1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch môn Văn hóa và phát triển

19 47 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 128,5 KB

Nội dung

Văn hóa là “tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua bao thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Đó chính là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn. Mỗi quốc gia, dân tộc, muốn phát triển bền vững và ổn định phải xây dựng văn hoá, phát triển văn hóa và con người, gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, ổn định chính trị xã hội trên tinh thần “tiếp thêm sức mạnh của nền văn hóa đương thời và nâng nó lên ngang tầm với sự phát triển kinh tế và sự phồn vinh của xã hội”.Hồ Chí Minh đã từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Theo quan niệm của Người, văn hóa chính là biểu hiện của sự hiểu biết, tài năng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, tâm hồn, ... Của con người và của mỗi cộng đồng dân tộc trong mối quan hệ với xã hội và tự nhiên. Đó là cách tiếp cận không chỉ coi văn hóa đơn thuần là đời sống tinh thần của con người xã hội mà từ trong bản chất của mình: văn hóa chính là linh hồn của một xã hội, là sức mạnh trường tồn của một dân tộc, là sức sống vươn lên của thời đại.Coi trọng vai trò của văn hóa trong toàn bộ đời sống xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến; cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”; “đưa nghệ thuật vào chính trị. Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng phải nằm trong văn hóa. Người chỉ ra “Năm điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc”, bao gồm: 1. Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường. 2. Xây dựng luận lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 3. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4. Xây dựng chính trị: Dân quyền. 5. Xây dựng kinh tế”. Đồng thời, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Người chỉ rõ: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta”. Do đó em chọn đề tài: “Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” làm bài thu hoạch cho môn Văn hóa và phát triển.

Ngày đăng: 20/11/2021, 23:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w