Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
32,91 MB
Nội dung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bảo Thắng, ngày 10 tháng 3 năm 2012 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng Họ và tên tác giả: PHÙNG THỊ THU HIỀN Sinh ngày 03 tháng 01 năm 1968 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Nơi công tác: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bảo Thắng Trình độ chuyên môn: Đại học Văn I. TÊN SÁNG KIẾN “Giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh trường PTDT Nội trú”. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Nhận thức chung Sự nghiệp xây dựng, phát triển con người mới Việt Nam phải được đặc biệt quan tâm từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Tuổi thơ các em là thời kỳ quyết định đến việc hình thành phẩm chất và phát triển nhân cách con người. Mọi dấu ấn cuộc sống, mọi hình ảnh tương lai đều được khắc họa trong tâm hồn trẻ thơ. Giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh được các nhà trường được cụ thể hóa thông qua phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trước hết, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức để các em học tập noi theo. Thầy cô giáo không những dạy tri thức văn hóa mà còn dạy cách sống làm người. Việc dạy tốt không chỉ là dạy qua sách vở, nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm, mà hướng dẫn các em tự tìm hiểu, tự khám phá, phát huy khả năng sáng tạo, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu cuộc sống hiện tại và lịch sử dân tộc. Dạy các em từ lời ăn, tiếng nói đến cách cư sử văn hóa trong cuộc sống đời thường thông qua các bài giảng, những buổi hoạt động tập thể ngoại khóa. Các em học sinh không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong năm nội dung cơ bản trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Mục đích của việc giáo dục kĩ năng sống là đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại). Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh. Nhằm giáo dục toàn diện “ Đức – Trí - Thể - Mĩ”, mai sau 1 lớn lên trở thành những công dân vừa “ hồng” vừa “chuyên”, những chủ nhân tương lai của đất nước. 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nền giáo dục nước nhà. Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Qua những câu ca dao, tục ngữ mà ông bà, cha mẹ vẫn nói hàng ngày với các em như “ Tiên học lễ, hậu học văn”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “ Người nói phải có kẻ nghe, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Không chỉ vậy ngay trong các chương trình học kiến thức hàng ngày các em đã được học thông qua các bộ môn: Ngữ văn, giáo dục công dân hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt, điều đó được thể hiện ở những nội dung sau: Thứ nhất, kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. Có thể nói kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống Không những thúc đẩy cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Thứ hai, giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Điều đó cho thấy các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Việc giáo dục kĩ năng sống giúp các em rèn luyện hành vi và có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tính huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Thứ ba, giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Thứ tư, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt và để nhằm mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành 2 mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hành ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Như vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc nội trú có thể xem là một nhiệm vụ và có ý nghĩa sâu xa nhằm đảm bảo chất lượng của mục tiêu đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số trong toàn huyện. 3. Thực trạng về giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường hiện nay Đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, các em là những học sinh dân tộc được hưởng chế độ học bổng và các chế độ khác như trang bị những thứ cần thiết ban đầu, sách giáo khoa, bút giấy, được ở nội trú Các em được nhà trường quản lý 24/24 giờ, được nhà nước nuôi, được học hai buổi/ngày. Tuy nhiên, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, từ vùng sâu vùng xa xuống học tập và sinh hoạt tập thể, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức, cuộc sống hiện đại (về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật, môi trường khí hậu, ) vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ là người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Thực tế, việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã được chú trọng; song nội dung giáo dục chưa được phong phú, phương pháp giảng dạy chưa thật hấp dẫn, trong khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành phát triển nhân cách cho các em. Với vai trò và trách nhiệm của mình, người thầy giáo luôn cố gắng nâng cao chất lượng dạy và học, gắn liền với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và luôn tâm niệm không chỉ dạy kiến thức mà phải rèn luyện kĩ năng sống, tìm hiểu bản sắc các dân tộc, hướng cho học sinh đi đúng trên con đường hình thành nhân cách của mình. Và trên tất cả, cố gắng để xứng đáng với phẩm chất của người làm giáo dục, học theo tấm gương Bác Hồ cả trong công việc lẫn cuộc sống. Vì thế, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát qua một số lớp để tìm hiểu thêm về kĩ năng sống của học sinh, phỏng vấn giáo viên cũng như đi dự giờ thăm lớp và rút ra kết luận như sau: Thứ nhất, so với năm học 2010-2011, giáo viên đã chủ động hơn trong việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy, tuy nhiên việc thực hiện mới chỉ tập trung ở một số giáo viên, còn một số giáo viên nhận thức về văn hóa dân tộc, giáo dục kĩ năng sống còn chưa sâu sắc; trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đã tổ chức các hoạt động thu hút học sinh tham gia song vẫn còn học 3 sinh còn nhút nhát, e ngại. Nội dung hoạt động chưa thật phong phú, chưa phát huy hết vai trò, khả năng của các em. Thứ hai, qua khảo sát 273 học sinh, với các thành phần dân tộc khác nhau, kết quả cho thấy: 102/273 học sinh còn nhút nhát, e ngại thiếu hiểu biết, hạn chế giao tiếp với bạn bè, với thầy cô giáo, ngại nói lên ý kiến của mình, không dám phát biểu. Đặc biệt là các em học sinh lớp 6 mới tuyển vào trường. 4. Nhiệm vụ của trường PTDT nội trú Bảo Thắng Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện là trường tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số. Năm học 2011-2012 nhà trường có 273 học sinh thuộc 11 dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Nùng, H.Mông, Dáy, Phù Lá, Xa Phó, Mường, Pa cô, Hoa. Mỗi học sinh đến trường đã mang theo bản sắc văn hóa của tộc người mình góp chung vào văn hóa nhà trường. Với đặc điểm đa dân tộc, mỗi học sinh đến trường phải học làm quen, học cách sống để thích nghi với mọi biến động. Đây là kĩ năng sống đầu tiên mà học sinh cần được trang bị. Nhà trường cần quan tâm, rèn cho các em một nếp sống mới ở nội trú, vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu khi từ các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa về mái trường nội trú sinh hoạt và học tập. Để phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả cao, đặc biệt là nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nhà trường đã xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa cho giáo viên và học sinh. Đẩy mạnh nền nếp sinh hoạt tập thể, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo môi trường sư phạm thân thiện, an toàn và gắn bó như gia đình thứ hai của mỗi em học sinh dân tộc. Tích cực đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện cho học sinh các dân tộc, rèn luyện kĩ năng tự học, tính tự lập, tích cực chủ động sáng tạo, phát triển tư duy trong học tập; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy. Tăng cường tổ chức các hoạt động trao đổi về một số kỹ năng hay nhóm kĩ năng sống chủ yếu: giao tiếp, ứng xử văn hoá và quan hệ với mọi người; kĩ năng tư duy tích cực và có quyết định đúng đắn; kĩ năng ứng phó trong mọi tình huống và biết kiềm chế; giúp các em biết xây dựng kế hoạch; bảo vệ và tự bảo vệ trong đó có tính mạng và sức khoẻ trước những hiểm hoạ về tai nạn, về ma tuý, về bạo lực, về xâm hại đời sống tinh thần và thể chất Vì vậy, ngay từ đầu năm học nhà trường đón học sinh lớp 6, tổ chức tuần sinh hoạt tập thể với chủ đề: “Truyền thống nhà trường”, giới thiệu cho các em học sinh có