1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN QUAN hệ QUỐC tế, một số XU THẾ lớn TRONG QUAN hệ QUỐC tế, ý NGHĨA đối với VIỆC THỰC HIỆN ĐƯỜNG lối đối NGOẠI của ĐẢNG và NHÀ nước TA HIỆN NAY

28 1,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 182,5 KB

Nội dung

Trong lịch sử của quan hệ quốc tế cho thấy, tham gia vào đời sống quốc tế không chỉ có những quốc gia, mà còn bao gồm nhiều chủ thể quốc tế khác với tính cách là những thực thể chính trị xã hội có tính độc lập tương đối. Đồng thời, nội dung, hình thức, quan hệ cũng ngày càng phong phú và đa dạng; quy mô và phạm vi quan hệ ngày càng sâu rộng. Toàn bộ các chủ thể và mối quan hệ tác động qua lại, đan xen nhau giữa các chủ thể đó tạo nên một hệ thống cấu trúc quan hệ quốc tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Trang 1

MỘT SỐ XU THẾ LỚN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ - Ý NGHĨA ĐỐI VIỆC THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY

Trong lịch sử của quan hệ quốc tế cho thấy, tham gia vào đời sống quốc

tế không chỉ có những quốc gia, mà còn bao gồm nhiều chủ thể quốc tế khácvới tính cách là những thực thể chính trị - xã hội có tính độc lập tương đối.Đồng thời, nội dung, hình thức, quan hệ cũng ngày càng phong phú và đadạng; quy mô và phạm vi quan hệ ngày càng sâu rộng Toàn bộ các chủ thể vàmối quan hệ tác động qua lại, đan xen nhau giữa các chủ thể đó tạo nên một

hệ thống cấu trúc quan hệ quốc tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định

Các mối quan hệ quốc tế mặc dù diễn ra phức tạp và biến đổi khôngngừng, với những tác động nhiều chiều, song vẫn gắn bó với nhau trong mộtchỉnh thể có tính hệ thống và tuân theo quy luật xã hội khách quan Chính vìvậy, cũng như mọi hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội khác, thế giớiloài người với tính hệ thống chỉnh thể của nó là những quá trình vận độngkhông ngừng theo những quy luật nhất định Quá trình vận động đó, đến mộtgiới hạn nào đó sẽ đạt tới trạng thái ổn định tương đối - trạng thái cân bằngđộng Lúc đó các thành tố nằm trong hệ thống - mà ở đây là các chủ thể trong

hệ thống quan hệ quốc tế có mối liên quan bền vững, tác động, chi phối lẫnnhau, tạo nên trạng thái ổn định bền vững của cả hệ thống quan hệ quốc tế

“Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực biểu hiện cuộc đối đầuĐông - Tây khốc liệt của thế giới đã đi đến điểm kết Song, trật tự thế giớimới vẫn còn đang trong quá trình hình thành Dựa vào thực lực kinh tế, chínhtrị và quân sự của mình, Mỹ không từ bỏ mục đích bá chủ thế giới Tuy nhiên,

sự phát triển không ngừng của Nhật Bản, Tây Âu; sự vươn lên mạnh mẽ củaTrung Quốc; những cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhằm củng cố, bảo vệ độc lập,chủ quyền của các nước thuộc “thế giới thứ ba” dưới nhiều hình thức, biệnpháp để chống lại sự can thiệp và ảnh hưởng của các nước lớn… đã tạo ranhững tương quan lực lượng không nhỏ đối với Mỹ Điều này cho thấy, thếgiới hậu lưỡng cực đang hướng tới xác lập một trật tự mới với nhiều hướngkhác nhau: đơn cực, đa cực, nhất siêu đa cường,

Trang 2

Sự kết thúc của “Chiến tranh lạnh” tuy không mở ra kỷ nguyên mớihòa bình và thịnh vượng như nhân loại tiến bộ mong đợi vì những xung độtsắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo và các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều khu vựcvẫn diễn ra triền miên, song đã tạo ra những điều kiện khiến cho xu thế hòadịu, hòa hoãn trở nên chiếm ưu thế trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộctrên thế giới; tạo những tiền đề cho đa cực hóa các mối quan hệ - một điều

kiện quan trọng dẫn đến hình thành xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa, hội

nhập khu vực và quốc tế trong quan hệ quốc tế hiện nay

1 Tình hình thế giới

Từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, phongtrào cộng sản công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, phong trào độc lập dântộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia của các nước đang phát triển có những hạnchế, song xu thế vận động của thời đại hiện nay vẫn là sự quá độ lên chủnghĩa xã hội Về sự quá độ của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội, biểu hiện ở hai vấn đề:

Một là, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, các nước xã hội chủ nghĩa

còn lại (Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên) đã trụ vững và giànhnhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đặcbiệt, những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà Trung Quốc giành đượctrong cải cách, mở cửa (trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới), Việt Namgiành được trong đổi mới, khẳng định con đường sử dụng kinh tế thị trường

và hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng

cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa

Hai là, từ năm 1998 đến nay, xuất hiện trào lưu cánh Tả ở Mỹ La Tinh.

Các lực lượng cánh Tả đã lên nắm quyền ở Vê-nê-du-ê-la (từ 1998), Chi-lê(từ 2000), Bra-xin (từ 2002), Ác-hen-ti-na (từ 2003), Pa-na-ma (từ 2004), U-ru-goay (từ 2004), Bô-li-vi-a (từ 2005), Ê-cu-a-đo (từ 2006), Ni-ca-ra-goa (từ2007), Goa-tê-ma-la (từ 2007) Ở mức độ này hay mức độ khác, các chínhphủ cánh tả, tiến bộ ở các nước này đều tiến hành các cuộc cải cách mang tínhdân tộc, dân chủ nhằm củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, mởrộng dân sinh, dân chủ… thể hiện khuynh hướng độc lập hơn với Mỹ Bốn nước

Trang 3

Vê-nê-du-ê-la, Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Ni-ca-ra-goa lựa chọn con đường phát triểntheo hướng xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” Thực tiễn cho thấy chủnghĩa xã hội đang là một lý tưởng có sức cuốn hút đông đảo quần chúng laođộng ở các nước Mỹ La Tinh tích cực tham gia vào tiến trình cải cách, tiến tớixây dựng một xã hội mới.

Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ với nộidung cơ bản là, cách mạng công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới vàsinh học… các yếu tố này cũng tham gia tích cực thúc đẩy nền kinh tế tri thức

mở rộng Sự phát triển đó làm tăng nhanh sức sản xuất dẫn tới chuyển dịch cơcấu kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng Mọi mặt đời sống xã hội đều thayđổi Thời kỳ quốc tế hoá nền sản xuất hiện đại, đồng thời cũng là thời kỳ thúcđẩy nền kinh tế toàn cầu Nhiều mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hộithế giới đều thay đổi Các quốc gia, dân tộc sống, quan hệ tuỳ thuộc vào nhau

và đều đứng trước cơ hội để phát triển Cuộc cạnh tranh để tồn tại và pháttriển giữa các nước cũng diễn ra sâu sắc Thời cơ và thách thức đặt ra đối vớitất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển Việc nắm bắt, khai thácnhững thành tựu khoa học và công nghệ, thị trường vốn, lao động và các tiềmnăng khác sẽ là điều kiện để các nước đang phát triển vươn lên hay tụt hậu…

Cuộc đấu tranh giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, giữa hệ tưtưởng Mác- Lênin và hệ tư tưởng tư sản đang diễn ra gay gắt, quyết liệt Nhữngnội dung, hình thức biểu hiện trong cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc, giữa laođộng và bóc lột, giữa cưỡng chế, áp đặt và bảo vệ chủ quyền quốc gia cho nềnđộc lập dân tộc mang sắc thái mới Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực phản cáchmạng đang tăng cường chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” đốivới các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển

Các nước lớn tiếp tục giữ vai trò chi phối đối với cục diện thế giới,quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh,kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau Trên các vấn đề cụ thể và tại mỗi địa bàn cụthể có sự dàn xếp hoặc tranh chấp lợi ích đan xen rất phức tạp với nhau

Cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách:bảo vệ môi trường sinh thái, đấu tranh bảo vệ hoà bình, hạn chế bùng nổ dân

số, giải quyết đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo

Trang 4

Những vấn đề này không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được,

mà phải có sự hợp tác đa phương của mọi quốc gia dân tộc Mặt khác, cũngphải có vai trò của Liên Hợp Quốc với cơ chế quốc tế phù hợp

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là vòng cung Đông Á, là khuvực khá năng động, với tốc độ cao, có triển vọng Nhìn chung, châu Á - TháiBình Dương là nơi tập trung nhiều quốc gia lớn, có tiềm năng Ngoài các trungtâm kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản còn có nhiều quốc gia là những nước côngnghiệp mới và các nước đang tiếp cận nền kinh tế phát triển như Trung Quốc vàmột số nước Đông Nam Á… ở đây đang diễn ra xu thế nhiều mặt, nhiều tầng,nhiều nấc thang, khu vực, tiều khu vực, tam, tứ giác kinh tế… với tiềm năng tolớn và xu thế liên kết hợp tác trong khu vực không chỉ tạo đỉều kiện cho cácquốc gia châu Á - Thái Bình Dương phát triển, mà còn là nhân tố tác động to lớnđến nền kinh tế toàn cầu Bên cạnh đó, ở khu vực cũng tiềm ẩn những nhân tốgây mất ổn định, đáng chú ý là: tình hình phức tạp tại bán đảo Triều Tiên; vấn đềĐài Loan; khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, những tranh chấp về ảnh hưởng vàquyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; nguy cơchạy đua vũ trang; tình hình chiến sự liên quan đến các hoạt động khủng bố vàchống khủng bố, ly khai và chống ly khai; tình hình an ninh và ổn định chính trị

- xã hội ở một số nước trong khu vực có nhiều mặt phức tạp…

2 Xu thế quan hệ quốc tế hiện nay

`Đánh giá, nắm bắt chính xác tình hình thế giới, nội dung, tính chất, đặcđiểm và xu hướng phát triển của thời đại hiện nay là một vấn về lý luận vàthực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, xu thế thời đại hiện nay ảnh hưởng, tác động,chi phối đến xu thế quan hệ quốc tế, ngược lại xu thế quan hệ quốc tế phù hợpvới sự vận động, phát triển, tính chất và các mâu thuẫn của thời đại hiện nay

2.1 Tính chất của thời đại hiện nay

Đó là tính chất quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trênphạm vi toàn thế giới thông qua đấu tranh gay gắt, lâu dài, phức tạp giữahai con đường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Đây là cuộc đấu tranhgiữa hai kiểu chế độ xã hội hoàn toàn khác nhau về chất, trên mọi lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng đấu tranh giai

Trang 5

cấp, đấu tranh dân tộc và cách mạng xã hội, chứ không thể bằng cải lương,hòa bình chủ nghĩa.

Sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiềugiai đoạn trung gian chuyển tiếp lâu dài, thậm chí có lúc quanh co thất bại Đócũng là quy luật chung của quá trình phát triển Chủ nghĩa tư bản chiến thắngchế độ phong kiến cũng phải trải qua quá độ quanh co phức tạp không thể làmmột lần là xong

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội mới, khác về chất so với chế độ

xã hội trước đó, nên cũng không thể tránh khỏi những sai lầm khiếm khuyết,cũng như sự chống phá quyết liệt của kẻ thù và những phần tử cơ hội, thoáihóa, biến chất Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một quátrình lịch sử lâu dài, đan xen giữa cái cũ và cái mới, cái lạc hậu và cái tiến bộ,cái đang định hình và cái đã định hình đấu tranh quyết liệt phủ định lẫn nhau

Từ đó không được nôn nóng, chủ quan đốt cháy giai đoạn, mơ hồ thủ tiêu đấutranh giai cấp, cách mạng xã hội, tuyệt đối hóa mâu thuẫn dẫn đến sai lầmtrong chiến lược, sách lược

2.2 Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay

Thời đại hiện nay chứa đựng nhiều mâu thuẫn, trong đó nổi lên bốnmâu thuẫn cơ bản Các mâu thuẫn này tồn tại trong suốt thời đại quá độ từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Song giai đoạn hiện nay, “Những mâuthuẫn cơ bản, vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất

xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tưnhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trởnên sâu sắc”1

Một là, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản

Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn chủyếu, quyết định nội dung, tính chất thời đại hiện nay, bởi sự vận động củamâu thuẫn này tác động tới những mâu thuẫn còn lại Đây là mâu thuẫn giữahai lực lượng chủ yếu, hai chế độ xã hội, giữa hai con đường, xu hướng pháttriển đối lập nhau là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thếgiới Nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Nét mới của mâu

Trang 6

thuẫn này là vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình giữa cácnước có chế độ chính trị khác nhau Vì hiện nay, tương quan so sánh lựclượng đang có lợi cho chủ nghĩa tư bản, sau sự khủng hoảng, sụp đổ của chủnghĩa xã hội hiện thực.

Sự hợp tác giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau không làmgiảm mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, mà trong hợp tác

có đấu tranh, trong đấu tranh có hợp tác Chủ nghĩa đế quốc và các thế lựcphản động đang tăng cường các hoạt động chống phá quyết liệt các nước xãhội chủ nghĩa bằng các âm mưu thủ đoạn xảo quyệt như lợi dụng vấn đề dântộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và những sai lầm trong quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội Trong đó “Diễn biến hoà bình” và chống “diễn biến hoàbình”, “bạo loạn lật đổ” là nét nổi bật của mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa tư bản; đồng thời, hợp tác và đấu tranh là hai mặt không thể táchrời của mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện nay

Hai là, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân

Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động được biểu hiện nổi bật ở quan hệđối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và các tầng lớp laođộng khác trong xã hội tư bản Đây là mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bảntrong xã hội tư bản, phản ánh bản chất bóc lột lao động làm thuê của giai cấp

tư sản Mâu thuẫn này bắt nguồn từ mâu thuẫn kinh tế của chủ nghĩa tư bản:giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độchiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất

Trong giai đoạn hiện nay, giai cấp tư sản đã tiến hành những điều chỉnh

để thích nghi cả lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính sách xã hội, ansinh xã hội, nhằm làm dịu mâu thuẫn, tránh nguy cơ bùng nổ xung đột, đe doạ

sự tồn tại của chế độ tư bản chủ nghĩa Chúng ra sức tận dụng các thành tựukhoa học công nghệ hiện đại để tạo sự tăng trưởng, cải thiện một phần đờisống và nới rộng một số quyền lợi cho người lao động Nhờ đó, chủ nghĩa tưbản còn có khả năng phát triển nhất định Song, những nỗ lực điều chỉnh ấykhông hề làm giảm bớt sự phân cực giữa giai cấp tư sản ngày càng giàu lênnhanh chóng và các tầng lớp nhân dân lao động làm thuê nghèo khổ, khoảngcách giàu nghèo ngày càng nới rộng, phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc Ở

Trang 7

các nước tư bản phát triển, nạn thất nghiệp luôn là mối đe doạ thường trực đốivới giai cấp công nhân và nhân dân lao động Giá cả sinh hoạt đắt đỏ, môitrường sống ô nhiễm, phức tạp, bất bình đẳng xã hội tăng cao, suy đồi đạođức, văn hoá, lối sống… đang đè nặng lên cuộc sống của người dân, cả laođộng chân tay và lao động trí óc Vì thế, cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chống lại giai cấp tư sản vẫnphát triển mạnh mẽ Mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết triệt để bằngcuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trongcác nước tư bản chủ nghĩa và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Hiện nay, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản không chỉ diễn ra trong lòngcác nước tư bản chủ nghĩa mà cả ở các nước xã hội chủ nghĩa, chừng nào thànhphần kinh tế tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và tầng lớp tư sản, quan hệ sảnxuất tư bản vẫn tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Tất nhiên mức

độ, phạm vi vận động của mâu thuẫn này đã có những thay đổi do sự chi phốicủa luật pháp chủ nghĩa xã hội và quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Ba là, mâu thuẫn giữa các nước độc lập đang phát triển và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc

Đây là một trong những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay Lúcđầu, đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với các nước đếquốc thực hiện chính sách thực dân xâm chiếm thuộc địa Do ý thức độc lậpdân tộc và tự chủ đất nước của các dân tộc ngày càng thức tỉnh nhờ sự cổ vũcủa phong trào độc lập dân tộc, phong trào công nhân và phong trào xã hộichủ nghĩa nên hàng trăm quốc gia thuộc địa và phụ thuộc đã giành được độclập ở các mức độ khác nhau Hiện tại, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thựcdân kiểu cũ bị xoá bỏ Nhưng, sự độc lập về chính trị của các nước này chưamang lại ngay phát triển phồn vinh và bình đẳng trong quan hệ quốc tế Nhiềuquốc gia độc lập đi lên từ một nền kinh tế thấp kém, xã hội nghèo nàn, lạc hậunên vẫn chịu cảnh lệ thuộc vào các nước tư bản phát triển về vốn, khoa học,công nghệ Hơn nữa, toàn cầu hóa kinh tế đang là xu thế khách quan, chứađựng cả thời cơ và thách thức, bản chất của nó là toàn cầu hóa tư bản chủnghĩa nên các nước chậm phát triển ít có cơ hội tiếp cận khoa học công nghệhiện đại, dễ bị biến thành bãi thải công nghiệp của các nước phát triển Vì

Trang 8

đang chiếm ưu thế vượt trội trong cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt, nên cácnước tư bản phát triển thu được nhiều lợi nhuận; còn các nước đang phát triển

và chậm phát triển bị thua thiệt, khoảng cách giàu nghèo giữa các nước pháttriển và chậm phát triển càng lớn Đồng thời, chủ nghĩa đế quốc đang thựchiện hình thức bóc lột tinh vi các nước lạc hậu, kém phát triển Thông quachính sách đầu tư chọn lọc, trao đổi không bình đẳng, chuyển giao công nghệ(chủ yếu là công nghệ cũ), viện trợ kèm theo điều kiện khắt khe làm cho cácnước đang phát triển và chậm phát triển từ lệ thuộc về kinh tế, dẫn đến lệthuộc về chính trị; trở thành con nợ, thành “bãi rác thải” cả về vật chất và tinhthần, văn hoá của các nước tư bản phát triển Mâu thuẫn giữa các nước đangphát triển và các nước tư bản phát triển ngày càng gay gắt hơn

Các nước chậm phát triển và đang phát triển đang tiến hành cuộc đấutranh đầy khó khăn, phức tạp để chống lại các nước tư bản phát triển, đòi độclập và bình đẳng thực sự, chống can thiệp, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.Các nước này còn phải chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan,khắc phục những xung đột dân tộc và tôn giáo đẫm máu, bảo vệ độc lập chủquyền và bảo vệ văn hoá dân tộc Phong trào đấu tranh của các dân tộc chốnglại sự áp đặt, can thiệp vào chủ quyền quốc gia ngày càng mạnh mẽ

Bốn là, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, các tập đoàn tư bản, các trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa

Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, các tập đoàn kinh tế tư bản

đa quốc gia, xuyên quốc gia, giữa các trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa vớinhau là một trong những mâu thuẫn cơ bản của giai đoạn hiên nay Vốn làquan hệ liên minh vì cùng bản chất bóc lột và chống chủ nghĩa xã hội, nhưnggiữa các nước tư bản và giữa các tập đoàn tư bản luôn cạnh tranh gay gắt,hòng tìm kiếm và giành giật lợi ích trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quânsự… Trong những năm gần đây, sau khi thế giới hai cực không còn, trật tựthế giới mới đang được thiết lập lại theo hướng đa cực, nhiều trung tâm, nêncác nước tư bản chủ nghĩa đều cho đây là cơ hội để thực hiện những ý đồ đentối của mình Giữa các nước tư bản chủ nghĩa đã và đang xảy ra nhiều bấtđồng sâu sắc trong việc giải quyết những vấn đề nội bộ giữa các nước tư bản,cũng như những vấn đề quốc tế

Trang 9

Hiện nay, nổi lên mâu thuẫn giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầucủa thế giới tư bản là Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản Mâu thuẫn này diễn ra thườngxuyên, gay gắt, lúc công khai, lúc ngấm ngầm Trong đó, Mỹ đóng vai trò nổibật là siêu cường trên thế giới, có sức mạnh vượt trội cả về kinh tế và quân sự.

Mỹ ra sức phát huy vai trò ảnh hưởng, tìm cách khống chế các nước, kể cả Tây

Âu và Nhật bản, hòng làm bá chủ thế giới Nhưng chính trong lòng nước Mỹđang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn không thể khắc phục đó là sự phân hóa giàunghèo sâu sắc, chỉ 1% người giàu chiếm tới 90% tổng sản phẩm xã hội; tìnhtrang nợ công “vách đá tài chính”, khủng hoảng tài chính, phong trào chiểm phốWall luôn là những nhân tố mất ổn định đe dọa sự tồn tại của nước Mỹ

Tây Âu và Nhật Bản cũng tìm mọi cách để phát triển thành siêu cườngkinh tế, quân sự, vừa là bạn hàng, đồng minh của Mỹ vừa là đối trọng của Mỹ,

vị thế quốc tế không kém Mỹ Đặc biệt, Nhật Bản đang có tham vọng là nhữngcực khác trong một trật tự thế giới đa cực, thực hiện chính sách cứng rắn vớiTrung Quốc, cải tổ hiến pháp để có quân đội và trở thành thành viên thườngtrực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc Đồng thời, giữa các tập đoàn tư bảntrong các nước tư bản chủ nghĩa cũng nổi lên nhiều mâu thuẫn về lợi ích kinh

tế và quyền lực chính trị, những cuộc chiến tranh thương mại, giá cả liên tụcxảy ra để thôn tính lẫn nhau

Ngoài những mâu thuẫn trên, thế giới hiện nay còn chứa đựng nhiều mâuthuẫn khác mang tính toàn cầu đòi hỏi phải giải quyết Môi trường sinh thái,bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố đang

đe dọa các dân tộc và các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị xã hội Dovậy, quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới còn quanh co phức tạp

2.3 Đặc điểm của thời đại và xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay

2.3.1 Đặc điểm của thời đại trong giai đoạn hiện nay

Chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm cơ bản của thời đại,chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của quốc gia này hayquốc gia kia mới có thể định ra đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn,phù hợp

Trang 10

Thứ nhất, các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Đây là đặc điểm nổi bật của giai đoạn hiện nay, thế giới với hơn 200quốc gia, dân tộc, được chia thành ba nhóm nước: các nước phát triển, cácnước đang phát triển và các nước chậm phát triển, trong đó các nước chậmphát triển chiếm đa số khoảng 2/3 các nước trên thế giới Cùng với các chế độchính trị xã hội khác nhau: quân chủ lập hiến, tiền tư bản, tư bản; xã hội chủnghĩa và định hướng xã hội chủ nghĩa đang tồn tại đan xen trong xu thế vừahợp tác vừa cạnh tranh diễn ra gay gắt và quốc gia nào cũng đặt lợi ích quốcgia, dân tộc lên vị trí hàng đầu so với lợi ích giai cấp và lợi ích nhân loại, làmcho tình hình thế giới càng trở lên phức tạp và cạnh tranh gay gắt

Trong số hơn 200 quốc gia, một số cường quốc có sức chi phối lớn đốivới chính trị, kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đương đại Căn cứ vào sứcmạnh tổng hợp, ảnh hưởng thực tế, những quốc gia sau đây được cộng đồngthế giới xem là nước lớn: Hoa kỳ, Canada, Braxin, Nga, Anh, Pháp, Đức,Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ

Các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn có vai trò đặc biệt quantrọng đối với sự phát triển thế giới 11 nước lớn chiếm 1/3 lãnh thổ và quánửa dân số thế giới, hơn 70% GDP của cả thế giới Đa số nước lớn là nhữngcường quốc hàng đầu về kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ, sức mạnhquân sự, an ninh Có 5 nước lớn là ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liênhợp quốc Nhóm G7 là những nước tư bản phát triển nhất Tuy nhiên, có thểnhận thấy quan hệ giữa các nước lớn không phải một khối thống nhất mà làmột tập hợp đầy mâu thuẫn Quan hệ giữa các nước lớn gồm nhiều loại: đồngminh, liên kết, không liên kết, đối tác, đối thủ, đối thủ trực tiếp, đối thủ tiềmtàng hết sức phức tạp

Tập hợp nước lớn có thể chia hai loại: các nước lớn tư bản phát triển(G7), đứng đầu là siêu cường Mỹ, và các nước lớn còn lại (Trung Quốc, Nga,

Ấn Độ, Braxin)

Hiện tại Hoa Kỳ đang xây dựng và củng cố ý đồ đơn cực Hoa Kỳ,đứng đầu các nước tư bản phát triển, là siêu cường duy nhất hiện nay Hoa kỳ

Trang 11

chiếm hơn 30% GDP thế giới, có chi phí quân sự chiếm 40% chi phí quân sựtoàn cầu Đây là quốc gia xây dựng điển hình của mô hình đơn cực: tamquyền phân lập; tam quyền phát triển (nhà nước, cộng đồng, cá nhân); tamquyền phối hợp thống trị thế giới (quân sự, thể chế hợp tác trong các lĩnh vực

và thông tin)

Canada là nước tư bản lớn nhất, phát triển nhất sau Mỹ ở Tây bán cầu.Anh, Pháp, Đức, Italia là những thành viên chủ chốt của EU, một trong batrung tâm tư bản thế giới Về nhiều mặt có thể xem EU là một “nước lớn” vìcác nước trong EU đang “nhất thể hóa” về kinh tế và chính trị

Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới (1,3 tỷ người), là nước xã hộichủ nghĩa duy nhất trong câu lạc bộ các nước lớn Tuy nhiên, Trung Quốckhông đóng và không muốn đóng vai trò một cường quốc xã hội chủ nghĩanhư Liên Xô trước đây trong quan hệ với các nước lớn khác Trung Quốc vẫn

là một nước đang phát triển, nhưng là một trong những nước kinh tế tăngtrưởng nhanh nhất thế giới, đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới Trung Quốc

là nước duy nhất trong tương lai có khả năng thách thức địa vị siêu cường độctôn của Mỹ

Liên bang Nga, nước có diện tích rộng nhất, tài nguyên phong phú nhấtthế giới, nước kế thừa Liên Xô cũ Hiện nay, Nga vẫn là cường quốc hàng đầu

về quân sự, song không còn địa vị siêu cường Những lợi ích quốc gia và quanđiểm về lợi ích quốc gia của Nga, đặc biệt là lợi ích ngoài lãnh thổ Nga, đã thayđổi sâu sắc, vị trí của Nga trên trường quốc tế đang được cải thiện

Nhật Bản, cường quốc số ba về kinh tế đang tìm cách vươn lên địa vịcường quốc quân sự, chính trị tương ứng với địa vị kinh tế, chủ yếu dựa vàoHiệp ước an ninh Nhật - Mỹ Nhưng Nhật Bản đang gặp khó khăn do suy thoáikinh tế kéo dài

Ấn Độ, Braxin là những nước đang phát triển, không liên kết đang tìmmọi cơ hội để vươn lên địa vị nước lớn phát triển Mục tiêu chính trị trước mắtcủa hai nước là trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Chính vì vậy,

giai đoạn hiện nay các nước với chế độ chính trị, xã hội và trình độ phát triển

khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi íchquốc gia, dân tộc

Trang 12

Thứ hai, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc tiếp tục diễn ra gay

gắt, phức tạp trên phạm vi toàn thế giới với điều kiện mới, với nội dung mới, hình thức mới.

Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc đang diễn ra theo nhiều quy

mô, cấp độ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:kinh tế - chính trị - vănhóa - xã hội - an ninh - quốc phòng, nhất là về kinh tế

Trong điều kiện phong trào cách mạng thế giới tạm thời lâm vào thoáitrào; tình hình chính trị thế giới diễn ra phức tạp; chủ nghĩa đế quốc tiếp tụcthực hiện "diễn biến hòa bình" bạo loạn lật đổ; cách mạng khoa học côngnghệ phát triển tác động đến mọi lĩnh vực nhưng ưu thế nằm trong tay chủnghĩa đế quốc

Nội dung mới: hòa bình độc lập dân tộc dân chủ tiến bộ xã hội; thiết lậptrật tự thế giới mới nhất siêu đạt cường; bảo vệ môi trường sinh thái; chốngđói nghèo bệnh tật; chống phân biệt dân tộc, tôn giáo, ly khai, khủng bố; xóa

nợ nần áp đặt văn hóa dân chủ, nhân quyền; chống lệ thuộc kinh tế, lệ thuộcchính trị

Hình thức mới: vừa hợp tác vừa đấu tranh; vũ trang, phi vũ trang; diễnbiến hòa bình, bạo loạn lật đồ; chiến tranh khủng bố; chiến tranh công nghệ cao

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang có nhiều ưu thế và còn khả năng phát triển nhất định nhưng không khắc phục được mâu thuẫn cơ bản, vốn có và tất yếu sẽ diệt vong.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học công nghệ

và thị trường, tiếp tục điều chỉnh, thích nghi và còn có khả năng phát triểnnhất định Nhưng càng phát triển làm cho mâu thuẫn cơ bản, vốn có của chủnghĩa tư bản càng sâu sắc hơn, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng tăng lên, dẫn đến mâu thuẫn xãhội càng gay gắt, hệ quả chính trị - xã hội càng nặng nề, như mâu thuẫn giữagiai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động; mâu thuẫn giữachủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế quốc; phân hóa giàu - nghèo; cạn kiệt tàinguyên; ô nhiễm môi trường sinh thái, sự băng hoại đạo đức, lối sống, giađình, xã hội và các tệ nạn xã hội khác…

Trang 13

Gắn liền với phát triển kinh tế của chủ nghĩa đế quốc là chiến tranhdưới nhiều hình thức: Thị trường; Ô tô; Dầu lửa; Chuối xanh; Bản quyền; Bòđiên; Dệt may; Than, thép Và khi cần sẵn sàng tiến hành những cuộc chiếntranh “phi đối xứng” từ ngoài đường chân trời, từ trên không ập xuống, bấtchấp chủ quyền quốc gia và điều ước quốc tế, được núp dưới những cái tên

mỹ miều: “Đại bàng kiêu hãnh, tự do vĩnh cửu” để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệnhân quyền “Văn hóa”, “giá trị’ Thực chất là giả danh công lý, đánh tráokhái niệm, bất chấp kỷ cương, coi thường luật pháp quốc tế

Kẻ thù của chủ nghĩa đế quốc bây giờ không còn chỉ là các nước xãhội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc mà tất cả các nước nếu bị coi là

“cứng đầu” hay nằm trong “Liên minh ma quỷ” Từ đó, chủ nghĩa đế quốcthực hiện những chính sách đối ngoại đi ngược lại lợi ích của nhân loại và viphạm chủ quyền quốc gia, đẩy loài người vào một cuộc chạy đua vũ trangmới, hết sức nguy hiểm Do đó, sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản là khôngthể tránh khỏi, tự nó đã tạo ra những nhân tố, tiền đề để phủ định chính nó

Thứ tư, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào nhưng đang có sự phục hồi và tạo được bước phát triển mới, chủ nghĩa xã hội vẫn là xu thế tất yếu của xã hội loài người

Chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, bị chiến tranh tàn phá nặng nề,

bị chủ nghĩa đế quốc bao vây cấm vận Song, chỉ một thời gian ngắn đã dànhđược nhiều thành tựu to lớn: thay đổi địa vị người lao động; phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội; cứu nhân loại khỏi thảm họa phát xít; hệ thống xã hội chủnghĩa ra đời lớn mạnh Nhưng do những sai lầm khách quan, chủ quan; sự chốngphá của kẻ thù; sai lầm trong cải tổ, đã dẫn đến sự khủng hoảng, sụp đổ của chủnghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu - Liên Xô, phong trào cách mạng thế giới tạmthời lâm vào thoái trào

Từ sự sụp đổ đó, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã rút ra những bàihọc kinh nghiệm xương máu, tiếp tục đổi mới, cải cách đã tạo nên bước pháttriển mới của chủ nghĩa xã hội thể hiện ở Trung Quốc, Việt Nam và phongtrào cánh tả Mỹ - Latinh Đúng như Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:

Trang 14

“Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người sẽ nhất định tiến tới chủ nghĩa

xã hội”2

Thứ năm, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tạo ra cả cơ hội và thách thức, để lại hậu quả chính trị - xã hội to lớn

Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển có bước nhảy

vọt Khoa học cơ bản nghiên cứu không gian vũ trụ, thế giới vi mô, vĩ mô,

đáy đại dương, bí mật về con người, động cơ sạch (Hydro, ga, điện)

Khoa học công nghệ nghiên cứu công nghệ gen, công nghệ Nano,

quang học, công nghệ siêu dẫn, siêu bền, siêu nhỏ, công nghệ thông tinInternet, số

Kinh tế tri thức ra đời, sở hữu trí tuệ mang lại hiệu quả lớn, kết tinhchất xám trong giá trị hàng hóa cao, tự động hóa, Internet hóa, số hóa, nhưng

hệ quả chính trị xã hội của cách mạng Khoa học công nghệ: thất nghiệp, tệ

nạn xã hội, hủy hoại môi trường sinh thái, chạy đua vũ trang, vũ khí tinhthông, hủy diệt lớn, chiến tranh công nghệ cao đang đe dọa sự sống còn củatrái đất

Thứ sáu, thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải

có sự hợp tác quốc tế cùng nhau khắc phục và giải quyết

Toàn cầu hóa vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức với các nước chậmphát triển Toàn cầu hóa hình thành nền kinh tế thống nhất, sự phụ thuộc lẫnnhau tăng lên, xu thế nhất thể hóa khu vực phát triển: EU, ASEAN, ASEM,APEC hình thành những cộng đồng kinh tế - chính trị - xã hội bao gồm mộtloạt nước, ở đó ý nghĩa biên giới quốc gia ngày càng giảm dần như: WTO, EU,APEC, APTA

Vấn đề dân số, môi trường, dịch bệnh, tội phạm quốc tế, biến đối khí hậu,

an ninh phi truyền thống đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết

2.3.2 Những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay

Hoà bình, hợp tác và phát triển là một xu thế lớn

Ngày đăng: 04/05/2017, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w