1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Slide Đầu tư và phát triển khu trong các khu công nghiệp ở Việt nam

27 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1.Khái Niệm. 1.1 Khái niệm khu công nghiệp Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. 1.2 Đặc điểm của khu công nghiệp. Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế về khu công nghiệp và khu chế xuất... Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu, nhưng ngành mà mới sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bê cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường. 1.3 Các lĩnh vực được phép đầu tư trong công nghiệp Trong các khu công nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực sau: Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ. Dịch vụ và hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. Các ngành công nghiệp dưới nhà nước khuyến khích đầu tư là cơ khí, luyện kim, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất, hóa dầu, công nghiệp hàng dùng và một số ngành khác. 2. Đầu tư phát triển. 2.1 Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển Đầu tư theo nghĩa chung nhất được hiểu đó là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại như tiền của, sức lao động, trí tuệ... nhằm đạt được một kết quả có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai. Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người đầu tư có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi người dân trong xã hội. 2.2 Vai trò của đầu tư phát triển Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức độ trung bình thì tỉ lệ đầu tư phải đạt từ 1525% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước. Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với những ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai, các khả năng sinh học do vậy muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao rất khó khăn. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao phải tăng cường đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ. Do tập trung phát triển công nghiệp, nên đã làm thay đổi công nghệ, Có hai con đường cơ bản để có được công nghệ đó là tự nghiên cứu phát minh công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhật từ nước ngoài cần phải có tiền, phải có vốn đầu tư. Do đó mọi phản ánh đổi mới công nghệ phải gắn liền với nguồn đầu tư. Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở, để tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn đầu tư. 2.3 Vốn đầu tư phát triển 2.3.1 Vốn đầu tư phát triển của đất nước nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản đó là vốn huy động từ trong nước và vốn huy động từ nước ngoài Vốn đầu tư trong nước: Được hình thành từ các nguồn vốn sau đây: + Vốn tích luỹ từ ngân sách. + Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp. + Vốn tiết kiệm của dân cư. Vốn đầu tư từ nước ngoài: Bao gồm vốn đầu từ trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Vốn đầu tư trực tiếp là vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn. Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA). 2.3.2 Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở hoạt động xã hội phúc lợi công cộng vốn đầu tư do ngân sách cấp (tích luỹ từ ngân sách và viện trợ qua ngân sách) vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của cơ sở. 3.Sự cần thiết phải xây dựng các khu công nghiệp. Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất rất quan trọng. Với lợi thế của nó việc phát triển khu công nghệ, khu chế xuất sẽ góp phần to lớn phát triển kinh tế địa phương. 3.1 Đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn.Vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX là rất quan trọng vì KCN, KCX phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi nước. Theo ngân hàng thế giới(WB), các dự án thực hiện trong KCN, KCX do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (24% do liên doanh với nước ngoài, 33 do các nhà đầu tư nước ngoài, 43% do đầu tư trong nước). Do vậy KCN, KCX đã góp phần đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nước chủ nhà. 3.2 Thu hút công nghệ Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng là mục đích mà các nước đang và chưa phát triển rất quan tâm.Tình trạng lạc hậu về công nghệ của các nước này làm cho họ hy vọng thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX công nghệ sẽ được chuyển giao. Bởi vì để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, nhà đầu tư thường đưa vào KCN, KCX những công nghệ tương đối hiện đại và cả những công nghệ loại tiên tiến nhất của thể giới. Mặc dù trong các KCN, người ta chủ yếu thực hiện sản xuất hàng tiêu dùng, gia công lắp ráp, song qúa trình chuyển giao công nghệ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức: đào tạo công nhân nước chủ nhà sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất. Ngoài ra chúng ta còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. 3.3 Đầu tư vào KCN, KCX thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại làm cơ cấu kinh tế được chuyển dịch. Hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong KCN, KCX tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho nước sở tại. Ngoài ra, KCN, KCX còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Theo thống kê của WEPZA (Hiệp hội KCX thế giới) một KCX diện tích khoảng 100ha, cần đầu tư 50 triệu USD cho cơ sở hạ tầng trong vòng 20 năm sẽ tạo việc làm làm cho 10.000 lao động. Từ đó tạo ra hàng xuất trị giá 100 triệu USDnăm và 100 triệu USDnăm thông qua thu nhập gián tiếp ngoài KCX. Như vậy tính bình quân một công nhân trong KCX tạo ra giá trị 5.00010.000 USDnăm. Thực tế có rất nhiều nước đã tiến hành CNH, HĐH đất nước thành công nhờ một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của KCN, KCX. Trung Quốc thời kỳ bắt đầu mở cửa đã chọn các tỉnh duyên hải xây dựng hàng loạt các KCX tập trung đã biến các vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp thành trung tâm công nghiệp, đô thị từ đó mở rộng hơn vào nội địa. Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 60 đã xây dựng mới hàng loạt các KCX cùng các thành phố mới, các tập đoàn công nghiệp lớn lên từ đó... Nhật Bản, Đài Loan thành công trong việc xây dựng các khu công nghệ cao tạo ra các đột phá về công nghệ thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, chiếm vị trí hàng đầu thế giới như các sản phẩm điện tử, tin học, viễn thông, chế tạo xe hơi, luyện kim... Tại Việt Nam vào đầu thập kỷ này đã hình thành một số KCN, KCX. Thành công bước đầu và quá trình phát triển, lớn mạnh các KCX góp phần quan trọng đưa đất nước ta tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH đất nước. 3.4 Mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế Ngày nay trên thế giới không chỉ diễn ra sự cạnh tranh của các nước tiếp nhận đầu tư mà còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đi đầu tư. Xu hướng đa cực trong đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho các nước thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, đầu tư trực tiếp vào KCN, KCX cũng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước chủ nhà với các nước, lãnh thổ của chủ đầu tư. 4. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển Khu công nghiệp. 4.1.Vị trí địa lý Trong 10 yếu tố thành công của KCN, KCX của hiệp hội các khu chế xuất thế giới đã tổng kế thì có hai yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên. Đó là: + Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển. +Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động. Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các khu vực này sẽ tận dụng được đầu vào sẵn có, làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện mở rộng trong điều kiện khu công nghiệp thành công. 4.2. Vị trí kinh tế xã hội Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị. Do đó sẽ là nơi tập trung nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ lao động có trình độ cao, chuyên môn giỏi. Do vậy hiện nay ở nước ta các KCN, KCX chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để tận dụng các điều kiện sẵn có, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư. 4.3. Kết cấu hạ tầng Đây là yếu tố (xuất phát điểm) có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX. Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mối quan tâm là vị trí thì với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng: điện, nước, công trình công cộng khác đường xá, cầu cống... Tác động trực tiếp đến giá thuế đất, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư. 4.4. Thị trường Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN, KCX là tận dung thị trường nước chủ nhà, đưa nguồn vốn và hoạt động sinh lợi tránh tình trạng ứ đọng vốn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nhân công rẻ cộng với thị trường rộng lớn. Nghiên cứu thị trường là một trong các hạng mục phải xem xét trong quá trình lập dự án nghiên cứu khả thi. 4.5. Vốn đầu tư nước ngoài Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi trường đầu tư có lợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư. 4.6. Yếu tố chính trị Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ là dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Thông thường những tác động này thể hiện ở: Việc giành cho các nước kém phát triển điều kiện ưu đãi về vốn đặc biệt là vốn ODA, các khoản việc trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi. Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị công nghệ. Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các Chính phủ cho phép các tổ chức kinh tế, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia. Chương II: Thực trạng đầu tư vào các khu công nghiệp ở Việt Nam 1.Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam. 1.1.Tình hình phát triển Theo số liệu của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2018, cả nước có 326 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích hơn 95,6 nghìn hecta. Trong đó, có 251 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 66,2 nghìn hecta, tỷ lệ lấp đầy đạt 73,9%. Tính đến hết năm 2018, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã đăng ký đầu tư cho ước khoảng 560 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký ước đạt trên 5,3 tỷ USD và tăng vốn cho gần 500 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm khoảng hơn 3 tỷ USD. Tính chung trong năm 2018, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế mới tăng thêm khoảng 8,3 tỷ USD. Lũy kế đến năm 2018, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước thu hút được khoảng 7.500 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký ước đạt gần 970 nghìn tỷ đồng và khoảng 8.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký ước đạt hơn 145 tỷ USD. Hệ thống KCN còn góp phần hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đồng thời, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng. Các KCN đã trở thành điểm đến của nhiều dự án quan trọng và có quy mô lớn, là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. 1.2. Những đóng góp của mô hình khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam Bình quân giai đoạn 20102017, số doanh nghiệp thực tế hoạt động tăng 10,5%năm, số lao động thu hút làm việc trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,9%năm, vốn sản xuất kinh doanh tăng 15,4%năm, doanh thu tăng 15,6%năm, lợi nhuận tăng 13,7%năm và đóng góp cho ngân sách Nhà nước tăng 12,4%năm. Tính đến thời điểm 0172018, cả nước có 702.710 doanh nghiệp đang tồn tại thuộc diện quản lý thuế của Tổng cục Thuế, đây là những doanh nghiệp nằm trong danh sách quản lý của Tổng cục Thuế có mã số thuế, không tính những doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể, nhà thầu phụ, chi nhánh. Trong số đó, có 674.759 doanh nghiệp tồn tại có báo cáo tài chính hoặc không có báo cáo tài chính nhưng Tổng cục Thống kê điều tra được; 27.951 doanh nghiệp có trong danh sách quản lý của thuế nhưng không có báo cáo tài chính và Tổng cục Thống kê không xác minh được. Trong tổng số 674.759 doanh nghiệp, có 560.417 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh hoặc có chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh; có 80.948 doanh nghiệp đang tồntại nhưng không có kết quả sản xuất kinh doanh (doanh thu bằng không và không phát sinh chi phí sản xuất, chỉ có chi phí để duy trì doanh nghiệp, như: nộp thuế môn bài…); có 33.394 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể. Khu vực dịch vụ hiện có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động nhiều nhất, đồng thời là khu vực có tốc độ tăng số doanh nghiệp hoạt động cao nhất trong các khu vực kinh tế. Tại thời điểm 31122017, số doanh nghiệp đang hoạt động của khu vực dịch vụ là 390.765 doanh nghiệp, tăng 10,3% so với cùng thời điểm năm 2016; khu vực công nghiệp và xây dựng là 164.189 doanh nghiệp, tăng 12,2%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có số lượng doanh nghiệp hoạt động rất ít với 5.463 doanh nghiệp, tăng 22,8%. Tại thời điểm 31122017, khu vực doanh nghiệp nhà nước có 2.486 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, giảm 6,6% so với năm 2016; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 541.753 doanh nghiệp, tăng 10,9%; khu vực FDI có 16.178 doanh nghiệp, tăng 15,5%. Cũng theo Bộ chỉ tiêu, số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước năm 2017 đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay với 126.859 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016. Tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động trên phạm vi cả nước là 60.553 doanh nghiệp, giảm 0,2% so với năm 2016. Cũng trong năm 2017, tổng số lao động đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp là 14,51 triệu người, tăng 3,6% so với năm 2016. Tổng nguồn vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh đạt 33 triệu tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2016. Tổng doanh thu đạt 20,66 triệu tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2016. Tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 876,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2016.Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp đạt 954,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2016. 2. Tình hình hoạt động của các KCN ở Việt Nam. 2.1.Các khu công nghiệp miền Bắc Ngành công nghiệp – xây dựng tiếp tục là trụ cột tăng trưởng của vùng và tập trung đều vào tất cả các địa phương quan trọng tại một số tỉnh, thành phố của vùng như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, chiếm 40% GDP của cả nước giai đoạn 20162018, tập trung chủ yếu từ các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Điện, điện tử, lắp ráp ô tô, đóng tàu, dệt may, công nghiệp phụ trợ. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất cả nước như thành phố Hải Phòng tăng 25,01% cao nhất từ trước đến nay. Vị trí lợi thế là cửa ngõ ra biển ở khu vực phía Bắc, có nhiều cảng container đã và đang được đầu tư và tiếp tục mở rộng (cảng Đình Vũ, cảng Cái Lân, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện…) đã góp phần phát triển dịch vụ logistics và tăng khả năng cạnh tranh loại hình này với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Toàn vùng có 27 trung tâm logistics, chiếm 55% tổng số logistics cả nước, tập trung chủ yếu tại Bắc Ninh (14), Hà Nội (11), Hải Phòng (2). Trong giai đoạn 20162020, kim ngạch xuất khẩu của vùng tăng 57%, tăng từ 49,6 tỷ USD năm 2016 lên tới 78,1 tỷ USD năm 2018, cao hơn nhiều mức tăng của cả nước giai đoạn này là 38%. Do có dự án Samsung hoạt động trên địa bàn nên tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của vùng giai đoạn 20162018 với 90,5 tỷ USD, chiếm 48,22% toàn vùng; tiếp theo là thành phố Hà Nội đạt 36,289 tỷ USD, chiếm 19,33%. Kim ngạch nhập khẩu của vùng tăng 44,9%, tăng từ 61,8 tỷ USD, cao hơn mức tăng 35,5% của nhập khẩu cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng giai đoạn 20162018 đạt 426,4 tỷ USD nhưng vùng không đóng góp trong thặng dư cán cân thương mại chung (cả nước xuất siêu giai đoạn 20162018 đạt 10,69 tỷ USD) mà nhập siêu 40,781 tỷ USD. Về thu hút công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ có Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh đã thu hút được các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Samsung, LG, Microsoft, Canon…và chủ yếu gia công, lắp ráp phần cứng với giá trị gia tăng thấp, các sản phẩm công nghệ cao gắn với phát triển các trung tâm nghiên cứu phát triển (RD) còn rất hạn chế. Công nghiệp phần mềm và nội dung số chỉ mới tập trung tại TP. Hà Nội nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp, quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. 2.2.Các khu công nghiệp miền trung Toàn vùng KTTĐ miền Trung hiện có 19 KCN, chiếm 5,8% số KCN cả nước, trong đó có 5 KCN trọng điểm là Khu công nghệ thông tin và công nghệ cao Đà Nẵng, Khu kinh tế mở Chu Lai, các khu kinh tế Dung Quất, Chân Mây và Nhơn Hội, là những điểm mang tính đột phá, hạt nhân làm động lực phát triển cho vùng, đóng góp quan trọng trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng. Giai đoạn 20162018, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng chỉ đạt 6,8%, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước. GDP bình quân đầu người chỉ bằng 50% Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và bằng 70% Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vùng kinh tế trọng điểm, GRDP bình quân đạt khoảng 2.565 USDngười, cao hơn 1,23 lần bình quân chung toàn vùng và bằng mức bình quân chung của cả nước. Khu vực công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt khoảng 10,36%năm (cao hơn mức bình quân cả nước) nhờ sự đóng góp của các dự án công nghiệp động lực như: dầu khí, luyện thép, lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo... Các KKT và KCN trong vùng đã thu hút hơn 1.280 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 500.000 tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện hơn 210.000 tỷ đồng; thu ngân sách khoảng 36.00040.000 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào các KKT có 420 dự án (chiếm 32,8%) với vốn đầu tư đăng ký hơn 380.000 tỷ đồng (chiếm 76%); thu ngân sách khoảng 30.000 tỷ đồng (chiếm 7075%). Phần lớn thu hút vào các KKT, KCN là các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều nhiên liệu, năng lượng, ít công nghệ cao như dệt may, da giày, sản xuất sản phẩm nhựa, vật liệu nung, chế biến nônglâmthủy sản… làm cho chất lượng và tốc độ phát triển các KKT, KCN của Vùng không cao. Có 1319 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích tự nhiên là 2.425,1ha, diện tích đất có thể cho thuê là 1.719,3ha, trong đó diện tích đất đã được cho thuê là 1.460ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 84,9%. Các KCN tại Vùng đã thu hút được 913 dự án đầu tư, trong đó có 716 dự án có vốn đầu tư trong nước và 1097 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng 188 dự án (trong đó có 134 dự án FDI) so với năm 2013. Tuy vậy, nếu xét về quy mô, so với tỷ lệ 24,1% số dự án trong tổng số các dự án FDI đầu tư vào KCN trên cả nước của vùng KTTĐ Bắc bộ và 62,0% của vùng KTTĐ phía Nam thì số lượng dự án FDI mà các KCN vùng KTTĐ miền Trung thu hút được là quá ít, chỉ chiếm gần 3% số dự án và 1,7% số vốn FDI đăng ký. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSX CN) của các doanh nghiệp trong các KKT tại vùng KTTĐ miền Trung có sự tăng lên nhanh chóng đóng góp lớn vào GTSX CN chung của các địa phương trong Vùng, cụ thể năm 2017, GTSX CN của các KKT tại Vùng đạt 121.014 tỷ đồng, chiếm 41,1% GTSX CN của Vùng. 2.3.Các khu công nghiệp phía Nam Báo cáo JLL ghi nhận tổng diện tích đất cho thuê của miền Nam đạt mức 25.045 ha vào quý II2020.Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang và Tp.HCM. Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy khu vực này hội tụ và phát triển đầy đủ về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Trong đó, Tp.HCM hiện là trung tâm kinh tế lớn, liên kết các tỉnh khác, tạo nên vùng công nghiệp rộng lớn. Hiện tại, dù vẫn là đầu tàu của nền kinh tế nhưng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có xu hướng chậm lại. Nếu trước 2015, tăng trưởng bình quân cao gấp 1,5 lần so với tăng trưởng chung của cả nước, thì từ 20162018, tăng trưởng của vùng này chỉ đạt 6,6% ngang với tăng trưởng của cả nước. Kết quả này không đạt chỉ tiêu tăng trưởng từ 8,59%năm mà Quyết định 252QĐTTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếxã hội ngày 1322014 đã đề ra. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ trọng hai ngành mũi nhọn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giảm dần trong mấy năm gần đây. Cụ thể, năm 2016, ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 57,63%, đến năm 2018 còn 57,11%; ngành dịch vụ từ 49%năm giảm còn 46,12%. Sản xuất công nghiệp không có thêm sản phẩm mới với hàm lượng chất xám, kỹ thuật cao hay hàm lượng giá trị gia tăng cao, để tạo động lực cho tăng trưởng của vùng. Trong 35 sản phẩm chủ yếu của vùng, có đến 28 sản phẩm truyền thống như may mặc, giày dép, thức ăn gia súc, bộ giặt, bánh kẹo, thuốc lá, ván ép, hạt nhựa, bao túi, sợi vải, … với giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ gia công cao. Các sản phẩm cao cấp có công nghệ cao, giá trị gia tăng cao như bản vi mạch điện tử, điện thoại di động, camera, ô tô, dược phẩm, phần mềm,… còn chiếm tỷ lệ thấp so với cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Xuất khẩu của vùng cũng giảm. Năm 2018, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 199,4 tỷ USD, không đóng góp trong thặng dư cán cân thương mại chung, ngược lại nhập siêu 0,2 tỷ USD.

Ngày đăng: 17/11/2021, 10:26

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển Khu công nghiệp 4.Những nhân tố tác động đến sự hình  - Slide Đầu tư và phát triển khu trong các khu công nghiệp ở Việt nam
4. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển Khu công nghiệp 4.Những nhân tố tác động đến sự hình (Trang 3)
4.Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển Khu công nghiệp  - Slide Đầu tư và phát triển khu trong các khu công nghiệp ở Việt nam
4. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển Khu công nghiệp (Trang 11)
1.Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam 1. Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam  - Slide Đầu tư và phát triển khu trong các khu công nghiệp ở Việt nam
1. Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam 1. Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam (Trang 14)
1.1.Tình hình phát triển1.1.Tình hình phát triển - Slide Đầu tư và phát triển khu trong các khu công nghiệp ở Việt nam
1.1. Tình hình phát triển1.1.Tình hình phát triển (Trang 15)
1.2. Những đóng góp của mô hình khu công nghiệp tâp trung ở Việt Nam - Slide Đầu tư và phát triển khu trong các khu công nghiệp ở Việt nam
1.2. Những đóng góp của mô hình khu công nghiệp tâp trung ở Việt Nam (Trang 16)
2.Tình hình hoạt động của các KCN ở Việt Nam - Slide Đầu tư và phát triển khu trong các khu công nghiệp ở Việt nam
2. Tình hình hoạt động của các KCN ở Việt Nam (Trang 17)
- Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xây dựng các cơ sở công nghiệp mới.-Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát  triển xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. - Slide Đầu tư và phát triển khu trong các khu công nghiệp ở Việt nam
Hình th ành các khu công nghiệp tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xây dựng các cơ sở công nghiệp mới.-Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xây dựng các cơ sở công nghiệp mới (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT

    1.2 Đặc điểm của khu công nghiệp

    1.3 Các lĩnh vực được phép đầu tư trong công nghiệp

    2. Đầu tư phát triển

    2.2 Vai trò của đầu tư phát triển

    2.3 Vốn đầu tư phát triển

    3. Sự cần thiết phải xây dựng các khu công nghiệp

    1. Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam

    2. Tình hình hoạt động của các KCN ở Việt Nam

    2.2.Các khu công nghiệp miền trung

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w