1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TỪ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI HỌC SINH HIỆN NAY

10 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 27,25 KB

Nội dung

Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội của con người, là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân, cộng đồng tồn tại, phát triển. Sống trong xã hội, mọi người luôn phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức, phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của bản thân và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của bản thân, cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói người có tài mà không có đức là người vô dụng, còn người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có thể thấy trong xã hội hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh các cấp nói riêng đang bị xao nhãng, chưa được quan tâm đúng tầm, đúng mức. Thực tế cho thấy, trong khi nhà trường và xã hội đang loay hoay tìm lời giải cho vấn đề giáo dục đạo đức học sinh thì vai trò của gia đình lại càng trở nên hết sức quan trọng. Gia đình cần nhận thấy trách nhiệm và bổn phận trong việc xây dựng một nền tảng đạo đức cho con cái. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trở thành một công dân tốt phải chú trọng ngay từ khi học sinh mới hình thành nhận thức. Trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái cần được thực hiện bài bản hơn thông qua bài viết đưới đây. Đó là ý chung tổng hợp được từ tham luận của nhóm 3 tác giả trên.

Trang 1

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TỪ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI HỌC SINHHIỆN NAY

Trang 2

cái cần được thực hiện bài bản hơn thông qua bài viết đưới đây Đó là ý chungtổng hợp được từ tham luận của nhóm 3 tác giả trên

Từ khóa: Giáo dục, đạo đức, gia đình, học sinh, trách nhiệm

Nhiều năm trở lại đây chúng ta thường được xem các clip đánh nhau của họcsinh được đăng tải trên trang mạng xã hội, gây nên nhiều ý kiến trái chiều trong dưluận Bên cạnh đó, tình trạng học sinh khiếm nhã đối với giáo viên, nạn quay cóp,nói tục, chửi thề ngày càng trở nên phổ biến Đây là một thực tế đang tồn tạitrong hệ thống giáo dục cơ sở ở nước ta Đó là những biểu hiện của sự xuống cấpvề đạo đức, sự bất cập trong giáo dục Giáo dục đạo đức cho học sinh là tráchnhiệm chung của toàn xã hội, trong đó có ngành giáo dục nhưng nguồn gốc nềntảng vẫn là giáo dục từ gia đình.

1 Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh

Đạo đức là một phạm trù rất rộng, mỗi trường phái khác nhau, mỗi chế độ khácnhau đều có quan niệm khác nhau về đạo đức Tuy nhiên, dù trường phái nào hay ởchế độ xã hội nào cũng đều nói đến đạo làm người, cách cư xử trong mối quan hệgiữa người với người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với bảnthân mình Ở mỗi con người đều có những năng lực và bản tính tiềm ẩn Để pháthiện, khơi dậy và phát huy bản chất ấy phải có sự giáo dục tốt Gia đình sẽ là nơiđầu tiên thực hiện điều này.

Gia đình được hiểu như một thiết chế với cấu trúc và những chức năng xã hộinhất định Theo đó, gia đình là một nhóm xã hội với những tiêu chí cụ thể, baogồm có hôn nhân, huyết thống và cùng chia sẻ các lợi ích cũng như nền văn hóachung và các tiêu chí về quan hệ nghĩa dưỡng, quan hệ giới, những nảy sinh từ cáchình thức sống mới của gia đình trong xã hội hiện đại Gia đình là một hình ảnh xãhội thu nhỏ, cơ bản nhất của xã hội

Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí vô cùng quan trọng Về cơ bản, ởViệt Nam người phụ nữ có địa vị bình đẳng với nam giới được quy định bởi nềnvăn hóa nông nghiệp lúa nước, tự cung tự cấp và hoàn cảnh sống Về bản chất,người nam giới có nhiều ưu thế hơn trong đối ngoại, các mối quan hệ bên ngoài gia

Trang 3

đình; còn người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đối nội, trong điềuhành gia đình Ngoài các mối quan hệ nói trên trong gia đình còn có mối quan hệgiữa ông bà và các cháu, anh chị và các em Mối quan hệ này càng bền chặt thìcàng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân Các bậc lớn tuổiphải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạođức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng vàtính cách của mỗi con người Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến làxóm giềng và xã hội Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằmtrong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại Lứa tuổi ấu thơ, nhâncách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt trước hànhđộng của người lớn trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương tác nhân - sinh - quanđể hình thành nhân cách của mình.

