Giáo dục Việt Nam đang chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Tuy nhiên các nghiên cứu về thực trạng chương trình giáo dục Việt Nam nói chung và ở bậc giáo dục đại học nói riêng đều nhận định rằng: “Các chương trình giáo dục còn mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm; ít gắn quá trình đào tạo với nhu cầu thực tiễn”4. Do đó đặt ra nhu cầu cần phải đổi mới, thiết kế các chương trình giáo dụctheo đúng hướng tiếp cận năng lựcmà bản chất là dạy nghề gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa học với hành, giữa giáo dụcđào tạo gắn liền với thực tiễn. Trong bài viết tác giả đã tiến hành thiết kế chương trình dạy học giáo dục kỹ năng sống (KNS) theo hướng tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Trang 1THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Lê Thị Duyên
TÓM TẮT
Giáo dục Việt Nam đang chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội Tuy nhiên các nghiên cứu về thực trạng chương trình giáo dục Việt Nam nói chung và ở bậc giáo dục đại học nói riêng đều nhận định rằng: “Các chương trình giáo dục còn mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm; ít gắn quá trình đào tạo với nhu cầu thực tiễn”[4] Do đó đặt ra nhu cầu cần phải đổi mới, thiết kế các chương trình giáo dụctheo đúng hướng tiếp cận năng lựcmà bản chất là dạy nghề gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa học với hành, giữa giáo dụcđào tạo gắn liền với thực tiễn Trong bài viết tác giả đã tiến hành thiết kế chương trình dạy học giáo dục kỹ năng sống (KNS) theo hướng tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa Tâm lý -giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Từ khóa: Thiết kế chương trình; giáo dục kỹ năng sống;kỹ năng sống;tiếp cận
năng lực; khoa tâm lý - giáo dục
1 Đặt vấn đề
Thế kỷ XXI, chúng ta chứng kiến tốc độ phát triển chóng mặt của xã hội với những biến đổi liên tục và khôn lường Chính vì thế, để thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng được các quốc gia chú trọng và quan
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Trang 2tâm hơn bao giờ hết Điều này được thể hiện rõ nét ở việc thay đổi, cải tiến các chương trình giáo dục Theo tổng kết của INCA có 4 nhân tố chính dẫn đến việc cần xem xét, cải tổ chương trình giáo dục như:Do thay đổi thể chế chính trị; do chương trình nặng nề, quá tải; Cải tiến để hệ thống giáo dục trở nên công bằng và vượt trội hơn; hiện đại hóa chương trình giáo dục mà trọng tâm là hướng vào chuẩn bị các kỹ năng nhằm đáp ứng tốt thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp
Hơn nữa tình trạng sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của các công ty tuyển dụng, dẫn đến phải đào tạo lại hoặc tự đào tạo đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập Do vậy các chương trình giáo dục cần thay đổi trong đó chú trọng phát triển năng lực của người học Hiện nay xu hướng thiết kế các chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực được nhiều nước quan tâm và trở thành xu thế chung với những ưu điểm vượt trội Tên gọi của
cách tiếp cận này có khác nhau nhưng thuật ngữ được dùng khá phổ biến là
Competency-based Curriculum (Chương trình dựa trên cơ sở năng lực - gọi tắt là tiếp cận năng lực).
Chương trình giáo dục KNS được thiết kế theo tiếp cận năng lực sẽ giúp hình thành năng lựcdạy học và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên khoa tâm lý - giáo dục trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng
2 Một số khái niệm cơ bản
Chương trình dạy học là một bản thiết kếtổng thể cho một hoạt động đào tạo bao gồm
mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập Những mặt này được sắp xếp theo một tiến trình và thời gian biểu chặt chẽ
Thiết kế chương trình dạy học là một khâu của quá trình xây dựng và phát triển các
chương trình dạy học (phân tích tình hình, xác định mục tiêu, thiết kế, thực thi và đánh giá) Sản phẩm của quá trình này là một bản kế hoạch mô tả chương trình dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, các phương tiện hỗ trợ, cách thức đo lường và đánh giá kết quả học tập
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính cá nhân phù hợp với các yêu cầu của một hoạt động và bảo
đảm cho hoạt động đó đạt hiệu quả.Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ của chủ thể
Tiếp cận năng lực là cách tiếp cận chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của
việc thực hiện nhiệm vụ.Cách tiếp cận này được sử dụng để xác định những năng lực cụ thể,
từ đó có cách thức nâng cao chất lượng và hiệu quả của thực hiện nhiệm vụ, thống nhất các
Trang 3khả năng của cá nhân với các năng lực cốt lõi Nó có các ưu điểm như: cho phép cá nhân hóa người học; có kết quả đầu ra được xác định một cách rõ ràng; sử dụng các tiếp cận và phương pháp nhằm thay đổi kiến thức; dạy và học các năng lực thực hiện; nguồn tri thức không chỉ ở người dạy mà còn thu được từ nhiều nguồn khác; khi đánh giá kết quả học tập cần đánh giá thông qua hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí đã xác định ở chuẩn đầu ra
Thiết kế chương trình theo hướng tiếp cận năng lực trước hết là xác định các năng lực
cần trang bị và phát triển cho người học Sau đó xác định được các chuẩn năng lực cho mỗi giai đoạn/cấp/lớp/nội dung Các năng lực của mỗi chương trình dạy học thường được trình bày với ba nội dung: Đặc điểm của năng lực; kết quả cần đạt được của năng lực; tiêu chí đánh giá năng lực
3 Thiết kế chương trình dạy học học phầngiáo dục KNStheo hướng tiếp cận năng lực đối với sinh viên khoa Tâm lý - giáo dục trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
3.1 Vai trò môn giáo dục KNS
Chương trình giáo dục KNS có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực: Dạy học và giáo dục KNS cho sinh viên Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các vấn đề giáo dục KNS như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức, cách thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục KNS; rèn luyện cho người học những kỹ năng cơ bản trong dạy học và giáo dục KNS, giúp hình thành lý tưởng đạo đức và tình cảm nghề nghiệp
3.2 Chuẩn đầu ra chương trình dạy học học phần giáo dục KNStheo tiếp cận năng lực
-Tiêu chuẩn 1: NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC KNS: - Có kiến thức, kỹ năng
thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho các nhóm đối tượng khác nhau Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí (TC) sau:
TC 1: Năng lực hiểu biết về quá trình giáo dục KNS(khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp)
TC 2: Năng lực thiết kế và tổ chức các chủ đề giáo dục KNS
TC 3: Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm trong giáo dục KNS
TC 4: Năng lực tư vấn và tham vấn trong giáo dục KNS
Trang 4TC 5: Năng lựcphối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong giáo dục KNS
TC 6: Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho các nhóm đối tượng
-Tiêu chuẩn 2: NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC KNS – Có kiến thức,
kỹ năng đánh giá kết quả học tập trong giáo dục KNS Tiêu chuẩn 2 gồm các TC sau:
TC 1: Năng lực tổ chức hoạt động đánh giá trong giáo dục KNS
TC 2: Năng lực thiết kế các công cụ đánh giá kết quả học tập trong giáo dục KNS
TC 3: Năng lực quan sát trong đánh giá kết quả giáo dục KNS
-Tiêu chuẩn 3: CÁC NĂNG LỰCCÁ NHÂN CỦA NHÀ GIÁO DỤC KNS– Có kiến
thức và một số kỹ năng sống nhất định giúp cho việc thực hiện quá trình giáo dục KNS đạt hiệu quả
TC 1: Năng lực giao tiếp
TC2: Năng lực hợp tác
TC 3: Năng lực giải quyết vấn đề
TC 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp trong giáo dục KNS
3.3 Thiết kế các module dạy học trong chương trình dạy học học phần giáo dục KNStheo hướng tiếp cận năng lực
Do nội dung chương trình giáo dụcKNS tương đối dài nên trong khuôn khổ bài báo chỉ tiến hành thiết kế chương trình giáo dụcKNStheo hướng tiếp cận năng lực ở nội dung: Các nguyên tắc giáo dục KNS (Thực hiện chuẩn đầu ra của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1):
Module 2 Các nguyên tắc giáo dục KNS
*Hệ vào:
1/Mục tiêu của module:
1.1/Mục tiêu kiến thức: Sau khi học xong module này, SV có thể:
- Liệt kê được các nguyên tắc giáo dục KNS
- Phân tích được nội dung, yêu cầu của từng nguyên tắc giáo dục KNS
- Vận dụng được các nguyên tắc giáo dục KNS trong thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho người học
1.2/Mục tiêu kỹ năng: Sau khi học xong module này, SV có thể:
Trang 5-Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS thông qua các nguyên tắc giáo dục KNS
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề
1.3/Mục tiêu thái độ: Sau khi học xong module này, SV có thể:
- Có ý thức vận dụng các nguyên tắc giáo dục KNS trong tổ chức thực tiễn các hoạt động giáo dục KNS cho người học
2/Các tiểu module: Module này bao gồm các tiểu module:
TM 2.1 Khái niệm nguyên tắc giáo dục KNS
TM 2.2 Nguyên tắc thay đổi hành vi
TM 2.3 Nguyên tắc trải nghiệm
TM 2.4 Nguyên tắc tương tác
TM 2.5 Nguyên tắc tiến trình
TM 2.6 Nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục
3/Test vào:
3.1/Nguyên tắc giáo dục KNS chỉ đạo:
a Toàn bộ tiến trình giáo dục KNS
b Xây dựng nội dung giáo dục KNS
c Lựa chọn các phương pháp giáo dục KNS
d Phương án b và c
* Thân module:
TM 2.1 Khái niệm nguyên tắc giáo dục KNS
*Mục tiêu của tiểu module:
- Trình bày được khái niệm nguyên tắc giáo dục KNS
- Liệt kê được các cơ sở của việc đề xuất các nguyên tắc giáo dục KNS
* Nội dung và phương pháp học tập:
- GV chia lớp theo nhóm thảo luận tình huống sau: Giáo viên A dạy kỹ năng giao tiếp ứng
xử cho học sinh lớp 3 Khi dạy giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình.Khi cô giáo hỏi học sinh câu hỏi, em Nam trả lời chưa đúng liền bị cô giáo nhận xét là “Dốt quá, chẳng có tý kỹ năng giao tiếp ứng xử gì cả.”Hỏi:
Trang 6+ Nhận xét thái độ, hành vi của cô giáo trên Những hành vi, thái độ trên có tuân theo nguyên tắc giáo dục không?
+ Theo bạn thế nào là nguyên tắc giáo dục KNS?
- SV thảo luận, trả lời
- GV nhận xét và kết luận: Nguyên tắc giáo dục KNS là những luận điểm cơ bản có tính
quy luật nhằm chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm thực hiện tối đa mục đích và nhiệm vụ giáo dục KNS.
TM 2.2 Nguyên tắc thay đổi hành vi
*Mục tiêu của tiểu module:
- Trình bày được nội dung và yêu cầu của nguyên tắc thay đổi hành vi
- Trình bày được các biện pháp để hình thành hành vi tích cực và thay đổi hành vi tiêu cực cho người học trong quá trình giáo dục KNS
- Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học
- Có ý thức quán triệt việc thay đổi hành vi trong quá trình giáo dục KNS
* Nội dung và phương pháp học tập:
- GV nêu tình huống: Mai và Lan là hai người bạn cùng lớp Hôm nay cả hai đều rất háo hức vì được tham dự một lớp học về kỹ năng thuyết trình do nhà trường tổ chức Khi bước vào lớp học cả hai phải khó khăn lắm mới tìm được chỗ ngồi vì lớp học quá đông, phải có đến hơn 100 người Trong buổi học giáo viên giảng về kỹ năng thuyết trình và cách để thuyết
trình một cách hiệu quả rất hay Lúc kết thúc khóa học, Lan nói “Bài học hay quá, nhờ đó
mà mình đã có kỹ năng thuyết trình rồi đó.”, nhưng Mai lại phản đối cho rằng “Bọn mình chỉ nghe cô nói thôi, như vậy mới có nhận thức về kỹ năng thuyết trình thôi, làm gì đã có kỹ năng thuyết trình được Lớp đông như vậy làm sao thay đổi hành vi được” Cả hai tranh
luận, ai cũng bảo vệ ý kiến của mình Cả hai quyết định đi tìm và gặp cô giáo chủ nhiệm để
hỏi Nếu bạn là cô giáo của Mai và Lan, bạn sẽ giải thích như thế nào?
- SV chia nhóm thảo luận và trả lời
- GV nhận xét và kết luận: Quá trình giáo dục KNS hướng tới kết quả cuối cùng là thay
đổi hành vi tiêu cực, hình thành các thói quen, hành vi tích cực cho người học.
- GV đặt vấn đề: Vậy theo các em để thay đổi hành vi của người học trong giáo dục KNS,
chúng ta có thể có những biện pháp nào?
Trang 7- SV thảo luận theo nhóm và trả lời.
- GV nhận xét và kết luận: Có thể thay đổi hành vi bằng cách:
+ Tổ chức cho người học được thực hành
+ Tập trung vào những thông điệp tích cực
+ Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần có thời gian.
+ Kích thích người học tự chủ trong quá trình thay đổi hành vi
+ Sử dụng giáo dục đồng đẳng trong giáo dục KNS
+ Tạo ra các tình huống môi trường thuận lợi để thay đổi hành vi
Bài tập: Tổ chức một hoạt động giáo dục KNS bất kỳ nhằm thay đổi hành vi cho đối tượng giáo dục KNS mà bạn lựa chọn
TM 2.3 Nguyên tắc trải nghiệm
*Mục tiêu của tiểu module:
- Trình bày được nội dung và yêu cầu của nguyên tắc trải nghiệm
- Trình bày được các biện pháp để thực hiện nguyên tắc trải nghiệm trong giáo dục KNS
- Có ý thức quán triệt việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình giáo dục KNS
* Nội dung và phương pháp học tập:
- GV nêu tình huống trải nghiệm: Bạn An rất sợ rắn, chỉ cần nhìn thấy là An đã sợ lắm rồi chứ đừng nói đến động vào nó Một hôm An tham gia vào lớp học kỹ năng kiểm soát nỗi sợ hãi An được tham gia các hoạt động và bài tập, giáo viên cho An tiếp cận dần dần với rắn từ nhìn, đến động vào Ban đầu là rắn giả, sau là rắn thật Từ đó An đã hết sợ hãi loài rắn Hỏi:
+ Cô giáo đã làm gì để An hết sợ rắn?
+ Vậy theo em, thế nào là nguyên tắc trải nghiệm trong giáo dục KNS?
- SV thảo luận và trả lời
- GV nhận xét và kết luận: Nguyên tắc trải nghiệm đòi hỏi trong quá trình giáo dục KNS
người học cần được tham gia vào các tình huống thực tiễn từ đó họ có cảm nhận, rút ra ý nghĩa kinh nghiệm và tự tạo ra sự thay đổi cho bản thân.
- GV nêu vấn đề: Trong giáo dục KNS cần quán triệt nguyên tắc trải nghiệm, vậy theo các
em có những biện pháp nào để thực hiện biện pháp này?
- SV suy nghĩ và đưa ra các ý kiến
Trang 8- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận lại:
+ Tổ chức nhiều các hoạt động học tập mang tính thực tế.
+ Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức cần phù hợp với đặc điểm, trình độ và nội
dung học tập
+ Yêu cầu người học phải tự mình thực hiện những nhiệm vụ học tập của bản thân, từ đó rút ra bài học cho mình
Bài tập: Mỗi SV lấy ví dụ về một hoạt động học tập trải nghiệm mà em đã từng được tham gia hoặc biết đến
TM 2.4 Nguyên tắc tương tác
*Mục tiêu của tiểu module:
- Trình bày được nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tương tác
- Trình bày được các biện pháp để thực hiện nguyên tắc tương tác trong giáo dục KNS
- Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học
- Có ý thức quán triệt việc tổ chức hoạt động mang tính tương tác cao trong quá trình giáo dục KNS
* Nội dung và phương pháp học tập:
- GV nêu tình huống: Linh và Nga trên đường đi học về nói chuyện với nhau Linh nói
“Mẹ tớ đang tìm cô giáo dạy kỹ năng giao tiếp về dạy riêng cho em trai tớ năm nay học lớp
5 đấy, dạy một mình em tớ thôi giống như dạy gia sư ấy Cậu có biết cô giáo nào dạy kỹ năng giao tiếp hay và hiệu quả không?”Nghe thế Nga nói “để học kỹ năng giao tiếp thì em cậu phải được học trong môi trường tương tác, giao lưu với những người khác thì mới hình thành được kỹ năng giao tiếp chứ.Học gia sư một mình thì đâu phải là học kỹ năng giao tiếp”.Tuy nhiên Linh vẫn cho rằng cô dạy một mình em như dạy gia sư thì sẽ hiệu quả hơn.
Là người được học về giáo dục KNS, bạn đồng ý với quan điểm của ai?Vì sao?
