SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP TÀI LIỆU ANH HÙNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12

43 10 0
SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP TÀI LIỆU ANH HÙNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I . MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Không phải ngẫu nhiên mà lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn nhủ với các thế hệ con cháu người Việt Nam như thế này: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Sở dĩ như vậy là bởi, Người đã nhận thấy tầm quan trọng của lịch sử trong việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người. Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất cho mỗi con người chúng ta. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng… là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã từng khẳng định “Phải coi trọng giáo dục lịch sử dân tộc, phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số một trong nhà trường, nếu không làm tốt giáo dục lịch sử, thanh thiếu niên sẽ chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi ích khác, có hại cho sự nghiệp chung”. Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách rời. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh họa cho lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc. Mỗi sự kiện lịch sử luôn gắn với thời gian và không gian nhất định. Dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nó chứng tỏ sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Mỗi sự kiện lịch sử luôn diễn ra ở một địa phương nhất định và là một bộ phận hợp thành làm phong phú cho lịch sử dân tộc, là cơ sở cho việc hình thành và cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc. Do đó, lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, không thể tách rời nhau, bổ sung cho nhau để làm cho bức tranh cuộc sống sinh động, phong phú và hấp dẫn hơn. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát, tổng hợp ở mức độ cao. Tuy nhiên, không phải sự kiện lịch sử nào cũng được đưa vào sách lịch sử để dạy cho học sinh mà chỉ đưa vào những sự kiện quan trọng, có quy mô, tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung. Những sự kiện đó gọi là lịch sử dân tộc. Nhưng, chỉ dừng lại ở các sự kiện lịch sử dân tộc thì bức tranh xã hội loài người sẽ thiếu đi những thứ gia vị làm cho phong phú, hấp dẫn, muôn màu muôn vẻ và như thế học sinh sẽ thấy môn lịch sử khô khan, nhàm chán, nặng nề. Dạy học lịch sử cần phải biết kết hợp giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương để học sinh có cơ hội được biết thêm nhiều điều mới lạ, làm giàu thêm vốn tri thức lịch sử dân tộc, để học sinh thấy lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút làm cho các em cảm thấy có nhu cầu được nghe, được học, được tìm hiểu. Nguồn kiến thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc. Nó ghi lại những thành quả lao động, những chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh. Mặt khác, khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc còn có tác dụng rèn luyện các kĩ năng nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tế. Qua đó, bồi dưỡng, giáo dục tình yêu đối với bộ môn lịch sử, với quê hương, đất nước, với nơi các em sinh ra và để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người cho phù hợp với đạo đức, với chuẩn mực xã hội. Đây chính là mục tiêu chung của giáo dục ở phổ thông. Thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, đồng thời với việc đầu tư giảng dạy các môn khoa học tự nhiên, phát triển tư duy trí tuệ, các môn khoa học xã hội cũng được chú trọng, được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử trường THPT Ngô Lê Tân đóng trên địa bàn xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định – học sinh của trường phần lớn là con em gia đình nông dân, đời sống kinh tế còn khó khăn, học sinh ít được tiếp cận với các vấn đề lịch sử, văn hóa từ các kênh thông tin. Băn khoăn trước thực trạng đó, người viết luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức và phương cách giảng dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là tích hợp lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc sao cho đạt hiệu quả, để học sinh hứng thú học tập, qua đó góp phần

... viên mơn lịch sử, nhấn mạnh việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương dạy học lịch sử Trang ? ?Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường...? ?Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường THPT Ngô Quyền đạt hiệu quả” PHẦN I MỞ ĐẦU Trang ? ?Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh. .. việc sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương, thời lượng tiết học lớp có nhiều nội dung Trang ? ?Một số giải pháp tích hợp tài liệu anh hùng liệt sĩ địa phương dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường THPT

Ngày đăng: 16/11/2021, 12:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan