dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác (còn nặng về tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì, chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi chọn nội dung: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9” làm đối tượng nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu việc dạy học định hướng phát triển năng lực ở học sinh lớp 9 khi dạy cụm văn bản nhật dụng. Người giáo viên lựa chọn những phương pháp nào, cách thức tổ chức dạy học như thế nào để phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh trên cơ sở đó giúp các em có được cách nhìn nhận vấn đề thiết thực với cuộc sống hơn. Mặt khác cũng tạo điều kiện để các em được thể hiện quan điểm của cá nhân, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn. Qua mỗi bài học phần nào học sinh phát triển được năng lực của cá nhân gồm: năng lực làm chủ và phát triển của bản thân; năng lực xã hội; năng lực công cụ. 3. Đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học vận dụng vào việc dạy – học một số văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy văn bản nhật dụng có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn trong hoạt động dạy học Ngữ văn. Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm là học sinh lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk lăk trong các năm học 20132014, 20142015 và 20152016 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu việc dạy và học các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9 tại trường THCS Lê Văn Tám. Qua thực tiễn giảng dạy và qua những nghiên cứu, tôi nêu lên những kinh nghiệm của bản thân để chia sẻ cùng đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này. Ở đây tôi không có tham vọng giải quyết hết những vấn đề về việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học một cách triệt để bởi đây là vấn đề mới và phức tạp. Tôi chỉ tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn Ngữ văn theo định hướng năng lực, cụ thể như: – Các phương pháp đặc thù của bộ môn: + Dạy học đọc – hiểu. + Dạy học tích hợp ( gồm tích hợp nội môn và tích hợp liên môn) – Một số phương pháp dạy học tích cực: + Phương pháp thảo luận nhóm. + Phương pháp đóng vai + Phương pháp nghiên cứu tình huống Từ những thu hoạch này, tôi hi vọng những cách tiếp cận, dạy – học theo định hướng phát t