Tiểu luận triết chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học nội dung quy luật lượng chất

17 96 0
Tiểu luận triết  chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học   nội dung quy luật lượng chất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người. Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theo quá trình phát triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thủy, ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v. của con người hoà quyện vào nhau thể hiện quan niệm về thế giới. Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người.

Ngày đăng: 16/11/2021, 07:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHOA …

    • Ta cần lưu ý mối quan hệ giữa chất và thuộc tính như sau:

    • Chất căn bản và giới hạn tồn tại của sự vật: Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính khác nhau; có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật.

    • Ở mỗi sự vật chỉ có một chất căn bản. Đó là loại chất mà nếu mất đi, sự vật cũng mất đi. Chất can bản sẽ quy định sự tồn tại, phát triển hay tiêu vong của sự vật.

    • Mỗi sự vật đều có giới hạn tồn tại của mình. Khi xem xét sự vật trong tính xác định về chất của nó, ta thường so sánh sự vật đó với các sự vật khác. Sự so sánh này giúp ta hình thành về giới hạn tồn tại của sự vật.

    • Vượt qua giới hạn của mình, sự vật không còn là nó mà trở thành một cái gì đó khác. Điều đó có nghĩa chất của sự vật đồng nghĩa với tính có hạn của nó.

    • Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng - chất. 

      • Từ 0 đến dưới 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng. Trong khoảng 0 < t < 100 độ C, sự thống nhất giữa trạng thái nước lỏng và nhiệt độ C tương ứng là “độ” tồn tại của nước lỏng. (Ở đây cần phân biệt “độ C” và “độ tồn tại” là hai khái niệm khác nhau). Nếu quá 100 độ C, nước sẽ chuyển thành hơi nước. Nếu ở dưới 0 độ C, nước sẽ ở thể rắn.

      • Điểm nút. Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút.

      • Ví dụ: Ở những ví dụ đã nêu trên, 0 độ C, 100 độ C, 146 tuổi là những điểm nút.

      • Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới.

      • Bước nhảy. Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan