1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh hiện nay

124 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 894,17 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN ĐỨC TUYỂN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ VỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG TRÊN ĐỊ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN ĐỨC TUYỂN

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ VỚI BẢO TỒN

VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY

Ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số : 60 22 03 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS Đỗ Công Tuấn

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

Luận văn đã được chỉnh sửa theo Khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Nguyễn Thọ Khang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do tôi tự nghiên cứu dưới

sự hướng dẫn của PGS,TS.Đỗ Công Tuấn Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có cơ sở rõ ràng

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Trang 5

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

- CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA LÀNG, VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ VỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG 10

1.1 Khái niệm văn hóa làng và hệ thống chính trị cấp xã 10 1.2 Các yếu tố quy định vai trò của hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn

và phát huy văn hóa làng 38

Chương 2: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ VỚI BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ NGUYÊN NHÂN 45

2.1 Hệ thống chính trị cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Thành với bảo tồn và phát huy các giá trị lao động sản xuất của làng 45 2.2 Hệ thống chính trị cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Thành với bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể và môi trường cảnh quan của làng 55 2.3 Hệ thống chính trị cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Thành với bảo tồn và phát huy các giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng của làng 64 2.4 Hệ thống chính trị cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Thành với bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ của làng 73

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ VỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY 82

3.1 Nhóm giải pháp đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của câp ủy đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã 82 3.2 Nhóm giải pháp nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ HTCT cấp xã với bảo tồn, phát huy văn hóa làng 983.3 Nhóm giải pháp phát huy vai trò giám sát và phản biện của Mặt trận

Tổ quốc xã và tổ chức chính trị thành viên 105

KẾT LUẬN 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

Nông thôn có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước Với khoảng 80% dân số sinh sống trên địa bàn nông thôn, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khu vực đều phải đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định đối với sự phát triển Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy trong bối cảnh này, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn chúng ta sẽ có những tiền đề và điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa ở nông thôn nói riêng, cả nước nói chung Văn hóa phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hoạt động văn hóa ở nông thôn phải được lãnh đạo quản lý, xây dựng mục tiêu, nội dung, các biện pháp và bước đi thích hợp để thực sự đóng vai trò là động lực và mục tiêu của sự phát triển nông nghiệp - nông thôn Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết tốt sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho sự phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong giai đoạn sắp tới

Thuận Thành là một huyện thuần nông, là khu vực nông thôn của tỉnh Bắc Ninh Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng đã lan rộng và phủ kín khắp các làng quê nơi đây Nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều khởi sắc trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên mặt trái của kinh tế thị trường đang có nguy cơ phá vỡ những giá trị văn hóa làng truyền thống Bản sắc văn hóa vùng Luy Lâu, Kinh Bắc bị xâm hại bởi các sức mạnh ghê gớm của nó như: nhận thức về giá trị văn hóa còn thấp, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai

Trang 8

cát cứ Nhưng tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, “phép vua thua lệ làng” ở nhiều làng quê trong huyện lại trỗi dậy Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh một số vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Cơ chế thị trường đang len lỏi vào những làng quê xa xôi nhất, nghèo nhất và có nguy cơ phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa nơi đây “Cây đa, giếng nước, sân đình”- hình ảnh tiêu biểu của làng quê nói chung của làng quê trên địa bàn huyện Thuận Thành nói riêng đang có dấu hiệu bị biến dạng Các tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch

về khắp các thôn – làng trong huyện Ma chay, cưới xin vẫn có xu hướng quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan Chính vì vậy, việc bảo vệ và khôi phục không gian văn hóa làng có vai trò rất quan trọng

và là vấn đề cấp bách Văn hóa làng vừa là kết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến Và, chỉ khi đó làng văn hóa mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, làm động lực phát triển nông thôn ở nước ta và các làng quê trên địa bàn huyện Thuận Thành hiện nay

Huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh là một huyện giàu truyền thống văn hóa làng xã, văn hóa làng xã đang bị xâm hại, phá hủy, mai một nghiêm trọng Là một trong ba chủ thể đóng vai trò quan trọng đối với bảo tồn và phát huy văn hóa làng HTCT cấp xã đóng vai trò lãnh đạo, quản lý, giám sát việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng Tuy nhiên sự vào cuộc của hệ thống chính trị cơ sở nơi đây còn khá mờ nhạt Một số xã HTCT cấp xã buông lỏng công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát lĩnh vực văn hóa làng vì vậy nhiều giá trị văn hóa làng không chỉ mai một mà còn biến dạng và phá hủy Không những vậy nhiều xã, là cơ quan lãnh đạo UBND còn xâm phạm dẫn đến vi phạm luật bảo

Trang 9

tồn văn hóa Nhiều cá nhân trong HTCT cấp xã vì lợi ích cá nhân đã cố tình chỉ đạo xâm phạm, phá hủy văn hóa làng Bên cạnh đó trình độ, năng lực cán

bộ cấp xã còn rất hạn chế vì vậy đã dẫn đến nhiều yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát

Trong nhiều năm trở lại đây văn hóa nói chung, văn hóa làng trên địa bàn huyện Thuận Thành nói riêng được chính quyền các cấp rất quan tâm Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước, của tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành được ban hành vì vậy văn hóa làng trên địa bàn đã có những bước tiến đáng kể HTCT cấp xã đã có nhiều quan tâm với bảo tồn và phát huy văn hóa làng trên địa bàn huyện Tuy nhiên HTCT cấp xã nơi đây vẫn chưa phát huy được nhiều trong vai trò là cấp trực tiếp lãnh đạo, quản lý, giám sát nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa làng Vì vậy nâng cao vai trò hệ thống chính trị cấp xã nơi đây với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa làng hết sức cấp bách

Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết hiện nay trong bảo tồn và phát huy văn hóa làng trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, tác giả

đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát

huy văn hóa làng trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ CNXH khoa học của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

HTCT cấp xã hay còn gọi cấp cơ sở là cấp hành chính thấp nhất, nhưng

có vai trò rất quan trọng trong hệ thống lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước HTCT cấp xã là cấp gần dân nhất, là cầu nối quan trọng giữa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước với nhân dân Xuất phát từ vai trò, vị trí, chức năng của hệ thống chính trị cấp xã vì vậy HTCT cấp xã được Đảng, Nhà nước, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên những bình diện khác nhau Điển hình là:

Trang 10

2.1 Các văn kiện Đảng, tài liệu hướng dẫn, các văn bản pháp quy của các Bộ, Ban ngành

- Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Ban tuyên giáo trung ương (2013), Tài liệu hỏi - đáp Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa

XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Bộ Nội vụ - Viện Nghiên cứu Khoa học Tổ chức Nhà nước (2004),

Hệ thống chính trị ở cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

Nhìn chung các văn kiện và những công trình trên đã nêu nên được những sự cần thiết tất yếu của văn hóa và cách mạng văn hóa, coi đó là bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Bên cạnh đó một số công trình nêu lên những giá trị văn hóa, vai trò của văn hóa, văn hóa cơ sở trên khắp các địa phương cả nước

và phương hướng, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cơ sở Viện

Nghiên cứu Khoa học Tổ chức Nhà nước với công trình “Hệ thống chính trị

ở cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới” đã là rõ vai trò hệ thống

chính trị cơ sở , thực trạng, chỉ ra những hạn chế của HTCT cơ sở từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở

2.2 Các công trình khoa học có liên quan

- Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Chu Văn Thành (2004), Hệ thống chính trị cơ sở, thực trạng và một

số giải pháp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Phan Xuân Sơn (2001), Các đoàn thể nhân dân ở cấp xã, phường và một số vấn đề về đổi mới HTCT ở cơ sở, Kỉ yếu đề tài khoa học về HTCT cơ

sở, Hà Nội

Trang 11

Các tác giả đã nêu cấu trúc hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của nó trong việc thực thi quyền lực của nhân dân, bên cạnh đó nêu rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay và đề ra một số phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao năng lực của HTCT cấp cơ sở

- Toan Ánh (1992), Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam, Nxb thành phố Hồ

Chí Minh

- Đai học khoa học xã hội và nhân văn (2006), Làng Việt Nam đa

nguyên và chặt, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội

- Bùi Xuân Đính (1995), Lệ làng và phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội

Với Toan Ánh, Phan Đại Doãn, Bùi Xuân Đính lại tập trung làm rõ những giá trị văn hóa làng xã truyền thống, từ đó giúp người đọc nhìn nhận rõ hơn về giá trị văn hóa dân tộc qua văn hóa làng xã

2.3 Các Hội thảo, hội nghị khoa học, bài viết về HTCT

- Hội thảo khoa học “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta” tại Hà Nội, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức

ngày 31-1-2013,

- Hội thảo khoa học “Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, tại Thành phố Đà Nẵng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Học viện Chính trị khu vực III tổ chức ngày 10/10/2014

- “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra” của Nguyễn Phú Trọng (Tạp chí Cộng sản,

Trang 12

Đồng thời đưa ra nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng

Một số hội thảo trên lĩnh vực văn hóa như:

- Hội thảo “Không gian văn hóa đình làng, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản” /122013, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tại Hà Nội,

- Hội thảo Khoa học “Những định hướng chủ yếu tiếp tục phát triển văn hoá Việt Nam trong giai đoạn mới” 12/2013, Trường ĐHKHXH-NV, Tiểu ban Văn hoá – Xã hội – Con người thuộc Hội đồng Lý luận Trung ương

và Trường ĐHKHXH-NV thuộc ĐHQG-HCM

- Hội thảo khoa học “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” khu vực miền Trung – Tây Nguyên, 2/2013, tại Đà Nẵng

Các cuộc hội thảo trên đã đề cặp tới không gian văn hóa đình làng, thực trạng và giải pháp bảo vệ và khôi phục không gian văn hóa đình làng Một số hội thảo khác đề cặp tới việc xây dựng, phát triển và những định hướng phát triển văn hóa Việt Nam theo hướng vừa truyền thống vừa hiện đại

Tuy nhiên có thể khẳng định cho đến nay tác giả chưa tìm hiểu thấy công trình khoa học nào đề cập, nghiên cứu chuyên sâu về vai trò hệ thống chính trị cấp

xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng đặc biệt là hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh hiện nay Vì vậy tác giả có thể khẳng định vấn đề nghiên cứu của luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ hơn cả so với các công trình khác về vai trò hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ thực trạng vai trò của HTCT cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề

xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao vai trò của hệ thống

Trang 13

chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên tác giả đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hóa quan niệm các nhà kinh điển, các nhà khoa học

về văn hóa làng và vai trò hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn, phát huy văn hóa làng

Thứ hai, khảo sát và đánh giá hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và

phát huy văn hóa làng trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: thực

trạng, vấn đề đặt ra và nguyên nhân

Thứ ba, đề xuất và luận chứng cho các nhóm giải pháp cơ bản nhằm

nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa

làng trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh hiện nay

4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Thuận Thành là một trong những huyện có truyền thống văn hóa lâu đời bậc nhất ở Bắc Ninh Là trung tâm phật giáo của Việt Nam, là thủ phủ của chính quyền thống trị Phương Bắc và đây cũng là một trong những nôi của nền văn hóa Việt Nam Tại huyện Thuận Thành – Bắc Ninh kết cấu văn hóa làng xã đã

có từ rất lâu đời, kết cấu văn hóa làng, xã chứa đựng những nét đặc trưng tiêu biểu Tuy nhiên văn hóa làng tại đây đang bị xâm hại, biến tướng và mai một nghiêm trọng và vai trò của hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng còn nhiều hạn chế

Vì vậy tác giải chọn các xã thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh làm địa bàn khảo sát về hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng

Trang 14

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài luận văn là văn hóa làng và vai trò của hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh hiện nay

4.3 Giới hạn khảo sát

Về không gian khảo sát: Huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh có 17 xã và một thị trấn bao gồm 106 thôn và 3 tổ dân phố Tác giả chọn 10 điểm khảo sát bao gồm 7 thôn và 3 tổ dân phố, thuộc 2 xã, 1 thị trấn Đây là 3 khu vực (1 thị trấn, 1

xã có khu công nghiệp và 1 xã thuần nông) có 3 mức phát triển khác nhau nhằm bao quát, đại diện cho toàn bộ khách thể huyện Thuận Thành Về thời gian khảo sát, tác giả lựa chọn thời gian từ năm 1997 là năm tái lập tỉnh Bắc Ninh trở lại đây làm thời gian khảo sát

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của Chủ

nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, văn hóa làng và vai trò vai trò của hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng

- Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu, kết hợp với phương pháp quy nạp – diễn dịch trong thu thập, xử lý thông tin từ quan sát thực tế

Các phương pháp cụ thể trong thu thập xử lý thông tin trong đề tài bao gồm:phương pháp phân tích lược thuật, tổng thuật tài liệu, phương pháp phỏng vấn, điều tra thống kê trong quan sát thực tế, tại các xã, thị trấn được khảo sát

Trang 15

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài đã chỉ ra thực trạng về vai trò của hệ thống chính trị cấp cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò vai trò của hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho HTCT cấp xã trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện nay

7 Kết cấu nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm: 3 chương, 9 tiết

Trang 16

Chương 1 QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA LÀNG, VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ VỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG

1.1 Khái niệm văn hóa làng và hệ thống chính trị cấp xã

1.1.1 Định nghĩa khái niệm văn hóa làng

1.1.1.1 Văn hóa

- Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều yếu tố liên quan tới hoạt động của con người, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về văn hóa tùy theo cách tiếp cận và tùy theo từng giai đoạn lịch sử, hay nói cách khác là mỗi người lại có một cách nghiên cứu khái niệm khác nhau cho nên có nhiều định nghĩa khác nhau Theo kháo sát của PGS Phan Ngọc, cho đến nay đã có trên 400 định nghĩa về văn hóa [53, tr.19] Điều này cho thấy

“mảnh đất” văn hóa để cày xới, thâm nhập, tiếp cận rất rộng, đa dạng và phong phú Trong lịch sử, khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở phương Đông cũng như ở phương Tây

- C Mác và Ph Ăng-ghen chưa đưa ra định nghĩa về văn hóa mà các ông mới đưa ra tư tưởng về văn hóa Dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác và

Ph Ăng-ghen đã đi đến kết luận: văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người[45, tr 136 – 137] Khi coi “giới

tự nhiên thứ hai” với tư cách là “tác phẩm”, “thực tại” của con người - giới tự nhiên được con người cải biến, nhân hóa, mang ý nghĩa và nội dung con người là văn hóa C Mác - Ph Ăng-ghen đã đồng nhất văn hóa với phương thức hoạt động sống đặc thù, phương thức hoạt động sống riêng có của con người Đó là phương thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo của mình để biến đổi và cải tạo giới

tự nhiên, “vận dụng bản chất cố hữu của mình” để cải tạo hiện thực khách quan,

Trang 17

“nhào nặn”, “xây dựng” thực tại khách quan cho chính mình “theo các quy luật của cái đẹp”[45, tr 136 - 137]

Như vậy, trong quan niệm của C Mác - Ph Ăng-ghen, văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại, vận động, phát triển cùng với tính đặc thù như vậy của con người trong thế giới Văn hóa chỉ xuất hiện khi con người ý thức rõ ràng về đời sống xã hội của họ, về hoạt động tự do, hoạt động lao động sáng tạo để không những cải tạo và biến đổi

tự nhiên vì sự tồn tại, phát triển của chính mình, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của chính mình, mà còn để “làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của mình”[45, tr 136]

Trong bối cảnh lịch sử cụ thể nước Nga Xô viết đầu những năm 20 của thế kỷ XX V.I Lênin cho rằng: phát triển văn hóa phải được coi là cuộc cách mạng và là một trong hai nhiệm vụ chủ yếu có ý nghĩa đánh dấu thời đại Từ

sự hiểu biết sâu sắc của mình về vị trí, vai trò của văn hóa, V.I Lênin đã đi đến khẳng định rằng, để quá độ thành công lên chủ nghĩa xã hội, nước Nga

Xô viết nhất thiết phải tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa, lấy phát triển văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm, lấy xây dựng nền văn hóa vô sản, văn hóa xã hội chủ nghĩa làm mục tiêu, làm động lực phát triển và coi đó là “một nửa nhiệm vụ, và là một nửa lớn” [40, tr 67]

- Trong Từ điển Triết học định nghĩa: Văn hóa là toàn bộ những giá trị

vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch

sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm, sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật

và văn học, triết học, đạo đức, giáo dục ) Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội

- Trong Tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do

UNESCO tổ chức (26/7 - 6/8/1982) ở Mê-xi-cô đưa ra định nghĩa văn hóa

Trang 18

như sau: “Trên ý nghĩa rộng nhất, văn hóa có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng” [74, tr 51]

Trong bản thảo Nhật ký trong tù, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan

niệm về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng - Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [47, tr 428 - 431], đến nội hàm khái niệm văn hóa mà Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII xác định:

“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tự phát triển kinh tế - xã hội” [23, tr 11] Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng

và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Việc xác định khái niệm văn hóa không đơn giản, bởi vì mỗi một học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu để đưa ra các khái niệm về văn hóa

Như vậy với các định nghĩa văn hóa nói trên, chúng ta có thể sử dụng để nghiên cứu lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử của một dân tộc, một cồng đồng người Chẳng hạn như nghiên cứu văn hóa Việt Nam là chúng ta nghiên cứu lối sống của các dân tộc Việt Nam Ngoài ra với định nghĩa trên cũng giúp phân biệt được đâu là một giá trị văn hóa, đâu không phải là giá trị văn hóa

Tóm lại, văn hóa là một khái niệm rộng, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Tuy nhiên, vẫn có một điểm chung được mọi người thừa

nhận: Văn hóa là một hệ thống các giá trị về vật chất và tinh thần do con

Trang 19

người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử nhằm phục vụ nhu cầu của con người trong cuộc sống

1.1.1.2 Văn hóa làng

- Làng

Làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn người Việt và đã hình thành

từ rất sớm (trước khi có Nhà nước) Đầu tiên làng là điểm tụ cư của những người cùng huyết thống, sau đó để phù hợp với sự phát triển của xã hội và lịch sử, làng còn là điểm tụ cư của những nhóm người cùng nghề nghiệp, bao gồm nhiều dòng họ khác nhau Khi Nhà nước ra đời, làng là một đơn vị hành chính cơ sở của nhà nước và là một tổ chức tự quản, quân sự và văn hoá khá hoàn chỉnh Cùng với việc xuất hiện làng trong lịch sử Việt Nam, văn hoá làng cũng ra đời, trở thành nét đặc trưng của văn hoá dân tộc

Theo “Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam”, làng là tiếng cổ của Việt Nam dùng để chỉ đơn vị tụ cư của người Việt có từ lâu đời Xã là từ Hán - Việt dùng để chỉ đơn vị hành chính thấp nhất ở nông thôn Việt Nam [72, tr 706] Theo Từ điển tiếng Việt làng là “khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn

vị có đời sống riêng về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến” là “tập hợp những người cùng một nghề, một việc nào đó”[71, tr 559] Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “làng là đơn vị tụ cư cổ truyền ở nông thôn người Việt, tương đương với Sóc người Khơ Me, bản của người dân tộc thiểu

số phía Bắc, buôn của một số dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên, làng có một kết cấu kinh tế, văn hóa, xã hội đa dạng, một trong ba khâu quan trọng của cấu trúc xã hội truyền thống nối liền nhà với nước” [70 tr 637]

Phạm Ngọc Trung đã đưa ra khái niệm làng như sau “làng là một tổ chức xã hội, một không gian sinh sống của một cộng đồng dân cư làm nông nghiệp, có sở hữu chung về ruộng đất, sông hồ, đồng cỏ…có cùng truyền thống văn hóa, có sự gắn bó khăng khít với nhau về mọi mặt dù có cùng huyết thống hay không cùng huyết thống”[66, tr.38]

Trang 20

Xã của người Việt có thể bao gồm từ một đến vài làng Trong ngôn ngữ dân gian và trong cuộc sống đời thường từ làng được sử dụng phổ biến hơn cả với nhiều hàm nghĩa tình cảm, phi hành chính như “làng ta”, “làng mình”, “người làng” Vì làng có nguồn gốc bản địa sâu xa và bền vững nên trong lịch sử, xã có thể bị thu hẹp hay phình to ra tùy theo các quyết định hành chính, nhưng làng là đơn vị khá ổn định không dễ thay đổi Bởi vì, theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn: “Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình - tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt; mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có bất biến Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng” [61, tr 130]

Làng Việt - một thực thể xã hội - dựa trên quan hệ láng giềng kết hợp với quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa - xã hội từ bao đời nay đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam Lũy tre, cây đa, giếng nước, sân đình, cổng làng là những biểu tượng đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người Việt Nam

Làng Việt ra đời vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy

và hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên, tức vào khoảng thiên niên kỷ thứ I Tr CN Đó là công xã nông thôn thuộc loại hình á châu mà đặc trưng cơ bản của nó là toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu công xã và công

xã đem phân chia cho các gia đình nhỏ cày cấy Gia đình nhỏ là đơn vị sản xuất, có nhà cửa, vườn ở và công cụ lao động riêng, có quyền hưởng sản phẩm lao động do mình làm ra, nhưng không có quyền sở hữu ruộng đất

Trang 21

Như vậy, làng là một tổ chức quần cư tự nhiên của những người dân Việt, là nơi những người dân Việt sống và đoàn kết với nhau chống thiên tai, địch họa, để lao động, sản xuất và tổ chức đời sống văn hóa vật chất và tinh thần Làng là nơi thỏa mãn hầu hết những nhu cầu cơ bản của mỗi người dân Làng có giới hạn lãnh thổ và môi trường văn hóa - tín ngưỡng xác định

- Văn hóa làng

Văn hóa làng là một môi trường văn hóa nhiều sắc thái, bao quát gần như toàn bộ những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc.ở đó, các thành tố, các giá trị văn hóa dân tộc được sinh thành, lưu giữ và trao truyền tới mỗi cá thể và cả cộng đồng từ thời đại này sang thời đại khác như một dòng chảy không ngừng

Văn hóa làng, hàm chứa nhiều nội dung rất phong phú và đa dạng, tạo nên bức tranh đa sắc của văn hóa dân tộc Có thể coi văn hóa dân tộc Việt Nam là một đại lượng lớn được tạo nên bởi văn hóa làng - những đại lượng nhỏ “Văn hóa làng xã Việt Nam có vị trí quan trọng trong diễn trình lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc Nó luôn luôn bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nuôi dưỡng sức sống trường tồn của văn hóa dân tộc” [30, tr 7].Văn hóa làng Việt Nam qua hàng ngàn năm phát triển với các bản sắc có giá trị thực sự là một nền văn hóa của nhân dân và trở thành bộ phận ổn định nhất của văn hóa dân tộc Vậy, văn hóa làng là gì? Theo nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân trong công trình Văn hóa làng và làng văn hóa thì “văn hóa làng có thể hiểu một cách khái quát nhất là bản sắc riêng của làng, là toàn bộ cuộc sống của làng với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng với những đặc trưng riêng của nó” [54, tr 16]

Từng khu vực cư trú có những yếu tố, những sắc thái văn hóa khác nhau, vùng Nam Bộ khác vùng Bắc Bộ, nhưng cấu trúc tổng thể văn hóa làng tương đối giống nhau Chúng ta có thể tán thành quan điểm của nhà nghiên

Trang 22

cứu Thu Linh, khi cho rằng: “Văn hóa làng là một nền văn hóa thuộc về cộng đồng và mang tính chất cộng đồng Chủ thể làng, tập thể làng chính là tác giả,

là người tạo dựng, sáng lập nên nền văn hóa ấy”[39, tr 110]

Người sáng tạo ra những giá trị của văn hóa làng chính là những thành viên của làng Họ chính là những người vừa tham gia sáng tạo, vừa tổ chức thực hiện và cũng đồng thời là người chiêm ngưỡng, hưởng thụ những giá trị văn hóa do chính bản thân mình gây dựng nên Chính vì vậy, tính nhân dân của văn hóa làng càng được tô đậm ở tính chất cộng đồng, tính tập thể của nó

Làng là chủ thể tập thể của văn hóa và thông qua văn hóa làng chúng ta

có thể khám phá ra diện mạo văn hóa chung của cả làng Đây cũng chính là điều khá lý thú để phân biệt làng này với làng khác nhằm khẳng định “cái ta” của làng mình Sự khẳng định và phân biệt này chưa phải đã đạt tới một trình

độ khác về chất Song, thông qua những biểu biện dù nhỏ vẫn có thể thấy rõ người nông dân đã có ý thức trong sự khẳng định và phân biệt này.Khi đưa ra quan niệm về văn hóa làng không thể không khẳng định tính truyền thống của

nó Nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân đã nhấn mạnh: “Trong nội dung văn hóa làng, chúng tôi rất lưu tâm đến tính chất truyền thống Nói truyền thống ở đây, không nên hiểu đơn giản là những cái thuộc về quá khứ, xa xưa và do đó

đi đến chỗ cho rằng, nó trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với hiện tại mà chính là những cái đã được thử thách qua thời gian, là chuẩn mực toàn thể cộng đồng đã lựa chọn, bảo lưu, giữ gìn và phát triển nó Mọi sự vận động bao giờ cũng tuân theo quy luật Mà khi nói đến quy luật, tức là phải có

sự lặp đi lặp lại Không như xưa kia con người cần phải có nhân nghĩa, phải

“uống nước nhớ nguồn” còn bây giờ chúng ta không cần những thứ đó ”[54, tr 33] Điều đó khẳng định rằng, tính truyền thống tức là những giá trị có tính ổn định, những cái thuộc quy luật, xưa cũng như nay, cần được bảo

vệ và trách nhiệm là phải phát huy nó, “làm cho nó ngày một đa dạng và phong phú tốt đẹp hơn”[30, tr 8]

Trang 23

Như vậy, văn hóa làng là tổng thể các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do cộng đồng dân cư nhất định (dân cư làng) sáng tạo ra đáp ứng các nhu cầu sử dụng, tiêu dùng của cộng đồng làng

1.1.1.3 Cấu trúc văn hóa làng

Khi nghiên cứu về cấu trúc văn hóa làng trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra các quan điểm của các nhà

nghiên cứu về cấu trúc văn hóa làng như sau:

Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần [Arnoldo1985: 31- 46] Cấu trúc này không sai, nhưng nó là cấu trúc cơ sở, rất đơn giản, không thể cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của văn hóa làng Do đó cũng không thể được

sử dụng trong nghiên cứu cấu trúc văn hóa làng

L White [1949: tr 346-366] phân chia văn hóa thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tư tưởng Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh [1951: tr 8] dựa theo

F Sartiaux mà chia văn hóa thành ba phần: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội

và sinh hoạt trí thức Nhóm Văn Tân [1973] thì phân biệt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần; tuy nhiên văn hóa xã hội (phong tục, tập quán ) là biểu hiện của văn hóa tinh thần M.S Kagan cũng chia văn hóa ra

ba thành tố, trong đó, bên cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là văn hóa nghệ thuật [1974: tr 188-208]

Một số tác giả khác như Ngô Đức Thịnh nói đến bốn thành tố như văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật, hoặc Nguyễn Tấn Đắc chia thành hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật [63, tr 680]

Kế thừa các quan niệm trên đây, tác giả cho rằng cấu trúc chính của văn

hóa làng theo tính hệ thống bao gồm 4 yếu tố có quan hệ với nhau tạo nên chỉnh thể văn hóa làng như sau: một là văn hóa lao động sản xuất vật chất (văn hóa sản suất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ); hai là, văn hóa

Trang 24

vật thể ( gồm hệ thống thiết chế văn hóa vật thể tín ngưỡng như: đình, chùa,

miếu, nghè, điếm, lăng, nhà thờ họ, các cổ vật tín ngưỡng như văn bia, sách, sắc phong, mộ cổ… và văn hóa vật thể phi tín ngưỡng như cây đa, giếng nước,

ao làng, bến nước, cổng làng, lũy tre làng…); ba là, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng; lối sống… và bốn là, văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật như: dân ca cổ

truyền, hò vè, hội họa, điêu khắc, sáng tác thơ ca, các trò chơi dân gian…

- Văn hóa lao động sản xuất vật chất của làng

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi địa phương, mỗi làng xóm, gia đình cho đến một cá nhân đều chứa đựng những giá trị văn hóa chung và riêng Với tư cách là một thành tố của văn hóa làng, văn hóa lao động sản xuất vật chất của làng là toàn bộ những phẩm chất, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ sảo, truyền thống trong lao động sản xuất vật chất để tạo ra những sản phẩm mang giá trị sử dụng, giá trị nghệ thuật, mỹ thuật Văn hóa lao động sản xuất vật chất của làng tồn tại và phát triển lâu đời còn gọi đó là làng nghề hay làng nghề truyền thống

Bên cạnh nghề nông, các làng của người Việt cũng phát triển đa dạng ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp như làng gốm, làng tranh, làng bún, làng gỗ, làng dệt, làng chài lưới, làng buôn… gọi chung là làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống không chỉ là một đơn vị kinh tế, mà còn

là nơi diễn ra các hoạt động sống của cư dân đã quần tụ và gắn bó từ hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm: “làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có

bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian”[43, tr 5] Do đó, làng nghề truyền thống chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của cộng đồng làng Những giá trị văn hóa này trước hết thể hiện ở ngay chính những sản phẩm của làng nghề, kết tinh những nguyên liệu truyền

Trang 25

thống, những tri thức dân gian của cha ông để tạo ra sản phẩm, những giá trị văn hóa dân tộc và địa phương mà các sản phẩm đó thể hiện

Tạp chí Di sản văn hóa số 4 -2003, trong bài viết Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể cho biết: Theo Courrier du Vietnam

(17/3/2003) ở nước ta có hơn 2000 làng nghề, miền Bắc có 1594 làng nghề (79%), miền Trung có 312 làng nghề (15,5%) và miền Nam có 111 làng nghề (5,5%) Ở miền Bắc các làng nghề lại tập trung hơn ở một số địa phương thuộc đồng bằng Bắc bộ như Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định, Hà Nam Làng nghề ở nước ta gắn liền với các vùng nông nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ Mặt khác, thông qua quan sát, phân tích sản phẩm chúng ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng của cư dân nông nghiệp trên các sản phẩm đó Nhìn vào những nghề thủ công nổi tiếng của nước ta như nghề gốm, nghề đan lát, nghề chạm khắc gỗ, nghề gò đúc đồng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim hoàn hay làm nón, dệt vải chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân được cư trú ổn định trong quy mô làng xã Nét đặc trưng này không chỉ phản ánh sự phong phú đa dạng của làng nghề trong hệ thống cấu trúc làng xã Việt Nam

Tóm lại, đặc điểm này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hoá đặc biệt là văn hoá lao động sản xuất từ nguồn gốc và đặc trưng xã hội nông nghiệp sản xuất mùa vụ Vì vậy gắn với các nghề phụ bên cạnh đó với một số làng nghề thủ công, làng buôn có cơ cấu qui mô thông qua chế độ làng xã Việt Nam Với cách tiếp cận từ góc độ văn hóa để tìm hiểu những đặc điểm

cơ bản của làng nghề Việt Nam, dễ dàng nhận thấy rằng làng nghề chứa đựng trong nó những yếu tố nhân văn và những giá trị văn hóa truyền thống quý giá Ngoài những yếu tố kinh tế cần được nghiên cứu phát triển thì làng nghề

Trang 26

còn là một đối tượng quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước

- Hệ thống giá trị văn hóa vật thể và môi trường cảnh quan của làng

Văn hoá vật thể là một bộ phận của văn hoá làng, thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất, là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những vật thể có giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ nhằm phục vụ cuộc sống con người

Làng của Việt Nam, làng nào cũng vậy đều có cây đa, giếng nước, sân đình,

có đình, chùa, miếu, có cổng làng, ao làng, lũy tre làng, đường làng, có những ngôi nhà nhỏ cấp bốn, những con đường đất quanh co uốn lượn, có cánh đồng xanh bao

la bát ngát Với nhiều người, những người con của làng, làng có từ bao giờ không biết, chỉ biết rằng khi lớn lên thì làng đã có cả rồi Đó là “làng tôi”, làng cũng là quê hương, nơi “chôn rau cắt rốn”, và nếu ai đó được sinh ra ở một làng nọ, thì làng ấy

sẽ mãi trong cuộc sống, dù đi đến đâu thì “lá rụng về cội”, người ta lại tìm về nơi sinh ra để sống với những quãng đời còn lại

Làng ra đời từ khi nào thì đình, chùa, cây đa, giếng nước cũng ra đời theo Có những làng đã hơn nghìn năm tuổi, có những làng cũng mấy trăm năm

Vì thế mà cơ sở vật chất ấy đã trở thành vật chất mang giá trị văn hóa lịch sử, giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc Người ta có thể gọi đó là những di tích, di vật hay văn hóa vật thể Sự kết hợp hài hòa những giá trị văn hóa vật thể và môi trường

tự nhiên của làng tạo nên cảnh quan của làng, như cảnh quan cổ kính của làng Đường Lâm

Trong mỗi làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ đều có những văn hóa vật thể riêng và mỗi làng đều có môi trường cảnh quan riêng Có thể kể ra như: đình, chùa, miếu, cây đa, giếng nước, ao làng hay còn gọi bến nước, nhà cửa Một số công trình văn hóa vật thể vừa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt tập thể của làng Như đình làng là nơi thờ thần hoàng làng đồng thời cũng là nơi hội họp của cả làng

Trang 27

Trong đời sống văn hóa người Việt từ xưa tới nay, đình làng đóng vai trò thiết yếu không chỉ không chỉ với yếu tố cộng đồng làng, cư dân sinh hoạt văn hóa, đình làng còn là một thành phần mang tính độc lập, là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, nơi các hoạt động văn hóa cộng đồng được tổ chức và cũng là nơi tạo nguồn cảm hứng cho người dân sáng tạo nên các giá trị văn hóa làng

Bên cạnh vai trò tạo nên những gắn kết trong cuộc sống cộng đồng của làng, đình làng là nơi thể hiện một cuộc sống sống động, mô hình đặc thù với thiết chế văn hóa tín ngưỡng tổng hợp, một không gian văn hóa tiêu biểu trong đó có không gian về nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn, kiến trúc, điêu khắc…

Đình làng luôn gắn liền với cây đa, giếng nước Cây đa, giếng nước, sân đình là những nhân tố tạo nên di sản văn hoá làng Đa phần làng quê đều có cây

đa, giếng nước, sân đình, những làng nào có sông, ao làng thì có bến nước

Trong di sản văn hoá làng sau kiến trúc đình là thường là chùa Bao giờ ngôi chùa cũng có phong cảnh hữu tình, yên tĩnh Cảnh chùa, hội chùa, cửa chùa rộng mở, nơi che chở cho bao tâm hồn, nơi tìm thấy sự thuần khiết của cõi tâm linh Trong di sản văn hoá làng có các kiến trúc đền, miếu, lăng, nghè, các nhà thờ họ, mỗi nhà thờ dòng họ là nơi lưu giữ văn bằng sắc phong, gia phả bao đời của những dòng họ cùng xây đắp nên làng xã, đó chính là những

di tích gắn với những di vật quan trọng

Mỗi người con xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước Cổng làng là một loại hình kiến trúc văn hoá rất phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ Có thể nói cổng làng truyền thống rất phong phú, đa dạng về kiểu dáng và chất liệu, đã tồn tại hàng trăm năm, là những công trình kiến trúc cổ ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, nó còn thể hiện được hồn quê, cốt cách của mỗi làng xã Việt Nam, cần được bảo tồn và lưu giữ

Trang 28

Làng quê xưa khi nước có giặc, cổng làng, luỹ tre xanh trở thành những chiến luỹ Khi thanh bình, cổng làng mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền địa giới của địa phương, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá riêng như gương mặt của làng Mỗi người con xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước…

Bên cạnh cổng làng là lũy tre làng “Lũy tre làng tôi giống bất cứ lũy

tre làng nào, bao bọc chung quanh làng, hai rặng tre hai bên đi từ cổng đầu làng tới cổng cuối làng Làng không chỉ đẹp với hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình, cổng làng, lũy tre làng mà còn đẹp bởi cánh đồng làng gợi lên không gian êm ả, yên bình và thơ mộng với cánh đồng làng bát ngát, những thửa ruộng nối liền những thửa ruộng”[2, tr 18]

Hình ảnh dòng sông của làng cũng thật đẹp “Làng tôi lại có một con

sông, không phải, đúng ra là một con ngòi nhỏ Con ngòi này, chỉ rộng hơn một con kênh, không chảy qua làng, chỉ lượn qua cánh đồng làng như muốn đem làn nước bạc tương phản với lúa xanh xanh”[2, tr 28]

Làng với những ngôi nhà cổ năm gian, những nhà ngói lợp san sát,

hình ảnh khói bếp ban chiều của làng quê gợi lên cuộc sống giản dị mà ấm áp,nồng thắm Bên cạnh đó nhiều làng còn lưu giữ những di vật,cổ vật rất có giá trị lịch sử như đồ gốm sứ cổ, mộ cổ, sách cổ, tiền cổ, đá cổ…

- Các phong tục tập quán, tín ngưỡng của làng

Phong tục tập quán: Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, và trong

dân tộc, mỗi địa phương ngoài những phong tục chung của dân tộc cũng có những phong tục mang tính đặc thù và ngay cả trong một địa phương nhiều khi mỗi nhóm người lại có những phong tục riêng biệt Có thể nói, phong tục tập quán làng có mặt ở khắp các lĩnh vực của làng Từ tính cộng đồng, tính tự trị, từ yếu tố dòng họ đến việc cưới, việc tang; từ lễ tết đến những ngày hội cổ truyền đến ngày hội mới Phong tục tập quán làng ở Việt Nam được các thành viên của cộng đồng gìn giữ, tôn thờ như là linh hồn của cộng đồng Nó

Trang 29

ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của con người, thậm chí khi thay đổi thể chế

chính trị, xã hội mà phong tục tập quán cũng khó lòng thay đổi

Bên cạnh những tập tục trên còn có những tập tục về đạo hiếu, ăn, ở mặc Đạo hiếu trước hết là với ông bà tổ tiên, với bề trên Với bề trên phải biết “kính trên, nhường dưới”, đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhớ công lao sinh thành của tổ tiên mà cứ đến ngày giỗ là tất cả các con cháu tập trung đông đủ làm cơm cúng người đã mất

Người dân trong làng cổ Bắc Bộ thường ăn mặc giản dị, mỗi ngày lễ hội là ao the, khăn xếp, hoặc áo dài, áo tứ thân Đó là cách ăn mặc giản di mà trang nhã, kín đáo Đám cưới làng quê cũng thường có nhiều tục lệ khác nhau như lễ vấn danh, lễ ăn hỏi, thách cưới Đám cưới làng quê thường mời cả làng vì “tình làng nghĩa xóm” Trong tang ma ở làng nào cũng vậy tư tưởng bao trùm“nghĩa tử là nghĩa tận” Có thể nhận thấy phong tục tập quán làng là một phạm trù rất rộng, phong tục tập quán làng mang nhiều ý nghĩa và giá trị với làng và với đất nước Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa được Đảng và Nhà nước phát động vì vậy việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng càng có ý nghĩa quan trọng

Làng là tổ chức xã hội cơ sở đặc biệt của người Việt mà từ đó tạo nên tính cách của người Việt, mà một trong những tính cách mạng, tính truyền thống ngàn đời đó chính là ý thức độc lập và lòng yêu nước hay còn gọi là tính cộng đồng Tính cộng đồng làng xóm tạo nên tinh thần đoàn kết toàn dân bởi vậy mới có: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” và cao hơn là “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” Như vậy xét một cách sâu xa, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước được xuất phát và hun đúc từ truyền thống làng của người Việt Nam

Hương ước làng, hương ước là sự phản ánh tập trung, sâu sắc nhất văn hóa

làng Hương ước là những điều khoản do làng lập ra quy định trên mọi lĩnh vực

Trang 30

buộc mọi người phải tuân theo Hương ước chính là hình thức văn bản hóa những quy ước, quy định, những tục lệ của làng Hương ước là sự kết tinh đặc sắc nhất của văn hóa làng, thể hiện sâu sắc tính cộng đồng và tính tự trị làng

Hội làng, trong đời sống cộng đồng làng xã Việt Nam, có lẽ không một

nơi nào là không có lễ hội (hội làng) Lễ hội là hình ảnh thu nhỏ bộ mặt làng

xã người Việt nói chung và từng làng, từng xóm nói riêng Tuy hội làng có thể chưa phản ánh đầy đủ mọi mặt trong đời sống của một làng, một địa phương, song ở đây có những nét tiêu biểu đáng chú ý: Hội làng là hiện thân của nền văn hóa đương đại (theo nhiều sử sách để lại thì nó được phát triển mạnh nhất vào thời Lý) Hội làng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của dân làng Từ xa xưa, hội làng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân ở mọi vùng quê Sau một năm làm lụng trên ruộng đồng vất vả, mùa xuân đến, ngày hội làng là dịp để cho mọi người được nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình Từ những người con được sinh ra ở làng quê thân yêu đã trưởng thành đi công tác trên khắp mọi miền đất nước, đến những người đang sống xa xôi nơi đất khách quê người ngày hội làng cũng khát khao được về cội nguồn, đứng giữa đình làng, thành kính thắp một nén hương tưởng niệm

Tín ngưỡng: Tín ngưỡng là nói tới niềm tin vào lực lượng siêu nhiên

có khả năng chi phối đời sống con người Làng Việt mang đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước do vậy tín ngưỡng làng cũng rất phong phú gồm: tín

ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo

Dường như trên đất nước ta, dân tộc ta, từ xưa đến nay thế giới trần tục

và thế giới vô hình hoà quyện và nhau Con người “uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm người đã khuất, thờ cúng tổ tiên như là một tôn giáo chính

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách rủi ro, vui mừng khi con cháu gặp may, khuyến

Trang 31

khích con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách (mà không trừng phạt)

con cháu khi làm điều ác

Trước khi đạo phât du nhập vào Việt Nam thì người Việt đã có tín

ngưỡng thờ Thành Hoàng làng Thành hoàng được thờ trong các đình làng

Thành hoàng là đại biểu tinh thần cho cả làng Làng nào cũng có một ngôi

đình, và đình đã trở thành địa điểm thiêng liêng của cả cộng đồng

Đạo phật khi truyền vào một nước nào, miền nào cũng đã thích ứng

ngay với phong tục tập quán của địa phương và những tín ngưỡng dân gian

“Phật hoá” và “hoá phật” ngay ở giai đoạn đầu tiên và trong suốt quá trình ở

Việt Nam – một nước nông nghiệp, người ta tôn thờ những hiện tượng tự nhiên

như: mây, mưa, sấm, chớp

- Các giá trị văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ của làng

Nghệ thuật là một khái niệm tất cả gồm (âm nhạc, hội họa, sân khấu,

văn học…) Nghệ thuật có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của nhân

loại Văn hóa nghệ thuật là sự phát triển năng lực nghệ thuật (thụ cảm, nhận

thức, sáng tạo nghệ thuật) của con người, thể hiện ra trong hoạt động nghệ

thuật) và kết tinh lại ở các giá trị nghệ thuật Văn hóa nghệ thuật làng các hoạt

động thụ cảm, nhận thức và sáng tạo nghệ thuật của nhân dân trong làng

Làng là kho tàng bảo tồn nhiều giá trị vật chất trong đó có văn hóa

nghệ thuật, thẩm mỹ Nghệ thuật, thẩm mỹ của làng biểu hiện lĩnh vực sinh

hoạt tinh thần thể hiện trên các lĩnh vực sau:

Trên lĩnh vực sáng tác nghệ thuật văn học: Vừa là nơi diễn ra các hoạt động sản

xuất, những người nông dân chân lấm, tay bùn còn là những nhà sáng tác nghệ thuật

văn học Trên đất nước Việt Nam, làng là nơi sáng tác và lưu giữ những chuyện thần

thoại, cổ tích, những câu ca dao, hò vè, những bài hát đó là những giá trị to lớn được

sinh ra và lưu giữ bởi các làng quê

Nghệ thuật âm nhạc và sân khấu truyền thống: Làng là nơi sáng tác,

lưu giữ nhiều loại hình âm nhạc, sân khấu dân gian Các làn điệu dân ca, như

Trang 32

chèo, tuồng, quan họ, ca trù, trống quân, múa rối nước tất cả đều được sinh

ra và gìn giữ từ những làng quê thanh bình và yên ả Những con người “chân lấm tay bùn”, nhưng cũng là những người nghệ sỹ tài hoa Những lời ca, tiếng hát lại vang lên trong mỗi ngày hội làng, ngày lễ, ngày tết Những liền anh, liền chị được sinh ra từ 49 làng quan họ, đã tạo nên không khí hội Lim mà đến đó những đôi trai gái kết bạn mời nước, mời trầu để rồi khi ra về họ lại vang lên câu “người ơi người ở đừng về” Chính lời ca, tiếng hát và những loại hình nghệ thuật ấy đã bồi dưỡng tâm hồn con người, cùng với những giá trị văn hóa làng ngự trị trong trái tim của mỗi người con của làng để rồi dù có

đi đến đâu thì người ta không thể rời xa vì “quê hương là chùm khế ngọt”

Có thể thấy văn hóa âm nhạc, sân khấu dân gian là một nét văn hóa sáng rọi được sinh ra từ các làng Việt Nam Không trường dậy, không giáo viên chuyên nghiệp, không được đạo tạo bài bản nhưng cộng đồng dân cư làng đã sáng tạo nên nền văn hóa phong phú, sâu sắc mà hết sức bình dị mà Unesco đã công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cùng với: ca trù, đàn ca tài

từ, cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ thuật hội họa: Các làng nổi tiếng như làng Đông Hồ với tranh

Đông Hồ, tranh Kim Hoàn, làng gốm Bát Tràng với nghệ thuật vẽ tranh gốm Đây là những làng tranh nổi tiếng, sản phẩm tranh thể hiện nét văn hóa

đặc sắc của dân tộc

Nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc: Làng từ văn hóa vật chất đã thể hiện

bao trùm trong đó văn hóa nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc độc đáo Nghệ thuật kiến trúc của làng thể hiện qua đình, chùa, miếu, trên những sản phẩm truyền thống như trạm khắc trên gỗ, đồ đồng đúng như nhận xét đầy hàm xúc của nhà nghiên cứu, học giả, hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Cung (Giám đốc Viện

Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) trên Tạp chí Hội mỹ thuật Việt Nam ngày 09/12/2014, đã viết: “Người thợ chạm ở làng xã, từ thuở nhỏ đã quen đục chạm gỗ, nhưng vẫn là một nông dân vì anh ta tham gia mọi

Trang 33

việc đồng áng Nhát chạm dứt khoát, chắc tay, nhưng nguồn cảm hứng lại rất chân thật, không phải là chân thật một cách sơ khai không đạt tới nghệ thuật,

mà là chân chất của nghệ sĩ lớn, tươi mát và sinh động, kết quả một quá trình hấp thụ, cố kết cao độ giữa những tình cảm sâu xa với những hình thức biểu hiện Nghệ sĩ chạm gỗ như người ca sĩ hay nhà thơ ở làng xã khi hứng lên, diễn tả bằng ngôn ngữ hàng ngày những điều rất bình thường, nhưng rất xúc động lòng người Những tác phẩm ấy phản ánh lên tất cả vẻ đẹp, chứa đựng mọi hương thơm của quê hương và Tổ quốc

Những nhà điêu khắc ấy không chạm trổ theo mẫu mà theo cuộc sống Những cảnh tượng diễn đi diễn lại xung quanh họ, ngày này qua ngày khác, mùa này qua mùa khác, năm này qua năm khác, in vào tâm khảm nghệ sĩ những nét không thể xoá, vì thế cuộc sống đi thẳng một cách hầu như tự nhiên vào tác phẩm nghệ thuật, giải phóng nghệ sĩ khỏi những quan niệm phong kiến thống trị”[83, www.vietnamfineart.com.vn] Chính vì vậy mà gần đây đã có nhiều nhà nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài đã xác nhận vai trò quan trọng, tích cực của mỹ thuật làng cổ Việt Nam

1.1.2 Vai trò hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng

1.1.2.1 Hệ thống chính trị cấp xã

Cấp xã là khái niệm để chỉ một cấp trong hệ thống quản lý hành chính của

Nhà nước ở khu vực nông thôn Ở nước ta hiện nay, do số lượng xã chiếm đa số, gắn với sản xuất và dân cư nông nghiệp nên trong quản lý hành chính hiện hành gọi chung xã, phường, thị trấn là cấp xã Đây là cấp cuối cùng trong hệ thống quản

lý hành chính, là cấp gần và sát dân nhất nên còn được gọi là cấp cơ sở

Hiện nay ở nước ta có 10.925 đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn, trong

đó có 9.098 xã, 597 thị trấn và 1.230 phường Đây là địa bàn cư trú, làm ăn của nhân dân lao động, nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội Đó vừa

là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất - kinh doanh của người lao động, của các

Trang 34

hộ gia đình, của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; vừa là nơi diễn ra quá trình trao đổi, lưu thông hàng hóa, là đầu mối của thị trường, là nơi hình thành các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất và tiêu dùng Nói đến cơ sở là nói tới nơi diễn ra các hoạt động của người dân và cuộc sống của họ; là nói tới các hình thức tổ chức hoạt động sống của cộng đồng và các mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân cới cộng đồng Mỗi cơ

sở là một cộng đồng xã hội, ở đó có các hoạt động kinh tế, văn hóa và đồng thời tất yếu hình thành nên cộng đồng chính trị - xã hội Tại đây, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội đều hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế , văn hóa- xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và tổ chức đời sống mọi mặt của xã hội công dân

Hệ thống chính trị cấp xã ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Đảng bộ, Chi

bộ cơ sở; chính quyền ở xã(gồm HĐND và UBND xã); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh ở cấp xã Mỗi bộ phận hợp thành

hệ thống chính trị cấp xã có vị trí, vai trò và chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Cụ thể:

- Đảng bộ, Chi bộ cơ sở, mà nòng cốt là Ban Chấp hành Đảng bộ là hạt nhân chính trị, trực tiếp thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua việc ra các nghị quyết, định hướng cho chính quyền triển khai các hoạt động quản lý, điều hành trên phạm vi địa bàn Đảng lãnh đạo còn bằng biện pháp thông qua các đảng viên, giới thiệu đảng viên nắm giữa các chức vụ chủ chốt trong HTCT Đảng cũng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục Bằng

sự gương mẫu của đảng viên và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với cán

bộ và đảng viên

- Chính quyền nhà nước cơ sở là trụ cột của hệ thống chính trị cấp xã , có vai trò quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi địa

Trang 35

bàn theo Hiến pháp và pháp luật Trong chính quyền cơ sở, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng trên đại bàn theo quy định của pháp luật UBND là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở UBND thực hiện những nhiệm vụ theo nghị quyết của HĐND, những nhiệm vụ do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ tự quản của địa phương

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có chức năng tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở cơ sở thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương của chính quyền cơ sở Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Chăm lo lợi ích và bên vực quyền lợi chính đáng của hội viên, đoàn viên, đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động của chính quyền, đối với cán bộ, công chức, đảng viên ở cơ sở và tham gia một số công việc quản lý xã hội ở cơ sở và từng thôn xóm

Dựa vào những nét khái quát chung nhất về hệ thống chính trị như đã

nêu trên theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể hiểu HTCT cấp xã là toàn bộ các thiết chế chính trị cấp xã, thị trấn (tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân của xã, thị trấn và mối quan hệ giữa chúng) được

tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc xác định, gắn bó hữu cơ, thống nhất với nhau về mục đích, chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn cơ sở

1.1.2.2 Vai trò của hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn văn hóa lao động sản xuất vật chất của làng

Lao động là nguồn gốc tạo ra mọi của cải, C Mác coi văn hóa là toàn

bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con

Trang 36

người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của

con người [45, tr 136 – 137] Văn hóa làng hình thành do quá trình lao động của nhân trong làng sang tạo nên

Văn hóa làng là mục tiêu, động lực cho sự phát triển của chính địa phương đó, bảo tồn và phát huy văn hóa làng đồng thời góp phần hoàn thành cách mạng trên lĩnh vực văn hóa của toàn Đảng, toàn dân ta Văn hóa lao động sản xuất biểu hiện tập trung nhất qua các làng nghề từ làng nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp… Để bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống trước tiên cần phải giải quyết vấn đề nhận thức, từ cấp vĩ

mô là Chính phủ và các Bộ, ngành ở trung ương tới vi mô là các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân ở cơ sở Song hành với nhận thức của người thợ thủ công là nhận thức của các cấp chính quyền địa phương Các nhà quản lý, hoạch định chính sách từ trung ương tới địa phương cần xem xét kỹ

và nắm vững được những đặc thù của làng nghề thủ công truyền thống trước khi ban hành một chính sách, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phục hồi và phát triển các làng nghề đó

Vai trò hệ thống chính trị cấp xã trong bảo tồn và phát huy văn hóa lao động sản xuất vật chất của làng trước hết thể hiện ở nhiệm vụ, chức năng của từng cấu trúc của nó bao gồm tổ chức cơ sở Đảng “tổ chức cở sở Đảng ở nông thôn có vai trò hạt nhân trong lãnh đạo chính trị, lãnh đạo HTCT, đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng được cụ thể hóa và được thực hiện thắng lợi ở cơ sở” [9, tr 237] Theo điều lệ Đảng, Đảng bộ cơ sở có nhiệm vụ: chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo có hiệu quả; lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh Chính quyền cấp xã gồm HĐND, UBND HĐND xã có nhiệm vụ quyết định các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội hàng năm nhằm phát huy tiềm năng

Trang 37

của địa phương UBND xã có nhiệm vụ khuyến khích nhân dân phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên Các tổ chức chính trị xã hội là cơ sở chính trị chính quyền nhân dân” là “lực lượng nòng cốt đi đầu trong các phong trào vận động quần chúng tham gia bảo vệ trật tự trị an, xây dựng nếp sống văn hóa, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế cơ sở

HTCT cấp xã là cấp thấp nhất có nhiệm vụ quản lý trực tiếp các làng nghề Hệ thống chính trị cấp xã có nhiệm vụ triển khai thực hiện đường lối, chính sách của cấp trên đồng thời thực hiện những nhiệm vụ lãnh đạo, quản

lý, tổ chức thực hiện, giám sát và phản ánh trực tiếp đến cơ sở và từ cơ sở lên cấp trên, trên mọi lĩnh vực trong đó gồm lĩnh vực bảo tồn, phát huy văn hóa làng nghề Do vậy vai trò của hệ thống chính trị cấp xã đối với bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề thể hiện:

- Hiệu quả việc triển khai thực hiện đường lối, chính sách của cấp trên, đồng thời năng lực xây dựng chính sách của HTCT cấp xã, năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của UBND xã với bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề

- Công tác giám sát, phản biện của Mặt trận tổ quốc xã và các tổ chức chính trị thành viên đối với việc bảo tồn, phát huy văn hóa làng nghề

Là cấp thấp nhất trực tiếp lãnh đạo, quản lý địa bàn, nắm được tính đặc thù của từng địa phương do vậy HTCT cấp xã đóng vai trò to lớn trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa làng nghề

1.1.2.3 Hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa vật thể và môi trường cảnh quan của làng

- Vai trò hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy văn hóa vật

thể và môi trường cảnh quan của làng;

Trang 38

Hệ thống văn hóa vật thể và môi trường cảnh quan của làng không chỉ

là văn hóa của làng, còn là văn hóa của cộng đồng, của dân tộc Bảo tồn và phát huy nó là nhiệm vụ và cũng là trách nhiệm của của HTCT cấp xã

Trong những năm gần đây vấn đề bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể làng được HTCT các cấp hết sức quan tâm Do vai trò của nó và trước dư luận xã hội, nhiều hệ thống thiết văn hóa làng được bảo vệ và khôi phục như đình, chùa, miếu, một số cơ sở thờ tự dòng họ Tuy nhiên vai trò hệ thống chính trị trong bảo tồn và phát huy văn hóa làng chưa cao, nhất là hệ thống chính trị cấp xã

- HTCT cấp xã là cấp lãnh đạo, tổ chức quản lý công tác bảo tồn văn hóa vật thể của làng Công tác lãnh đạo, tổ chức quản lý tốt sẽ đảm bảo công tác bảo tồn, phát huy văn hóa làng hiệu quả Đây cũng là nhiệm vụ của HTCT cấp xã trong bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, cảnh quan môi trường của làng Trong giai đoạn hiện nay trước những tác động của thời đại thì vai trò của HTCT cấp xã càng đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể làng Công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nhằm định hướng, điều hành và thực hiện hiệu quả việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể, cảnh quan môi trường của làng

- HTCT cấp xã có vai trò giám sát và phản biện đối với công tác bảo tồn, phát huy văn hóa làng Công tác giám sát và phản biện nhằm phát hiện ra những thiếu sót, sai lầm trong quá trình lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện việc bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, cảnh quan môi trường của làng

- HTCT cấp xã có vai trò tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà Nước đến với nhân dân về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, cảnh quan môi trường của làng Công tác tuyên truyền tốt sẽ đảm bảo việc triển khai đường lối, chính sách, pháp luật từ cấp trên xuống thuận lợi, từ đó công tác bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, cảnh quan môi trường của làng đạt hiệu quả cao hơn Tuyên truyền gồm có tuyên truyền giải thích và tuyên truyền vận động Hai hình thức này kết hợp nhằm

Trang 39

nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, cảnh quan môi trường của làng

1.1.2.4 Hệ thống chính trị cấp xã với bảo tồn và phát huy những giá trị

về phong tục, tập quán, tín ngưỡng của làng

Phong tục tập quán là lĩnh vực rất rộng Mỗi làng quê đều có những phong tục tập quán, tín ngưỡng khác nhau Có những phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt và xấu C Mác đã xem xét phong tục tập quán của làng trên phương diện phương thức sản xuất, tức tính khép kín, tự cung tự cấp đó là

mặt hạn chế của làng Châu Á Chính C Mác trong tác phẩm nổi tiếng Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ đã chỉ rõ những hạn chế căn bản của công xã nông

thôn Ấn Độ nói riêng và công xã phương Đông nói chung: “Chúng ta cũng không được quên rằng những công xã nông thôn thơ mộng ấy, dẫu cho chúng

có vẻ vô hại như thế nào chăng nữa, bao giờ cũng vẫn là cơ sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, rằng những công xã ấy đã hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho nó trở thành công

cụ ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của các quy tắc cổ truyền, làm cho nó mất hết mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động lịch sử”[44, tr 559] Trên cơ sở đó, ông đã nêu một thái độ hết sức mẫu mực của nhà cách mạng khi cho rằng: “Sự can thiệp của Anh đã phá hoại những công

xã nhỏ bé nửa dã man, nửa văn minh ấy bằng cách thủ tiêu cơ sở kinh tế của chúng và do đó đã thực hiện một cuộc cách mạng xã hội hết sức vĩ đại và, phải nói thật, đó là một cuộc cách mạng xã hội duy nhất mà châu Á đã trải qua từ trước đến nay”[44, tr 558] Quan điểm của C Mác chỉ cho chúng ta thấy hạn chế về phương thức sản xuất của làng và cung cấp cho chúng ta bài học trong lãnh đạo, quản lý của HTCT đối với vấn đề xử lý mối quan hệ giữa làng – với nước, giữa bảo tồn giá trị truyền thống với tiếp thu cái mới để phát triển

Trong giai đoạn đất nước bước vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới hiện nay sự lãnh đạo đúng đắn của HTCT

Trang 40

với nông thôn nhằm loại bỏ những yếu tố lạc hậu, phát huy những thế mạnh thúc đẩy nông thôn phát triển là một trong những mục tiêu cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Bên cạnh đó nông thôn ngày nay có nhiều thay đổi Trước sự tấn công của nền kinh tế thị trường, của việc đô thị hóa làng quê làng quê có nhiều biến đổi Nhiều phong tục tập quán , tín ngưỡng cũ mất đi, nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng mới ra đời Nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng tiến bộ ngày một mai một, cái mới ra đời không phù hợp với cuộc sông làng quê Một

số phong tục truyền thống thể hiện nét văn hóa Việt như các phong tục về tính cộng đồng, lối sống, ứng xử, truyền thống giáo dục, các phong tục về lễ tết, về tín ngưỡng tại một số làng đang chịu tác động của nhiều yếu tố nó đòi hỏi cần có sự lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nhằm bảo tồn và phát huy những phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp Đảng ủy, UBND xã thực hiện quản lý địa bàn cần phải nắm vững các phong tục tập quán, tín ngưỡng của từng làng, thấm nhuần quan điểm, chủ trương, đường lối của cấp trên về công tác bảo tồn các phong tục, tập quán, tín ngưỡng lối sống từ đó thực hiện triển khai, tổ chức thực hiện đường lối của cấp trên hiệu quả Mỗi làng có những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng vì vậy cần phải quán triệt quan điểm cụ thể đối với công tác lãnh đạo và tổ chức quản lý

HTCT cấp xã phải phối hợp và thực hiện công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy phong tục tập quán, tín ngưỡng của làng, tạo sự đồng thuận, giúp đỡ của nhân dân và các tổ chức khác nhằm bảo tồn, phát huy những phong tục qập quán tốt, có ích đồng thời tuyên truyền để loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, cổ hủ như trong việc cưới, việc tang nhiều địa phương còn diễn ra những phong tục lạc hậu như ăn uống quá nhiều, rờm rà đặc biệt các hoạt động mê tín, dị đoan ở một số địa phương cần phải nghiêm cấm triệt để và có hình thức chế tài hợp lý

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w