1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở thái nguyên hiện nay

126 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 13,71 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYEN |

NGUYEN NGOC QUYNH

DƯ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUÁ

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

Trang 2

riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố

trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 19 thắng 10 năm 2011

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 3

Danh mục biêu đồ

"6070 1811 ,ÔỎ 1

Chương 1: DƯ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUÁ

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG - MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN 6ˆ

1.1 Dư luận xã hội và công tác tư tưởng, -c-¿-cceecveeecrrerereerrerrrecee Ổ

1.2 Vai trò của dư luận xã hội đối với việc nâng cao hiệu quả công tư tưởng l8

_ Chương 2:THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC NÂNG CAO

_ HIỆU QUÁ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 34 -

2.1 Những yếu tố tác động đến dư luận xã hội và công tác tư tưởng ở tỉnh

ki 0a KH HH 11118 xxkreree 34

2.2 Những kết quả của dư luận xã hội đối với việc nâng cao hiệu quả

CTTT ở tỉnh Thái Nguyên và nguyên nhân .- srsrrerirrrerrrrre 4]

_2 3 Những hạn chế của dư luận xã hội đối với CTTT ở tỉnh Thái Nguyên

và nguyên nhân "— , 60

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ

HỘI ĐÓI VỚI HIỆU QUÁ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở THÁI |

NGUYÊN HIỆN NAY ¬ ¬ 83

3.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đối với việc nghiên Cứu, sử

dụng dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng -+-+-+s+ "_ 84

3.2 Nâng cao năng lực nắm bắt và kỹ năng xử lý dư luận xã hội của đội |

ngũ cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thái Nguyên . - "¬¬ 89 -

3.3 Củng cố hệ thống tô chức của Ban Tuyên giáo về công tác dư luận xã hội trong tình hình mới - - - ¬ TH vn cee 93

3.4 Xây dựng môi trường kinh tế - chính trị - xã hội để tạo điều kiện cho

dư luận xã hội tích cực phát huy tác dụng - -s+cs+nnseerrrrrrrree 97

xen .ÔỎ 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 5Ÿ ©252222S2t2rtxrtrrrrtrrrtrirrrried 107

Trang 5

-_ Biểu 2.1 Công tác dư luận xã hội đã có tác dụng thế nào đến việc

nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở tỉnh Thái Nguyên _ 42

Biểu 2.2 Tỷ lệ phần trăm của những mặt hạn chế của công tác dư

luận xã hội ở tỉnh Thái Nguyên năm 2011 | 61

Biéu 3.1 Tỷ lệ phần trăm của một số giải pháp nâng cao vai trò của

Trang 6

Trong lịch sử, dư luận xã hội đã từng đóng vai tro điều hoà các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi của con người ngay cả khi trong xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp Ph.Ăngghen đã nhận xét rằng, trong ché độ xã hội này

không hề có các phương tiện ép buộc nào khác ngoài dư luận xã hội Cơ chế

tác động, điều tiết được thực hiện dựa trên phương pháp tác động xã hội và

phụ thuộc vào mức độ chín mudi của dư luận xã hội, mức độ xâm nhập và - ảnh hưởng của nó, cũng như trình độ phát triển của xã hội s

Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập đã coi việc năm bất lòng dân (tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân) là một trong những công việc quan trọng hàng đầu nhằm đề ra được các chủ trương, đường lỗi cách mạng phù hợp lòng dân Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Dân chúng đồng lòng, việc gi làm cũng được Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” Nhiều văn bản, quyết định của các cơ quan lãnh đạo Đảng đã khẳng định điều này Ngay từ năm 1982, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu DLXH thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, trong đó có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như: “Viện Nghiên cứu DLXH có nhiệm

vụ tô chức việc nghiên cứu dư luận nhân dân đối với những vấn đề cơ bản của

đất nước s

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Dân biết nhiều việc mà các cấp

lãnh đạo không biết Việc gì cũng bản với dân, dân sẽ có ý kiến hay” Người còn yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ

chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân

‘Nhu vậy, chúng ta có thể hiểu: “Dân” là một tập hợp đông đảo quần chúng: mở rộng ra là toàn thể người dân lao động Việt Nam Khi “Dân” được

Trang 7

được các lãnh tụ cách mạng như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh thực hiện Việc

năm bắt dư luận xã hội chính là một trong những kênh quan trọng dé nam được tâm tư, nguyện vọng của người dân một cách kịp thời, sắt thực nhất Đó chính là một trong Các nhiệm vụ mà ngành Tuyên giáo phải luôn quan tâm _ thực hiện Việc năm bắt chính xác dư luận xã hội sẽ giúp cho Đảng và Nhà

_ nước kịp thời nghiên cứu, đề ra hoặc bé sung những chủ trương, đường lối cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất

Đối với ngành Tuyên giáo, công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu và _ định hướng dư luận xã hội được coi là một bộ phận trong tổng thể các lĩnh

vực hoạt động của Ngành Với chức năng của bộ phận này là tập hợp tất cả

các luồng ý kiến của từng cá nhân trong các nhóm xã hội, cộng đồng dân cư, _địa phương, đơn vị để phản ánh thái độ, tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của mọi tang lớp nhân dân trước các vấn dé, su kién, hién tuong nhay cảm có tính thời sự mà họ quan tâm Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn từ chỉ tiết

đến tổng thê và đầy đủ hơn trong quá trình đánh giá, nhận xét những mặt tốt | cing nhu han chế Nếu làm tốt vai trò và trách nhiệm thì nó sẽ giúp các ngành _

chức năng có những dự báo về khó khăn hay thuận lợi, và sẽ đưa ra những

quyết sách đúng đắn trong việc điều chỉnh chủ trương, kế hoạch sát hợp hơn trong từng thời điểm cụ thể Do vậy, có thể khẳng định vai trò của dư luận xã hội đối với công tác tư tưởng là vô cùng quan trọng |

Thái Nguyên với đặc thù là một tỉnh trung đu miền núi, là trung tâm văn

hoá của vùng nên công tác nắm bắt DLXH hiện nay là rất quan trọng Nó có

khả năng nhanh chóng năm bắt thông tin, những tư tưởng, tâm trạng xã hội,

Trang 8

những vụ việc bức xúc của người dân được các phương tiên thông tin đại đưa lên công luận thì các cấp, các ngành mới biết Điều đó cũng có thể coi là việc

nam DLXH van con nhiéu han ché - |

Vì những lý do trên, tác giả chọn vẫn đề: “Dư luận xã hội với việc nâng ` cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay’ lam dé tai luận văn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

_ Đã có rất nhiều các nhà khoa học ở trong nước cing như trên thé gidi nghiên cứu về vẫn đề này, ở nhiều góc độ khác nhau được đăng tải trên sách, báo tạp chí Trong đó có một số công trình, bài viết liên quan như:

- Phạm Quang Nghị (1997): Nghiên cứu dự luận xã hội trong công tác _ ư tưởng, Tác giả đã trình bày tương đối đầy đủ các khái niệm, vai trò, chức _— năng của DLXH và các yếu tế tâm lý của DLXH tác động đến công tác tư

_ tưởng, hệ tư tưởng Các phương pháp nắm bắt DLXH, các hình thức sử dụng

kết quả nghiên cứu DLXH trong hoạt động chỉ đạo thực tiễn của các cấp lãnh

đạo Đảng và Nhà nước,

- Lương Khắc Hiếu (1999): Dự luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, tác giả đã nêu lên bản chất và các chức năng của DLXH Sự hình thành DLXH và các yếu tô tác động đến quá trình hình thành DLXH, vai trò của DLXH trong xã hội hiện đại, công tác nghiên cứu DLXH ở nước ta thời kỳ đổi mới và giải pháp phát huy vai trò của DLXH ở nước ta hiện nay Trong đó tác giả đề cập

đến vai trò của DLXH trong cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, vai trò của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của DLXH, việc sử

dụng các kết quả nghiên cứu DLXH trong lãnh đạo và quản lý xã hội,

— ~ Tác phẩm Dw luận xã hội của tác giả Bùi Hoài Sơn, Viện Văn hoá

Nghệ thuật Việt Nam đã trình bày tương đối đầy đủ khái niệm, cơ sở hình

Trang 9

+ Ban Tuyên giáo Trung ương (2010): Tài liệu nghiệp vụ công tác nghiên

cửu dự luận xã hội |

- Ban tư tưởng — văn hoá Trung ương, Bộ Văn hố — Thơng tin (2001):

Tài liệu tập huấn cán bộ tuyên huấn và văn hoá cấp huyện

s Có thể nói rằng chưa có công trình khoa học nào đề cập trực tiếp và toàn diện về, đề tài “Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tự tưởng

_ở Thái Nguyên hiện nay ” | ˆ

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về dư luận xã hội

đối với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, luận văn đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với việc nâng cao hiệu quả

_ công tác tư tưởng ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

3.2 Nhiệm vụ ch |

- Làm rõ cơ sở lý luận của DLXH với việc nâng cao hiệu quả của công

tác tư tưởng - |

| - Đánh giá thực trạng dư luận xã hội với việc nâng cáo hiệu quả công tác tư tưởng trên địa bản tỉnh Thái nguyên hiện nay | - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc năm bắt dư luận xã hội đối với công tác tư tưởng ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Công tác nắm bắt, xử lý, sử dụng dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu

Trang 10

_giáo ở tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian: từ năm 2005 đến nay

— Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu “

- 5.1 Cơ sở lý luận | | -

Luận văn đựa trên cơ SỞ lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa duy

-_ vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan

điểm, chỉ thị, nghị quyết, đường lối và các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dư luận xã hội và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan

5.2 Phuong phap nghién citu

Luận văn sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, phương pháp hệ thống, quan sát, phân tích tài liệu và các ic phuong pháp điều tra

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Với kết quả nghiên cứu đạt được, Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham

khảo cho các cấp lãnh đạo địa phương của tỉnh Thái Nguyên và những ai | quan tam dén van dé nay

Những giải pháp của luận văn có thể tham khảo và ứng dụng vào việc nâng cao chất lượng công tác DLXH phục vụ công tác tư tưởng của Đảng

7 Cầu trúc luận văn a

Ngoai phan mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn

Trang 11

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG - MỘT SỐ VAN DE LY LUAN 1.1 Dư luận xã hội và công tác tư tưởng

1.1.1 Khái niệm và các chức năng của dự luận xã hi

1.1.1.1 Khái niệm dư luận xã hội

- DLXH tồn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người, được xem là có trước cả luật pháp, có tác dụng là phương tiện giáo đục, định hướng và điều

_ chỉnh hành vi Khi người ta nói đến DLXH, thường làm người ta nghĩ đến

-_ những đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội, đặc biệt là

những sự kiện chính trị nhất định Những đánh giá này dù có chủ đích hay không chủ đích nhắm tới một ai, song ai cũng : xem đó là một đánh giá mà mình cần phải xem xét đến mỗi khi hành động

Cũng được xem như là sự phản ánh của tồn tại xã hội, và là một dạng

biểu hiện của tồn tại xã hội, ý thức xã hội - khi sự phản ánh này thể hiện ở -

một mức độ nào đó, tích cực hay tiêu cực, cũng đồng thời thể hiện rằng, tồn tại xã hội đang có những van đề xã hội cụ thể Sự hình thành của DLXH theo nhiều cách, bằng nhiều con đường đã khiến DLXH trở thành một thực thể trung gian mang thông tin có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cộng đồng và ảnh

hưởng rất lớn đối với các cá nhân và các nhóm trong xã hội

Có thể nói, DLXH là một dạng tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội, được

biểu hiện trong các hình thái ý thức xã hội khác nhau Trong mọi hình thái ý

thức xã hội, cũng như trong mọi chế độ xã hội khác nhau, DLXH luôn thu hút

được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và là đối tượng nghiên cứu của

nhiều ngành khoa học, như triết học, xã hội học, chính trị học Trong thời

Trang 12

hội học tóm tắt”, Nhà xuất ban Matxcova, nim 1989, dua ra dinh nghia: “Du

luận xã hội là trạng thái ý thức của công chúng, hàm chứa trong đó thái độ minh bạch hoặc ẩn dấu của các cộng đồng xã hội khác nhau đối với những

_vấn đề, sự kiện và yếu tô của hiện thực” [29, tr.13] |

_ Cac quan niém trén đã nhấn mạnh đến khía cạnh: DLXH là những thông tin biểu hiện sự phán xét đánh giá của các nhóm xã hội và các cộng đồng xã

hội đối với các sự kiện, hiện tượng xã hội mà họ quan tâm Đó là những thái

| độ công khai, minh bạch hoặc ngắm ngầm, che giấu trước một thực tế xã hội -

liên quan đến lợi ích chung

Khác với các nhà nghiên cứu ở Nga, các nhà nghiên cứu ở Mỹ lại hay sử

dụng khái niệm “công luận” thay cho khái niệm DLXH và cũng nêu ra định nghĩa tương tự Chẳng hạn, Young cho rằng: “Công luận là sự phán xét đánh

giá của các cộng đồng xã bội đổi với các vấn dé co tam quan trong duoc hinh

thành sau khi có sự tranh luận công khat” (1923); hoặc Childs dua ra mot dinh nghia don gian hon: “Công luận la tap hop y kiến cá nhân ở bất kỳ noi

đâu mà chúng ta có thể tìm được”, (1956) [29, tr.13] Trong bài viết “Công

luận là gi?”, Paul B Sheatsley dua ra quan điểm như sau: “ nói một cách - chung nhất, công luận gắn liền với các phán xét đánh giả hoặc nguyện vọng,

CÔng luận có thể xem xét như là các quan điểm của một nhóm người xung quanh các vấn đỀ có liên quan đến lợi ích chung” [29, tr.14]

Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về thông tin DLXH Theo Viện nghiên cứu DLXH thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương:

Trang 13

nào đó, là sự phán xét đánh giá của đại đa số trong cộng đẳng người đối với

các sự kiện, hiện tượng, quả trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của

họ trong một thời điểm nhất định” [43, tr.14]

Tổng hợp các ý kiến nêu trên, đa số các nhà nghiên cứu đều coi Du luận xã hội là những thông tin thể hiện phản xét, đánh gia, những quan điểm, ý

kiến của các cộng đồng : xã ã hội, các nhóm xã hội đối với những van đề liên ` quan đến lợi ích chưng của họ được biểu hiện thành thái độ công khai hoặc che giấu, tán thành hoặc phản đối trước một sự kiện, hiện tượng xã hội nhất

định Đây là những quan niệm của các nhà nghiên cứu xã hội học chuyên

ngành phục vụ cho mục đích chính trị Cách đánh giá này hướng tới việc đặt Ta và xây dựng các chuẩn mực, xác định các tiêu chí cụ thể để thực hiện các

| cuộc điều tra, thăm dò DLXH để tìm hiểu tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội

của các cộng đồng xã hội trong những thời điểm nhất định ˆ |

Như vậy có thê hiểu: Dư luận xã hội là tập hợp các lung ý kiến cá nhân

frước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự, có liên quan đến lợi ích, |

cdc méi quan tam cua cong chúng Tuy nhiên, cân phải lưu ly đến các nội ham sau đây của định nghĩa này:

1 Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý ý kiến cá nhân giống nhau;

2 Dư luận xã hội có thê bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm |

- chí đối lập nhau; _ | | | |

3 Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kien) hoac hẹp (một số ý kiến);

4 Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự hát, chứ không phải

là ý kiến của một tô chức, được hình thành theo con đường tô chức (hội nghị,

hội thảo ); |

5 Dư luận xã hội không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự

Trang 14

6 Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tinh thời sự (động

chạm đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới có khả năng

tạo ra dư luận xã hội

DLXH là hiện tượng tinh thần, biểu hiện trạng thái ý thức của cộng đồng

người, là phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội Ý thức xã hội là mặt

tỉnh thần của đời sống xã hội bao gồm các cấp độ: quan điểm, tư tưởng cũng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống của cộng đồng xã hội, nay sinh tir tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất

định Ý thức xã hội gồm những hiện tượng tỉnh thần, những bộ phận, những

hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác

nhau [7, tr.423] Thông tin dư luận xã hội là ý kiến biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đông người đối với sự kiện, hiện tượng, quá tình xã hội có

liên quan đến nhu cẩu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định

| Năng lực xử lý thông tin dự luận xã hội Xử lý thông tin (XLTT)DLXH

là một quá trình phức tạp do con người thực hiện, khác voi XLTT của máy

tính Để XLTT DLXH đạt hiệu quả cao trong thực tế thì người CBTG phải có

năng lực về hoạt động này _ | a |

Van dung vào XLTT DLXH, có thể hiểu một cách chung nhất, năng lực

là khả năng của chủ thể tiếp nhận, phân tích, sàng lọc, xử lý thông tin dự luận

xã hội một cách có kết quả nhất Những kết quả của quá trình XLTT DLXH có

- giá trị dự báo, định hướng tư tưởng, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của xã hội

Kết quả XLTT DLXH không những làm thoả mãn nhu cầu của chủ thể mà còn

thoả mãn nhu cầu của xã hội Đó là những thông tin về DLXH có giá trị, gạt bỏ

những thông tin du luận sải sự thật thông qua vô số những luồng thông tin đa

dạng phức tạp trong xã hội Do đó, XLTT DLXH là hoạt động đòi hỏi phải

Trang 15

vẫn đề, sự kiện dư luận đang quan tâm; tiếp nhận các luồng thông tin DLXH

liên quan đến vấn đề sự kiện; lựa chọn thông tin DLXH xung quanh vẫn đề xã

hội quan tâm, XLTT DLXH thông qua lăng kính và bộ lọc bằng chính năng lực

XLTT DLXH của chủ thể Như vậy, năng lực xử lý thông tin dự luận xã hội

được biểu hiện cụ thể ở khả năng tổ chức thâm nhập vào các sự kiện, vấn đề để

năm bắt thông tin về dự luận xã hội cân thiết; khả năng xem xét, kiểm tra, kiểm chứng, đối chiếu thông tin dự luận xã hội với thực tiễn một cách khách quan, trung thục; khả năng xử lý thông tin rút ra những dự bảo, kết luận đúng đến,

chính xác có giá trị để vận đụng vào thực tiên

1.1.1.2 Các chức năng

- Chức năng đánh giả: DLXH thể hiện thái độ phán xét đánh giá của công

chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống DLXH có vai trò quan trọng trong việc hình thành thang giá trị xã hội Trên thực tế, người ta

thường chạy theo các giá trị mà DLXH đề cao chứ không phải các | gia tri ma do cac nha tu tưởng, lý luận đề ra Thang giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận đề ra, - cho dù có đúng đến đâu, cũng khó có thể đi vào thực tế nếu không được DLXH

tán thành, ủng hộ Thang giá trị của DLXH mỗi thời một khác |

- Chức năng điễu tiết các mối quan hệ xã hộiDLXH rất nhạy cảm với các hành vi xâm phạm lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội, nhất là hành vi

của các phần tử, các nhóm cực đoan, lên án kịp thời và gay gắt các hành vi này, làm cho các cá nhân, các nhóm cực đoan phải “chùn tay; DLXH cũng rất

quan tâm tới các hành vi có lợi cho toàn xã hội, kịp thời cỗ vũ, các cá nhân,

nhóm xã hội thực hiện các hành vi này Nhờ sự quan tâm kịp thời, DLXH góp

phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội cũng

như giữa các nhóm xã hội

Trang 16

con người, nhất là đối với thế hệ trẻ Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời

đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý, DLXH có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải — trái, đúng — sai, thiện — ác, đẹp - xấu

- Chức năng giám sát: DLXH có vai trò giám sát hoạt động của nhà nước và các tô chức xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách Trong các xã hội dân chủ, công luận (kể cả báo chí) thường được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau các cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp) Các quan chức tham nhũng, quan liêu, mắt dân chủ rất “ghét” báo chí, DLXH vì báo chí, DLXH luôn “nhòm ngó” vào các công việc mờ ám của họ, _ sẵn sàng lên án, tố cáo họ

- Chức năng tư vấn, phản biện: Trước những vẫn đề nan giải của đất nước, DLXH có thể đưa ra những khuyến nghị sáng suốt mà các cơ quan tham mưu cho chính quyền có thể chưa nghĩ ra được DLXH cũng là người phản biện có uy tín đối với các quyết định Của các cơ quan Đảng, chính quyền, tô chức chính trị - xã hội

- Chức nang giải tod tam lý xã hội: “Theo các nhà tâm lý học, sự bắt bình, các nỗi niềm oan ức của con người, nếu không được giãi bày, nói ra, sẽ không | mat di ma lắng chìm xuống tầng vô thức trong tâm thức của con người và có

thể trở thành những mầm mống bệnh hoạn nghiêm trọng về tỉnh thần, đến một

lúc nào đó sẽ bộc phát thành những hành vi, phản ứng bắt thường khơng thé kiểm sốt được Sự giãi bày, bày tỏ thành lời có thé giải toả nỗi bất bình, uất

ức của con người BỊ oan ức mà nói ra được sẽ cảm thấy nhẹ nhõm 1.1.1.3 Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dự luận xã hội * Cơ sở nhận thực của dư luận xã hội

Nội dung và sắc thái của đư luận xã hội được quy định trước hết bởi trình độ hiểu biết của công chúng, nhóm xã hội Sự hiểu biết nhiều hay ít, sâu

sắc hay không sâu sắc của công chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề, hiện

Trang 17

-hội đối với vẫn đề, sự kiện, hiện tượng đó Một trong những yếu tố nhận thức

có ảnh hưởng khá phố biến đến sự phán xét của dư luận xã hội, đó là khuôn

mẫu tư duy xã hội |

Khuôn mẫu tư duy xã hội là những quan niệm, suy lý, phán xét khái quát, giản đơn, hữu hạn nhưng có tính phổ biến và tương đối bền vững trong một cộng đồng xã hội Khuôn mẫu tư duy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực

CUỘC sống của con người: trong tôn giáo, đạo đức, chính trị ở đâu chúng ta

cũng có thê lấy các ví dụ về khuôn mẫu tư duy Trong thời bao cấp, trong lĩnh

vực tư tưởng chính trị, các khuôn mẫu tư duy về chủ nghĩa xã hội là các quan

niệm như: “Chủ nghĩa xã hội không có kinh tế thị trường”; “Kinh tế kế hoạch

hoá đối lập với kinh tế thị trường” | |

Sự tồn tại của các khuôn mẫu tư duy cực kỳ cần thiết, không có nó sẽ

không có hành động xã hội Cái sai chỉ xuất hiện khi con người tuyệt đối hoá các

định nghĩa, các khuôn mẫu tư duy, vẫn bám lấy chúng khi chúng đã lỗi thời ˆ

Chỉ có các khái quát, phán xét, suy lý phổ biến trong xã hội (hoặc trong một cộng đồng, nhóm xã hội) mới có thể trở thành khuôn mẫu tư duy xã hội

Dư luận xã hội là phương thức tồn tại của khuôn mẫu tư duy xã hội Để chủ

động hình thành dư luận xã hội trước hết phải hình thành các khuôn mẫu tư

duy xã hội Khi đã có khuôn mẫu tư duy xã hội, dư luận xã hội mà chúng ta

muốn có sẽ tự khắc bật ra khi gặp bối cảnh tương ứng

* Cơ sở xã hội của dự luận xã hội So

_ Các yếu tố xã hội, trước hết là lợi ích nhóm, tầng lớp, giai cấp, quốc gia,

dân tộc có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung và sắc thái của dư luận xã hội -

Trong một nhà nước mạnh, chính quyền và nhân dân gắn bó với nhau, lợi ích quốc gĩa, dân tộc thường được coi trọng hơn các lợi ích khác (cá nhân, nhóm, tầng lớp, giai cấp); trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, người ta

Trang 18

nhận xét, đánh giá, bày tỏ thái độ của mình Trong một nhà nước yếu, dân chủ

không được coi trọng, pháp luật, kỷ cương bị buông lỏng, chủ nghĩa cá nhân phát triển, người ta thường nhân danh lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng để đưa ra ý kiến này, ý kiến kia, nhưng nếu phân tích kỹ thì không phải như vậy,

_ lợi ích cá nhân, cục bộ mới chính là động cơ của họ ¬

| Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều lợi ích khác nhau Về bản chất, các lợi ích này là thống nhất với nhau Tuy nhiên, `

-ngoài các lợi ích cá nhân, đặc thù hợp lý của các cá nhân, tầng lớp, giai cấp, nhóm xã hội (các lợi ích gắn liền với lợi ích quốc gia, dân tộc), các cá nhân, tầng lớp, giai cấp, nhóm xã hội có thể chạy theo các lợi ích cá nhân, đặc thù

CỰC đoan, có lợi cho mình nhưng đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc nói

chung, của các cá nhân, tầng lớp, giai cấp, nhóm xã hội khác nói riêng | Trong thời bao cấp, luồng dư luận không tán thành quan điểm cho rằng CNXH cũng có kinh tế thị trường, phê phán quan điểm này là "chệch hướng XHCN" không phải bao gồm toàn những người thiếu hiểu biết về vấn đề kinh tế thị trường mà còn có cả những người có hiểu biết tốt, hiểu biết được rằng

CNXH cũng có kinh tế thị trường Tuy nhiên, khi phát biểu ý kiến thì họ lại

nói khác, "nghĩ một đàng, nói một nẻo" Tiếng nói của ho, sự phản đối của họ

_ không phải do yếu tố nhận thức quyết định mà là do các lợi ích đặc thù cực

đoan quyết định: họ lo ngại sự đổi mới sẽ làm mất đi các đặc quyền, đặc lợi

gắn liền với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp mà họ đang có

_1.1.2 Công tác tư trồng và các bộ phận cấu thành

1.1.2.1 Khái niệm công tác tư tưởng -_ |

Trang 19

Dưới CNXH, công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của Đảng

Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ

nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chỉ phối, thống trị

trong đời sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tính tích Cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa |

Hiệu quả công tác tư tưởng: Là sự so sánh giữa kết quả mà công tác tư

tưởng đạt được với mục đích công tác tư tưởng được đặt ra từ trước, sau một

chu trình tác động tư tưởng, trong một điều kiện nhất định và với một chỉ phí

nhất định Trong công tác tư tưởng, hiệu quả được đánh giá bằng sự cố gắng của chủ thể công tác tư tưởng và những chuyền biến của nhận thức, tư tưởng mỗi giai cấp, tầng lớp và toàn xã hội, thể hiện trong những kết quả kinh tế,

chính trị, xã hội, phong trào

1.1.2.2 Các bộ phận cấu thành

_ V.I Lê nin cho rằng; công tác tư tưởng có ba hình thái là: công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cô động [60, tr.28]

- Cong tac ly luận: Công tác lý luận là một hình thái của công tác tu tưởng hướng vào việc nghiên cứu, xây dựng bảo vệ và phát triển sáng tạo hệ

tư tưởng, biến nó thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội

Xây dựng hệ tư tưởng là cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối

chính trị của giai cấp, của một chính đảng Với cách hiểu đó, công tác lý luận |

của Đảng ta bao gồm việc nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống quan điểm lý :

luận và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối, chính sách, các quyết

Trang 20

Công tác lý luận là một bộ phận của công tác tư tưởng hướng vào việc nghiên cứu, phát triển sáng tạo hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo cách mạng - giai cấp công nhân, nghiên cứu và tong kết thực tiễn cách mạng nhằm xây dựng hệ thống quan điểm lý luận và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối, chính sách, các quyết định của Đảng và Nhà nước, đấu tranh, phê phán các trào lưu tư tưởng sai trái, thù địch

- Công tác tuyên truyễn: Công tác tuyên truyền là một hình thái của công tác tw tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lỗi chién lược, sách lược trong quân chúng, xây dựng cho quân chúng thế giới quan phù hợp với

lợi ích của chủ thê hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cỗ

vũ quân chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó Công tác tuyên truyền của Đảng ta là hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác — Lénin, tu tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng; xây dựng niềm tin vững chắc

vào sự nghiệp cách mạng; khơi dậy tính sáng tạo của quần chúng, động viên lực lượng quân chúng tham gia, góp phần tô chức các phong trào cách mạng

Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cầu thành của công

tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lỗi chiến lược, sách lược

trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích của chủ thê hệ tư tưởng, hình thành và củng cô niềm tin, tập hợp và cô vũ quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó

- Công tác cỗ động: Công tác cô động là một hình thái của công tác tư

tưởng, là sự tác động của chủ thể vào tâm ly, tình cảm của đối tuong, nham tao

nên một ấn tượng mạnh ở đối tượng, kích thích và thúc day ho hang hai hanh động, gop phan chuyển biển hành vi của đối tượng Công tác cỗ động có vai trò

Trang 21

Công tác cổ động là sự tác động của chủ thể vào tư tưởng, tình cảm của đối tượng thông qua việc giải thích một việc cụ thể, thiết thực nhằm tạo nên một ấn tượng mạnh ở đối tượng, kích thích và thúc đây họ hãng hái hành

động thực hiện công việc đó - : |

TAt cả các yếu tố, các bộ phận trên đây tác động, quy định lẫn nhau và | _hình thành nên hệ thống công tác tư tưởng Hệ thống này vận hành theo

những quy luật của lĩnh vực tư tưởng |

-1.2 Vai trò của dư luận xã hội đối với việc nâng cao hiệu quả công

tư tưởng |

Định hướng tư tưởng đúng và kịp thời, nhất là khi tình hình tư tưởng

diễn biến phức tạp và trong các bước ngoặt của cách mạng để thống nhất tư

tưởng và hành động, là một trong các bài học quan trọng của công tác tư |

tưởng suốt trong 80 năm qua, là nội dung chủ yếu nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng, đặc biệt là trong thời kỳ mới-thời kỳ đây mạnh CNH- HĐH đất nước và hội nhập nền kinh tế toàn cầu Vì vậy, muốn nâng cao chat lượng hiệu quả công tác tu tưởng của Đảng trước hết nâng cao chất lượng nghiên cứu tham mưu định hướng DLXH đúng và kịp thời

1.2.1 Dư luận xã hội đối với công tác lý luận

1.2.1.1 Du luận xã hội góp phân nghiên cứu ý luận chính trị để phục vụ

công tác tư tưởng của Đảng ˆ _ |

Dư luận xã hội, là nguồn thông tin phản hồi có vai trò rất quan trọng đối với quá trình ra quyết định của các cơ quan lãnh đạo, quản lý xã hội Để có được những quyết định đúng đắn, các cơ quan lãnh đạo, quản lý cần nắm chắc được tâm trạng, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân,

đối tượng mà các quyết định nhằm vào Xã hội càng phát triển thì nhân tố

Trang 22

dân ủng hộ Tính toán đến tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong quá trình soạn thảo và thông qua các quyết định, thực ra, không phải là công việc mà các cấp lãnh đạo, quản lý đất nước lâu nay không làm Vấn đề là ở chỗ sự đánh giá này có chính xác hay không? Đánh giá không chính xác

thì quyết sách đưa ra sẽ không trúng và không đúng Các cơ quan lãnh đạo,

quản lý không thể có sự đánh giá chính xác về tình hình tâm trạng, tư tưởng

của người dân, nếu các nguồn thông tin về tâm trạng, tư tưởng, của người dân

mà sự đánh giả này dựa vào, thiếu độ tin cậy Các phương pháp năm bắt dư

luận xã hội khoa học (điều tra xã hội học; phân tích nội dung ) là các nguồn thông tin về thực trạng tỉnh hình tâm trạng, tư tưởng của nhân dân có độ tin

cậy cao Thông tin thu được từ các phương pháp nắm bắt dư luận xã hội không chỉ r6 ve mặt định tính mà còn cả về mặt định lượng ˆ

Để nâng cao hiệu quả của công tác lãnh đạo, quản lý xã hội, cần phải coi

điều tra xã hội học về dư luận xã hội là một khâu thiết yếu trong quy trình ban

hành và thực hiện các chủ trương, quyết sách |

Trong quy trình này, trước khi ban hành một chủ trương, quyết sách nào đó, cơ quan lãnh đạo, quản lý cần đưa nội dung của dự thảo chủ trương, quyết sách ra thăm dò dư luận xã hội để đánh giá mức độ ủng hộ của công chúng; các lý do công chúng ủng hộ hoặc không ủng hộ; các băn khoăn, thắc mắc của công chúng nếu chủ trương, quyết sách được ban hành |

Trong trường hợp kết quả thăm dò dư luận xã hội cho thấy mức độ ủng hộ của công chúng rất thấp và các lý do dẫn đến sự ít ủng hộ này là xác đáng thì nên dừng việc thông qua, không ban hành chủ trương, quyết sách Nếu lý do dẫn đến sự ít ủng hộ này là không xác đáng, do công chúng thiếu thông tin

hoặc đặt lợi ích đặc thù, cục bộ của mình lên trên lợi ích của cộng đồng, quốc

Trang 23

truyền cung cấp thông tin đầy đủ cho công chúng, làm rõ lợi ích chung đối với cộng đồng, quốc gia, dân tộc của chủ trương, quyết sách

_ Những băn khoăn của công chúng nếu chủ trương, quyết sách được ban

hành mà điều tra xã hội học về dư luận xã hội thu thập được còn có tác dụng

giúp CƠ quan soạn thảo hướng dẫn thực hiện chủ trương, quyết sách lường

- trước được các khó khăn, vướng mắc có thê có trong quá trình thực hiện chủ

trương, quyết sách, trên cơ sở đó, có sự hướng dẫn chỉ tiết và đầy đủ cách

thức khắc phục các khó khăn, vướng mac nay |

Khi chủ trương, quyết sách đã được ban hành, thăm dò dư luận xã hội 'giúp các cơ quan lãnh đạo quản lý, nhất là trong các các đợt sơ kết, tổng kết, có sự đánh giá chính xác tình hình thực hiện chủ trương quyết sách, các thuận | lợi, khó khăn, nguyên nhân của các thành tựu cũng như của các hạn chế, yếu - kém, trên cơ sở đó, đề ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu

quả việc thực hiện chủ trương, quyết sách đó oe

1.2.1.2.Dư luận xã hội cung cấp căn cứ khoa học cho việc ban hành các

chỉ thị, nghị quyết, cơ chế, chính sách ˆ

Theo nhiều nhà nghiên cứu, chính sách là hình thức của những mối liên

hệ, tác động qua lại giữa các nhóm, tập đoàn xã hội gắn trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, hoạt động của nhà nước, của các đảng phái, thiết chế khác

của hệ thống chính trị nhằm thực hiện các lợi ích, mục tiêu, nhiệm vụ của các

nhóm và tập đoàn xã hội ấy |

Chính sách thường được thể hiện trong các quyết định, hệ thống luật pháp, các quy chuẩn hành vi và những quy định khác

Một cách hiểu khác về chính sách, đó là tập hợp những cách thức,

phương hướng là việc trong một hay nhiều lĩnh vực nhất định mà một tô chức

dựa theo đó để thực hiện |

Trang 24

Bản chất, nội đung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của

đường lỗi, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Muốn định ra chính sách

đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng lĩnh vực, trong từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cu thé

Chính sách còn được hiểu là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ, nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ

muốn đạt được và phương thức để thực hiện các mục tiêu đó Những mục tiêu

này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường

— Chính sách là kế hoạch, phương hướng và cách thức hành động do tổ

chức đề ra và dựa vào đó để thực hiện nhằm đạt mục tiêu nhất định trong từng

lĩnh vực cụ thể, qua từng giai đoạn nhất định Ví dụ: chính sách dân số là một hệ thống các biện pháp đo nhà nước được xây dựng

Kết quả nghiên cứu về DLXH được xem là một trong những cơ sở để ra _ các quyết định trong quản lý Hiện nay ở các nước đang phát triển đều có viện |

Dư luận xã hội, Viện Dư luận xã hội lớn nhất hiện nay là Viện của Mỹ Viện

Nghiên cứu dư luận xã hội của Việt Nam thuộc Ban Tuyên giáo TW da ra đời nhằm nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của các tầng lớp nhân dân trước các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước Tiến hành các điều tra xã hội học về dư luận xã hội nhằm phục vụ cho

quá tình hình thành, hoàn thiện và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách

quan trọng của Đảng và Nhà nước |

Trưng cầu dân ý hay nghiên cứu ý kiến dân chúng trước mỗi quyết sách -

lớn là việc làm được nhiều chính phủ trên thế giới thực hiện, mục tiêu của

việc làm này nhằm đảm bảo cho chính sách được thực thi đúng với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời cũng là cách để chính

Trang 25

“Dân ý như Thiên ý” là nguyên tắc bất di bất dịch đối với một Chính phủ

của dân, do dân và vì dân Một chính phủ biết quan tâm, biết lắng nghe

DLXH để điều chỉnh chính sách đáp ứng DLXH chính là đáp ứng nhu cầu của

đông đảo quần chúng nhân dân | |

Trong cuộc thảo luận ngắn gọn về mỗi quan hệ giữa DLXH và hoạch định chính sách, GS Micheal Traugott - Đại học Michigan Hoa Kỳ, học giả của Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Joan Shorenstein, Dai

hoc Harvard - đã chia sẻ kinh nghiệm của nước Mỹ và khẳng định vai trò quan trọng của DLXH đối với việc hoạch định chính sách Kinh nghiệm của

nước Mỹ cho thấy các dịp bầu cử là thời điểm mà người dân được bày tỏ ý kiến của họ, được nói lên cái họ đang nghĩ về những vẫn đề chưa được đưa ra

để bàn bạc, về những vấn đề xã hội, đối ngoại, kinh tế mà họ quan tâm Các

cuộc điều tra DLXH thông qua việc trưng cầu ý kiến đã đưa ra câu trả loi gitip duy trì và đảm bảo mối liên hệ giữa người dân và các cấp lãnh đạo

Một SỐ CƠ quan, tô chức, đặc biệt là báo chí Việt Nam đang chủ động tích

cuc trong việc truyền tải thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm tạo ra sự tranh luận trong quần chúng nhân dân, để khai thác nguồn ý kiến, quan điểm và tri thức rộng rãi trong xã hội Nhiều vấn đề bức xúc đã được đưa lên các diễn đàn để truyền tải ý kiến đến các cấp lãnh đạo | |

Để một chính sách hay một văn bản luật có tính khả thỉ cần rất nhiều yếu

tố, dù nó rất hay nhưng nếu khơng tính tốn đủ về khả năng chấp hành của người

dân thì cũng không thể coi đó là văn bản thành công, việc ban hành những văn

bản, chính sách như vậy sẽ làm giảm uy tín của các cơ quan ban hành

Vi du: Han chúng ta còn nhớ DLXH phản ứng như thế nào trước các

thông tin như: cam đăng ky xe may ở các quận nội thành, mỗi người chỉ được

Trang 26

ùn tắc giao thông Những biện pháp này phần nhiều không phù hợp thực tế nên đã bị DLXH phản đối và không được ban hành - | Do vay, cac cudc dieu tra DLXH sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách,

các đại biểu Quốc hội nắm bắt được những mối quan tâm chủ yếu của người dân là gì? Nếu kết quả điều tra phát hiện những ảnh hưởng tiêu cực của chính " sách hay văn bản luật thì nó cần được chỉnh sửa, thậm chí là hủy bỏ

1.2.1.3 Công tác dự luận xã hội góp phân dự báo tình hình tư tưởng, xã hội Trên cơ sở phân tích căn nguyên nhận thức và căn nguyên xã hội của DLXH, chúng ta có thể đưa ra những dự báo đáng tin cậy về tình hình tâm

trạng, tư tưởng của các tầng lớp nhân dân Tình trạng thống nhất hay chia rẽ

trong DLXH theo một vấn đề nào đó cũng đồng thời phản ánh sự thống nhất ˆ

hoặc chia rẽ về mặt tư tưởng theo vấn đề đó Sự phân bố của DLXH theo hình

chữ U (sự phân hoá theo hai cực đối lập nhau) bao giờ cũng là những dấu hiệu

báo trước của các “điểm nóng”, sự xung đột xã hội Mức độ phổ biến, tính

bền vững của các khuôn mẫu tư duy xã hội phản ánh qua DLXH là cơ sở để |

dự đoán mức độ đồng tình hoặc phản đối của DLXH đối với các sự việc sắp

diễn ra Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ về lợi ích giữa các nhóm xã hội,

tình trạng phát triển dân trí và tình trạng thông tin, có thể đưa ra các dự đoán

về xu thế biến đổi của DLXH trong những giai đoạn nhất định

| Dang Cong san Viét Nam, ngay từ khi mới thành lập đã coi việc năm bắt lòng dân (tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân) là một trong những công Việc quan trọng hàng đầu nhằm đề ra được các chủ trương, đường lối cách mạng phù hợp lòng dân Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng

không nên |

Trang 27

cuu du luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, trong đó có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như: “Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội có

nhiệm vụ tổ chức việc nghiên cứu dư luận nhân dân đối với những vấn đề cơ

bản của đất nước và những vấn đề quan trọng có tính thời sự theo quan điểm

Mác - Lênin; tổng hợp, phân tích dư luận xã hội để báo cáo Với các cơ quan

Đảng và Nhà nước; tô chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thông tin viên, cộng tác viên của Viện về lý luận, nghiệp vụ Viện được trực tiếp quan hệ với các

cấp ủy đảng, các ngành, các đoàn thể quần chúng để tô chức nghiên cứu dư

luận xã hội” - |

Nhiing nam Déi mdi va dic biệt là thời gian gần đây, Đảng ta tiếp tục có | những sự chỉ đạo nhằm tăng cường công tác điều tra xã hội học, năm bắt dư x

luận xã hội Ví dụ, trong văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung

ương (Khóa VII) đã nêu ra nhiệm vụ đối với công tác tư tưởng sau đây: Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ và công tác tuyên truyền, coi trọng biện pháp

điều tra dư luận xã hội | /

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VII) tiếp tục yêu

cầu: Tổ chức điều tra dư luận xã hội về những vấn đề cần thiết cho công tác

_ lãnh đạo, quản lý Nhà nước Xây dựng luật về trưng cầu dân ý |

Gần đây nhất, Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá X) về công tác tư tưởng,

lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, tiếp tục nhấn mạnh: "Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác

tư tưởng"

1.2.2 Dư luận xã hội đỗi với công tác tuyên truyền

1.2.2.1 Dư luận xã hội cung cấp thông tin phản hồi trong tuyên truyềz ˆ

Sức ép của DLXH nhiều khi làm cho công tác tuyên truyền but

Trang 28

bố Hơn thế, công chúng - chủ thể của DLXH, không những chỉ tiêu dùng

những cái được các phương tiện tuyên truyền phổ biến, mà còn có những đòi

hỏi của mình về những thông tin đặc thù nào đó để làm rõ hơn những vấn đề

mà chính họ đang có ý kiến ©

_ Bằng việc ứng dụng những công nghệ hiện đại trong công tác tuyên truyền, các nhà tuyên truyền có thể tự khai thác các thong tin phan hồi bằng việc thâm nhập thực tế tới các vùng miền mà các phương tiện truyền thông chưa vươn tới để họ có thêm thông tin về những chủ đề mà công chúng quan tâm Đó cũng chính là mong muốn của các đối tượng quan tâm đến khi đưa ra '

một sự kiện hay nhiều sự kiện khi được dura ra Tuy nhiên, giới hạn tri thức,

hiểu biết sẽ ảnh hưởng đến việc phản hồi thông tin trong tuyên truyền

oO khia canh nay cua mối quan hệ giữa thông tin phản hồi trong tuyên truyền và DLXH không phải luôn luôn được nhận biết và thừa nhận, bằng những đề xuất mạnh mẽ là không có gì ngồi “sự thật” và “cơng bằng” góp phần tạo nên đặc tính cơ bản của tuyên truyền Tuy nhiên, mọi người đều biết rằng các kênh tuyên truyền khác nhau sẽ cung cấp cho mọi người cái mà mọi |

người muốn biết | |

1.2.2.2 Dư luận xã hội góp phân nâng cao năng lực xử lý thông tin cho

cán bộ tuyên giáo

- Năng lực XLTT DLXH là hoạt động quan trọng của cán bộ tuyên giáo

để năm được những luồng thông tin DLXH cần thiết đang lan toa, ảnh hưởng

đến tư tưởng, tình cảm nhân dân Đó chính là khả năng xem xét, kiểm tra,

kiểm ching, đối chiếu thông tin dư luận xã hội với thực tiền một cách khách

quan, trung thực Thông qua đó nắm bắt một cách trung thực những luồng thong tin DLXH dang tồn tai, tác động sâu sắc, ảnh hưởng tích cực hoặc ảnh

Trang 29

Đề thực hiện tốt hoạt động trên, điều quan trọng là phải thường xuyên

kiểm tra và xác nhận thông tin DLXH đã thu thập đối chiếu với thực tiễn, lọc

bỏ những thông tin dư luận gây nhiễu Kiểm tra thường xuyên để thấy rằng _ thông tin DLXH là có ý nghĩa nhằm đảm bảo quá trình thực hiện được giám :

_ sắt với những thông tin DLXH chính xác Những thông tin DLXH định lượng thường dễ kiểm tra hơn so với dữ liệu định tính Do đó, quá trình kiểm chứng

dữ liệu định tính thường phức tạp hơn, phải đo đạc thông qua một qui trình tỉ mi Viéc thu thap mau phải đảm bảo tính khoa học, bởi vì đo đạc DLXH là đo

đạc về tâm lý đám đông Nguồn thông tin DLXH được năm bắt và xử lý kịp thời, chính xác không chỉ dy báo được tình hình tâm trạng xã hội - những tình

cảm bộc lộ sự ủng hộ hay phản đối trước những sự kiện, vấn đề đang hoặc sẽ

diễn ra, mà còn chủ động thông tin và cung cấp kịp thời các thông tin đúng đắn, chính xác giúp cho các nhà quản lý có biện pháp ngăn chặn diễn biến tình hình xấu có thể XÂY Ta Nếu như nguồn thông tin DLXH không kịp thời, không chính xác sẽ làm sai lệch cho việc chỉ đạo thực tiễn bằng việc Ta những quyét sach quan ly sai léch đồng thời làm mất đi tính thời sự của sự kiện đang

được DLXH đang quan tâm hoặc bức xúc | | |

- Xử lý thông tin DLXH đạt đến mức độ nào, hiệu quả cao hay thấp; có

khắc phục được những thông tin DLXH sai lệch, trái chiều hay không ? Điều _ | đó phụ thuộc rất lớn vào năng lực của chủ thể tiến hành XLTT DLXH Người CBTG có năng lực, khi tiến hành tổng kết thực tiễn bao giờ cũng thực hiện

theo những yêu cầu khách quan của qui trình XLTT; biết lựa chọn thông tin,

đối chiếu thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm; hướng vào những vẫn đề bức xúc, cấp bách mà dư luận đang quan tâm Tránh được tỉnh trạng chạy theo tin

đồn, nhiễu thông tin, theo đuôi quần chúng

Bên cạnh đó, năng lực XUTT DLXH của CBTG còn được biểu hiện qua

Trang 30

phong cach lam viéc khoa hoe: ở văn hoá trong giao tiếp ứng xử; ở sự kết hợp | gitta dao đức và trí tuệ; giữa nói và làm Đó chính là bản lĩnh của họ, được

-coi 1a lang kính cá nhân, bộ lọc của riêng họ khi tiếp nhận và XLTT DLXH Họ thực sự là tắm gương sáng cho mọi người học tập noi theo ˆ

Ngoài ra, năng lực XLTT DLXH của người CBTG còn thể hiện cả ở

'việc tham quan, học tập kinh nghiệm điển hình tiên tiến ở các nơi khác, địa

phương khác Biết tiếp thu những kiến thức mới, những thành tựu mới về khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới về lĩnh vực thông tin và truyền

thông đại chúng và sử dụng thành thạo các phương tiện đó Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo chứ không phải bê nguyên xi những kinh nghiệm vốn có ở nơi

này vào hoàn cảnh thực tiễn ở nơi khác `

Năng lực XLTT DLXH giúp CBTG thường xuyên theo dõi, giám sat, | kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp

luật của Nhà nước và các nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế -

xã hội ở cơ sở hiệu quả hơn Thông qua kiểm tra, giám sát tiếp tục nắm bắt -

những luồng thông tin DLXH mới phát sinh để kịp thời xử lý phục vụ hoạt

động lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước Ở CƠ SỞ

Khả năng XLTT DLXH thể hiện ở chỗ, từ những thông tin đa dạng, nhiều chiều, phức tạp của của xã hội chủ thể phải biết xử lý chọn lọc, lựa

chọn những thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ cho dự báo, định hướng dư

luận một cách hiệu quả, thiết thực nhất Xử lý thông tin DLXH đã quan trọng, nhưng công tác dự báo, định hướng thông tin DLXH còn quan trọng hơn Bởi lẽ, trong xã hội bùng nỗ thông tin, các luồng thông tin DLXH đan xen, nhiều chiều không ngừng được phát tán với các mức độ khác nhau Mỗi luồng thông

tin lại đại diện và đứng trên một lập trường, quan điểm nhất định để đưa ra

Trang 31

| | việc đưa ra những quyết sách quản lý xã hội một cách hợp lý đem lại hiệu quả

cao Xử lý thông tin DLXH rút ra những dự báo kết luận đúng đắn, chính xác

có giá trị để vận dụng vào thực tiễn sẽ góp phần thiết thực ôn định xã hội Như vậy, năng lực XLTT DLXH đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác dự báo, định hướng hướng tư tưởng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của xã

hội Trong đó việc thâm nhập vào thực tiễn, nghiên cứu, năm bắt tâm tư, tình

cảm, thái độ, phản ứng của xã hội trước những đường lỗi, quan điểm, quyết

định mới được đề ra hay những sự kiện chính trị đang hoặc sẽ diễn ra Lựa

chọn phương pháp, cách thức tiến hành nghiên cứu, nắm bắt, XLTT DLXH

Kiểm tra, kiêm chứng thông tin, tổng kết, rút ra những dự báo và đề ra những biện pháp định hướng dư luận tạo nên một chỉnh thể hoạt động nhịp nhàng,

cân đối, có hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định Do đó có thê

- nói: Nâng cao năng lực XLTT DLXH của người CBTG chính là nâng cao khả

năng thâm nhập, tiếp cận quần chúng, đó chính là phuong cham “trong dan, học dân, gân dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân” và phong cách “nghe dân

nói, nói dân hiểu, lam dân tin” của họ trên tẤt cả các mặt, các khâu, các công

đoạn của quá trình XLTT DLXH, sao cho từng khâu, từng công đoạn của quá trình đó đều đạt hiệu quả thiết thực Như thế chính hiệu quả quá trình XLTT DLXH là thước đo duy nhất đúng đối với năng lực của người CBTG _

