Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu của tổng công ty thương mại sài gòn – TNHH một thành viên (SATRA)

82 8 0
Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu của tổng công ty thương mại sài gòn – TNHH một thành viên (SATRA)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên qua biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở hầu hết các nước, thương mại quốc tế chiếm một phần lớn trong GDP. Trong khi thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử (như Con Đường Tơ Lụa hay Con Đường Hổ Phách), tầm quan trọng trong kinh tế, xã hội, và chính trị của thương mại quốc tế mới chỉ dấy lên trong những thế kỉ gần đây. Cách mạng công nghiệp, giao thông phát triển, toàn cầu hóa, các công ty đa quốc gia, và thuê ngoài là những nhân tố ảnh hưởng lớn. Sự tăng cường trong thương mại quốc tế là một nhân tố cơ bản dẫn tới toàn cầu hóa. Cùng với xu thế đó, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động thương mại chủ yếu mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều mong muốn phát triển. Trong đó, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu đóng vai trò chiến lược và quan trọng của quốc gia, chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Xăng dầu là dòng máu của nền kinh tế. Sự biến động của giá xăng dầu bao giờ cũng kéo theo sự biến động của nền kinh tế. Ngày 13/07/2020, Bộ Công thương vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, dự thảo quy định thương nhân kinh doanh xăng dầu được quyền chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35%. Sự gia nhập của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia thị trường xăng dầu trong nước đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp nội và ngoại. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và không hề có dấu hiệu giảm sút đã khiến cho hoạt động giao thương giữa các nước bị ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng, đặc biệt đối với các công ty chuyên về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Một số nguyên nhân có thể kể đến như thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên môn của lao động, thiếu nguồn lực hoặc thiếu sự chuyển đổi linh hoạt đã khiến hàng loạt các công ty nội địa rơi vào cảnh bế tắc. Để khắc phục những khuyết điểm và phát huy những điểm mạnh mà công ty đang có để chống lại đại dịch, các công ty cần kiểm tra và điều chỉnh lại quy trình xuất nhập khẩu cho phù hợp để đạt được mức lợi nhuận như mong muốn. Là một trong những công ty hoạt động lâu năm trong ngành xuất nhập khẩu, SATRA luôn đặt mục tiêu phát triển ngành xuất nhập khẩu của đất nước lên trên sự phát triển lợi ích của tổng công ty, nhất là trong thời kỳ COVID-19 khiến nền kinh tế bị đình trệ. Qua quá trình thực tập tại công ty, em có cơ hội tiếp cận thực tế với nghiệp vụ nhập khẩu và bán xăng dầu nội địa của SATRA. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Tổng Công ty được tổ chức chặt chẽ nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, với đặc thù của mặt hàng xăng dầu có tính rủi ro cao và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, không thể tránh khỏi những tồn tại dễ gây bất lợi. Kết hợp với những kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM, em quyết định chọn đề tài: “Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn – TNHH Một Thành Viên (SATRA)” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này nhằm để tổng hợp lại những kiến thức em đã được học hỏi qua quá trình thực tập và kiến thức của bản thân. Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu phân tích quy trình nhập khẩu xăng dầu bằng đường biển và quy trình bán nội địa xăng dầu tại Tổng Công ty, từ đó đúc kết được những điểm mạnh và yếu trong quy trình để rút ra những giải pháp hoặc đề xuất nhằm phát huy những điểm mạnh và cải thiện những tồn tại đó. Bên cạnh lời giới thiệu, tóm tắt đề tài và kết luận, phần nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành Viên (SATRA) Chương 2: Nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu tại Tổng Công ty SATRA Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu tại Tổng Công ty SATRA

... TP.HCM KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING NÂNG CAO NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU VÀ BÁN NỘI ĐỊA XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GÒN – TNHH MỘT THÀNH VIÊN (SATRA) Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế 43... 11 CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU VÀ BÁN NỘI ĐỊA XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY SATRA 13 2.1 Tình hình nhập bán nội địa xăng dầu công ty 13 2.1.1 Thị trường nhập xăng dầu Việt Nam ... nâng cao nghiệp vụ nhập bán nội địa xăng dầu Tổng Công ty SATRA CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CƠNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GỊN – TNHH MỘT THÀNH VIÊN (SATRA) 1.1 Lịch sử hình thành trình phát triển Tổng

Ngày đăng: 15/11/2021, 22:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

  • KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

  • LỜI CẢM ƠN

  • CAM KẾT

  • TÓM LƯỢC

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GÒN – TNHH MỘT THÀNH VIÊN (SATRA)

    • 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tổng Công ty SATRA

    • 1.1.1. Lịch sử hình thành

    • 1.1.2. Quá trình phát triển

    • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty SATRA

    • 1.2.1. Chức năng của công ty

    • 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty

    • 1.2.3. Cơ cấu tổ chức

    • 1.3. Khái quát tình hình kinh doanh giai đoạn 2016-2019

    • 1.3.1. Tình hình kinh doanh

    • Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty (Công ty mẹ) giai đoạn 2016-2019

    • 1.3.2. Phương hướng phát triển trong tương lai

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan