1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ tỉnh ninh thuận với công tác vận động đồng bào dân tộc chăm xóa đói giảm nghèo theo chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước ta hiện nay

73 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 8,34 MB

Nội dung

Trang 1

ý OA O13 A Ỹ HỌC VIỆN CHÍNH TRJ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN TONG QUAN DE TAI KHOA HOC

DANG BO TINH NINH THUAN VOI CONG TAC

VAN DONG DONG BAO DAN TOC CHAM XOA DOI

GIAM NGHEO THEO CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CUA DANG VA NHA NƯỚC TA HIEN NAY P VIỆN BẢO GHÍ& TUYẾN TRUYỆN | §b- 4M -

Chú nhiệm đề tài : THS ĐẶNG THỊ LƯƠNG

Thư ký đềtài ; CN.TRÀN THỊ HƯƠNG

Trang 2

“a Nmap WD = Chương Ì 1.1 1.2 Chương 2 2.1 2.2 2.3 Chuong 3 3.1 32- 343 3.4 MUC LUC Mở đầu Lý do chọn để tài

Tình hình nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a

Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn |

Kết cấu dé tài

_ Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác vận động đồng

‘bao dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo theo chủ _

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

_Cơsởlýluận -

Cơ sở thực tiễn

Thực trạng công tác vận động đồng bào dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta ở Đảng bộ tỉnh Ninh

Thuận | a

Đặc điểm tình hình Đảng bộ tinh Ninh Thuận hiện

nay | | |

Công tác vận động đồng bào dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận hiện nay Thành tựu, hạn chế và một số vấn đề rút ra -

Phương hướng, mục tiêu, giải rhấp và kiến nghị

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đói nghèo, con người không thể tồn tại và phát triển được “Dán lấy ăn

làm trời” Đói nghèo dễ phát sinh ra các thảm họa: chiến tranh, xung đột; dễ

bị kích động, lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực Nghèo đói dễ dẫn đến bệnh

tật, mù chữ, lạc hậu Một dân tộc đói nghèo là một dân tộc yếu Một đất nước

đói nghèo là đất nước phụ thuộc Một thế giới đói nghèo là một thế giới ẩn

chứa nhiều biến động, kìm hãm sự phát triển

Vì tính chất bức bách của đói nghèo mà tổ chức Liên Hợp quốc, nhiều

tổ chức quốc tế, nhiều hội nghị của các khu vực và nguyên thủ quốc gia đã coi

xóa đói giảm nghèo là mục tiêu đấu tranh không khoan nhượng của mình

Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói giảm

nghèo của các tổ chức quốc tế, |

Tại Hội nghị quốc tế về phát triển hợp ở Copenhaghen (Đan Mạch),

tháng 3/1995, Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là Võ Văn Kiệt đã cam kết:

“Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên thế giới thông

qua các hoạtđộng quốc gia kiên quyết và các hoạtđộng quốc tế, coi đây là một

đòi hỏi bắt buộc về đạo đức, xã hội, chính trị, kinh tế của nhân loại `

— Tại Hội nghị của Liên Hợp quốc hợp tháng 9/2000, có 189 nguyên thủ

quốc gia họp tại New York (Hoa Kỳ), Trần Đức Lương - Chủ tịch nước lúc bấy

giờ - đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ, cam kết cùng các nước khác trên thế giới

thực hiện 8 mục tiêu, 18 chỉ tiêu, 48 chỉ số phát triển thiên niên kỷ Xóa đói giảm

_ nghèo là một trong 8 mục tiêu quan trọng đó: “Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng Cực

và thiếu đôi”, “giảm một nủa tỷ lệ người dân có thu nhập dưới Ì USDingày trong

giải đoạn từ 1990 đến 2015”, “Đồng thời giảm 75% ty lệ dân số sống dưới

chuẩn nghèo về lương thực của quốc tế vào năm 2010” |

Thực hiện lời cam kết của mình trước các tổ chức quốc tế, thực hiện vai

trò, sứ mệnh lich sử của mình trước nhân dân, Đảng và Chính phủ ta đưa ra

Trang 4

Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, có 20 nhóm chính sách,

50 chính sách cụ thể để xóa đói giảm nghèo

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) thông qua Ở

Đại hội IX của Đảng chủ trương: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát

triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tỉnh thân của nhân dân, tạo nền

tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại "0 | |

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định mục tiêu tổng quát 5 năm

(2006 - 2010) là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước

chuyển biến quan trong về nâng cao hiệu quả và tính bên vững của sự phát

triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệt đời

sống vật chất, văn hóa và tỉnh thân của nhân đân ”?) Các chỉ tiêu định hướng

về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, Đại hội X đưa ra là: giảm tỷ lệ hộ nghèo

(theo chuẩn mới) xuống còn l0 - 11% vào năm 2010 ®, “giải quyết ổn định

lương thực cho các hộ nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số” 6),

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nha nước đi vào cuộc sống khi mỗi

cán bộ, dang viên, mỗi tổ chức đẳng và cả hệ thống chính trị của các cấp địa

phương phải nhận thức đúng đắn, quán triệt sâu sắc và triển khai có hiệu quả

_Ninh Thuận là một tỉnh nghèo ở miền duyên hải cực Nam Trung bộ Tỉnh

có 05 huyện, 01 thành phố với 63 xã, phường, thị trấn; 383 thôn, khu phố; trong

đó có 02 huyện và 29 xã miền núi với 14 xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình

135 và 09 xã nghèo theo Chương trình 143 của Chính phủ Tỉnh có 27 dân tộc,

trong đó dân tộc thiểu số chiếm 23%, đông nhất là dân tộc Chăm chiếm 11,69%,

hầu hết tập trung sinh sống ở các xã đặc biệt khó khăn và xã nghèo

Vấn đề vận động đồng bào các dân tộc nói chung và dân tộc Chăm nói

riêng xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trong và bức bách của Đảng bộ

tỉnh Ninh Thuận

® ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CT QG, H 2001, tr 89, 90

® ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẫn thứ X, Nxb CTQG, H 2006, tr 85, 186

@.® ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ X, Sđd, tr 195

Trang 5

Thực hiện mục tiêu học đi đôi với hành, lý luận gắn liên với thực tiễn,

chúng tôi chọn dé tài: “Đểng bộ tinh Ninh Thuận với công tác vận động đông bào dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ | sở năm 2009, Để tài nhằm giúp cho giảng viên và học viên lớp cử nhân chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyên Nhà nước ở Ninh Thuận và - một số địa phương khác vận dụng kiến thức môn học “Công fác dân vận của

Đảng” vào việc xóa đói giảm nghèo trong tình hình hiện nay 2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo

có một số đề tài, nhà khoa học nghiên cứu:

- Hà Quế Lâm: “Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta

hiện nay - Thực trạng và giải | phap”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002 Tác giả Hà Quế

Lâm đã nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta đối với

đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trong phạm vỉ cả nước đến năm 2002

- Hoàng Đức Nghi: “Về công tác dan tc trong 10 năm đổi mới (1990 -

2000)”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000 Tác giả để cập công tác dân tộc nói chung,

-chưa đi sâu vào công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Chăm

- GS TS Phan Hữu Dật (chủ biên): “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp

bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002

Sách nói về tình hình các dân tộc, chưa đi vào công tác xóa đói giảm nghèo cho

dân tộc Chăm | |

- Uy ban Dân tộc và à Miễn núi: “55 năm công tác dân tộc và miền núi

(1 946 - 2001 )”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001 Sách đánh giá 55 năm hoạtđộng

của Ủy ban Dân tộc và Miền núi, công tác vận động đồng bào Chăm xóa đói

| giảm nghèo chưa được đi sâu

- Ở tỉnh Ninh Thuận có các báo cáo của các cơ quan, ban ngành, đoàn

Trang 6

Đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận với công tác vận động đồng bào `

dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo theo chủ trương, chính sách của Đảng

va Nha nước ta hiện nay” chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể

3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác vận động đồng bào dân tộc Chăm xóa đới giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận

+ Chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh

nghiệm trong công tác vận động đồng bào dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo

của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận hiện nay |

+ Đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác vận động đồng

bào dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo của Đảng bộ

tỉnh Ninh Thuận

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận vận động đồng bào dân tộc Chăm

xóa đói giảm nghèo theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện

nay |

_- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn tỉnh Ninh Thuận

5, Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mắc - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan

điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước So |

- Cơ sở thực tiễn: Công tác vận động đồng bào dân tộc Chăm xóa đói

giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận |

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp

Trang 7

6 Ý nghĩa thực tiễn

Dé tai gop phan khẳng định vai trò của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận nói

riêng và vai trò của Đảng nói chung trong việc biến chủ trương, chính sách

xóa đới giảm nghèo của Đảng và Chính phủ trở thành hiện thực

Đề tài là tài liệu, tư liệu có thể tham khảo cho việc dạy và học tập môn

Công tác dân vận của Đảng ở khoa Xây đựng Đảng - Học viện Báo chí và

Tuyên truyền

1 Kết cấu để tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo và phụ lục, để tài được kết cấu thành 03 chương, 08 tiết

Trang 8

-Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CONG TAC VAN DONG DONG BAO DAN TOC CHAM XOA DOI GIAM NGHEO THEO

CHU TRUONG, CHINH SACH CUA DANG VA NHA NUGC

1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm

= Chủ trương xóa đói giảm nghèo là những mục tiêu, quan điểm,

những quyết định mang tính định hướng của Đảng nhằm xóa đói giảm nghèo

ở Việt Nam | |

- Chính sách xóa đói gidm ngheo: |

Lién Hop quéc dua ra 2 quan niém vé nghéo đói: “nghèo đói tương đốt”

và “nghèo đói tuyệt đối”

+ “Nghèo đói tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được -

hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống”.t?

+ “Nghèo đói tương đổi là bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình

của cộng đồng” | |

+ “Nghéo là bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các

nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung

bình của cộng đồng” | |

+ “Đới là bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu

nhập không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất cần thiết để duy trì cuộc sống”.®

Chính sách xóa đói giảm nghèo là những quy định, biện pháp, cách

thức tổ chức thực hiện mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của

Đảng và Nhà nước

- Dân tộc Chăm: Là một trong 54 dân tộc anh em ở Việt Nam Dân tộc

Chăm thuộc dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận,

Trang 9

Phú Yên, Khánh Hòa Số dân: 132.873 người Dân tộc Chăm có nền văn minh từ

lâu đời, có trình độ ngang với dân tộc Kinh về canh tác nông nghiệp, làm thủy lợi

và chăn nuôi gia súc; ngành nghề thủ công có đệt chăn và thổ cẩm, hệ thống

Tháp Chàm và những di tích lịch sử dọc miền Trung từ Quảng Trị, Thừa Thiên -

Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Khanh Hoa.”

- Công tác vận động đồng bào dân tộc Chăm của Đảng bộ tỉnh Ninh

Thuận thực hiện chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà

nước ta là toàn bộ các hoạtđộng của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể

chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh nhằm tuyên truyền, tổ chức đồng bào Chăm

thực hiện xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống -

1.1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói

giảm nghèo |

Điểm xuất phát của nước ta rất thấp, từ nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị

chiến tranh tàn phá đi lên Đói nghèo đã, đang trở thành lực cản chính của sự

phát triển của đất nước Thực tiến cho thấy, khi nào Đảng và Nhà nước có

nhận thức đúng, có chủ trương, chính sách thích hợp trong việc xóa đói giảm

nghèo thì đói nghèo bị đẩy lùi một bước, cách mạng vượt qua khó khăn, như

thoi ky 1945 - 1946, Dang coi “đói là giặc”, quyết tâm diệt đói, nhờ vậy cách

mạng mới tiến lên Nhưng có khi chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo

chưa thích hợp thì đói nghèo quay lại, đất nước gặp khó khăn, Đảng và Nhà

nước mất uy tín như thời kỳ 1976 - 1286 | |

- Dai hdi VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra đường lối đổi

mới toàn diện đất nước, chủ trương thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: lương

thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; cải thiện một bước đời

sống nhân dân Ba chương trình kinh tế lớn được Đại hội VII, VII, IX của

Đảng tiếp tục khẳng định và được triển khai mạnh mẽ Đói nghèo từng bước

được đẩy lùi, tạo đà cho đất nước phát triển

® Xem Hà Quế Lâm: “Xóa đói giảm nghèo ở vàng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay ”, Sảd, tr 29,30

Trang 10

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VH (1991) đưa ra phương hướng giải quyết đời sống: “đáp ứng tốt hơn các nhu câu thiết yếu và ngày càng äa dạng

của các tang lớp dân cư; đảm bảo vững chắc như cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn giáp hạt ở một sé vung”

Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) chủ

trương: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo Coi

việc một bộ phận dân cư giàu trước là cân thiết cho sự phát triển Đông thời có chính sách ưu đãi hợp lý về tín dụng, về thuế, đào tạo nghề để tạo điều kiện

cho người nghèo có thể tự mình vươn lên làm đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả Các vùng giàu, vàng phái triển trước phải cùng Nhà nước giúp đỡ, lôi

cuốn các vùng nghèo, vùng phát triển sau để cùng vươn lên, nhất là vùng dang

có rất nhiều khó khăn, nghèo hơn các vùng nghèo khác, như các vùng cao,

vùng sâu, vùng đông bào dân tộc thiểu số 8)

Đại hội Đảng toàn quốc lân thứ VII (1996) đề ra chương trình xóa đói

giảm nghèo Mục tiêu: “Giảm tỷ lệ nghèo đói trong số ' hộ của cả nước từ 20 -

25% hiện nay xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300

nghìn hộinăm

Trong 2 - 3 năm đâu của kế hoạch 5 năm, tập Irun§ xóa về cơ bản nạn đói kinh niên ”.°

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đưa ra chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội (2001 - 2010), đưa ra chính sách xóa đói giảm nghèo; “Bằng nguồn lực `

của Nhò nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho

vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ,

giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cự nghèo Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo Thường

xuyên củng cố thành quả xóa đói giảm nghèo ”

® ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VÌ], Nxb Sự thật, H., 1991, tr 73

® ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ khéa VU, tr 47

® ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, H., 1996, tr 221

Trang 11

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa

IX vẻ công tác dan tộc chỉ ra nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách của công tác vận

động đồng bào các dân tộc thiểu số trong giai đoạn mới là:

- Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng Xa; trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc đặc biệt khó khăn, giải quyết ngay những vấn để bức xúc như: tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh họat, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, | dung cụ sinh hoạttối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng

sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh,

truyền hình; tăng cường các hoạtđộng văn hóa, thông tỉn, tuyên truyền hướng về

cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền

hình bằng tiếng các dân tộc thiểu số; làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc

- Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở và các

chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục,

đào tạo, nhất là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp; đẩy mạnh

việc tổ chức các trường mẫu giáo công lập; mở rộng việc dạy chữ dân tộc Đa đạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng -đân tộc; đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng; mở thêm trường dự bị đại học đân tộc ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên Nghiên cứu tổ chức hệ thống trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng trí thức và cán bộ là người dân tộc thiểu số

- Tăng cường cơ SỞ khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích trồng và sử dụng các loại thuốc dân gian

- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng

dân tộc thiểu số Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kiện

Trang 12

toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; kiên quyết khắc phục tình

trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch,

đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ Đẩy mạnh phát

triển đảng viên trong đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng cơ sở không có

tổ chức đảng và đảng viên

- Xây dựng thế trận quốc phòng t toàn dân và thế trận an ninh nhân dân,

phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá họai của các

thế lực thù địch; tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an

tồn xã hội, khơng để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội Ở

vùng dân tộc và miền núi |

Tiếp tục xây dựng, phát triển nhanh các khu kinh tế kết hợp quốc phòng

3 vùng sâu, vùng xa, biên giới

Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở vùng dân tộc và miền

núi; kiên quyết ngăn chặn việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín

ngưỡng để hoạtđộng phá họai khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta |

- Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu,

nhiệm vụ trong tình hình mới

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích

cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện các

chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc

phòng ở địa phương | |

Thông qua các chính sách, biện pháp cụ thể, động viên đồng bào các

dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tình thần vươn lên trong sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống

ngày càng ấm no, hạnh phúc

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) tiếp tục thực hiện mục tiêu

“dan giàu, nước mạnh, xã hội cơn§ bằng, dân chủ, văn mình đẩy mạnh xóa

đói giảm nghòo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp

đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá gid hon”

Trang 13

Đại hội X của Đảng chủ trương: Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ g1úp điển kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo

và cải thiện mức sống bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp

đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo

Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát

triển sản xuất, nhất là đất sản xuất, trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo

nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Về phía Nhà nước, quán triệt và thể chế hóa các chủ trương, chính sách

của Đảng thành văn bản pháp luật và tổ chức triển khai có hiệu quả xóa đói

giảm nghèo

Ngày 29/11/2000, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 138/2000/QD-TTg về việc hợp nhất dự án định canh định cụ, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó

khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao, vào

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miễn núi và

vùng sâu, vàng xa Quyết định ghi rõ:

Điệu 1 Hợp nhất trên địa ban tỉnh dự án định canh định cư, dự án hỗ

trợ dân tộc đặc biệt khó khăn (quy định tại Quyết định số 133/1998/QD-TTg

ngày 23 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương |

trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998-2000),

Chương trình xây dựng trung tâm cum xa miền núi, vùng cao (quy định tại

Quyết định số 35/TTg ngày 13 tháng 01 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ)

và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi

và vùng sâu, vùng xa (Quyết định số 135/1998/QĐ-TTE ngày 31 tháng 7 năm

1998), bao gồm các nội dung sau:

Trang 14

1 Tên Chương trình: Chương trình phat triển kinh tế - xã hội các xã đặc

biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng

xa (gọi tắt là Chương trình 135) 2 Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, nguyên tắc chỉ đạo, nhiệm vụ,

một số chính sách chủ yếu, nguồn vốn và sử dụng vốn của Chương trình:

Thực hiện theo quy định tại các Điều 1, 2, 3 Quyết định số 135/1998/QĐ-

TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi

và vùng sâu, vùng xa

3 Phạm vi thực hiện Chương trình: Chương trình hỗ trợ đầu tư cho các

xã thực hiện theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 nam 1999

của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và

biên giới thuộc phạm vi Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc

biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa và các quyết định của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt danh sách các xã được thực hiện các nhiệm vụ của

Chương trình 135

4 Thời gian thực hiện Chương trình: Chương trình 135 sau khi hợp nhất

được thực hiện trong 5 năm (2001 - 2005) 5 Chương trình 135 gỗm các dự án sau:

a Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng: Bao gồm các nội dung quy định tại

Quyết định số 135/1998/QĐ- -TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 và phần xây

dựng kết cấu hạ tầng của dự án định canh định cư quy định tại Quyết định số

133/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ

Phần xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án định canh định cư chỉ thực

_ hiện trong các xã triển khai dự án của Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày

31 tháng 7 năm 1998 và phải điều chỉnh cho phù hợp với nội dung quy hoạch

đã được phê duyệt và dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của xã theo Chương trình

135

Trang 15

c Dự án quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết

d Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông, lãm nghiệp gắn với chế

biến tiêu thụ sản phẩm

e Dự án đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, sóc

Điệu 2 Chuyển dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn (quy định tại

Quyết định số 133/1998/QĐ-TTE ngày 23 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng

_ Chính phủ) thành chính sách hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn Giao ủy ban

Dân tộc và Miền núi chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định

tiêu chí, xây dựng chính sách hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn trình Thủ

tướng Chính phủ quyết định |

Điệu 3 TỔ chức thực hiện:

1 Ban Chỉ đạo của Chương trình 135 ở Trung ương (sau hợp nhất) là

Ban Chỉ đạo của Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó

khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được thành lập và hoạtđộng theo chức

năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Quyết định số 13/1998/QĐ-TTg ngày

_ 23 tháng 01 năm 1998 và Quyết định số 01/1999/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01

năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, ở địa phương thực hiện theo quy định

tại Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2000 của Thủ |

tướng Chính phủ

2 Về tổ chức quản lý chỉ đạo: việc tổ š chức quản lý chỉ đạo Chương

trình 135 thực hiện theo Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm

2000 của Thủ tướng Chính phủ và phân công quản lý chỉ đạo các dự án thành

phần của Chương trình như sau: |

~ Ủy ban Dân tộc và Miền núi: là Cơ quan Thường trực giúp Chính phủ

chỉ đạo thực hiện Chương trình và trực tiếp chủ trì, phối hợp với các Bộ,

ngành, các địa phương quản lý chỉ đạo các dự án: xây dựng kết cấu hạ tầng,

trung tâm cụm xã , đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, SÓC

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì, phối hợp với các Bộ,

ngành, địa phương chỉ đạo việc quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần

Trang 16

thiết, các dự án phát triển nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản

phẩm trên địa bàn các xã thuộc Chương trình

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hồn thiện Thơng tư liên tịch số 416/ 1999/TT LT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngay 29

tháng 4 năm 1999 về hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa sau khi đã hợp nhất

các chương trình, dự án

- Nhiệm vụ của các Bộ, ngành liên quan thực hiện theo quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 01/1099/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ

- Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh có chương trình này chịu trách

nhiệm chỉ đạo việc hợp nhất và tổ chức chỉ đạo có hiệu quả trên địa bàn

Điều 4 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương, các Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy

ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu trách nhiệm thỉ

hành Quyết định này

Ngày 5/9/2001, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miễn núi ra

quyết định số 166/2001/QĐ-UBDTMN về việc ban hành quy định tiêu chí Hộ

dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn Quyết định cụ thể như sau:

Điệu 1 Ban hành tiêu chí Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Quy định tiêu chí Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, được áp dụng đối với các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng chính sách hỗ trợ Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của Nhà nước

Điệu 2 Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký Các quy định trước đây

trái với Quyết định này đều bãi bỏ

Điệu 3 Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan

thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trang 17

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ

-HỘ DÂN TỘC THIEU SO DAC BIET KHO KHAN (Ban hành kèm theo Quyết định s6 166/2001/QD-UBDTMN,

ngày 51912001 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc và Miền núi)

I QUY ĐỊNH CHUNG:

1 Tiêu chí Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là cơ sở để xác định

Hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ

của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, phát triển

sản xuất sớm hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trong vùng

2 Đối tượng áp dung: |

Tiêu chí Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được áp dụng đối với

các hộ gia đình dân tộc thiểu số cư trú ở các xã khu vực III và các buôn, làng,

phum, sóc khu vực IH, nằm trong xã khu vực I, HH, thuộc chương trình phát

triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, miền

núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135)

3 Các Hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được hưởng chính

sách hỗ trợ của Nhà nước, phải đạt ba tiêu chí quy định tại mục Il của quy

định này

II QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

Tiêu chí I: Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là các hộ gia đình

dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập

bình quân đầu người từ 80.000 đ/người/tháng trở xuống (dưới chuẩn đói nghèo

quy định tại Văn bản số 1143/2000/BLĐTBXH ngày 01/1 1/2000 của Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội)

Tiêu chí 2: Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có tập quán sản xuất

còn mang nặng tính tự nhiên hái lượm, chủ yếu phát rẫy làm nương, chăn nuôi

theo tập quán cũ, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu thốn, thiếu đất hoặc

chưa có đất sản xuất (tính theo mức bình quân diện tích đất canh tác cho mỗi

hộ gia đình của địa phương)

Trang 18

Tiêu chí 3: Tổng giá trị tài sản bình quân đầu người đưới một triệu đồng

(không tính giá trị sử đụng của đất, giá trị các lán trại trên nương rẫy) Hộ có

hoàn cảnh neo đơn, thiếu lao động hoặc có người ốm đau kéo đài, không có

điều kiện tiếp cận các thông tin để phục vụ sản xuất và đời sống

Ngày 16/11/2001, ỦY ban Dân tộc và Miễn núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đâu tư có Thông tư liên tịch số 912/2001/TTLT/UBDTMN-BTC-

BKHĐT Hướng dẫn thực hiện chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt

khó khăn như sau: |

I NHUNG QUY DINH CHUNG

Chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn nhằm ( ổn định

đời sống, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số

Việc lựa chọn hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn phải được tiến hành

hàng năm, công khai dân chủ do dân bình xét theo thứ tự ưu tiên được xác

định tùy thuộc vào mức độ khó khăn của các hộ gia đình

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt

khó khăn do ngân sách địa phương đảm bảo có hỗ trợ của ngân sách trung

ương Năm 2001, năm 2002 do ngân sách địa phương đang trong thời kỳ én

định nên ngân sách trung ương trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách địa phương

để thực hiện "Từ năm 2003, kinh phí thực hiện chính sách được tính vào ngân

sách địa phương

Việc lập dự toán, quản lý cấp phát và quyết toán khoản kinh phí này theo

quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG 1 Đối tượng

Hộ gia đình các dân tộc thiểu số được hưởng chính sách quy định tại

Thông tư này là những hộ có đủ ba tiêu chí quy định tại Quyết định số

166/2001/Qb- -UBDTMN ngày 05/09/2001 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban

Dân tộc và Miễn núi về việc ban hành quy định tiêu chí hộ đân tộc thiểu số

Trang 19

Tiêu chí I: Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là các hộ gia đình dân

tộc thiểu số ở vùng đân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập bình

quân đầu người từ 80.000 đồng/người/tháng trở xuống (dưới chuẩn đói nghèo

quy định tại Văn bản số 1143/2000/BLĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao

động, Thương binh và Xã hội)

Tiêu chí 2: Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có tập quán sản xuất

còn mang nặng tính tự nhiên hái lượm, chủ yếu phát rẫy làm nương, chăn nuôi

theo tập quán cũ, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu thốn: thiếu đất hoặc

chưa có đất sản xuất (tính theo mức bình quân diện tích đất canh tác cho mỗi

hộ của địa phương)

Tiêu chí 3: Tổng giá trị tài sản bình quân đầu người đưới một triệu đồng

(không tính gió trị sử dụng của đất, giá trị các lán trại trên nương ray)

Hộ có hoàn cảnh neo đơn, thiếu lao động hoặc có người ốm đau kéo dài

không có các điều kiện tiếp cận các thông tin để phục vụ sản xuất và đời sống

2 Phạm vì áp dụng:

_ Chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được áp đụng đối

với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở các xã thuộc Chương trình phát

triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi,

biên giới và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) và các thôn, bản,

buôn, làng, phum, sóc được công nhận là khu vực IH, nằm trong xã khu vực [, II

II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ |

1 Nội dung và mức hỗ trợ

Chỉ hỗ trợ đời sống cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó

khăn bao gồm: lương thực để ăn, quần áo, chăn màn, dụng cụ sinh hoạt gia

đình Mức hỗ trợ 1 lần cho mỗi hộ gia đình không quá 500.000 đồng Trong

thời gian thực hiện chính sách này, mức hỗ trợ lương thực cho một hộ gia đình

không quá 3 lần; quần áo, chăn màn không quá 2 lần; dụng cụ gia đình 1 lần

Chỉ hỗ trợ phát triển sản xuất bao gồm: mua công cụ phục vụ sản xuất,

giống cây con Mức hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình không quá 1.000.000 đồng/năm

Trang 20

Mức chỉ cụ thể hỗ trợ đời sống và hỗ trợ phát triển sản xuất cho từng

loại hộ đo ủy ban nhân đân tỉnh quyết định Mức hỗ trợ không chia bình quân Ngoài các nội dung hỗ trợ quy định cụ thể tại Thông tư này, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn còn được thụ hưởng các chế độ, chính sách hiện hành khác đang thực hiện tại địa phương như: chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách giao đất, giao rừng, khai hoang lấy đất sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; chính sách đào tạo, miễn giảm học phí, viện phí

2 Tổ chức thực hiện:

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc hướng dẫn nội dung Thông tư, thực

hiện bình xét hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, kiểm tra việc thực hiện

chính sách và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó

khăn đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả

Hàng năm, ủy ban nhân dân.xã căn cứ vào đối tượng quy định được thụ

hưởng chính sách, phổ biến đến từng thôn, bản, phum, sóc để nhân dân tự

bình xét, sau đó tập hợp danh sách các hộ gửi ủy ban nhân dân huyện để tổng

hợp gửi ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ trong

năm và gửi cho ủy ban nhân dân huyện, xã để thực hiện Ủy ban nhân dân xã

cấp phát trực tiếp đến các hộ gia đình và thanh quyết toán kinh phí theo quy

định hiện hành của Nhà nước

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình, dự

án trên địa bàn để giảm số hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; định kỳ

hành quý, năm tổng hợp tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu

số đặc biệt khó khăn gửi ủy ban Dân tộc và Miễn núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ban Dân tộc hoặc tổ chức phụ trách công tác dân tộc miễn núi của tỉnh

chủ trì phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá - Kế hoạch và Đầu tư giúp ủy ban

nhân dân tỉnh kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách Ủy ban Dân tộc và

Trang 21

ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sắt việc thực hiện chính

sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ở các địa phương

Như vậy, vấn đề xóa đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước ta đặc

biệt quan tâm Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm

nghèo đã chỉ rõ: ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo; mục

tiêu, nhiệm vụ và biện pháp của xóa đói giảm nghèo; chỉ ra vai trò, trách

nhiệm của tổ chức đảng, chính quyên, đoàn thể quần chúng trong việc thực

hiện vận động đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo 1.2 Cơ sở thực tiễn

- Quốc tế: Hiện nay thế giới có khoảng hơn Ì tỷ người sống ở mức đói

nghèo cùng cực

_Trong 10 năm qua, tổ chức Liên Hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia ký cam kết vào Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc đã ra sức

thực hiện những điều cam kết

Liên Hợp quốc đã tổ chức Hội nghị cấp cao Quốc tế và Liên chính phủ về

tài trợ cho phát triển năm 2001; tổ chức thành công Hội nghị các nước kém phát

triển 5/2001; kêu gọi các nước phát triển giảm nợ cho các nước nghèo có nhiều nợ, cung cấp viện trợ phát triển cho các nước nghèo, đặc biệt cho các nước đang

thực sự nỗ lực sử dụng nguồn lực của mình cho nỗ lực xóa đói giảm nghèo Nỗ lực của Liên Hợp quốc trong việc xóa đói giảm nghèo đã thúc đẩy và tạo điều

kiện cho các quốc gia tham dự một cách tích cực vào vấn đề hệ trọng này

Thực tiễn các khu vực và các nước trên thế giới cho thấy, khu vực nào, quốc gia nào ý thức được tầm quan trọng của xóa đói giảm nghèo, có chủ trương, chính sách phù hợp, tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo tích cực thì khu vực đó, quốc gia đó ổn định, phát triển bền vững Ví dụ: khu vực Bắc Mỹ, khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Ngược lại, nếu khu vực và quốc gia nào chưa ý

thức đầy đủ tính chất nguy hiểm của đói nghèo, thiếu chủ trương, biện pháp

đúng đắn, thiếu tổ chức thực hiện có kết quả thì khu vực, quốc gia đó không

thể ổn định, không phát triển được Ví dụ: khu vực Trung Cận Đông, khu vực

Trang 22

thấy sự tích cực, tự lực tự cường của mỗi quốc gia là yếu tố quan trọng, quyết

định; sự hỗ trợ bên ngoài chỉ là xúc tác mà thôi

- Ở Việt Nam công tác xóa đói giảm nghèo được coi là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt là công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số

xóa đới giảm nghèo theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được

triển khai mạnh mẽ từ Trung ương đến các địa phương

Thành tựu nổi bật của công tác này 20 năm qua: Việc triển khai thực

hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm cho kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội và đời sống nhân đân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt Số hộ đói giảm, tình trạng đói cắt bữa, đới giáp hạt gần như không

còn Số hộ nghèo ngày càng ít đi (theo tiêu chí cũ) Mặt bằng dân trí được

nâng lên, thông tin, khoa học, kỹ thuật, thị trường, giá cả đã đến với đồng bào các dân tộc thiểu số Kết cấu hạ tầng: điện, đường, trường, trạm đã được cải thiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống

Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo nói chung và xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng vẫn bộc lộ thiếu sót, yếu kém Theo chuẩn mới, cả nước vẫn còn 62 huyện nghèo Trong 62 huyện

nghèo thì 50% hộ nghèo đói Chín tháng năm 2009, vốn đầu tư cho nông

nghiệp chiếm 10% số vốn đầu tư cho nên kinh tế, trong khi gói kích cầu lần 1 năm 2009 là 60.000 tỷ đồng; quỹ xóa đói giảm nghèo 2 tháng năm 2009 là 480 tỷ đồng.) Tính theo chuẩn mới thì số hộ nghèo dang gia tăng, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Đặc điểm tình hình đói nghèo của đông bào đân lộc Chăm tỉnh

Ninh Thuận

Tính đến nay, dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận có 67.649 người (chiếm

tỷ lệ 11,69% dân số toàn tỉnh), chủ yếu sống ở đồng bằng, xen kế với các dân

tộc anh em khác như Kinh, Raglai Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận theo 2 tôn

Trang 23

giáo chính là Bàlamôn (38.220 người) và Hồi giáo (Hồi giáo cũ - Bàni có

23.686 người và Hồi giáo mới - Ixlam có 1.875 người) Ngoài ra có khoảng

“T00 người Chăm theo các tôn giáo khác như Công giáo, Tin lành

Đồng bào Chăm sinh sống ở 22 làng (hiện nay do dân số đông, địa bàn rộng nên đã tách thành 29 thôn, khu phố), thuộc 12 xã, thị trấn của 5 huyện, thành phố Địa bàn có đông người Chăm nhất là huyện Ninh Phước với 49.510

người (chiếm 77,5% người Chăm toàn tỉnh) Trong 18 xã đặc biệt khó khăn, 2

xã (Bắc Sơn và Phước Nam) có đồng bào Chăm được hưởng lợi từ Chương,

trình 135 của Chính phủ và 1.097 hộ/5.779 khẩu là dân tộc Chăm được hưởng

chính sách từ Chương trình 134 của Chính phủ

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận có trình độ dân trí khá cao, số š lượng sinh

viên hiện nay (đã tốt nghiệp ra trường và đang học các trường đại học) gần

1 000 người, nhiều người có học vị cao (tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên đại học, viện

nghiên cứu đang công tắc trong và ngoài tỉnh); có gần 60 bác sĩ và hơn 200 y Si,

ý tá đang công tác tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh Dân tộc Chăm có nền văn

hóa phát triển từ lâu đời, đa dang và độc đáo; còn lưu giữ nhiều công trình vật

thể và phi vật thể có giá trị: đền, tháp, nghệ thuật điêu khắc, ngôn ngữ, chữ viết,

ca múa nhạc, thơ ca Kinh tế chủ yếu của đồng bào Chăm là sản xuất nông

nghiệp, trồng lúa nước là chính và một số ít trồng cây công nghiệp, hoa màu,

cây ăn trái, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán Trong đồng bào Chăm đã duy trì

và tiếp tục phát triển 2 làng nghề truyền thống là dệt thổ cẩm và nghề làm đồ

gốm (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước); ngoài ra một số địa phương khác

làm nghề thuốc nam (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua các cuộc kháng

chiến chống giặc ngoại xâm, nhất là hai thời kỳ chống thực đân Pháp và đế quốc

Mỹ, đồng bào Chăm ln đồn kết với các dân tộc anh em trong tỉnh, đóng gop,

hy sinh sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất

nước Nhiều cơ sở cách mạng đã hình thành và phát triển trong các làng Chăm,

Trang 24

Thuận - thị trấn Phước Dân , nhiều gương sáng tiêu biểu như anh hùng liệt sĩ

Đồng Dậu, liệt sĩ Phú Như Lập, Tài Đại Thông, Từ Hậu, Lưu Đặng

Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay,

đồng bào Chăm cùng các dân tộc anh em trong tỉnh bắt tay xây dựng cuộc

sống mới Đã xuất hiện nhiêu hộ gia đình, cá nhân, tập thể tiêu biểu trong sản

xuất; nhiều mô hình phát triển kinh tế mới, mô hình chuyển đổi hợp tác xã,

xây dựng kinh tế trang trại Hầu hết các vùng Chăm đã thay đổi và tiến bộ rõ

rệt ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa, xã hội, an ninh, chính tri;

nhất là từ khi có Chỉ thị 121-CT/TW ngày 26/10/1981 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng và Thông trí 03-CT/TW ngày 17/10/1991 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng (khóa VŨ về công tác đối với vùng đồng bào Chăm, nổi bật

là từ sau khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (4/1992) đến nay

Bước vào thực hiện chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và các

chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trong nhân dân nói chung và

đồng bào Chăm nói riêng, đầu năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo toàn tinh là l7, 10%

| với số hộ nghèo là 16.355 hộ Đến cuối năm 2005, kết thúc giai đoạn 1, toàn

tỉnh còn 7,8% tỷ lệ hộ nghèo với 8.760 hộ (chỉ tiêu của Tỉnh ủy và Hội đồng

nhân dân tỉnh là giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2006 xuống còn 10% theo

tiêu chí cũ) Tổng các nguồn lực được phối hợp, lồng ghép đầu tư cho chương

trình qua 5 năm (2001 - 2006) là 773,14 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 145,6 tỷ

đồng; riêng năm 2005 tổng nguồn lực đầu tư là 258 ty đồng (trong đó nguồn

dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội chiếm hơn 50%)

Tuy nhiên, đến đầu năm 2006, thực hiện theo chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo

tăng lên 21,29% với 21.538 hộ/104.434 khẩu; trong đó 19 xã vùng miền núi,

vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% (có

14 xã thuộc Chương trình 135) Đến cuối năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn

13,45%, bình quân mỗi năm giảm 2,61% (năm 2006 giảm 3,97%; năm 2007

giảm 2,78%; năm 2008 giảm 1 09%) Qua điều tra phân loại về kinh tế hộ

trong đồng bào Chăm đến cuối năm 2007 thì có 852 hộ thuộc điện giàu, 8.231

Trang 25

huyện Ninh Phước tỷ lệ hộ nghèo là 13,2% với 1.232 hộ; huyện Ninh Hải còn 136 hộ) Toàn tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Chăm còn 8% và không còn hộ đói

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Chăm nói riêng là:

+ Điều kiện tự nhiên khó khăn, đất đai cần cỗi, thời tiết, khí hậu khắc

nghiệt, nằm trong vùng khô hạn nhất nước, lượng mưa trung bình thấp và không đều; độ đốc của địa hình lớn, đến mùa mưa thường xảy ra lũ lụt

+ Nguồn lực lao động chất lượng thấp, đào tạo tay nghề còn hạn chế

+ Trình độ dân trí thấp và không đồng đều, ảnh hưởng phong tục, tập

quán sản xuất còn lạc hậu

+ Do thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sử đụng đồng vốn, thiếu nước phục vụ sản xuất, sinh hoat

+ Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế,

+ Một số hộ thiếu lao động và đông người ăn theo, thường xuyên có người đau ốm, bệnh tật; một số khác lười lao động, ngại khó và trông chờ, ÿ lại

Ngoài nguyên nhân trên, chúng tôi cho rằng còn có nguyên nhân khác,

như nhận thức về tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo của một số tổ

chức, một số cán bộ, đảng viên và người dân còn hời hợt Tiềm lực của Trung ương và địa phương xóa đói giảm nghèo còn yếu Phương pháp xóa đói giảm nghèo vẫn còn những bất cập

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đều cho thấy việc nghiên cứu công tác vận

động đồng bào Chăm xóa đói giảm nghèo theo chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận hiện nay là rất có ý nghĩa Ở

Trang 26

| Chuong 2

THUC TRANG CONG TAC VAN DONG DONG BAO DAN TOC CHAM XOA DOI GIAM NGHEO THEO CHU TRUONG,

_ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA 6 DANG BO TINH NINH THUAN

2.1 Dac điểm tình hình Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận hiện nay

Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Thuận, tình hình Đẳng bộ như sau:

- Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận có 06 đảng bộ huyện thị và 05 đảng bộ cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Toàn Đảng bộ có 11.012 đảng viên; 412 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 120 đảng bộ cơ sở, 292 chỉ bộ cơ sở, 913 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở So với các địa phương khác trong cả nước, Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận quy mô còn khiêm tốn Ví dụ: Đảng

bộ tỉnh Nam Định hiện nay có 09 đẳng bộ huyện, 01 đảng bộ thành phố, 05

đẳng bộ cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp

- Hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương từ xã trở lên đều có tổ chức

cơ sở đảng và đảng viên Tuy nhiên, ở khu vực thôn, khu phố còn có chỉ bộ lông ghép; thậm chí có khu phố, thôn chưa có đảng viên Tình hình này sẽ khó khăn cho Đảng bộ khi triển khai nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo

- Đảng bộ huyện Ninh Phước có đông đồng bào Chăm so với toàn tỉnh

lại có số tổ chức cơ sở đảng khá thấp: 59 đảng bộ cơ sở, trong đó 19 đảng bộ cơ sở, 40 chỉ bộ cơ sở, 193 chỉ bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với 1.763 đảng viên ở trên địa bàn 15 xã, 02 thị trấn; có thôn chưa có đảng viên Điều này là khó khăn cho Đảng bộ trong việc vận động nhân dân thực hiện chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước

- Toàn Đảng bộ có 07 thôn, khu phố trắng đảng viên, trong đó chủ yếu thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa Thực tế này làm

cho công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng bộ thêm phần trở

Trang 27

2.2 Công tác vận động đồng bào dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận hiện nay

- Nhận thức của Đảng bộ về công tác vận động đồng bào dân tộc,

trong đó có đông bào dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo

Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cấp ủy đảng, mỗi một cơ quan đơn vị trong toàn tỉnh đều có nhận thức đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo nói chung, cho đồng bào dân tộc Chăm nói riêng

+ Về kinh tế, xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa làm cho kinh tế trên toàn

tỉnh phát triển bên vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh

+ Về mặt chính trị, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người Chăm, đáp ứng được nhu cầu vật chất cho họ tức là đã thất chặt được mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân Dân nói chung, đồng bào Chăm nói

riêng thực sự đi theo Đảng, gắn bó với Đảng, tin ở Đảng khi Đảng đảm bảo lợi

ích cho họ, trước hết là ăn, ở, học hành, chữa bệnh và phát triển Dân gian có

câu: “Có thực mới vực được đạo”, nghĩa là trước khi nói đến chính trị, nói đến

tư tưởng, tổ chức thì phải giải quyết lợi ích cho dân, trước hết là cái ăn

Vì đói nghèo, con người có thể bất chấp cả đường lối, chính sách và pháp

luật Vì đói nghèo mà người dân có thể nhẹ dạ cả tin vào sự lôi kéo, kích động

của bọn phản động chống lại Đảng, chính quyên, đoàn thể của mình, sai lệch về chính trị Để dân gắn bó với Đảng, tin tưởng vào Đảng, chính quyền, đoàn thể thì Đảng, chính quyền, đoàn thể phải chăm lo vận động nhân dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao không ngừng mức sống của người dân Đối với dân tộc Chăm Ở

Ninh Thuận, bên cạnh mặt tích cực còn có hạn chế Họ có thể bị bọn xấu dùng

các thủ đoạn kinh tế để gây chia rẽ đồng bào Chăm với các dân tộc khác, phá

hoai khối đại đoàn kết dân tộc Vận động đồng bào dân tộc Chăm xóa đói giảm

nghèo sẽ khắc phục được chỗ yếu mà kẻ thù thường lợi dụng để chống phá mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể với đồng bào Chăm |

Mặt khác, Đảng ta mang bản chất giai cấp công nhân Xóa đói giảm nghèo cho dân là nhiệm vụ chính trị của Đảng

Trang 28

+ Về văn hóa, xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu

sắc, đúng với nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam: “Bầu ơi thương lấy

bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Truyền thống nhường

cơm xẻ áo, lá lành đùm lá rách, giúp nhau trong hoạn nạn, khó khăn được Đảng và Nhà nước ta phát huy ngay từ khi giành được chính quyền Đất nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thử thách là cũng nhờ truyền thống dep dé do

+ Về xã hội, xóa đói giảm nghèo sẽ trực tiếp rút ngắn khoảng cách phân

hóa giàu - nghèo trong xã hội Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

thiểu số sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, thể hiện chế độ ưu việt của chủ nghĩa xã hội

Nghị quyết của các cấp ủy Đảng về xóa đói giảm nghèo, việc tổ chức,

triển khai thực hiện của các tổ chức Đảng, chính quyên, đoàn thể trên toàn Dang bộ là sự thể hiện nhận thức đúng đắn của Đảng bộ về vấn để quan trọng và cấp bách này Là một tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất cả nước, ngay sau khi tái lập tỉnh, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã rất quan tâm triển khai các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo đối

với đồng bào Chăm trong toàn Đảng bộ Từ đó làm chuyển biến trong nhận

thức của cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong

tỉnh về sự phát triển của một cộng đồng đân tộc trong mối quan hệ chung với

các cộng đồng khác ở địa phương Xác định việc thực hiện tốt chính sách đối

với đồng bào Chăm là một vấn đề hết sức quan trọng của Đảng: và Nhà nước ta

trong tình hình mới; nhằm tạo điều kiện cho các dan t6c anh em trong tỉnh nói

chung và dân tộc Chăm nói riêng có mặt bằng cuộc sống cao hơn mức bình

quân chung của tỉnh Vì thế các cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các sở, ban

ngành, đoàn thể trong tỉnh quan tâm và thực hiện tốt chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực Đồng bào Chăm phấn khởi, tin

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Chăm nói

Trang 29

chặt khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng quê hương Ninh Thuận giàu đẹp, bình đẳng và tiến bộ

Báo cáo số 244-BC/HU của Huyện ủy huyện Ninh Phước ngày 23/7/2008, huyện có đông đồng bào Chăm nhất tỉnh, viết: “Qua học tập, quán triệt nghị quyết, cán bộ, đẳng viên déu bay to su đông tình, nhất trí cao với các nội dung

của các nghị quyết liên quan đến đời sống thiết thân của mọi người dân và sự phát triển của đất nước Các nghị quyết đêu khẳng định chủ trương, chính sách

xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo, tăng cường súc mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Nghị quyết Trung ương 7

khóa IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng được quán triệt rộng rãi trong cán

bộ, đẳng viên và các tâng lớp nhân dân, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức các dân

tộc thiểu số, chức sắc, chức việc các tôn giáo, tạo sự đông thuận, phấn khởi tin

tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước ”

- Việc quán triệt và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của

Đảng và Chính phủ về xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

nói chung và đồng bào dân tộc Chăm nói riêng

Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ ta đã ban hành nhiều chủ

trương, chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số như

đã trình bày ở mục 1.3 Đẳng bộ tỉnh Ninh Thuận đã tích cực, chủ động triển

khai thực hiện

Sau 8 năm triển khai thực hiện Thông tri 03 (1992- 1999), Tỉnh ủy Ninh

Thuận chỉ đạo tổng kết nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng

bào Chăm; những mặt đã làm được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và

bài học kinh nghiệm; qua đó xác định phương hướng, nhiệm vụ trong những

năm tiếp theo Đến tháng 12/2000, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị

tổng kết việc thực hiện Thông trị 03 Đến tháng 12/2003, Ban Bí thư Trung

ương Đảng đã tổng kết sau 12 năm thực hiện Thông tri 03 (khóa VD

Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 135/1998/QD-TTg

phé duyét chuong trinh phat triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn

miền núi và vùng sâu vùng xa (gol tất là Chương trình 135) và đến ngày

Trang 30

20/7/2004, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Quyết định số 134/2004/QD-TTg

“Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạtcho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn ” (gọi tất là Chương trình

134) đã làm cho đời sống vật chất, tỉnh thần vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển khá rõ nét Kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện thấp sáng, trường hoc, tram y tế, bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa, chợ, nước sinh họat đã được xây dựng ở hầu hết các địa phương Đặc biệt nhất là các công trình thủy lợi - một lĩnh vực quan trọng hàng đầu của một tỉnh luôn khô hạn như Ninh Thuận đã được đầu tư xây đựng như hồ Tân Giang, hồ Sông Trâu, hồ Sông Sát, hồ Sông Biêu góp phần cải thiện rõ rệt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi cây trồng, làm cho hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trong

đó có đồng bào Chăm, được hưởng lợi thông qua các dự án này

Bên cạnh đó, ngày 12/3/2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban

hành Nghị quyết số 24-NQ/TW (Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX) “Về công tác dân tộc”; ngày 18/02/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg “Về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an nình - trật tự đối với vùng đông bào Chăm” Tỉnh ủy Ninh Thuận đã xây dựng Kế hoạch số 29-

KH/TU ngày 24/4/2003 về việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị

quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) ỦY ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch 2887-KH/UB ngày 18/10/2004

thực hiện Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ

Đồng thời, Tỉnh ủy Ninh Thuận cũng đã nghiên cứu, xây đựng các kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách của Trung ương đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đầu tư cho

công tác xóa đói giảm nghèo như:

+ Chỉ thị số 23-CT/BCT “về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giảm nghèo” với nhiệm vụ “Các cấp ủy Đảng phải coi

Trang 31

+ Ngày 27/0/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai doan 2001 -2005

+ Ngày 05/02/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

20/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010,

+ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã có Thông báo số 135-TB/TU ngày 28/3/2002 về việc lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quéc gia

giảm nghèo giai đoạn 2001 -2005; Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 26/12/2007 để tiếp tục lãnh đạo chương trình giảm nghèo của tỉnh;

+ Ủy ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch số 1445/KH-UBND ngày 27/6/2002 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai

đoạn 2002-2005; Kế hoạch số 1285/KH-UBND ngày 10/4/2007 thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đến năm 2010;

+ Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 40/2002/NQ-HDND

phê duyệt kế hoạch giảm nghèo đến năm 2005; Nghi quyét s6 06/NQ-HDND

ngày 31/7/2007 phê duyệt kế hoạch giảm nghèo đến năm 2010;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 1409/2003/QĐ-UB

ngày 03/3/2003 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục

tiêu quốc gia, chương trình 134, 135 của tỉnh đến năm 2005;

+ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Chương trình công tác toàn khóa của

tỉnh từ năm 2001 - 2006 (khóa X) và từ 2006 - 2011 (khóa X])

Tinh t uy đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch, Chương trình hành động, và mở

hội nghị quán triệt trong toàn Đảng bộ, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức

nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả

chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Các

huyện, thành ủy, đảng ủy, các ngành (nhất là những ngành chủ quản); Mặt

trận, đoàn thể cũng xây dựng kế hoạch, chương trình hành động nhằm cụ thể -

hóa và triển khai thực hiện tốt chủ trương của Trung ương, tỉnh đối với cấp mình, ngành mình Đã tổ chức nhiều hội nghị, nhiều lớp cho từng đối tượng cụ

Trang 32

thể, từng cấp và các tầng lớp nhân dân học tập quán triệt Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước Ngoài ra, địa phương còn tổ chức các hình thức cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, quần chúng cốt cán và các tầng lớp nhân dân học tập thông qua các buổi sinh hoạt của Mặt trận, đoàn thể , các phương tiện thông tin đại chúng Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận mở các chuyên trang, chuyên mục để thường

xuyên phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết và nêu gương điển hình người tốt

việc tốt, mô hình hay ở cơ SỞ

Mặt trận Tổ quốc và các thành viên đã thực hiện hết sức tích cực trong

việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách và tập hợp các tầng lớp

nhân dân đoàn kết thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ ở từng địa phương Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động phong phú, có ý nghĩa thiết thực, thu hút nhân dân tham gia các phong trào hành động cách mạng, các cuộc vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “Quỹ đến ơn đáp nghĩa”, các đợt vận động quyên góp giúp nhân dân vùng thiên tai, các chỉ tiêu về xây đựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết ở từng khu dân cư Các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân

do Mặt trận các cấp chủ trì phát động hàng năm với mục tiêu phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và xóa đói giảm nghèo Đã có nhiều phong trào thiết thực như thi dua lao động sản xuất kinh doanh giỏi, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của Cơng

đồn; phong trào nhà nông đua tài, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng trong Hội nông dân; phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp,

đưa trí thức trẻ tình nguyện về vùng sâu vùng xa, vì cuộc sống cộng đồng của |

Đoàn Thanh niên; phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tích cực lao động học tập, xây dựng gia đình hạnh phúc của Hội phụ nữ, phong trào “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc” của Hội người cao tuổi; phong trào khuyến học khuyến tài của Hội

Trang 33

dân thêm phong phú, đa dạng, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển,

đưa đời sống nhân dân các dân tộc ngày càng nâng lên

Riêng ở huyện Ninh Phước, nơi có đông đồng bào Chăm sinh sống, việc quán triệt và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng, Chính phủ và của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh diễn ra mạnh mẽ Báo cáo số 05/BC-UBND của ỦY ban nhân dân huyện Ninh Phước, ngày

15/11/2008 viết:

“Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 18/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 2887/KH-UB ngày 18/10/2004 của Ủy ban

nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng kế hoạch số 824/KH-

UBND ngày 21/9/2005 và có Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 16/2/2006 về thành lập ban chỉ đạo triển khai chủ trương của Chính phủ, của tỉnh về phát

triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh - trật tự đối với vùng đồng bào Chăm

trong tình hình mới trên địa bàn huyện, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện Hàng năm các ban ngành huyện và ủy ban nhân dan xã, thị trấn đã cụ thể

_ hóa bằng Nghị quyết, chương trình chuyên để về phát triển kinh tế - xã hội

trong vùng đồng bào Chăm phù hợp với tình hình thực tế; tích cực phối hợp Mặt

trận, đoàn thể quan tâm công tác chỉ đạo vận động các tầng lớp nhân dân, đồng

bào Chăm thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, phát huy nội lực, đẩy

mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có hiệu quả, giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc

làm, phong trào đển ơn đáp nghĩa, cuộc vận động ““Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc Các cuộc vận động và phong trào nêu trên đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng , được đồng bào người Chăm tích cực hưởng ứng Sau 3 năm (từ 2004 đến nay) các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh - trật tự trong vùng đồng bào Chăm có nhiều chuyển biến tiến bộ”

Qua quá trình học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Trung ương, kế hoạch, chương trình hành động của

Trang 34

tỉnh làm chuyển biến rất lớn trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, kể cả số cán bộ không trực tiếp làm công tác dân tộc, công tác xóa đói giảm nghèo và đồng bào các dân tộc vùng cộng cư Đó là nhận thức về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội, về công tác đối với đồng bào dân tộc và mục tiêu xóa đói

giảm nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu đẹp trên quê hương Ninh Thuận Được sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương, tỉnh đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm thực hiện tốt các chương trình,

đề án và mục tiêu đã đề ra Công tác giáo dục chính tri tu tưởng, tuyên truyền

phổ biến nghị quyết được quán triệt đến từng cơ sở, từng cán bộ đảng viên và

quần chúng nhân dân Bộ mặt nông thôn vùng Chăm thay đổi rõ rệt, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đời sống của đồng bào không ngừng

được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm Công tác chăm sóc sức khoẻ, phát triển văn hóa, giáo dục được chú trọng Tình hình an ninh nông thôn và trật tự xã hội được kiểm soát và phát triển lành mạnh Đồng bào Chăm

ngày càng tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước; khắc phục được tâm lý khép kín; hòa nhập và tham gia vào những phong

trào chung do chính quyên địa phương tổ chức, thất chặt thêm tình đoàn kết các dân tộc anh em trong địa bàn sinh sống 2.3 Thành tựu, hạn chế và một số vấn đề rút ra 2.3.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1 Thành tựu - Thành tựu đạt được trên các lĩnh vực: + Lĩnh vực phát triển kinh tế

Nền kinh tế của người Chăm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và một bộ

phận phát triển ngành nghé tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh buôn bán nhỏ,

trong đó xác định trồng trọt, chăn nuôi gia súc là ngành sản xuất chính

* Trồng trọt: Xác định là trọng tâm, cây lúa nước với hơn 2.524 ha,

ruộng 2-3 vụ, đồng bào đã đầu tư thâm canh, năng suất bình quân 50 tạ/ha/vụ,

Trang 35

cá biệt có hộ đạt từ 70-80 ta/ha/vụ Các loại cây trồng khác như: nho, thuốc lá,

bông vải được đồng bào chú ý mở rộng cả diện tích và năng suất, sản lượng Kết hợp với trồng rừng, trồng cây lâu năm, bước đầu xuất hiện mô hình kinh tế

vườn từ 05 ha đến 10 ha/hộ Bà con nông dân Chăm đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm cho từng loại cây trồng Nhờ vậy sản lượng tăng lên từng năm, bình quân lương thực từ 450 - 600kg/người/năm, có xã đạt 1.000kg/người/năm,

* Chăn nuôi: Cùng với trông trọt, chăn nuôi của đồng bào Chăm được xác định là ngành sản xuất chính và đang trở thành nguồn thu nhập chính của

đồng bào Chăm Mô hình chăn nuôi trang trại đã và đang phát triển mạnh với

hơn 120 trang trại chăn nuôi tập trung (bò, dê, cừu) quy mô từ 50-200 con; trong đó đồng bào Chăm huyện Ninh Phước với 75 trang trại vừa và nhỏ từ

50 - 100 con (bò, đê, cừu), nâng tổng số đàn gia súc trong đồng bào Chăm gần

16 ngàn con trâu, bò và hơn 9 ngàn con đê, cừu; đàn heo cũng phát triển khá nhanh, bình quân mỗi hộ từ 2-3 con heo nái hoặc heo thịt Ngoài ra, bà con

còn biết tận dụng vườn trại để chăn nuôi các loại gia cảm khác như đà điểu, gà, vịt, bồ câu để tăng thu nhập cho gia đình

* Kinh tế tập thể: Một số hợp tác xã, làng nghề truyền thống được củng cố đổi mới, dịch vụ kinh doanh làm ăn có hiệu quả, là mô hình điểm cho vùng kinh tế Chăm, nhằm ổn định đời sống, tăng sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong

xu hướng hội nhập mới, điển hình như Hợp tác xã Hữu Đức, Hoài Trung, Như Bình, làng gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước), trồng

cây thuốc nam ở An Nhơn, Phước Nhơn (huyện Ninh Hai)

Nganh nghề truyền thống của đồng bào Chăm được khôi phục và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa Nhiều hộ đã mở rộng sản xuất, cải tiến mẫu mã, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và vươn ra các nước trong khu

vực (như gốm, dệt thổ cẩm) Trong các năm qua, Trung ương và tỉnh đã đầu tư

xây dựng kết cấu hạ tầng, dự ấn phát triển làng nghề gốm Bàu Trúc với kinh

phí trên 7 tỷ đồng, dự án làng nghề dệt thổ cẩm mỹ nghệ với kinh phí hơn 9 tỷ đồng Ngoài ra, một số ngành nghề truyền thống trong đồng bào Chăm có

Trang 36

phát triển nhưng còn hạn chế thị trường tiêu thụ như kinh đoanh dịch vụ, xay

xát lương thực, chế biến và bán thuốc nam |

_ Riêng huyện Ninh Phước, Báo cáo số 05/BC - UBND của Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước cho hay:

“Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện có Nghị quyết chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Lĩnh vực phát triển nông nghiệp, đồng bào người Chăm trong huyện canh tác trên 1953 ha lúa nước trong số 4000 ha của toàn huyện Nhờ thực hiện có hiệu quả các mô hình liên kết 4 nhà trong chuyển đổi, luân canh và sản xuất giống cây trồng, chương trình “3 giảm, 3 tăng” nên năng suất lúa bình quân hàng vụ từ 50-55 tạ/ha, cá biệt có hộ đạt 70-80 tạ/ha/ vụ Điển hình có các thơn Hồi Trung, Như Bình- Xã Phước Thái, Tân Đức, Hữu Đức-Xã Phước Hữu thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi cây trồng và sản xuất giống (lúa, bắp) Các loại cây trồng khác như: nho, thuốc lá được quy hoạch chuyên canh vùng sản xuất và được đồng bào chú ý mở rộng kể cả diện tích và năng suất- sản lượng Kết hợp với trồng rừng, trồng cây lâu năm, bước đầu xuất hiện mô hình kinh tế trang trại từ 5- 10 ha/hộ Bà con nông dân

Chăm đã biết áp dụng tiến bộ khoa học (giống, qui trình chăm sóc) vào nông

nghiệp, thông qua các chương trình khuyến nông cho từng loại cây trồng, nhờ vậy năng suất, sản lượng tăng lên hàng năm Một số nơi đồng bao áp dụng mô

hình luân canh cây trồng (thuốc lá - rau đậu - lúa - bắp) nâng dần thu nhập

trên một đơn vị điện tích sản xuất Điều đó chứng minh được sự tiến bộ trong

áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và trình độ thâm canh trong đồng bào Chăm ngày càng nâng lên

Chăn nuôi cũng là ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện nói chung và đồng bào Chăm nói riêng Nếu những năm trước đây chăn

nuôi heo và trâu bò quảng canh truyền thống thì những năm gần đây đại bộ

phận hộ chăn nuôi mở rộng đối tượng chăn nuôi dê, cừu, đặc biệt là đối tượng

mới đà điểu (hộ ông Thiên Sanh Hội, xã Phước Nam), chuyển dần sang mô

Trang 37

thành nguồn thu nhập chính của đồng bào Chăm Mô hình chăn nuôi trang trại đang duy trì trong nhiều hộ với hơn 50 trang trại vừa và nhỏ từ 50 - 200 con

bò và đê, cừu , tổng đàn trâu bò trong đồng bào người Chăm gần 14.360 con

Gia súc trước đây chỉ là giống địa phương (nhỏ con, it thit) bay gid ba con da thực hiện chương trình cải tạo sinh hóa đàn bò, dê - cừu, nạc hóa đàn heo Ngoài ra bà con Chăm còn biết tận dụng vườn trại để chăn nuôi các loại gia cầm khác, tăng thêm thu nhập cho gia đình Tuy nhiên, những năm gần đây đàn gia súc, nhất là dê, cừu, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, do giá cả thị trường thấp, ảnh hưởng không nhỏ thu nhập kinh tế gia đình đối với bộ phận