1.2.2 3 Định hướng dư luận quân chúng, chống phản tuyên truyền

“Bầu không khí tâm lý xã hội” chiếm một vị trí hết sức quan trọng, đó là

một trạng thái tâm lý của một hay nhiều nhóm xã hội, nó thể hiện sự phối hợp

tâm lý xã hội, ở mối quan hệ liên nhân cách giữa các thành viên Trong các

nhóm xã hội, bầu không khí tâm lý bị quy định bởi tâm trạng, quan điểm, tâm

_ thé đang chiến hữu ưu thế

Bầu không khí tâm lý xã hội được hình thành từ mối quan hệ giữa

Trang 32

cực hoạt động của họ Ảnh hưởng của bầu không khí tâm lý xã hội đến tính tích cực của con người theo hai phía: tích cực và tiêu cực Do đó càn

phải tạo một bầu không khí tâm lý xã hội thuận lợi, như mọi người sống hoà thuận, thân ái, thẳng thắn, trung thực, v V ., SE tao ra tam trang phan khoi, vui về, tính tích cực hoạt động của con người luôn luôn được khơi

dậy, được nuôi dưỡng và phát huy Ngược lại, sống trong bầu không khí tâm lý xã hội nặng nề, sầu não, tính tích cực hoạt động của con người sẽ

bị dồn nén, tạo ra những cảm xúc; tâm trạng tiêu cực như buồn chán, thù hận, thậm chí mắt niềm tin Vì vậy, định hướng DLXH tốt sẽ là yếu tô rất _ quan trọng để tạo nên bầu không khí vui tươi, lành mạnh khi đó thì việc

tuyên truyền sẽ tạo hiệu quả cao, niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được phát huy Để làm được điều đó đòi hỏi các? cấp, các ngành cần phải bám sát điều kiện thực tiễn tại địa phương, cơ

quan, đơn vị để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân xem ho dang

cần cái gì, họ thiếu cái gì?.: Nếu là tốt việc đó thì mới chống được việc

phản tuyên truyền và ngược lại Nếu công tác định hướng DLXH không

- tạo được bầu không khí tích cực hoạt động thì công tác tư tưởng nói

chung và công tác tuyên truyền đễ bị phản lại; có thể cũng là điều kiện để _

các thế lực thù địch, chống phá cách mạng của Nhà nước ta lợi dụng,

xuyên tạc, kích động lòng dân làm cho nhân dân mắt niềm tin vào sự lãnh

đạo của Đảng Những băn khoăn của nhân dân có thể đúng, có thể chưa

đúng do thiếu thông tin, thì vai trò của việc năm bắt DLXH lại càng quan trọng Các biên pháp xử lý hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả của việc nắm

bắt DLXH; nếu yêu cầu, băn khoăn, thắc mắc, nguyện vọng của DLXH là

đúng, là chính đáng, thì chính quyền cần có các biện pháp đáp ứng Nếu

những băn khoăn, thắc mắc đó là sai do nhân dân thiếu thông tin hoặc bị

Trang 33

1.2.2.4 Dự luận xã hội góp phân điều chỉnh nội dung tuyén truyén cho

phù hợp đối tượng |

Một trong những nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền là hình thức thông tin độc thoại, không tính toán đến phản ứng của người nghe: người nghe có hứng thú với các thông tin mà người nói đưa ra không? Người nghe có chấp nhận, có tin vào các luận điểm của người nói không? Vì sao người nghe không có hứng thú hoặc không tin vào những | điều mà người nói đưa ra ? Hiệu quả tác động của thông điệp thông tin, tuyên truyền sẽ là con số không, thậm chí là con số âm (phản tác dụng), nếu người nghe không tin vào những điều mà người nói đưa Ta

Nguyên nhân khác, chủ thể thông tin tuyên truyền (người nói) có thé

-hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin phản hồi (về suy nghĩ, thái độ của người nghe) và trên thực tế, rất coi trọng việc năm bắt thông tin này, _ nhưng do không có các phương pháp nắm bắt khoa học, nên những suy nghĩ,

thái độ của người nghe mà người nói nắm được có thể hoàn toàn không khách

| quan, trung thực Ví dụ, trong các đợt học tập nghị quyết, có nơi, hình thức

năm thông tin phản hồi thông qua các bản thu hoạch của học viên tỏ ra không đáng tin cậy Vì mn" giảng viên hoặc do sợ bị đánh giá "ý thức chính trị kém", nhiều học viên trong thâm tâm đánh giá chất lượng bài giảng của giảng _ viên, kết quả đợt học tập rất thấp, nhưng khi ghi ra bản thu hoạch thì lại viết ngược lại (giảng viên giảng rất hay; khóa học rất bố ích ) Các phương pháp

năm bắt dư luận khoa học như phỏng vấn sâu hoặc điều tra theo phiếu có thể

khắc phục những khiếm khuyết của phương pháp viết thu hoạch nói trên ĐỀ nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin, tuyên truyền, chúng ta phải coi trọng việc năm bắt phản ứng của công chúng trước các thông tin, thông điệp tuyên truyền mà chúng ta đưa ra, kịp thời cải tiến, đổi mới phương pháp,

Trang 34

đối tượng: kịp thời giải đáp các băn khoăn, thắc mắc của họ Các phương pháp nghiên cứu dư luận xã hội như phỏng vấn sâu, phỏng vẫn nhóm, điều tra xã hội học sẽ giúp công tác thông tin, tuyên truyền nắm chắc được những

théng tin cần thiết từ công chúng |

_ 1.2.3, Due luan xã hội đối với công tác cỗ động

| 1.2.3.1 Dư luận xã hội gop phan dé ra cdc nhiém VU, việc làm cụ thể

phù hợp những ÿ kiến, nguyện vọng chính đáng của quân chúng _ |

Công tác cô động là một bộ phận cấu thành, là khâu trọng yếu trong

công tác tư tưởng của Đảng, công tác cô động không chỉ thông tin, giải thích

tính đúng đắn chính sách hiện thời của Đảng, Nhà nước; những nhiệm vụ cụ

thể trước mắt mà còn hiệu triệu, kêu gọi quần chúng nhân dân hăng hái hành

động thực hiện chính sách và những nhiệm vụ đó - ˆ | |

_ Dư luận xã hội với chức năng định hướng, hướng dẫn hành động cho nhân

dân Thông qua công tác cô động DLXH góp phan nam bắt và định hướng _ những vấn đề quan trọng trong đặt ra yêu cầu là biểu đạt hiệu quả trực tiếp, biểu hiện ngay, lấy mục đích và hiệu quả về mặt hành động là chủ yếu và đều có chng

mục đích với công tác tuyên truyền là tác động nhằm thay đổi nhận thức, thái độ

và hành vi Chính vì vậy DLXH đã góp phần đề ra các nhiệm vụ, việc làm cụ thể

phù hợp những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của quần chúng

Trang 35

Cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, buôn lậu và gian lận thương mại Công tác cô động còn tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên

truyền kỷ niệm các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước khá sôi nỗi, lôi

cuốn đông đảo quần chúng tham gia

1.2.3.2 Dư luận xã hội góp phẩn quan trọng vào cuộc đấu tranh tư tưởng chỗng “diễn biến biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phả

cách mạng |

DLXH còn góp phần to lớn trong việc xây dựng con người mới xã hội - - chủ nghĩa, cỗ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân nêu cao tỉnh thân tích cực, tự

giác, năng động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp phần to

lớn trong việc vạch trần những luận điệu chiến tranh tâm lý và thủ đoạn của các thế lực thù địch cùng âm mưu “diễn biến hoà bình”, bảo vệ chủ nghĩa

Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Dang va Nha

nước Qua đó, nâng cao lập trường, quan điểm tư tưởng cho cán bộ, đảng viên

và nhân dân, củng cố trận địa tư tưởng của giai cấp công nhân

DLXH với thông tin mang tính định hướng của Đảng, chính xác, bảo vệ

bí mật của Đảng, của quốc gia; lay việc phục vụ lợi ích của sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường tình đoàn kết quốc tế

làm mục đích cao cả nhất Phải thông tin kip thời những nhân tố mới, điển

hình mới, những kinh nghiệm tốt, gây niềm tin cho nhân dân đề vượt qua thử -thách hiện nay; tiếp tục đây mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực Đấu tranh kịp thời với những hành vi lợi dụng dân chủ, công khai gây nhiễu thông tin,

xuyên tạc, vu cáo, làm rối nội bộ |

Thời gian qua DLXH đã góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc về cái gọi là Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, “vi phạm tự do, ngôn luận, tự do tôn giáo” Công tác thông tin đối ngoại đã góp

Trang 36

ủng hộ của những lực lượng tiến bộ, yêu cầu Bộ ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi các nước “cần " tâm đặc biệt về tự do, tôn giáo” (CPC) Việc phản

ánh của DLXH phản bác các thế lực cơ hội, thù địch xuyên tạc, bóp méo tình

hình dân chủ, nhân quyền của nước ta thông qua vụ xét xử Nguyễn Văn Lý và

một 86 đối tượng chống đối Bằng việc này, DLXH đã góp sức hạn chế những - tác động xâu của những thông tin phản động nhằm kích động, xuyên tạc, gieo

rắc sự hoài nghi của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

1.2.3.3 Dư luận xã hội là phương tiện để tăng cường mối liên hệ chặt

chẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân | | 7 |

Với hình thức dân chủ nhất là thông qua đối thoại trực tiếp, phản ánh

những thắc mắc, ý kiến đề xuất, nguyện vọng của công chúng, DLXH có thể định hướng dư luận vào những vẫn đề thiết thực có ý nghĩa tích cực Chính sự trao đổi giữa DLXH đã góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng, khắc phục tệ quan liêu, xa rời quan ching

DLXH góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc, tích cực đấu tranh chống văn hoá phản động, đồi

truy, đồng thời mở rộng tiếp thu tỉnh hoa văn hoá của toàn nhân loại góp phần làm giàu đẹp, phong phú nên văn hoá dân tộc Tạo ra được kênh thông tin 2 chiều giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng

Tóm lại, DLXH đóng góp một vai trò quan trọng cho hoạt động cô động trong công tác tư tưởng của Đảng như: đề ra các nhiệm vụ, việc làm cụ thê phù hợp những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của quần chúng;góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống “diễn biến biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng; là phương tiện để tăng cường mối liên hệ

chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng những vấn đề lý luận của công tác DLXH tạo ra sức mạnh to lớn của công tác

Trang 37

Chương 2:

THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUÁ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

| 2.1 Nhimg yếu tố tác động đến dư luận xã hội và công tác tư tưởng

ở tỉnh Thái Nguyên Sóc |

-2.1.1 Điêu kiện tự nhiên ¬

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của vùng Việt

Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); điện tích tự nhiên 3.562,82 km |

— Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị -

xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa,

Đại Từ, Phú Lương Tổng số gồm 181 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và

miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du _ |

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ

yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H mông, Sán chay, Hoa và

Dao Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 8 trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động;

Là một nơi có những địa danh du lịch lịch sử, sinh thái như ATK Định

Hoá, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng Hoàng - suối Mỏ Gà, Hang Thần Sa - Thác

Trang 38

* Tiém ndng va tai nguyén thién nhién:

‘Dia hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung đu, miền núi khác,

đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát

triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác

‘Thai Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 |

ha, dién tich rimg tréng khoang 44.450 ha Đây là một lợi thế to lớn cho việc

_phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn

có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn

nuôi đại g1a súc, chăn nuôi bò sữa ;

Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè Chè Thái

Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài -

_- nước Toàn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đông) Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng để trở thành một trong các trung tâm luyện

kim lớn của cả nước 7

_ Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhiều di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ

học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến _

trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Duém, chùa Hang, chùa Phủ Liễn,

đền Xương Rồng, đền Đội Cấn Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy

Trang 39

thống khách sạn chất lượng cao gan dat tiêu chuẩn quốc tế Năm 2007 Thái

Nguyên đã tô chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn

chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có

nhiều khách nước ngoài

Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa

_ đân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H?Mông, Dao có thể khai thác thành các

điểm du lịch cho khách thăm quan |

2.1.2 Diéu kién kinh té

* Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn điện Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt | 11,11%, cao hon giai doan 2001 - 2005 la 2% va cao hơn mức bình quân

chung của cả nước | |

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyên dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng_

từ 38,71% lên 41,6%; khu vực dịch vụ tăng từ 35,08% lên 37,32%; khu vực

nông, lâm nghiệp, thuỷ sản từ 26,21% xuống còn 21,08%

GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 17,4 triệu đồng (tương đương

950 USD), gap 2,9 1an so với năm 2005 và gấp 6,1 lần so với năm 2000 |

Thu ngân sách bình quân hang năm tăng 23,1%, trong đó thu ngân sách trong cân đối tăng 27,4% Dự ước thu ngân sách năm 2010 đạt trên 2.000 tỷ

đồng; chỉ ngân sách địa phương đạt trên 4.600 tỷ đồng

* Kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chuyên ngành; trong đó chú trọng làm tốt công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch trên các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, đô thị Đã quan tâm đầu tư nâng cấp các đô thị hiện có và phát triển thêm các đô thị mới Xây đựng thành phố Thái Nguyên

thành đô thị loại I; chuẩn bị các điều kiện xây dựng thị xã Sông Công thành đô

Trang 40

Binh quân hàng năm đã huy động trên 6.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đây nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án, công trình trọng điểm Đến nay đã có những công trình, dự án trọng điểm hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả làm tăng cường tiềm lực và cơ sở

vật chất của tỉnh |

Hệ thống giao thông trên địa bàn tiếp tục được đầu tư xây dựng Các

tuyến quốc lộ được nâng cấp, cải tạo; các tuyến đường tỉnh, huyện, xã và giao thông nộng thôn từng bước được nhựa hoá và cứng hoá tạo điều kiện thuận

.- lợi trong việc đi lại và giao thương hàng hoá Đặc biệt, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, khởi công đường cao tốc Hà

Nội - Thái Nguyên, đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện để cải tạo, nâng

- cấp mở rộng Quốc lộ 3 trong năm 2010

Hạ tầng thuỷ lợi và công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân được - quan tâm đầu tư đảm bảo tưới nước ôn dinh cho 85.000 ha cay lương thực, | cay mau va cay cong nghiện: tiêu úng cho 900 ha lúa mùa ; 00% hộ gia đình

| ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Hạ tầng các lĩnh vực văn hoá - xã hội được quan tâm đầu tư Trong 5 năm đã kiên cố hoá được 3.148 phòng học, xây dựng được 13.644m” nhà ở

công vụ cho giáo viên; hỗ trợ xoá được 16.779 nhà dột nát cho hộ nghèo; xây

dựng 52 công trình nhà ở cho sinh viên

2.1.3 Điều kiện văn hoá-xã hội

* Giáo đục và đào tao

Giáo dục và đào tạo phát triển theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

đối với công tác tư tưởng, tình hình thực của công tác DLXH tại tỉnh Thái _  Nguyên,  người  viết  còn  tìm  hiểu  và  thăm  dò  ý  kiến  của  đông  đảo  nhân  dân  về  - Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở thái nguyên hiện nay
i với công tác tư tưởng, tình hình thực của công tác DLXH tại tỉnh Thái _ Nguyên, người viết còn tìm hiểu và thăm dò ý kiến của đông đảo nhân dân về (Trang 86)
thường xuyên thông qua các hình thức như: tô chức họp báo, cung cấp thông tin  bằng  báo  cáo  kết  quả  hoạt  động  của  đơn  vị,  địa  phương;  thực  hiện  trả  lời  phỏng  vẫn  hoặc  trả  lời  bằng  văn  bản  khi  cơ  quan  báo  chí  đặt  ra đối  với   - Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở thái nguyên hiện nay
th ường xuyên thông qua các hình thức như: tô chức họp báo, cung cấp thông tin bằng báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị, địa phương; thực hiện trả lời phỏng vẫn hoặc trả lời bằng văn bản khi cơ quan báo chí đặt ra đối với (Trang 107)
1. Qua truyền hình: I4 3. Qua các Hội nghị, Hội thảo [TT ˆ 2.  Qua  các  loạibáo  chí [1  4 - Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở thái nguyên hiện nay
1. Qua truyền hình: I4 3. Qua các Hội nghị, Hội thảo [TT ˆ 2. Qua các loạibáo chí [1 4 (Trang 118)
Câu 12: Theo đồng chí DLXH được hình thành từ những nguồn nào? - Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở thái nguyên hiện nay
u 12: Theo đồng chí DLXH được hình thành từ những nguồn nào? (Trang 118)
'|tác DLXH trong tình hình mới _ - Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở thái nguyên hiện nay
t ác DLXH trong tình hình mới _ (Trang 124)
Qua truyền hình 45 30 Qua  các  loại  báo  chí 79 53  - Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở thái nguyên hiện nay
ua truyền hình 45 30 Qua các loại báo chí 79 53 (Trang 125)
Câu 12: Theo đồng chí DLXH được hình thành từ những nguồn nào?.                      - Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở thái nguyên hiện nay
u 12: Theo đồng chí DLXH được hình thành từ những nguồn nào?. (Trang 125)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w