1. Tính cấp thiết của đề tài. Hội nhập kinh tế quốc tế với việc gia nhập WTO của nước ta sẽ thúc đẩy cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng sẽ phải hoạt
Trang 1Lời nói đầu1.Tính cấp thiết của đề tài.
Hội nhập kinh tế quốc tế với việc gia nhập WTO của nước ta sẽ thúc đẩy cạnhtranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng Các ngân hàng sẽ phảihoạt động theo nguyên tắc thị trường Cạnh tranh giữa các ngân hàng khôngnhững thúc đẩy hiệu quả trong huy động, phân bổ các nguồn vốn mà còntăng cường hiệu quả trong kinh doanh của mỗi ngân hàng Khả năng cạnhtranh giữa các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết, hợp tác với cácđối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khaithác thị trường Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do mở rộngkhả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới, cácnhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp.
Các ngân hàng trong nước có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trườngtài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và cácchi phí cơ hội Nguồn vốn trên thị trường tài chính trong nước trở nên sẵn cóhơn và được phân bổ hiệu quả không chỉ do nguồn vốn quốc tế mà còn dotăng khả năng huy động các nguồn tiết kiệm nội địa nhờ tác động của tự dohoá tài chính và đầu tư
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO đồng nghĩa với sự gia tăng áp lực cạnh tranhtừ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ,trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao hơn và cóthể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Bên cạnh đó, do xuất phát điểm và trình độ phát triển của ngành ngân hàngnước ta còn thấp, cả về công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý và chuyên mônnghiệp vụ Tốc độ mở cửa nền kinh tế còn chậm, khả năng huy động vốntrong nội bộ nền kinh tế còn thấp, nhất là vốn trung dài hạn và tiết kiệm nộiđịa, hầu hết các ngân hàng chưa có chiến lược kinh doanh hợp lý để có thểvươn ra trên thị trường quốc tế.
Trang 2Vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tếthế giới Các ngân hàng phải có chiến lược huy động vốn sao cho có hiệu quảđáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế Và kế toán huy động vốncũng đóng vai trò khá quan trọng để làm sao cho vốn huy động được an toàn,tránh mất mát tài sản của ngân hàng, quan tâm đến lợi ích của khách hàng vàđảm bảo được tính cạnh tranh giữa các ngân hàng Với kiến thức được học
tại trường cũng như thu thập được trong quá trình thực tập tại chi nhánh ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Giải
pháp hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh NH Đầu Tư và PhátTriển Nghệ An" làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Khoá luận trình bày cơ sở lý luận về huy động vốn và kế toán huyđộng vốn của ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại chi nhánh NHĐT và PT Nghệ An, để từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nângcao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại chi nhánh.
3 Phương pháp nghiên cứu.
Khoá luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, luận giải,thống kê.
4 Phạm vi nghiên cứu.
Khoá luận tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán huy động vốn tại chinhánh NHĐT&PT Nghệ An Số liệu chủ yếu là năm 2005, năm 2006, năm2007.
5 Kết cấu của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về huy động vốn và kế toán huy động vốn tạingân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng kế toán huy động vốn tại chi nhánh NHĐT&PTNghệ An.
Trang 3Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán huyđộng vốn tại chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An.
Trang 4Chương 1: Khái quát chung về huy động vốn và kế toán huy động vốn tạiNHTM.
1.1.VHĐ và vai trò của VHĐ trong hoạt động kinh doanh của NHTM.1.1.1 Khái niệm và các hình thức HĐV của NHTM.
1.1.1.1 khái niệm VHĐ
"VHĐ là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chứckinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụtín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn đểkinh doanh."
Bản chất của VHĐ là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau Ngân hàng chỉcó quyền sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đếnkỳ hạn (tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn (tiền gửi có kỳhạn) VHĐ luôn biến động, nên ngân hàng không được phép sử dụng hết sốvốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khảnăng thanh toán.
Muốn làm ngân hàng cần phải có vốn riêng Tuy số vốn riêng đó chỉ làmột tỷ lệ nhỏ so với số tiền mà ngân hàng cho vay Số vốn riêng của ngânhàng thường chỉ để mua sắm, trang bị trụ sở ngân hàng Trong thực tế, số tiềnmà ngân hàng cho vay có nguồn gốc từ tiền gửi của khách hàng Do đó, HĐVlà hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM, là mối quan tâm chính củacác ngân hàng.
Về mặt hình thức, NHTM có nhiều cách HĐV khác nhau, chẳng hạnnhư huy động tiền gửi thanh toán, huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư,phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
0 1.1.1.2 Các hình thức HĐV của NHTM.a HĐV qua tài khoản tiền gửi
Trang 5Tiền gửi tại ngân hàng bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳhạn.
* Tiền gửi không kỳ hạn.
Đây là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nàovà ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng Tiền gửi không kỳhạn có lãi suất thấp và bao gồm hai loại:
Tiền gửi thanh toán:
Về mặt pháp lý, khi gửi tiền không kỳ hạn theo tài khoản thanh toán thểhiện một hợp đồng mặc nhiên giữa khách hàng và ngân hàng Trong đó, ngânhàng phải có trách nhiệm thực hiện các khoản chi trả cho khách hàng mộtcách kịp thời và chính xác Tài khoản sử dụng cho tiền gửi thanh toán đượcgọi là tài khoản giao dịch hay tài khoản séc vì rằng phần lớn các khoản giaodịch thông qua tài khoản này được thực hiện bằng séc.
Đối với loại tiền gửi này, mục đích gửi là nhằm đảm bảo an toàn về tàisản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêudùng Khách hàng không có ý định để giành hoặc không chú trọng đến tiềnlãi Khách hàng chỉ muốn đổi hình thức tiền tệ này bằng một hình thức tiền tệkhác và thích thanh toán bằng séc hơn là dùng tiền mặt Khả năng tiện lợi củatiền gửi không kỳ hạn trong thanh toán phụ thuộc vào mạng lưới tổ chức vàhoạt động của NHTM đã phát hành ra nó.
ở Việt Nam, tài khoản tiền gửi thanh toán được chia làm hai loại:
- Tài khoản thanh toán dùng cho các doanh nghiệp: Tài khoản nàykhông được hưởng lãi trực tiếp mà người gửi chỉ hưởng lãi gián tiếp thôngqua các dịch vụ miễn phí của ngân hàng.
- Tài khoản thanh toán dùng cho cá nhân: Tài khoản này được ngânhàng trả lãi nhưng lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này thấp hơn lãi suất tiềngửi định kỳ.
Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý:
Trang 6Đây là loại tiền gửi thể hiện khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của kháchhàng, họ gửi tiền vào ngân hàng không mang tính chất phục vụ thanh toán mànhằm mục đích an toàn tài sản Khi cần khách hàng có thể đến ngân hàng rútra để chi tiêu.
* Tiền gửi có kỳ hạn.
Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa kháchhàng và ngân hàng Theo nguyên tắc, đối với loại tài khoản này, khách hàngchỉ được rút tiền khi đáo hạn.
Khác với tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn là tiền tạm thời nhànrỗi hoặc là tiền để giành của cá nhân Vì vậy, mục đích gửi tiền vào ngânhàng là nhằm tìm kiếm lợi tức Đối với các ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn lànguồn vốn tương đối ổn định trong kinh doanh, do đó lãi suất mà các ngânhàng chi trả cho loại tiền gửi này cao hơn lãi suất chi trả cho tiền gửi thanhtoán Chính vì vậy, các NHTM luôn tìm cách đa dạng hoá loại tiền gửi nàybằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứngnhu cầu của mọi khách hàng Và để khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạndài, ngân hàng thường áp dụng nguyên tắc kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao.
Tiền gửi có kỳ hạn có thể áp dụng lãi suất cố định hoặc thả nổi Nếu ápdụng lãi suất thả nổi thì lấy lãi suất liên ngân hàng làm cơ sở cho việc xácđịnh lãi suất.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang áp dụng hai loại tiền gửi định kỳđó là tiền gửi định kỳ theo tài khoản và tiền gửi định kỳ dưới hình thức pháthành kỳ phiếu ngân hàng.
b.HĐV qua tiền gửi tiết kiệm.
Xét về mặt bản chất, đây là một phần thu nhập của cá nhân, người laođộng chưa sử dụng cho tiêu dùng Họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đíchtích luỹ tiền một cách an toàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó Tiền gửitiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích luỹ tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng cánhân.
Trang 7Tiền gửi tiết kiệm được coi là công cụ HĐV truyền thống của NHTM.Vốn huy động từ các tài khoản tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng đáng kểtrong tiền gửi ngân hàng TGTK bao gồm TGTK không kỳ hạn và TGTK cókỳ hạn.
* TGTK không kỳ hạn là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nàosong không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.Tuy nhiên, số dư tài khoản này thường không lớn nhưng ít biến động Chínhvì vậy, đối với loại tiền gửi này, các NHTM thường phải trả lãi suất cao hơnso với tiền gửi thanh toán Đó là điều kiện để các NHTM có thể dễ dàng huyđộng số vốn này.
* TGTK có kỳ hạn là khoản tiền có sự thoả thuận về thời hạn gửi và rúttiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn Khách hàng chỉđược rút tiền ra khi đến hạn TGTK có nhiều kỳ hạn khác nhau, thường là 3tháng, 6 tháng, 12 tháng Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh trong thu hút tiềngửi, ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút tiền trước hạn và khách hàng chỉđược hưởng lãi suất không vượt quá lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Tiền gửi là nguồn vốn lớn nhất của NHTM Việc duy trì và mở rộngtiền gửi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và giatăng lợi nhuận của ngân hàng Vì lý do đó, các ngân hàng đã tập trung nỗ lựctrong việc khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
c HĐV qua việc phát hành GTCG.
Các GTCG là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốntrên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho mục đíchnào đó Các GTCG do NHTM phát hành gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉtiền gửi có mệnh giá.
Chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá quy định; tráiphiếu là loại phiếu nợ trung và dài hạn Cả hai loại phiếu nợ này đều doNHTM phát hành từng đợt Mỗi lần phát hành phải được phép của NHNNhoặc Uỷ ban chứng khoán quốc gia.
Trang 8Huy động vốn dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếungân hàng, các NHTM phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huyđộng Nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tựcó hoặc vốn huy động tiền gửi không đủ Như vậy, khi thực hiện HĐV dướihình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định về khốilượng huy động, mức lãi suất, thời hạn, phương pháp huy động Vốn này chỉhuy động trong một thời gian nhất định và khi đã huy động đủ khối lượng vốntheo dự kiến thì ngân hàng sẽ dừng việc bán kỳ phiếu, trái phiếu.
Để đạt được hiệu quả trong công tác HĐV, ngân hàng phải có chiếnlược thích hợp, phù hợp với khả năng, mục tiêu chiến lược kinh doanh củamình Các ngân hàng cần nghiên cứu kỹ các hình thức huy động vốn để tìm ranhững biện pháp hợp lý nhằm thu hút được nhiều nhất nguồn vốn trong xãhội.
ở nước ta, những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2006, vốn huyđộng của các NHTM có tốc độ tăng trưởng cao Theo số liệu thống kê chothấy, tính đến hết tháng 12/2006, ước tính tổng nguồn vốn huy động của cácNHTM và TCTD trên địa bàn Hà Nội đạt 231799 tỷ đồng, tăng 32,3% so vớicuối năm 2005, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2001 đến nay; số dưnguồn vốn huy động từ dân cư tăng tới31,8% Cũng tính đến hết năm 2006,trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tổng nguồn vốn huy động của cácNHTM và TCTD ước tính đạt 259705 tỷ đồng, tăng 37,5% so với cuối năm2005, tăng gấp hơn 1,5 lần so với mức dự kiến từ đầu năm, đạt mức tăngtrưởng cao nhất từ trước đến nay Như vậy, cuối năm 2006 tổng số dư vốnhuy động chỉ ở riêng hai thành phố nói trên sẽ bằng số dư vốn huy động củacác NHTM và TCTD trong cả nước cách đây hơn một năm.
1.1.2 Vai trò của VHĐ.
Nguồn vốn huy động có một số đặc điểm sau:
Trang 9Thứ nhất, đó là nguồn vốn huy động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trongtổng nguồn vốn của ngân hàng Ngân hàng vừa là người "cung cấp" đồngvốn, vừa là người "tiêu thụ" đồng vốn của khách hàng Theo thống kê, nguồnvốn huy động chiếm khoảng 80% - 85% tổng nguồn vốn và ngân hàng hoạtđộng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động này.
Thứ hai, với nguồn vốn này ngân hàng sẽ chủ động hơn về thời gian vàkhối lượng vốn cần huy động Khi ngân hàng cần vốn cho hoạt động kinhdoanh của mình, thông qua chính sách lãi suất và nhiều biện pháp khác nhưquảng cáo, khuyến mại…ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn theo mụcđích của mình với thời hạn đã được xác định trước, có thể là ngắn hạn, dàihạn tuỳ theo nhu cầu cấp bách của ngân hàng Ngân hàng sẽ chủ động hơntrong việc xác định chi phí trả lãi Hơn thế, do việc chủ động trong nguồn vốnđầu vào nên ngân hàng cũng sẽ chủ động trong đầu ra của mình Hoạt độngcho vay của ngân hàng phải đảm bảo sự cân xứng trong cấu trúc kỳ hạn giữanguồn vốn và sử dụng vốn Ngân hàng chủ động trong việc đưa ra lãi suất huyđộng thì sẽ chủ động đưa ra lãi suất cho vay để đảm bảo ngân hàng có lãi.
Thứ ba, đây là nguồn vốn có chất lượng, có chi phí ổn định Chi phí củangân hàng cho nghiệp vụ huy động vốn chính là chi phí trả lãi Lãi suất huyđộng thường ổn định và chỉ dao động chút ít nếu thị trường có nhiều biếnđộng lớn Trong kỳ hạn đã xác định trước của nguồn vốn thì chi phí trả lãi làcố định hàng tháng.
Với đặc điểm như vậy, ta thấy VHĐ đóng vai trò quan trọng đối vớimọi hoạt động kinh doanh của NHTM Nó sẽ cho phép ngân hàng thực hiệncác nghiệp vụ của mình như cho vay, đầu tư, …và thu lợi nhuận Nói cáchkhác, nguồn vốn này quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tíndụng - là mảng kinh doanh chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
NHTM với chức năng tập trung vốn và phân phối lại nhu cầu của nềnkinh tế, sẽ mở rộng được các hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm,
Trang 10các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựnguy tín cho mình thông qua nguồn VHĐ dồi dào.
Các ngân hàng thực hiện cho vay, thanh toán, đầu tư và một số nghiệpvụ khác chủ yếu dựa trên nguồn vốn huy động được Chính vì vậy, khi quyếtđịnh cấp một khoản tín dụng, tiến hành một kế hoạch đầu tư hay giản đơn chỉlà mua sắm một trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, các ngânhàng đều phải xem xét trên cơ sở cân đối giữa việc mở rộng tài sản đó với khảnăng đáp ứng của nguồn vốn Ngoài ra, nguồn vốn huy động lớn sẽ góp phầnđảm bảo uy tín và tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thịtrường.
Với những vai trò hết sức quan trọng như vậy, các ngân hàng luôn tìmcách đưa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từ ngườigửi tiền đến việc sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả Bên cạnh đó, cácnhà quản trị ngân hàng cũng luôn tìm cách đổi mới, hoàn thiện chúng cho phùhợp với tình hình chung của nền kinh tế Đó là một trong những điều kiện tiênquyết để đưa ngân hàng đến thành công.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.
Môi trường kinh doanh là yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động củamỗi ngân hàng Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng cần phải thíchnghi với những biến đổi của môi trường kinh doanh Nó bao gồm rất nhiềuyểu tố đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau Hoạt động kinh doanh của ngân hàngvừa chịu ảnh hưởng của các yếu tố đó đồng thời cũng tác động trở lại môitrường kinh doanh Công tác huy động vốn là một trong những hoạt động cơbản của ngân hàng, nó cũng chịu ảnh hưởng của những nhân tố đó và tựuchung lại đó là hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố mang tính khách quan vànhóm nhân tố mang tính chủ quan.
a Nhân tố khách quan.* Hành lang pháp lý.
Trang 11Hành lang pháp lý được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích và bảoquản tài sản của toàn xã hội Một hành lang pháp lý hoàn chỉnh hay thiếuhoàn chỉnh có tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạtđộng huy động vốn nói riêng Những bộ luật điều chỉnh trực tiếp tới hoạtđộng huy động vốn của NHTM là luật TCTD, Luật NHNN…, những luật nàyquy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việcphát hành kỳ phiếu, trái phiếu…Ngoài ra còn có những bộ luật tác động giántiếp đến hoạt động ngân hàng như luật đầu tư nước ngoài…
Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tiền tệ quốc gia cũng ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của các NHTM Trước hết thểhiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ Tuỳ thuộc vào mục tiêu của chính sáchtiền tệ trong từng thời kỳ mà sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả huy động vốnlà khác nhau Chẳng hạn, khi nền kinh tế lạm phát cao, NHNN thực hiệnchính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiềnngoài xã hội thì lúc đó ngân hàng sẽ huy động vốn dễ dàng hơn và ngược lại,khi nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngânhàng khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi, họ bỏ tiền vào sản xuấtcó lợi hơn gửi ngân hàng.
Ngoài ra, hiệu quả huy động vốn còn tuỳ thuộc vào chính sách đầu tưcủa nhà nước Chính sách đầu tư của nhà nước hợp lý hay không hợp lý đềuảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của ngân hàng Bởi vì trên thực tếnhững chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanhkhông chỉ đối với khách hàng mà cả đối với ngân hàng.
* Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội.
Tình hình kinh tế - xã hội ổn định hay không ổn định sẽ có tác độngmạnh mẽ tới nền kinh tế nói chung mà hoạt động ngân hàng nói riêng Nềnkinh tế đang ở thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển tạo điều kiện tích luỹnhiều hơn nên sẽ tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng Trái lại, khi nềnkinh tế suy thoái, sản xuất bị kìm hãm, lạm phát gia tăng làm cho môi trường
Trang 12đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp lại do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, do đóviệc huy động vốn của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn Như vậy, sự biếnđộng của nền kinh tế là mang tính chất chu kỳ nên ngân hàng cần có kế hoạchvề vốn và sử dụng vốn hợp lý.
Tình hình chính trị của mỗi quốc gia cũng có ảnh hưởng lớn tới mọilĩnh vực của đất nước trong đó có cả hoạt động của ngân hàng Khi nền chínhtrị ổn định thì người dân mới có sự tin tưởng vào hệ thống tài chính và khi đóhọ mới gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng Ngược lại, khichính trị không ổn định, đất nước bị khủng hoảng hay có chiến tranh thì ngânhàng sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn.
* Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền.
Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của ngânhàng Nếu ở những vùng dân cư quen sử dụng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cấttrữ thì việc huy động vốn của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn Ngược lại,nếu người dân thích sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng thì cơhội huy động vốn của ngân hàng sẽ tăng lên
Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến sự biến động ra vàocủa các nguồn tiền Tâm lý tin tưởng vào tương lai của ngân hàng có tác dụnglàm ổn định lượng tiền gửi vào và rút ra Còn trong điều kiện nền kinh tế mấtổn định hoặc có tin đồn thất thiệt sẽ gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng dẫnđến hiện tượng rút tiền hàng loạt Do đó, các ngân hàng phải nắm bắt đượccác yếu tố tâm lý của người dân, từ đó đưa ra các hình thức huy động phù hợpđể thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế
* Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác.
Hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới ngày càng lớn mạnh với sự ra đờicủa hàng loạt các ngân hàng mới và xu thế toàn cầu hoá nền tài chính quốc tế.Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của các ngân hàng và sự tham gia vào lĩnhvực ngân hàng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã tạo ra một sức épcạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn của
Trang 13NHTM Ngay cả trong cùng hệ thống ngân hàng hiện nay cũng có sự cạnhtranh gay gắt, các NHTM không ngừng tăng lãi suất tiền gửi, cung cấp cáctiện ích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch giữa khách hàng vàngân hàng Mặt khác, cùng với sự tham gia vào việc thu hút lượng tiền nhànrỗi trong xã hội của các tổ chức tài chính như: bưu điện, bảo hiểm,…nguồnvốn càng trở nên khan hiếm hơn Với áp lực cạnh tranh thúc đẩy các ngânhàng không ngừng hiện đại hoá, đa dạng hoá danh mục sản phẩm, tạo ra đượcnhững lợi thế cạnh tranh và hoà nhập với nền tài chính thế giới Cạnh tranhcũng là động lực giúp ngân hàng khẳng định vị thế của mình và đóng vai trònhư một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ trong tương lai.
b Nhân tố chủ quan * Hình thức huy động.
Hình thức huy động của ngân hàng càng phong phú, đa dạng, linh hoạtvà thuận tiện thì khả năng thu hút vốn trong nền kinh tế càng lớn Chính sự đadạng của các hình thức huy động sẽ giúp cho mỗi người dân, mỗi doanhnghiệp lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp với khả năng của mình.Chẳng hạn, ngân hàng có thể huy động tiền gửi tiết kiệm bằng cách đưa ranhiều thời hạn khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau củakhách hàng.
* Chính sách lãi suất huy động.
Đối với các khách hàng khác nhau thì mục đích gửi tiền vào ngân hàngcũng khác nhau Nếu khách hàng là doanh nghiệp, mục đích của họ là thanhtoán qua ngân hàng chứ không phải lãi suất Tuy nhiên, một số bộ phận thìmục đích của họ là hưởng lãi nên lãi suất là vấn đề họ quan tâm hàng đầu Vìvậy, để tạo được nhiều vốn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của mình thì cácngân hàng phải có chính sách hợp lý sao cho lãi suất huy động vừa đảm bảothu hút và duy trì sự ổn định khối lượng tiền gửi của khách hàng, vừa phù hợpvới lãi suất cho vay để ngân hàng có lãi Hiện nay, một số ngân hàng để thuhút khách hàng gửi tiền đã sử dụng lãi suất rất linh hoạt như chia nhỏ lãi suất
Trang 14theo nhiều thời hạn khác nhau Tuy nhiên, nếu sử dụng chính sách lãi suấtbằng cách tăng lãi suất tiền gửi liên tục có thể không mang lại hiệu quả nhưmong muốn mà chi phí huy động lại cao Do đó, ngân hàng phải hoạch địnhchính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với sự biến động của thị trường và mụctiêu của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, ngânhàng và người sử dụng vốn.
* Năng lực của cán bộ ngân hàng.
- Con người là yếu tố quyết định thành công của hoạt động quản lý,sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội Để có thể đạt được mục tiêu đề rathì các tổ chức phải chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực, ngànhngân hàng cũng không phải là ngoại lệ Đặc biệt trong công tác huy động vốnthì năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng có ảnh hưởng rất
1.3.3.1 Kế toán HĐV qua tài khoản tiền gửi của TCKT, cá nhân.a Thủ tục mở tài khoản.
Đơn vị TCKT, cá nhân muốn mở tài khoản tại ngân hàng phải có tưcách pháp nhân hoặc thể nhân, thể hiện hạch toán kế toán độc lập Việc chọnlựa ngân hàng để mở tài khoản và số lượng tài khoản là quyền của kháchhàng.
Khi có nhu cầu, khách hàng phải đến lập thủ tục tại bộ phận tiền gửi.Tại đây, kế toán giao dịch sẽ cấp phát và hướng dẫn khách hàng lập các giấytờ cần thiết
- Đối với khách hàng là TCKT: khách hàng phải có quyết định thànhlập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ, hợp pháp do cơ quannhà nước có thẩm quyền cấp.
Khi mở tài khoản, khách hàng phải điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơnxin mở tài khoản tại ngân hàng bao gồm tên đơn vị, số đăng ký kinh doanh,mẫu chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng hoặc những người được chủtài khoản, kế toán trưởng uỷ quyền, mẫu con dấu đơn vị…
Trang 15- Đối với khách hàng là cá nhân: phải có giấy chứng minh nhân dânhoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) và điền đầy đủ thông tin cần thiếtvào mẫu xin mở tài khoản như tên, số chứng minh nhân dân, ngày tháng cấp,nơi cấp, mẫu chữ ký…
Khi mở tài khoản tiền gửi KKH, khách hàng phải duy trì số dư tối thiểutrên tài khoản theo quy định của ngân hàng Chủ tài khoản phải chịu tráchnhiệm pháp lý về số tiền trên tài khoản của mình và thực hiện các giao dịchtrên tài khoản bằng chứng từ kế toán hợp lệ Khi có bất kỳ sự thay đổi nào củaTCKT, cá nhân như thay đổi con dấu, chữ ký mẫu… thì chủ tài khoản phảithông báo cho ngân hàng biết.
Sau khi hoàn tất thủ tục trên, bộ phận tiền gửi sẽ cho số hiệu tài khoảncủa khách hàng căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán NHTM do NHNN banhành Ngân hàng có nhiệm vụ quản lý tốt tài khoản của khách hàng, giữ bímật số dư tài khoản, chỉ được trích tiền từ tài khoản khi có lệnh chi từ tàikhoản của chủ tài khoản hoặc yêu cầu của cán bộ có thẩm quyền.
b Hoạt động của tài khoản tiền gửi.
Sau khi mở và thực hiện giao dịch với NHTM, tài khoản tiền gửi củacác TCKT, cá nhân bắt đầu hoạt động và có thể có nhiều nghiệp vụ kinh tếphát sinh, nhưng nhìn chung tất cả các nghiệp vụ có thể xếp thành:
- Những nghiệp vụ làm phát sinh bên Nợ tài khoản.- Những nghiệp vụ làm phát sinh bên Có tài khoản.- Tất toán tài khoản.
Ngân hàng tất toán tài khoản tiền gửi khi:
- Chủ tài khoản có văn bản yêu cầu tất toán tài khoản.
- Tài khoản hết số dư hoặc ngừng giao dịch trong vòng 6 tháng liên tục.- Khi chủ tài khoản là cá nhân chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vidân sự TCKT chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc các trường hợpkhác do NHNN quy định.
Trang 16Khi khách hàng chấm dứt giao dịch với NHTM thì kế toán ngân hàngsẽ thu hồi toàn bộ séc đã cấp phát chưa sử dụng và chuyển hồ sơ vào lưu trữ.Nếu sau này, khách hàng giao dịch trở lại thì phải làm thủ tục mở tài khoảnnhư thường lệ.
c Kế toán HĐV qua tài khoản tiền gửi KKH.
Kế toán nhận tiền gửi:
- Kế toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt:
Người gửi tiền lập giấy nộp tiền kèm tiền mặt nộp vào ngân hàng Căncứ vào chứng từ thu tiền mặt, sau khi đã kiểm điếm đủ tiền, kế toán sẽ hạchtoán:
Nợ: TK Tiền mặt.
Có: TK Tiền gửi KKH/ Khách hàng.- Kế toán nhận tiền gửi bằng chuyển khoản.
Kế toán căn cứ vào các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đểhạch toán:
Nợ: TK Tiền gửi KKH/ người chi trả.
Hoặc TK Thanh toán vốn giữa các ngân hàng.Có: TK Tiền gửi/ người thụ hưởng.
Kế toán chi trả tiền gửi.
Khi nhận được lệnh chi trả từ chủ tài khoản, kế toán sẽ kiểm tra tínhhợp pháp hợp lệ của chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản, hạn mức thấu chi,nhập dữ liệu vào máy, làm thủ tục chi tiền.
- Kế toán chi trả bằng tiền mặt:
Nợ: TK Tiền gửi KKH/ người chi trảCó: TK Tiền mặt.
- Kế toán chi trả bằng chuyển khoản.
Nợ: TK Tiền gửi KKH/ người chi trảCó: TK Tiền gửi KKH/ người thụ hưởng
Hoặc TK Thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
Trang 17Trường hợp chủ tài khoản trích tiền từ tài khoản này để chuyển đến tàikhoản của người thụ hưởng ở ngân hàng khác thì ngân hàng sẽ thu lệ phíchuyển tiền (tỷ lệ do từng hệ thống NHTM quy định) và thuế GTGT đượctính theo số tiền chuyển (thường là 10%).
Kế toán tiền lãi đối với tiền gửi KKH.
Theo quy định của NHNN hiện nay, số dư trên tài khoản tiền gửi KKHcủa TCKT, cá nhân được NHTM trả theo lãi suất quy định Lãi suất được tínhvào cuối tháng theo phương pháp tích số và được nhập vào gốc để gia tăng sốdư tiền gửi.
Số tiền lãi được tính theo công thức sau:
Bút toán phản ánh chi trả lãi tiền gửi:
Nợ: TK chi trả lãi tiền gửi (TK 801).Có: TK Tiền gửi KKH/ khách hàng.
d Kế toán HĐV qua tài khoản tiền gửi CKH.
Kế toán nhận tiền gửi:
Căn cứ vào giấy nộp tiền, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy tính.Nợ: TK Thích hợp.
Có: TK Tiền gửi CKH/ khách hàng. Kế toán chi trả tiền gửi:
Khách hàng có thể rút tiền bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửiKKH:
Nợ: TK Tiền gửi CKH/ khách hàng.Có: TK Tiền mặt.
Hoặc TK Tiền gửi KKH/ khách hàng.
Trang 18 Kế toán trả lãi tiền gửi CKH.
Lãi được tính theo nguyên tắc cơ sở dồn tích Việc trả lãi tiền gửi CKHcho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn (trả cùng gốc).
Công thức tính lãi hàng tháng:
Tiền lãi = Số tiền gửi vào lãi suất tiền gửi/ tháng.
Sau khi tính được số lãi phải trả, hàng tháng kế toán lập chứng từ vàhạch toán:
Nợ: TK Chi phí trả lãi.
Có: TK Lãi phải trả cho tiền gửi.
Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc), kế toán lập phiếu chi lãi vàhạch toán:
Nợ: TK Lãi phải trả cho tiền gửi.Có: TK Thích hợp.
1.3.3.2 Kế toán HĐV qua tài khoản TGTK.a.Thủ tục mở tài khoản TGTK.
Tại NHTM, quầy giao dịch thường có bảng thông báo lớn về tiền gửivà lãi suất để khách hàng tham khảo và lựa chọn hình thức gửi tiền Khi muốngửi tiền, khách hàng đến bộ phận TGTK để làm thủ tục mở sổ tiết kiệm Tạiđây, kế toán giao dịch sẽ hướng dẫn những vấn đề liên quan đến tiền gửi củahọ như lãi suất, vấn đề an toàn tiền gửi và những thủ tục, giấy tờ cần thiết.Khách hàng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối vớingười nước ngoài), đăng ký mẫu chữ ký, con dấu…
Sau đó, họ sẽ hướng dẫn khách hàng lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào.Sau khi hoàn tất việc nộp tiền, khách hàng sẽ nhận được sổ TGTK, đồng thờikế toán lập thẻ lưu để theo dõi.
b.Các hoạt động phát sinh sau khi mở sổ TGTK.
Sau khi mở sổ, thường có một số hoạt động phát sinh khi khách hàngđến giao dịch, chẳng hạn như khách hàng rút tiền, gửi thêm tiền vào hay yêucầu khoá sổ Trong các hoạt động phát sinh này cần lưu ý:
Trang 19- Bất cứ trường hợp phát sinh nào khách hàng cũng phải xuất trình sổ vàchứng minh nhân dân khi giao dịch.
- Khách hàng chỉ được phép rút tiền trong phạm vi số dư trên sổ TGTKcủa mình.
- Khi hết số dư, kế toán sẽ xoá sổ, thu hồi lại sổ cũ.
c.Kế toán HĐV qua tài khoản TGTK KKH.
Kế toán nhận tiền gửi:
Người gửi tiền viết giấy nộp tiền kèm sổ tiết kiệm gửi cho kế toán giaodịch Kế toán giao dịch sẽ kiểm soát chứng từ, nhập số tiền gửi tiếp vào sổ tiếtkiệm, rồi sau đó trả lại sổ tiết kiệm cho người gửi tiền, hạch toán:
Nợ: TK Tiền mặt.
Có: TK TGTK KKH/ khách hàng. Khách hàng chi trả TGTK:
Khách hàng viết giấy lĩnh tiền mặt kèm sổ tiết kiệm và chứng minh thưhoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) đưa cho kế toán Sau khi kiểm soátchứng từ, nếu có gì sai sót, kế toán sẽ xử lý theo 2 trường hợp:
- Nếu khách hàng chỉ rút một phần của số tiền trên sổ tiết kiệm thì sau khi ghisố tiền rút ra vào sổ tiết kiệm và phiếu lưu sẽ trả lại sổ tiết kiệm cho người gửiđể giao dịch tiếp.
- Nếu khách hàng rút toàn bộ số tiền ghi trên sổ thì sau khi làm các thủtục như trên, kế toán sẽ thu hồi sổ tiết kiệm để bảo quản cùng phiếu lưu.
+ Chi trả bằng tiền mặt:
Nợ: TK TGTK KKH/ khách hàng.Có: TK Tiền mặt.
+ Chi trả bằng chuyển khoản :
Nợ: TK TGTK KKH/ khách hàng.Có: TK Tiền gửi/ người thụ hưởng. Kế toán tiền lãi:
Trang 20Lãi được tính sau ngày gửi tiền đầu tiên một tháng, áp dụng phươngpháp tích số Hạch toán:
Nợ: TK Trả lãi tiền gửiCó: TK Thích hợp.
d.Kế toán HĐV qua tài khoản TGTK CKH.
Kế toán nhận TGTK CKH.
Sau khi làm thủ tục mở sổ TGTK, khách hàng sẽ lập giấy nộp tiền kèmtheo phiếu lưu cho kế toán và tuỳ từng phương thức trả lãi mà kế toán sẽ hạchtoán như sau:
- Đối với phương thức trả lãi trước: lãi được trả ngay thời điểm kháchhàng gửi tiền Kế toán sẽ hạch toán:
- Trường hợp khách hàng xin rút tiền đúng hạn: Khách hàng sẽ làm cácthủ tục để lĩnh tiền Sau khi hoàn tất việc chi tiền, kế toán sẽ thu hồi sổ tiếtkiệm và bảo quản cùng phiếu lưu.
+ Đối với phương thức trả lãi trước thì kế toán chỉ thanh toán gốc chokhách hàng Hạch toán:
Nợ: TK TGTK CKH/ thời hạn/ khách hàng.Có: TK Thích hợp.
+ Đối với phương thức trả lãi sau thì khách hàng được lĩnh cả gốc và lãikhi đáo hạn Hạch toán:
Nợ: TK TGTK CKH/ thời hạn/ khách hàng.
Trang 21Nợ: TK Lãi phải trả cho TGTK (SH 4913).Nợ: TK Trả lãi tiền gửi (SH 801).
Có: TK Thích hợp.
- Trường hợp khách hàng xin rút tiền trước hạn: Có thể vì một lý donào đó, khách hàng đến rút tiền trước hạn Để đảm bảo tính cạnh tranh, ngânhàng vẫn cho khách hàng rút tiền và khách hàng được hưởng lãi suất tiền gửiKKH trên số tiền gửi.
+ Đối với phương thức trả lãi trước:
Thoái chi phần lãi chưa ghi nhận vào chi phí, hạch toán;Nợ: TK Chi phí chờ phân bổ (SH 388).
Có: TK Trả lãi tiền gửi (SH 801).
Sau đó kế toán sẽ chi tiền cho khách hàng, hạch toán;Nợ: TK TGTK CKH/ thời hạn/ khách hàng.
Có: TK Chi phí chờ phân bổ (SH 388).Có: TK Thích hợp.
+ Đối với phương thức trả lãi sau:
Kế toán thoái chi bút toán đã ghi nhận lãi vào chi phí, hạch toán:Nợ: TK Lãi phải trả cho TGTK (SH 4913).
Có: TK Trả lãi tiền gửi (SH 801).Sau đó, kế toán trả tiền cho khách hàng, hạch toán;
Nợ: TK TGTK CKH/ thời hạn/ khách hàng.Nợ: TK Trả lãi tiền gửi.
Có: TK Thích hợp.
- Trường hợp rút tiền quá hạn: Ngân hàng sẽ chuyển sang kỳ hạn mớicho khách hàng Gốc của thời hạn mới bao gồm gốc và lãi của kỳ hạn trước.Khi khách hàng đến rút tiền ra thì xử lý theo kiểu rút tiền trung hạn.
Kế toán tiền lãi: Ngân hàng áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích nên hàngtháng phải tính toán và hạch toán lãi.
Trang 22- Đối với phương thức trả lãi trước: phân bổ lãi trả trước vào chi phítheo định kỳ hàng tháng, hạch toán:
Nợ: TK Trả lãi tiền gửi (SH 801).Có: TK Chi phí chờ phân bổ (SH 388).
- Đối với phương thức trả lãi sau: theo định kỳ hàng tháng, kế toán sẽtiến hành phân bổ chi phí tính lãi phải trả dồn tích để ghi nhận vào chi phí,hạch toán:
Nợ: TK Trả lãi tiền gửi (SH 801).
Có: TK Lãi phải trả cho tiền gửi (SH 4913).
Lãi có thể được trả theo định kỳ hàng tháng hoặc cuối kỳ, hạch toán:Nợ: TK Lãi phải trả cho tiền gửi
Có: TK Thích hợp.
1.3.3.3 Kế toán HĐV qua việc phát hành GTCG.
Người mua GTCG sau khi làm thủ tục nộp tiền vào ngân hàng pháthành GTCG sẽ được nhận các loại GTCG thích hợp từ ngân hàng phát hành.
Căn cứ vào chứng từ nộp tiền, kế toán ngân hàng phát hành GTCG sẽhạch toán theo các trường hợp sau:
a.Đối với phương thức trả lãi trước.
Kế toán phát hành GTCG.
- GTCG được phát hành ngang giá:
Số tiền ngân hàng thu về = Tổng mệnh giá - Lãi trả trướcBút toán:
Nợ: TK Thích hợp.
Nợ: TK Chi phí chờ phân bổ.
Có: TK Mệnh giá GTCG (SH431 - 434).- GTCG được phát hành có chiết khấu:
Khoản chiết khấu khách hàng được hưởng được khấu trừ vào mệnh giáGTCG.
Trang 23Số tiền ngân hàng thu về = Tổng mệnh giá - Giá trị chiết khấu - lãi trảtrước.
Bút toán:
Nợ: TK Thích hợp.
Nợ: TK Chiết khấu GTCG (SH432 - 435).Nợ: TK Chi phí chờ phân bổ (SH388)
Có: TK Mệnh giá GTCG (SH 431 - 434).- GTCG được phát hành có phụ trội:
Khoản phụ trội được người mua GTCG chấp nhận và phải nộp vàongân hàng phát hành GTCG cùng mệnh giá GTCG ngay khi mua GTCG.
Số tiền ngân hàng thu về = Tổng mệnh giá + Giá trị phụ trội - Lãi trảtrước.
Bút toán:
Nợ: TK Thích hợp.
Nợ: TK Chi phí chờ phân bổ.
Có: TK Phụ trội GTCG (SH 433 - 436).Có: TK Mệnh giá GTCG.
Kế toán trả lãi và phân bổ giá trị phụ trội, chiết khấu.
Định kỳ hàng tháng, kế toán sẽ tiến hành ghi nhận lãi trả trước vào chiphí, hạch toán:
Nợ: TK Trả lãi phát hành GTCG (SH 803).Có: TK Chi phí chờ phân bổ (SH 388).Tiến hành phân bổ giá trị chiết khấu:
Nợ: TK Trả lãi phát hành GTCG.Có: TK Chiết khấu GTCG.
Phân bổ giá trị phụ trội để làm giảm chi phí trong kỳ:Nợ: TK Phụ trội GTCG.
Có: TK Trả lãi phát hành GTCG. Kế toán thanh toán GTCG đến hạn.
Trang 24Sau khi làm các thủ tục, kế toán thu hồi các loại GTCG từ khách hàng,căn cứ vào chứng từ hạch toán:
Nợ: TK Mệnh giá GTCG.Có: TK Thích hợp.
b.Đối với phương thức trả lãi sau.
Số tiền ngân hàng thu về = Tổng mệnh giá - Giá trị chiết khấu.Bút toán:
Nợ: TK Thích hợp.
Nợ: TK Chiết khấu GTCG.Có: TK Mệnh giá GTCG.- GTCG được phát hành có phụ trội:
Số tiền ngân hàng thu về = Tổng mệnh giá + Giá trị phụ trội.Bút toán:
Nợ: TK Thích hợp.Có: TK Phụ trội GTCG.Có: TK Mệnh giá GTCG.
Kế toán tiền lãi và phân bổ giá trị phụ trội, chiết khấu:
Hàng tháng, kế toán tiến hành tính toán và phân bổ lãi phải trả dồn tíchvào chi phí, hạch toán;
Nợ: TK Trả lãi phát hành GTCG.
Có: TK Lãi phải trả về phát hành GTCG (SH 492).
Tiến hành phân bổ giá trị phụ trội và chiết khấu giống như trường hợpphát hành GTCG trả lãi trước.
Trang 25 Kế toán thanh toán GTCG đến hạn.Bút toán:
Nợ: TK Mệnh giá GTCG.
Nợ: TK Lãi phải trả về phát hành GTCG.Có: TK Thích hợp.
Trường hợp khách hàng để GTCG quá hạn mà chưa đến thanh toán thìngân hàng tính và trả thêm cho khách hàng theo lãi suất không kỳ hạn chothời gian quá hạn Gốc trên TK Mệnh giá GTCG vẫn giữ nguyên mà lãikhông nhập gốc Đối với phần lãi bổ sung này, kế toán sẽ ghi nhận vào chiphí:
Bút toán:
Nợ: TK Trả lãi phát hành GTCG.Có: TK Thích hợp.
Trang 26Chương 2: Thực trạng kế toán HĐV tại chi nhánhNHĐT&PT NGHỆ AN.
2.1 Tổng quan về hoạt động của chi nhánh NHĐT&PT NGHỆ AN.2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động ngân hàng.
Năm 2007 đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nước như Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ 10, sự thay đổi về nhân sự Lãnh đạo cao cấp sau kỳhọp lần thứ 9 của Quốc hội khoá XI Đặc biệt là ngày 7/11/2006, Việt Namchính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) đã mở ra cho nềnkinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội và thách thứcmới.
Việc mở rộng quy mô thương mại quốc tế, đầu tư FDI đòi hỏi phải cómột hệ thống ngân hàng thích ứng để hỗ trợ Các doanh nghiệp yêu cầu cungcấp tài chính tốt hơn, các công ty đa quốc gia cũng muốn có các dịch vụ tàichính trong nước hỗ trợ vốn đầu tư của mình Điều này thúc đẩy các ngânhàng trong nước mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêucầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước Với những đòi hỏikhách quan của nền kinh tế, bản thân hệ thống ngân hàng cũng phải chủ độngđiều chỉnh các cơ chế trong hoạt động ngân hàng theo các cam kết của WTOnhằm nâng cao năng lực tài chính; năng lực quản trị điều hành, thực hiệnnghiệp vụ; đổi mới công nghệ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để nâng caosức cạnh tranh.
Mặt khác, trong năm 2006, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định vàvững chắc, thu nhập quốc dân tăng 8,4 %, giá tiêu dùng tăng 6,6%, thị trườngchứng khoán ngày càng sôi động; giá USD đầu năm biến động nhưng nhữngtháng cuối năm lại ổn định; hệ thống văn bản luật pháp được hoàn thiện vớitốc độ cao…Đây là cơ hội vàng cho sự ổn định và phát triển của hệ thốngngân hàng.
Trang 27Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập, cạnh tranh giữa các NHTM cànggay gắt Bên cạnh sự ra đời hàng loạt ngân hàng trong nước thì còn có cácngân hàng nước ngoài sẽ thành lập tại Việt Nam, đó là những ngân hàng cóđiều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ nhân sự có trình độ cao và cónhiều kinh nghiệm Cạnh tranh làm cho lãi suất, phí giữa các NHTM và chinhánh NHTM sát nhau hơn, các ngân hàng sẽ khó thu hút khách hàng hơn.Mặt bằng lãi suất tăng lên làm chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận.Mặt khác, giá vàng biến động mạnh; giá xăng dầu, điện than tăng lên, thịtrường nhà đất vẫn đóng băng… Đó là những yếu tố gây bất lợi cho cácNHTM quốc doanh.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐTN
&PTVN) được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm1957 của Thủ tướng chính phủ, 43 năm qua NHĐT & PTVN đã có nhữngtên gọi:
Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/4/1981Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
NHĐT N & PTVN là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổchức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thốngthống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3đơn vị liên doanh với nước ngoài, hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng Trọng tâmhoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NHĐT & PTVN là phục vụđầu tư phát triển, các dự án, các chương trình phát triển kinh tế then chốt củađất nước Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thànhphần kinh tế, quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty NHĐT &PTVN không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quanhệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới Đây là một ngân hàng chủ lựcthực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển Qúa trình 50
Trang 28năm xây dựng và trưởng thành ngân hàng đã đóng góp đáng kể vào côngcuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá nước nhà.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An được
thành lập vào ngày 27/5/1957, ban đầu có tên gọi là ngân hàng kiến thiếtNghệ An, sau đổi tên thành ngân hành đầu tư và xây dựng Nghệ An và đếnbây giờ được mang tên là ngân hàng đầu tư và phát triển VN chi nhánh NghệAn Từ khi thành lập đến nay chi nhánh luôn cố gắng thực hiện đầy đủ cácquyết định, công văn mà hội sở chính đã đưa ra, đóng góp đáng kể vào côngcuộc xây dựng tỉnh nhà ngày càng ổn định và phát triển.
Với khởi điểm là một phòng nghiệp vụ thuộc Ty tài chính tỉnh NghệAn, số lượng mới đầu là 9 cán bộ, cùng với sự ra đời và phát triển của hệthống BIDV, Chi nhánh BIDV Nghệ An đã vượt qua bao khó khăn, thử tháchkhông ngừng củng cố và phát triển để từng bước khẳng định vị trí của mìnhtrong hệ thống BIDV Việt Nam Trong quá trình hoạt động Chi nhánh đãbám sát và phục vụ tốt các công trình trọng điểm, mục tiêu phát triển kinh tếcủa địa phương; đổi mới có hiệu quả trong việc đầu tư phát triển Nhà máy xi-măng Hoàng Mai, Xi-măng 12/9, Nhà máy Mía đường Sông Con
Chi nhánh NHĐT & PT có trụ sở đặt tại 216 Lê Duẩn, thành phốVinh, tỉnh Nghệ An Mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm: 15 phòng bantrong đó có 9 phòng chức năng, 6 phòng trực tiếp kinh doanh và 4 điểm giaodịch và 5 Chi nhánh khu vực (Chi nhánh Diễn Châu; Đô lương; Nghĩa Đàn;Quỳ Hợp; Hoàng Mai), tuy nhiên từ 01/11/2006 và 01/12/2006 thực hiện đềán tái cơ cấu về tổ chức và quản lý, 4 chi nhánh khu vực đã được nâng cấpthành Chi nhánh cấp 1 do vậy Chi nhánh BIDV Nghệ An chỉ còn một phònggiao dịch Diễn Châu, (Chi nhánh khu vực Diễn Châu chuyển thành phònggiao dịch) và Trung tâm tập huấn Cửa lò
Tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh hiện nay là 214 ngườitrong đó Đảng viên gồm 120 đồng chí, chiếm 56%; đoàn viên gồm 94 người,chiếm 44%.Trong hoạt động kinh doanh chi nhánh luôn coi cán bộ là nhân tố
Trang 29quyết định mọi thành công, vì vậy không ngừng nâng cao trình độ, chăm locải thiện đời sống, vật chất, tinh thần cho người lao động
3 Khối quản lý nội bộ
- Phòng kế hoạch - Nguồn vốn- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng hành chính - Quản trị- Phòng tài chính - Kế toán- Phòng điện toán
- Phòng kiểm tra nội bộ
4 Khối đơn vị trực thuộc gồm có: Các phòng giao dịch, Quỹ tiếtkiệm.
Sơ đồ: Mô hình tổ chức của chi nhánh NHĐT &PT Nghệ An
Trang 30Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng ban
Ban Giám Đốc
Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ
Các đơn vị chức năngCác đơn vị nghiệp vụCác phòng ban khác
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính - kế toán
Phòng thẩm định & QLTD
Phòng kế hoạch và nguồn vốn
Phòng điện toán
Phòng TTQT
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tổ chức cán
Phòng dịch vụ khách hàng cá
Các điểm giao dịch 1,2,3,5
Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Phòng tín dụng II
Phòng tín dụng III
Trang 31- Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc giám đốc chi nhánh xây dựngkế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụthuộc phạm vi của phòng, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vựcđược giao.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong chi nhánh theo quy trìnhnghiệp vụ, chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức trách củaphòng vào vấn đề nghiệp vụ và các vấn đề chung của chi nhánh.Lập kế hoạchchương trình, biện pháp, tiến độ chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ đượcgiao, trực tiếp thực hiện xử lý các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theođúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoànthành nhiệm vụ kinh doanh của toàn chi nhánh Chịu trách nhiệm về tínhđúng đắn, chính xác, trung thực, an toàn và hiệu qủa trong phạm vi nhiệm vụcủa phòng được giao, góp phần tích cực nâng cao hiệu qủa, an toàn hoạt độngcủa toàn chi nhánh.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ quản lý thông tin, tổng hợp và lập báo cáotrong phạm vi nhiệm vụ nghiệp vụ của phòng để phục vụ quản lý Nhà nước,phục vụ quản trị và điều hành theo quy định của NHĐT & PTVN
- Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo rèn luyện cánbộ về phong cách giao dịch văn minh lịch sự, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ đểnâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đáp ứng yêu cầu phát triển và giữgìn tín nhiệm, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về NHĐT & PTVN, nghiên cứuđề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ và quản lý củaphòng, thường xuyên tự kiểm tra quá trình thực hiện nghiệp vụ được phâncông.
- Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động,thoả ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựngchi nhánh vững mạnh.Làm tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng góp phầnphát triển nguồn lực của chi nhánh.Thực hiện các nhiệm vụ khác được giámđốc chi nhánh giao.
NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Trang 32Phòng tín dụng
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân côngtheo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng (tiếp thị, tìm kiếm khách hàng,dự án, giới thiệu sản phẩm, phân tích thông tin, nhận hồ sơ, xem xét quyếtđịnh cho vay theo phân cấp ủy quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyếtđịnh cho vay, theo dõi thu đủ nợ, thu đủ lãi, đến khi tất toán hợp đồng tíndụng) trách nhiệm maketing tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng sảnphẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề có liên quan, quản lý hồ sơ tín dụngtheo quy định, phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng, tham giaý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quảnlý tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Phòng thẩm định và quản lý tín dụng
Là phòng trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theoquy định của Nhà nước và các quy trình nghiệp vụ liên quan.Là phòng trựctiếp thực hiện yêu cầu về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của chinhánh theo quy trình, quy định của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Namvà của chi nhánh
Phòng dịch vụ khách hàng
Là phòng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từkhâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng,hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán,chuyển tiền ) Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán các giaodịch với khách hàng và các dịch vụ khác
Phòng thanh toán quốc tế
Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thươngmại và hạch tóan kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trêncơ sở hạn mức khoản vay, bão lãnh đã được phê duyệt, thực hiện nghiệp vụphát hành bão lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài, thực hiệnnghiệp vụ chuyển tiền quốc tế.
Trang 33Phòng tiền tệ – kho quỹ
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tìên và quỹ nghiệp vụ(tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có gía, vàng bạc đá quý,các tài sản do khách hàng gửi giữ hộ ) Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ vềquỹ, phát triển các giao dịch ngân quỹ, phối hợp chặt chẽ với phòng dịch vụkhách hàng thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy, phục vụ thuận tiện,an toàn cho khách hàng giao dịch một cửa.
Phòng kế hoạch - nguồn vốn
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn và quảnlý các hệ số an toàn theo quy định, tham mưu giúp việc cho giám đốc chinhánh điều hành nguồn vốn, chịu trách nhiệm hoàn tòan về quản lý rủi rotrong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế,quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ.
Phòng tài chính - kế toán
Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tíêt, kếtoán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹcủa chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và của ngân hàng Thực hiệncông tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động kế toán của chi nhánh bao gồmcả chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm theo quy trình luân chuyểnvà kiểm soát chứng từ Thực hiện kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật cácloại chứng từ, sổ sách kế tóan theo quy định của Nhà nước.
Phòng điện toán
Trực tiếp quản lý mạng, quản lý hệ thống phân truyền truy cập, kiểm soáttại chi nhánh, tổ chức vận hành thiết bị tin học và các chương trình phần mềmđược áp dụng tại chi nhánh theo đúng quy định, quy trình của NHĐT &PTVN.
Phòng tổ chức -hành chính
Trực tiếp thực hiện công tác hành chính văn phòng, theo đúng quy định.Thực hiện công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất,