Thế giới trong thế kỷ 21 tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật độ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp. Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Sau hơn ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, thế và lực nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều. Chúng ta có lợi thế tình hình chính trị xã hội ổn định. Môi trường hòa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn như tụt hậu về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch… Nhưng để vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là hệ thống quan điểm về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, phương châm chỉ đạo hoạt động của nước ta với bên ngoài nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc chân chính, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, với những thành tựu đạt được trong hoạt động đối ngoại, chúng ta đã giành những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, quan hệ quốc tế có những thay đổi sâu sắc: Chúng ta đã thiết lập quan hệ với 185 nước trong tổng số 193 nước của Liên hợp quốc; tham gia vào 70 tổ chức quốc tế, khu vực; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 15 đối tác trên thế giới, 10 đối tác toàn diện, hợp tác nhiều mặt với bạn bè khác tạo ra sự tin cậy gắn bó chặt chẽ tranh thủ được nguồn lực để phát triển đất nước, đồng thời cũng tranh thủ được sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè quốc tế trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước… Những thành tựu này đã cho thấy tư duy của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại đã từng bước đổi mới đáp ứng yêu cầu trong nước và xu thế quốc tế góp phần rạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hoạch định đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định lập trường, quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đây là cơ sở lý luận và là vấn đề có tính nguyên tắc. Đại hội XII của Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều thuận lợi để phát triển đất nước. Đảng ta xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 2020; đồng thời là sự thể hiện nhận thức, đánh giá của Đảng ta về vai trò to lớn của công tác đối ngoại trong tình hình mới. Xuất phát từ ý nghĩa đó, em lựa chọn đề tài “Nội dung cơ bản trong đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong tình hình mới” làm bài viết thu hoạch của môn học Quan hệ quốc tế. ...................................