1.Tính cấp thiết của đề tàiViệc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng vì công việc là một phần quan trọng của cuộc sống. Nó giúp ta cảm thấy mình có ích, thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc và gây ra những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức.Tương lai cuộc đời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người. Điều quan trọng không nằm ở nghề gì kiếm được nhiều tiền hay không, có tạo dựng được danh tiếng hay không, mà chính là nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân hay không. Chỉ có sự “lành nghề”, dù là nghề gì, sự xuất sắc trong nghề là yếu tố quyết định đưa tới thành công Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
- -BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhlựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học ThươngMại.
Hà Nội, 2019
Trang 2Đề tài thảo luận: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học thương mại.
Ngày: 30/08/2019.
Địa điểm: Phòng tự học nhà V trường Đại học Thương Mại Số thành viên tham gia: 10/10.
Nội dung:
- Các thành viên cùng bàn bạc, nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài thảo luận - Lên kế hoạch thực hiện bài thảo luận.
- Tập hợp thành viên của nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký - Tìm hiểu đề tài thảo luận
- Lên kế hoạch thực hiện bài thảo luận 26/8 đến 31/8
- Thống nhất ý tưởng, hướng đi của bài thảo luận
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên 2/9 đến 22/9
- Lập kế ý kiến của sinh viên hoạch khảo sát, lấy
Trường ĐH Thương Mại phục vụ cho đề tài thảo luận
- Tổng hợp kết quả, chọn lọc thông tin sau khi khảo sát 23/9 đến 13/10
- Tiến hành làm word, slide
- Tham gia thảo luận trên lớp
Trang 3=> Nhận xét chung: Các thành viên đều tham gia đầy đủ, tích cực đóng góp ý kiến cho bài
thảo luận.
Thư ký Nhóm trưởng
Đề tài thảo luận: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học thương mại.
Ngày: 13/09/2019.
Địa điểm: sân nhà D cạnh thư viện trường Số thành viên tham gia: 10/10.
Nội dung:
- Thống nhất ý tưởng, hướng đi của bài thảo luận - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 28,23,22 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
Trang 4Phát phiếu điều tra/ mẫu hỏi Cả nhóm
Đánh giá (ưu điểm, nhược điểm) 22,23,27,28 4 Định hướng vấn đề nghiên cứu 26,28,25
BẨNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
=> Nhận xét chung: Các thành viên đều tham gia đầy đủ, tích cực đóng góp ý kiến cho
bài thảo luận.
Thư ký Nhóm trưởng
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng vì công việc là một phần quan trọng của cuộc sống Nó giúp ta cảm thấy mình có ích, thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho cộng đồng, xã hội Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc và gây ra những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức.
Tương lai cuộc đời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người Điều quan trọng không nằm ở nghề gì kiếm được nhiều tiền hay không, có tạo dựng được danh tiếng hay không, mà chính là nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân hay không Chỉ có sự “lành nghề”, dù là nghề gì, sự xuất sắc trong nghề là yếu tố quyết định đưa tới thành công! Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai
Vì vậy việc đưa ra các giải pháp nhằm định hướng đúng đắn trong việc chọn ngành nghề của mỗi người nói chung và sinh viên Thương Mại nói riêng là vấn đề hết sức cấp bách Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành nghề của sinh viên Thương Mại? Thật vậy trong bài nghiên cứu dưới đây với đề tài trên sẽ giúp chúng ta xác định rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Thương Mại và đề xuất các giải pháp nhằm tìm ra hướng đi hiệu quả nhất của sinh viên.
2 Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, việc xem xét và nghiên cứu về các vấn đề ảnh hưởng đến việc sinh viên lựa chọn chuyên ngành cho mình còn khá hạn chế Tuy có các chương trình hướng nghiệp hay tư vấn chọn chuyên ngành trước khi thi đại học nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Trang 6Một số nghiên cứu và sách liên quan đến đề tài:
- Xuân Vũ (2015): Lời khuyên cho 4 bước chọn chuyên ngành đại học
- Nguyễn Đăng Hiển (Công ty du học Eduzone): Bí kíp chọn ngành học và các tiêu
chí lựa chọn cho du học sinh
- Ban Truyền thông ITPlus Academy (2018): HỌC SINH THPT NÊN CHỌN
NGÀNH NGHỀ NHƯ THẾ NÀO?
- Theo 8morning (2016) đã nghiên cứu và cho rằng “Nghiêm túc nhìn lại tính cách,
khả năng của chính bản thân mình, kết hợp với sở thích để có cơ sở lựa chọn nhóm ngành và bậc học”
- “các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên” của trường Đại học Lao động Xã hội
- “đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ cao
đẳng” của trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội
- “Bách khoa toàn thư về ngành nghề” của NXB Kim Đồng
Cuốn sách này sẽ giúp chúng ta định hướng xem mà mình sẽ hợp với nghành nghề nào nhất hơn nữa nó lại có nguồn đáng tin cậy được xuất bản từ nhà xuất bản Kim Đồng, được biên soạn bởi các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực Đặc biệt nó còn là cẩm nang giúp các bạn tìm hiểu khám phá về các ngành nghề trong xã hội từ đó có sự định hướng và lựa chọn ngành nghề, nghề nghiệp chính xác hơn.
3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường ĐH Thương Mại.
- Xác định được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng này đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường ĐH Thương Mại.
Trang 73.2.Câu hỏi nghiên cứu: ( tập trung trả lời các câu hỏi)
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường ĐH Thương Mại?
- Mức độ tác động của các yếu tố đó đến việc quyết định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại Học Thương Mại.
4.2 Đối tượng khảo sát:
Sinh viên Đại học Thương Mại (các chuyên ngành, các giới tính và các năm).
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Từ tháng 9/2019 đến tháng 11/2019 Không gian: Đại học Thương Mại
5 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
5.1 Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Sở thích là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thương Mại.
Giả thuyết H2: Mong muốn của gia đình là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thương Mại.
Giả thuyết H3: Xu hướng xã hội là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thương Mại.
Giả thuyết H4: Bạn bè là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thương Mại
Giả thuyết H5: Điểm đầu vào của ngành là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thương Mại.
Giả thuyết H6: Chất lượng giáo dục và đào tạo của ngành là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thương Mại.
Trang 8 Giả thuyết H7: Năng lực và tính cách của bản thân là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thương Mại.
Giả thuyết H8: Định hướng trong tương lai là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thương Mại.
5.2 Mô hình nghiên cứu:
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1.Cách tiếp cận các mẫu khảo sát
Dữ liệu thứ cấp: số liệu thống kê về sinh viên được lấy từ trang website phòng Công tác sinh viên của trường Đại học thương mại
Chọn mẫu dựa trên số lượng sinh viên của trường Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập qua hình thức khảo sát trực tiếp sinh viên đang học tại Trường Đại học Thương Mại Bảng câu hỏi được xây dựng và phỏng vấn thử với khoảng 10 sinh viên để điều chỉnh và bổ sung bảng hỏi một lần nữa.
Sở thích Mong muốn của gđ
Xu hướng xã hội
Quyết định lựa chọn chuyênngành của sinh viên
Trang 96.2.Phương pháp nghiên cứu
6.2.1.Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Các tài liệu, sách, báo,các báo cáo nghiên cứu trước đây và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Số liệu sơ cấp:
+ Điều tra, khảo sát: Thực hiện khảo sát 100 sinh viên Đại học Thương Mại về các vấn đề ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành Bảng hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp và tìm hiểu từ các tài liệu thứ cấp Bảng hỏi khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương Mại gồm 2 phần: phân thông tin của người được khảo sát và câu hỏi liên quan đến đề tài các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương Mại.
+ Phỏng vấn: đối tượng là 10 sinh viên ( để thử mẫu hỏi ) 6.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các dữ liệu thu thập được sẽ phân tích và xử lý theo 2 phương pháp: định tính hoặc định lượng.
+ Phân tích định lượng sử dụng công cụ phân tích thống kê sưới sự giúp đỡcủa phần mềm SSPS với các bước cụ thể như thống kê tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích giá tri trung bình….
+ Phân tích định tính được sử dụng kết hợp để phân tích thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu, cùng với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…Để rút ra các nhận xét và kết quả cho vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp định lượng dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi đã soạn sẵn với kích thước mẫu n = 100 Từ cơ sở dữ liệu thu được, tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS 20 Sau khi tiến hành kiểm định mô hình, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Thương Mại.
Trang 10I Bố cục đề tài
Nội dung gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.
Một số khái niệm liên quan đến việc định hướng lựa chọn ngành nghề của sinh viên Thương Mại
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Đưa ra thực trạng , phân tich thực trạng và đánh giá các thành tựu đạt được , các hạn chế và nguyên nhân
Chương 3: Một số giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
Đưa ra định hướng, các giải pháp và kiến nghị của vấn đề nghiên cứu
Trang 11CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm
- Nghiên cứu bao gồm "hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm
làm giàu tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới."[1] Hoạt động nghiên cứu được dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình trước đó, giải quyết những vấn đề mới hay đang tồn tại, chứng minh các định lý, hay phát triển những lý thuyết mới.
- Nghiên cứu có nhiều định nghĩa khác nhau:
+ Theo nghĩa rộng nhất, định nghĩa của nghiên cứu bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin, và dữ kiện nào nhằm thúc đẩy tri thức (Martyn Shuttleworth).
+ Nghiên cứu là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề, bao gồm ba bước: Đặt câu hỏi, thu thập dữ liệu để trả lời cho câu hỏi, và trình bày câu trả lời cho câu hỏi đó (Creswell).
+ Nghiên cứu là "một truy vấn hay khảo sát cẩn thận; đặc biệt: sự khảo sát hay thể nghiệm nhắm đến việc phát hiện và diễn giải dự kiện, sự thay đổi những lý thuyết hay định luật đã được chấp nhận dựa trên những dữ kiện mới, hay sự ứng dụng thực tiễn những lý thuyết hay định luật mới hay đã được thay đổi đó (Từ điển Trực tuyến Merriam-Webster).
- Ngành đào tạo của trường đại học được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012 như sau: Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo.
- Trong đó, chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo (Khoản 4 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012)
Trang 12
Chuyên ngành là lĩnh vực bạn chọn để nghiên cứu sâu hơn nữa ở đại học Sự lựa
chọn ấy cũng có nghĩa bạn phải đánh đổi rất nhiều thời gian và công sức vào đấy Khi đã hoàn thành đầy đủ mọi yêu cầu chuyên ngành đòi hỏi, bạn sẽ nhận được bằng cử nhân Chuyên ngành tạo cơ hội cho bạn phát triển kỹ năng trí tuệ, để chứng tỏ bạn có khả năng nắm bắt được môn học từ những vấn đề cơ bản qua việc nghiên cứu chuyên sâu này Bạn học ngành nào là một quyết định cá nhân quan trọng (Trang web của Đại học Tổng hợp Stanford nói rằng)
- Nhân tố ảnh hưởng là những sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm, có ảnh hưởng đến vấn đề mà chúng ta đang bàn luận.
Trang 13CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Thực trạng vấn đề chọn ngành của sinh viên Việt Nam nói chung
Hoà với dòng chảy của nền kinh tế thị trường đầy sôi động với hàng loạt các hoạt động kinh tế chính trị văn hoá là vấn đề việc làm – một vấn đề được sự quan tâm của rất nhiều người trong xã hội nhất là thế hệ thanh niên, sinh viên Việc làm không chỉ chi phối mà còn quyết định trực tiếp tới sự lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội nhất là đối với sinh viên có tác dụng quan trọng đến phát huy nguồn nhân lực con người làm động lực quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội Nhất là thời kỳ đổi mới, chuyển đổi cơ chế, sự lựa chọn nghề nghiệp đang trở thành một vấn đề rộng lớn tưởng chừng như vô bờ bến với chiều rộng và chiều sâu hết sức đáng lưu ý – hay nói một cách khác đó chính là thực trạng của việc lựa chọn nghề nghiệp trong sinh viên hiện nay Vấn đề này thường bao gồm:
- Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên theo cảm tính, một phần nhỏ sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo năng lực của bản thân và sở thích của mình
- Mặt khác, có sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo định hướng của gia đình
- Còn có những sinh viên lựa chọn theo những tác động bên ngoài như về lợi ích kinh tế – xã hội, theo xu thế của thời đại.
Thống kê cho thấy chỉ có 30% sinh viên ra trường có việc làm; 80% không cóviệc làm trong ba tháng; 50% thất nghiệp trong sáu tháng hoặc làm trái nghề;30% thất nghiệp trong vòng một năm.
Trên thực tế có rất nhiều bậc phụ huynh định hướng cho con đăng ký vào các ngành học được cho là “hot” là do bị ảnh hưởng từ những tin tức đăng tải trên các phương tiện truyền thông hoặc nghe lời của những người trong gia đình, bạn bè… mà không cần quan tâm là con mình có khả năng học hay có yêu thích ngành học này hay không?
Chính điều đó là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hơn 70% sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ra trường đều làm trái chuyên ngành đào tạo Xu hướng
Trang 14rất nhiều bạn sinh viên không có khả năng chuyên môn hay không có đủ sự yêu thích để có thể gắn bó với nghề khi thị trường lao động thay đổi.
Có thể nói với những sinh viên ra trường thì giải quyết cho họ nghề nghiệp đúng với chuyên môn được đào tạo là vấn đề nan giải đối với nền kinh tế hiện nay Kinh tế nước ta trong thời gian gần đây có nhiều chuyển biến đáng mừng, nhưng trình độ chuyên môn hóa chưa cao phát triển đào tạo là hướng đi đúng đắn đối với nền kinh tế nước ta nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng đào tạo Việc tuyển sinh ào ạt về số lượng nhưng khi sinh viên ra trường chất không cân bằng với lượng lại gây cản trở cho sự phát triển của xã hội việc đào tạo sinh viên phải đảm bảo cung cầu vấn đề “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay đang trở nên phổ biến vấn chính là do quan niệm giáo dục chưa hợp lý, có những ngành nghề đào tạo quá thừa thãi ngược lại có những ngành nghề không đáp ứng được sự đòi hỏi yêu cầu của xã hội Thực tế cho thấy những công việc đòi hỏi những thợ công nhân bình thường nhưng lại không có còn những cử nhân kỹ sư bác sĩ thì lại quá nhiều hoặc thừa thãi Có lẽ điều đó do quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, sinh viên chưa thực sự đúng đắn thiếu thực tế của xã hội
Qua đây ta thấy trong thực tiễn những bất ổn của việc lựa chọn nghề nghiệp những mất cân đối trong giáo dục và đào tạo đã ảnh hưởng không nhỏ trong thị trường lao động việc làm Hơn nữa đối với tất cả các nước cho dù phát triển hay đang phát triển cho dù kinh tế thị trường hay quá độ sang kinh tế thị trường thì việc làm và sự lựa chọn nghề nghiệp đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của cả xã hội và của mỗi cá nhân, là nhân tố đảm bảo ổn định xã hội Do vậy lựa chọn một ngành nghề phù hợp đảm bảo cung cấp việc làm và công bằng trong tiếp cận việc làm là nhiệm vụ trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay, đồng thời dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo nguồn nhân lực góp phần xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN