1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN LIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

21 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 622,03 KB

Nội dung

Trầm cảm đã có từ rất lâu, xã hội nào cũng có nhưng trong thời đại công nghiệp trầm cảm còn gia tăng mạnh mẽ hơn. Ở Việt Nam bệnh trầm cảm chiếm 3-6% dân số, trong đó 1/5 luôn có tư tưởng tự sát. Đây là bệnh gây mất sức lao động đứng thứ hai trên thế giới và nguyên nhân của 2/3 trường hợp tự tử. Điều nguy hiểm là do sự mặc cảm, thiếu hiểu biết về căn bệnh này, có 60% người mắc bệnh trầm cảm không được phát hiện và điều trị. Trầm cảm thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài này “ Tìm hiểu nguyên nhân trầm cảm học đường của Trường THPT PHAN LIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Giúp các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh phát hiện ra sớm căn bệnh của con em và có biện pháp chữa trị kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: Đối tượng: Tìm hiểu nguyên nhân trầm cảm học đường của Trường THPT PHAN LIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE. Khách thể: học sinh Trường THPT PHAN LIÊM 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 40 học sinh lớp 12A1 Trường THPT PHAN LIÊM. 5. Phương pháp nghiêm cứu: Sử dụng thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên RADS (10-20) trên 40 bạn học sinh Trường THPT PHAN LIÊM.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TP.HỒ CHÍ MINH: 2021-2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Năm: 2021-2022

ĐỀ TÀI TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN LIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Lớp: Sư phạm Khoa học Tự Nhiên B

Mã HP: SCIE1402

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN VĂN B

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1

3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 1

4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 2

7.Nhiệm vụ nghiên cứu 2

PHẦN 2: NỘI DUNG 2

I.Tổng quan 2

1.Thực trạng trầm cảm hiện nay 2

2.Mức độ nguy hiểm đến thế hệ tương lai 3

3.Thống kê về bệnh trầm cảm học đường 4

II.Nội dung, cách giải quyết và kết quả chung 5

1.Trầm cảm học đường là gì? 5

2.Nguyên nhân gây trầm cảm tuổi học đường? 6

3.Biểu hiện của bệnh trầm cảm học đường: 11

4.Các phương pháp điều trị trầm cảm học đường: 11

4.Kế hoạch thực hiên: 13

6.Tài liệu tham khảo 17

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:

Trong xã hội ngày nay, xã hội của khoa học, kĩ thuật Một xã hội không ngừng pháttriển đi lên Nếu muốn hòa nhập với cộng đồng thì chúng ta buộc phải trau dồi kiếnthức Một nhà bác học cho rằng “ bác học không có nghĩa là ngừng học” câu nói đãtrở thành chân lý của mọi thời đại Đặc biệt là với các bạn học sinh ngày nay- những chủ nhân tương lai của đất nước niềm kỳ vọng của gia đình thì cần phải cố gắng và nỗ lực hơn Chính vì những mong ước to lớn nhất là của gia đình đã phần nào tạo nên áp lực cho các bạn thiếu niên Cuối cấp có lẽ là khoảng thời gian khá vất vả với các bạn học sinh trung học phổ thông vì áp lực thi cử, lựa chọn ngành nghề và niềm hy vọng của gia đình đã vô tình dẫn đến nguy cơ trầm cảm của học sinh còn gọi là trầm cảm học đường

Trầm cảm đã có từ rất lâu, xã hội nào cũng có nhưng trong thời đại công nghiệp trầm cảm còn gia tăng mạnh mẽ hơn Ở Việt Nam bệnh trầm cảm chiếm 3-6% dân

số, trong đó 1/5 luôn có tư tưởng tự sát Đây là bệnh gây mất sức lao động đứng thứhai trên thế giới và nguyên nhân của 2/3 trường hợp tự tử Điều nguy hiểm là do sự mặc cảm, thiếu hiểu biết về căn bệnh này, có 60% người mắc bệnh trầm cảm khôngđược phát hiện và điều trị Trầm cảm thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là lứa tuổi học sinh

Xuất phát từ lý do trên, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài này “ Tìm hiểu nguyên nhân trầm cảm học đường của Trường THPT PHAN LIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE”

2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Giúp các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh phát hiện ra sớm căn bệnh của con em

và có biện pháp chữa trị kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra

3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

4

Trang 5

Đối tượng: Tìm hiểu nguyên nhân trầm cảm học đường của Trường THPT PHANLIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE.

Khách thể: học sinh Trường THPT PHAN LIÊM

4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

40 học sinh lớp 12A1 Trường THPT PHAN LIÊM

5.Phương pháp nghiêm cứu:

Sử dụng thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên RADS (10-20) trên 40 bạn họcsinh Trường THPT PHAN LIÊM

Thống kê, xử lý kết quả từ thanh đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên RADS

Phỏng vấn sâu: Hỏi và trao đổi trực tiếp với các bạn học sinh để hiểu rõ hơn vềnhững nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

7.Nhiệm vụ nghiên cứu

Hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở học sinh

Tìm cách khắc phục và hạn chế nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Lứa tuổi thanh thiếu niên là một giai đoạn phát chuyển tiếp từ trẻ em sangngười lớn:

Trang 6

tuổi không còn là trẻ con cũng không phải là người lớn Đây là giai đoạn phát triểnđặc biệt với một loạt những thay đổi về thể chất, tâm lý và sự thay đổi về các quan

hệ xã hội, nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ Các nghiên cứu của Offers năm

1991 và 1995 [2] đã chỉ ra rằng có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi này gặp khó khăn

trong sự phát triển Học sinh THPT đặc biệt là lớp 12 do chịu nhiều áp lực về mặt tâm lý: áp lực học tập quá lớn, việc kết bạn mới, quan hệ trong gia đình,

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), khoảng 8-29% trẻ

em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc căn bệnh về sức khỏe tâm thần Nghiên cứu cụ thể với 202 trẻ em, trong đó có 22.8% số trẻ em trầm cảm; 23.7% số trẻ em muốn tự tử; 10.4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2.5% lo âu

Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y

tế và điều trị cần thiết Một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và

ma túy để tự chữa, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng, thậm chí gây nguy hiểm với xã hội

Trầm cảm tuổi học đường hiện đang là căn bệnh đáng báo động bởi nó đang làm cho tỉ lệ học sinh, sinh viên tự tử ngày càng gia tăng Bệnh lý này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của người bệnh, làm cho họ dần mất niềmtin vào cuộc sống, hầu hết đều muốn tự giải quyết bản thân bằng cái chết

2 Mức độ nguy hiểm đến thế hệ tương lai

Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sớm có thể gây hậu quả nghiêm trọng đốivới cuộc sống của người bệnh:

• Tập trung tinh thần kém: do bị trầm cảm nên khả năng tập trung của người bệnh bị suy giảm từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập và làmviệc Người bệnh thường dễ quên, khó tập trung, thậm chí còn mất trí tuệ hoặc tăng nguy cơ mắc Alzheimer từ giai đoạn sớm

Trang 7

• Mất ngủ và đau đầu: Có tới 50% người bị trầm cảm khi gặp bác sĩ thường nói rằng họ cảm thấy đau nửa đầu dữ dội và tình trạng và tình trạng này kéodài khiến cho giấc ngủ của họ rất khó khăn.

• Bệnh tiểu đường: Người bị trầm cảm có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 nếu

đã có tiền sử với bệnh lý này từ trước đó Nguyên nhân gây ra tình trạng này

là do bệnh trầm cảm làm thay đổi thói quen ăn uống, khiến họ ăn ngọt nhiềuhơn, khó kiểm soát được khẩu phần ăn

• Ham muốn tình dục suy giảm: Nam giới mắc bệnh này dễ bị yếu sinh lý, rốiloạn chức năng cương dương, phụ nữ dễ bị khô âm đạo nên đau rát khi quanhệ

• Lạm dụng chất gây nghiện: Người trầm cảm dễ bị kích thích bởi chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, ma túy đây là những chất khiến tinh thần họtrở nên hưng phấn thoải mái

• Quan hệ xã hội bị thu hẹp: Người trầm cảm thường có xu hướng thu mình lại khiến bản thân họ trở nên cô lập

• Bệnh tim: Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tim và trầm cảm có sự liên kết với nhau Bệnh trầm cảm có xu hướng làm trầm trọng hơn bệnh tim do sự chán nản khiến cơ tim bị thiếu oxy nên dễ co thắt gây đau đớn, viêm cơ tim

• Bệnh ung thư: Bệnh trầm cảm có khả năng tác động tới hệ thống miễn dịch

và làm bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng hơn

• Xu hướng tự làm hại: Ở mức độ nguy hiểm người bị trầm cảm có xu hướng muốn tự làm hại mình và người khác vì suy nghĩ tiêu cực trong cực trong họ

có chiều hướng gia tăng Chính cảm xúc tiêu cực ấy thôi thúc họ tự gây thương tích, làm đau mình hoặc còn muốn tự sát

3 Thống kê về bệnh trầm cảm học đường

Tại Việt Nam theo thống kê của bệnh viện tâm thần trung ương thần kinh thì trongtổng số 5.000 người có biểu hiện bất thường đến khám, tư vấn thì có 30% là học sinh, sinh viên Còn theo điều tra của bệnh viện nhi TW tại một số trường học thì

Trang 8

cũng có tới 20% học sinh có biểu hiện lo lắng, rối loạn tâm trí, hay còn gọi là trầmcảm Và các con số này đều có xu hướng tăng thêm theo thời gian.

Còn theo một cuộc khảo sát trên 1.727 học sinh THCS tại Hà Nội thì có 25.76% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần Và 20.65% học sinh sinh lớp 1 có lo âuhọc đường ở mức độ vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức trên lớp học là nguyên nhân lớn nhất

Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa kĩ năng quản lý thời gian và stress tronghọc tập của học sinh lớp 12, do một khoa Tâm lý-Giáo dục, trường Đại học Huế thực hiện, kết quả cho thấy hầu hết học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Quốc học Huế đều đã từng trải nghiệm stress trong học tập ở mức độ tương đối cao

Đó là các con số ở học sinh còn ở sinh viên thì một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ

ra thế hệ sinh viên ngày nay có nguy cơ bị lo âu và trầm cảm rất cao Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa chuẩn bị sẵn tinh thần cho cuộc sống sinh viên, cùng với

đó là các vấn đề tiền bạc và cơ hội việc làm bị giảm đi Ngoài ra sinh viên bị trầm cảm cò do lạm dụng chất hóa học, chất kích thích, lối sống không lành mạnh,

II Nội dung, cách giải quyết và kết quả chung

1 Trầm cảm học đường là gì?

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú Trầmcảm học đường có thể nảy sinh trong suốt quãng thời gian đi học Trầm cảm học đường là một dạng thuộc nhóm bệnh trầm cảm, hiện là mối đe dọa lớn đối với học sinh, sinh viên Căn bệnh này có thể xuất hiện và kéo dài trong suốt quãng đời đi học Thông thường những đối tượng học sinh, sinh viên hay đối mặt với các bài kiểm tra, kì thi quan trọng khiến họ luôn bị áp lực, căng thẳng, lo lắng về kết quả học tập

Tình trạng lo lắng, căng thẳng vì áp lực học tập nếu chỉ diễn ra trong vòng vài ngàythì cũng là dấu hiệu bình thường của học sinh Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài

và duy trì trong khoảng vài tuần liên tiếp thì nhiều nguy cơ có thể mắc bệnh trầm

Trang 9

cảm Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi củatrẻ em, khiến trẻ không còn hứng thú đối với cuộc sống xung quanh, kể cả những hoạt động yêu thích trước đó.

2 Nguyên nhân gây trầm cảm tuổi học đường?

Trầm cảm tuổi học đường có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, ngoài yếu tốhọc tập, nhà trường thì gia đình xã hội cũng có thể khiến cho trẻ gặp phải nhữngthay đổi tiêu cực trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi Một số nguyên nhân có thể gâynên bệnh trầm cảm tuổi học đường như:

Áp lực học tập:

Áp lực học hành thi cử là nguyên nhân hàng đầu khiến học sinh dễ rơi vàotình trạng trầm cảm tuổi học đường Thông thường các bậc phụ huynh luônmong muốn con mình có được thành tích học tập xuất sắc, một số cha mẹluôn đặt ra mục tiêu quá cao cho con cái Điều này khiến trẻ chịu áp lực,căng thẳng và lo lắng khi học tập, đặc biệt là đối diện với những lần kiểm tra,thi cử Khi tình trạng học tập không đạt được đúng kỳ vọng ban đầu sẽ khiến cho trẻ rơi vào trạng thái lo sợ, hoang mang, thậm chí có nhiều phụ huynh tỏ

ra thất vọng, chê bai và trách mắng con cái Điều đó sẽ khiến trẻ bị tổn

thương, mất dần tự tin vào bản thân, cảm thấy vô dụng, thất vọng về chính mình Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho tâm trạng và cảm xúc của trẻ bị ảnhhưởng nghiêm trọng Trẻ thường sẽ thấy buồn bã, chán nản, không muốn cố gắng học tập hay làm bất cứ điều gì

Trang 10

Nguồn: Bộ ảnh áp lực của học sinh cuối cấp

Bạo lực học đường:

Thêm một nguyên nhân có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm đó chính là nạn bạo lực học đường Hiện nay tình trạng này ngày càng gia tăng khiến cho nhiều học sinh trở thành nạn nhân thường xuyên bị bắt nạt, ức hiếp Bạo lực học đường không chỉ là tình trạng đánh đập, bạo hành một đối

Trang 11

tượng nào đó, mà còn được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau Phổ biếnnhất hiện nay là tình trạng công kích tinh thần bằng việc tập trung bêu xấu, nói những lời xúc phạm, đặc biệt là trên mạng xã hội Các nạn nhân của bạo lực học đường thường có xu hướng muốn giấu kín mọi chuyện, lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, bất an và hoảng sợ Khi không nhận được sự hỗ trợ, bảo vệ của bạn bè, người thân hoặc thầy cô trẻ sẽ rơi vào trạng thái bế tắc, cảm xúc bị rối loạn, hầu như không muốn tiếp xúc hoặc sợ tiếp xúc với những người xung quanh, luôn ám ảnh những hành vi làm tổn thương tinh thần và thể xác.

Nguồn: Thanh niên giáo dục

Yếu tố xã hội:

Trầm cảm tuổi học đường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau,trong đó yếu tố tâm lý- xã hội chính là một trong các lý do phổ biến gây nên bệnh lý này Đặc biệt là giai đoạn các bạn đang bước vào tuổi dậy thì, lúc này tâm sinh lý bị thay đổi một cách nhanh chóng, trẻ hầu như không thể nhận thức và hiểu biết chính xác toàn diện về một vấn đề nào đó Dễ bị tác động, ảnh hưởng từ các suy nghĩ tiêu cực, làm thay đổi về hành vi và cảm

Trang 12

xúc của bản thân Do đó, nếu trong giai đoạn này các bạn không được địnhhướng đúng đắn sẽ khiến trẻ dễ nảy sinh các hành vi, suy nghĩ tiêu cực dẫnđến tình huống không mong muốn.

Thói quen sống không lành mạnh:

Xã hội hiện nay ngày càng phát triển về mọi mặt, do đó các bạn cũng có thểtiếp xúc, tìm hiểu về nhiều vấn đề trong đó có các tệ nạn xã hội, những đối tượng sống thiếu lành mạnh Các bạn ở tuổi học đường thường tò mò, thích khám phá nên rất dễ hình thành các thói quen xấu từ những trang thông tin không lành mạnh

Nguồn: Lối sống không lành mạnh- nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Thiếu sự quan tâm từ gia đình:

Gia đình là một trong những yếu tố đóng vai trò đối với sự phát triển

và nhận thức của trẻ Theo nghiên cứu, hầu hết các trẻ em được sinhsống trong gia đình hạnh phúc,tràn đầy sự yêu thương và quan tâmsẽ

Trang 13

có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm thấp Ngược lại những trẻ được sinh ra vàlớn lên trong một gia đình thiếu sự yêu thương, quan tâm, cha mẹ thường xuyên bất hòa, anh chị em trong gia đình không quan tâm đếnnhau, sẽ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm Do đó, gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với suy nghĩ, hành vi và sự phát triển của trẻ Khi trẻ phải sống xa cha mẹ, sinh hoạt trong một môi trường thiếu vắng tình thương hoặc tệ hơn là nhận được sự ghẻ lạnh, chán ghét của những người thân trong gia đình sẽ làm cho trẻ bị tổn

thương, ảnh hưởng đến tâm lý, suy nghĩ, hành vi

Một số nguyên nhân khác:

Bên cạnh những nguyên nhân chính có thể gây nên tình trạng trầmcảm tuổi học đường vừa được kể trên thì căn bệnh này cũng có thểxuất phát từ một số lý do sau:

 Do di truyền: Khi người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì khả năng cao con cái sinh ra cũng bị trầmcảm

 Bị ám ảnh về tinh thần: Các bạn từng chứng kiến hoặctrải qua những sự việc đau thương như mất người thânhay bị lạm dụng tình dục sẽ có khả năng cao mắc bệnhtrầm cảm

 Hormone trong cơ thể mất cân bằng: Các bạn đang bước vào giai đoạn dậy thì sẽ có nhiều biến đổi về suynghĩ, hành vi, vóc dáng, Do đó, trẻ dễ có những suy nghĩ lệch lạc trong cảm xúc

 Các đối tượng học, sinh viên thuộc cộng đồng LGBT:Khi các bạn nhận ra giới tính thật của mình, hầu hết các bạn thường không dám chia sẻ với mọi người, giađình Một số trường hợp trẻ còn bị bạn bè, những

Trang 14

người xung quanh trêu chọc, xúc phạm dẫn đến tâm lý

lo sợ, tự ti về bản thân từ đó xuất hiện tình trạng trầm cảm

3 Biểu hiện của bệnh trầm cảm học đường:

Triệu chứng về thể chất:

 Thường xuyên bỏ bữa, chán ăn, ăn không ngon miệng

 Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ gặp ác mộng

 Đau đầu, mệt mỏi, đau lưng,

 Cơ thể uể oải, không có sức sống, khó tập trung, vận động chậm chạp

 Trở nên thèm ăn các món mà trước giờ chưa ăn

 Thói quen ngủ thay đổi

Triệu chứng về tinh thần:

 Luôn có cảm giác buồn bã, suy tư,chán nản

 Luôn cảm thấy mệt mỏi

 Có thái độ thù địch với cha mẹ và xã hội

 Thích ở một mình

 Xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, bi quan về cuộc sống

 Mất dần hứng thú đối với các hoạt động xung quanh, ngay cả những việc đãtừng mơ ước và yêu thích trước đây

 Cảm thấy mình vô dụng hay không có giá trị

 Khó tập trung, không hoàn thành được hầu hết các công việc

 Luôn cảm thấy tự ti về bản thân, thất vọng về chính mình

 Ngại giao tiếp với những người xung quanh, tự cô lập bản thân

 Suy nghĩ về cái chết, có ý định muốn tự sát

4 Các phương pháp điều trị trầm cảm học đường:

1.Hỗ trợ điều trị tại nhà:

Ngày đăng: 13/11/2021, 10:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

tượng nào đó, mà còn được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng công kích tinh thần bằng việc tập trung bêu xấu,  nói những lời xúc phạm, đặc biệt là trên mạng xã hội - TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN LIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
t ượng nào đó, mà còn được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng công kích tinh thần bằng việc tập trung bêu xấu, nói những lời xúc phạm, đặc biệt là trên mạng xã hội (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w