Trẻ em Mầm non là tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấp bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển.
Trang 13.Nội dung và hình thức của giải pháp 7
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 8
c Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp 21
d Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học vấn đề
nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Trẻ em Mầm non là tương lai của đất nước Đất nước có giàu mạnh, phồnvinh là nhờ vào thế hệ trẻ Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay
từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng
dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ
Trang 2phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non cònphải chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấpbội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi Điều này càngthể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển
Từ những thực trạng đó gánh nặng giáo dục ở nhà trường tăng lên gấp bội.Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé “điểm khởi đầu”của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống chotrẻ là quan trọng và rất cần thiết Bởi trẻ đang chập chững bước những bước đầutiên vào đời, đang từng bước “ học làm người” Nếu các kỹ năng sớm được hìnhthành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững Có nhiều côngtrình khoa học đã chứng minh rằng: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời
là chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõràng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năngsống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp,không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm
sự giúp đỡ của người lớn…
Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năngsống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo.Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nênlàm và không nên làm; Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộcsống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ Đặt nền tảng để trẻ trở thànhngười có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình Do nhậnthấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đã trăn trở tìm biệnpháp khắc phục thực trạng trên Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồngnghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “ Một số biện phápgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Hướng Dương”
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non Hướng Dương.
Đề xuất một số biện pháp để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạthiệu quả hơn
Trang 3Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năngsống cho trẻ mẫu giáo.
3.Đối tượng nghiên cứu:
Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là lớp mầm trường mầm non HướngDương
4.Giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi trường mầm non Dướng Dương
5.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua nhiều hoạt động với
nhiều hình thức khác nhau Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non.Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động họctập được thể hiện qua các giờ hoạt động chung có chủ đích đó là hoạt động cungcấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ.Vậy tổ chức các tiết họcnhư thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất.Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyếtvới nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ thamgia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thànhnhững kỹ năng học tập đối với các môn học Qua đó cô giáo nhẹ nhàng lòngghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách dễ dàng
1.1 M ột số khái niệm về giáo dục kỹ năng sống
Kỹ năng sống: Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phépbạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày
Trang 4Dạy kỹ năng sống cho trẻ MN nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộcsống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
Theo các chuyên gia giáo dục, kỹ năng sống và kiến thức cơ bản sẽ tạonền tảng tốt cho quá trình học hỏi, phát triển sau này của trẻ Các bé được học kỹnăng từ sớm, đúng phương pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống
Nhiều người cho rằng trẻ dưới 5 tuổi cần nhất là được nuôi dưỡng tốt vềthể chất, còn học tập nên để tới giai đoạn sau Song theo các nghiên cứu khoahọc, đây là “thời kỳ vàng”, là cơ hội khai mở những tiềm năng phát triển ở trẻnếu được dạy dỗ và sinh hoạt trong môi trường phù hợp
Theo các chuyên gia giáo dục, trong giai đoạn này, trẻ cần được học hỏinhững kỹ năng và kiến thức cơ bản sau để tạo nền tảng cho sự phát triển toàndiện và trở thành cá nhân độc lập:
1.2 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu vàgiao tiếp
Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp,biết chia sẽ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trongnhóm bạn
Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới
1.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng, giúp trẻ làm chủ suynghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ
sẽ vận dụng những kỹ năng đó như thế nào trong cuộc sống Việc áp dụng mộtcách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ cónhững nền tảng vững chắc trong việc tạo dưng tư thế chủ động sáng tạo của mộtđứa trẻ năng động Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách vượt qua những
áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp kháctrong cuộc sống Điều này nghe tưởng như phức tạp đối với trẻ nhưng thật ra rấtđơn giản, thực tế, rất nhiều bé không biết vận dụng kỹ năng để tự phục vụ chomình trong cuộc sống hằng ngày Đó là kỹ năng đơn giản như mở được 12 loạinút áo, mặc và gấp quần áo; kỹ năng khó hơn như đánh giày, cắm hoa, trồng cây;
kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo như sử dụng dao, nĩa, kim khâu an toàn; biết làmmột số việc nhà đơn giản Chúng không chỉ giúp bé khéo léo mà còn góp phần
“dạy” trẻ biết yêu thiên nhiên, biết chia sẻ, rèn luyện tính kiên trì, làm việc cóchủ đích
1.4 Vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Trang 5Để dạy trẻ kỹ năng sống, thì trước tiên chính người lớn hãy tỏ ra rằngmình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông quaviệc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chínhbản thân trẻ.
Để thực hiện được vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho tốt thì người giáoviên và phụ huynh đóng một vai trò rất quan trọng:
Đối với giáo viên:
Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó có các phương pháp để giáodục trẻ tốt hơn
Chuẩn bị tốt không gian và đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động
Tạo mọi điều kiện để trẻ phát huy được những kỹ năng sống, cô giáo làngười gợi mở và hướng dẫn cho trẻ để trẻ được khám phá tìm tòi và phát huy hếtkhả năng của trẻ Trong quá trình giáo dục trẻ gái viên cần chú ý phải thực hiện
a Thuận lợi:
Đây là năm đầu tiên thực hiện chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống” cho trẻnên luôn được sự chỉ đạo sát sao của ban chuyên môn và sự quan tâm tạo điềukiện của nhà trường về cơ sở vật chất
Bản thân cũng được tham dự lớp bồi dưỡng tiếp thu chuyên đề hè dophòng giáo dục tổ chức trong đó có chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và
Trang 6dự một số tiết dạy mẫu của trường, của huyện nên tôi đã học tập được một sốkinh nghiệm trong phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Các tài liệu, tập san về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được nhà trường,phòng giáo dục đầu tư kịp thời Đặc biệt nhà trường có dàn máy vi tính kết nốiinternet tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật thông tin mới một cách nhanhchóng và thuận tiện
Trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động
Giáo dục kỹ năn sông là nội dung khô khan, khó gây hứng thú cho trẻ và
nó không phải như các môn học khác mà chỉ là nội dung tích hợp vào các hoạtđộng khác
Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thực
tế cũng còn nhiều khiếm khuyết nên việc giáo dục chỉ dừng ở cung cấp kiếnthức
Nội dung giáo dục kỹ năng sống trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻmầm non cũng nặng về lý thuyết, thiếu thực hành kỹ năng ứng xử, giải quyếttình huống Việc đánh giá trẻ về hành vi lễ giáo cũng thường dựa vào kiến thứccủa trẻ, chưa chú ý đến hành vi của trẻ trong các tình huống
Các gia đình có ít con nên nuông chiều, chưa quan tâm đến giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ Dân trí của phụ huynh không đồng đều Còn một số phụhuynh chưa gương mẫu trong thực hiện hành vi lễ giáo trước trẻ
Trang 7Lớp tôi có 43 cháu nhưng có tới 65% cháu chưa qua lớp nhà trẻ Vì thếviệc giáo dục trẻ các nề nếp thói quen, hành vi văn minh gặp nhiều khó khăn.Bên cạnh đó, các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức lại không đồng đều, cónhiều cháu sinh cuối năm và có nhiều cháu thể lực không tốt, đây cũng là mộttrong những nhân tố làm hạn chế kết quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ.
Mức độ % trên trẻ
Sốlượng
Tỉ lệ
%
Sốlượng
Tỉ lệ
%
1 Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép 43 18 42 25 58
2 Kỹ năng phục vụ chăm sóc bản thân 43 12 28 31 72
3 Kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội 43 17 40 26 60
Đáng buồn là có tới 72% đến 77% trẻ ở mức chưa đạt
Đứng trước tình hình như vậy, tôi luôn đắn đo suy nghĩ làm thế nào đểnâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ vận dụng kiếnthức kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống, để những kỹ năng đó trở thành thuộc tínhvững chắc trong nhân cách trẻ
3.Nội dung và hình thức của giải pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp:
Khi xây dựng một toà nhà cao tầng thì việc xử lý nền móng là hết sứcquan trọng Mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu trong lòng đất, người tachỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên Chỉ có người xây dựng, người có chuyênmôn mới thấy rõ tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó Bậc học
Trang 8mầm non cũng được coi như nền móng của ngôi nhà nhân cách trẻ Ngôi nhànhân cách ấy sẽ không phát triển bền vững nếu không được giáo dục kỹ năngsống
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ
1 Tháng 9 - Trẻ tập làm quen với việc thực hiện theo đúng giờ
giấc quy định
- Biết chào cô, chào ba mẹ, chào khách
- Biết đi đại, tiểu tiện đúng nơi quy định
- Biết sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu và để đúng nơiquy định
2 Tháng 10 - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, lau mặt mũi sạch sẽ,
không để quần áo dây bẩn
- Biết thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chỉdẫn của cô
- Bước dầu tự phục vụ giờ ngủ
- Ăn uống gọn gàng, sạch sẽ, không đùa nghịch,nói chuyện
3 Tháng 11 - Biết giữ vệ sinh trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ
- Biết cầm hai tay, biết cám ơn, xin lỗi
4 Tháng 12 - Biết giữ chân tay, quần áo, đầu tóc…gọn gàng,
sạch sẽ với sự giúp đỡ của cô
- Biết cách xưng hô với mọi người xung quanh, biếtnghe lời người lớn
- Biết sắp xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định,không quăng ném đồ chơi
Trang 95 Tháng 1 - Mạnh dạn tham gia các hoạt động.
- Biết giữ vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, ngănnắp
- Đi đứng nhẹ nhàng, không lê giầy dép, nói vừa đủnghe
- Không xả rác, biết nhặt rác bỏ vào thùng
6 Tháng 2 - Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi
người
- Mạnh dạn phát biểu
- Có thói quen nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh,lịch sự
- Tham gia tích cực, sáng tạo trong các hoạt động
- Biết nhường bạn, chơi cùng bạn
7 Tháng 3 - Biết giúp đỡ mọi người xung quanh
- Thể hiện các hành vi văn minh, đạo đức qua ứng
xử lễ phép, chào hỏi người lớn
- Có hành vi, thái độ, tình cảm thể hiện sự quan tâmđến những người gần gũi
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp gọn gàng,ngăn nắp
8 Tháng 4 - Có thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khoẻ, vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Không lại gần những nơi nguy hiểm
- Biết hợp tác với bạn bè trong mọi hoạt động
- Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn phù hợpvới giới tính
9 Tháng 5 - Thực hiện thời gian biểu của lớp một cách tự giác
- Bước đầu biết trực nhật theo sự phân công
- Biết giữ yên lặng những nơi công cộng: bệnhviện…
-Biết chào hỏi khách khi khách đến
Trang 10Giáo viên luôn tự rèn luyện mình, có hành vi ứng xử, thái độ đúng mực trước trẻ.
Theo các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, giáo viên mầmnon ngoài việc tham gia hoạt động xây dung bảo vệ quê hương, đất nước, gópphần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, cộng đồng thì yêu cầu cơ bản là phảigiáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiệnvới bạn bè và biết yêu thương Ngoài ra, giáo viên mầm non cũng phải đáp ứngtiêu chí sống trung thực, lành mạnh, giảm dị, gương mẫu, được đồng nghiệp,người dân tín nhiệm và trẻ yêu quí; tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạođức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên rèn luyện sửkhỏe Điều quan trọng, giáo viên mầm non phải chăm sóc giáo dục trẻ bằng tìnhthương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo Bên cạnh đó, về kiếnthức, giáo viên mầm non cũng cần có hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm sinh lýcủa trẻ, về an toàn, phòng tránh và sử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ Kỹnăng giao tiếp, ứng xử với trẻ, kỹ năng quản lý lớp học cũng là yêu cầu đối vớinghề nghiệp này
Để giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ việc đầu tiên phải làm đó là người giáoviên phải có hành vi lễ giáo đúng mực đặc biệt là trước mặt trẻ Bởi với trẻ côluôn đúng, cô giáo là một chuẩn mực cho trẻ noi theo và không có phương phápgiáo dục nào hiệu quả hơn là hành động đúng trước trẻ để trẻ cảm nhận được vàhọc theo Cô giáo là tấm gương sáng trước trẻ Bởi giỏo viờn không thể dạy trẻnói nhỏ nhẹ, đủ nghe trong khi cô cười nói ồn ào trước trẻ, không thể dạy trẻ sựngăn nắp, gọn gàng, giữ vệ sinh trong lớp trong khi cô là người lôi thôi, luộmthuộm, làm đâu bỏ đấy, không thể dạy trẻ lễ phép với người trên khi cô gặp ông
bà, bố mẹ của các con mà không chào hỏi hay có cử chỉ niềm nở đáp lại hay nóitrống không, lại càng không thể dạy trẻ thói quen ăn uống lịch sự khi cô vừa ănvừa nói, vô tư cầm tay đưa thức ăn vào miệng ngồi ăn trước mặt trẻ…Giáo viênkhông thể giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ khi bản thân người giáo viên không cónhững hành vi vô ý thức Nhận thức được điều đó nên tôi luôn chú ý đến cách điđứng, ăn mặc, nói năng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, phù hợp với đạođức nhà giáo Tự tạo cho mình phong thái nhẹ nhàng, từ tốn, tự tin, ăn mặc kínđáo, lịch sự trước trẻ Trong giao tiếp với mọi người xung quanh lễ phép vớingười trên, tôn trọng đồng nghiệp, nói đủ nghe, hoà nhã với phụ huynh, khôngngồi ăn trước mặt trẻ Đặc biệt khi giao tiếp với trẻ luôn bình tĩnh, lắng nghe,giải thích các thắc mắc của trẻ rõ ràng, nhẹ nhàng Không được quát mắng, doạnạt trẻ, phê bình trẻ trước mặt trẻ khác Những việc này tưởng như đơn giảnnhưng nếu không tự ý thức rèn luyện mình thì khó có thể thực hiện được Bởigiáo viên cũng là con người, cũng có những cảm xúc vui buồn của cá nhânnhưng trước trẻ ta phải biết kiềm chế để khi bên trẻ đúng với nghĩa là người mẹ
Trang 11thứ hai của trẻ đó là sự yêu thương, trìu mến, gần gũi, ân cần, sự dịu dàng dànhcho trẻ, để trẻ mãi ngân lên câu hát: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đếntrường cô giao như mẹ hiền”.
Xây dựng góc tuyên truyền đẹp mắt
Ở góc này tôi trang trí hấp dẫn sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáodục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp vớihình ảnh, thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem và trũ chuyện giỏo dục hành vi củatrẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi vănminh trong giao tiếp
Ví dụ: Tôi đưa bài thơ kèm hình ảnh của một em bé đang mời ông uống
nước hoặc một em bé tặng quà cho bà bằng hai tay trẻ nhìn tranh và biết đượchành động của em bé này ngoan , lễ phép với người lớn Hằng tuần tôi thay tranhảnh bài thơ có nội dung phù hợp với chủ điểm
Ngoài ra, tôi còn sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hình ảnh vànội dung về lễ giáo làm một album có nội dung và hình ảnh phù hợp với trẻ, đểđến giờ hoạt động góc trẻ vào góc học tập có thể mở ra xem.Đối với góc tuyêntruyền không những dành cho trẻ mà tôi cũng dành một góc để tuyên truyền giáodục kỹ năng sống cho phụ huynh nắm bắt, từ đó phụ huynh sẽ chú trọng đến việcgiáo dục lễ giáo cho trẻ lúc ở nhà
Xây dựng môi trường lớp học phong phú
Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề năm học xây dựng trường học thânthiện học sinh tích cực Thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, môitrường xung quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này.Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sự phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi đượcsắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, đểhấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp Đặcbiệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ mộtkhông gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mỡnh chăm sóc cây xanh, giáo dụctrẻ biết yêu cái đẹp Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảmcủa trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đó trở thành thói quen ở trẻ.Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành vàgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ Vì vậy giải pháp không thể thiếu là tạo môitrường phù hợp để giáo dục Môi trường trong nhà trường phải theo phươngchâm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề Môi trườnghoạt động để giáo dục trẻ ở đó người lớn phải luôn mẫu mực và làm gương chotrẻ noi theo Tạo môi trường thân thiện với trẻ ,gần gũi thương yêu và luôn giúp
đỡ trẻ thấy tự tin , thoải mái.Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ
Trang 12ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi …là những điều kiện thuậnlợi giúp trẻ hoạt động Chính vì vậy tôi đã đẩy mạnh việc xây dựng môi trườnglớp học như sau: Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựngnội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ điểm, đặt tên góc sao cho dễ hiểunhưng lại hấp dẫn như “Họa sĩ tí hon”, “Bé làm thợ xây”, “ Đầu bếp tí hon”…Sau mỗi chủ điểm tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảmgiác mới lạ hấp dẫn trẻ
Phối hợp với phụ huynh
Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai tròkhông nhỏ trong việc giáo dục trẻ Trong buổi họp đầu năm tôi mạnh dạn trao đổvới phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất
là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hóa và trò chơi giảitrí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ Trẻ có thể đối
xử thô bạo với sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không nênđối với bố mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử Để phụ huynh nhận thức ýnghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ
Phụ huynh lớp tôi phần đông làm công nhân nên họ ít quan tâm đến concái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luônphổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục đốivới trẻ lúc ở nhà Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thânthể, chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà đểtrẻ noi theo Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiếpđối với bạn bè, đối với người lớn
Tôi luôn trao đổi với phụ huynh hàng tháng thông qua sổ liên lạc về sựtiến bộ của mỗi trẻ để phụ huynh kịp thời nắm bắt Qua thời gian trẻ lớp tôi tiến
bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng
phương châm “ Trường học là nhà, nhà là trường học”
Giáo dục lễ giáo trong các hoạt động chung
Khuyến kích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời.Dạy trẻ thoải mái, tự tin trước đám đông ( trình diễn sân khấu, trước người lạ,trước mặt bạn…)Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm
cá nhân ( năng lực, khó khăn, trong giao tiếp, ngôn ngữ…) chấp nhận trẻ họcbằng cách thử – sai Cho phép trẻ làm sai trước khi trẻ làm đúng Động viên sựlạc quan, tự tin vào bản thân “ Không sai đâu”, “ Làm lại đi nào”, “ Từ từ thôi”, “Con sắp làm được rồi”…khi trẻ gặp thất bại Kiên nhẫn với trẻ, tránh thúc ép,căng thẳng khi luyện tập kỹ năng cho trẻ Biết chờ đợi Tôn trọng ý kiến cá nhân
Trang 13( Dạy trẻ phát biểu ý kiến ) Tránh áp đặt, từ đó hình thành thói quen suy nghĩmột cách độc lập.
Giờ học hay còn gọi giờ hoạt động chung của trẻ là hoạt động đòi hỏi trẻphảI nghiêm túc tuân thủ các quy định của giờ học, không được tự do hoạt độngtheo ý riêng của mình mà phải dưới sự hướng dẫn của cô giáo, phải hoạt độngcùng tập thể với các bạn xung quanh Như trong giờ học tôi giáo dục trẻ biết giữgìn đồ dựng, đồ chơi, muốn phát biểu phải giơ tay, không nói tự do, không nóileo, khi cúi xuống, không nhìn sang nơi khác Làm theo sự hướng dẫn của cô,hoạt động tích cực cùng bạn Không tranh giành đồ dùng, đồ chơi với bạn, biếtlấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định… Chính vì vây tôi luôn suy nghĩ để đưanội dung giáo dục lễ giáo sao cho nhẹ nhàng, phù hợp mà không bị gượng éplàm ảnh hưởng đến nội dung tiết học
Trong hoạt động chung phát triển ngôn ngữ
Ví dụ:
Trong chủ đề “ Bản thân bé và gia đình” tôi chọn bài thơ “ Sáo học nói”của Mai Ngọc Uyển với nội dung giáo dục bạn nhỏ mời cô uống nước rất lễ phépkhi có khách đến nhà chơi
Tôi đàm thoại và đưa ra các câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời
Một hôm ai đã đến nhà Bé chơi?
Khi nhìn thấy cô giáo bé đã làm gì?
Bé đã mời cô làm gì?
Bạn Sáo nhỏ thấy bé mời đã bắt chước điều gì?
Hay truyện “ Đôi tai tôi dài quá” sưu tầm trên báo Họa Mi với nội dunggiáo dục các bạn không nên chế giễu thâm hình khác người của bạn Thỏ Chính
vì có đôi tai dài nên bạn Thỏ đã giúp đỡ các bạn tìm về nhà khi bị lạc đường
Trong chủ đề “ Phương tiện và luật an toàn giao thông” Trong câu truyện
“ Thế là ngoan” theo cuốn sách “ Bác Hồ yêu chúng em” giáo dục trẻ biết nhậnlỗi và sửa lỗi thế là ngoan
Trong chủ đề “ Tết và mùa xuân” Truyện “ Nụ Hồng và hạt sương” giáodục trẻ biết yêu thương bảo vệ bạn khỏi sự nguy hiểm
Đưa giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động tạo hình
Đối với giờ học tạo hình: " Tô màu bức tranh gia đình bé"
Cô có thể đàm thoại với trẻ
Gia đình con gồm có những ai?
Trang 14Gia đình con thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn?
Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
Con tô màu bức tranh gia đình như thế nào?
Qua giờ tạo hình đó cô giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối vớiông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé
Giờ học tạo hình tôi giáo dục cho trẻ thói quen lấy cất đồ dùng đúng nơiquy đinh, giữ vệ sinh lớp học đặc biệt trong giờ dán, giờ tô màu, di màu không
vẽ lên quần áo, lên tường không vẽ ra bàn, không cho vào miệng ngậm
Đưa giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động âm nhạc
Có rất nhiều bài hát nói về gia đình và cảnh gia đình đoàn tụ bên mâmcơm ngày tết đó là bài hát: “ Tết đoàn viên” Sáng tác Hoài An Với thông điệu vôcùng ý nghĩa tôi đã giáo dục trẻ biết về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.Tình cảm yêu thương gắn bó các thành viên trong ngày Tết và các phong tục củangày Tết
Giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động phát triển nhận thức
Khi cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi tôi cùng giáo dục trẻ khôngtranh giành rổ đồ dùng của bạn Đi lại nhẹ nhàng, không xô đẩy bạn Trẻ vừa
đi vừa hát hoặc đọc thơ có lồng ghép giáo dục lễ giáo
Đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ phát triển thể chất
Trong giờ thể dục trẻ được hoạt động nhiều về thể lực và hay có yếu tố thiđua trong nội dung bài tập hay trong trò chơi giữa các trẻ nên tôi rèn trẻ có ýthức hoạt động đến cùng yêu cầu bài tập, không ganh tị với bạn khác, nhómkhác, biết giúp đỡ bạn, không chê trách bạn khi bạn làm sai
Ví dụ: Trong giờ vận động “ Đi trên cầu đầu đội bao cát” Tôi luôn động viên trẻ tập đúng động tác bằng hình thứccổ vũ, khuyến khích trẻ, nhưng không
cố ép trẻ khi trẻ đã mệt, những trẻ làm chưa đúng cô cùng các trẻ khác cổ vũ động viên như: “Bạn A sắp làm được rồi” hay ” Bạn A giỏi quỏ, cả lớp hãy thưởng cho bạn một tràng pháo tay nào”…Trong trò chơi các chú chim sẻ Tôi cho thi đua đội 1, đội 2 cùng thi đua Tôi động viên trẻ thực hiện đúng luật chơi.
Và tôi luôn khuyến khích đội về thứ 2 lần sau cố gắng và nếu thấy trẻ nào chê bạn, chê tổ khác thì tôi uốn nắn ngay cho trẻ
Giáo dục kỹ năng sống qua giờ hoạt động ngoài trời
“ Cây xanh và môi trường sống”