TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

18 36 0
TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.2. Thị trường trái phiếu 1.2.1. Định nghĩa thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu (bond market): là khái niệm dùng để chỉ sự gặp gỡ giữa người mua và người bán một loại trái phiếu ở bất kỳ địa điểm nào, ví dụ thị trường chứng khoán; là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. 1.2.2. Đặc điểm thị trường trái phiếu  Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có công ty, mà còn có chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương.  Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người chủ sở hữu công ty.  Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.  Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các cổ đông 1.2.3. Phân loại thị trường trái phiếu Thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các trái phiếu mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các trái phiếu mới phát hành. Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các trái phiếu đem lại vốn cho người phát hành; là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, thị trường sơ cấp chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng khoán nhất định, trong thời hạn nhất định. Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp; là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu. Thị trường này đảm bảo tính thanh khoản cho các trái phiếu đã phát hành. Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán trái phiếu thuộc về nhà đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ không phụ thuộc vào nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành trái phiếu mà vận chuyển giữa những người đầu tư trái phiếu trên thị trường. Thị trường từ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định. Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp. 1.2.4. Các lợi ích và rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu Lợi ích trong đầu tư trái phiếu:  Lãi trái phiếu không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty dù làm ăn thua lỗ, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu.  Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, người sở hữu trái phiếu được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường.  Đầu tư trái phiếu rủi ro không lớn, tiền lãi từ trái phiếu hàng năm là như nhau và sẽ nhận được tiền gốc vào năm đáo hạn trái phiếu.  Có thể chuyển nhượng trái phiếu thông qua sàn giao dịch hoặc bán lại cho công ty. Rủi ro trong đầu tư trái phiếu:  Rủi ro lãi suất: Lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo: khi lãi suất giảm, giá trái phiếu trên thị trường nhìn chung sẽ tăng lên. Ngược lại, khi lãi suất tăng, giá trái phiếu có xu hướng giảm. Ví dụ, một nhà đầu tư sở hữu một trái phiếu được giao dịch ở mệnh giá và có lợi tức là 4%. Giả sử rằng lãi suất thị trường hiện hành tăng lên 5%. Điều gì sẽ xảy ra? Các nhà đầu tư sẽ muốn bán trái phiếu lợi suất 4% để mua vào trái phiếu với lợi tức 5%, và điều này sẽ khiến cho giá trái phiếu với lợi suất 4% thấp hơn mệnh giá.  Rủi ro thanh toán: là rủi ro không bán được chứng khoán, hoặc bán lại với chi phí cao.  Rủi ro lạm phát: Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền, gấy tác động lên lãi suất chiết khấu kỳ vọng. Vì mọi người đều kỳ vọng mức lãi suất dương nên nhìn chung lãi suất danh nghĩa có xu hướng biến động với tỉ lệ lạm phát.  Rủi ro tỷ giá: xảy ra khi tỷ giá hối đoái giữa hai thời điểm đầu tư và rút vốn là khác nhau, làm giảm giá trị vốn đầu tư ban đầu.  Rủi ro tín dụng: Trái phiếu chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Các công ty không có những quyền đó, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 2.1. Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam Khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 quy định về 8 điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua. d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác; đ) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán; e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích; g) Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng; h) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán; i) Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán. 2.2. Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Năm 2019, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam được thúc đẩy ở cả nhóm trái phiếu chính phủ lẫn trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo khi chiếm hơn 70% quy mô thị trường trong khi trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sự phát triển bùng nổ về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu so với một số quốc gia trong khu vực có thị trường tài chính phát triển thì thị trường trái phiếu Việt Nam còn khá khiêm tốn về quy mô đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Ngày đăng: 18/11/2021, 13:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan