Địa lý là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản làm cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tình cảm đạo đức, tư tưởng đúng đắn, đồng thời rèn luyện
Trang 1PHỤ LỤC II: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 22 tháng 01 năm 2019
BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Ngày tháng năm sinh: 30/06/1970
- Nơi thường trú: xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
- Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng chuyên môn
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Địa lý
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
1 Tóm tắt tình hình đơn vị:
Toàn trường có 33 lớp với tổng số học sinh là 1316 Tổng công chức, viên chức và công nhân viên có 87 người, 28 phòng học, 6 phòng bộ môn (Tin học, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Sinh)
2 Thuận lợi:
- Lãnh đạo đoàn kết, nhiệt tình, tận tâm với công việc
- Công tác quản lý có lập kế hoạch cụ thể và có giải pháp khả thi
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có trách nhiệm, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt
Trang 23 Khó khăn:
- Học sinh ở nhiều địa bàn, nhất là vùng nông thôn đi lại khó khăn
- Một bộ phận giáo viên khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ, phục vụ giảng dạy nhất là các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin
- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp:
KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ
- Lĩnh vực: ĐỊA LÝ
Trang 3III Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Địa lý là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản làm
cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tình cảm đạo đức, tư tưởng đúng đắn, đồng thời rèn luyện cho học sinh khả năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với sự phát triển của đất nước
Trong quá trình học tập, học sinh còn được phát huy năng lực tư duy, rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng có ích trong đời sống Cùng với các môn học khác, môn địa lý góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, yêu quê hương, đất nước
Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành: phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay Muốn làm được như thế, giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, phải tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập Bởi vì, chỉ có tạo cho học sinh sự hứng thú thì học sinh mới yêu thích học tập bộ môn
Trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lý trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng việc khai thác kiến thức từ kênh hình; kỹ năng đọc, mô tả các đối tượng địa lý trên bản
đồ của học sinh còn rất nhiều hạn chế Đa số học sinh còn xem nhẹ việc học địa lý từ việc khai thác kiến thức các kênh hình, các em chỉ cần nhớ máy móc những kiến thức thầy cô giảng bằng kênh chữ và cứ như thế các em sẽ nhớ kiến thức không sâu, một thời gian không lâu sẽ quên ngay Đây là một thực tế không thể phủ nhận được Chính
vì vậy để nâng cao và mở rộng kiến thức đồng thời tạo cho học sinh có được kỹ năng
về đọc lược đồ, bản đồ…thì mỗi giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức và phương pháp tối ưu trong việc khai thác tri thức từ kênh hình trong sách giáo khoa
Thông qua vấn đề sử dụng kênh hình ở sách giáo khoa địa lý sẽ giúp học sinh rèn luyện về kỹ năng đọc lược đồ, bản đồ để rút ra những kiến thức cần thiết cho bài học mới, phần củng cố kiến thức và có thể giải quyết một số câu hỏi và bài tập cuối bài một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, nắm kiến thức vững vàng hơn
pháp dạy học môn Địa lý” để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và thay đổi cách nhìn của học sinh về môn địa lý hiện nay
2 Sự cần thiết phái áp dụng sáng kiến
Kênh hình là tất cả các hình vẽ, tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, sơ đồ, bảng biểu trong sách giáo khoa Chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lý
Trang 4Hệ thống kiến thức chứa đựng trong kênh chữ giúp học sinh hình thành hệ thống kiến thức cơ bản, phát triển tư duy địa lý, tư duy trừu tượng Hệ thống kiến thức này được xích lại gần thực tế hơn nếu biết khai thác những kiến thức trong kênh hình phục
vụ bài học địa lý Ngoài kiến thức minh họa cho kênh chữ, thì kênh hình còn có khả năng nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của học sinh mà kênh chữ chưa đề cập đến hoặc điều kiện thời gian không cho phép Vì vậy, cần quan tâm đến vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa
Trong quá trình giảng dạy thực tế ở trường phổ thông hiện nay cũng có nhiều thuận lợi: xu hướng thay đổi phương pháp dạy học hiện nay là hướng tới việc phát huy toàn diện khả năng tư duy tích cực của học sinh Việc ghi chép và nhớ một cách máy móc đã không còn hiệu quả và không tạo ra cho học sinh hứng thú học tập, tính chủ động cũng sẽ không còn Đồng thời với sự đầu tư mạnh mẽ của lãnh đạo nhà trường cũng như sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên
có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình Bản thân giáo viên cũng không ngừng học hỏi, sáng tạo và đổi mới để nâng cao trình độ chuyên môn, sự hỗ trợ của hội đồng bộ môn cũng là những thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm đem lại hiệu quả nhất
Tuy có cũng có không ít những khó khăn trong quá trình vận dụng vào giảng dạy: khả năng tư duy, tổng hợp, khái quát hóa của học sinh trong môn địa lý còn rất yếu Còn nhiều học sinh có quan niệm rằng học địa lý thật nhàm chán vì phải tiếp nhận kiến thức một cách máy móc, học thuộc lòng các nội dung, ghi nhớ những con số khô khan và khó nhớ Mặt khác, học sinh còn chịu áp lực đối với rất nhiều môn học, trong việc lựa chọn thi ở năm cuối cấp nên các em có sự học lệch trong các môn khoa học xã hội
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, để đáp ứng một phần yêu cầu đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện và thực hiện mục tiêu dạy học tích cực thì việc áp dụng đề tài này trong dạy học là một cách làm hợp lý và cần thiết
3 Nội dung sáng kiến
Môn học địa lý, kênh hình trong sách giáo khoa được xem là ngôn ngữ thứ hai trong dạy học Nó giúp hình thành những biểu tượng, khái niệm địa lý theo hướng dạy học tích cực Đối với môn địa lý, kênh hình bao gồm tất cả các hình vẽ như: sơ đồ, lược
đồ, bản đồ, tranh ảnh, các bảng biểu, biểu đồ Chúng vừa là phương tiện trực quan sinh động, vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học Ở kênh chữ giúp học sinh hình thành hệ thống kiến thức cơ bản, phát triển tư duy địa lý, còn kênh hình có khả năng nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của học sinh mà kênh chữ chưa đề cập hoặc thời gian không cho phép
Trong dạy học địa lý, giáo viên và học sinh cần coi trọng vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Mỗi hình chọn lọc đưa vào sách giáo khoa thể hiện một khía cạnh, một dấu hiệu của khái niệm về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội Việc sử dụng phối
Trang 5hợp kênh hình và kênh chữ sẽ dần dần hình thành kiến thức hoàn chỉnh và khai thác đầy đủ các mối quan hệ trong các sự vật, hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội Điều này giúp cho học sinh có được kiến thức bền vững, thực tế hơn từ đó rèn luyện được phương pháp tự học, tự khám phá, nhất là gây hứng thú học tập bộ môn Kênh hình trong sách giáo khoa được trình bày theo từng đơn vị kiến thức mà nó đề cập để tăng tính trực quan sinh động và thể hiện nội dung bài học mà học sinh cần nắm Kênh hình được trình bày rất đa dạng, đủ loại, song mỗi loại có cách khai thác riêng hoặc khai thác kết hợp phục vụ từng bài học địa lý Thông thường giáo viên khai thác kênh hình chỉ mang tính minh họa nhiều hơn là hướng dẫn học sinh khai thác nội dung Do đó, biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng kênh hình tốt nhất là giáo viên đưa ra yêu cầu dưới dạng câu hỏi, bài tập cho học sinh làm việc với kênh hình Để làm được điều đó, giáo viên cần tìm hiểu và thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu nội dung kênh hình
Đọc tên hình vẽ Tên của mỗi hình vẽ thể hiện những nội dung kiến thức có liên quan đến bài học Giáo viên cần nắm nội dung từng hình vẽ muốn thể hiện hoặc phối hợp giữa các hình vẽ để truyền thụ kiến thức cho học sinh Việc xác định nội dung hình
vẽ hoặc phối hợp giữa các hình vẽ trong dạy học địa lý, đòi hỏi giáo viên phải có hiểu biết tổng thể về chương trình và kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy
- Bước 2: Phương pháp sử dụng
Với mỗi hình vẽ, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học phù hợp để học sinh
có thể nắm bắt nội dung hình vẽ cũng như phát huy tính tự học, độc lập tìm tòi nghiên cứu từ đó phân tích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lý, có tính liên hệ thực tế để lĩnh hội kiến thức đã học
Sau đây là minh họa qua một số hình vẽ ở chương trình địa lý Trung học phổ thông:
Bài 2 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ (SGK Địa lý 12)
Hình 2 Các nước Đông Nam Á (trang 14)
Trang 61) Nội dung kênh hình
Kênh hình thể hiện bản đồ các nước Đông Nam Á: vị trí, phạm vi các nước; ranh giới tiếp giáp giữa các nước (kể cả ngoài khu vực Đông Nam Á); mạng lưới kinh độ, vĩ
độ trong khu vực
2) Phương pháp sử dụng
Dựa vào nội dung bài học và bản đồ thể hiện, giáo viên yêu cầu học sinh:
- Mô tả vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á (học sinh đã được học ở lớp 11)
- Xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trong khu vực Đông Nam Á
- Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta
Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (SGK Địa lý 12)
Hình 31.3 Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990 - 2005 (trang 138)
Trang 71) Nội dung hình vẽ
Hình vẽ là dạng biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn
1990 – 2005 Trục tung biểu hiện giá trị xuất, nhập khẩu bằng đơn vị tỷ USD, trục hoành biểu hiện thời gian từ năm 1990 đến năm 2005 Đường biểu diễn thể hiện sự tăng, giảm của giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta qua các năm Bên cạnh đó, hình vẽ còn thể hiện sự so sánh giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu qua từng năm 2) Phương pháp sử dụng
GV giới thiệu đây là biểu đồ thể hiện sự gia tăng của giá trị xuất, nhập khẩu theo thời gian Vậy HS có thể dựa vào hình vẽ để phân tích sự tăng, giảm của giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và so sánh giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu qua từng năm
Từ đó, HS rút ra kết luận năm nào xuất siêu, năm nào nhập siêu GV gợi ý thêm để HS
tự rút ra từng nhận xét và giải thích từng giai đoạn tăng, giảm, xuất siêu, nhập siêu
HS cần phải hiểu biết và có thêm kỹ năng tính toán để phân tích các số liệu trên hình vẽ như: tổng giá trị xuất nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, số lần tăng hoặc giảm,…
Trang 8Bài 7 Liên minh châu Âu (EU) (SGK Địa lý 11)
Hình 7.7 Sự hợp tác của các nước EU trong quá trình sản xuất máy bay E-bớt (Airbus) (trang 53)
1) Nội dung hình vẽ
Hình vẽ trên thể hiện lược đồ châu Âu và vị trí các địa điểm chuyên môn hóa sản xuất các bộ phận cấu thành máy bay E-bớt Trên lược đồ còn thể hiện sơ đồ mũi tên chỉ hướng hợp tác sản xuất cũng như hướng xuất đi khi sản phẩm đã được lắp ráp hoàn chỉnh Ngoài ra, hình vẽ còn thể hiện các phương tiện vận chuyển các sản phẩm hợp tác
Hình vẽ thể hiện hai hình thức chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất công nghiệp khá phổ biến ở nhiều nước
2) Phương pháp sử dụng
GV có thể giới thiệu cho cả lớp xem hình vẽ và yêu cầu HS xác định máy bay E-bớt được sản xuất ở nước nào? Nhìn vào hình vẽ HS sẽ nhận định máy bay E-E-bớt là sản phẩm hợp tác của nhiều nước ở châu Âu Ở từng nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất những bộ phận nào của máy bay, từ đây, GV đặt vấn đề để HS tự tìm hiểu và đưa ra hướng trả lời như: việc sản xuất các sản phẩm chi tiết ở các nước đem lại lợi ích kinh
tế như thế nào? GV có thể nêu cho HS thấy sản xuất các linh kiện sản phẩm hay sản phẩm chi tiết được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta
Và để có sản phẩm hoàn chỉnh cần thiết phải có sự hợp tác giữa các công ty, tập đoàn để lắp ráp một sản phẩm hoàn chỉnh, việc hợp tác này diễn ra ở một nước nào đó
Trang 9Như vây, GV nêu vấn đề để HS giải thích phải chăng hình thức hợp tác là một trong ba trụ cột của Liên minh châu Âu?
Bài 9 Nhật Bản (SGK Địa lý 11)
Bảng 9.5 Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản (đơn vị: tỷ USD) (trang 84)
Cán cân
1) Nội dung kênh hình
Kênh hình ở đây là bảng số liệu thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
2) Phương pháp sử dụng
Học sinh đọc nội dung để xác định các vấn đề cần làm:
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm: học sinh xác định loại biểu đồ phù hợp để vẽ Sau đó, học sinh làm việc cá nhân tự vẽ biểu
đồ
- Học sinh đọc thông tin kết hợp bảng số liệu đưa ra nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Bài 6 Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (SGK Địa lý 10)
Hình 6.1 Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm (trang 22)
Trang 101) Nội dung hình vẽ
Biểu đồ thể hiện đường đi của tia nắng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến
ở bề mặt đất của Trái Đất (Mặt Trời lên thiên đỉnh-hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh
đường chí tuyến, xích đạo Trục hoành biểu hiện từ tháng I đến tháng XII Đường biểu diễn mang tính qui ước, song phản ánh diễn biến của tia nắng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống bề mặt đất khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời còn gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời tức chuyển động không có thực của Mặt Trời
- Ngày 21/3 và ngày 23/9 hàng năm: Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo
- Ngày 22/6: Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc
- Ngày 22/12 hàng năm: Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam
2) Phương pháp sử dụng
GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ để hiểu ý nghĩa các số liệu, các nội dung hình vẽ cần thể hiện Từ đó GV đặt vấn đề để HS tìm hiểu theo cá nhân hoặc theo cặp, GV cho
HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi như: Khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm, khu vực nào chỉ một lần trong năm? Vì sao khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
- Tại xích đạo: Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm
- Tại đường chí tuyến: Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm
- Ở vùng ngoại chí tuyến: không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh
Đối với hình vẽ này, GV có thể khai thác kết hợp với các hình vẽ và nội dung kiến thức tiếp theo trong bài để nói đến hiện tượng các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Bài 32 Địa lý các ngành công nghiệp (SGK Địa lý 10)
Hình 32.4 Phân bố sản lượng điện năng thế giới, thời kỳ 2000 - 2003 (trang 123)