1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi việt nam gia nhập wto

95 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 10,68 MB

Nội dung

Trang 1

HQC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN PHAM THU THAO

PHAT TRIEN THI TRUONG TIEU THU SAN PHAM NONG NGHIEP SAU KHI VIET NAM GIA NHAP WTO

Trang 2

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ và đồ thị

MỞ ĐẦU

Chương 1: NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE THI TRUONG TIEU THU SAN PHAM NONG NGHIEP TRONG THỜI KỲ

HOI NHAP KINH TE QUOC TE

1.1 Khái niệm thị trường và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

1.3 Sự cần thiết phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp ở Việt Nam

Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỂU THỤ SAN PHAM NONG

NGHIỆP SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

2.1 Những lợi thế khách quan trong việc phát triển thị trường nông sản 2.2 Những kết quả đạt được về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO

2.3 Khó khăn hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển

thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam

Chương 3: QUAN DIEM VA GIAI PHAP THUC DAY PHAT TRIEN THI TRUONG NONG SAN CUA VIET NAM

3.1 Một số quan điểm chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ nông sản — nước ta hiện nay

Trang 3

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) |

BMI Tổ chức Giám sát Kinh doanh

(Business Monitor International Ltd) Quốc tế

EU (European Union) Lién minh Chau Au

NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

ODA Nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ

(Official Development Assistant) bên ngoài

QUOTA | Han ngach

USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

(U.S Department of Agriculture)

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 4

Trang

Bang 2.1 Sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam năm 2000-2009 35 Bang 2.2 Diện tích, sản lượng và xuất khẩu điều Việt Nam 2000-2009 40 -

Bang 2.3 Sản lượng một số ngành nông sản xuất khẩu chủ lực 41

Bang 2.4 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực 42

Bảng 2.5 Tiêu thụ cà phê tại nước ta nằm 2005-2010 43 Bảng 2.6 Lượng tiêu thụ nhân điều nội địa năm 1995-2005 45 Bang 2.7 Chỉ số tiêu dùng thực phẩm - Số liệu và dự báo 46

So sánh tỷ trọng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của Việt

Bảng 2.8 z

Nam va An Độ năm 2006 53

DANH MUC CAC BIEU DO VA DO THI

Trang

Biểu đô 1.1: Cơ cấu lao động theo ngành các năm từ 2006 - 2010 26

Dé thi 2.1: San lượng, diện tích lúa gạo Việt Nam năm 2000-2008 34

Biểu đô 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cao su qua các năm 2005 - 2010 38 Biểu đô 2.3: Kìm ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm 39

Biểu đồ 2.4: Tiêu thụ thực phẩm tại Việt Nam 2004 — 2013 45

Biểu đô 2.5: Doanh số bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại 47 Đổ thị 2.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tat yếu, bức thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế

một cách hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế đứng mới trên thương

trường quốc tế, hạn chế được những đối xử không công bằng Hiện nay Tổ chức thương mại thế giới WTO đã thao túng tới 95% kim ngạch buôn bán thế giới, nếu chúng ta còn đứng ngoài tô chức này thì tất nhiên sẽ rất yếu thế trong giao thương Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam mới mở rộng

được thị trường xuất nhập khẩu, mặt khác không chỉ để các doanh nghiệp

vươn ra thế giới mà còn để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta

Là một nước nông nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trước

hết và trên hết là thúc đây các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản ra thế

giới Nói cách khác đó là khai thác và phát triển thị trường đầu ra cho nông

sản hàng hóa nước ta

Kế từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, thị

trường tiêu thụ nông sản hàng hóa đã có bước phát triển nhanh chóng, bởi vì

xuất khẩu nông sản được coi là một trong những định hướng chiến lược của

phát triển nông nghiệp Việt Nam Trong quá trình đổi mới về kinh tế, xuất khẩu nông sản đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, tăng nhanh cả về sản lượng và kim ngạch Những thành tựu trong xuất khẩu nông sản đã là động lực cho nông nghiệp phát triển và từ đó tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế một cách én định và vững chắc Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 30-35% khối lượng hàng nông sản thực phẩm

Trang 6

Thị trường tiêu thụ nông sản đã được mở rộng, ngoài các khu vực tiêu thụ

truyền thống nông sản của Việt Nam như Trung Quốc, ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã thâm nhập thị trường Trung

Dong, EU, Hoa Ky va Chau Phi

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức lớn về thị trường đầu ra cho nông sản hàng hóa Vấn đề đặt ra hiện nay là phần lớn nông sản Việt Nam đang được tiêu thụ và xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô Sản

phẩm chưa đa dạng và thị trường đầu ra của sản phẩm còn phụ thuộc vào rất

nhiều yếu tô tác động Thực tế có quá nhiều vẫn đề đặt ra trong lĩnh vực này

như qui hoạch sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, thông tin thi trường

và đặc biệt là vấn đề liên doanh liên kết ngành hàng còn lỏng lẻo, sự điều

hành của Nhà nước chưa thật sự đủ mạnh để tăng hiệu quả Theo số liệu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông thôn, năm 2008, gạo của Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 4,7 triệu tấn đạt giá trị hơn 2, 8 ty USD; đến năm

2009 xuất khẩu gần 6 triệu tấn nhưng giá trị chỉ đạt hơn 2, 6 tỷ USD Ngoài

yếu tố giá cả thị trường thì nguyên nhân chủ yếu là sức cạnh tranh của hàng nông nghiệp nước ta còn yếu

Từ đây đặt ra yêu cầu phải xác định nguyên nhân của những yếu kém, bat cập, từ đó đưa ra giải pháp mang tính toàn diện và khả thi dé phát triển thị trường đầu ra cho hàng hóa nông sản Việt Nam Với dé tai: “Phat triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đáp ứng yêu cầu trên đây

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Là một nước nông nghiệp, vấn đề về tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp luôn được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm và nghiên cứu Trong đề tải: “Những giải pháp chủ yếu thúc đấy tiêu thụ nông sản ở nước íđ” (2001 -

Trang 7

của tiêu thụ nông sản đối với phát triển nông nghiệp nông thôn và kinh nghiệm một số nước trong việc thúc đây sản xuất và tiêu thụ nông sản; Phân

tích có tính logic và khoa học về thực trạng tiêu thụ nông sản ở Việt Nam

thời gian qua ở các mặt thành tựu và hạn chế, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở lĩnh vực công nghiệp chế biến; sức mạnh cạnh tranh thấp của nông sản; các vướng mắc ở chính sách và

một số vẫn đề khác liên quan đến hoạt động tiêu thụ nông sản phẩm được đặt

ra giải quyết

Đề tài của TS Võ Phước Tấn: “Phương thức tiêu thụ nông sản vùng Đông Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp đỗi mới phù hợp yêu cầu chuyễn dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam” - Đề tài khoa học cấp bộ - Bộ Thương mại - 2003 lại tập trung đi sâu vào đặc điểm của nông sản trong nước cũng như

trên thế giới, nghiên cứu một số kinh nghiệm sản xuất hàng nông sản của

một số nước lân cận như Malayxia, Indonexia, Thái Lan, Trung Quốc dé dua

ra những bài học kinh nghiệm đối với sản xuất nông sản ở Việt Nam Phan tích thực trạng tiêu thụ nông sản ở vùng đồng bằng Đông Nam Bộ từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển các phương thức tiêu thụ nông sản ở khu vực này cho phù hợp với yêu cầu chuyên dịch cơ cấu kinh tế Tuy nhiên thời điểm tác giả nghiên cứu vấn đề này là trước khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới thấy rõ vai trò to lớn của WTO đối với thị trường nông

sản Việt Nam

Đề tài của tác giả Phạm Văn Dũng: “Sản xuất và xuất khẩu cây công nghiệp chủ yếu - Thực trạng và giải pháp” Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội - 2002 đã phân tích rõ vai trò to lớn của tiêu thụ nông sản đối với phát triển nông nghiệp nông thôn và kinh nghiệm một số nước trong việc thúc

đây sản xuất và tiêu thụ nông sản; Phân tích có tính logic và khoa học về thực

Trang 8

sản; các vướng mắc ở chính sách và một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động tiêu thụ nông sản phẩm được đặt ra giải quyết; Để thúc đây tiêu thụ nơng sản hàng hố ở Việt Nam, cần thực hiện hàng loạt các giải pháp một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh sản xuất nông nghiệp hàng hoá; phát triển công nghiệp chế biến, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá và năng lực cạnh tranh của hàng

nông sản Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước; hoàn thiện hệ thống chính

sách liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng nông lâm hải sản

Ngoài ra vấn đề về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu nông sản cũng được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu và đạt được

những thành tựu nhất định đó là:

- Phan Huy Đường: “Những khó khăn thách thức về tiêu thụ nông sản

Việt Nam ” - Tạp chí Kinh tế và Phát triển - 2002

- Phan Huy Đường: “Một số vấn đề về thị trường nông nghiệp” - Tạp chi

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ” - 2002

- Nguyễn Đình Chiến: “Một số vấn đề về thị trường nông sản ở Việt

Nam” - 2005 - Luận văn thạc sĩ

- Trịnh Thị Ái Hoa: “Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý

luận và thực tiên ”, Nxb Chính trị quốc gia 2007

- Trần Ngọc Ngoạn (chủ biên) - “Phát triển nông thôn bền vững -

Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thể giới”, Nxb khoa học xã hội 2008

- Đặng Minh Luân: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam sang

Hoa Kỳ” - 2008, Luận văn thạc sĩ

Trang 9

nhập quan hệ kinh tế quốc tế

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu HghiÊn cứu

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường tiêu thụ

sản phẩm trong thời ky hội nhập, luận văn khảo sát thực trạng thị trường tiêu

thụ nông sản hàng hóa Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội

nhập kinh tế quốc tế hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục tiêu như đã nêu, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những

vấn đề cơ bản sau đây:

Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường nói chung và thị

trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Khảo sát thực trạng tiêu thụ của nông sản hàng hóa và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản ở Việt Nam

Hình thành một số quan điểm và giải pháp để phát triển thị trường nông

sản Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sự phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa Việt Nam từ khi nước ta gia nhập WTO, chủ yếu là thị trường tiêu thụ ngoài nước

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu thị trường đầu ra cho hàng nông sản Việt Nam trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài

Phương pháp thống kê: tổng hợp các số liệu về kim nghạch xuất khẩu và tiêu thụ hàng nông sản trong từng tháng

Phương pháp điều tra, khảo sát và các phương pháp toán học: sơ đồ,

biểu, bang, dé thi

6 Cái mới của luận văn

Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, phân tích những khó khăn, hạn chế tại hai thị

trường này để đề ra phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định

chính sách, bộ Nông nghiệp

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề liên quan đến thị trường, thị

trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan về tình hình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện nay và nguyên nhận của nó Từ đó, đề xuất một số giải pháp để phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam một cách có hiệu quả

8 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu

Trang 11

NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE THI TRUONG TIEU THU SAN PHAM NONG NGHIEP TRONG THOI KY

HOI NHAP KINH TE QUOC TE

1.1 Khái niệm thị trường và thị trường tiêu thụ sản pham nông nghiệp 1.1.1 Thị trường

1.1.1.1 Khai niém

Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa Từ đó đến nay, nền sản xuất hàng hóa đã phát triển và trải qua

nhiều thế kỷ, có nhiều thay đổi mang tính hiện đại và có những lưu giữ mang

tính truyền thống Việc tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất, thực hiện các dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ cũng như bán hàng của các doanh nghiệp thương mại đều diễn ra trên thị trường Trong khi đó, cạnh tranh lại đòi hỏi người sản xuất phải cố gắng giành vị thế cao trên thị trường Dựa trên

cơ sở chỉ phí kinh doanh tính trên một đơn vị sản phẩm đã tạo ra, người sản

xuất có thể xác định được mức giá sản phẩm mà người sản xuất có thể chấp

nhận được và nhất thiết phải tiêu thụ trên thị trường |

Thị trường phát triển đa dạng và phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên cũng có nhiều định nghĩa khác nhau:

Thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, nó xuất hiện cùng với sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá, được hình thành trong lĩnh vực lưu thông

Đã có rất nhiều quan điểm về thị trường được các nhà kinh tế học đưa ra

Trong kinh tế chính trị thị trường là lĩnh vực lưu thông, ở đó hàng hóa

thực hiện được giá trị đã được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, (Lênin toàn tập, tập 1), thị

trường là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội, là một trong những

Trang 12

tại và tiềm năng đối với một sản phẩm

Như vậy, tùy theo các cách tiếp cận về thời gian, không gian, địa lý có thể có những định nghĩa khác nhau Nhưng dù đứng ở góc độ nào thì để

ton tai thi trường luôn cần sự có mặt của ba yếu tố sau đây:

Thứ nhất, khách hàng được xem là yếu tố tiên quyết của thị trường, thị

trường phải có khách hàng không nhất thiết phải gắn với địa điểm cố định

Thứ hai, khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn Đây được xem là động lực thúc đây khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ

Thứ ba, đễ việc mua bán hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thì yếu tố

quan trọng là khách hàng phải có khả năng thanh toán

Về bản chất thị trường là lĩnh vực trao đổi mà thông qua đó người bán

và người mua có thể trao đổi sản phẩm, dịch vụ cho nhau tuân theo các quy

luật kinh tế hàng hóa

Như vậy, có thể hiểu thị trường trên ba nét lớn sau:

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi được tổ chức theo quy luật kinh tế hàng hoá như: quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh

- Thị trường là sự trao đổi ngang giá và tự do đối với sản phẩm làm ra; gắn sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phải phục tùng nhu cầu tiêu dùng

- Một thị trường cân đối thì giá cả của nó phải phản ánh chí phí sản xuất xã hội trung bình, do đó buộc người sản xuất phải giảm chỉ phí, tiết kiệm nguồn lực, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

1.1.1.2 Vai tro cua thi truong

Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của các nhà sản xuất hàng hoá là sản xuất ra hàng hoá ra để bán, để thoả mãn nhu cầu của người khác Vì thế các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ

Trang 13

và ngược lại Bởi thế còn thị trường thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị

trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ và các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản

Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố: Thị trường đóng vai trò hướng dẫn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để quyết định sản

xuất kinh doanh cái gì? Như thế nào ? Và cho ai? Sản xuất kinh doanh đều

phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu đó chứ không phải xuất phát từ ý kiến chủ quan của mình Bởi vì ngày nay

nền sản xuất đã phát triển đạt tới trình độ cao, hàng hoá và dịch vụ được cung

Ứng ngày cảng nhiều và tiêu thụ trở nên khó khăn hơn trước Do đó, khách hàng với nhu cầu có khả năng thanh toán của họ, bộ phận chủ yếu trong thị trường của doanh nghiệp, sẽ dẫn dắt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp

hoạt động trên thương trường đều có một vị thế cạnh tranh nhất định Thị

phần (phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được) phản ánh thế và lực

của doanh nghiệp trên thương trường Thị trường mà doanh nghiệp chình phục được càng lớn chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng càng mạnh, số lượng sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều và do đó mà vị thế của doanh nghiệp càng cao Thị trường rộng giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn tới doanh thu và lợi

nhuận nhanh hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư hiện đại hoá sản

xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường Khi đó thế và lực của doanh nghiệp cũng được củng cố và phát triển

Việt Nam từ khi xác định phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế thị

Trang 14

đưa nền kinh tế nước ta tiến được một bước tiễn đáng kế so với cơ chế kế

hoạch hóa tập trung trước đây Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tất cả các thành viên trong xã hội có đủ điều kiện kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam đều được kinh doanh các mặt hàng mà nhà nước không cắm Các thông tin thị trường luôn là những thông

tin mở, nắm bắt nó một cách nhanh chóng, nhạy cảm sẽ đem lại những thành

công lớn cho người làm kinh tế, qua đó góp phần quan trọng trong việc thúc đây nền kinh tế phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp

hiện đại trên thế giới

1.1.2 Thị trường tiêu thụ nông sản

1.1.2.1 Khai niém

Tiêu thụ là khái niệm kinh doanh nhằm định hướng và thực hiện

chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua trên cơ sở đã thanh

toán và thu tiền, đồng thời thực hiện việc tổ chức, điều hòa phối hợp các tổ

chức trung gian khác nhau nhằm đảm bảo cho nông sản hàng hóa tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường

Hoạt động tiêu thụ giản đơn được hiểu là một sự trao đổi hàng hóa thông thường, xác định hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một cá nhân hay từ một tô chức bằng cách đưa cho cá nhân hay tổ chức đó

một thứ khác

Nông sản hàng hóa chỉ được tiêu thụ khi các cuộc trao đổi diễn ra với

thỏa thuận đôi bên cùng có lợi Khi lượng nông sản hàng hóa trao đổi lớn thì

tiêu thụ là hoạt động thương mại có tổ chức và chiến lược thực hiện trên cơ sở

Trang 15

chúng loại sản phẩm và từ đó có cách tổ chức và hình thành phương thức tiêu

thụ nông sản một cách hợp lý _

Thị trường tiêu thụ bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó

Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa được phân vào hai nhóm chính: Nhóm 1: Thị trường tiêu thụ là người tiêu dùng

Khách hàng của thị trường này bao gồm những người mua sắm nông sản hàng hóa dé phục vụ riêng cho việc tiêu dùng Việc tiêu dùng của họ một mặt là

sử dụng hoặc hủy bỏ một tài sản kinh tế, mặt khác cũng là cách tự thể hiện mình

Thị trường tiêu thụ của những người tiêu dùng có những đặc trưng như: Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng

Khách hàng rất khác nhau về tuôi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn

hóa và sở thích đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về nhu cầu

Nhóm 2: Thị trường tiêu thụ là các tổ chức bao gồm thị trường của các

doanh nghiệp sản xuất, thị trường của các doanh nghiệp thương mại và thị trường của các tổ chức chính phủ

Trong đó, thị trường của các doanh nghiệp sản xuất bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua sắm các mặt hàng nông sản sử dụng vào việc sản xuất ra những hàng hóa từ nông sản để bán hay cung ứng để bán hay cung ứng cho những người tiêu dùng và các tỔ chức khác Đặc trưng của thị trường các doanh nghiệp sản xuất là số lượng người mua ít, nhưng số lượng hàng hóa

cho một lần trao đổi hay giao dịch lớn hơn nhiều so với thị trường tiêu dùng

Do khối lượng khách hàng ít, nhưng tầm cỡ lớn nên mối quan hệ mua - bán giữa người cung ứng và người tiêu thụ ở thị trường này rất mật thiết, là mối quan hệ hợp tác lâu dài và yêu cầu các nhà cung ứng phải đặc biệt coi trọng

Thị trường các doanh nghiệp sản xuất có tính chất tập trung theo vùng

Trang 16

điểm của các nhà cung ứng Có thể nói hàng nông sản phẩm của Việt Nam được tập trung tiêu thụ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hạ Long, Vinh

Đối với thị trường tiêu thụ là các doanh nghiệp thương mại bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua các mặt hàng nông sản để bán lại hoặc cho

thuê nhằm mục đích kiếm lời Đó chính là các nhà bán buôn: bán lẻ và bán sỉ các loại hàng hóa và dịch vụ

Các đặc tính của thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp thương mại là: Đảm nhận khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn

Các doanh nghiệp thương mại phân bố phân tán hơn doanh nghiệp sản

xuất nhưng tập trung hơn đối với thị trường tiêu thụ người tiêu dùng

Mục đích mà các nhà doanh nghiệp theo đuôi là “bán lại để kiếm lời”

do đó, hàng hóa mà họ lựa chọn do người mua lại quyết định - thường là người tiêu thụ cuối cùng - chứ không phải bản thân họ Danh mục và chủng loại mua sắm của họ rất phong phú và đa dạng Họ mua tất cả những gì mà

người tiêu dùng cần để bán lại kiếm lời

Đặc điểm của một số loại nông sản phẩm là thời hạn lưu trữ ngắn, nếu

không được chế biến hoặc tiêu thụ sẽ rất mau hỏng Do đó, thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp thương mại là thị trường rất quan trọng đối với nhà cung ứng nông sản, nó giúp hàng phân phối tới nhà tiêu dùng một cách nhanh chóng và người tiêu thụ cũng có được những sản phẩm tốt nhất

Đối với thị trường tiêu thụ của các tổ chức chính phủ bao gồm tổ chức hoặc các cơ quan địa phương mua hay thuê những mặt hàng cần thiết để thực hiện chức năng cơ bản theo sự phân công của chính quyền

Chính phủ và cơ quan các cấp là người tiêu thụ rất lớn Phần chi tiêu

ngân sách mà các tổ chức Nhà nước dành cho hoạt động của mình dưới hình thức hàng hóa hay dịch vụ hàng năm là rất cao, thể hiện qua các khoản chi

Trang 17

chức chính phủ được những người cung ứng hàng hóa và dịch vụ đặc biệt quan tâm

Hàng hóa nông sản là loại hàng hóa mà các cơ quan của chính phủ tiêu thụ rất lớn hàng năm để phục vụ cho các mục đích như: cung cấp cho quân đội, cung cấp cho các đợt cứu trợ khẩn cấp trong và ngoài nước, trao đổi hàng hóa hoặc trả nợ nước ngoài bằng nông sản phẩm Khối lượng hàng tiêu thụ qua trung gian là các Cơ quan chính phủ thường rất lớn và dài hạn

1.1.2.2 Phương thức tiêu thụ nông sản hàng hóa

Muốn đưa nông sản hàng hóa sản xuất ra tới người tiêu dùng thì phải tổ

chức các hoạt động tiêu thụ hàng hóa đó Một sản phẩm sẽ có nhiều con

đường để đi từ người sản xuất đến người tiêu thụ Mỗi con đường như vậy được hiểu là một kênh phân phối, và vẫn đề đặt ra là làm sao tìm ra kênh phân phối thích hợp nhất từ nhiều kênh phân phối khác nhau

Việc doanh nghiệp xác định được kênh phân phối nông sản hàng hóa của mình sẽ hình thành nên phương thức luân chuyên hàng hóa hiệu quả nhất,

xác định được các chiến lược phù hợp với kênh phân phối đó

Đi liền với việc lựa chọn kênh phân phối, các phương thức nhằm tiêu

thụ nông sản hàng hóa cũng được tập trung nghiên cứu nhằm phát triển ổn định và gắn kết với các kênh phân phối đã lựa chọn

1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

1.2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1.1 Khái niệm

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn bó một cách hữu cơ nền kinh tế

quốc gia với nền kinh tế thế giới góp phần khai thác các nguồn lực bên trong

một cách có hiệu quả

1.2.1.2 Nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 18

các tố chức đó nói riêng và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của hội nhập:

- _ Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia - _ Tiếp cận thị trường các nước

- _ Cạnh tranh công bằng, áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết

- _ Dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển 1.2.1.3 Nội dưng cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế

e Đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức gia tri nao vào nước

tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận và đạt được các hiệu quả xã hội Đây là xu hướng có tính

quy luật trong điều kiện tăng cường quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay, tuy rằng trên thực tế, sự hợp tác này không đơn giản mà trải lại luôn chứa đựng sự cạnh tranh gay gắt

Những hình thức chủ yếu của đầu tư quốc tế bao gồm:

- Đầu tư gián tiếp (góp vốn dưới hình thức mua cổ phiếu nhưng không

trực tiếp điều hành)

- Tín dụng quốc tế (cho vay vốn kiếm lợi thông qua lãi suất tiền vay)

- Đầu tư trực tiếp (chủ đầu tư trực tiếp tham gia điều hành đối tượng họ

bỏ vốn đầu tư) Tại Việt Nam, đầu tư quốc tế được đề cập chủ yếu ở hai hình thức là FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) và ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức)

Trang 19

chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín

dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rộng, Quỹ Miyazawa, PRGF va PRSC)

e Xuất nhập khẩu

Trong những năm gần đây, các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu của thế giới liên tục tăng trưởng với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn Sự tăng trưởng đó có đặc điểm là luôn luôn cao hơn so với tốc độ tăng của sản xuất thế giới dù nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng đã trải qua nhiều bước thăng trầm trong quá trình phát triển kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Trên thực tế, các nước sử dụng rộng rãi nhiều biện pháp trực tiếp nhằm mở rộng xuất khẩu hàng hóa, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước như tín dụng xuất khẩu, Nhà nước bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu hoặc bán phá giá hàng hóa, bán phá giá hối

đối, hồn thuế hàng xuất khẩu Đồng thời, các nước cũng sử dụng nhiều

biện pháp hạn chế nhập khâu bằng cách sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan (như quotas, giấy phép nhập khẩu, quy định về mặt vệ sinh thú y hoặc vệ sinh thực phẩm ) nhằm ngăn cản hàng từ nước ngoài, tăng khả năng của các nhà sản xuất nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước Các tô chức kinh tế quốc tế hiện nay đều có xu hướng thỏa thuận giảm bớt và dỡ bỏ các biện pháp hạn chế này, tạo thuận lợi tối đa cho sự trao đôi tự do hàng hóa,

dịch vụ trên thị trường thế giới

Trang 20

thuộc ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay: Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản Song nhìn từ khía cạnh khác, không thể không thấy rõ, đối với các nước đang phát triển đặc biệt là các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để có được sự phát triển kinh tế năng động trong những thập niên vừa qua phải kể đến sự đóng góp vô cùng quan trọng của thương mại quốc tế

Với chiến lược thay thế nhập khẩu và sau đó là chiến lược công nghiệp hóa

hướng về xuất khẩu, một số nền kinh tế ở châu Á đã trở thành các nước công nghiệp mới (NIEs), cất cánh thành những con rồng châu Á trong khoảng thời gian lịch sử ngắn hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển đi trước Điều đó cho thấy lợi ích của việc tham gia vào thương mại quốc tế là hết sức

to lớn và hoàn toàn hiện thực

e_ Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế

Dưới sức ép của cạnh tranh, tồn cầu hố và sự bành trướng của các

công ty đa quốc gia như hiện nay, các quốc gia có xu hướng tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới Tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực

nhằm tận dụng những lợi thế của nhau, dành cho nhau những ưu đãi về thuế

quan và mậu dịch, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể để cạnh tranh với các nước ngoài khối Song song với việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực, các quốc gia đồng thời cũng tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế

toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho tự do hoá thương mại và đầu tư, gia tang kim

ngạch xuất khẩu đồng thời đây nhanh tốc độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Trang 21

Bảng 1.1: Một số tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới Tên Nước thành viên Thường trực | Thành Lập

Khu Vực kinh tê | Aixolen, Bi, Dan Mạch, Đức,

Châu Âu Pháp, Hà Lan; Lucxembua,Bé | Brucxen 1/1994 Dao Nha, Tay Ban Nha; Hy Lap,

Italia, Anh, ao, Na Uy, Phan Lan,

Thuy Dién, Lichtéintin

Hiệp hội các quốc Philipin, Lao, Singapo, Brunay,

gia Đông Nam A Thailan, Brunây,Campuchia, | Giacacta 8/1967

Indônesia, Việtnam, Myama

Tổ chức hợp tác | Thô Nhĩ kỳ, Pakistan, Apganistan,

trung Á Iran, Azacbaizan, IUzobekistan, | Đôhaylan 1985 Takistan, Kazacstan, Azukistan

Liên minh hợp tác | Môngla, Butan, ân Độ, Mantan, | Kađôman 12/1985 Nam Á Nêpan, Pakistan, Siri-Lanca

Khu vực mậu địch | Hoa Kỳ, Mêhicô, Canada Mêhicô city | 12/1992

tự do Bắc Mỹ

Diễn đàn hợp tác |Mỹ,Canada Mêhicô, Chiê,

kinh tế Châu A| singapo,Nga Trung Quốc, Đài |Không có

Thái bình dương |Loan, HồngKông, Nhật Bản, | trụ sở 11/1989

Malaisia, ThaiLan, Babue, Péru, Philipin,Inđônêsia, Viêtnam, Australia, New Zealand, và Tân Ghi-né Khu vực mậu dịch | Gồm 34 nước Bắc Mỹ trừ Cu Ba | Maiami 12/1994 tự do Châu Mỹ

Hiệp hội cân đổi | Angola, Boxoana, malavi,

phat triển miền | Zambia Zimbabue, Caicosto, | Môngtêviđê | 3/1981 Nam Châu Phi Mozambic, Namibia, Tanzania 0

Trang 22

Trong trào lưu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra như

một xu thế khách quan, là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam khơng thể đứng ngồi quá trình chung đang diễn ta mang mẽ trên phạm vi toàn cầu Ngay từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước, nước ta đã gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tích cực tham gia phong trào không liên kết, Nhóm G77 và đặc biệt là liên hiệp quốc mà một trong những nội dung cơ bản là đấu tranh cho một trật tự công bằng, đồng thời tham gia tích cực vào các liên kết kinh tế - thương mại quốc tế như

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Á Thái Bình Dương (APEC), trở thành quan sát viên của Tổ chức thương mại

thế giới (WTO), ký hiệp định thương mại với 85 quốc gia, thực hiện tối huệ

quốc với trên 70 quốc gia Nếu vào năm 1990 Việt Nam mới có quan hệ buôn bán với trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 1995 đã là 100 và đến đầu 2001 con số này đã là khoảng 170 nước và vùng lãnh thổ

1.2.2 Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tẾ dỗi với sự phát triển thị trường ở Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của

Việt Nam Nội dung của hội nhập là mở cửa thị trường cho nhau, vì vậy, khi

Việt Nam gia nhập các tô chức kinh tế quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng Cùng với việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan

và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam thâm

nhập thị trường thế giới

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế

Trang 23

các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn

đầu tư nước ngoài Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước huy động

và sử dụng vốn có hiệu quả hơn

- Viện trợ phát triển ODA: Tiến hành bình thường hoá quan hệ tài chính

của Việt Nam, các nước tài trợ và các thê chế tài chính tiền tệ quốc tế đã tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA còn bộc lộ nhiều yếu kém, nhất là tình trạng giải ngân chậm và việc nâng cao hiêu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ Việt Nam Trong những năm qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương, các khoản nợ nước ngoài cũ của Việt Nam về cơ bản đã được giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phán song phương Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chỉ ngân sách, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa

học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được kĩ thuật, công nghệ tiên tiến của các

nước đi trước để đây nhanh q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để khai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả Dĩ nhiên ngoài việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo cơ hội tiếp nhận tiến bộ kĩ thuật và công nghệ, nước ta vẫn có thê sử dụng ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu để nhập công nghệ mới về phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh Song vì nước ta còn nghèo, dự trữ ngoại tệ rất hạn hẹp, kinh nghiệm tiếp cận

thị trường bên ngoài chưa nhiều, trình độ thẩm định công nghệ lại kém và khả

Trang 24

đường thích hợp hơn với nước ta hiện nay là tiếp tục đổi mới cơ chế và chính sách, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để lấy lại nhịp độ gia tăng thu hút đầu tư trực tiếp như những năm trước, qua đó tiếp nhân và chuyển giao công nghệ có hiệu quả hơn

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì hoà bình ổn định, tạo dựng

môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị trí Việt Nam trên

trường quốc tế Đây là thành tựu lớn nhất sau hơn một thập niên triển khai các hoạt động hội nhập

Trước đây, Việt Nam chỉ có quan hệ chủ yếu với Liên Xô và các nước Đông Âu, nay đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 166 quốc gia trên thế giới Với chủ trương coi trọng các mối quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương Chúng ta đã bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường quốc tế hồ bình, ơn định nhằm tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Ngoài ra đối với Mĩ chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1955, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến

trình bình thường hoá nối quan hệ kinh tế giữa hai nước

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội để nguồn nhân lực của nước ta

khai thông, giao lưu với các nước Ta có thể thông qua hội nhập để xuất khâu lao động hoặc có thể sử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khâu

Tham gia vào các tÔ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng Những cơ hội của hội nhập đem lại

mà Việt Nam tận dụng được một cách triệt để sẽ làm bàn đạo để nền kinh tế

sớm sánh vai với các cường quốc năm châu |

Trang 25

sang cơ chế thị trường, từ một nền kinh tế tự túc nghèo nàn bắt đầu mở cửa tiếp xúc với nền kinh tế thị trường rộng lớn đầy rẫy những sức ép, khó khăn Nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ cuộc Trái lại, đứng trước xu thế phát triển tất yếu,

nhận thức được những cơ hội và thách thức mà hội nhập đem lại, Việt Nam,

một bộ phận của cộng đồng quốc tế không thể khước từ hội nhập Chỉ có hội

nhập Việt Nam mới khai thác hết những nội lực sẵn có của mình để tạo ra

những thuận lợi phát triển kinh tế Chính vì vậy mà đại hội Đảng VII của Đảng

Cộng Sản Việt Nam năm 1991 đã đề ra đường lối chiến lược: “Thực hiện đa

dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối

ngoạ?? Đến đại hội đảng VILL, nghị quyết TW4 đã đề ra nhiệm vụ: “Giữ vững

độc lập tự chủ, di đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nên kinh tế mới, hội nhập với khu vực và thế giới ”

1.2.3 WTO và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

1.2.3.1 Khải niệm

WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục

tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cau tu do, thuận lợi và minh

bạch Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp

định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư)

1.2.3.2 Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và

được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đôi để thực hiện một

Trang 26

Các cam kết chính như sau:

Kinh tế phi thị trường: Ta chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị

trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018) Tuy nhiên, trước thời

điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn

toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ

“phi thị trường” đối với ta Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các

vụ kiện chống bán phá giá Các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ

chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế

phi thị trường

| Dét may: Cac thanh vién WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với ta khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đữa nhất định Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ

đặc biệt đối với hàng dệt may của ta

Trợ cấp phi nông nghiệp: Ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp

bị cắm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa Tuy

nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm( trừ ngành dệt may)

Trợ cấp nông nghiệp: Ta cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO đành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm

Quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu hàng hóa): Tuân thủ quy định WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất

nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kế từ khi gia nhập, trừ đối với các

Trang 27

xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm)

Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: Ta đồng ý cho nhập khâu xe

máy phân phối lớn không muộn hơn øzgày 31/5/2007 Với thuốc lá điều và xì

gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cắm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điều và xì gà Mức thuế nhập khâu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao Với ô tô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử đựng không quả 5 nam

Minh bạch hóa: Ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội và

Chính phủ ban hành để lẫy ý kiến nhân dân Thời hạn dành cho việc góp ý và

sửa đổi tối thiểu là 60 ngày Ta cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản

pháp luật trên các tạp chí hoặc trang tin điện tử của các Bộ, ngành

Một số nội dung khác: Về thuế xuất khẩu, ta chỉ cam kết sẽ giảm thuế

xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết

về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác

Ta còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ Định giá tính thuế xuất nhập khâu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ các quy định của WTO kẻ từ khi gia nhập

Cam kết về thuế nhập khẩu

Mức cam kết chung: Ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng) Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện

hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm Mức

Trang 28

Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hon 1/3 sé dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20% Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định

Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử Ta đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng

xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải

1.3 Sự cần thiết phải phát triỀn thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam

1.3.1 Là tiền đề quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp

Như chúng ta đã biết, nước ta là một nước nông nghiệp, cả nước ta hiện

nay có gần 16 triệu hộ ở nông thôn, chiếm 69,4% số hộ với gần 38 triệu lao động, chiếm 69% số lao động của cả nước, trong đó lao động làm việc trực

tiếp trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 57,9% số lao động cả nước Vì vậy, đối với Việt Nam nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng, sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế Để có thé phat triển một nền nông nghiệp ôn định, chúng ta phải có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định tương xứng với khả năng sản xuất Nói cách khác, thị trường thị trường nông tiêu thụ nông sản là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp và do đó có vai trò quan trong trong phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn

Thứ nhất, thị trường tiêu thụ nông sản cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội Đối với nông thôn, thị trường tiêu thụ nông sản cung cấp trực tiếp tại chỗ các loại nông phẩm cho mỗi vùng, miền Lượng cung cấp này là

không nhỏ vì dân số nông thôn ở nước ta là rất lớn (hơn 80 triệu người) Đây

Trang 29

Thứ hai, do đặc tính của nông sản là các sản phẩm tươi sống, dễ hư hao, thối hỏng và do đó nhanh chóng mất chất lượng nên thị trường tiêu thụ nông sản có vai trò quan trọng trong việc đây sản phẩm vào dòng lưu thông liên tục, kịp thời Nếu sản phẩm tồn đọng sẽ là một khó khăn rất lớn cho ngành nông nghiệp mà trực tiếp chịu thiệt thòi là người nông dân Không tiêu

thụ được sản phẩm, sản phẩm ứ đọng buộc phải hạ giá trong khi chi phí lưu

kho tăng lên, chỉ phí sơ chế giảm thiệt hai tăng lên điều này làm cho người

sản xuất nề không thua lỗ thì cũng thiệt hai rất nhiều vào lợi nhuận

Thứ ba, thị trường tiêu thụ nông sản trong quá trình tiêu thụ sản phẩm đã đem lại cho người sản xuất luồng thông tin ngược để điều chỉnh sản xuất tạo ra việc làm liên tục cho người nông dân và tương ứng với nó là khả năng

tiêu thụ nông sản mà họ tạo ra, tạo ra thu nhập cho lao động nông thôn vốn

đang nhàn rỗi Dựa trên thu nhập ngày càng tăng, các địa phương sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống của nguười nông dân tạo tiền đề cho

cơng nghiệp hố hiện đại hố nơng thơn, phát triển kinh tế nông thôn

Thứ tư, thị trường tiêu thụ nông sản còn có vai trò điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách hết sức tự nhiên Theo thông tin về nhu cầu thị trường, ngành nông nghiệp sẽ chuyên dịch vốn và lao động và các nguồn lực khác sang sản xuất các mặt hàng nông sản mà thị trường đang có nhu cầu Sự điều chỉnh này là rất tự nhiên xuất phát từ lượng tiêu thụ mỗi loại sản phẩm nông sản trên thị trường, từ đó gợi ý cho người nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất

Nói tóm lại, thị trường tiêu thụ nông sản tác động đến rất nhiều mặt của

nông nghiệp nông thôn Sự tác động này có thé là trực tiếp, có thể là gián tiếp nhưng ảnh hưởng do nó gây ra là rất lớn Và hơn thế nữa, thị trường phát triển còn là tiền đề cho sự phát triển của nông nghiệp - nông thôn Việt Nam

Trang 30

2000, GDP nông nghiệp tăng 4,5%, sản lượng tiêu thụ đạt 35,5 triệu tấn, trong đó xuất khẩu gạo đạt 3,5 triệu tấn, sản lượng các loại nông sản khác cũng

tăng Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu nông sản đã chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu Đặc biệt là sau một năm gia nhập WTO, năm 2007, xuất khẩu nông sản đạt kết quả cao với tông giá trị xuất khâu đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD Hầu hết hàng nông sản đều có giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 ty USD trở lên như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ Năm 2010, tổng

kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục với 19,15 tỉ USD, tăng trên 22% so với năm 2009 Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, có ba mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỉ USD là thủy sản, đồ gỗ và gạo; một mặt hàng đạt

kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD là cao su và hai sản phẩm có kim ngạch xuất khâu hơn 1 tỉ USD là cà phê và điều

Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 đã đạt khoảng 12 tỷ USD, tăng đến 37,6% so với cùng kỳ Những mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng cao như: Cà phê (45% về sản lượng và 22,6% về kim ngạch), cao su (12,6% và 80,7%) Tính chung, các mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 7 tỷ USD, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh góp phần nâng thặng dư thương mại của ngành nông nghiệp đạt 4,3 tỷ USD và góp phần giảm nhập siêu cho cả nước Cùng thời kỳ này năm 2010, ngành nông nghiệp chỉ xuất siêu gần 2,6 tỷ USD

Qua đó có thể thấy đóng góp của việc tiêu thụ nông sản vào nền kinh tế Việt Nam là không nhỏ Hơn nữa, xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ là rất hữu ích cho Việt Nam để nhập các dây chuyền công nghệ, các tiến bộ khoa

học ứng dụng đưa vào sản xuất, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại

Trang 31

1.3.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tễ

Thị trường tiêu thụ nông sản đóng vai trò kích thích sản xuất, kích thích tiêu dùng Thông qua thị trường, các doanh nghiệp nông nghiệp xác

định được như cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và từ đó xác định lại chiến

lược, phương hướng sản xuất sản phẩm của mình cho sát với nhu cầu hơn Về phía người tiêu dùng, thông qua thị trường cũng có thể có được lượng hàng hố nơng sản phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của mình Hơn nữa thị trường còn kích thích tạo ra nhu cầu mới cho người tiêu dùng Như vậy, tổng cầu xã hội về nông sản tăng Cung tăng, cầu tăng sẽ làm tăng năng suất lao động và thúc đây răng trưởng kinh tế

Thị trường tiêu thụ nông sản trong quá trình phát triển ngày càng hoàn

thiện, được chun mơn hố theo chức năng, tiết kiệm được thời gian cho cả

người sản xuất và người tiêu dùng Với người sản xuất, qua tung gian là thị trường thu thập được thông tin về cầu và tiêu thụ được sản phẩm.Từ đó làm

tốt hơn nhiệm vụ cung ứng và thu lợi nhuận nhiều hơn Ngoài ra, nhờ có thị

trường tiêu thụ mà hàng hố nơng sản được thơng suốt và chỉ phí cũng như tỷ lệ hư hao giảm đến mức tối thiêu trên một đơn vị hàng hoá, nâng cao năng

lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể mở rộng hoạt động xuất khẩu và không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu thì đỏi hỏi các nhà sản xuất

luôn phải biết tận dụng lợi thế của mình, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến

hiện đại để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới Chính sự đầu tư đó sẽ ra những sản phẩm có chất lượng cao, phong phú đa dạng và cũng là một hình thức giới thiệu về quốc gia mình, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc

7 A

Trang 32

1.3.4 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sẽ tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động

Sự cần thiết phải phát triển thị trường tiêu thụ nông sản còn thể hiện ở

vai trò quan trọng của thị trường này với sự phát triển của kinh tế nói chung và sự phát triển của nông nghiệp - nông thôn nói riêng Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản không chỉ tăng lượng nông sản hàng hoá được trao đổi trên thị trường mà gắn liền với nó là giải quyết được công an việc là cho người lao động

Thời gian qua, cơ cấu lao động theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực (Biểu đồ 1.1.) 60 w Nông - lâm - ngư 40 nghiệp Công nghiệp - xây 20 dựng Thương mại - Dịch 0 vụ Năm Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đà 1.1: Cơ câu lao động theo ngành các năm từ 2006 - 2010

Tỷ trọng lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản đã giảm (từ

73% năm 1990 xuống còn 71,3% năm 1995; khoảng 51,9% năm 2009 và năm

2010 còn dưới 51%)

Tỷ trọng lao động nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng liên tục (từ

11,2% năm 1990 lên 11,4%, lên khoảng 13,1% năm 2000, lên 18,2% nắm

2005, lên 21,5% năm 2009) Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ tăng liên

tục và nhanh nhất (từ 15,8% năm 1990, lên 17,4% năm 1995, lên khoảng

Trang 33

Tuy nhiên, lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn ở mức cao và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn vẫn là vẫn đề của toàn xã hội Vì vậy, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản rất có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói riêng Khi thị trường nông sản mở rộng và phát triển sẽ khuyến khích mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm từ đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Để tập trung vào sản xuất phục vụ cho xuất khẩu thì cần phải gia tăng lao động Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thì việc mở rộng sản xuất hàng nông nghiệp thường đi kèm với việc mở rộng các khu chế xuất Các khu công nghiệp và khu chế xuất không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong nước mà còn có các nhà đầu tư nước ngoài tham gia để tạo ra sản phẩm xuất khâu trên thị trường thế giới Thực tế cho thấy các khu công nghiệp này cũng thu hút được một lượng lớn lao động tại địa phương nhất là lao động dư thừa vào mùa nông nhàn Không những tạo việc làm cho người lao động mà còn làm tăng thu nhập cho họ, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống

Theo thống kê cho thấy, kế từ khi gia nhập WTO, giá trị xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam tăng cao, đời sống nông dân được cải thiện và từng bước nâng cao.Thu nhập bình quân đầu người hộ nông dân tăng từ 2,7 triệu đồng/người năm 1999 lên khoảng 5,7 triệu đồng/người năm 2006; 7,8 triệu đồng/người năm 2007 và tăng lên 13 triệu đồng/người

năm 2010 tính theo giá hiện hành Từ năm 2001 đến 2006, tích lũy để dành

của hộ nông thôn tăng lên gấp 2,1 lần, bình quân từ 3,2 triệu đồng/hộ lên 6,7 triệu đồng/hộ

1.3.5 Phát triển thị trường tiêu thụ - đặc biệt là hoạt động xuất khẩu

thúc đây nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tễ

Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng để

Trang 34

cạnh tranh và đem lại nguồn lực và công nghệ cho Việt Nam Với việc đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do và gia nhập WTO, thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng được mở rộng Hàng hóa của Việt Nam càng khẳng định được uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới Hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ Có thể nói, thương mại quốc tế - mà xuất khẩu là nội dung quan trọng nhất - là hoạt động cơ bản và chủ yếu để thúc đây quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế

Từ việc phân tích vai trò của thị trường tiêu thụ nông sản và đặc điểm

của thị trường tiêu thụ nông sản, chúng ta có thê thấy rằng: phát triển thị

trường tiêu thụ nông sản là vấn đề then chốt để phát triển kinh tế nông

nghiệp- nông thôn và góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân

Về phía sản xuất, khi có thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá sản

xuất ra được tiêu thụ liên tục, sẽ có tác động kích thích mở rộng quy mô sản

xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Về phía người tiêu dùng, khi thị trường

tiêu thụ nông sản phát triển, có hội tự do lựa chọn và thoả mãn nhu cầu của

người tiêu dùng tăng lên đồng thời làm cho mức tiêu dùng của họ cũng tăng lên Nhìn trên tổng thể xã hội, sản xuất và tiêu dùng tăng, dòng lưu chuyển tiền hàng diễn ra liên tục là biểu hiện cho thấy một nền kinh tế phát triển Theo phân tích tình hình hiện nay, sản lượng nông sản sản xuất ra có xu hướng tăng lên Trong khi đó, mức tiêu dùng nông sản tuy có tăng nhưng mức độ tăng chậm hơn so với mức tăng của sản lượng Nguy cơ ứ đọng hàng hoá, đình trệ sản xuất là rất lớn nếu chúng ta không tìm được thị trường đầu ra cho

sản phẩm Như vậy, với sự phát triển một nền sản xuất hàng hoá lớn, bắt buộc

phải có một thị trường tiêu thụ tương xứng với nó

Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, nhất là mở rông thị trường tiêu

Trang 35

phát triển kinh tế Mục tiêu của phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 cũng khẳng định là phải đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho chế biến trong nước và hướng mạnh cho xuất khẩu Như vậy, có thê thấy xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ là một xu hướng mà

chúng ta đã thống nhất thực hiện để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

Nó cũng là tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới

Như vậy, thúc đây phát triển thị trường tiêu thụ nông sản là rất cần thiết

và quan trọng, nhất là đối với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay

Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản tác động đến kinh tế xã hội về nhiều

mặt, nếu thực hiện thành công việc phát triển thị trường tiêu thụ nông sản thì

đó sẽ là một tiền đề tốt để chúng ta phát triển các ngành kinh tế khác và phát triển kinh tế xã hội nói chung Trong điều kiện nước ta đang xây dựng một

nền kinh tế sản xuất hàng hoá lớn thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông

Trang 36

Chương 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỂU THU SAN PHAM NONG NGHIEP

SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

2.1 Những lợi thế khách quan trong việc hình thành và phát triển thị trường nông sản

2.1.1 Điều kiện sinh thái thuận lợi

Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như: cà chua,

cải bắp, tỏi, khoai tây Trong khi cũng vào thời gian này một số quốc gia như: Liên Bang Nga, Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ rộng lớn và khá dễ tính Hơn nữa một số ít nông sản được các nước phát triển ở Châu Âu, Bắc

Mỹ ưa chuộng như nhân hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên

đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), hay trồng xen canh (như lạc), nên không bị các cây trồng cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất

Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi

thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kĩ năng,

kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó Đây chính là cơ hội để chúng ta nâng cao sức cạnh tranh, đây mạnh sản xuất những loại cây trồng thế mạnh với chất lượng tốt và đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thế giới, vừa giữ chân khách hàng truyền thống, vừa mở rộng xuất khẩu ra các thị trường mới

2.1.2 Chí phí đầu vào thấp

Trang 37

sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao

hơn nhiều

Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu ) chỉ chiếm từ 15 đến 20% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ

80 đến 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt

điều xuất khẩu là khoảng 27% và 73%

Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ

2.1.3 Tận dụng được nguồn lao động dỗi dào

Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tắm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động Trong khi đó, giá nhân công Việt Namrẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2-2,5 USD/ngày công lao động, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lằn

Tắt nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước và thế giới

Theo số liệu được công bố về chuyên dịch cơ cấu lao động trong nông

thôn, hiện nay có khoảng 79,6% lao động nông, lâm, thủy sản; 7,4% lao động

công nghiệp và xây dựng; 11,5% lao động trong khu vực dịch vụ

Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài

Trang 38

lao động sẵn có và rẻ tiền Dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, các

mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế

giới Tuy đây không phải là một lợi thế lâu đài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng trước mắt, vừa giải quyết việc làm cho người lao động, mặt khác với giá nhân công thấp hơn so với các nước khác cũng là một lợi thế để chúng ta giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

2.1.4 Những thuận lợi từ hội nhập kinh tẾ quốc tẾ mang lại

Ngày 28/07/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức ASEAN Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra một trang mới

trong lịch sử, chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu trong khu vực Mới đây,

năm 2007 chúng ta đã chính thức tham gia vào sân chơi quốc tế với việc gia nhập WTO Có thể nói Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Nhờ đó, thị trường trong nước được tự do lưu thông gắn với thị trường thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu cũng vì thế mà phát triển rõ rệt

Nhất là khi gia nhập WTO thì thị trường nông sản Việt Nam càng có

điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới Nông sản xuất khẩu của Việt

Nam sẽ chịu mức hàng rào thuế quan thấp nhất, cùng với việc nhiều hàng _ rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ, thị trường tiêu thụ nông sản có khả năng không ngừng mở rộng cả về quy mô và không gian thị trường Hiện tại, sự gia tăng dân số đang là một thách thức lớn đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu Việc gia nhập WTO mang đến cho nông nghiệp Việt Nam

triển vọng có một thị trường không lỗ, với hơn 5 ti người tiêu thụ Theo dự

báo của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỉ người vào năm 2020, trong đó riêng châu Á là 1,5 tỉ, điều này sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm Vì vậy, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam nhất là các sản phẩm lương thực mà chúng ta đang có thế mạnh

Trang 39

Trên thực tế, các nước Đông Âu và Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống với quy mô lớn và tương đối dễ tính đối với các mặt hàng nông

sản của Việt Nam Mặt khác, trên các nước này hiện có một lượng doanh

nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn phát đạt ở đó Đây là một lợi thế lớn để nối lại thị trường tiêu thụ mà bấy lâu nay nước ta đã bỏ qua chưa khai thác có hiệu quả

Đối với ngành nông sản, việc đây mạnh xuất khẩu với yêu cầu cao của

thị trường thế giới về chất lượng nông sản xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội đổi

mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo tiền đề nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới và ngay trong

chính thị trường nội địa, khi mà một khối lượng lớn nông sản từ các nước tràn vào Việt Nam Điều này lại tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia thị trường

công nghệ phục vụ sản xuất nông sản chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới

Mặt khác, nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giá thế giới, chỉ phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao Do vậy mở cửa hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại sẽ làm cho giá nhập khâu mặt hàng này rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta giảm xuống một lượng đáng kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh

2.1.5 Thể chế chính trị Ôn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện

Thẻ chế chính trị ôn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của

Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu Vì vậy, tạo hành lang pháp

lý và điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam Các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính

Trang 40

lập nhà máy sơ chế hoặc chế biến nông sản, lập chỉ nhánh ở Việt Nam, sản

xuất những nông sản độc đáo mà họ đang có lợi thế về công nghệ và thị trường Đó là cơ sở để nông nghiệp Việt Nam ngày càng phong phú về chủng loại và chất lượng được cải thiện đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường, đạt tiêu chuẩn quốc tế Tỉ trọng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn so với các ngành kinh tế quốc dân khác, vì vậy, tạo một

môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp

nước ngoài đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh của hàng nông lâm sản

2.2 Những kết quả đạt được về phát triển thị trường tiêu thụ sẵn phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO

2.2.1 Đối với thị trường xuất khẩu

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đây nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Trong những năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kế

Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng

và thay đối về cơ cấu thi trường Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, thị

trường này không còn nữa thì các nước châu Á đã nhanh chóng trở thành các bạn hàng xuất khẩu chính của ta Trong số các nước ở châu Á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đã thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và châu Mỹ,

Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày một tăng, năm sau cao

hơn năm trước Nếu như năm 1991, nước ta xuất khẩu đạt 2.087 triệu USD thì

đến năm 2000 đã đạt tới 14.308 triệu USD gấp 7 lần, trong đó kim ngạch xuất

khẩu nông sản đạt 4.300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3,9 lần và chiếm

Ngày đăng: 12/11/2021, 22:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w