Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; các khoản nợ phải thu như phải thu khách hàng, phải thu nội bộ... các khoản thanh toán nợ phải trả như phải trả người bán, phải trả nợ vay... Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán ảnh hưởng đến tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, do vậy khi hoạch toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: - Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là “đồng Việt Nam (VNĐ)” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền. Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “ đồng Việt Nam” theo quy định để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ các loại tiền đó. - Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là “đồng Việt Nam (VNĐ)” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền. Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “ đồng Việt Nam” theo quy định để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ các loại tiền đó. - Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình hình thi chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loại vàng, bạc, đá quý theo số lượng, giá trị, quy cách, độ tuổi, phẩm chất, kích thước,… - Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ không công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi ra đồng đô la Mỹ (USD). - Với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phải được đánh giá bằng tiền tại thời điểm phát sinh theo giá thực tế, còn giá xuất trong kỳ tính theo phương pháp sau: Phương pháp thực tế bình quân gia quyền giữa giá đầu kỳ và giá các lần nhập trong kỳ Phương pháp thực tế nhập trước – xuất trướ