1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập kỹ thuật UTC

33 822 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 9,81 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập môn : thực tập kỹ thuậtbộ môn Cầu HầmKhoa công trình Đại học giao thông vận tải .Với sinh viên, việc quan trọng nhất là học tập và tiếp thu những kiến thức được giảng dạy trong trường Đại học. Tuy nhiên những chuyến thực tập để giúp sinh viên làm quen với thực tiễn công việc cũng rất cần thiết.Chính vì vậy mà Nhà trường và bộ môn Cầu Hầm đã tổ chức cho sinh viên lớp Cầu Đường Bộ 2 K58 chúng em đợt thực tập kỹ thuật. Mục đích chính là để giúp cho sinh viên hiểu hơn về quá trình thi công công trình giao thông thực tế ngoài công trường, và nâng cao kỹ năng thực tế của sinh viên.Qua đó đã giúp cho sinh viên chúng em phần nào hiểu rõ hơn về ngành cầu nói riêng và về nghề xây dựng cầu đường nói chung, bước đầu làm quen với những công việc trong ngành và thực tế xây dựng cầu ở nước ta. Từ đó chúng em nhận thức rõ hơn về ngành nghề của mình, thấy rõ những khó khăn, vất vả của nghề xây dựng cầu và những trách nhiệm nặng nề mà một người kĩ sư cầu đường phải đảm nhận. Do đó chúng em thấy rằng cần phải không ngừng học tập, rèn luyện thật tốt để có kiến thức chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công việc, góp sức mình phục vụ tốt hơn cho công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển.Được sự phân công và hướng dẫn của bộ môn Cầu Hầm, lớp Cầu Đường Bộ 2 K58 đã hoàn thành tốt đợt thực tập kĩ thuật, thu được những kiến thức và kĩ năng thực tế, phục vụ cho công việc học tập trong nhà trường và công việc trong tương lai. Trong thời gian thực tập chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ các thầy cô ở bộ môn Cầu Hầm.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn đã tạo điều kiện và hướng dẫn chúng em hoàn thành đợt thực tập này

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I Mục tiêu t hực tập 3

II. Nhật kí thực tậpthuật 3

III. Giới thiệu những việc đã làm 3

IV. Các công trình đi thưc tế 4

A Cầu Nam Bình 4

1 Giới thiệu chung về cầu

4

2.Kết cấu nhịp 6

3 Trụ,mố……… 16

4 Các hạng mục khác……… ……… 18

a Lớp phủ mặt cầu ……… 18

b Thoát nước trên cầu……… 18

c Khe co giãn……… 18

B. Công nghệ sữa chữa Cầu Thăng Long……… 18

1 Quá trình xây dựng và khai thác……… 18

2 H iện trạng hư hỏng……… 19

3 Nguyên nhân……… 20

4 Giải pháp công nghệ sửa chữa……… 21

V Những thành quả đạt được……… 27

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Với sinh viên, việc quan trọng nhất là học tập và tiếp thu những kiến thức đượcgiảng dạy trong trường Đại học Tuy nhiên những chuyến thực tập để giúp sinh viênlàm quen với thực tiễn công việc cũng rất cần thiết

Chính vì vậy mà Nhà trường và bộ môn Cầu Hầm đã tổ chức cho sinh viên lớpCầu - Đường Bộ 2 - K58 chúng em đợt thực tập kỹ thuật Mục đích chính là để giúpcho sinh viên hiểu hơn về quá trình thi công công trình giao thông thực tế ngoài côngtrường, và nâng cao kỹ năng thực tế của sinh viên

Qua đó đã giúp cho sinh viên chúng em phần nào hiểu rõ hơn về ngành cầu nóiriêng và về nghề xây dựng cầu đường nói chung, bước đầu làm quen với những côngviệc trong ngành và thực tế xây dựng cầu ở nước ta Từ đó chúng em nhận thức rõ hơn

về ngành nghề của mình, thấy rõ những khó khăn, vất vả của nghề xây dựng cầu vànhững trách nhiệm nặng nề mà một người kĩ sư cầu đường phải đảm nhận Do đóchúng em thấy rằng cần phải không ngừng học tập, rèn luyện thật tốt để có kiến thứcchuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công việc, góp sức mình phục vụ tốt hơn chocông cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệpphát triển

Được sự phân công và hướng dẫn của bộ môn Cầu Hầm, lớp Cầu - Đường Bộ 2-K58 đã hoàn thành tốt đợt thực tập kĩ thuật, thu được những kiến thức và kĩ năng thực

tế, phục vụ cho công việc học tập trong nhà trường và công việc trong tương lai Trongthời gian thực tập chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ các

Trang 3

- Kiến tập để có trải nghiệm công trường.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, cảm nhận, so sánh và phân tích công trình

II Nhật ký thực tập kĩ thuật:

- Buổi đầu tiên: Thứ 2 ngày 30/11/2020 tại phòng 105 giảng đường A5: Nghe giảng lýthuyết học phần thực tập kĩ thuật, hướng dẫn cách tìm hiểu thông tin, cách làm báocáo thực tập Dặn dò, nhắc nhở công tác an toàn lao động, … dưới sự hướng dẫn củaThầy Nguyễn Thạch Bích

- Buổi thứ hai: Thứ 4 ngày 2/12/2020:

+ 8h30: Thực tập kĩ thuật tại cầu Nam Bình – tỉnh Ninh Bình

+ 15h00: Thực tập kĩ thuật tại cầu Thăng Long – Hà Nội

+ Trong đoàn giảng viên hướng dẫn gồm giảng viên: Thầy Nguyễn Hữu Thuấn,Thầy Nguyễn Xuân Lam, Thầy Đỗ Anh Tú, Thầy Hoàng Việt Hải, Thầy NgôVăn Minh, Thầy Lê Bá Anh, cùng với các anh Tư vấn giám sát và các đồng chícông tác tại công trường

- Buổi thứ ba: Thứ 6, ngày 4/12/2020: Được Thầy Nguyễn Thạch Bích hướng dẫn viếtbáo cáo thực tập và trả lời các câu hỏi liên quan

- Buổi thứ tư: Thứ 2, ngày 7/12/2020: Báo cáo thực tập kĩ thuật

- Ngoài ra em còn tham quan, quan sát công trình khác ở Hà Nội

Trang 4

III Giới thiệu những việc đã làm:

- Buổi đầu tiên: Lắng nghe và ghi chép những hướng dẫn của giảng viên về các thựctập, các chi tiết của công trình cần tìm hiểu, hạng mục đang thi công, các công tác phụtrợ công trình Cuối giờ làm bài kiểm tra năng lực

- Buổi thứ hai: Trực tiếp trải nghiệm tại công trình, chụp ảnh các kết cấu, bộ phận củacông trình, các hạng mục, các bộ phận của công trình đang thi công

- Sưu tầm tài liệu, ảnh chụp, viết báo cáo thực tập

IV Các công trình thực tế:

A Cầu Nam Bình thuộc dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam.

1 Giới thiệu chung về cầu:

- Hiện nay, QL.1A đi qua nhiều khu dân cư đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưuthông hàng hóa và hành khách trên hành lang vận tải Bên cạnh đó tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông làm ảnh hưởng tới kinh tế của các địa phương và cả nước Trong các giải pháp để tháo gỡ tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông nêu trên đã nghiên cứu đầu

tư xây dựng mở rộng đường của đoạn Cao Bồi - Mai Sơn thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam trong đó có cầu Nam Bình

Trang 5

Hình 1: Cầu Nam Bình

- Vị trí : Cầu Nam Bình bắc qua sông Đáy thuộc địa phần huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

và Thành Phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình Dự án khởi công vào tháng 12/2019 và dựkiến hoàn thành vào thág 12/2021

- Loại cầu: Cầu BTCT DƯL đúc hẫng cân bằng

- Lý trình: KM 264 + 036 thuộc cao tốc Hà Nội – Ninh Bình

+ Tĩnh không giữa 2 cầu: 3 m

- Giá trị gói thầu : khoảng 1600 tỷ VNĐ Trong đó xây lắp là 1052 tỷ

- Hiện nay dự án hoàn thành 50% công việc, đã hoàn thiện 36 trụ

- Trụ BTCT có tiết diện hình chữ nhật có vát, có cường độ 40(Mpa) với trụ cầu chính

và 30(Mpa) với trụ cầu dẫn

Trang 6

- Móng cọc khoan nhồi đường kính D=1,2m, bê tông có cường độ 30(Mpa), dài 40-50

cm Cọc khoan nhồi hầu như đã hoàn thiện

Hình 2: Biển thông tin dự án

• Cánh trên dầm được bố trí 1 cặp bó cáp DƯL đối xứng nhau

• Nhịp chính đặt trên bệ cọc khoan nhồi đường kính D=1,5m; bê tông bệ

Trang 7

Hình 3: Hình ảnh đốt K0

- Quá trình thi công đúc hẫng cân bằng:

Bước 1: Mở rộng đà giáo tại đỉnh trụ => thi công đốt K0

 Căng cáp DUL

Trang 8

 Neo K0 vào đỉnh trụ

Hình 4: Thi công đốt K0

Bước 2: Lắp dựng 2 xe đúc trên K0 => treo đà giáo

 Lắp dựng ván khuôn đổ bê tông đốt K1

 Căng cáp DUL đốt K1

Hình 5: Thi công đốt K1

Trang 9

Bước 3: Rời xe đúc ra đầu đốt K1, thi công và căng cáp cho đốt K2 tương tự làmđến đốt Kn

Hình 6: Thi công lần lượt các đốt tiếp theo

Bước 4: Đổ bê tông đốt đúc trên đà giáo cố định

Hình 7: Đổ bê tông đốt đúc trên đà giáo cố định

Trang 10

Bước 5: Hợp long nhịp biên

 Căng cáp DUL thớ dưới nhịp biên

 Hạ dầm xuống gối

Hình 8: Hợp long nhịp biên

Bước 6: Hợp long nhịp giữa

 Căng cáp DUL thớ dưới nhịp giữa

Hình 9: Hợp long nhịp giữa

Bước 7: Hoàn thiện cầu.

Trang 11

• Nhịp dẫn với Nam Định là 22 nhịp SuperT

• Nhịp dẫn với Ninh Bình là 12 nhịp SuperT được chia làm 2 liên mỗi liên 6nhịp

• Bản mặt cầu: lớp BTCT dày 40 cm, cường độ 40 Mpa

Hình 10: Phía dưới cầu dẫn

Trang 12

- Giữa dầm ngang và ụ chống xô có 1 lớp đệm đàn hồi dày 2 cm để đảm bảo không dính bám giữa ụ chống xô và dầm ngang, cho phép dầm ngang chuyển vị theo sơ đồ làm việc của cầu.

-Cầu dẫn dùng gối chậu thép: đảm bảo các chuyển vị tương đối của dầm

Hình 11: Gối chậu thép

- Dầm Super T là dầm căng trước Căng trước là căng cáp DUL trước khi đổ Bê tông.Người ta sử dụng 40 tao cáp song song, rời rạc và không tạo thành bó, cáp DUL đithẳng, không cong và không gãy khúc nên dẫn đến có nguy cơ bị nứt dầm ở thớ trên.Muốn khắc phục được ta sử dụng 2 tao cáp rời ở thớ trên

Trang 13

Hình 12: Ván khuôn trong và ngoài dầm SuperT

- Các bước quan trọng khi đúc dầm BTCT SuperT:

+ Quét chống dính lên ván khuôn ( dầu máy,mỡ có thêm các phụ gia,…) Lắp đặt cốtthép thường, thép có gờ Kết nối bằng dây thép buộc (không được hàn bởi vì nó sẽảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cốt thép)

+ Móc cẩu để thuận tiện cho chúng ta lúc thi công cẩu lắp dầm hay di chuyển ra bãi + Cốt thép đầu dầm được bố trí dày đặc: bởi vì bê tông chịu nén, khi gác dầm thì ởđầu dầm chịu lực rất lớn vì vậy cần bố trí cốt thép dày đặc tăng khả năng chịu lực + Ở đầu dầm bố trí các ống ghen bằng nhựa: nhằm để tạo độ vồng và không gây mấtmát ứng suất

+ Cót thép thường có khung làm ngoài Làm xong dùng cẩu vào khuôn

+ Căng cáp dự ứng lực: căng trước

+ Căng cáp 19,5 tấn; bó cáp DƯL 15,2; 1 tao 7 sợi

+ Lắp ván khuôn và đổ bê tông

Trang 14

Hình 13: Bố trí cốt thép trong dầm trước khi đổ

Trang 15

+ Ván khuôn ngoài cố định, ván khuôn trong sau khi đổ BT trong 6h là cho ra

Ở trong ván khuôn trong có các đầm rung, lúc đổ bê tông sẽ kích hoạt nó

Hình 15: Bố trí cáp

+ Sau 3 ngày đổ Bể tông kiểm tra đạt cường độ chưa ,nếu đạt thì ta tiến hành cắt cáp Lúc cắt cáp là nguy hiểm nhất, nên bố trí những tấm chặn đầu cáp đề phòng trường hợp khi cắt cáp bị bắn ra ngoài gây mất an toàn lao động

+ Dùng nhiệt cắt khoảng 30-40 cm ( kể từ mặt ván khuôn), sau đó chúng ta sử dụng máy cắt ( sau khi truyền lực căng đáy dầm bị vồng khoảng 5 phân dưới tác dụng của

dự ứng lực và tự tách ra khỏi ván khuôn) sau đó tháo ván khuôn và dùng giá long môn nhấc cẩu dầm ra bãi

+ Trong quá trình chờ đợi vẫn phải bảo dưỡng Bê tông bằng cách tưới nước

Trang 16

Hình 16: Dầm Super T đã đúc xong được tập kết ở bãi đúc

Hình 17: Tạo nhám bề mặt

Trang 17

- Sau khi dầm BTCT SuperT được hoàn thiện, dầm được đặt lên xà mũ trụ bằng giá long môn và được giằng chống tạm thời.

Hình 18: Dầm được đặt lên xà mũ trụ

Trang 18

Hình 19: Bố trí ván khuôn để thi công dầm ngang

- Đá kê gối dày 3-4 cm

- Chốt thép : giúp ổn định hệ dầm, neo dữ hệ dầm

Hình 20: Đá kê gối Hình 21: Chốt thép

Trang 19

• Công nghệ thi công: đổ tại chỗ trên đà giáo cố định

• Móng trụ cầu chính là móng gồm 24 cọc khoan nhồi D= 1,5 m

• Móng trụ cầu dẫn là móng gồm 24 cọc khoan nhồi D= 1,2 m

Hình 22: Trụ cầu dẫn

• Các lỗ ở trên thân trụ giúp phục vụ biện pháp thi công lắp đà giáo

Hình 23: Trụ cầu chính

Trang 20

- Trụ cầu chính ở vùng ngập nước đã thi công xong dùng vòng vây cọc ván thép và sàn công tác để bơm vữa BTXM.

Hình 24: Trụ cầu chính ở vùng ngập nước

- Đổ bê tông bằng phương pháp vữa dâng:

tiến hành đổ đá sỏi hoặc đá có kích thước 20-30 cm xung quanh ống, sau đó đổ đầy vữa xi măng cát vào trong ống cho đến khi ống đầy thì nhấc dần ống lên 1 cách từ từ để vữa tràn ra lắp đầy khe đá

4.Các hạng mục khác:

a.Lớp phủ mặt cầu:

+ Lớp 1: Bê tông nhựa chặt, chiều dày 7 cm có phụ gia chống hằn lún vệt bánh xe.+ Lớp 2 : Lớp chống thấm mặt cầu dạng phun

=> Tạo dốc ngang cầu 2%

b.Thoát nước trên cầu:

+ Dùng các ống thoát nước bằng gang bố trí dọc cầu

+ Ống thoát nước có đường kính 20cm, khoảng cách bố trí là 65cm

c.Khe co giãn :

Trang 21

+ Các khe còn lại sử dụng khe co giãn răng lược.

Hình 25: Vị trí đặt ống thoát nước Hình 26: Chuẩn bị thi công khe co giãn

và cốt thép chờ lan can cầu

B Công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long

1.Quá trình xây dựng và khai thác:

- 26/11/1974: Khởi công xây dựng

- 19/05/1985: Thông xe và đưa vào khai thác

- 03/2010: Sữa chữa đợt 1

• 01/2012: sữa chữa đợt 2

• 07-08/2012: sữa chữa đợt 3

- 09/2012: lưu lượng giao thông : 20000 lượt xe cộ đi lại trong ngày

- 2019: Nghiên cứu sữa chữa Mặt cầu Thăng Long

2 Hiện trạng hư hỏng:

• Mặt cầu bị hư hỏng nặng với các vết nứt lớn trên lớp BTN mặt cầu

+ Xuất hiện vết nứt dọc tại tất cả các nhịp, nhiều vị trí mật độ vết nứt xuất hiện dày; đặc biệt tại vị trí song song thanh biên trên giàn chủ (bản chịu kéo ngang)

Trang 23

Hình 29: Khe co giãn đang hư hỏng

3 Nguyên nhân:

- Do bản mặt cầu thép phía dưới chỉ dày 14cm và các sườn tăng cường không đủ cứng, do độ cứng không đều (vị trí có sườn thì cứng, vị trí không có thì mềm) dẫn đến cầu bị võng Do vậy bánh xe tác dụng xuống tại những chỗ sườn cứng sẽ kéo lớp Asphalt phía trên bị nứt ra và có những chỗ nứt rất mạnh như các vị trí trên đỉnh của dàn, tại vị trí các dầm ngang lớn cũng gây nứt

- Khi hình thành những vết nứt thì nước mưa ngấm xuống theo các vết đó xuống làm cho lớp BTN tách khỏi lớp thép và 2 lớp này trượt lên nhau

- Nguyên nhân từ chất lượng lớp phủ mặt cầu:

+ Chất lượng bê tông Asphalt lớp phủ không đạt yêu cầu

+ Dính bám giữa lớp phủ Asphalt mặt cầu với mặt cầu thép kém, nhiều

vị trí không có dính bám

+ Lớp phủ rỗng, đọng nước giữa lớp phủ và mặt thép

- Trước đây khi Liên Xô thi công cũng chưa được tốt nhưng không xảy ra hiện tượng nứt và bong tróc vì khi đó các xe lưu thông qua cầu tải trọng còn nhẹ, nhưng sau này khi mở rộng và thêm các khu đô thị thì nhu cầu xe tải trọng lớn đi qua là điều tất yếu Tải trọng khai thác quá tải

Trang 24

4 Giải pháp công nghệ sửa chữa:

- Mặt Cầu Thăng Long được cơ quan chức năng lựa chọn tiến hành gia cường mặt cầu liên hợp bản thép với Bê tông siêu tính năng

=> Muốn liên hợp được ta dùng đinh neo đường kính 22mm

- Bao gồm các bước:

 Lắp mái che

 Cào bóc lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép

 Hàn đinh neo bước 15cm

 Lắp đặt lưới thép D10 bước 5x5

 Thi công lớp bê tông siêu tính năng UHPC có cường độ chịu nén tối thiểubằng 120Mpa và chị kéo lớn hơn 7 Mpa, chiều dày tối thiểu là 6cm

 Tương lai làm thảm bê tông nhựa Polyme dày 4cm

 Thi công 1 nửa mặt bên kia trước, bên này lắp đặt cốt thép đổ sau, không đổ bê tông

cả mặt

 Thay thế khe con giãn đã bị hư hỏng bằng khe co giãn dạng modun

 Sữa chữa lề bộ hành

 Hệ thống thoát nước

 Hệ thống an toàn giao thông

- Để nhiệt hàn không làm phá huỷ bản thép phía dưới khi hàn đinh dự án đã dùng phương pháp hàn hồ quang Plasma, dùng nhiệt cực lớn làm chảy đầu đinh neo và một ít bản thép làm cho dính đinh neo vào mặt cầu

 Mặt cầu được bóc hết lớp bê tông cũ, dọn sạch sẽ, sau đó sơn lại Dùng máy để

vẽ lưới ô vuông để định vị đinh neo Dùng máy mày để tạo nhám ở những chỗ hàn đinh neo

 Hàn Đinh neo M13 lên lưới cốt thép Bắn đinh neo bằng công nghệ hàn mới

 Thời gian hàn nhanh, cường độ mối hàn cao

- Sau khi bắn đinh neo thì hàn thép đỡ lưới thép bằng cách đặt thép chữ Z

- Thép chữ Z: đảm bảo bê tông có thể trượt trên mặt bản thép của cầu, để bê tông

và thép làm việc không cùng nhau -> tránh vết nứt

- Sử dụng các con kê bằng thép CDC: dùng để kê thép lên,cho thép nằm ở vị trí thiết kế

Trang 25

Hình 30: Bố trí neo

Hình 31: Đinh neo Hình 32: Đặt cốt thép

Trang 26

Hình 33: Thép chữ

Trang 27

 Hình ảnh bê tông siêu tĩnh năng UHPC

- Cốt liệu được trộn khô sẵn, sau khi trộn thì được bê tông dẻo,

mịn; trong bê tông có các sợi thép li ti: có đường kính 0.6mm )

- UHPC ngoài khả năng chịu nén thì có thêm khả năng chịu kéo

Hình 34: Bê tông siêu tính năng

 Công tác đổ bê tông:

- Trước khi rải bê tông phun một loại dung dịch vào nơi cần rải

- Rải bê tông mặt cầu bằng máy công nghệ mới: Máy tự đầm, tạo độ dốc Sau khi đổ bê tông sẽ được bọc 1 lớp nilong

Trang 28

Hình 35: Công tác đổ bê tông

 Công tác bảo dưỡng bê tông

- Sau khi đổ và bọc bởi 1 lớp nilong, đặt khung thép cao lên một chút tạo không gian trống sau đó dùng bạt phủ lên lưới thép đó tạo thành buồng kín để trong 28 ngày, bê tông được hấp bằng nước ấm 80℃

để giữ nhiệt độ không tăng không giảm, tránh co ngót

Hình 36: Máy bơm hơi nước ấm Hình 37: Đặt khung thép và phủ bạt

 Lúc đổ bê tông xong sẽ có người lấy các mẫu để làm thử nghiệm

xem bê tông có đạt cường dộ hay không Nếu không đạt phải dở bỏ

và làm lại

Trang 29

Hình 38: Làm thí nghiệm mẫu Bê tông

Trang 30

phía dưới có máng thu nước Cho phép chuyển vị lớn.

Hình 40: Khe co giãn kiểu mô-đun

 Thi công tạo độ nhám bằng cách bắn các hạt gang

Trang 31

Hình 42: Gờ lan can

 Cầu Thăng Long dự án rất lớn và dùng rất nhiều điện nên đã xây dựng 2

trạm biến áp để đáp ứng nhu cầu thi công.

Hình 43: Trạm biến áp

 Thi công đổ Bê tông trong hệ thống mái che di động để hạn chế ảnh

Ngày đăng: 13/11/2021, 21:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w