1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Pháp luật về hoạt động thương mại điện tử

12 78 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 285,81 KB

Nội dung

Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Môn học: Luật thương mại 2 Lớp môn học: BSL2002 Giảng viên: Thạc sĩ Nguyễn Đăng Duy

Đề tài: Pháp luật về hoạt động thương mại điện tử

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Phong

MSSV: 18032093 Lớp: Kép 11 Luật học

Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2021

Trang 2

Mục lục tiểu luận

Phần A: Đặt vấn đề 3

Phần B: Nội dung tiểu luận 4

1 Khái niệm về hoạt động thương mại điện tử 4

1.1 Định nghĩa về thương mại điện tử 4

1.2 Các đối tượng được phép tham gia hoạt động thương mại điện tử 5

1.3 Các đặc trưng của thương mại điện tử 6

1.4 Các nguyên tắc hoạt động trong thương mại điện tử, theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử 7

2 Một số bất cập của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử 8

3 Kiến nghị và góp ý sửa đổi pháp luật về hoạt động thương mại điện tử 11

Phần C: Tài liệu tham khảo 12

Trang 3

Phần A: Đặt vấn đề

Thành tựu to lớn nhất của công nghệ thông tin trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, tiền đề là “số hóa” cho các hoạt động kinh thế - xã hội của thế kỷ XXI Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử đã phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu Nhiểu nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng

và phát triển thương mại điện tử Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ để mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, thương mại điện tử là một loại hình mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù và đang từng bước định hình, hoàn tiện trên mọi quy mô quốc tế, quốc gia và từng doanh nghiệp

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định chủ trương

“phát triển thương mại điện tử và “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến tương mại điện tử” Tuy nhiên, nước ta vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp, thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập Do đó thương mại điện tử cần được chú trọng phát triển tạo nền tảng cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới

Đề thương mại điện tử phát triển bền vững thì cần xác định rõ những nhân tố quyết định đối với sự phát triển của thương mại điện tử Một trong số đó là quá trình lập pháp và hình thành nên các khung pháp lý về thương mại điện tử Lập pháp cần có những bước đi trước nhằm tạo ra nển tảng cho sự phát triển và vận hành của thương mại điện tử trong đời sống xã hội Vai trò của nhà nước lúc này là tạo ra những khuôn khổ cho sự phát triển và vận hành ổn định của thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi của người dân trong việc tham gia vào lĩnh vực này

Trang 4

Phần B: Nội dung tiểu luận

1 Khái niệm về hoạt động thương mại điện tử

1.1 Định nghĩa về hoạt động thương mại điện tử

Trải qua gần một thập kỷ hình thành và phát triển, thương mại điện tử đã từng có nhiều tên gọi khác nhau như: thương mại trực tuyến, thương mại điều khiển học, kinh doanh điện tử, thương mại không giấy tờ,… Gần đây, cách thường gọi thương mại điện

tử được sử dụng phổ biến, rồi trở thành quy ước chung, đưa vào các văn bản pháp luật quốc tế, dù các tên gọi khác vẫn được sử dụng và hiểu với ý tương tự Tới nay, nhiều quan điển về “thương mại điện tử” cũng rất khác nhau trên phạm vi quốc tế, nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử Các định nghĩa về thương mại điện tử rất nhiều và đa dạng Sự khác biệt chủ yêu trên hai khía cạnh

là phương tiện thực hiện và nội dung của các hoạt động thương mại

Theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện

tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên trên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.” Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính), các hoạt động truyền thống (chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị nội dung)

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Theo khoản 1, điều 3, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử “Hoạt động thương mại điện tử là việc

Trang 5

tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.”

Theo cách hiểu này thì có thể hiểu thương mại điện tử không chỉ là bán hàng trên mạng trên internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử Hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể cả giao hàng Các phương pháp điện tử ở đây bao gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như truyền hình và mạng máy tính, điện thoại, Thương mại điện tử cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh

doanh qua các phương tiện công nghệ điện tử Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà nó còn gồm cả hình ảnh, âm thanh và video

Tuy nhiên, với sự phát triển và phổ cập của internet hiện nay, thương mại điện tử dường như được hiểu là việc thực hiện các giao dịch thương mại thông qua internet Chính vì vậy, mà thuật ngữ “thương mại điện tử” thường được thể hiện theo ngôn ngữ thông dụng của thế giới là “e-commerce” với “e” là biểu tượng của internet Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng internet đã làm phát sinh thuật ngữ

“thương mại điện tử” Theo một số các chuyên gia, thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như internet

1.2 Các đối tượng được phép tham gia hoạt động thương mại điện tử

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng được phép tham gia hoạt động thương mại điện tử tương đối rộng Vậy đó là những cá nhân, tổ chức nào? Cụ thể bao gồm 06 nhóm đối tượng được quy định tại Điều 24 Nghị định 52/2014/NĐ-CP:

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán)

Trang 6

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục

vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người

sở hữu website thương mại điện tử bán hàng)

Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng)

Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử)

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website

thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng)

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại

1.3 Các đặc trưng của hoạt động thương mại điện tử

So với các hoạt động thương mại truyền thống thương mại điện tử có những điểm đặc trưng và khác biệt riêng của nó

Đầu tiên, các bên tiến hành giao dịch điện tử trong thương mại điện tử có thể không tiếp xúc với nhau, không đòi hỏi phải biết nhau từ trước Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia các vùng xã xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở nơi ở khắp nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải quen biết nhau

Các giai dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thị trường thương mại điện tử là thị trường

Trang 7

phi biên giới Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kỳ địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia và tiến hành giao dịch thương mại điện tử bằng cách truy cập vào website hoặc các trang mạng xã hội

Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực Nhà cung cấp dịch mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ di chuyển, lưu giữ các thông tin giữa cá bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử

Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chủ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin là thị trường

1.4 Các nguyên tắc hoạt động trong thương mại điện tử, theo quy định tại Nghị

định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

Đầu tiên, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện

tử Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch

Tiếp theo, nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước

Tiếp nữa, , nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng

và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho

Trang 8

khách hàng Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp Trường hợp người bán hàng trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cuối cùng, nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử Các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó

2 Một số bất cập của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử

Các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử Tuy nhiên, chưa theo kịp sự phát triển biến đổi của lĩnh vực này vẫn còn một số vấn đề bất cập không mang tính bao quát toàn diện nên tạo điều kiện cho một số đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Cụ thể như sau:

Đầu tiên, các quy định hiện hành chưa gắn chặt trách nhiệm của chủ sàn thương mại điện tử đối với đối tác bán hàng trên sàn Theo Khoản 3, 4 điều 36 Nghị định

52/2013/NĐ-CP về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử và khoản 2 điều 37 thì người bán trên sàn giao dịch thương mại điện

tử có trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ để khách hàng có thể xác định các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định giao kết hợp đồng, đồng thời cung cấp thông tin về giá cả, về điều kiện giao dịch chung, về vận

chuyển và giao nhận Ngược lại, chủ sàn thương mại điện tử có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc cung cấp những thông tin đó

Tuy nhiên, Nghị định chưa làm rõ các đặc tính nói trên bao gồm những thông tin gì; quy định trách nhiệm của chủ sàn vẫn mang tính chất chung chung, chưa phân cấp cụ

Trang 9

thể Do vậy, dẫn đến việc nhiều sàn thương mại điện tử đã thả lỏng việc xét duyệt hồ sơ của đối tượng tham gia sàn Có quy chế đăng tải thông tin sản phẩm, nhưng theo hướng tạo điều kiện cho đối tác bán hàng trên sàn, để tăng doanh thu từ việc thu phí giao dịch Lợi dụng sơ hở đó, một số đối tượng lợi dụng bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa không rõ nguôn gôc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái tràn lan trên sàn thương mại điện tử gây thiệt hại cho người tiêu dùng

Tiếp theo, nhiều mô hình thương mại điện tử mới xuất hiện, đa dạng về cách thức hoạt động phức tạp về chủ thể tham gia và chưa được điều chỉnh bởi các khuôn khổ pháp luật hiện hành Theo Điều 6 Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5/12/2014 của Bộ Công thương về quản lý website thương mại điện tử đã quy định: “Các mạng xã hội có một trong những hình thức hoạt động quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP phải tiến hành đăng ký với Bộ Công thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử Thương nhân, tổ chức thiết lập mạng xã hội quy định tại Khoản 1 điều này phải thực hiện các trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Người bán trên các mạng xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này phải tuân thủ những quy định tại Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ” Như vậy, các mạng xã hội có tính năng như sàn giao dịch thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Nghị định số 52 Tuy nhiên, các quy định tại Nghị định số 52 chủ yếu điều chỉnh các hình thức thương mại điện tử thông dụng qua sàn thương mại điện tử Trong khi đó, hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội, trên thiết bị di động có những đặc điểm không tương đồng với sàn giao dịch thương mại Ví dụ như: mạng xã hội khá đa dạng ở cách thức đăng bài, có thể là trên trang cá nhân, hoặc trên chuyên trang của facebook mặt khác cách thức giao kết hợp đồng, thỏa thuận mua bán hay phương thức thanh toán cũng đa dạng, không thông qua sàn Do vậy, việc áp dụng quy định chung như hiện nay chưa phù hợp

Tiếp nữa, quy định về quy trình giao kết hợp đồng chưa hoàn chỉnh Tại Mục 2 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP dành 8 điều (từ Điều 15 đến Điều 23) quy định về quy

Trang 10

trình giao kết hợp đồng giữa người bán hàng trực tuyến với người mua Nhưng chưa có quy định về nội dung hợp đồng mẫu, trong khi các giao dịch này đang phát triển ngày càng nhanh chóng và tự phát khiến cho người tiêu dùng gặp nhiều bất lợi, rủi ro khi có tranh chấp xảy ra Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2011 tuy đã có đưa ra một

số quy định về hợp đồng mẫu nhưng chủ yếu chỉ điều chỉnh các hợp đồng mẫu giao kết theo phương thức truyền thống mà chưa tính đến hợp đồng điện tử

Tại Điều 23 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định: “Bộ Công thương có trách nhiệm quy định cụ thể về quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến trên website thương mại điện từ do thương nhân, tổ chức, cá nhân lập ra đế mua hàng hóa, dịch vụ ”.Nhưng cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết cụ thể Ngoài ra, về nguyên tắc dù giao dịch được thực hiện bằng phương thức gì thì những những nguyên tắc chung cơ bản nhất áp dụng trong giao dịch, hợp đồng vẫn đương nhiên được áp dụng

Tuy nhiên, đối với hợp đồng thương mại điện tử các bên tham gia hoàn toàn trao đổi, đàm phán nội dung hợp đồng, ký kết từ xa thông qua phương tiện điện tử Do vậy, việc công chứng hợp đồng thương mại điện tử có thực hiện được không khi theo quy định, những người có yêu cầu công chứng phải trực tiếp xuất hiện trước mặt công chứng viên để đề xuất nội dung yêu cầu công chứng Điều 63 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP có quy định về hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử, nhưng vẫn còn chung chung, chưa quy định cụ thể quy trình, thủ tục, yêu cầu chứng thực hợp đồng điện tử Luật công chứng năm 2014 cũng chưa đề cập đến việc công chứng hợp đồng, giao dịch điện tử Đây vẫn còn là lỗ hổng pháp lý tạo ra nhiều rủi ro cho người tiêu dùng khi thực hiện giao dịch qua hợp đồng thương mại điện tử

Cuối cùng, chưa có quy định cụ thể về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới Thương mại điện tử Việt Nam đang là lĩnh vực thu hút mạnh các nhà đầu tư vì có tốc độ tăng trưởng hằng năm đứng thứ ba trong các nước Đông Nam Á Hiện nay, cả 04 sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất (Shopee, Lazada, Tiki và Sendo) đều có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài Hoạt động đầu

tư phần lớn được thực hiện dưới hình thức đầu tư gián tiếp thông qua công ty con tại một

Ngày đăng: 13/11/2021, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w