những hiểu biết về đặc điểm nhà trường, xa cha mẹ, gia đình, nhà trường chính là tổ ấm, là nơi nương tựa, thầy cô giáo chính là người thân của các em. 4 Một số hình ảnh hoạt động của nhà trường Với học sinh dân tộc nội trú việc giáo dục kỹ năng sống là một quá trình và là sự kết hợp của tất cả tập thể hội đồng cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Từ khi các em mới nhập trường, các em đã được giáo dục những kỹ năng tối thiểu nhất từ các thầy cô giáo chủ nhiệm: cách chào hỏi, cách xưng hô, cách giao tiếp không nói trống không, không dùng từ địa phương, tiếng lóng, cách sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở khoa học, sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cách hòa mình trong cuộc sống tập thể, cách tự học tập thể và đặc biệt cách tôn trọng bản sắc của mỗi dân tộc trong cuộc sống cộng đồng đa sắc màu dân tộc. 5. Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đang là một hướng đi nhằm tăng cường lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong trường học: Sử dụng giáo án điện tử, giáo cụ trực quan sinh động, các hình thức tổ chức thảo luận, trò chơi vận động ngoài trời. Với các bộ môn văn hóa giáo viên có thể giúp các em tìm ra khái niệm bài học dựa trên cảm nhận các bài hát, truyện cười, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, đóng kịch, đố vui, thực hành giải quyết tình huống…các em sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em được học các giá trị cơ bản trước, sau đó học các kĩ năng dựa trên các giá trị này. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập với cộng đồng, đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình. Giáo viên cần nắm vững nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học; Tích cực học hỏi đồng nghiệp, những giáo viên dạy giỏi và tranh thủ sự giúp đỡ mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét của học sinh về phương pháp dạy học của mình, kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ti hoặc chủ quan thỏa mãn. Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thực sự đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và thay đổi phong cách làm việc của giáo viên, học sinh. Công nghệ thông tin đã trở thành phương tiện giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học. 5 Giờ ăn tập thể của các em học sinh Giờ học ứng dụng CNTT 6. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học trong nhà trường Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà ngược lại, còn làm cho các giờ học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với học sinh. Một bài giáo dục kĩ năng sống thường được thực hiện theo 4 bước/giai đoạn: khám phá, kết nối, thực hành/luyện tập, vận dụng. Trong chương trình THCS việc giáo dục kĩ năng sống được thực hiện ở nhiều bộ môn: Ngữ văn, GCCD, Thể dục, Âm nhạc, Sinh học Đặc trưng của môn Ngữ văn là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất là môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh, nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn theo đặc trưng môn học là giáo dục theo con đường “Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép. Giáo dục kĩ năng sống khá rõ rệt về cả 2 phương diện: nội dung giáo dục và phương pháp dạy học. Mỗi bài học đưa ra một số kĩ năng sống cơ bản có thể triển khai giáo dục cho học sinh và những phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong các nội dung của bài học. Cụ thể khi dạy chương trình Ngữ văn THCS giáo viên cần bám sát tài liệu giáo dục kĩ năng sống với các địa chỉ thích hợp, ví dụ: Dạy các bài: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng (ngữ văn 6): kĩ năng sống được giáo dục là nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng; kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa tình tiết trong tác phẩm. Khi dạy các bài "Mẹ tôi", "Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và 6 trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình. Qua đó, giáo dục cho học sinh kĩ năng giao tiếp, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Động não, thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lòng nhân ái. Hoặc dạy dạng bài Luyện nói, Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, kĩ năng sống cơ bản được giáo dục là kĩ năng giao tiếp, trình bày cảm nghĩ trước tập thể, thể hiện sự tự tin. Hay dạy bài "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" (ngữ văn 9), giáo dục cho học sinh kĩ năng làm chủ bản thân, tự xác định được mục tiêu phấn đấu khi bước vào thế kỉ mới; thảo luận bày tỏ suy nghĩ của mình về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và những hành trang thanh niên Việt Nam cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới. Ngoài ra, đối với các bộ môn khác giáo viên cũng sử dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học với nội dung giáo dục kĩ năng sống thể hiện qua các bài giảng trong chương trình. Như tổ chức hoạt động nhóm giúp cho từng thành viên được bộc lộ ý kiến, suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình qua đó được tập thể uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức cộng đồng, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, hợp tác Phương pháp trực quan, vấn đáp, tìm tòi người học phát hiện lại những tri thức mà loài người đã khám phá bằng nghiên cứu khoa học đó là rèn kỹ năng tự học. Được sự hướng dẫn của người dạy, học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, tạo hứng thú trong học tập. 7. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Thực tế, có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Một trong những phương pháp hữu ích và thân thiện nhất để rèn kĩ năng sống cho học sinh đó là giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ba nhiệm vụ, đó là: củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Với nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Đây là nhiệm vụ nhằm rèn cho học sinh những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Thông qua các hoạt động, học sinh được rèn những kỹ năng tham gia tổ chức hoạt động tập thể, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp với mọi người. Trường PTDT nội trú là môi trường để giáo dục đạo đức lối sống cho các em, rèn luyện cho các em những kĩ năng sống cấn thiết. Tăng cường giáo dục kỹ 7 Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số; giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc sống hòa nhập với tập thể trong trường và cộng đồng nơi học sinh ăn, ở, sinh hoạt tại trường, khuyến khích học sinh tham gia và bày tỏ ý kiến. Tổ chức các diễn đàn giáo dục với hoạt động phong phú và phù hợp, phát huy vai trò chủ thể của học sinh nhằm giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể, giao tiếp hằng ngày. Hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp giúp các em xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp các em tự thiết lập, xây dựng các chương trình, hòa đồng và tự tin trong cuộc sống. Các em sẽ được học một số kỹ năng để tham gia vào hoạt động tập thể dễ dàng hơn như thi nét đẹp các dân tộc, tuyên truyền các lễ hội: Tết của người dân tộc Mông, lẽ hội xuống đồng, hội diễn văn nghệ, các chương trình thi trình diễn trang phục các dân tộc, thi tìm hiểu kiến thức lịch sử, thi vẽ tranh với chủ đề thầy cô và mái trường, thi tiếng hát dân ca và các trò chơi dân gian, khuyến khích mỗi học sinh biết sử dụng thành thạo một loại nhạc cụ dân tộc, một bài hát mang âm hưởng dân ca, dân tộc mình. Tổ chức các chuyên đề về giáo dục giới tính vị thành niên, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội ; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao: đẩy gậy, điền kinh, bắn nỏ, cờ vua, đá cầu để thu hút học sinh tham gia, tạo sân chơi bổ ích cho các em. Tổ chức tết Trung thu cho học sinh toàn trường (thi mâm cỗ đẹp), thi lồng ghép các kĩ năng sống, thi nét đẹp đội viên nhân dịp các ngày lễ lớn.Từ đó đã tạo một sân chơi lành mạnh giúp các em có điều kiện bộc lộ năng lực, kĩ năng sống, sự hiểu biết, khả năng ứng xử tình huống, tăng cường sự gắn bó đoàn kết trong lớp, trong trường. Chương trình ngoại khóa còn giúp xây dựng cho các em giá trị của cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết; học tập và làm theo 8 Hoạt động ngoại khóa “Em yêu Lịch sử dân tộc” Thi vẽ tranh chủ đề “Thầy cô và mái trường” chào mừng ngày 20/11 tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, như gia đình mẹ Đỗ Thị Chính thôn Phú Thịnh 1, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng là mẹ liệt sĩ. Chính những hoạt động này đã tăng thêm hứng thú học tập cho các em, Các em hiểu thêm về giá trị của các di tích lịch sử, tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, tình bạn chân thành, tình đoàn kết dân tộc 8. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội Đối với gia đình: Gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên của mỗi con người; môi trường giáo dục gia đình là rất quan trọng trong mối quan hệ phối hợp với nhà trường và xã hội. Gia đình là tế bào hạnh phúc suốt đời của mỗi con người. Giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình là rất cần thiết hiện nay, bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Đối với học sinh trường dân tộc nội trú, bản thân gia đình học sinh cũng cần phải hiểu rõ nhiệm vụ của người làm cha, mẹ cùng với nhà trường để rèn cho con, em mình kĩ năng sống tự lập, biết tự lo, tự chăm sóc cho bản thân khi không có cha mẹ ở cạnh. Động viên các em học tập và rèn luyện theo đúng bổn phận của người con và nhiệm vụ của người học sinh. Đối với nhà trường: Có kế hoạch cụ thể để nuôi dưỡng và dạy dỗ học sinh ngay từ đầu năm học, nhất là đối với học sinh đầu cấp. Lúc này thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm, của gia đình cũng sẽ được phát huy tốt hơn. Với những kết quả tốt đẹp đầu tiên của phong trào thi đua, với sự chung tay góp sức của toàn xã hội, sự nỗ lực gương mẫu của các thầy cô giáo và cán bộ quản lý đặc biệt là sự cố gắng của 273 học sinh trong nhà trường. Gần gũi với các em, quan tâm đến tất cả các em học sinh, bởi các em đều là học sinh người dân tộc thiểu số từ các bản làng xa xôi đến mái trường nội trú. Dạy các em từ việc ăn, ở, sinh hoạt đến kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho các em. Phải cho các em thấy được mái trường Dân tộc nội trú là ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô là những người mẹ, người cha thứ hai của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhà trường thường xuyên gắn kết chặt chẽ giữa dạy chữ với rèn người. Trong đó tập trung tổ chức thực hiện bốn 9 Hoạt động giúp đỡ gia đình Liệt sỹ Một giờ chào cờ đầu tuần chuyên đề, gồm: Giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho học sinh; công tác vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nội trú. Nhà trường tổ chức tốt công tác nuôi dạy học sinh nội trú, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, đúng định lượng qui định; Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc trong một mái trường dân tộc nội trú. Để phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có sức lan tỏa và đi vào thực chất, tác động tích cực hơn nữa, đến từng học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm cần thực sự đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, coi trọng việc tự rèn luyện của học sinh, khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh, hướng dẫn các em từ việc chải tóc, giặt quần áo, gấp chăn màn Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kĩ năng sống. Đối với xã hội, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Học sinh phổ thông dân tộc trong nhà trường là đối tượng được các cấp lãnh đạo rất quan tâm, bởi các em được đào tạo, nuôi dưỡng trở thành cán bộ nguồn cho các thôn bản, các xã trên địa bàn. Vì vậy, sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục thu hút các em tham gia, tạo sân chơi bổ ích cho các em. Quan tâm cả về vật chất và tinh thần, giúp các em yên tâm học tập và tự tin, tự khẳng định mình trước môi trường sống nội trú. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để trường PTDT nội trú thực sự là trường chuyên biệt có nhiệm vụ là nuôi dưỡng và dạy dỗ, để các em được học tập, vui chơi, tâm sự, chia sẻ và coi nhà trường là ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của các em. 10 Học sinh các dân tộc cùng vui chơi và học tập Các cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn học sinh sinh hoạt nột trú [...]... hc; tp trung giỏo dc rốn k nng sng cho hc sinh Có nhiều phơng pháp, giải pháp để thực hiện nhng trong đó có hai giải pháp có tính đột phá là đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; i mi phng phỏp dy hc gn vi giỏo dc k nng sng cho hc sinh Bộ GD&ĐT thừa nhận cần phải đổi mới quản lý 13 giáo dục để đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành theo đúng quy luật đi đến mục... thin, hc sinh tớch cc, c bit l cỏc kin thc v k nng sng Phi lm tt tt c cỏc khõu nh tham mu, xõy dng k hoch, t chc thc hin, kim tra ụn c, s kt, khen thng, chn chnh kp thi Phi su tm, xõy dng b ti liu v k nng sng cn thit cho hc sinh THCS Phi chn v xõy dng, tp hun tt cho i ng hc sinh ct cỏn, giỏo viờn ch nhim nũng ct Việc đổi mới giáo dục không chỉ diễn ra ở nội dung, chơng trình, phơng pháp dạy học mà... viờn, cha m hc sinh v tm quan trng ca vic giỏo dc k nng sng cho cỏc em hc sinh c nõng lờn rừ rt Khụng cú hin tng hc sinh b xõm hi trong v ngoi nh trng Th hai, a s cỏc em hc sinh nm c cỏc k nng sng cn thit, cỏc em tr nờn nng ng sỏng to, t tin hn, mụi trng tr nờn thõn thin hn, cht lng dy hc ca thy trũ tng lờn rừ rt, hc sinh phỏt trin nhng nột nhõn cỏch tớch cc thun li cho vic thnh cụng hc ng v trong cuc... cỏc hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp theo ch im Sinh hot on, i ca thanh thiu niờn; cỏc gi hc m chi, chi m hc ca hc sinh Giỏo dc k nng sng cho hc sinh, c bit i vi hc sinh trng PTDT ni trỳ l mt nhim v quan trng Khi cỏc em c hc tp v rốn k ng sng trong mụi trng giỏo dc tt s em li nhiu li ớch nh: Li ớch v mt sc kho: gúp phn xõy dng mụi trng sng lnh mnh, m bo cho hc sinh phỏt trin tt v th cht, tinh thn v xó hi... hc thõn thin, hc sinh tớch cc, trong ú giỏo dc k nng sng cho hc sinh trong trng ph thụng c bit quan trng Túm li, vic giỏo dc k nng sng cho hc sinh ngy cng tr nờn thit yu nhm gúp phn o to con ngi mi vi y cỏc mt c, trớ, th, m, nhõn, l, ngha, trớ, tớn hay nhõn, ngha, trớ, dng, liờm Ngn ng cú cõu Gieo hnh vi, gt thúi quen; gieo thúi quen, gt tớnh cỏch Vỡ vy, vic giỏo dc k nng sng cho hc sinh phi phự hp... ln th VI nm 2012 cú 07 em tham gia t 04 huy chng vng, 03 huy chng bc v 03 huy chng ng Cú 02 hc sinh tham gia Hi khe Phự ng cp khu vc ti Phỳ Th V KH NNG PH BIN V NHN RNG Trng ph thụng dõn tc ni trỳ l trng ca nhiu dõn tc thiu s Hc sinh ca trng n t cỏc xó trong huyn, mi hc sinh u mang ớt nhiu tp tớnh ca cng ng sinh ra mỡnh Nh trng l ni dy ngi, dy ch Nhim v ca nh trng l giỏo dc cho cỏc em ý thc hũa nhp,... chung tay, chung sc ca tt c gia ỡnh, nh trng v cỏc t chc xó hi cỏc em hc sinh hụm nay s l th h tim nng ca nc nh trong tng lai IV HU CH CA GII PHP Qua vic thc hin tt cỏc gii phỏp trờn to cho mi hc sinh thy t tin hn trong quỏ trỡnh giao tip, ng x cú vn hoỏ Nht l qua vic c hc tp v k nng sng, k thut dy hc l mt cụng c thụng sut trong quỏ trỡnh suy ngh ca cỏc em v mi vn T duy hp lý, logic, giỳp cỏc em... tớch cc nhu cu v quyn tr em, xỏc nh c ngha v ca mỡnh i vi bn thõn gia ỡnh v xó hi, gúp phn xõy dng bn lng, quờ hng ca mỡnh; gi gỡn khi on kt cỏc dõn tc trong nh trng, trong huyn Bo Thng, trong tnh Lo Cai cng nh trờn ton t nc Vit Nam Giỏo dc ph thụng trong nh trng ó c i mi c v mc tiờu, ni dung v phng phỏp dy hc theo chng trỡnh i mi ca B GD&T gn vi bn tr ct ca giỏo dc: Hc bit, gm cỏc k nng t duy nh:... cht l mt cỏch tip cn k nng sng Rốn luyn k nng sng trong nh trng l mt ni dung ht sc quan trng, giỳp cỏc em hc sinh t tin hn, ng x cú vn húa, ý thc chung sng trong cng ng thc s thõn thin, gii quyt hp lý cỏc tỡnh hung mõu thun, xung t Chớnh cỏc em l ngi bit lờn ting, bit bo v l phi, cú thỏi lờn ỏn v kiờn quyt bi tr mi hnh vi bo lc Cỏc em s ch ng nhiu hn trong cuc sng ca chớnh mỡnh Tuy nhiờn giỏo dc k... ỏnh giỏ cao t phớa cha m hc sinh v xó hi 12 Nh ú m khi tõm s vi hc sinh giỏo viờn cng hiu hn hon cnh ca tng em kp thi s chia, cú bin phỏp giỏo dc tt hn Tiờu biu nh cụ giỏo Ló Thu Dng, cụ Nguyn Th Hoa, cụ V Th Ngõn, cụ Lờ Th Bớch Ngc, cụ Phm Th Hng Thu, cụ Nguyn Thanh Long ó tõm s v thc hin tt nhim v giỏo dc k nng sng cho hc sinh Cỏc em t tin, nng ng, nhanh nhn, thụng minh trong giao tip, ng x, cỏc . người dân tộc thiểu số trong toàn huyện. 3. Thực trạng về giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường hiện nay Đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, các em là những học sinh dân tộc. dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học trong nhà trường Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và. kĩ năng sống cấn thiết. Tăng cường giáo dục kỹ 7 Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số; giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc sống hòa nhập với tập thể trong