2. Bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị (KTCT)

20 18 0
2. Bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị (KTCT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự phát triển của xã hội loài người được đánh dấu bằng nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí về sự phát triển kinh tế ở những thời kỳ, những giai đoạn khác nhau. Từ chỗ ban đầu thực hành một “nền kinh tế cướp đoạt” (theo cách nói của Ph. Ăng-ghen), con người đã phải trải qua hàng vạn năm để biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm, biết thuần hóa súc vật, biết chăn nuôi, biết làm nghề nông, biết chế tạo ra những vật phẩm đơn giản đáp ứng nhu cầu đơn giản và rất hạn chế trong một phạm vi cộng đồng nhỏ hẹp. Dần dần, khi một cộng đồng có thừa một loại sản phẩm nào đó đã được làm ra nhưng lại cần đến những loại sản phẩm khác mà cộng đồng khác dư thừa thì sự trao đổi bắt đầu diễn ra. Sản xuất phát triển thì sự trao đổi ấy diễn ra ngày càng thường xuyên hơn trên phạm vi ngày càng mở rộng hơn. Như vậy, từ hình thái kinh tế tự nhiên, nhân loại chuyển dần lên một hình thái kinh tế cao hơn là sản xuất hàng hóa - đó là kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa ra đời là một bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại, đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế, cho tới nay nó đã phát triển và đạt tới trình độ rất cao đó là nền kinh tế thị trường hiện đại. Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế - xã hội mà ở đó các quan hệ kinh tế, sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận, ... Đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối. Không thu được lợi nhuận thì người sản xuất, kinh doanh không còn động lực để tiếp tục, nhất là để thúc đẩy công việc sản xuất và kinh doanh của họ, do đó sự trì trệ của xã hội là khó tránh khỏi. Cho nên có thể nói kinh tế thị trường là thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dài trong nền văn minh của toàn thể nhân loại từ khi nó xuất hiện chứ không phải là của riêng hoặc là độc quyền của một hình thái kinh tế - xã hội nào. Kinh tế thị trường là thành quả, là sản phẩm của sự phát triển của kinh tế toàn thế giới trải qua nhiều thế kỷ và được chủ nghĩa tư bản hiện đại nâng lên một tầm cao mới chứ không phải chỉ là sản phẩm của riêng chủ nghĩa tư bản. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều tất yếu, do đó em chọn đề tài: “Vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm bài thu hoạch của mình.

Ngày đăng: 20/11/2021, 22:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

    • 1. Tính quy luật trong sự hình thành, phát triển của kinh tế thị trường:

      • a) Điều kiện hình thành kinh tế thị trường

      • b) Logic phát triển kinh tế thị trường

      • c) Các trình độ phát triển của kinh tế thị trường

      • d) Một số mô hình kinh tế thị trường trên thế giới

      • 2. Bối cảnh hình thành và bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

        • a) Bối cảnh hình thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

        • b) Khái niệm và bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

        • II. MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

          • 1. Mục tiêu xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam:

            • a) Mục tiêu tổng quát

            • b) Mục tiêu cụ thể

            • 2. Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam:

              • a) Đặc trưng về sở hữu và thành phần kinh tế

              • b) Đặc trưng về cơ chế vận hành

              • c) Đặc trưng về phân phối

              • III. ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM:

                • 1. Điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

                  • a) Điều kiện kinh tế

                  • b) Điều kiện về chính trị, xã hội

                  • c) Điều kiện khu vực và quốc tế

                  • 2. Giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

                    • a) Tiếp tục thống nhất nhận thức về KTTT định hướng XHCN

                    • b) Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

                    • c) Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường

                    • d) Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

                    • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan