TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ KẾ TOÁN TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI, LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM BÌNH ĐỊNH, THÁNG 5202 3 MỤC LỤC 1 Giới thiệu 1 1 1 Đặt vấn đề 2 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1 3 Cấu trúc bài viết 2 1 4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 3 2 Tổng quan tài liệu 3 2 1 Lý thuyết 3 2 1 1 Khái niệm tự do hóa thương mại 3 2 1 2 Nội dung của tự do hóa thương mại 3 2 1 3 Đặc điểm của tự do hóa thương mại 3 2 1 4 Khái niệm của hảo hộ.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI, LIÊN HỆ
THỰC TIỄN VIỆT NAM.
BÌNH ĐỊNH, THÁNG 5/202
Trang 3MỤC LỤC
1 Giới thiệu: 1
1.1 Đặt vấn đề: 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.3 Cấu trúc bài viết: 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu: 3
2 Tổng quan tài liệu: 3
2.1 Lý thuyết: 3
2.1.1 Khái niệm tự do hóa thương mại: 3
2.1.2 Nội dung của tự do hóa thương mại: 3
2.1.3 Đặc điểm của tự do hóa thương mại: 3
2.1.4 Khái niệm của hảo hộ thương mại trên thế giới: 4
2.1.5 Nội dung của bảo hộ thương mại: 4
2.1.6 Đặc điểm của bảo hộ thương mại trên thế giới: 4
2.2 Kinh nghiệm các quốc gia khi thực hiện xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại: 5
2.2.1 Mối quan hệ giữa hai xu hướng: 5
2.2.2 Về cơ hội và thách thức khi thực thi hai xu hướng: 6
3 Thực trạng bảo hộ thương mại ở Việt Nam: 8
3.1 Thực trạng trong những năm gần đây, nhận xét: 8
3.2 Những ảnh hưởng đối với Việt Nam: 9
3.3 Việt Nam hiện nay theo xu hướng tự do hóa thương mại hay bảo hộ thương mại: 11
4 Giải pháp về xu hướng bảo hộ thương mại: 12
5 Kết luận: 14
6 Liên hệ thực tiễn Việt Nam: 14
Trang 4XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI, LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT
NAM.
1 Giới thiệu:
1.1: Đặt vấn đề:
Thế giới hiện nay đang phát triển với xu hướng quốc tế hóa mọi mặt, trong đó có cả kinh tế Vấn đề hợp tác kinh tế là tất yếu đối với mọi quốc gia Việc hợp tác góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nó đem đến nhiều cơ hội lớn cho các nước nhưng cũng đem lại không ít thách thức Thế nên bài toán đặt ra là mỗi quốc gia phải tìm cho mình những chính sách, con đường phát triển thương mại kinh tế phù hợp nhằm đảm bảo một nền kinh tế phát triển vững mạnh Hai xu hướng hiện nay chi phối quyết định chính sách của các nước là bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại
Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 Quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam trong bối cảnh phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và thế giới, Bên cạnh đó các nước trong khu vực như Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN đã đạt được những kết quả rất đáng ngưỡng mộ trong phát triển kinh tế Trong bối cảnh
đó, chính sách thương mại quốc tế có một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện chính sách, công nghiệp và các chính sách khác
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung của đề tài là làm rõ về hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo
hộ thương mại trên thế giới và những tác động của hiện tượng bảo hộ thương mại đến kinh tế - tài chính Việt Nam
1.3 Cấu trúc của bài viết:
Bài tiểu luận gồm 5 phần: Phần đầu tiên giới thiệu các vấn đề chung Phần hai, ba, bốn lần lượt trình bày xu hướng tự do hóa thương mại, bảo hộ thương mại cùng thực trạng và giải pháp về bảo hộ thương mại Và cuối cùng là kết luận và liên hệ thực tiễn Việt Nam
1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu:
Trang 5Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu là chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
và các quốc gia trên thế giới trong phạm vi thời gian từ lúc thế giới phát triển xu hướng kinh tế mở, khoảng giữa thế kỷ XX
Phương pháp nguyên cứu và dữ liệu: Bài viết sử dụng số liệu tổng hợp từ tạp chí kinh tế và chính trị thế giới và dùng phương pháp nghiên cứu phân tích , trình bày, tổng hợp ,so sánh, số liệu
2 Tổng quan dữ liệu:
2.1 Lý thuyết:
2.1.1 Khái niệm tự do hóa thương mại:
Tự do hóa thương mại là loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế hoặc rào cản đối với trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia Những rào cản này bao gồm thuế quan, chẳng hạn như thuế và các phụ phí; các khoản không phải thuế quan, chẳng hạn như các qui tắc được cấp phép và hạn ngạch Các nhà kinh tế thường xem việc nới lỏng hoặc xóa bỏ những hạn chế này là nỗ lực thúc đẩy thương mại tự do
2.1.2 Nội dung của tự do hóa thương mại:
Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ thương mại quốc tế
Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ biện pháp gây hạn chế cho hoạt động thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển trao đổi hàng hóa với các nước về cả chiều rộng lẫn chiều sâu
2.1.3 Đặc điểm của tự do hóa thương mại:
- Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu qua việc bãi bỏ thuế xuất khẩu hoặc thức hiện các biện pháp khuyến khích khác
- Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hóa nước ngoài tự do xâm nhập thông qua việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan
- Chính sách tự do hóa thương mại thường được thực hiện sau khi các hàng hóa của quốc gia đó có đủ sức cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa ngoại nhập
Ưu điểm:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia
- Hàng hóa sản xuất ra có chất lượng cao hơn, giá thành hạ (hàng hóa phong phú, người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất)
Trang 6- Sử dụng các nguồn lực tự nhiên có hiệu quả hơn.
- Phát huy lợi thế so sánh của đất nước
- Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu (vươn, xâm nhập vào thị trường nước ngoài)
Nhược điểm:
- Cạnh tranh gây gắt, nếu quản lý và sản xuất kinh doanh trong nước kém thì dễ xảy ra mất ổn định, khủng hoảng
- Nếu các doanh nghiệp trong nước không nâng cao năng lực cạnh tranh thì dễ
bị phá sản, bị thôn tính, bị lệ thuộc
2.1.4 Khái niệm của hảo hộ thương mại trên thế giới:
Bảo hộ thương mại còn được gọi là bảo hộ mậu dịch Đây là việc nhà nước thực hiện các chính sách giao thương hàng hóa nhằm hạn chế danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu để bảo vệ kinh tế trong nước
2.1.5 Nội dung của bảo hộ thương mại:
Chính phủ và các bộ ngành thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp công cụ chính sách phù hợp với xu thế biến động của môi trường kinh tế quốc tế cũng như mục tiêu, điều kiện phát triển trong nước để bảo vệ cho nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài
2.1.6 Đặc điểm của bảo hộ thương mại trên thế giới:
- Hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tương đối dày đặc
- Chính sách bảo hộ thương mại thường được thực hiện trước chính sách mậu dịch
tự do nhằm bảo vệ cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có đủ thời gian để chuẩn
bị cho sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài
Ưu điểm:
- Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu
- Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên thị trường nội địa
- Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường nước ngoài
- Giúp điều tiết cán cân thanh toán của quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước
Trang 7 Nhược điểm:
- Làm tổn thương đến sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô lập kinh tế của một nước đi ngược lại xu thế của thời đại ngày nay là quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu
- Tạo điều kiện đểphát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là là mức bảo hộ kinh tế ngày càng cao, càng làm cho sức cạnh tranh của các ngành không còn linh hoạt, hoạt động kinh doanh và đầu tư không mang lại hiệu quả
- Người tiêu dùng bị thiệt hại như hàng hóa kém đa dạng, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng kém cải tiến, giá cả hàng hóa đắt
2.2: Kinh nghiệm các quốc gia khi thực hiện xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại:
2.2.1: Mối quan hệ giữa hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại trên thế giới:
- Bảo hộ mậu dịch khắc phục những tác động bất lợi của tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định
- Bảo hộ mậu dịch góp phần tạo dựng cơ sở thực hiện tự do hóa thương mại trong nền kinh tế
- Tự do hóa thương mại hỗ trợ và thúc đẩy hiệu quả của những ngành kinh tế được bảo hộ trong điều kiện cụ thể
- Tự do hóa thương mại góp phần nâng cao hiệu lực của các biện pháp bảo hộ
- Hai xu hướng này đối nghịch nhau vì chúng gây nên tác động ngược chiều nhau đến hoạt đông thương mại quốc tế Nhưng chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất với nhau, sự thống nhất giữa hai mặt đối lập.
- Trong thực tế, xu hướng này song song tồn tại và được sử dụng kết hợp nhau.
- Tuy nhiên, sự tương tác giữa tự do hóa và bảo hộ nêu trên chỉ đem lại hiệu quả nếu trong những điều kiện và nguyên tắc nhất định
Cách thức tiếp cận tự do hóa thương mại trên cơ sở đa phương đang thay đổi và đẩy nhanh xu thế tự do hóa thương mại quốc tế
Trang 8Tự do hóa thương mại phát triển thì bảo hộ bằng các biện pháp “vùng xám’ xuất hiện ngày càng phổ biến
Hội nhập kinh tế có xu hướng mở rộng cả về chiều rộng và phát triển về chiều sâu hình thành một loại hàng rào bẩo hộ tinh vi.
Yêu cầu ự do hóa thương mại của WTO tăng lên đối với các nước đang gia nhập
=> Hai xu hướng này tạo tiền đề cho nhau cùng tồn tại, không bao giờ được thực hiện một cách triệt để hoàn toàn, mà thường được kết hợp với nhau trong quá trình xây dựng các chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia trong đó xu hướng bảo hộ mậu dịch được điều chỉnh theo giảm dần đồng thời xu hướng bảo
hộ thương mại càng được các quốc gia tăng cường trong đó các công cụ biện pháp mậu dịch từng bước được chuyển dần từ những biện pháp truyền thống như thuế quan, hạn ngạch sang các biện pháp hiện đại hơn như các rào cản về kĩ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền, biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Vậy xu hướng nào có trước ?
Xu hướng bảo hộ thương mại có trước xu hướng tự do hóa thương mại Chủ nghĩa trọng thương ra đời từ rất sớm ngay sau khi phong kiến tan rã, năm 1450, thuộc trường phái tân cổ điển đã đề quá cao vai trò của nhà nước Họ cho rằng nền kinh tế không tự điều tiết được nên cần có sự can thiệp của nhà nước.
2.2.2 Về cơ hội và thách thức khi thực thi hai xu hướng tự do hóa thương mại
và bảo hộ thương mại trên thế giới:
Cơ hội:
Có thể thấy, cơ hội lớn nhất mà các FTA thế hệ mới mang lại là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Trong đó, các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thương mại lớn và tỉ trọng cao trên tổng số liệu thương mại với thế giới của Việt Nam hằng năm Thương mại của Việt Nam với các đối tác đã và đang đàm phán luôn chiếm trên 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam Đây chính là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá Nếu
so sánh với WTO, các nước chỉ cam kết “cắt giảm thuế” chứ không phải “loại bỏ
Trang 9thuế”, và chỉ với “một số” dòng thuế chứ không phải là “hầu hết” các dòng thuế, các FTA mang lại những lợi thế hơn hẳn về thuế quan ưu đãi
Trong thời gian tới, khi các cam kết FTA bước vào giai đoạn cắt giảm sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống
Về thách thức:
Tuy hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam
sẽ phải đối mặt với những thách thức khác nếu muốn có được thị phần tại thị trường quốc tế, bao gồm các hàng rào phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật (TBT), các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, tự vệ… Đặc biệt, các thị trường trong khối FTA thế hệ mới của Việt Nam như Canada, Mexico và các nước EU… đều là các thị trường khó tính, có đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng và có truyền thống sử dụng các biện pháp phi thuế quan và phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường trong nước Do đó, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời trang bị kiến thức liên quan Ngoài ra, do hệ thống tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thuộc ngành hàng công nghiệp vật liệu của Việt Nam còn chưa hoàn thiện nên chất lượng sản phẩm của Việt Nam còn chưa cao, chưa đồng bộ với chất lượng toàn cầu, do đó sản phẩm của Việt Nam chưa thể
có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ví dụ điển hình có thể thấy với ngành cao su, hệ thống quản lý chất lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam chưa đồng bộ và chưa có cơ quan chức năng quản lý chất lượng cao su tiểu điền Mặt khác, Việt Nam chỉ mới có tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm cao su thiên nhiên đầu ra, chưa có tiêu chuẩn quốc gia đối với nguyên liệu đầu vào, nên chưa
có cơ sở pháp lý để ngăn chặn việc pha trộn tạp chất vào nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến chất lượng của các nhà máy chế biến mủ cao su.
Trang 10Ngoài nỗ lực giành thị phần trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần lưu ý đến việc đối phó với áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà Do Việt Nam cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhóm ngành công nghiệp vật liệu,
sẽ có một lượng đáng kể sản phẩm công nghiệp vật liệu từ các nước thành viên CPTPP và các nước EU được nhập khẩu về Việt Nam Xu hướng này một mặt giúp giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp và tăng chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào, mặt khác, lại tạo sức ép cạnh tranh đối các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp vật liệu trong nước.
3 Thực trạng bảo hộ thương mại ở Việt Nam:
3.1 Thực trạng trong những năm gần đây:
Năm 2021, nhu cầu thép trên thế giới tiếp tục tăng cùng với nhu cầu ở thị trường trong nước, vì vậy, ngành Thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội bứt phá so với năm 2020 Tuy nhiên, xuất khẩu thép của Việt Nam ra thị trường thế giới còn gặp rất nhiều trắc trở do xu hướng bảo hộ khiến thép Việt liên tục dính phải các vụ kiện phòng vệ thương mại từ quốc gia đối tác
Hiện nay, các tập đoàn lớn trong ngành thép trong nước như Hòa Phát, Hoa Sen, VNSteel, Pomina, Vinakyoei, Posco vẫn có thể có lãi nhưng mức lợi nhận và khả năng
mở rộng thị trường là rất hạn chế Còn các doanh nghiệp thép thuộc sở hữu Nhà nước thì tình hình còn khó khăn hơn Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco), sau khi được
hỗ trợ 1.000 tỷ đồng thì vẫn đang rất chật vật với khoản lỗ lũy kế 135 tỷ và gánh nặng
nợ vay hơn 6.000 tỷ, nhờ có thuế bảo hộ áp dụng từ ngày 22/3/2016, Tisco bắt đầu có lãi trở lại, mức lãi 52 tỷ đồng trong quý 1 Tổng công ty thép (VNSteel) mặc dù doanh
số bán thép đứng đầu thị trường (23% thị phần) với doanh thu quý 1/2016 gần 4.400 tỷ nhưng cũng chỉ lãi chưa đầy 12 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 99 tỷ), với số lãi như vậy, nếu sản lượng thép bán hàng của VNSteel tiếp tục bị chèn ép bởi thép Trung Quốc thì hàng nghìn tỷ đồng đầu tư của Nhà Nước sẽ không mang lại hiệu quả
Vì vậy, VIệt Nam nên có những chính sách bảo hộ thương mại ngành thép như:
Đầu tiên, là áp thuế suất cho các sản phẩm thép phôi và thép thành phẩm nhập khẩu Bên cạnh đó, ta cần xem xét chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp tư nhân phát triển và tạo đà cho sự phát triển chung của ngành
Thứ hai, nên lựa chọn công nghệ hiện đại để giảm chi phí sản xuất, tăng chất
lượng và khả năng cạnh tranh của ngành Hiện nay, vốn và công nghệ của ngành chủ