1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi tại trường mầm non Nga Thiện

22 2,1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Đối với trẻ mầm non: Tình trạng trẻ còn thụ động, không biết ứng phó trong các hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất

Trang 1

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU……… …1

1.1 Lý do chọn đề tài………1

1.2 Mục đích nghiên cứu ………1

1.3 Đối tượng nghiên cứu……….2

1.4 Phương pháp nghiên cứu……… ………….2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……….2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh ngiệm……… 2

2.2 Thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Nga thiện trong những năm vừa qua……… 3

2.2.1 Thuận lợi……… 4

2.2.2 Khó khăn……….4

2.2.3 Kết quả khảo sát ban đầu……….5

2.3 các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga Thiện……… 5

Biện pháp 1: Lựa chọn những nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp để dạy trẻ 5

Biện pháp 2: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các nội dung, các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục Mầm non……… 8

Biện pháp 3: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường……….…………11

Biện pháp 4: Tích cực tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm trong thực tế tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện kỹ năng sống qua các tình huống……… 13

Biện pháp 5: Sưu tầm các bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục kỹ năng sống ngoài chương trình để tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống phong phú cho trẻ……… 15

Biện Pháp 6: Phối hợp với gia đình, cộng đồng tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện……….17

2.4 Hiệu quả……… 17

* Hiệu quả trên trẻ……… 18

* Hiệu quả của bản thân……… 18

* Hiệu quả của đồng nghiệp………18

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……… 19

3.1 Kết luận………19

3.2 Kiến Nghị……… 19

* Đối với phòng GD&ĐT………19

* Đối với nhà trường……… 19

* Đối với giáo viên……… 19

Trang 2

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.

Trong những năm gần đây, sự phát triển có tính đột phá và vượt bậc của kỹthuật khoa học, công nghệ và cả kinh tế - xã hội đã đưa con người lên một vị trívăn minh cao nhất trong lịch sử hình thành và tồn tại của nhân loại Song sựphát triển của nguồn lực con người mới là yếu tố cốt lõi không thể thiếu trongquá trình bắt kịp với nhịp sống thời đại Do đó, để phát triển con người toàndiện, sự phát triển đó phải được bắt đầu đặt nền móng từ sớm, từ khi còn ở lứatuổi Mầm Non

Ở Việt nam, từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát độngphong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêucầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt độnggiáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ýthức sáng tạo Trong các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non (Banhành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009)

có mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội Để thực hiện mục

tiêu trên, nội dung quan trọng cần đưa vào giáo dục trẻ là dạy một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non .

Về phía các bậc phụ huynh: Hiện nay, phụ huynh thường coi trọng văn hóacủa con hơn, hay nói đúng hơn là chạy theo “Thành tích” Một số khác lại chorằng con nhỏ thì không nên bắt con vào khuôn phép mà mất đi nét hồn nhiên vìvậy luôn bao bọc, nựng con, tất cả mọi việc đều làm giúp con

Đối với giáo viên mầm non: Giáo viên thường luôn quan tâm đến việc làmsao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, làm sao để trẻ được tham gia vàtrải nghiệm vào các hoạt động vui chơi hay học tập tích cực để từ đó trẻ lĩnh hộiđược các kinh nghiệm sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng ứng phó vớicác tình huống trong cuộc sống

Đối với trẻ mầm non: Tình trạng trẻ còn thụ động, không biết ứng phótrong các hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguyhiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác Có nhiều nguyên nhân khác nhaunhưng trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất

Với vai trò là giáo viên lớp 5 – 6 tuổi, trong những năm học gần đây tôiluôn lo lắng liệu học sinh của mình có đủ kỹ năng sống để ứng phó với nhữngtình huống trong thực tế, đặc biệt là khi trẻ bước vào lớp một hay không? Vì vậy

tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi tại trường mầm non Nga Thiện” làm đề tài nghiên cứu cho năm học này.

Trang 3

- Giúp trẻ chuyển tải những gì mình biết (Nhận thức), những gì mình cảm

nhận (Thái độ), và những gì mình quan tâm( Giá trị) thành những khả năng thựcthụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào (Hành vi) trong những tìnhhuống khác nhau của cuộc sống hàng ngày Từ đó phát triển toàn diện nhân cáchtrẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và các hoạt động giáo dục giúp trẻ có kỹ năng sốngtích cực ở trường Mầm non Nga Thiện – Nga Sơn – Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên

quan đến thực tiễn và công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra: Điều tra về mức độ trẻ đạt được các nhóm kỹ năng

sống Tìm hiểu các biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả cao nhất

- Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi, các kỹ năng của

trẻ thông qua ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày

- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các

kinh nghiệm hay trong dạy kỹ năng sống cho trẻ Đàm thoại với phụ huynh đểtìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quátrình thực hiện các biện pháp giáo dục

- Phương pháp trực quan: Bao gồm phương pháp làm mẫu, làm gương

giúp trẻ quan sát và bắt chước thực hành thường xuyên những kỹ năng sống cầnhình thành

- Phương pháp thực hành: Trò chơi, giao việc, trải nghiệm Những phương

pháp này giúp trẻ bắt chước, tập thử và tích cực thực hành thường xuyên các kỹnăng sống giáo viên cần dạy trẻ

- Phương pháp toán học: Xử lý những số liệu khảo sát, đã đạt được kết

quả, mức độ đạt được, để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành

vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhucầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày

- Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học

để biết, gồm các kỹ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, raquyết định, nhận thức được hậu quả…; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhânnhư: Ứng phó với căng thẳng, giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác,làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để cùng làm, gồm các kỹ năng

Trang 4

thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận tráchnhiệm.

Như vậy, kỹ năng sống là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức

và thái độ trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào ngườikhác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh,giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả các yêu cầu, thách thức của cuộc sống Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội những giá trị sống

để phát triển nhân cách Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành

và phát triển về các mặt thể chất, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, giúptrẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường tiểu học sau này Cụ thể là:

- Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ,

có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống

- Trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọingười xung quanh

- Có kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng ngườikhác, có khả năng giao tiếp tốt, trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã, cởi

mở, ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập

ở lớp một như: Sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực vượt qua, khó khăn để hoàn thànhnhiệm vụ, có trách nhiệm với bản thân, với công việc, với các mối quan hệ xãhội…

Từ đó, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các nội dung đơn giản vàhết sức gần gũi, thiết thực với trẻ như: Giao tiếp và ứng xử phù hợp với nhữngngười gần gũi xung quanh, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng họctập Các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau,được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nàoxảy ra hàng ngày Cho nên việc giáo dục và vận dụng tốt sẽ giúp trẻ có nhâncách tốt

2.2 Thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Thiện trong những năm học vừa qua.

Trường mầm non Nga Thiện thuộc xã đồng chiêm, là địa bàn kinh tế còngặp rất nhiều khó khăn, trường đang phấn đấu lên trường chuẩn Đội ngũ cán bộgiáo viên trẻ, trình độ đạt chuẩn trở lên Ban giám hiệu nhà trường tích cực bồidưỡng cho Giáo viên về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức

tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi có đủ nhữngnguyên vật liệu, tài liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ

Năm học 2015 - 2016 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5 - 6 tuổivới tổng số cháu là 29, trong đó có 15 cháu nữ, 14 cháu nam Đa số trẻ ngoanngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về tất cả các lĩnh vực, biết cảm thụ cáihay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh

Trang 5

Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường tôi gặp nhữngthuận lợi và khó khăn như sau:

2.2.1 Thuận lợi.

* Đối với trẻ:

Trẻ đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định.Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh.Cáccháu đã có một số kỹ năng nhận thức về bản thân, kỹ năng giao tiếp và quan hệ

xã hội, kỹ năng quản lí cảm xúc

* Đối với giáo viên:

Là một giáo viên trẻ, năng động, có tâm huyết với nghề, có trình độ Đạihọc, tích cực nghiên cứu tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non từ

đó có biện pháp giáo dục phù hợp

* Đối với nhà trường:

Trường, lớp có đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị cần thiết trong các hoạtđộng chăm sóc và giáo dục trẻ Không gian hoạt động sạch sẽ, an toàn, hệ thốngcống rãnh hợp vệ sinh

* Đối với phụ huynh:

Sự “bùng nổ” nhu cầu học kỹ năng sống của trẻ em là một trong những dấuhiệu đáng mừng của xã hội Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bậc phụhuynh đối với việc giáo dục con em mình

Phụ huynh luôn sát cánh cùng nhà trường cho nên công tác phối kết hợpgiữ gia đình trẻ và cô giáo đạt hiệu quả cao

2.2.2 Khó khăn.

* Đối với trẻ:

Trẻ lớp tôi đa số là con em nông thôn nên sự hiểu biết về kỹ năng sống cònnhiều hạn chế Một số trẻ ngoan ngoãn và nhanh trí thì có nhiều kỹ năng cơ bảntốt, với sự hướng dẫn, động viên của cô giáo trẻ luôn biết phát huy những kỹnăng tốt đó Ngược lại, một số trẻ nhận thức còn chậm hay nghịch ngợm thì kếtquả dạy kỹ năng sống của cô trên trẻ đó đạt kết quả thấp Bên cạnh đó có một sốtrẻ được bố mẹ và người thân cưng chiều khiến vốn kỹ năng sống của trẻ chưacó

* Đối với giáo viên:

Là một giáo viên trẻ mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm.Thường chỉquan tâm đến việc truyền thụ kiến thức cho trẻ qua các giờ học ít chú trọng đếnviệc rèn luyện kỹ năng sống

Khối lượng công việc lớn, không có nhiều thời gian cho công tác phối hợpvới gia đình và xã hội trong việc giáo dục trẻ

Trang 6

* Đối với nhà trường:

Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư, tuy nhiên kinh phí trong việc tổchức một số các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tết nhằm dạy Kỹnăng sống cho trẻ còn hạn chế và chưa thường xuyên

* Đối với phụ huynh:

Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụhuynh là nông thôn Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với cácanh chị hoặc ông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít

2.2.3 Kết quả khảo sát ban đầu.

Xuất phát từ thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát lần 1 trên tổng số 29 trẻtrong lớp với 5 nội dung để khảo sát trẻ 5 tuổi trong nhóm kỹ năng sống có thểdạy cho trẻ em lứa tuổi mầm non như sau:

T

T Nội dung khảo sát

Số trẻ

(Tốt-2.3 Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Thiện.

Biện pháp 1: Lựa chọn những nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp

để dạy trẻ.

Việc lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp để dạy trẻ có vai trò hết sứcquan trọng, không những giúp trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trongsuốt năm học mà còn giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng qua thực tế và học tốt khi

có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng nhậnthức, cảm xúc và xã hội Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ các kỹ năng sau:

Trang 7

* Kỹ năng sống tự tin:

Hình thành kỹ năng tự tin ghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về

cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác, trẻ tự tin làm theo ýtưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại Do đó,tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơimột cách kịp thời và nói cho trẻ biết “Con có thể làm được”

Ví dụ: Khi trẻ xung phong lên kể về ước mơ của mình trước cả lớp, tôi sẽkhen ngợi là trẻ rất giỏi, rất mạnh dạn, tự tin và nếu ngay từ bây giờ con luônngoan ngoãn, nghe lời người lớn và chăm chỉ học thì chắc chắn sau này ước mơcủa con sẽ trở thành sự thực Để lần sau trẻ muốn và không e ngại khi nói lên trảlời hay bày tỏ ý kiến của mình trước đám đông nữa

Hình ảnh trẻ tự tin nói về mơ ước của bản thân

Trang 8

Hình ảnh trẻ chơi trò chơi đôi bạn, nhóm bạn

* Kỹ năng tự nhận thức bản thân:

- Kỹ năng này giúp trẻ nhận thức sự khác nhau giữa mình với các bạn khác,nhận thức mỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển nhữngsuy nghĩ tích cực về bản thân mình Trẻ nhận ra điểm yếu của mình cũng giúptrẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm ra cáchkhắc phục khó khăn đó

Với vai trò là một người giáo viên, tôi luôn tôn trọng cá tính của từng cánhân trẻ trong lớp đồng thời dạy trẻ biết chấp nhận sự đa dạng của mình với cácbạn khác, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp để hạn chế điểm yếu, phát huyđiểm mạnh của từng trẻ

Ví dụ: Tôi đã trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua 1 số câuhỏi như: Con là ai? Con thích gì và không thích gì? Con thấy mình có nhữngtính tốt đẹp nào?

Trang 9

Hình ảnh trẻ trò chuyện cùng cô

* Kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội:

Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với trẻ khác từ

đó dạy trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình, cáchgiải quyết vấn đề

Ví dụ: Có 2 trẻ đánh nhau, điều đầu tiên cần làm là hỏi hai trẻ lý do vì saolại như vậy để từng trẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự việc đó.Sau đó giải thích cho trẻ hiểu bạn nào đúng, bạn nào chưa đúng Giáo dục trẻ lầnsau chơi đoàn kết với bạn hơn

* Kỹ năng học tập:

Mặc dù những kiến thức mà trẻ học ở trường mầm non chỉ là sơ đẳngnhưng có vai trò rất quan trọng, là nền tảng vững chắc cho việc học văn hóa ởtrường phổ thông sau này Với trẻ ở lớp tôi, trong mỗi hoạt động tôi đều xácđịnh cụ thể mục tiêu, hướng dẫn cụ thể nội dung, gợi ý cách thực hiện và cho trẻtrao đổi cách thực hiện với các bạn để trẻ tìm ra cách thực hiện của riêng mình,đồng thời tôi cũng khuyến khích và tuyên dương kịp thời sự sáng tạo của trẻ,giúp đỡ những trẻ thực hiện kém, động viên trẻ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao với tâm trạng thoải mái và hứng thú nhất

Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình vẽ ngôi nhà (Theo đề tài) Tôi cho trẻ quansát và nhận xét một số tranh vẽ ngôi nhà đã chuẩn bị trước để gợi ý cách vẽ chotrẻ Trong quá trình trẻ thực hiện tôi bao quát để kịp thời tuyên dương những trẻ

có sáng tạo như biết vẽ thêm các chi tiết trang trí cho bức tranh, đồng thời giúp

đỡ những trẻ chưa biết cách thực hiện hoàn thành sản phẩm của mình

Sau khi sử dụng biện pháp trên tôi thấy trẻ tự tin hơn, biết trao đổi, thảoluận và hợp tác với nhau, hăng hái tham gia vào hoạt động học, từ đó trẻ nhanhchóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời khả năng hòa nhập vớicộng đồng được nâng cao

Biện pháp 2: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các nội dung, các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục Mầm non.

Trang 10

* Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động có chủ định

Hoạt động có chủ định là hoạt động giúp trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức,

kỹ năng sống Những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được đều có hệ thống, từ đơngiản đến phức tạp và mang tính logic cao Giúp trẻ học các kỹ năng sống nhanh

và chính xác nhất Vì vậy, tôi đã tiến hành lựa chọn các nội dung phù hợp đểgiáo dục trẻ thông qua các hoạt động có chủ định

Ví dụ: Đối với hoạt động KPKH chủ đề “Gia đình” với đề tài “Tìm hiểu vềmột số đồ dùng trong gia đình” Ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ để trẻhiểu tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, chức năng của các đồ dùng đó Tôi còn lồngghép vào đó những hình ảnh giáo dục an toàn cho trẻ khi chơi hoặc khi sử dụngnhững đồ dùng hoặc cũng có thể dùng trò chơi cho trẻ phân loại hành vi đúng,hành vi sai bằng cách dán hành vi đúng tương ứng với khuôn mặt cười, hành visai tương ứng với khuôn mặt mếu

Hình ảnh trẻ phân loại hành vi đúng - sai

Ví dụ: Với hoạt động khám phá khoa học “Một số hiện tượng tự nhiên”.Tôi cho trẻ khám phá trải nghiệm các hình ảnh về mưa, các hiện tượng tự nhiên,sấm, chớp, sét Tôi tạo tình huống để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, để giúp trẻ

có kiến thức ứng phó với mưa, các hiện tượng tự nhiên đúng cách để bảo vệ sứckhỏe như: Khi trời mưa các con phải làm gì? (Mặc áo mưa, đội mũ); Khi có sấmsét các con phải như thế nào? (Không đứng dưới gốc cây to)

Cứ như vậy thông qua các hoạt động có chủ định tôi khéo léo lồng các nộidung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Trẻ được lĩnh hội kiến thức một cách nhẹnhàng, thoải mái, không gò ép, thụ động Từ đó, nhóm kỹ năng học tập của trẻcũng được nâng lên rõ rệt

Trang 11

* Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi

Đối với trẻ mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường.Thông qua hoạt động chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻđóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống Tất cả nhữngkiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họatđộng vui chơi Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻchơi để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện đượcnhững kiến thức mà trẻ đã có Qua đó giúp trẻ phát triển các kỹ năng ý thức vềbản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó với những thayđổi và có nhiều cơ hội được trải nghiệm

Ví dụ: Ở trò chơi hoạt động góc, sau khi trẻ chơi xong, trẻ để đồ chơi bừa

bãi, tôi hỏi trẻ “Con đã cất đồ chơi chưa?”, “Con nhìn xem các bạn đang làmgì?”, “Con cùng cất đồ chơi với các bạn nhé” Dần dần tạo cho trẻ có kỹ năngsắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định

Hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc

Với trò chơi “Đi ô tô” ở hoạt động ngoài trời tôi cũng chú ý xem cách thể

hiện của trẻ để có những gợi mở kịp thời như: Các bác không được thò đầu, thòtay ra ngoài khi xe đang chạy nhé

Như vậy, bằng việc thực hiện các trò chơi tôi đều nhẹ nhàng giáo dục trẻcác kỹ năng sống đơn giản qua việc tái hiện, mô phỏng các hoạt động của ngườilớn, tạo ra “xã hội thu nhỏ” để trẻ được thực hành trải nghiệm và lĩnh hội kiếnthức cũng như rèn các kỹ năng sống khi tham gia vào các chơi Từ đó, nhóm kỹnăng hợp tác và nhóm kỹ năng tự tin cũng được hình thành và phát triển theo

Ngày đăng: 28/03/2017, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w