MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 1. Lý luận chung về giới và bình đẳng giới 2 2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới 3 3. Thực trạng bình đẳng giới tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay 6 3.1. Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới 6 3.2. Sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị 7 3.3. Khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động 9 3.4. Chất lượng nguồn nhân lực nữ, sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 10 3.5. Bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 11 3.6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin 12 3.7. Bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới 13 4. Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong thời gian tới 14 KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 MỞ ĐẦU Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội. Theo quan niệm của Liên hợp quốc, bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người, có cơ hội đóng góp cũng như thụ hưởng những thành quả phát triển của quốc gia trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều năm qua, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã nỗ lực để mang lại bình đẳng giới cho con người, để con người thật sự được sống trong một xã hội văn minh, phát triển bền vững, nhân văn. Việt Nam là một trong số các nước có nhiều thành tựu về thực hiện bình đẳng giới đã được ghi nhận. Bên cạnh các thành tựu đạt được về bình đẳng giới, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế là tình trạng bất bình đẳng giới còn diễn ra trên một số lĩnh vực, tồn tại dưới một số hình thức khác nhau. Như vậy, việc xây dựng xã hội có bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới là lời kêu gọi không chỉ của riêng nữ giới, mà của tất cả mọi người, là mục tiêu cần sớm hoàn thành của các quốc gia, để từ đó góp phần xây dựng một thế giới phát triển bền vững. Để thực hiện được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chương trình, mục tiêu, giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới. Kết thúc môn học: Giới trong lãnh đạo, quản lý, em lựa chọn chủ đề viết bài thu hoạch là “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới và việc thúc đẩy bình đẳng giới tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay”. .........................................
Trang 1VIỆN LÃNH ĐẠO HỌC VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG
BÀI THU HOẠCH MÔN GIỚI TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VIỆC THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI TỈNH YÊN BÁI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 3MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 Lý luận chung về giới và bình đẳng giới 2
2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới 3
3 Thực trạng bình đẳng giới tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay 6
3.1 Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới 6
3.2 Sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị 7
3.3 Khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động 9
3.4 Chất lượng nguồn nhân lực nữ, sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 10
3.5 Bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe .11
3.6 Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin 12
3.7 Bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới 13
4 Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong thời gian tới 14
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ củaViệt Nam, mà của các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá
sự phát triển của một xã hội Theo quan niệm của Liên hợp quốc, bình đẳng giới
có nghĩa là phụ nữ và nam giới được hưởng những điều kiện như nhau để thựchiện đầy đủ quyền con người, có cơ hội đóng góp cũng như thụ hưởng nhữngthành quả phát triển của quốc gia trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội
Nhiều năm qua, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã nỗ lực để mang lạibình đẳng giới cho con người, để con người thật sự được sống trong một xã hộivăn minh, phát triển bền vững, nhân văn Việt Nam là một trong số các nước cónhiều thành tựu về thực hiện bình đẳng giới đã được ghi nhận Bên cạnh cácthành tựu đạt được về bình đẳng giới, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế làtình trạng bất bình đẳng giới còn diễn ra trên một số lĩnh vực, tồn tại dưới một
số hình thức khác nhau Như vậy, việc xây dựng xã hội có bình đẳng giới, bảođảm bình đẳng giới là lời kêu gọi không chỉ của riêng nữ giới, mà của tất cả mọingười, là mục tiêu cần sớm hoàn thành của các quốc gia, để từ đó góp phần xâydựng một thế giới phát triển bền vững Để thực hiện được mục tiêu đó Đảng vàNhà nước ta đã ban hành nhiều chương trình, mục tiêu, giải pháp để thúc đẩybình đẳng giới Kết thúc môn học: Giới trong lãnh đạo, quản lý, em lựa chọn
chủ đề viết bài thu hoạch là “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới và việc thúc đẩy bình đẳng giới tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 5NỘI DUNG
1 Lý luận chung về giới và bình đẳng giới
Giới và giới tính là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau Sự phânbiệt khái niệm “giới” và “giới tính” được quy định tại Điều 5, Luật Bình đẳnggiới năm 2006 như sau:
- Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan
hệ xã hội
- Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
Khái niệm giới và giới tính giúp ta phân biệt đặc điểm của nữ giới và namgiới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó Sự khác nhaugiữa “giới tính” và “giới” được thể hiện qua các nội dung sau:
- Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diệnsinh học, có sẵn từ khi sinh ra, mang tính ổn định cao và bị quy định bởi quyluật sinh học
- Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thànhtrong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành.Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi hình thành trong quátrình xã hội hóa (từ sự tiếp nhận các khuôn mẫu hành vi, ứng xử, qua quá trìnhdạy dỗ, giáo dục trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội) Nội hàm củakhái niệm “giới” đề cập đến vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn,
kỳ vọng ở nữ giới và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xácđịnh thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái)trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định
- Nếu như các đặc điểm giới tính mang tính đồng nhất và không thể thayđổi thì các đặc điểm giới lại rất đa dạng, phong phú và có thể thay đổi ở từngquốc gia, dân tộc dưới sự tác động của các yếu tố xã hội
Bình đẳng giới là tình trạng không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới
Trang 6tính (về quyền, trách nhiệm và cơ hội) Nhờ vậy, nữ giới và nam giới được tôntrọng ngang nhau, đuợc tiếp cận các nguồn lực như nhau, được thụ hưởng thànhquả như nhau, có cơ hội và điều kiện như nhau để nhận biết được các quyền conngười của mình và khả năng đóng góp của bản thân vào sự phát triển kinh tế,văn hóa, chính trị và xã hội của đất nước.
Có ba kiểu quan niệm về bình đẳng giới:
- Bình đẳng giới kiểu hình thức: Quan niệm này cho rằng, phụ nữ có thểtiếp cận các cơ hội giống như cách tiếp cận của nam giới nên thường chọn cáchđối xử với nam và nữ giống hệt nhau Do vậy, xét về bản chất, kiểu quan niệmnày tạo thêm gánh nặng cho phụ nữ, buộc họ phải thể hiện mình theo cách củanam giới
- Bình đẳng giới kiểu bảo vệ: Nhận diện được sự khác biệt giữ nam và nữ,nhưng cho rằng cần tập trung xem xét các điểm yếu của phụ nữ để tạo ra những
sự đối xử khác biệt Quan niệm này dẫn đến việc cố gắng tạo ra những “vỏ bọcbảo vệ phụ nữ”, cản trở quyền tự do lựa chọn của phụ nữ
- Bình đẳng giới kiểu thực chất: Nhận rõ sự khác biệt giữa nam và nữ vềsinh học và sự khác biệt xã hội do lịch sử để lại Do vậy, quan niệm này chú ýđến bình đẳng trong pháp luật và bình đẳng trong thực tế, tập trung điều chỉnhcác môi trường có ảnh hưởng tiêu cực đối với cả nam giới và phụ nữ, đồng thờichú ý tạo sự bình đẳng cho cả nam và nữ về cơ hội, tiếp cận cơ hội và hưởng thụ
cơ hội
2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới
Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Nam nữ bìnhquyền” là một trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam Điều này
được ghi nhận trong Cương lĩnh chính trị của Đảng năm 1930 Cương lĩnh cũng
nêu rõ giải phóng phụ nữ phải gắn với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềnam nữ bình quyền được thể hiện và ghi nhận tại Điều 9 Hiến pháp đầu tiên củanước ta năm 1946: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”
Ngay trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
Trang 7nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 152-NQ/TW ngày10/01/1967 về “Một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận” chỉ rõ: “Tưtưởng phong kiến đối với phụ nữ còn tồn tại khá sâu sắc trong một số cán bộ,đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo Thể hiện rõ nhất tư tưởng hẹp hòi, “trọng namkhinh nữ”, chưa tin vào khả năng quản lý kinh tế của phụ nữ, chưa thấy hếtnhững khó khăn trở ngại của phụ nữ ”.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ mới, việc pháthuy hơn nữa vị trí, vai trò của các tầng lớp phụ nữ trong sự nghiệp cách mạngcủa Đảng, của Nhân dân là yêu cầu, đòi hỏi lớn Chỉ thị số 44-CT/TW ngày07/6/1984 của Ban Bí thư về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ”chỉ rõ: “Nhiều cấp ủy đảng và lãnh đạo các ngành buông lỏng việc chỉ đạo thựchiện các nghị quyết của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ còn tưtưởng phong kiến, coi thường phụ nữ, đối xử thiếu công bằng với chị em ”
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã cụ thể hóa quan điểm bình đẳng giớibằng những nghị quyết và chỉ thị về công tác phụ nữ, Cụ thể là:
Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về “Đổi mới
và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, mục tiêu nhằmphát huy mạnh mẽ vai trò của phụ nữ trong công cuộc đổi mới đất nước, tạođiều kiện cho phong trào phụ nữ có những bước tiến mới và tăng số lượng, chấtlượng cán bộ nữ trong hệ thống tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và các tổchức kinh tế, xã hội
Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về “Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”, trong đó Đảng taxác định rõ: “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, tham giaquản lý kinh tế - xã hội là yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dânchủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xãhội của phụ nữ Chống những biểu hiện lệch lạc, coi thường phụ nữ, khắt khe,hẹp hòi trong đánh giá, đề bạt cán bộ nữ”
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tácphụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc là Nghị quyết
Trang 8được ban hành sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW về công tác cán
bộ nữ và trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới
Mục tiêu mà Nghị quyết số 11-NQ/TW đề ra là: “Phấn đấu đến năm 2020,phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn chuyên môn,nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; thamgia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đónggóp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình Phấn đấu để nước ta là một trongcác quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực”
Thông báo số 196-TB/TW ngày 16/3/2015 về kết luận của Ban Bí thư về
Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì
sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” tiếp tục thể hiện sự quan tâm củaĐảng, Nhà nước Việt Nam về công tác phụ nữ và bình đẳng giới Đề án thôngqua việc triển khai một số giải pháp bảo đảm thực hiện bình đẳng giới, góp phầnnâng cao vị thế của phụ nữ và giảm khoảng cách giới trong một số lĩnh vực,ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳnggiới cao
Quan điểm chỉ đạo về công tác bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt
từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cho đến các kỳ Đại hộỉ Đảng sau này.
Văn kiện Đại hội lần thứ XII cùa Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “Tiếp tục đổimới, hoàn thiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, chế độ thai sản, nghỉdưỡng, khám, chữa bệnh, bình đẳng giới Thực hiện tốt chiến lược dân số, giađình, chương trình hành động vì trẻ em , đầu tư nâng cao chất lượng dân số, chỉ
số phát triển con nguời, bảo đảm tổng tỷ suất sinh thay thế, giảm dần sự mất cânbằng tỷ lệ giới tính khi sinh,
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã thông quaNghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng caosức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tácdân số trong tình hình mới, trong đó có những quan điểm chỉ đạo và mục tiêu cụ
Trang 9thể để đạt được các mục tiêu liên quan đến bình đẳng giới.
Văn kiện Đại hội Đảng XIII: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàndiện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu vàkhắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếuthế ”
3 Thực trạng bình đẳng giới tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay
Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, nằm ở vị trí nối tiếp giữatrung du và miền núi phía Bắc Tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 6.887,7
km2; dân số trên 821.030 người, tỷ lệ dân số khu vực nông thôn chiếm trên 81%;
có 30 dân tộc cùng chung sống (trong đó có 12 dân tộc chính), đồng bào dân tộcthiểu số chiếm 53,74% Tỉnh Yên Bái có 9 huyện, thị xã, thành phố; 173 xã,phường, thị trấn trong đó có 70 xã vùng cao, 80 xã bản đặc biệt khó khăn, có 2huyện nằm trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước là Mù Cang Chải và TrạmTấu (cũng là 2 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của cả nước)
Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 6,83%, cao hơngiai đoạn 2011 - 2015 (5,71%), thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 40,3triệu đồng (gấp 1,7 lần so với năm 2015) Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ,mạng lưới trường, lớp học được đầu tư đồng bộ, tinh gọn, chất lượng các hoạtđộng văn hóa, thể thao, truyền thông không ngừng được nâng lên, quan tâm hỗtrợ việc làm, chăm lo an sinh, phúc lợi xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững
Tuy nhiên điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộnghèo là 25.086 hộ chiếm 11,56%, tỷ lệ hộ cận nghèo 9,45% Trên địa bàn tỉnhnhiều xã vùng cao giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí đã
có chuyển biến, tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa đồng đều, nhiều phong tục tậpquán lạc hậu ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trênđịa bàn cũng như thực hiện các mục tiêu theo chiến lược quốc gia về bình đẳnggiới
3.1 Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới
Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm ban hành các chươngtrình, kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, ban hành trên
Trang 1025 chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác chỉ đạo triển khai công tácbình đẳng giới Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 37-CT/TWcủa Ban Bí thư về “Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”; Nghịquyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa” Ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Đề ánphòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầmnhìn đến năm 2030 Đối với các ngành, địa phương ở cơ sở đã ban hành trên 230văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án, hoạt độnggóp phần thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳnggiới.
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ được thành lập tại 02 cấp: Cấp tỉnh và cấphuyện, đã được rà soát và tiến hành kiện toàn thường xuyên, đáp ứng yêu cầunăng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới Tại cấp xã, công tác bình đẳnggiới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được phân công cho 01 công chức văn hóa - xãhội theo dõi, thực hiện Cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp, các ngành
đã được phân công đầy đủ Đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên đã từngbước hình thành, tham gia công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ,đặc biệt ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư Tuy nhiên, đội ngũ làm công tácquản lý nhà nước về bình đẳng giới từ tỉnh, huyện đến xã chủ yếu là kiêm nhiệmnên chất lượng tổ chức triển khai một số hoạt động về bình đẳng giới, lồng ghépgiới trong thực hiện một số lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội còn chưa cao
Đến nay, 100% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Yên Bái banhành được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bấtbình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới đã được lồng ghép vấn đề bình đẳnggiới theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
3.2 Sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
Đến nay, tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy cấp tỉnh đạt 19,14% (tăng 3,5% sovới giai đoạn 2011 - 2015); cấp huyện đạt 19,1% (tăng 1,21% so với giai đoạn
2011 - 2015); cấp xã đạt 19,09% (tăng 1,59% so với giai đoạn 2011 - 2015) Tỷ
Trang 11lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội đạt 33,3% Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Hộiđồng nhân dân các cấp: Cấp tỉnh đạt 37,28%; cấp huyện đạt 36,3%; cấp xã đạt32,77% Tỷ lệ nữ chủ chốt cấp tỉnh đạt 22,22%; cấp huyện đạt 33,33%; cấp xãđạt 16,7%.
Tỉnh Yên Bái đã ban hành và thực hiện hiệu quả các chính sách ưu tiêntrong tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức là nữ Sốlượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là nữ ngày càng được nâng lên
và được tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội, nhiềungười được bố trí giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy các cơ quan của hệthống chính trị ở địa phương Đặc biệt, đã ban hành và thực hiện Đề án về “Xâydựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu sốthuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm2035”; tổ chức sơ tuyển, lựa chọn được 150 đồng chí là cán bộ trẻ, cán bộ nữ,cán bộ người dân tộc thiểu số để đào tạo, tạo nguồn cán bộ diện Ban Thường vụTỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 Qua đó, đội ngũ cán
bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh đã có những bước trưởng thành và pháttriển; có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình công tác, gần gũi, gắn bó mật thiếtvới nhân dân, tích cực học tập để nâng cao trình độ, khắc phục khó khăn để hoànthành nhiệm vụ được giao và có những đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm
vụ chính trị của tỉnh trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, khoahọc - công nghệ, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của địa phương
Trong công tác quy hoạch cán bộ: Tỉnh Yên Bái đã quan tâm nâng tỷ lệcán bộ nữ vào quy hoạch; xác định tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo các cơ quan nhànước, tổ chức chính trị - xã hội hàng năm nhằm thực hiện công tác tạo nguồn vàquy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ với các chỉ tiêu cụ thể và giảipháp thực hiện; đặc biệt chú trọng công tác cán bộ nữ tham gia cấp ủy, ứng cửđại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sátviệc thực hiện các quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm nữvào các vị trí cán bộ chủ chốt của sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã,nhất là các ngành đặc thù như giáo dục, y tế