đồng bào Chăm có phát triển chăn nuôi

Về kinh tế tập thể, một số hợp tác xã kinh doanh dịch vụ của đồng bào

Chăm như Hoài Trung, Hữu Đức, Như Bình đã đảm nhận nhiều khâu kinh doanh dịch vụ, đặc biệt có hợp tác xã Hữu Đức nhiều năm được Thủ tướng Chính phủ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, là một trong những hợp tác xã điển

_ hình tiêu biểu trong chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ làm

ăn có hiệu quả trong toàn Tỉnh | |

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Các ngành nghề truyền thống trong - đồng bào Chăm được khôi phục và phát triển như làng nghề gốm Bàu Trúc

được Nhà nước đầu tư trên 7,5 tý đồng, đưa vào khai thác sử dụng vào năm

2006, đang xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề dệt thổ cầm Mỹ Nghiệp Trước những năm 1990 làng nghề tưởng chừng bế tắc, do mẫu mã, hoa văn chưa cải tiến, sản phẩm không tiêu thụ được Nhưng những năm gần đây, được

sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh, các làng nghề được xây dựng khôi

phục lại có hướng phát triển Nhiều hộ đã đầu tư cải tiến kỹ thuật, mẫu mã,

tìm được nơi tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài tỉnh Các loại nghề khác trong đồng bào Chăm như: mộc, nề, dịch vụ làm đất, vận chuyển hàng hóa, xay xát lương thực cũng được phát triển góp phần tăng thu nhập kinh tế gia

đình của bà con đồng bào Chăm + Xây dựng kết cấu hạ tầng

Trang 38

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm được tỉnh chú

trọng quan tâm đầu tư đúng mức Nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, trạm bơm, hồ chứa nước, đập dang đã được nâng cấp phục vụ tưới ổn định 2.500 ha ruộng lúa chủ động nước Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp và làm mới Điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất, sinh hoạt được phủ kín các thôn người Chăm Đã đưa vào sử dụng 3 công trình cấp nước sinh hoạt và trên 150 giếng đào phục vụ nước sạch cho hơn 6.560 hộ đồng bào sử dụng, nâng tổng

vốn đầu tư kết cấu hạ tầng trong vùng đồng bào Chăm hơn 52 tỷ đồng Đây là sự cố gắng lớn của tỉnh Ninh Thuận trong việc thực hiện chính sách dân tộc

của Đảng và Nhà nước

Tại huyện Ninh Phước, Báo cáo số 05/BC - UBND của Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước cho biết:

“Xây đựng kết cấu hạ tầng trong các thôn, xóm người Chăm tăng lên rõ

nét như: điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất được phủ kín 22/22 thôn đồng bào người Chăm Chương trình nước sạch được chú ý đầu tư: có 78% hộ đồng bào người Chăm được đùng nước hợp vệ sinh; hệ thống giao thông

nông thôn, bê tông hóa kênh mương được nâng cấp sửa chữa, bảo dưỡng thường

xuyên, nhiều công trình thủy lợi (rạm bơm, hồ chứa, đập dâng) đã được nâng

cấp, sử đụng có hiệu quả, góp phần phục vụ cho đời sống và sản xuất của đồng

bào Bình quân hàng năm đầu tư hàng chục tỷ đồng cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong vùng đồng bào Chăm Đây cũng là sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà

nước trong thực hiện chính sách đân tộc của Đảng, Nhà nước ta” + Về văn hóa - xã hội:

Văn hóa, xã hội có sự chuyển biến tiến bộ đáng kể Nền văn hóa dân

tộc Chăm được quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, khai thác có chọn lọc như: khai

thác phổ biến nguồn dân ca Chăm, khuyến khích phát triển nhạc cụ cổ truyền,

giữ gìn và phát huy các ngày lễ hội mang tính dân gian như lễ hội Katé,

Ramưwan Tỉnh đã đầu tư kinh phí gần 30 tỷ đồng để trùng tu các tháp Hòa

Trang 39

triển và duy trì Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm nhằm khai thác và phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc Chăm

Hầu hết các làng Chăm đều hưởng ứng và thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, 100% làng Chăm đã

xây dựng làng văn hóa gắn với quy ước, hương ước của thôn, khu phố Nhiều

làng Chăm đã hình thành các loại quỹ như quỹ tộc họ, quỹ khuyến học

khuyến tài, quỹ bảo thọ, quỹ tương trợ nhằm giúp đỡ nhau vượt qua khó

khăn trong học tập, lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo |

+ Về giáo dục đào tạo

Hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở các xã vùng đồng bào Chăm đều phát triển nhiều về số lượng và chất lượng Huyện Ninh Phước

là địa phương có đông đồng bào Chăm nhất trong tỉnh hiện đã có 03 trường Trung học phổ thông (trong đó có 01 trường nằm ở trung tâm các xã vùng Chăm); tỉnh có Trường dân tộc nội trú Phan Rang, học sinh chủ yếu là dân tộc Chăm Hàng năm có từ 25 - 30 em được tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc Dự bị đại học dân tộc Trung ương Tổng số giáo viên người Chăm hiện có gần 1.000 người đang giảng dạy ở các cấp học với số học sinh Chăm 18.882 em Công tác giảng dạy chữ Chăm truyền thông được duy trì, có 236 giáo viên được trang bị kiến thức giảng dạy chữ Chăm và trực tiếp dạy ở 28 trường tiểu học có đông học sinh người Chăm Nhiều làng Chăm đã xây dựng quỹ khuyến học - khuyến tài để giúp đỡ các em học sinh nghèo vươn lên học

tốt Các làng Chăm đều đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học; hiện nay đang triển khai phổ cập trung học cơ Sở

Nhìn chung, dân tộc Chăm có truyền thông hiếu học, quan tâm đến việc

học tập của con em Nhiều gia đình nghèo khó vẫn động viên và tạo điều kiện để con em được đến trường, hiện tượng bỗ học trong đồng bào Chăm rat it Nhiêu học sinh Chăm thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng, chủ yếu là

ngành y tế, sư phạm, ngân hàng Những năm gần đây, có nhiều thanh niên Chăm tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự và phục vụ lâu đài trong ngành quân đội, công an

Trang 40

+ VE yté

Những năm qua, tỉnh đã đầu tư rất lớn để phát triển mạng lưới y tế đều khắp trong tỉnh Các xã có đồng bào Chăm sinh sống đều có trạm y tế xã,

được xây đựng khang trang và có y, bác sĩ, nữ hộ sinh, có đủ các cơ số thuốc theo quy định để khám chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khoẻ cho nhân

dân Công tác y tế dự phòng được thực hiện tốt, một số bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm giảm rõ rệt Tỷ lệ tiêm phòng cho trẻ em dưới 01 tuổi đạt trên

98%, công tác phòng chống sốt rét được thực hiện tích cực, có hiệu quả Tĩnh cũng đã thực hiện chính sách miễn giảm viện phí và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ

tướng Chính phủ, kinh phí hằng năm khoảng 7,5 tỷ đồng, tạo điều kiện cho bà con khám chữa bệnh miễn phí ở cơ sở y tế các tuyến

Các chương trình y tế quốc gia, hoạt động y tế cộng đồng được triển khai đến tận thôn, xóm và đạt được những kết quả nhất định Tỷ lệ hộ đồng

bào Chăm dùng nước sạch hiện nay khoảng 65%; có nhà tấm, hố xí hợp vệ

- sinh khoảng 50% Công tác tuyên truyền những vấn đề liên quan đến các kiến

thức về gia đình, sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc con cái được tăng cường và

dat hiệu quả cao Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong đồng bào Chăm sử dụng các

biện pháp tránh thai an toàn ngày càng cao; nhất là trong đội ngũ cán bộ đảng viên Nhiều hộ đã ý thức được việc sinh ít con, giãn khoảng cách giữa các lần sinh con để nuôi đạy con tốt, phát triển kinh tế gia đình Hiện nay, SỐ Cặp VỢ

chồng trẻ người Chăm cũng chỉ sinh tir 1 -2 con, ty lệ sinh con thứ 3, thứ 4 giảm dần Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng một Trung tâm phục hồi trẻ em người Chăm khuyết tật tại xã Phước Nam (huyện Ninh Phước) phục vụ cho 03 xã

(Phước Nam, Phước Hữu và thị trấn Phước Dân)

Tại huyện Ninh Phước, Báo cáo số 05/BC-UBND của Ủy ban nhân dân huyện viết về hoạt động văn hóa - xã hội trên địa bàn:

“Đồng bào người Chăm tham gia thi đua các môn thể thao đạt thành

Ngày đăng: 24/11/2021, 13:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w