Để một cá nhân trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn

toàn không dễ Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính”mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với giới trẻ Giáo dục con

cái không chỉ thể hiện bằng lời nói mà phải bằng những hành động cụ thể Mọihành vi, thái độ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp tới việc hình thành,phát triển nhân cách của trẻ em Con cái sẽ không tôn trọng người lớn nếu thấy chamẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau Khi cha mẹ dạy con phải lễ phép vớibố, mẹ nhưng chính họ lại không tôn trọng cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ) thìchắc chắn trẻ sẽ chẳng bao giờ lễ phép với cha, mẹ và cả ông, bà Nhiều người lớnđối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa… những hành độngxấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở lên cộccằn, thô lỗ

Nói như vậy để thấy, môi trường gia đình luôn có vai trò quyết định trong sựhình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Những mâu thuẫn, lục đục trong giađình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọiphương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào nhữngbệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội Chính vìthế, các gia đình cần chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của mình, phải có

Trang 4

trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân

hữu ích Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người,

dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai có chất lượng cao

Bên cạnh đó, gia đình còn có vai trò giữ gìn, lưu truyền, phát triển văn hóa dântộc Thông qua các câu chuyện, câu ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những

người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bướcgiáo dục hình thành tính cách cho mỗi con người Qua lao động, qua việc xử lý cácmối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp củatruyền thống của gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc.

2 Thách thức của việc giáo dục đạo đức học sinh hiện nay

Trong xã hội xưa hay nay, gia đình luôn là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách và giáo dục đạo đức

cá nhân: “Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” Chỉ có điều quan

điểm về đạo đức ở mỗi xã hội có khác nhau, điều kiện sống khác nhau nên việc giáo dục đạo đứccho trẻ cũng có khác nhau Ngày xưa, hầu như các gia đình chỉ sử dụng lời nói, những lời dạycủa các bậc đi trước hoặc những việc làm cụ thể của người lớn, làm gương để giáo dục nhâncách cho cá nhân

Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, những biến đổi của nền kinh tế hàng hóavà cơ chế thị trường dẫn đến văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác độngxấu của đời sống xã hội Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tếđã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạngxung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho kết cấu gia đình khôngđược bền vững

Một số gia đình hiện nay hiểu sai, hiểu lệch trong việc giáo dục con cái, nhất làtrong giáo dục đạo đức: họ cho rằng, họ chỉ cần kiếm thật nhiều tiền và cung cấpđầy đủ vật chất cho con cái, thỏa mãn nhu cầu vật chất cho con cái là đủ, do là thờiđại công nghệ thông tin nên mọi thứ hãy để cho con cái tự tìm hiểu, tự học hỏi quamạng thông tin đại chúng Điều đó đã dẫn đến một số thanh thiếu niên sa ngã, ănchơi, hút chích, đánh bạc, bạo lực… ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân

cách cho lứa tuổi thiếu niên Ngoài việc tuyên truyền về gương “người tốt, việc

tốt”, mạng thông tin còn tuyên tuyền “người xấu, việc xấu”, những vụ giết người

cướp của… nhằm mục đích răn đe mọi người cần nên tránh xa những hành vi xấuđó Không ngờ, do việc mô tả những hành vi xấu một cách quá chi tiết, quá tỉ mỉ

Trang 5

vô tình đã làm cho giới trẻ tò mò, kích thích tâm lí họ, dẫn đến một số hành độngtương tự Một bộ phận khác do ảnh hưởng của game onlie nên đã có những hànhđộng bắt chước trong game trái với luân thường đạo lý: dùng nón đánh mẹ, bạo lựchọc đường, có lối sống ảo, thực dụng, xem nhẹ coi thường người khác như thầy cô,ông bà, cha mẹ Thực tế đã chứng minh điều đó, theo thống kê của Bộ Công an thìtỉ lệ phạm tội của giới trẻ hiện nay ngày càng gia tăng Đó là một hiện tượng không

dễ dàng khắc phục bởi đa số giáo viên ở trường chỉ chú trọng “dạy chữ” mà chưathật quan tâm đến việc dạy học sinh “cách làm người” Một phần do thời lượng

chương trình phổ thông không cho phép giáo viên bộ môn dừng lại để uốn nắn họcsinh, dạy cho các em điều hay lẽ phải; một phần do nhận thức sai lệch của giáoviên khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủnhiệm hay giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Giáo dục công dân mà quên rằngđây là trách nhiệm chung của tất cả các giáo viên đứng lớp.

Trong khi đó, với guồng quay cuộc sống hiện tại, cha mẹ phải chăm lo cuộcsống vật chất cho gia đình nên đôi lúc không thể có được thời gian theo sát con cáiđể có những biện pháp giáo dục thích hợp hướng con mình theo cái tốt nhưngkhông vì thế mà đổ lỗi cho hoàn cảnh Cha mẹ cần phải coi trọng việc xây dựng nềnếp, truyền thống đạo đức của gia đình vì đây là môi trường giáo dục có ảnh hưởngrất lớn đến lối sống của con em họ Nhiều gia đình giàu có ba mẹ thuê người nuôitrẻ, người giúp việc về nhà chăm sóc con cái hay phó mặc con cho nhà trường vàxã hội Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình yêu và sự dạy bảo, chăm sóc của chamẹ - người thầy đầu tiên trong đời, đã mất đi những nền tảng cơ bản của việc hìnhthành nhân cách tốt đẹp, nhiều em sinh ra đua đòi, hư hỏng, thậm chí trở thành tộiphạm Hơn thế nữa, hiện nay có không ít người còn bất hiếu với cha mẹ Hiệntượng con cái bỏ rơi cha mẹ lúc tuổi già, không chăm nom, tính toán tiền bạc, có

hành vi bất hiếu không phải là chuyện lạ trong xã hội “Anh em như thể chân tay,

rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” là truyền thống tốt đẹp tự ngàn xưa của người

Việt nhưng ngày nay, do tác động tiêu cực của xã hội hiện đại đã làm nảy sinh tưtưởng thực dụng, coi vật chất cao hơn nghĩa tình Đã không ít gia đình lâm vàocảnh anh chị em mâu thuẫn dẫn đến cãi vã, đánh đập lẫn nhau vì quyền lợi kinh tếnhư tranh chấp đất đai, quyền thừa kế tài sản, nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng chamẹ…

Trang 6

Mặc dù ở nước ta, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng7/2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm Bạo hành gia đình hiệnnay xảy ra khá phổ biến với mức độ, tính chất và hình thức phức tạp, đa dạng:không chỉ có bạo hành của chồng đối với vợ, mà còn của vợ đối với chồng, của chamẹ đối với con cái, không chỉ bạo hành về thể xác mà cả tinh thần Bạo lực giađình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ em, không chỉ gây tổnhại về sức khỏe, thể chất mà còn gây tổn thương về tâm lý, tinh thần Điều nàykhiến cho mối quan hệ tình cảm giữa con người với gia đình trở nên rạn vỡ Giađình, với một số người, không còn là mái ấm, là bến đỗ bình yên, mà là một nỗikinh hoàng Đặc biệt, với trẻ thơ, hậu quả là hết sức nguy hại vì nó làm cho các emmất niềm tin vào hạnh phúc gia đình, hoang mang trước cuộc sống Những đứa trẻlàm nhân chứng hoặc nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ có thể đi đến niềm tin rằng:bạo lực là phương thức hữu lý để giải quyết xung đột giữa con người với nhau.Như vậy, trước cơn lốc của toàn cầu hóa, bối cảnh mới của thời kỳ hội nhập quốctế, văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa gia đình nói riêng đang đứng trước nhữngthời cơ lớn lao và những thách thức không nhỏ Trong hoàn cảnh đó, nhiều giá trịmới được sinh ra nhưng cũng nhiều giá trị cũ bị mất đi…

3 Những giải pháp giáo dục đạo đức từ gia đình trong bối cảnh hiện nay

Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ Đó là kinh nghiệm sống của cha

mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình “Dạy con từ thuở còn thơ”, các

bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính ngườitrên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôidưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ Chính vì nhận thức vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo

đức gia đình hiện nay ngày 01/10/2009 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã kí đề xuất “Đề

án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”,

trong đó xác định mục tiêu tổng quát “Bằng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiết thực, phù

hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân đốivới việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, gópphần xây dựng gia đình Việt Nam thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xãhội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xãhội”5

5 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2009, “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đìnhViệt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, http://bvhttdl.gov.vn/vn/vb-qly-nn/1/166/index.html

Trang 7

Trước đó, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói “Ba trụ cột của ý

thức cộng đồng người Việt là gia đình, làng và nước Ngày nay, xây dựng một xãhội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóatruyền thống tốt đẹp từ gia đình” Điều này quả thật cần thiết bởi giáo dục đạo đức

lâu dài thì cần có sự kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống với giá trị hiện đại,biết loại bỏ những yếu tố lỗi thời, giữ lấy những gì là tinh hoa, bản sắc, đồng thờităng cường giao lưu văn hóa với quốc tế để tiếp nhận những giá trị văn hóa mới Vínhư gia đình Việt Nam truyền thống luôn coi trọng sự gắn bó, hòa hợp của cácthành viên, các thế hệ Một gia đình chuẩn mực là gia đình có trên có dưới, hòathuận trong các thành viên Đặc biệt, người Việt xưa rất trọng sự sum họp trongbữa cơm gia đình, lúc ấy tất cả mọi thành viên từ nhiều thế hệ cùng ngồi vào mộtmâm cơm, đây là cơ hội cho những người có vai trò, địa vị trong gia đình răn dạycon cháu… Đó là những truyền thống vô cùng tốt đẹp cần được lưu giữ, noi theonhất là trong nhịp sống hiện đại ngày nay bữa cơm gia đình đang dần bị lãng quên.

Bên cạnh đó, địa vị, vai trò các thành viên trong gia đình Việt Nam trở nên bình đẳng, dânchủ hơn cũng là một thay đổi lớn trong mối quan hệ gia đình trong thời đại mới thể hiện rõ ở mốiquan hệ vợ chồng Người phụ nữ được thể hiện năng lực, theo đuổi mơ ước của mình, được tạođiều kiện học hành, phấn đấu, được tham gia công việc xã hội và giữ trọng trách trong bộ máyNhà nước, trong các tổ chức, đoàn thể Có như vậy, người vợ và người chồng mới thực sự lànhững người bạn đời, có thể cùng nhau cảm thông, chia sẻ, cùng chung tay xây đắp mái ấm giađình, có trách nhiệm ngang nhau trong việc nuôi dạy con cái Đó là tín hiệu đáng mừng trongcông cuộc giáo dục đạo đức cho học sinh ở môi trường gia đình Tuy nhiên, để đạt hiệu quả caohơn nữa trong việc nuôi dạy con cái các bậc cha, mẹ cần tôn trọng một số nguyên tắc:

Thứ nhất, nên dạy con cái biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, có

lòng khoan dung và những chuẩn mực, giá trị đạo đức phải sống theo Để thực hiệnđược điều này thì cha mẹ phải là tấm gương sáng cho các con noi theo Đây lànguyên tắc quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt lớn lao đối với công tác giáodục.

Thứ hai, cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái Ý thức được trách

nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế Họ cần có định hướng đểchủ động và phát huy tính sáng tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Trang 8

Thứ ba, cha mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của con cái là một trong những

việc làm cần thiết để phát huy tính độc lập, tự chủ nơi các em Lắng nghe sẽ giúpcon em họ có thói quen bộc bạch mọi chuyện, qua đó giúp họ hiểu về con cái hơn.Tôn trọng nguyên tắc này có nghĩa là không đánh giá hay phê bình con cái mộtcách vội vàng nếu không sẽ hình thành nên thái độ tự vệ cho con khi con muốntrình bày hay lắng nghe ý kiến của cha mẹ Cha mẹ phải đặt mình vào vị trí của cáccon, phải hiểu được tâm sinh lý của các em để có những phương pháp giáo dụcđúng đắn phù hợp.

Thứ tư, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm

sóc, giáo dục học sinh trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáodục xã hội chủ nghĩa Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước làđể đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng mộthướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm, tránh sự tách rời mâu thuẫn,gây cho các em tâm trạng dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốtđẹp Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.Vấn đề cơ bản là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm,chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệtrẻ thành những người công dân tốt, có ích.

Đến đây ta lại thấy vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục đạo đức đó là giáodục đạo đức từ cộng đồng Tất nhiên bất kì cá nhân nào khi lớn lên và sinh hoạttrong môi trường đó đều tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩnmực đạo đức trong môi trường mình đang sống, đó sẽ là người có đạo đức Mặtkhác, cộng đồng cũng có thể tạo ra những hoạt động vui chơi, giải trí thể hiện tìnhđoàn kết, yêu thương giữa người với người, tuyên truyền những thông tin bổ ích,thông tin về người tốt, việc tốt, … để giáo dục lòng nhân nghĩa, tình đoàn kết chocá nhân trong cộng đồng đó Đây là những vấn đề mà giáo dục đạo đức cộng đồngxưa hay nay đều cần phải có Suy rộng ra, nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam Nếu từng cá nhân trong xã hội thực hiện đúng nhiệm vụcủa một người công dân trong Nhà nước pháp quyền thì đạo đức xã hội chắc chắnđược thể hiện Để trở thành một công dân tốt, trước tiên chúng ta phải tự giác điềuchỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội hiện tại Từ đó

Trang 9

mới đào tạo được đạo đức cho tầng lớp thế hệ trẻ và đây không phải việc làm mộtngày một bữa mà cần cả một quá trình lâu dài trong sự phối hợp nhịp nhàng giữa

nhà trường, gia đình và xã hội, như Bác đã từng dạy “Vì lợi ích mười năm trồng

cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Kết luận

Trong triết lý giáo dục của Việt Nam đã khẳng định giáo dục học sinh tronggiai đoạn hiện nay là phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mỹdục Trong triết lý này giáo dục đạo đức được đặt lên hàng đầu, chứng tỏ nền giáo

dục nước ta quan tâm trước hết là việc dạy học sinh “cách làm người” Xã hội

ngày càng phát triển thì dường như những giá trị thiên về chuẩn mực đạo đức xãhội ngày càng bị xem nhẹ Khi đó, vai trò giáo dục từ gia đình càng trở nên cấpthiết hơn lúc nào hết Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trong thời kìcông nghiệp hóa- hiện đại hóa, thanh niên là lực lượng đông đảo, có vai trò quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Giáo dục rèn luyện đạo đức cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hếtsức quan trọng, góp phần sản sinh ra thế hệ thanh niên có trình độ kiến thức,nghiệp vụ chuyên môn cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, xứng đáng là chủ nhântương lai đưa nước nhà sánh vai cùng các dân tộc tiên tiến trên thế giới Có như thếmới khắc phục được những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, hội nhậpquốc tế đối với văn hóa gia đình nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo

đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”,

2 Dương Phú Hiệp (2010), Nghiên cứu văn hóa và con người Việt Nam hiện nay,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3 Mai Huỳnh Nam (2004), Gia đình trong tấm gương xã hội học, sách tham

khảo cho đào tạo sau đại học chuyên ngành Xã hội học, tái bản lần thứ nhất, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.

Trang 10

4 Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội.

Ngày đăng: 15/11/2021, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w