi sâu vào một trong các truyền thống văn hóa phong phú nhất của nhân loại - truyền thông văn hóa phương Tây Truyền thống triết học chúng ta sẽ trải nghiệm là truyền thống của người phương Tây Không phủ nhận các nền văn hóa khác cũng tạo ra triết học riêng của mình, chúng tơi quan tâm hồn tồn đến triết học phương Tây cô đại Sự lựa chọn này không phải là ngẫu nhiên Nền văn hóa phương Tây không đơn giản có những thành tựu to lớn mà điều quan trọng hơn là nó “lan tỏa” rộng khắp thế giới Việc năm bắt kinh nghiệm văn hóa phương Tây có một ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành ý thức và nhân sinh quan, nhân cách của con người

hiện đại Việc quay lại với triết học là tất yếu để giải quyết nhiệm vụ này,

vì triết học bao giờ cũng cố đem lại câu trả lời cho vấn đề về những giá trị tĩnh thân nhân văn, nhân cách, qua đó góp phân tích tụ, kết tinh những thành tố về nhân cách cho nền móng của tòa nhà văn hóa chung nhân

loại

Nghiên cứu vấn đề nhân cách trong triết học Hy La cô đại cho phép chúng ta thức tỉnh năng lực nhận thức, tư duy, nhân cách có trong mỗi người chúng ta Kết quả quay lại với vấn đề nhân cách ở g1aI đoạn lịch sử triết học nảy sẽ góp phần để mỗi chúng ta tự khám phá ra cái Ngã, Nhân cách có trong bản thân mỗi chúng ta Con người phát hiện ra năng lực Nhân cách ở trong mình và bắt đầu tự mình sống có Nhân cách Có thể nói, tìm hiểu vấn đề về Nhân cách trong triết học Hy la cễ đại có nghĩa là khám phá ra những vẫn đề gắn liền với Nhân tính, Nhân cách Đây không phải là những vấn đề ở bên ngoài con người mà là những vẫn đề về chúng ta như người đặt ra chúng Giải quyết chúng có nghĩa là làm rõ Nhân tính, Nhân cách của bản thân chúng ta Nói cách khác, các vấn đề triết học

chính là các van dé “vinh hang” theo nghĩa đó Do vậy, chúng ta cần nằm

Trang 6

Thậm chí có thể nói, triết học chỉ không cần thiết và vô bô đối với những người mà cuộc sống “không có vẫn đề” Ở đâu mà “cuộc sống có vẫn

đề”, ở đâu mà con người không đặt ra vân đề về số phận của mình, ở đâu mà con người không rơi vào tình huống mà kết cục con người cần phải

tìm ra bằng nỗ lực của bản thân, thì ở đó thực sự không có “đất dung

thân” cho triết học Chỉ khi nào cuộc sống từ quá trinh thực tồn biến

thành yêu cầu hiện thực hóa, thì khi đó sẽ xuất hiện không gian những

vấn đề triết học

Nghiên cứu vấn đề Nhân cách trong triết học Hy La cô đại đưa chúng ta quay lại với quê hương của triết học, với cội nguồn sinh ra thế giới văn hóa của người phương Tây hiện đại để nhận thức thế giới

phương Tây hiện đại, thâm nhập vào các cội nguồn của nó Đây là một

trong các con hữu hiệu nhất để chúng ta đúc kết những bài học quý giá về Đạo Làm Người Và, đây cũng chính là lý do để chúng tôi lựa chọn

“Quan niệm về nhân cách trong triết học Hy La cỗ đại” làm đỗi tượng

cho công trình nghiên cứu của mình

2, Tình hình nghiên cứu của đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước của đề tài

Mặc dù triết học Hy La cỗ đại là cội nguồn của toàn bộ triết học phương Tây, còn vẫn để nhân cách đóng vai trò “hạt nhân tư tưởng” của

nó, song giai đoạn lịch sử triết học rất ít được quan tâm ở ta cả với hai tư

cách nêu trên Chúng ta chỉ có thê liệt kê một số ít ỏi công trình nghiên

cứu rất khái quát, chủ yếu đi vào “vẫn đề cơ bản của triết học” trên hai phương diện “duy tâm — duy vật” và “nhận thức luận”, ở trong nước Đó

là cuốn sách của Nguyễn Thái Ninh “Triết học Hy Lạp cỗ đại” (nxb Tư tưởng, HN., 1974), trong đó tác giả đã trình bày rất khái quát những nội

dung cơ bản của triết học Hy Lạp Cé đại Một cuỗn sách cũng có nội

Trang 7

công trình rất đồ sộ của tập thê tác giả Doãn Chính, Nguyễn Thế Nghĩa, Đỗ Ngọc Thạch là cuốn sách “Triết học cô đại” (Nxb Đại học Tổng hợp

Tp HCM, HCM., 2004) Một điều kỳ lạ là cả trong cuốn sách dày hơn

1000 trang nảy, các tác giả cũng không hề đề cập đến chủ đề về nhân

cách, mà chỉ chú trọng đến những trường phái triết học khác từ góc độ vận đề cơ bản của triết học và những biểu hiện của nó trong các lĩnh vực nhận thức luận và triết học chính trị xã hội Một ngoại lệ duy nhất ở đây là cuỗn sách “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (nxb Đại học

Tổng hợp Tp HCM., HCM, 2006) của tập thể tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyên Thanh, Nguyễn Anh Tuấn Trong công trình này các tác giả đã

cô tái hiện những hệ thống giá trị tỉnh thần nhân văn của văn minh Hy

Lạp từ chính góc độ cốt lõi của nhân cách và con đường hình thành nhân

cách ở ba đại diện tiêu biểu là Socrates, Platon va Aristotes trén co sé

phân tích đặc thù của văn hóa thành bang Tất nhiên, chúng ta còn có thể

kể ra một số cuốn sách khác (chăng hạn, “Lịch sử triết học phương Tây” gồm ba tập, tập 1, do GS.TS Nguyễn Hữu Vui làm chủ biên, nxb Chính

trị Quốc gia, HN., 2001) và một số lượng lớn bài viết cũng đề cập đến lịch sử triết học phương Tây giai đoạn này, song tất cả chúng đều gặp nhau ở một điểm là bỏ qua chủ đề về nhân cách nhự nội dung quan trọng xuyên suốt lịch sử triết học phương Tây

2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài của đề tài

Trước hết, chúng ta cần khái quát tư liệu nước ngoài về nhdn hoc

cỗ đại như học thuyết có một nội dung chủ yếu là vấn dé về nhân cách

Trong số các công trình loại này, hợp tuyển “Con người Hy Lạp” (M.Pohlenz Der hellenische Mensch Gottingen, 1946) nỗi bật lên nhờ tính chất căn bản của mình Tác giả xem xét các van đề về nhân cách thông qua quan hệ qua lại giữa con người và tự nhiên, cá nhân và tự do,

v.v ở Hy Lạp cô Hàng loạt đề tài, trước hết là bản chất sáng tạo của con

Trang 8

triển khai trong các tác phẩm của G.Bornkamm (G.Bornkamm Studien zu Antike und Urchristentum Muchen, 1959) va cua R.Grabsch (R.Grabsch Identitat und Tod: Zum Verhaltnis von Mythos, Rationalitat und Philosophie Frankfurt a/M; N.Y., 1982) Các tác phẩm này mang tính chất lịch sử, chúng có định hướng phân tích lịch sử văn hóa tỉnh thần cô đại Cội nguồn của những tìm tòi nhân học trong lĩnh vực này bắt nguồn từ J.Burckardt là tác giá của bốn tập nỗi tiếng Lịch sử văn hóa Hy Lap (J.Burckhardt Griechische Kulturgeschichte Zw Autl Bd 1-4 Berlin; Stuttgart, 1898)

Các giai đoạn sơ kỳ của nhân học Hy Lạp được khảo cứu trong hàng loạt tác phẩm của các học giả người Pháp, đặc trưng cho những tác phẩm này là việc hợp nhất nhân học với thần thuật (théurgie) Nổi bật về phương điện ấy là tác phẩm “Tư tưởng Hy Lạp về con người và thân linh” (J.Pepin Idees grecques sur homme et sur Dieu Paris, 1971) cua

J.Pepin, trong do 6ng vach ré tinh chất nhân hoc của thần thuật cô đại Tác phẩm “Nhân học Hy Lạp Cô đại” (L.Gernet Anthropologie de la

Grèce antique Paris, 1968) của L.Gernet được dành cho việc phân tích các vấn đề của nhân học cô đại, đặc biệt là nhân học Orphisme Cũng có

thể coi một số tác phẩm của M.Detienne thuộc về lĩnh vực nghiên cứu

này (M.Detienne La notion de “daimon” dans le Pythagorisme ancien De la pensee religeeuse a la pensee philosophique Paris, 1963)

Trong hợp tuyển “Con người Cổ đại và cấu trúc của thế giới nội tâm từ Homère đến Socrates” là tác phẩm chủ yếu mang sắc thái nghiên

cứu văn học, R.Schaerer đã tái tạo cấu trúc đời song tỉnh thần của con

Trang 9

Hệ đề tài lịch sử tâm lý học và lịch sử nhân học được nghiên cứu tỉ

mỉ trong tài liệu viết băng tiếng Anh Trước hết cần phải kê đến các tác phâm “Quỳ dưới chân thần linh” của R.B.Onians, trong đó tác giả đề cập đến quan niệm châu Âu về tâm thân (R.B.Onians The Origins of

Europen Thoght about the Body, the Soul, the World, Time and Fate

Cambridge, 1954), tác phẩm “Người Hy Lạp và cái phi duy lý” của E.R.Dodds phân tích vấn đề ý chí trong thế giới cổ đại (E.R.Dodds The Ancient Concept of Progress and Other Essays on Greek Literature and Belief Oxford, 1973) Cac quan điểm của người Hy Lạp về than linh, con người và nhà nước được nghiên cứu trong hợp tuyển chủ yếu mang tính

chất lịch sử của Freeman (K.Freeman God, Man and State: Greek

concepts London, 1952) Sự quan tâm đến nhân học cổ đại giai đoạn tiền triết học và triết học sơ kỳ thể hiện rõ trong các tác phẩm của M.Hadas (M.Hadas Humanism The Greek Ideal and its Survival N.Y., 1960) va N.Baker (N.Baker The Image of Man A Study of the Ideal of Human Dignity in Classical Antiquity the Middle Ages and the Renaissance N.Y., 1961

Nhìn chung, các tư tưởng về nhân cách ở giai đoạn tiền triết học và triết học sơ kỳ trong tài liệu nêu trên được phân tích vì chúng nắm bắt các

hiện tượng lịch sử, văn hóa và văn học trong toàn bộ đời sống tỉnh thần

Hy Lạp cổ đại Vì các văn bản triết học không phải lả tư liệu chủ yếu để phân tích, nên chúng không quyết định tính chất của công trình nghiên

cứu được tiên hành Nói cách khác, tài liệu nêu trên (danh mục còn chưa

đầy đủ) không mang tính chất lịch sử triết học theo đúng nghĩa của từ

này, thậm chí cả khi các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích học thuyết

cua Thales, Anaximandre, Pythagoras hay Heraclites

Trang 10

nhân mạnh ý nghĩa của nó đối với các giai đoạn muộn hơn, điều này thể hiện rõ qua lời kêu gọi “Quay lại với các nhà tiền Socrates” (K.Popper), qua số lượng tài liệu triết học ngày một tăng về vấn đề này Hàng loạt tác phẩm đề cập tới hệ vấn đề nhân học của các nhà triết học tiền Socrates Song, vì các khuynh hướng triết học khác nhau cùng phân tích một số văn bản triết học, nên chúng ta có thế tái tạo bức tranh nghiên cứu chung về

triết học tiền Socrates

Hiện nay không có nhiều tác phẩm nghiên cứu lịch sử triết học mang tính chất khái quát Công trình nghiên cứu gồm 6 tập về triết học Hy Lạp của nhà Hy Lạp học người Anh W.K.C.Guthrie, trong đó 2 tập đầu đề cập tới giai đoạn chúng ta đang quan tâm, thường được coi là tác phẩm cuối cùng thudc loai nay (W.K.C.Guthrie History of Greek Philosophy Cambridgie, 1961, vol 1-6) Những công trình nghiên cứu cua W.Burkert cho thấy cần phải đi vào các miền sâu lịch sử văn hóa, tôn

giáo, dân tộc hoc dé lam sáng tỏ chủ dé về nhân cách (W.Burkert

Wetsheit und W1ssenschaft Studien zu Pythagoras, Philolaos und Platon Nurnberg, 1962)

Một điều khá phổ biến là các nhà nghiên cứu triết hoc tién Socrates thường đặt ra cho mình nhiệm vụ bình luận những trích đoạn, những bản dịch Nổi bật ở đây là các tác phẩm của G.S.Kirk và J.E.Raven Xem: G.S.Kirk, J.E.Raven The Presocratic Philosophers Cambridge, 1971 Xét về phương diện vấn đề, nghiên cứu mang tính khái quát hiện nay rất dễ bị phê phán Không phải ngẫu nhiên mà O.Gigon, nhà nghiên cứu nỗi tiếng về triết học Hy Lạp sơ kỳ, đã chuyển trọng tâm sang các vẫn đề cơ

bản của triết học Cổ đại trong các tác phẩm cuỗi cùng của mình Xem:

O.Gigon Der Ursprung der griechischen Philosophie Basel; Stuttgart, 1968

Trang 11

des Geistes Hamburg, 1955) Do là van dé ly luan 6 Hy Lap Cé, 1a vai

trò của phương pháp so sánh trong bước chuyên từ thần thoại sang thân ngôn, v.v Đặc điểm của những công trình nghiên cứu này là việc phân tích một số lượng lớn tư liệu ngôn ngữ học, cụ thể là phân tích kỹ vẫn đề về nhân cách con người dựa trên các sử thi của Homère và Hesiode, sử dụng nó để nghiên cứu các nhà triết học tiền Socrates, điều này cho phép loại bỏ hỗ ngăn cắt giữa các chủ đề nhân học của tiền triết học với nội dung của các học thuyết triết học Hy Lạp sơ kỳ có trong nhiều công trình

nghiên cứu N.Frankel luận chiến với B.Snell về hàng loạt van đề

(H.Frankel Wege und Formen fủhgiechischen Denkens Munchen, 1960) Ông cũng có một cái nhìn sâu sắc về sự nghiệp sáng tạo của Homère, mặc dù ông có một quan điểm khác về van đề cơn người, nhân cách ở Homère, về vẫn đề công bằng trong tư duy Hy Lạp sơ kỳ, v.v

W.Schadewaldt đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ nhằm khôi phục hệ thống khái niệm của triết học tiền Socrates nhờ xem

xét những vẫn đề có liên quan tới nhân cách con người, tri thức, sự thông

thái, đức hạnh, v.v Khám phá thế giới của các nhà triết học tiền Socrates, Schadewaldt công khai bác bỏ quan niệm về các nhà triết học Hy Lạp sơ kỳ như các nhà triết học tiền Socrates mà, khác với Socrates, không quan tâm đến cuộc sống thế tục của con người (W.Schadewaldt Die Anfange der Philosophie bei den Griechen: Die Vorsokratiker und

ihre Voraussetzungen Frankfurt a/M., 1978)

Trang 12

Việc chọn lọc tư liệu theo các dé mục “physis và psyche” (thê chất

và tâm thần), “kosmos và dike” (vũ trụ và số phận), v.v cho phép làm

sáng tỏ nội dung nhân học của hệ biểu tượng vũ trụ cô đại và vạch ra

những nguyên tắc hình thành vũ trụ Sự phân tích này về hệ biểu tượng

hình thành nên vũ trụ là điểm phân biệt tác phẩm nêu trên với công trình nghiên cứu “Con người và vũ trụ trong các quan niệm Hy Lạp sơ kỳ” (W.Kranz Kosmos und Mensch in der Vorstellung fruhen Griechentums (Nachrichten von der Gesellschaft der Wissenschaft zu Gottingen), 1938) cua W.Kranz, công trình nghiên cứu này được tiễn hành nhờ phân tích y học và địa lý học cỗ đại khi có so sánh chúng với các quan điểm triết học

về vũ trụ

Một trong những tác phẩm mang tính chất cách tân trong lĩnh vực

nghiên cứu lịch sử triết học tiền Socrates là tác phẩm đề cập tới luật tự

nhiên và những luật lệ của con người trong triết học Hy Lạp tiền Socrates của nhà nghiên cứu người Ba Lan Ja.Gaida (Ja.Gaida Prawo natury 1 umova spoleszna w filosozofii przedsokratejskiej Wraclaw, 1986) Tac phẩm này khác với tác phẩm có cùng chủ đề của F.Heinimamn ở tính chất triết học thể hiện rõ trong việc đặt van đề, trong khi đó thì F.Heinimann lại tiễn hành phân tích lịch sử triết học một cách toàn diện

Dấu sao thì trong các tác phâm của mình, K.P.Michaelides và Ja.Gaida vẫn không xem xét lại một cách căn bản truyền thông nghiên

cứu lịch sử triết học đang tồn tại trong van đề về triết học tiền Socrates

Họ và những tác giả có cùng quan điểm không ý thức được đầy đủ nguyên cớ bắt buộc các nhà triết học thuộc các trường phái triết học khác nhau ủng hộ khẩu hiệu “Quay lại với các nhà triết hoc tién Socrates” Thực ra, Gaida cũng đã chỉ ra cách tiếp cận phiến diện của các nhà

nghiên cứu lịch sử triết học tién Socrates như triết học tự nhiên, hoặc như

thần học duy lý Song, tiếc thay là luận chứng đầy đủ nhất cho giá trị

Trang 13

phẩm của các nhà triết học chuyên nghiệp! Luận chứng cho định hướng

nhân học của triét hoc tién Socrates, W.Schadewaldt coi M.Heidegger 1a

người đầu tiên phát hiện ra quan điểm như vậy

Theo Heidegger, lịch sử siêu hình học phương Tây được thời cỗ

đại khởi khướng là lịch sử đại bi kịch của tồn tại Chân lý của tồn tại do các nhà triết hoc tién Socrates kham phá ra, trong khi đó thì toàn bộ siêu

hình học phương Tây, bắt đầu từ Platon, là “sự lãng quên tôn tại” Chính các nhà triết học tiền Socrates đã nói bằng ngôn ngữ của tôn tại, đã nắm bắt được chân lý phi phán tư về tồn tại nhờ “lắng nghe” tiếng nói của tự nhiên (physis) Chính quan điểm về physis của các nhà triết học tiền Socrates cho phép “nhớ lại” tồn tại, đảm bảo sự hiện diện của tồn tại

trong tương tác với các vat Logic học, nhận thức luận là sự khởi đầu lãng

quên tôn tại, vì chúng đoạn tuyệt với nội dung nhân học khởi thuỷ này của physis Song, dẫu sao cũng không phải Heidegger là người đầu tiên

khám phá ra nội dung nhân học của triết học tiền Socrates, vì nó đã hiện

điện trong các quan điểm cô đại học mang tính cô điển ở thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Do vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu các quan điểm cô đại học thế kỷ XIX - nửa đầu thế ký XX thông qua một số đại diện tiêu biểu của chúng |

Eduard Zeller là một trong những người đầu tiên tạo ra truyền

thông xem xét triết học cỗ đại ở giai đoạn sơ kỳ của nó như triết học tự

nhiên thuần tuý (lý giải nhân quá về tự nhiên, chống lại các tư biện thần thoại và dựa vào sự tìm kiếm bản nguyên đầu tiên của thế giới (arche) bằng suy lý) Trong tác phẩm nỗi tiếng “Triết học Hy Lạp và sự phát triển lịch sử của nó” (E.Zeller Die Philosophie der Griechen in ihrer

geschichtlichen Enwicklung Leipzig, 1923), chi ra các cội nguồn tội tai

Trang 14

cực trong việc hình thành triết học, vì ông coi nó là những bước đi đầu tiên của tư duy khái quát và lý giải nhân qua

Eduard Zeller hiểu nhân học, cũng như thần học là những tư biện Orphisme và hoàn toàn phủ nhận ý nghĩa của chúng trong việc hình thành nhận thức duy lý về thế giới Theo E.Zeller, những phản tư đạo đức học không được nâng lên tới trình độ nghiên cứu chung về bản chất của sinh

hoạt đạo đức và, do vậy, không được phép tính đến khi xem xét cội

nguồn của triết học

Tác phẩm của E.Zeller mang tính cỗ điển xét về phương điện nắm

bắt đầy đủ tư liệu Chính phương diện này được giới nghiên cứu lịch sử

triết học Hy La cỗ đại hiện nay quan tâm E.Zeller phác họa và phân tích ti mỉ tất cá mọi đối tượng có liên quan với vấn đề về cội nguồn của triết học Người ta phải đề cập tới chúng khi khảo cứu các cội nguôn nội tại của triết học Hy Lạp (ông kiên quyết phủ nhận khả năng ảnh hưởng của phương Đông đến triết học Hy Lạp) Ông coi các cội nguồn như vậy là:

tôn giáo, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt đạo đức của người Hy Lạp, các vũ trụ luận cổ, các phản tư đạo đức học Tất nhiên, không nên xem các cội

nguồn ây là có giá trị như nhau (ở Zeller cũng như vậy)

Vấn đề quan trọng nhất là vấn đề về tôn giáo (Zeller trước hết

muôn nói tới đa thần giáo và phiếm thần luận của người Hy Lạp) như cội _ nguồn của triết học Zeller đánh giá tôn giáo Hy Lạp là tôn giáo tự nhiên Mặc dù ông không sử dụng thuật ngữ “phiếm thần luận” (pantheisme), song, về thực chất, ông đã đề cập đến hiện tượng này: thần linh (vô số thần linh) do tự nhiên quy định, có chung bản chất với cái hữu hạn (Sđd., tr 56) Điều quan trọng là khi được đồng nhất với những hiện tượng tự nhiên, cdc than linh thể hiện là các lý tưởng về đặc điểm và nhân cách của con người Các thân linh không đàn áp con người, con người giỡ lại quan

hệ tự do với các thần linh của mình Toàn bộ tôn giáo Hy Lạp có cái nhìn

Trang 15

(Sđd., tr 57) Các đặc điểm của tôn giáo Hy Lạp có ảnh hưởng đến tính chất của triết học Hy Lạp, tôn giáo của họ là tôn giáo tự nhiên, nên bản

thân triết học sơ kỳ của họ cũng là triết học tự nhiên

Nhưng còn có những mỗi liên hệ căn bản hơn giữa tôn giáo và triết

học Tôn giáo thường nhắc nhở rằng, mọi thứ diễn ra trong thế giới đều

phụ thuộc vào các lực lượng bí ân, là bất khả tri đối với trực giác cảm

tính Cai quản vạn vật, bản thân các thần linh cũng phục tùng thân Zeus và Số phận: “Mối liên hệ của vũ trụ thê hiện ra như vậy, mọi hiện tượng đều phục tùng cùng một số nguyên nhân” (Sđd., tr 56) Với nghĩa đó, “bản thân các quan niệm tôn giáo đã ân chứa mầm mỗng của các khái

niệm nhân học thuần túy sau này” (Sđd., tr 56)

Song, dấu sao Zeller vẫn coi đặc điểm quan trọng nhất của tôn giáo Hy Lạp là “tự do được nó dành cho phát triển của tư duy triết học ngay từ ban đầu” (Sđd., tr 55) “Sự lệ thuộc của triết học vào tôn giáo không lớn tới mức không cho phép khoa học phát triển tự do hay hạn chế nó” (Sđd., tr 59) Người Hy Lạp không có đẳng cấp tư tế có đặc quyền đặc lợi và, do vậy, không có phân cấp và hệ giáo lý tôn giáo Tôn giáo Hy Lạp không được hệ thống hóa về mặt lý luận và đã xuất hiện dựa trên quyên tự do thỏa thuận về đối tượng của niềm tin Ở Hy Lạp không có giáo thuyết chung, mà chỉ có thần thoại theo đúng nghĩa của từ này (Sđd., tr 60) Nếu không có thái độ tự do như vậy đối với tôn giáo, thì không phải nhân học, mà những tư biện tôn giáo đã được người Hy Lạp phát triển (giống như ở phương Đông)

Trang 16

chừng mực ấy Nghiên cứu các con đường của sự thông thái ấy được thực hiện nhờ khám phá ra các quy luật của thế giới Mặc dù nhân học đã đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyên hóa ay ” (Sdd., tr 56)

Zeller thừa nhận sự hiện diện những môi liên hệ gần gũi giữa nhân học và tôn giáo Hy Lạp, nhưng điều đó không có nghĩa là nhân học ra đời

ở trong lòng tôn giáo Sự ra đời của nhân học là một quá trình độc lap, chi

phối sự phát triển của các quan niệm tôn giáo Điều này thể hiện rõ ở quan niệm của Zeller về quan hệ giữa các nghỉ lễ bí truyền của tôn giáo (cụ thể là của Orphisme) với triết học Ông cho rằng, sự phát triển của học thuyết Orphisme diễn ra song song với sự phát triển của triết học

Còn đối với sự ảnh hưởng của Orphisme đến nhân học, thì điều ngược lại mới là xác thực hơn Chỉ có học thuyết về luân hồi của linh hồn đã có ảnh hưởng đến các học thuyết nhân học riêng biệt, cụ thể là của Pythagoras và

Heraclitus Nhưng, nhìn chung, theo Zeller, tôn giáo (kế cả các tín

ngưỡng dân gian mà triết học chống lại, lẫn các nghi lễ thần bí) là xa lạ đối với nhân học và không thể có quan hệ mật thiết với nhân học

Vấn đề về thơ ca và về vũ trụ luận như các cội nguồn của triết học

cho phép làm sáng tỏ nhiều điều Các nhà thơ và các nhà nghệ thuật là

thày giáo của người Hy Lạp Thơ ca có tác động mang tính chất xây dựng

và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của triết học “Khi nhãn quan nghệ thuật

nhận thây các quy luật chung ở trong những hiện tượng riêng lẻ và biến

cái cảm tính được thành biểu tượng về cái tỉnh thần, thì chỉ còn một bước

nữa là nó đưa đến chỗ tư duy khoa học phân tích những cái được tập hợp lại” (Sđd., tr 92) Cố găng điển hình hóa, thơ ca nhận thấy cái chung là cái hiển nhiên, khoa học nghiên cứu các khái nệm và các quy luật chung nhờ so sánh chúng với những hiện tượng riêng lẻ

Trang 17

những liên hệ tưởng tượng và những kết cầu nhân tạo Các cội nguồn của triết học cỗ được xem xét trên phương diện ý nghĩa của chúng đối với việc hình thành tư duy khái quát, tức là tư duy quy cái riêng về cái chung, tìm kiếm các nguyên nhân tự nhiên của vật Tư duy khái quát, các mam

mống của nó bộc lộ ra trong thơ ca, do vậy, vai trò của thơ ca trong việc

hình thành triết học được đánh gia mot cach tích cực Trí tưởng tượng - thông trị trong các vũ trụ luận, do vậy, nó không thê có ánh hưởng đến triết học Tôn giáo Hy Lap Cổ không cản trở phát triển tự do của tư duy khoa học, đây chính là vai trò tích cực và đặc điểm của nó

Chúng ta xem xét cội nguồn thứ hai của triết học Hy Lạp Cổ - tự đo và trật tự của đời sống nhà nước Hy Lạp Đây là khâu trung tâm trong

quan điểm của Zeller, nó dường như đóng vai trò là chỗ dựa cho quan

niệm của ông về triết học Hy Lạp Zeller phân tích cội nguồn này sau khi xem xét tôn giáo Hy Lạp, lý giải tính lý tưởng và tính thâm mỹ của nó là phù hợp với tự do và vẻ đẹp của đời sống Hy Lạp (Sđd., tr 88) Theo

Zeller, đặc trưng cho người Hy Lạp là cảm giác mạnh về tự do, là quan

niệm sâu sắc về độ và các hình thức của trật tự Ông đặc biệt nhân mạnh

những ưu thế của chế độ nhà nước Hy Lạp là chế độ cho phép kết hợp cảm giác về tự do với việc phục tùng xã hội, định hướng mỗi người vào

việc báo vệ địa vị xã hội của mình, vào việc tuân thủ những nghĩa vụ

công dân và phục tùng pháp luật “Tự do và tính chặt chẽ của tư duy là hệ quả tự nhiên của cuộc sông tự do và có pháp luật” (Sđd., tr 91)

Trang 18

phát triển trong tôn giáo, thơ ca, vũ trụ luận, nhưng bản thần triết học đã hình thành như tư duy tự do, hoặc là một cách song hành với các quá trình ay, hoặc là có ảnh hưởng đặc biệt đến chúng Do vậy, thực chất của

vẫn đề chỉ là ở chỗ tư duy tự do này (khác với Hegel, Zeller không hàm ý nói đến lịch sử triết học như hệ thống các khái niệm, mà hàm ý nói đến sự

phân bô của các hệ thống triết học riêng biệt — sản phẩm hoạt động tự do

của những cá nhân riêng biệt định hướng vào chỉnh thể - trong thời gian) Và, vẫn đề ở đây không những là cảm giác về hình thức vốn có của người

Hy Lạp mà còn là ở chỗ, với tri thức khá nghèo nàn về các đối tượng của

thê giới ngoại tâm, người Hy Lạp buộc phải nói đến chỉnh thể Như vậy, triết học là một phương pháp khoa học thuần tuý (Sđd., tr 172), là trí tuệ khoa học cá biệt, ngay từ đầu đã phát triển như nhận thức về chỉnh thê, là

việc tìm kiễm các nguyên nhân chung, là việc quy những hiện tượng về

các cơ sở tôi hậu của chúng

Việc quan tâm đến cội nguồn quan trọng đối với chúng ta — phản tư đạo đức, thần học và nhân học — cũng không làm thay đổi nhận thức về lập trường của Zeller Ông phân tích hàng loạt phản tư đạo đức của

Homère, của Hesiode, của các nhà thơ thế ky VII tr cn va di đến kết luận rằng, họ chỉ có những luận điểm riêng biệt về các giả trị đạo đức Toàn bộ đời sống xã hội được trực giác như là cái chung và lặp đi lặp lại một cách

có điều tiết Nhiệm vụ của phản tư về đời sống thường nhật là xác lập các quy tắc và các lời khuyên thực tiễn dành cho những trường hợp riêng biệt trong cuộc sống Zeller lưu ý răng, phản tư đạo đức xuất phát từ các nhu cầu thực tiến của cuộc sống con người, chứ không phải từ các nhu cầu

khoa học, các quy tắc sinh hoạt riêng biệt không được luận chứng nhờ

nghiên cứu bản chất của sinh hoạt đạo đức (Sđd., tr 151) Zeller là một

Trang 19

sắc thái nhân hình và xã hội hình của triết học Hy Lạp Cổ là một thành tổ

của thân thoại

TẤt nhiên, Zeller tuyên bố sức mạnh và bản chất cao cả của lý tính

khoa học, và cho dù chúng ta không phát hiện ra các khái quát khoa học

phong phú ở đây, song bán chất cao cả của khoa học thể hiện ở phương pháp, định hướng của nó vào những vẫn đề căn bản về các nguyên nhân và Các CƠ SỞ tôi hậu của mọi hiện tượng Bối cảnh ở đây cho thay khoa học vẫn còn nằm trong trạng thái mầm mỗng Các kết luận như vậy sinh ra từ đâu? Zeller phác họa bức tranh lý tưởng về dân Hy Lạp mà, theo ông, hợp nhất ở trong mình một cách hiểm thấy giữa cái tự nhiên và cái tỉnh thần, đạo đức cao cả và những năng lực bâm sinh phong phú

Sau đó, các nhà nghiên cứu (J.Burckhardt là một trong những người đầu tiên) chỉ ra rằng, người Hy Lạp thường có thiên hướng tàn bạo vô độ và đánh giá thái quá về phẩm giá của mình Thế giới quan duy lý không phải là duy nhất, các tầng lớp riêng biệt định hướng vào thế giới

quan thần bí — tôn giáo Nhưng, điểm đặc trưng cho Zeller là quan niệm

nhân văn mới chủ nghĩa về thế giới cổ duoc Schiller, Lessing va Winckelmann tan thành Cơ sở của nó là nhận thức về thời cỗ đại như là lý tưởng nhân cách của loài người, như là cái nôi của khoa học và của triết học Winckelmann và các nhà Khai sáng Đức có ảnh hưởng đặc biệt

đến việc hình thành nhận thức như vậy, họ nhân mạnh những thành tựu và những ưu thế của người Hy Lạp cổ đối với các dân tộc khác, tách biệt phong cách tư duy của họ ra từ tự do vốn có của họ Nghệ thuật, khoa học, giáo dục — các phương diện của tư duy tự do — là những cái quyết

Trang 20

Việc tìm kiếm “thực thể” phản ánh khát vọng chung của người Hy

Lạp tìm ra sự bất biến và ỗn định ở trong những hiện tượng thường biến không những trong tự nhiên, mà cả trong đời sống xã hội, tuy nhiên, điều này không đưa sự quan tâm đến physis ra khỏi khuôn khô nghiên cứu về tự nhiên Vấn đề là ở chỗ, khác với các dân tộc phương Đông, theo Burnet, người Hy Lạp cổ hoài nghỉ các chuẩn tắc sinh hoạt truyền thống, nhưng không làm được điều đó cho tới khi chưa loại bỏ được các quan - niệm nguyên thuỷ về tự nhiên Do vậy, các nhà triết học cỗ chủ yếu tiễn hành tư biện về thế giới bao quanh

Lần đầu tiên kế từ khi các quan niệm về thế giới và các quy tắc sinh hoạt cỗ liên hệ qua lại với nhau, người Hy Lạp bắt đầu có nhu cầu mà triết học tự nhiên và đạo đức học cố gắng đáp ứng (J.Burnet Early

Greek Philosophy London, 1920) Tuy nhiên, thừa nhận sự hiện diện đạo

đức học cổ ở người Hy Lạp, Burnet lại không cho rằng, các kết câu duy lý về thế giới có liên hệ với nó; sống trong lĩnh vực đời sống xã hội do luật pháp điều tiết, người Hy Lạp cố gắng tìm ra sự bất biến, trật tự và tính hợp quy luật cả trong tự nhiên Mặc dù tự nhiên khi đó được nêu đặc trưng nhờ hệ thuật ngữ xã hội, song nội dung tương ứng không ấn chứa trong nó, vì việc gán ghép các đặc điểm của thần linh cho thực thể đầu tiên cũng hoàn toàn không có nội dung tôn giáo

Động cơ trong quan điểm của Burnet là nhân mạnh rằng, tư duy khoa học là tư duy theo phương pháp của người Hy Lạp Người Hy Lạp

đã sáng tạo ra khoa học Còn với khoa học phương Đông, thì nó là tô hợp

những quy tắc kinh nghiệm chế định hoạt động thực tiễn Chỉ có người

Hy Lạp mới nâng nhận thức lên thành mục đích tự thân, không hướng

vào ứng dụng thực tiễn Luận điểm này sau đó được thường xuyên nhắc

lại Nó có ý nghĩa mang tính quyết định đối với quan điểm của Burnet

Chính việc tách rời khỏi các nhu câu thực tiễn đánh dấu một bước ngoặt

Trang 21

Lạp đã thực hiện Các tiền đề và các điều kiện xuất hiện của triết học Hy

Lạp cấu thành bộ khung của cuộc cách mạng này -

Burnet lại chỉ ra một số cội nguồn lịch sử của triết học Hy Lạp

Ông quay lại với Homère và nhận thấy bước chuyển đến khoa học tự do ở

Homère Quan điểm truyền thống trong thi ca đã phá sản Các thần linh được nhân hóa, những tàn dư của các tín ngưỡng nguyên thuỷ biến mất, các quan niệm truyền thống về thế giới đã được chỉnh lý, mặc dù những thành tô riêng biệt của chúng vẫn được giữ lại trong xã hội Homère mô tả Thế giới của Hesiode là thế giới khác Truyện kể về các thần linh không những mang sắc thái phi duy lý, mà còn mang sắc thái duy lý (có khách thể duy lý của mình —- những hiện tượng tự nhiên với tư cách cái thực tồn) Hesiode bắt bản thân các nữ thân thi ca phải phân biệt giữa thật

và giả Bản thân ông cũng có kỳ vọng đạt tới trị thức chân thực về các

thần linh (tất nhiên là ông xuất phát từ các quan niệm về thân linh đã được nhân hóa) Những nhận xét nêu trên chỉ cụ thể hóa vấn đề khước từ

các quan niệm truyền thống về thế giới, chứ không phải vẫn đề hình

thành nội dung (với nghĩa đó là cội nguồn) của triết học sơ kỳ

Các quan điểm của Burnet được hàng loạt nhà nghiên cứu hiện đại phát triển Dễ đàng phát hiện ra chúng qua việc mô tả rõ về triết học Hy Lạp trong cuỗn sách của nhà khoa học người Hy Lạp là Satsos

Khác với Burnet như một người coi hệ thuật ngữ mang sắc thái xã hội hình của triết học tự nhiên cơ đại là hồn tồn khơng đáng quan tâm,

F.Cornford lại coi việc sử dụng rộng rãi chúng là một van dé nghiém tuc:

“Như vậy là đã xuất hiện thái độ tin tưởng răng, tự nhiên có đạo lý, tức

Trang 22

hồn Quan điểm về trật tự có điều tiết ở trong tự nhiên thể hiện trong triết

học tự nhiên như là luận chứng cho số phận, công bằng hay luật pháp mà, theo Cornford, bắt nguồn từ các quan niệm tôn giáo về sự phân chia các lĩnh vực vũ trụ giữa các thần linh, về tính chất xác đáng của sự phân chia như vậy và, xét đến cùng, nó bắt nguồn từ các quan niệm duy tập thê

phan anh co cấu của bộ lạc

Theo Cornford, trí tuệ cá nhân không thể đưa nội dung riêng của mình vào triết học Loại bỏ sắc thái tỉnh tế của thần thoại Olympos, nó chỉ thâm nhập một cách vững chắc hơn vào các miễn sâu của ý thức tôn giáo Các quan sát về thế giới ngoại tâm không thể, chứ không phải có thể

dẫn đến sự ra đời của triết học, như Burnet ngây thơ quan niệm Tại sao

các quan sát ấy lại không bắt đầu từ tự quan sát mà, theo Cornford, mang tính tự nhiên và đơn giản hơn? Trong khi đó, nhà thơ tôn giáo đầu tiên ở Hy Lạp là Hesiode lại tin tưởng có liên hệ thiện cảm giữa lỗi ứng xử của con người và đời sống của tự nhiên Còn với các nhà triết học đầu tiên của trường phái Mile, Cornford viết: “đối tượng nghiên cứu chủ yếu của

tất cả họ không phải là con người và không phải là xã hội người, mà là tự

nhiên (physis)” Sđd., tr 46

Như vậy, nếu triết học là kiến tạo duy lý về thế giới, được xây

dựng dựa trên những quan sát về thế giới ngoại tâm (Burnet), thì nó không bao hàm những suy luận về con người Nếu triết học bao hàm tư tưởng về con người, thì nó bắt nguồn tir té hop những quan niệm có nội dung tôn giáo (Cornford) W.Nestle khắc phục được mâu thuẫn đó ở một chừng mực nhất định Khác với Burnet và Cornford, ông không đem thần thoại và thần ngôn đối lập với nhau, mà cô gắng hợp nhất chúng nhờ lý giải chúng như là các thành tô độc lập như nhau của tư duy con người Thân thoại, cũng như thân ngôn ra đời trong nó, là hai cực, và tư duy con người phát triển ở bên trong đó Tương ứng, Nestle phát hiện ra các thành

Trang 23

thần thoại, ở trong ý thức đạo đức, mặc dù thần ngôn phục vụ thần thoại ở thang bậc tiền triết học, song sự ra đời của triết học vẫn là sự khu biệt giữa chúng như giữa các trào lưu độc lập và bắt thần thoại phục vụ thần

ngôn Triết học Ionia đã thể hiện là nhận thức duy lý về thế giới, về tự nhiên và cuộc sống con người (W.Nestle Vom Mythos zum Logos

Stuttgart, 1940) | |

Đồng thời, vì Nestle xem xét triết học cùng với phát triển của thơ trữ tình, kịch, ý thức pháp luật và ý thức đạo đức, nên ông không thể bỏ qua vấn đề thay thế thế giới quan thần thoại — tôn giáo bằng thế giới quan duy lý và lý giải nó là “khủng hoảng tôn giáo ở thé ky VII tr cn.” Nestle xem xét tỉ mỉ và chăm chú công cuộc di dân, đấu tranh chính trị dẫn tới thắng lợi của nền dân chủ đối với chế độ quý tộc và hình thành nhà nước thành bang, hải thương và ngân hàng, việc biến tiền thành thước đo giá trị con người và đầu tranh giữa các nhón chính trị của người Hy Lạp

Như vậy, con người đã xuất hiện trong bức tranh được Nestle phác

họa: những điều kiện xã hội của nhà nước thành bang trở thành cơ sở cho

phát triển của những cá nhân nổi trội, chứng tỏ được ưu thế về tỉnh thần

của mình Trọng tâm của những ganh đua chuyên từ lĩnh vực thể chất vào

lĩnh vực tinh thần Cảm nhận mãnh liệt hơn về cuộc sống, cá nhân tự do

và đồng thời nhụ câu về kỷ cương đạo đức đã góp phần duy trì thái độ bất mãn với tôn giáo Olypos truyền thống Nestle rút ra kết luận rằng, các hình thức mới của nghi lễ tôn giáo — nghỉ lễ thần bí Dyonis và Eleusinia —

cần phải thay thế cho nó Bên cạnh đó, việc dựa vào lý tính, trí thức và sự

thông thái đã làm xuất hiện tư duy duy lý về thế giới, tức là triết học Nhưng, con người không nằm trong đối tượng của triết học đang ra đời, đối tượng của nó vẫn là tự nhiên (physis), mặc dù vật lý học bao hàm

không những nghiên cứu kinh nghiệm mà cả những tư biện siêu hình học

Trang 24

giải bởi thực tế là thần học vẫn giữ nguyên tư cách một bộ phận nội tại

bắt buộc của nó

Quan điểm của nhà nghiên cứu người Đức K.Joel có một ý nghĩa đặc biệt Tác phẩm “Triết học tự nhiên bắt nguồn từ tinh thần thân bí” của

ông bao hàm rất nhiều suy ngẫm nhân học Việc tách biệt triết học tự

nhiên ra khỏi những quan sát về tự nhiên được Joel đánh giá là giải pháp đơn giản nhất, nhưng cũng vô căn cứ nhất cho vấn đề: tại sao nhiều dân

tộc cũng trực giác tự nhiên, nhưng lại không có được triết học tự nhiên?

(K.Joel Der Ursprung der Naturphilosophie aus dem Geiste der Mystik Jena, 1926, tr 4-5) Joel cũng không thừa nhận đặc thù của tôn giao cố đại như tự nhiên luận (naturologie), - luận điểm cho phép lý giải cội

nguồn của triết học tự nhiên Hy Lạp Theo ơng, hồn tồn có thể gọi tôn

giáo Hy Lạp là tôn giáo phản tư biện Nhưng, luận chứng cho liên mính giữa thần bí và triết học tự nhiên, Joel chủ ý nói thêm rằng, vấn đề không đơn giản là thần bí hay tôn giáo, mà là tỉnh thần của thân bí

Lời nói thêm ấy có ý nghĩa mang tính nguyên tắc đối với nghiên cứu tiếp nhằm kiến tạo lôgíc và triển khai những luận điểm xuất phát nhờ

sử dụng tư liệu lịch sử triết học để luận chứng cho chúng Theo Joel, triết

học tự nhiên là kết quả của thần bí, là sản phẩm của ý thức thần bí, nhờ

tách biệt một số giai đoạn lịch sử toàn cầu trong triết học tự nhiên, ông đặc biệt quan tâm đến triết học tự nhiên tiền Socrates, chỉ ra sắc thái thần

bí cơ bản của thời đại ấy Phát triển tâm linh dẫn nhà thần bí đến với triết

học tự nhiên - đó là thâm nhập của tâm thần thần bí vào những miền sâu

Trang 25

càng xâm nhập sâu vào tâm thần của nhà thần bí nhiều hơn thì ông ta càng tiễn lại gần với tự nhiên hơn bay nhiêu nhờ trải nghiệm cảm giác về

than linh đã trở thành cái nội tại và cái phổ biến, lãng quên bản thân tâm

thần của mình và hợp nhất với tự nhiên

Phân tích của Joel dừng lại ở quá trình tâm linh, ở phát triển tâm linh của người sáng lập ra triết học tự nhiên Thần linh ở ông không thể hiện là người sáng tạo ra vũ trụ, vì chủ thé sang tao ra thé giới, tự nhiên tôn tại ở trong không gian những biểu tượng của mình Con người tham

gia vào việc phân tích quá trình kiến tạo vũ trụ, và vì con người không những hòa tan vào thần linh mà đồng thời còn hòa tan thần linh vào tự nhiên, nên con người bắt nguồn từ thế giới như một tiêu bộ phận của đại vũ trụ có thực thê tỉnh thần là thần linh với tư cách cái tuyệt đối tự nhiên

Như vậy, Joel nói đến các kết cấu triết học tự nhiên mà nguồn sốc được

thần bí đi liền với nó, hay nói đúng hơn, thể hiện là mặt thứ hai của nó

Khi đó bộ ba “tâm thần - thần linh — tự nhiên” thê hiện là cơ sở

quan trọng nhất Tinh thần thần bí tồn tại trong bộ ba ấy, việc dừng lại ở một thang bậc nào đó cũng có nghĩa là giết chết nó, do vậy Joel giải thích cụ thể răng, tự nhiên trong triết học tự nhiên sơ kỳ không những mang tính vật hoạt (đây không chỉ là chủ nghĩa vật hoạt (hylozoisme), mặc dù

thiếu sự sống thì không có tâm thần và tự nhiên, nhưng đây cũng không

phải là chủ nghĩa phiếm thần, mặc dù cái tuyệt đối thần thánh thâm nhập

vạn vật) Chính vì vậy mà triết học tiền Socrates không những là chủ nghĩa phiến thần mà còn là chủ nghĩa phiếm tại (panentheisme), là việc giữ lại sự thông nhất của thần linh trong tự nhiên và sự hợp nhất tự nhiên

bởi thần linh

Joel đưa ra hàng loạt đặc điểm nhân học của triết học tự nhiên tiền

Trang 26

cách trong triết lý của họ Nhưng, ông nhận thấy một điều quan trọng hơn

trong triết học tự nhiên của họ là đánh giá về tâm thần và về cuộc sống Và, điều quan trọng nhất là việc đề cao con người lên thành biéu tượng của thế giới, thành chìa khóa của vũ trụ Việc bộc lộ tự ý thức, cũng như

việc đề cao mọi cái tâm linh và sống động, việc đề cao con người thành biểu tượng của vũ trụ được Joel đánh giá như là sự nhân hóa thần bí và sự

tinh thần hóa tự nhiên

Xét về tính chất của mình, sự nhân hóa này là một hiện tượng

thuần tuý của thơ chữ tình Joel hợp nhất triết học tự nhiên với thơ chữ tình: cá tính được thức tỉnh trong cả hai trường hợp, nó không xa lạ với

biểu thị tình cảm Tất cả các nhà triết học sơ kỳ đều là các nhà thơ trữ

tình, nhưng cần nhận thấy sự khác biệt giữa quan điểm của Joel so với

quan điểm của Cornfbrd là người đã đặt ra vấn đề về nhà triết học như

người kế thừa nhà thơ - nhà tiên tri (phù thủy) Theo Joel, nhà triết học tự nhiên khước từ cái Ngã của mình và không hòa tan nó vào tính không nhận thức được của vũ trụ, biến nó thành chủ thể của cuộc chu du trên thượng giới và thành con mắt của các thiên thể Chủ thể và thế giới nội tâm của nó không phải là phương tiện mà là mục đích của triết học tự nhiên, trong đó cảm giác thần bí — thơ trữ tình tất yếu được khách quan hóa Xuất hiện trong sự hợp nhất của tâm thần với cuộc sống, cảm giác bất an trở thành biểu tượng mang tính có phê phán, “thơ trữ tình mang | tinh da kich 1a triét hoc dang sinh thanh” (Sdd., tr 32-33)

Trong khi đó, Joel tự tiện thu hẹp nội dung nhân học về cá nhân

nhờ quy nó một cách nhân tạo về tinh thần tôn giáo chủ quan: tính phổ

biến của tự nhiên được mặc khải cho con người ở trong thần linh biến

mặc khải ấy thành lễ hội Joel nhận thấy ngay Thales đã tìm kiêm cái tuyệt đối tôn giáo và điểm khởi đầu của thần bí tự nhiên (naturmystique) có ý thức Theo ông, các nhà triết học Iona không tìm kiếm vật chất vũ

Trang 27

linh Joel tìm kiếm những biêu hiện của chủ nghĩa phiếm tại của triết học tự nhiên Cổ ở trong những đặc trưng nêu trên, cỗ gắng chứng minh sự đồng nhất thần linh với nguyên lý vũ trụ vốn đặc trưng cho triết học ấy và

cố gắng đồng nhất hoàn toàn nó với Orphisme, trong đó thần linh xâm:

chiếm tất cả, tất cả đều bắt nguồn từ thần linh và thần linh là tất cả Joel tìm kiếm bằng chứng về tinh thần tôn giáo thần bí cả trong việc các nhà triết học Cô quay lại với tư tưởng về cảm hứng, trong việc thừa nhận cảm hứng đóng vai trò quyết định Theo ông, việc hợp nhất tâm thần với hai

lực lượng vô hạn — tự nhiên và thần linh - thể hiện rõ nhất trong hậu thé

luận, trong tư tưởng luân hồi vĩnh cửu của tự nhiên và qua đó là tư tưởng

về cuộc sống vĩnh hằng và sự luân hồi của linh hồn, khi mà những

chuyển hóa vĩnh cửu của linh hồn cho thấy không những sự suy đổi của nó xuông cấp độ động vật mà còn cả sự vươn lên của nó đến cấp độ thần linh, tức thần hóa và thần hình hóa con người

Joel lý giải nội dung nhân học của triết học tiền Socrates một cách

rộng hơn chút ít trong “Lịch sử triết học Cô đại” (K.Joel Geschichte der

antiken Philosophie Tubingen, 1961) Diéu dé cé nguyén nhân của mình

là khảo cứu lịch sử về tư liệu Tỉnh thần thần bi, tinh than thơ trữ tình và

tinh thần chuyên chế đã lên tiếng ở thời đại thần bí đen tối nhất thời Cổ đại Tinh thần thần bí không những thể hiện trên ba phương diện, mà còn

không đánh mắt sự thống nhất nhờ tiền bối chung ~ chủ nghĩa chủ quan thé ky VII tr cn “Than bi, tho trữ tình và nền chuyên chế là biểu hiện về các mặt tôn giáo, thơ ca và chính trị của chủ nghĩa cá nhân, của chủ nghĩa chủ quan Tắt cả chúng đều bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân thế kỷ VII tr cn., nhưng tất cả chúng cũng phát triển thành tỉnh thần chung của thế kỷ VỊ mà chúng chính là các đại diện cơ bản” (Sdd., tr 208)

Trang 28

lên tiếng trong thần bí, thơ trữ tình và nền chuyên chế ở thời kỳ điên TỔ, Ở miền Đông Hy Lap Tinh thần thần bí thê hiện rõ trong thần ngôn, tỉnh

thần thơ trữ tình (tinh thần trung dung và tinh thần chuyên chê), trong luật

pháp Nguyên nhân của tình trạng đó là “chủ nghĩa cá nhân bị biến chất của người Hy Lạp” mà, khi vấp phải thuyết phổ biến phương Đông, đã dẫn tới thần bí Nhưng vấn đề không chỉ có thần bí

Hy Lạp đã phát ra ánh sáng triết học của mình chính vào thời đại đen tối nhất của mình “Đúng là triết học Hy Lạp đã xuất hiện cùng với phát triển thịnh vượng của thân bí, thơ trữ tình và nên chuyên chế, lẽ nào nó thực sự không xuất hiện ở Hy Lạp vào những thời điểm không phải của người Hy Lạp?” (Sđd., tr.15L) Theo Joel, người Hy Lạp cần phải tạm thời giữ lại quan niệm rõ ràng của mình, loại bỏ tỉnh thần trung dung cá biệt của mình, làm cho đầu óc bị lú lẫn và choáng váng thông qua những thánh kịch của người Phrak1us

Cơ sở của cảm giác thần bí là ý thức cá nhân được mở rộng thành

cảm giác chung Cùng với việc khắc phục sử thi của Homère thì tất cả mọi thứ ít nhiều đều trở nên mang tính cá biệt: đây là bước chuyến từ truyền thống và tính độc lập sang cảm nghiệm và tư duy riêng của mình Nền chuyên chế là sự khải hoàn đích thực của chủ nghĩa cá nhân Nhưng, sự phục sinh tiếp theo của chủ nghĩa cá nhân lại diễn ra cùng với sự phát

triển thịnh vượng của chúng, tức cùng với sự đắm mình vào thần bí, sự đồng hóa thần ngôn Nhờ đó mà thần bí triển khai thành hoạt động trí tuệ

và qua đó thành triết học, chứ không phải thành tôn giáo như ở phương

Đông Tác động một cách tiêu cực đối với thời đại, với tư cách sự tương

Trang 29

Nhưng, Joel không đồng nhất thần bí, thơ trữ tình và nền chuyên

chế với triết học Thân bí, thơ trữ tình và nền chuyên chế cần phải sinh ra

tinh phổ biến, hơn nữa chính là tính phổ biến của cảm giác, phải đề cao

cái phổ biến và cái khách quan, nhưng lại lĩnh hội nó như tính toàn vẹn nội tâm của bản thân, như tính toàn vẹn của thế giới, của cuộc sống và của nhà nước tự thân chúng Diễn ra trong ý thức cá nhân, sự tỉnh thần

hóa, nhân hóa và với nghĩa đó là ý thức về thế | giới, về cuộc sống và về nhà nước trở thành bước chuyến bị để triết học ra đời, triết học chỉ lĩnh

hội cái đơn nhất trong cái đa dạng và cái đa dạng trong cái đơn nhất một

cách chặt chẽ hơn về mặt tinh thần (Sđd., tr 209-210)

Việc khước từ thần ngôn, việc thâm nhập vào thần bí cần phải thúc đây việc phục hoi thần ngôn như thế nào? Theo Joel, đây dường như là thang bậc sơ bộ cân thiết, thang bậc cá thể hóa, phát triển cảm giác cá

biệt Thần bí, thơ trữ tình và nền chuyên chế bắt nguồn từ tỉnh thần thực

dụng đang bùng phát, tự bộc lộ rõ và khắc phục bản thân nhờ tự duy lý hóa mình Nhưng, sa vào thần ngôn, chung bị tiêu vong Joel chỉ giả định sự hiện diện của nội dung nhân học trên con đường phát triển cảm giác cá biệt: trong những tư biện lý luận, những gia tăng của nhận thức về thế giới đồng thời cũng là sự nhân hóa viễn tưởng của nó Hơn nữa, Joel giả định răng, tiến trình thế giới căn cứ trên dike (công lý, sự thực, chính nghĩa) và nomos (luật pháp), thể hiện là thế giới cảm giác của con người Và, cả thơ trữ tình cũng để cao không những các thân linh mà cả con người, nhưng trên thực tế, trí tuệ càng trở thành kẻ kế thừa của cảm tính hơn bao nhiêu, thì nó càng được giải phóng khỏi nội dung nhân học hơn

bây nhiêu Sự trí tuệ hóa tâm thần con người đã kết thúc ở Athen, khát

Trang 30

W.Jaeger phê phán những kết luận của K.Joel một cách tỉnh tế và sáng suốt Vấn đề được bàn luận nhiều nhất là: tại sao triết học Hy Lạp lại

bắt đầu từ vấn đề về tự nhiên, chứ không phải từ vấn đề về con người Để

làm sáng tỏ thực tế rất phổ biến này, người ta cố chỉnh ly lịch sử và tách quan điểm của các nhà triết học tự nhiên Cổ ra từ tinh than thần bí của tôn giáo Nhưng, điều đó không giải quyết được vẫn đề, mà chỉ làm cho nó trở nên phức tạp hơn “Nếu chúng ta tiếp cận với triết học tự nhiên theo

quan niệm cho rằng, nó đã được hoạt động tư duy chuẩn bị trong các lĩnh

vực đạo đức — chính trị và tôn giáo, trong thơ trữ tình ở Ionia, bắt đầu từ Archiloh và trong các bài thơ bị thương của Solomon, thì chúng ta sẽ nhận thấy rõ rằng, chúng ta chỉ cần loại bỏ hàng rào ngăn cách giữa thơ ca và văn xuôi thì sẽ nhận được bức tranh toàn vẹn về tư duy triết học đang hình thành, bao hàm trong mình cả lĩnh vực nhân tính Chỉ có quan

niệm nhà nước về bản tính người bao giờ cũng mang tính thực tiễn, trong

khi việc nghiên cứu physis hay genesis (cội nguồn), vấn đề “nguồn gốc” được thực hiện vì bản thân lý luận (W.Jaeger Paideia Die Formung des

Griechischen Menschen Berlin; Leipzig, 1936, Bd 1, tr 203)

Vốn là tác giả của quan điểm về giáo dục (paideia), hình thành con người trong thế giới Cô đại như mục đích của văn hóa với tư cách quan điểm luận chứng cho ý nghĩa căn bản của tư tưởng về con người, quy định tính chất nhân văn của văn hóa Cô đại, Jaeger khước từ quan điểm của Joel, qua đó cũng khước từ luận chứng nội dung nhân học của triết

học Hy Lạp sơ kỳ: “Xét về mặt lý luận, vẫn đề con người chỉ được người

Hy Lạp đặt ra sau khi đã hình thành một loại tri thức căn cứ trên những

nghiên cứu về thế giới bên ngoài, trước hết là y học và toán học, những

nghiên cứu này cho phép nghiên cứu thế giới nội tâm của con người” (Sđd., tr 209)

Thực ra, trong tập thứ nhất “Paideia”, J aeger đã đưa ra một bức

Trang 31

khảo cứu khám phá ra tư tưởng về vũ trụ, khám phá này được ông găn liền với sự quan tâm của các nhà triết học Ionia đến tri thức kinh nghiệm về tự nhiên và những hiện tượng thiên thể, với thắng lợi của tư duy lý luận và tư duy theo nguyên lý nhân quả đã loại bỏ các thần thoại về sự xuất hiện của thế giới (Sđd., tr 213-214) Nhìn chung, theo Jaeger, các

nhà triết học đầu tiên đã tách khỏi cuộc sống và, theo quan niệm của người Hy Lạp, họ là những người thích mơ mộng và kỳ di, cô bước qua

ranh giới được các thần linh vạch ra cho con người Dẫu sao, nêu xem xét

các nhà triết học tự nhiên vĩ đại cùng với lịch sử của vấn đề, thì họ thê hiện là một hiện tượng quan trọng của thời đại, đặt cơ sở cho tư duy mới

như điều kiện để hình thành những đặc điểm mang tính bản chất của con

người Hy Lạp Vấn đề là cần phải “xác định thời điểm, khi mà vốn năm

xa cuộc chiến nhằm hình thành đức hạnh đích thực của con người, dũng

chảy của tư biện thuần tuý hòa làm một với cuộc vận động chung và, thông qua đại điện cá thể của mình, bắt đầu trở thành lực lượng hình thành con người ở bên trong chỉnh thể xã hội” (Sđd., tr 207)

Tất nhiên, Jaeger giả định một su théng nhat vé tinh than cho phép có được sự tái hợp nhất như vậy, bước ngoặt này làm bộc lộ những tiềm năng nhân học của triết học Hy Lạp sơ kỳ Việc quay lại với tư tưởng “khám phá ra vũ trụ” làm sáng tỏ vẫn đề này Tông kết việc quay lại với

Anaximandre, Jaeger nhan xét rang, tư tưởng về vũ trụ, thậm chí cả với

nghĩa khơng hồn tồn chính xác đối với giai đoạn muộn hơn, tất nhiên đã do chính Anaximandre đưa ra thông qua các quan niệm về dike vĩnh cửu thống trị trong tự nhiên “Do vậy, chúng ta có quyên phác họa bức | tranh về thế giới của Anaximandre như khám phá ra vũ trụ về mặt tỉnh

than VA lại khơng có ở đâu, ngồi các miễn xâu của tỉnh thần con người, có thể thực hiện được khám phá như vậy” (Sđd., tr 219)

Hơn nữa, xem xét nội dung của trích đoạn BI, Jaeger còn đi đến

Trang 32

được chuyến từ đời sống pháp luật vào vũ trụ Và, mặc dù Jaeger nhận

xét rằng, dike của Anaximandre là khởi điểm phóng chiếu nhà nước thành

bang vào vũ trụ, song việc luận chứng cho biện thần luận (theodicée) vẫn

chiếm ưu thế trong đánh giá của ơng Ơng nhận thấy biện thần luận ấy ở trong luận chứng của Anaximandre cho công bằng trong vũ trụ như câu trả lời cho vấn để tôn giáo về tội lỗi và đền bù Như vậy, những vẫn đề của lý giải theo lối nhân quả bắt nguồn từ các vẫn dé của biện thần luận

Nhưng, chính nhờ nội dung ban đầu này mà triết học tự nhiên Cổ được Jaeger đánh giá không những là vật lý học mà còn là siêu hình học

Con người xuất hiện nhờ bao phủ biểu tượng lên siêu hình học: ”Tư

tưởng về vũ trụ có được nghĩa mang sắc thái biểu tượng của triết học tự nhiên cỗ chính thông qua việc hình thành con người” (Sđd., tr 220)

Trong tác phẩm dành cho việc xem xét thần học của các nhà triết học Hy Lạp cỗ, Jaeger viết: “Cuốn sách của tôi có chủ đề của mình là một

phương diện xác định của tư duy Hy Lạp Cổ đã bị các nhà nghiên cứu

của trường phái thực chứng bỏ qua, vì họ quan niệm các nhà tư tưởng Cô trước hết là những người sáng tạo ra khoa học tự nhiên Nhưng, tôi không

có ý định rơi vào thái cực đối lập và tách triết học tự nhiên ra từ tỉnh thần

thần bí, như địch thủ của khuynh hướng thực chứng cỗ gắng làm” (W.Jaeger Die Theologie der fruhen griechschen Denker Stuttgart, 1953, tr 5) Nhận xét cuối cùng chống lại Joel Việc né tránh hai thái cực cho

phép có được một thực tế là “tư tưởng cách tân vĩ đại của các nhà tư tưởng Cổ về “tự nhiên” và “vũ trụ” được họ liên hệ trực tiếp vol quan

niệm mới vé than linh” (Sdd., tr 6)

Lập trường của Jaeger làm sáng tỏ những hạn chế của quan điểm

xuất phát từ nhận thức và quan điểm xuất phát từ thần thoại Bác bỏ nội

dung của hệ thuật ngữ nhân học xã hội và thần học, Burner đơn giản đã bỏ qua vẫn đề Sau khi chỉ ra rang, than học Cổ đại phát triển trong văn

Trang 33

vào hiện tại, nhưng sự quan tâm đến hiện tại (tự nhiên bao quanh con người) bắt nguồn từ nhu cầu luận chứng duy lý (vì tư duy duy lý đã bộc lộ trong sử thi của Homère) cho bức tranh tôn giáo về thế giới lúc đầu

được thân thoại hình thành Như vậy, việc nghiên cứu tự nhiên được khởi

xướng trong lĩnh vực sinh hoạt tôn giáo của con người Một vẫn đề khác là quan niệm hoàn toàn mang tính tiên nghiệm cho rằng, việc quan tâm đến các tư tưởng tôn giáo có mục đích luận chứng, chứ không phải bác bỏ chúng Đồng thời, J aeger cũng phát hiện ra những hạn chế nghiêm trọng trong lập trường của Cornford là người tìm kiếm nội dung của triết học trong quá khứ, trong tiền sử thần thoại của nó Jaeger cố gắng chứng minh rang, qua trình duy lý hóa thần thoại không phải là sản phẩm phụ (khước từ tôn giáo Olympos), mà là kết quả trực tiếp của việc tự giác luận chứng cho tư tưởng về thần linh, do vậy các quan điểm triết học tự nhiên Cổ là sự pha trộn giữa nguồn gốc vũ trụ luận, thần hệ luận (theogome) và

biện thân luận

Việc quan tâm đến cô đại học ở nước ngoài cho phép chúng ta

nhận thấy vấn đề hiện nay dưới một ánh sáng mới Chúng ta có thể khái quát những điều trình bày ở trên như sau J aeger không thê bác bỏ được lập trường lý luận của Joel, mặc dù ông tiễn một bước dài đến với quan điểm duy lý về triết học tự nhiên Cổ đại, gắn liền tìm tòi duy lý vốn có của nó như tìm tòi dẫn tới luận chứng cho lý tưởng về con người với tư tưởng về thân linh và nhu cầu luận chứng cho nó một cách duy lý Trong

khi đó, thân học, cụ thể là thần học Orphisme, không thể được lý giải như

một trào lưu lý luận, vì nó thực chất là thực tiễn cải cách tôn giáo

Ban than lập trường của Joel căn cứ trên các tư tưởng của

F.Nietzsche Thực ra, có thể coi Nietzsche là người đầu tiên phát hiện ra

triết học tiền Socrates Chính ông đã chứng minh rang, sự hỗn loạn của

Trang 34

tối, có sức sống (Dyonis) thể hiện là hình tượng sâu sắc hơn, nuôi dưỡng các hình tượng tươi sáng của người Hy Lạp Trong văn cảnh đó, Nietzsche đã chuyển trọng tâm từ Socrates sang các nhà triết học tiền

Socrates nho khang dinh rang, Socrates di cam dỗ nên văn minh phương

Tây đến với mảnh đất khô cần của chủ nghĩa duy lý, trấn áp thuyết duy quý tộc (aristocratisme) về trí tuệ Chính các nha triét hoc tién Socrates 1a đại diện của thuyết duy quý tộc về trí tuệ

Dựa vào chủ nghĩa lãng mạn Đức thế ký XIX (J.Burckhardt đóng vai trò tiền bối và thày giáo của Nietzsche trong quan niệm phi duy lý về thời Cô đại), chính Nietzsche đã có đánh giá thỏa về đáng phong cách

triết lý bằng ân dụ của các nhà triết học tiền Socrates Chính Nietzsche đã

81ương cao ngọn cờ của chủ nghĩa phản duy khoa học và qua đó kịch liệt phê phán quan niệm duy lý cổ điển về thời Cổ đại như quê hương của lý tính và khoa học châu Âu Trong thế kỷ XX, M.Heidegger cũng đứng trên lập trường phản duy khoa học để đánh giá toàn bộ triết học Cổ đại và

luận chứng cho khẩu hiệu “quay lại với các nhà triết học tiền Socrates”

như phản đề của ““chủ nghĩa duy lý và siêu hình học”

W.Schadewaldt dựa vao Heidegger vé phương diện cỗ đại học, giống như Joel đã dựa vào Nietzsche Thực chất của vẫn đề là quan niệm nhân học về triết học tiền Socrates đều xuất hiện trong cả hai trường hợp Tất nhiên, một vấn đề cũng nảy sinh là khả năng của cách tiếp cận nhân

học với triết học tự nhiên Cổ đại cùng với lý giải duy lý về nó đã được

Zeller khởi xướng và chưa được khắc phục triệt để

Chúng ta cần quay lại với Hegel ở đây, vì ông là nhân vật trung tâm trong những vẫn đề được bàn luận xét về nhiều phương diện Chính

Hegel, mặc dù Zeller đã luận chiến với ông ta, đã biểu thị đầy đủ nhất

truyền thông duy lý, hệ chuân của thế kỷ XIX cùng với niềm tin tuyệt đối của nó vào sức mạnh của lý tính, của khoa học và vận động thường xuyên

Trang 35

tiền Socrates sẽ được mở ra nhờ khắc phục hệ chuẩn duy lý trong quan niệm về thời Cổ đại và nhờ khắc phục chủ nghĩa phiếm lôgíc của Hegel với tư cách cơ sở của luận điểm về phát triển tiễn tới của triết học Nietzsche, cũng như Heidegger đã đứng trên lập trường chống lại Hegel,

quan niệm nhân học về triết học tiền Socrates đã đạt được với cái giá là

hoàn toàn khước từ các nguyên lý lịch sử Trong khi đó, học thuyết Hegel về phát triển tiễn tới của tỉnh thần lại cho phép thực thể hóa phát triển lịch

sử của triết học, xem xét nó trong bối cảnh phát triển tinh thần của xã hội mà phán tư triết học là một thành tố bắt buộc

Việc quay lại với triết học tự nhiên sơ kỳ cùng với vẫn đề nhân học của nó và tương ứng là vấn đề về đặc thù của triết học tién Socrates theo đuổi mục đích làm sáng tỏ quan hệ giữa học thuyết về tự nhiên (vật lý học, vũ trụ luận) với vẫn đề về địa vị của con người trong tự nhiên và về bản tính con người Nói cách khác, tôi có ý định giải quyết vấn đề nhờ xác định những dấu hiệu mang tính kiến tạo của triết học Hy Lạp sơ kỳ và

đặt ra vẫn đề về nhân cách con người như một dấu hiệu như vậy

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài có mục đích là tái hiện, phân tích và đánh giá các quan niệm tiêu biểu của triết học Hy La cỗ đại về nhân cách

Để thực hiện mục đích đó, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ

sau đây: |

1) Giới thiệu khái quát văn hóa Hy La cỗ đại như đối tượng phản tư

của triết học Hy La cỗ đại về nhân cách của con nguoi cô đại Đưa ra bức

tranh chung về triết học Hy La cỗ đại như định hướng chung cho quá trình nghiên cứu quan niệm về nhân cách trong triết học giai đoạn này

2) Làm sáng tỏ tư tưởng về nhân cách trong triết học tiền Socrates,

triết học tự nhiên, triết học giai đoạn cô điển, triết học hậu kỳ và đưa ra

Trang 36

4) Cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác — Lênin về con

người, lý luận Mác — Lênin về lịch sử triết học Các phương pháp được sử

dụng trong nghiên cứu đề tài là các phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học như phân tích và tổng hợp, khái quát, thống nhất giữa lịch sử và

lôgíc, văn bản học, nhân học văn hóa, v.v

5) Cái mới của đề tài

Trinh bay một cách có hệ thống lịch sử triết học Hy La cỗ đại từ

góc độ vẫn đề trung tâm của nó là vẫn đề về nhân cách, phân tích và đưa

ra đánh giá giải pháp cho vấn đề này của các đại điện tiêu biểu cho triết học Hy La cỗ đại

6) Y nghia lý luận và thực tiễn của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng phục vụ

công tác nghiên cứu và giảng dạy bộ môn triết học Hy La cô đại, tiễn cử

những giải pháp lý luận nhằm hình thành “nhân cách Việt? như tích hợp lịch sử văn hóa nhân văn chung nhân loại với các giá trị văn hóa truyền

thống dân tộc ta

7) Kết cầu của đề tài

Trang 37

Chương 1

VAN HOA HY LA CO DAI VA DIỆN MẠO CHUNG CUA TRIET HOC HY LA CO DAI

1.1 Văn hóa Hy La cỗ đại

Để nắm bắt quan niệm triết học Hy La cỗ đại về nhân cách, một điều kiện tiên quyết là có cái nhìn khái quát về văn hóa Hy La cổ như đối tượng phản tư về nhân cách của triết học đương thời Mỗi thời đại sau

này đều xây dựng một quan niệm, một hình ảnh của riêng mình về thời cô

đại Theo quan điểm của Thiên Chúa giáo đã thắng thế, văn hóa cô đại khởi đầu được lĩnh hội như là văn hóa đa thần giáo Song, những người theo chủ nghĩa nhân văn Phục hưng lại phát hiện ra các con đường mới để

sát nhập di sản văn hóa cỗ đại vào văn hóa trung cô “Nối tiếp Petrarka là

vô số nhà văn, nhà tư tưởng, hoạ sỹ, nhà chức trách muốn thay loại hình

vấn hóa không làm họ thỏa mãn bằng một loại hình văn hóa mới, phong

cách - bằng phong cách mới”!, Trong tác phẩm của mình, các nhà hoạt

động Phục hưng lần đầu tiên đã thử nghiệm xây dựng một quan điểm

toàn vẹn về thời cổ đại Những thử nghiệm tương tự đã được tiếp tục thực

hiện từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX Chúng gắn liền với tên tuổi của

Winkenman, Siller, Schelling, Hegel, Nietzsche, Spengler

Song, theo chúng tôi, đánh giá khái quát và đầy đủ nhất về văn hóa

Hy la cỗ là đánh giá của chuyên gia nổi tiếng về văn hóa cổ đại A.Losev

Ông khái quát tai liệu tích luỹ được như sau: “Như vậy, quan niệm của

chúng ta về thời cổ đại: 1) cần phải coi cơ sở của nó là trực giác về thể xác con người như đặc trưng quan trọng của tổn tại nói chung (Spengler), 2) nó ghi nhận tính hoàn hảo của thể xác tuyệt mỹ và tao nhã (Vinkenman), 3) nó chống lại dữ đội mọi sự tìm kiếm cái vô hạn và bí ân (Siller), 4) nó đi vào sự sinh thành và khoái cảm tột độ cùng với tính vô

Trang 38

hạn và bí ân của mình, 5) được giải phóng khỏi khát vọng thuần túy tỉnh thân và khỏi sự khắc phục tính xác thịt theo lối khắc kỷ, đây là thể xác

thần bí và đồng thời trần tục (Phục hưng), 6) nó mang lại một câu trúc

hình tròn và được ý thức rõ ràng của tôn tại (Khai sáng), 7) nó không phải cái gì khác như là sự tông hợp cái vô hạn và cái hữu hạn, cái lý tưởng và

cái thực tại (Schelling và Hegel}”?

Phù hợp với quan điểm chung của mình, Losev nhấn mạnh xu

hướng tượng trưng của thế giới quan cổ đại Tuy nhiên, việc xử lý toàn diện và sâu sắc tài liệu rất phong phú về thời cổ đại đã cho phép ông phát hiện ra những bình diện đa dạng nhất trong nó Dẫu sao thì sau khi công bố các tác phẩm của Losev, quan niệm đơn giản hóa về văn hóa và triết

học cỗ đại cũng không còn nữa

Khi lĩnh hội thế giới một cách linh động và phù hợp với trực giác về cơ thể con người, người Hy Lạp cô quan niệm vũ trụ như là một cơ thê sông, vĩnh viễn trẻ Vũ trụ sống, thở, chơi đùa với những sắc màu đa dạng của mình Không gian và thời gian trong nó mở rộng ra và co hẹp lại, chúng không thuần nhất và có mật độ khác nhau Do đó, vũ trụ thê hiện là một bức tranh, có trật tự Được lấp đầy bởi một trong bốn nguyên tố (nước, lửa, không khí, đất), các vùng cụ thể của vũ trụ thực chất là các mức độ cô đặc không gian khác nhau Đồng thời trong vũ trụ cũng có “thiện cảm phổ biến”, lực hap dẫn lẫn nhau không mang tính cưỡng chế Vũ trụ như vậy là nguôn gốc của thái độ kinh ngạc sung sướng và thái độ khâm phục, tạo ra thê giới quan mang sắc thái thâm mỹ Tôn tại đối với người Hy Lạp là một ngôi đền chứa day ray những bức tượng phát ra ánh sáng của thần linh Như vậy, thế Điới trong trực giác của người Hy Lạp khác căn bản so với hành ảnh thế giới của khoa học cỗ điển căn cứ trên cơ học Newton, theo đó thế giới thể hiện ra là một không gian vũ trụ

Trang 39

thuần nhất, đen tối, trong đó những hành tính, những vì sao và những

nguyên tử phân tán hỗn loạn

Không phải con người man rợ, mà con người có giáo dục, “văn

minh”, tức người Hy Lạp, là con người thấm mỹ, là một cái tương đồng

với tác phẩm nghệ thuật, pho tượng, v.v “Nhưng pho tượng là gì? Đây là cơ thể nhưng cũng không đơn giản là cơ thé Day 1a tinh than , day 1a thể xác ở mức độ cần thiết để thực hiện tinh thần và đây là tỉnh thần ở "3 Giáo dục thâm mỹ mức độ bao chứa bản nguyên tỉnh thần trong co thé

ở Hy Lạp cô đại tuyệt đối không tách rời giáo dục thể chất, đạo đức, trí

tuệ Nó là việc xử lý vật liệu, đem lại cho vật liệu hình thức kiều diễm phù hợp với vật chất Tài nghệ, kỹ năng được đánh giá cao nhất là sự thông thái Homére công khai nói về sự thông thái của người thợ mộc hay của người thợ rèn Người thông thái là họa sỹ, là tướng lĩnh, là bác sỹ, là người xà ích, thậm chí là chiến binh, - tất cả những ai đạt tới sự hồn hảo

trong cơng việc của mình Sự thông thái là kỹ năng tạo ra vật thể hài hoà

và đẹp, là kỹ năng hiểu được cấu trúc của nó Nhưng điểm đặc trưng nhất là ở chỗ sự thông thái như vậy không bị đem đối lập với nghệ thuật phát

ngôn Ngược lại, nghệ thuật phát ngôn là một trong các nghệ thuật, đứng cùng một dãy với kiến trúc, hội hoạ, nghề mộc Nghệ thuật phát ngôn

không tự nhiên có được: can phải học nó Do tính có hình ánh uyễn chuyển của văn hóa, nghệ thuật phát ngôn được coi như là kỹ năng nhào nặn, trình bày thế giới một cách hài hòa Ngôn ngữ là cơ quan để hình thành tư tưởng và bản thân đối tượng của tư duy Ngôn ngữ là cơ quan

của sự tự ý thức đại chúng |

Nếu tính đến nghĩa của khái niệm “sự thông thái” như “kết tỉnh

tinh than” của văn hóa Hy La cổ đại, như thước đo tôi cao, tối hậu về

nhân cách của người Hy La cổ, thì chúng ta cũng hiểu được khái niệm “triết học” - theo nghĩa đen là “tình yêu sự thông thái” Đây là tình yêu tài

Trang 40

nghệ, là khát vọng hình thành và chấn chỉnh thế giới, nhận thức cầu tao của nó thông qua ý thức và phân tích ngôn ngữ Với tư cách là sự hướng tới vẻ đẹp của các hình thức ngôn ngữ và của lời nói, thì ở đây sự thông thái không thể loại bỏ được yếu tố ngôn ngữ Nghệ thuật ngôn ngữ là nghệ thuật bố cục, đạt tới tính cân đối trong việc xây dựng văn bản, các nội dung của nó, tính không gượng ép của luận cứ Xét đến cùng, đây là

việc đem lại cho văn bản đặc điểm cải biến thế giới, hiện thực một cách

có thẩm mỹ Do vậy, nó là nhận thức rõ ràng rằng tính không cân đối, sự

không có khả năng phát ngôn là nhân tố làm nghèo nàn thế giới, làm mắt tính hài hòa của nó, là nhân tố đe dọa sự tôn tại của nó Con người cần

phải học được cách né tránh việc cố ý hay vô tình đóng vai trò mâu thuẫn với bản chất uyên chuyên của vũ trụ Chính vì vậy mà triết học Hy Lạp cỗ đại đồng thời cũng là ngôn ngữ học hay, nói chính xác hơn, là một trong các thành tổ của văn hóa ngôn ngữ Ý nghĩa quan trọng mà phạm trù “độ” có trong thế giới quan Hy Lạp cỗ cũng gắn liền với điều đó

B.Russell viết: “Người Hy Lạp không có thiên hướng ôn hòa cả trong lý luận lẫn trong thực tiễn”” khi ông luận chiến chéng lại ý kiến phổ

biến cho rằng khái niệm “độ chân thực” biểu thị “không nhiều” và cũng

“không ít” hơn, là cải tạo ra tỉnh than đặc thù Hy Lạp Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng, sự thiếu vắng ở người Hy Lạp thiên hướng mô tả cái kỳ quái và cái biến dạng thường bắt gặp trong hình tượng nghệ thuật của các dân tộc man rợ, là một thực tế đặc biệt, nó chủ yêu quy định đặc thù của thời cổ đại Độ được quan tâm rất nhiều Trên thực tế, có thê gặp những câu cách ngôn nhắn mạnh giá trị của độ ở khắp toàn bộ văn hóa Hy Lạp: “Hãy đừng tức giận quá mức: tốt hơn là hãy bình tĩnh; hãy bình

tĩnh, bạn sẽ có đức hạnh”; “Không cái gì thái quá”; “Độ là điều tốt nhất",

v.v Học thuyết Aristotes kết thúc tư tưởng về độ S.Avenrinsev gọi học

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w