1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 ĐẾN 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA BẠCH

20 738 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Nói như vậy nghĩa là giáo dục kỹ năng sống đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo Giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Giáo dục kỹ năng sống bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và cách giao tiếp có chủ định khi tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện, hay giao tiếp hàng ngày trẻ sẽ in sâu kiến thức và hiểu biết của mình với mọi người, mọi vật xung quanh, trẻ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ một cách có chủ định. Qua giáo dục kỹ năng sống với nhiều hình thức khác nhau, trẻ sẽ tiếp thu và học theo sự thể hiện của từng nhân vật của các bài thơ, câu chuyện, hình ảnh biến những cái có trong bài thơ, câu chuyện thành sự hiểu biết và tiếp xúc hàng ngày của mình, trẻ sẽ ngoan hơn, giỏi hơn. Phẩm chất đạo đức và ý chí của trẻ mẫu giáo chỉ hình thành mạnh mẽ trong việc giáo dục kỹ năng sống. Mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, cô giáo và người lớn tuổi chỉ bắt nguồn từ giáo dục kỹ năng sống, trẻ luôn có ý thức trong cách ăn, nói, và hành động đều thể hiện sự nhẹ nhàng, khéo léo.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA BẠCH

Người thực hiện: Trịnh Thị Trang Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Bạch SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2015

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong những năm tiếp theo và cuộc đời bé Trẻ em như một tờ giấy trắng những gì trẻ học được từ thế giới xung quanh và người lớn dạy trẻ như những màu sắc khác nhau tô vào tờ giấy trong trẻo ấy Khái niệm đó luôn in sâu vào trong tiềm thức của tôi và khiến tôi đặt ra các câu hỏi phải làm sao dạy trẻ có

kỹ năng sống để trở thành người con ngoan, trò giỏi

Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện

để trẻ có khả năng thích nghi với cuộc sống

Nói như vậy nghĩa là giáo dục kỹ năng sống đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo - Giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người Giáo dục kỹ năng sống bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và cách giao tiếp có chủ định khi tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện, hay giao tiếp hàng ngày trẻ sẽ in sâu kiến thức và hiểu biết của mình với mọi người, mọi vật xung quanh, trẻ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ một cách có chủ định Qua giáo dục kỹ năng sống với nhiều hình thức khác nhau, trẻ sẽ tiếp thu và học theo sự thể hiện của từng nhân vật của các bài thơ, câu chuyện, hình ảnh biến những cái có trong bài thơ, câu chuyện thành sự hiểu biết và tiếp xúc hàng ngày của mình, trẻ sẽ ngoan hơn, giỏi hơn Phẩm chất đạo đức và ý chí của trẻ mẫu giáo chỉ hình thành mạnh mẽ trong việc giáo dục kỹ năng sống Mối quan hệ giao tiếp với bạn

bè, cô giáo và người lớn tuổi chỉ bắt nguồn từ giáo dục kỹ năng sống, trẻ luôn có

ý thức trong cách ăn, nói, và hành động đều thể hiện sự nhẹ nhàng, khéo léo Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thì giáo dục kỹ năng sống có ý nghĩa vô cùng

to lớn

Giáo dục kỹ năng sống đóng vai trò đặc biệt đối với sự phát triển nhân cách của trẻ Trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn trẻ ngoan ngoãn vâng lời người lớn biết kính trên nhường dưới biết thưa gửi lễ phép, tất cả đều có sự giáo dục của

cô giáo và mọi người xung quanh trẻ Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết trong trường mầm non

Trang 3

Vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vấn đề của toàn xã hội, việc giáo dục

kỹ năng sống nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng

và đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng Nhận thức rõ

vấn đề đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng

sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Nga Bạch” để nghiên cứu.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ở giai đoạn 4 - 5 tuổi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển rất mạnh lúc này khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường Vì vậy việc cung cấp kỹ năng sống cho trẻ là điều hết sức quan trọng và cần thiết

Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ Luôn bao bọc, nuông chiều, làm

hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra Chính vì thế tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ có được những kỹ năng cơ bản tạo điều kiện cho quá trình phát triển của trẻ sau này

II THỰC TRẠNG

Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Bạch” tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

1 Thuận lợi:

- Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại

- Trẻ đã học qua lớp nhà trẻ nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định

Trang 4

- Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề

- Luôn luôn được sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của phụ huynh

2- Khó khăn:

- Sỹ số học sinh đông nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động cho trẻ

- Một số đồ dùng đồ chơi nhằm phục vụ cho việc giảng dạy kỹ năng sống còn chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ

- Một số phụ huynh nhận thức còn hạn chế trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

- Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu trên trẻ:

Nội dung khảo sát

Số

35

Số

Số

Kỹ năng tò mò, ham học, khả năng thấu hiểu 13 37 22 63

Từ kết quả trên tôi thực sự băn khoăn làm sao để trẻ có được kỹ năng sống, làm sao trẻ có thể tự tin trong giao tiếp sống biết quan tâm chia sẻ và hợp tác với mọi người xung quanh Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

III CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua điều kiện thực tế của nhà trừơng,

tôi đã thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề như sau:

1 Giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỹ năng sống:

Trẻ 4-5 tuổi là giai đoạn mà đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển rất mạnh vì vậy vấn đề đặt ra cho người giáo viên là phải dạy trẻ những gì? Dạy trẻ

Trang 5

như thế nào ? Và người giáo viên phải hiểu được cung cấp kỹ năng sống cho trẻ

ở giai đoạn này là một vấn đề cần thiết Giai đoạn này có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi vào học văn hóa Vì thế giáo viên cần phải lựa chọn những kỹ năng sống cơ bản để dạy cho trẻ Những kỹ năng đó sẽ giúp ích như thế nào, dạy trẻ kỹ năng sống là cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết về những

gì đang diễn ra xung quanh trẻ, trẻ có kỹ năng giao tiếp với mọi người đó là sự hợp tác tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, kỹ năng chia sẻ và thấu hiểu Những kỹ năng này sẽ theo suốt cuộc đời của trẻ, một đứa trẻ có mạnh dạn tự tin hay không là nhờ vào việc trẻ đó có được những kỹ năng sống như thế nào, và việc trẻ đó có được những kỹ năng sống nhiều hay ít lại phụ thuộc rất lớn vào quá trình chăm sóc và giáo dục của người lớn và phần lớn là tác động của người giáo viên đối với trẻ Vì vậy người giáo viên cần nhận thức sâu sắc về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, từ đó có biện pháp giáo dục cung cấp kiến thức đến trẻ một cách hợp lý để trẻ bằng mọi cách tiếp thu vốn kiến thức kỹ năng sống

mà cô truyền thụ đạt kết quả cao nhất Điều này giúp ích cho trẻ trong cuộc sống của trẻ hiện tại cũng như sau này làm hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống một cách tự tin, chủ động và trở thành một người có ích

2 Giáo viên xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi

+ Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên chúng tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi

Trang 6

Hình ảnh: Trẻ tự tin trên sân khấu

Khi đón trẻ từ tay phụ huynh tôi thấy trẻ còn rụt rè nhút nhát vì vậy để rèn

kỹ năng tự tin cho trẻ tôi đã âu yếm nhẹ nhàng tình cảm với trẻ dành cho trẻ tâm thế thoải mái yên tâm hơn khi được ở bên cô Bên cạnh đó tôi tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với các bạn ,các hoạt động này tôi cho trẻ lặp lại hàng ngày và dành nhiều tình cảm cho trẻ từ đó trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân và mạnh dạn tiếp xúc với mọi người xung quanh trẻ Khi trẻ có được kỹ năng sống này trẻ sẽ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi lúc mọi nơi Khi trẻ đã mạnh dạn tự tin tôi hướng trẻ đến với kỹ năng sống hợp tác

+ Kỹ năng sống hợp tác: Nghĩa là trẻ phải biết hợp tác cùng nhau trong các hoạt động.Và làm thế nào để trẻ có thể hợp tác cùng nhau và đạt được hiệu quả cao trong công việc.Tôi đã lựa chọn thời điểm thích hợp và đưa ra những ý tưởng để trẻ có trể làm và hợp tác cùng nhau.Vào thời gian hoạt động chiều tôi thường đưa ra những hình ảnh sinh động nhằm trang trí cho môi trường lớp thêm đẹp để trẻ ngồi theo nhóm tự phân chia công việc như cắt ,dán hay xé dán nhằm giúp trẻ có được kỹ năng hợp tác khi làm việc

Trang 7

Hình ảnh: Trẻ hợp tác cùng nhau

+ Kỹ năng biết quan tâm chia sẻ: Đây cũng là một kỹ năng hết sức cần thiết trong cuộc sống của trẻ Trẻ biết quan tâm đến những người xung quanh đặc biệt

là những người thân trong gia đình, bạn bè và rộng hơn là cộng động xã hội Khi

tổ chức các hoạt động theo nhóm sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc cung cấp các kỹ năng, biết quan tâm chia sẻ Trẻ biết giúp đỡ bạn khi bạn chưa làm được hay làm chưa xong tạo nên tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh

+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học Tôi đã sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò

mò tự nhiên của trẻ Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được

Trang 8

Hình ảnh trẻ hoạt động ở góc khám phá khoa học

+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ Kỹ năng này được thể hiện rõ nhất trong các giờ KPKH bởi ở

đó trẻ được diễn đạt những ý tưởng, suy nghĩ của mình trong một vấn đề hay một tình huống nào đó xảy ra trước cô và các bạn để cùng suy nghĩ và thảo luận

Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong

ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất không làm ảnh hưởng đến người xung quanh

Trang 9

Hình ảnh: Nề nếp giờ ăn của trẻ

3 Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống:

Muốn cho trẻ nắm vững kỹ năng sống một cách tốt nhất trước hết phải có

sự phân loại từng đối tượng xem trong lớp đối tượng cá biệt hay không từ đó có biện pháp phù hợp với từng đối tượng, trong lớp tôi thấy có cháu quyên có biểu hiện tự kỷ hàng ngày bố mẹ đưa tới lớp cháu chỉ ngồi một chỗ, không chơi hay nói chuyện với bạn Đối với đối tượng này tôi đã đưa ra cách giải quyết riêng với cháu

Hình ảnh: Trẻ có biểu hiện tự kỷ

Trang 10

Hằng ngày tôi luôn ân cần niềm nở đón cháu vào lớp tôi thường xuyên trò chuyện với cháu, dạy cháu cách chơi cùng bạn, tôi đã hướng cháu vào các hoạt động cùng với các bạn, cho cháu được đọc thơ cùng bạn, đứng hát cùng bạn, tôi thường khyến khích các bạn, rủ bạn chơi cùng, các hoạt động này cứ lặp đi lặp lại hàng ngày để tạo điều kiện cho cháu được gần gũi với bạn kích thích tính tích cực của cháu Ngoài ra tôi còn thường xuyên trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ ở trên lớp và nắm bắt tình hình ở nhà từ đó có biện pháp phù hợp cho cháu Qua một thời gian kiên trì tôi thấy cháu Quyên đã có sự tiến bộ rõ rệt, vào lớp cháu đã biết khoanh tay chào cô, chào bố mẹ, cháu đã tự đến chơi cùng các bạn, cháu đã tò chuyện cùng các bạn, và tham gia hoạt động cùng các bạn mà cô đưa ra

Hình ảnh bạn Quyên tham gia cùng các bạn trong mọi hoạt động

Từ chỗ là một đứa trẻ chỉ ngồi một chỗ nay cháu đã hòa đồng cùng các bạn trong lớp và thực hiện tốt các hoạt động mà cô yêu cầu

4 Biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình

- Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ

- Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường Nhiều giáo viên thấy rằng, một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc

và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình Cha mẹ hãy hỏi

Trang 11

trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn

- Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một

số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau

- Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời

- Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ

- Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ

Trang 12

- Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn liên tục đọc sách, trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe, hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình Kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ

Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cô gái” Cha mẹ cần đặt ra những câu hỏi gợi

mở như: Nếu là con khi hay tin mẹ bị ốm, con sẽ làm gì? gợi mở tính tò mò thay đổi đoạn kết của truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện v,v…

- Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút/ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻ nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi Khi trẻ có thể tự đọc được lúc đó việc đọc sách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ

- Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn,

cố gắng không chỉ trích các quyết định của trẻ Việc này sẽ hình thành kỹ năng

tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trừơng sau này

- Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng ngừơi lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó

Ví dụ: như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ ở góc nhỏ trong nhà

- Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dung đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục Việc này được thực hiện trong giờ học, giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bửa cơm gia đình

Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống) Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp

Ngày đăng: 10/12/2016, 12:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w