1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Đời sống văn hóa xã hội của đồng bào dân tộc khơ mú

13 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành nên một nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc nhưng thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngày nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH và hội nhập quốc tế sâu rộng, hơn bao giờ hết việc xây dựng nền tảng văn hóa tinh thần là vô cùng quan trọng. Bởi văn hóa là “cốt lõi” là cái “hồn” của dân tộc, nó chi phối lên toàn bộ hệ tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống... của con người. Có thể nói “Có văn hóa thì có dân tộc; mất văn hóa thì dân tộc diệt vong”. Bác Hồ đã dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước; Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Giữ nước chính là giữ lấy bờ cõi của đất nước, giữ gìn truyền thống lịch sử, những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho văn hóa nói chung, đối với lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói riêng. Sau đổi mới 1986, quan điểm “tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong văn kiện các kỳ đại hội, các nghị quyết của Trung ương về Văn hóa sau này. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội”. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi cấp ủy, chính quyền địa phương. Thấm nhuần quan điểm đó, trong những năm qua, huyện Văn Chấn rất quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện trong đó có “Lễ hội cầu mùa dân tộc Khơ Mú” xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn. Đây cũng là một trong số 21 di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Yên Bái được định hướng bảo tồn gắn với phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện vẫn còn những bất cập, khó khăn, cần tiếp tục có những giải pháp tích cực hơn nữa nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của Lễ hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Với vai trò là cán bộ lãnh đạo huyện, thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Lễ hội cầu mùa của dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn đối với nền văn hóa địa phương và định hướng phát triển kinh tế du lịch của huyện Văn Chấn, em chọn chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Lễ hội cầu mùa của dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” làm đề tài viết thu hoạch môn Văn hóa và Phát triển với mong muốn đóng góp một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của Lễ hội cầu mùa của dân tộc Khơ Mú trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đồng thời, góp phần vào thực hiện mục tiêu phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế du lịch của huyện Văn Chấn trong thời gian tới. .....................................

Ngày đăng: 16/11/2021, 09:23

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w