- Sinh viên thảo luận và trả lời
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Trong quá trình giáo dục KNS người học phải được giao
lưu, học hỏi, tác động qua lại với các đối tượng khác nhau như: bạn bè, thầy cô, gia đình, những thành viên trong cộng đồng… thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội, từ đó hình thành các kỹ năng cho bản thân mình
- GV nêu vấn đề: Vậy để thực hiện nguyên tắc này, có thể sử dụng các biện pháp nào?
Trang 9- SV suy nghĩ và trả lời.
- GV kết luận về các biện pháp thực hiện:
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn
+ Các tình huống học tập được nêu ra cần quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề về mối quan hệ giữa người với người.
+ Các phương pháp giáo dục KNS giáo viên sử dụng phải là các phương pháp dạy học tích cực
+ Giáo viên cần tăng cường sự giao tiếp giữa mình với học sinh, giữa học sinh với nhau trên cơ sở sự thông hiểu.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cho học sinh
Bài tập: Tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho người học mang tính tương tác cao
TM 2.5 Nguyên tắc tiến trình
*Mục tiêu của tiểu module:
- Trình bày được nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tiến trình
- Trình bày được các biện pháp thực hiện nguyên tắc tiến trình trong giáo dục KNS
- Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học
* Nội dung và phương pháp học tập:
- GV thuyết trình về yêu cầu của nguyên tắc tiến trình trong quá trình giáo dục KNS:
Nguyên tắc này đòi hỏi việc giáo dục kỹ năng sống phải diễn ra theo một tiến trình nhất định, có như vậy mới mang lại hiệu quả lâu dài, tiến trình đó gồm: tác động nhận thức – Hình thành thái độ - thay đổi hành vi và cần đi từ cái đơn giản đến phức tạp Đồng thời việc giáo dục KNS không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà còn diễn ra trong cả quá tr ình với thời gian nhất định.
- GV nêu vấn đề: Vậy để thực hiện nguyên tắc này chúng ta cần tiến hành những biện pháp nào?
- SV thảo luận và trả lời
- GV nhận xét và kết luận lại: Các biện pháp thực hiện là:
+ Trong quá trình giáo dục KNS giáo viên cần phải tác động vào cả ba mặt nhận thức –
thái độ và thay đổi hành vi.
+ Các nội dung giáo dục KNS cần được xếp xếp từ đơn giản đến phức tạp.
Trang 10+ Một KNS cần phải được giáo dục cho tất cả các độ tuổi khác nhau.
Bài tập:
1.Phân tích một hoạt động hình thành kỹ năng dựa vào việc tác động vào cả 3 mặt nhận thức – thái độ - hành vi
2 Lấy ví dụ và xác định nội dung giáo dục một kỹ năng sống cho tất cả các đối tượng khác nhau
TM 2.6 Nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục
*Mục tiêu của tiểu module:
- Trình bày được nội dung và yêu cầu của nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục
- Trình bày được các biện pháp để thực hiện nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục trong giáo dục KNS
- Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học
* Nội dung và phương pháp học tập:
- GV chia nhóm và đặt vấn đề: Giáo dục KNS cho học sinh hiện nay có vai trò quan trọng
Có rất nhiều các lớp – khóa học về kỹ năng sống được mở ra cho các đối tượng khác nhau Tuy nhiên người ta đánh giá hiệu quả của nó là chưa cao Rất ít các trung tâm giáo dục KNS
tồn tại được thời gian dài Họ cho rằng các khóa học đó chỉ mang tính chất “Lên dây cót” cho
người học chứ chưa hình thành được các kỹ năng, hành vi tích cực mang tính lâu dài
Dựa vào kiến thức được học về KNS, em hãy:
+ Phân tích nguyên nhân vì sao các lớp – khóa học này chưa hiệu quả?
+ Vậy em hiểu thế nào về nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục trong tổ chức hoạt động giáo dục KNS
- SV thảo luận và trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện
càng sớm càng tốt đối với trẻ em Đồng thời quá trình giáo dục KNS phải được tiến hành trong thời gian lâu dài mới có thể hình thành hành vi tích cực và thay đổi các hành vi tiêu cực cho người học.
- GV nêu vấn đề: Để thực hiện nguyên tắc này, có thể tiến hành các biện pháp nào?
- SV suy nghĩ và đưa ra ý kiến
- GV tổng hợp lại ý kiến và kết luận: Các biện pháp thực hiện nguyên tắc: