1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo điện tử với việc đưa tin về bạo lực gia đình đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm

102 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 12,36 MB

Nội dung

Trang 1

- & -

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP CO SO TRONG DIEM

BẢO ĐIỆN TỬ VỚI VIỆC ĐƯA TIN: VE BAO LUC GIA DINH

Trang 2

Danh mục các chữ việt tat

Danh mục các hình, bảng, biểu, hộp trong dé tài

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài

1.2 Lý thuyết chức năng áp dụng trong nghiên cứu

1.3 Quan diém của Đảng, Nhà nước và các cơ quan truyền thông về vấn

đề BLGĐ

Chương 2 : SU PHAN ANH VE BAO LUC GIA DINH TREN BAO DIEN TU VIET NAM HIEN NAY ‘

2.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

2.2 - Thực trạng đưa tin về bạo lực gia đình trên báo điện tử

Chương3 : NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHAM NANG CAO CHAT LUONG BAI VIET VE BAO LUC GIA DINH TREN BAO ĐIỆN TỬ

3.1 Những vấn đề đặt ra

Trang 3

BL : Bao luc

BLGD : Bạo lực gia đình DLXH :Dư luận xã hội

CNH, HDH :Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTQG : Chính trị quốc gia ĐHQG : Đại học Quốc gia KHXH : Khoa học xã hội Nxb : Nhà xuất bản SKSS : Sức khỏe sinh sản TH : Trường hợp

TTĐC : Truyền thông đại chúng

TTTT :Thông tin Truyền thông

Trang 4

TT Tên các bang, biểu, hộp, hình Trang

Bảng 2.1 | Tương quan giữa thê loại báo chí với tên báo (số lượng) 33 Bảng 2.2 | Chuyên mục đăng tải bài việt về bạo lực gia đình 36

Bảng 2.3 - | Nhóm nguyên nhân dẫn đến BLGĐ được đê cập trong bài | 54

viet

Biéu 2.1 | Chủ đề chính và phụ được đê cập trong bài viết 38

Biểu 2.2 | Khuôn mẫu BLGĐ được đề cập trong các bài viết 40 Biểu 2.3 | Hình thức BLGĐ được đề cập trong các bài viết 46 Biểu 24 | Sô lượng bài viết đề cập tới sự kết hợp các hình thức| 46

BLGĐ

Biểu 3.1 | Hành vi của người gây BL được để cập trong các bài viết | 65

Biểu 3.2 | Số lượng bài viết đề cập tới cơ sở giúp đỡ nạn nhân 68

Biểu 3.3 | Ngôn ngữ mô tả BLGĐ thê hiện qua các bài viết _74

Biểu 3.4 | Nhân vật trong ảnh mà tác giả các bài việt muôn thê hiện 79 H6p 2.1 | Bài “CLB những ông chồng yêu vợ (l): Chuyện vê| 12

những người chồng “thích là đánh””

Hộp 3.1 | Bài “Chuyện về những người chông “thích là đánh” 71

H6p 3.2 | Bài “Chỗng cuồng ghen nhốt vợ vảo chuông chó” 73

Hộp 3.3 Bài “Mâu thuẫn vợ chong, dùng búa giết vợ” 75 Hộp 3.4 | Xu hướng viết ngắn, nói ngắn 78

Trang 5

Ngay từ năm 1989, báo cáo của Liên Hiệp quốc đã chỉ rõ bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình là một vấn đề nghiêm trọng của tất cả các nước trên thế giới |37, tr 383] Mặc dù trong vài thập niên trở lại đây, dưới tác động của quá trình đổi mới, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ, đó là những thay đổi về hình thái, cơ cấu, chức năng về những mối quan hệ nội tại đến những thay đổi về vị trí, vai trò của các thành viên nói chung trong gia đình Bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt trái của nó như những hiện tượng nghiện hút, cờ bạc, phân hóa giàu nghèo đã làm gia tăng nhiều thách thức trong gia đình ở Việt Nam, trong đó BLGĐ đang là một vẫn đề đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của gia đình và xã hội mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em

Trong thực tế tình trạng BLGĐ có sự khác nhau về mức độ, tính chất, cách

thức biểu hiện cũng như nhận thức khi đánh giá về BLGĐ giữa các nhóm xã hội Số liệu thống kê của Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy tình trạng BLGĐ

có xu hướng gia tăng, nguy hiểm hơn và ngày càng biểu hiện tinh vi, phức tạp hơn

Theo Báo cáo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quĩ Nhi đồng Liên

hợp quốc phối hợp thực hiện đã có 21,2% số cặp vợ chồng đã từng trải qua một trong các hình thức BLGĐ như: đánh đập, măng mỏ hoặc phải chấp nhận quan hệ tình dục khi không mong muốn Điều đáng chú ý hơn là phần lớn những vụ BLGĐ nảy là do người chồng gây ra đối với người vợ trong gia đình

Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của tình trạng bạo lực trong gia đình, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị -xã hội đã có những hành động tích cực trong phòng chống tệ nạn này Điều đó được thể hiện rõ nét trong các văn bản pháp luật như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Cùng với những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước các cấp, các ngành và các đoàn thể xã

hội cũng đang đấy mạnh các hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng

BLGBĐ thể hiện rõ trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007

Trang 6

Những nghiên cứu về giới và truyền thông ở Việt Nam đều chia sẻ quan điểm cho rằng truyền thông có tác động rất lớn tới công chúng Bởi truyền thông với vai trò là phương tiện giáo dục nhận thức thông qua việc truyền tải, giải thích, tuyên truyền, vận động góp phan tạo được dư luận xã hội và môi trường thuận lợi cho

việc thay đổi thái độ và hành vi của các nhóm xã hội Thực tế, nhiều nghiên cứu đã

cho thấy, trong xã hội hiện đại, 1⁄2 lượng thông tin mà con người thu nhận được là thông qua hệ thống truyền thông đại chúng Cùng với quá trình tồn cầu hố, sự phát triển của công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam cũng có những bước tiến vượt bậc Trước hết là sự đa dạng hoá các loại hình và hình thức truyền thông Theo số liệu của BO Thong tin va truyền thông, tính đến tháng 6 năm 2012, cả nước đã có 748 cơ quan báo chí in với 1.052 ấn phẩm báo chí, 184 báo, 564 tạp chí, 25 báo ngày, 67 đài phát thanh, truyền hình, 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung (trong đó có 300 trang của các cơ quan báo chí) (AguầnBáo cáo Sơ kế công tác quản lý nhà nước 6 tháng đẩu năm và

phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuỗi năm 2012 của Bộ Thông tin va Truyén thong)

-_ BLGĐ là vấn đề được cả xã hội quan tâm, đối với ngành truyền thông thì đó không chỉ là đối tượng phản ánh, mà còn là trách nhiệm xã hội của nó Tại Điều 40, Luật phòng chống BLGĐ đã qui định rõ trách nhiệm của Bộ Thông tín và Truyền thông, cũng như các cơ quan thông tin đại chúng: “Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống BLGĐ; cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thông tin kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về phòng, chống

BLGD”

Tai Diéu 11, Luat phong chéng BLGD citing khang định vị thế và vai trò của hình thức truyền thông gián tiếp đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trong tiến trình tuyên truyền, giáo dục vận động phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng BLGĐ

Mỗi phương tiện truyền thông đại chúng như báo viết, truyền hình, phát thanh, báo điện tử đều có thế mạnh riêng của mình, song không ai có thể phủ nhận được vai trò của Internet nói chung và báo điện tử nói riêng trong đời sống xã hội hiện đại Nó cung cấp lượng thông tin khổng lồ, nhanh nhất, hiệu quả và có tác

Trang 7

truyền hình đều không làm được

Nếu cuối năm 1996, trên toàn thế giới chỉ có khoảng trên 1.400 đầu báo điện

tử thì đến năm 2003, con số này đã tăng lên gấp khoảng 10 lần - trên 14.000 đầu báo Số đầu báo điện tử tăng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển và phổ cập mạng internet cũng như số lượng độc giả Theo một số liệu thống kê không chính thức, độc giả báo điện tử ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản hiện đã

chiếm tới 1⁄4 tổng dân số của những nước này Nếu như Tạp chí Quê hương điện tử

được coi là tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam (khai trương ngày 3/12/1997) cùng song hành với sự ra đời của internet Việt Nam (19/11/1997) thì tính đến tháng 6/2012 nước ta có 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung (trong đó có 300 trang của các cơ quan báo chí) cùng hàng ngàn trang điện tử (website, weblog) có tính chất, cách thức hoạt động gần như trang báo hoặc tạp chí điện tử Các báo điện tử như VNN, VnExpress, VnMedia, báo điện tử Đảng Cộng

sản Việt Nam (là những tờ báo mạng độc lập) đã áp dụng công nghệ làm báo

hiện đại, nội dung phong phú, đa dạng nên đã gây được sự chú ý, hap dan déc gia Cùng với nó là số lượng lớn báo điện tử - “phiên bản” của báo in Bên cạnh đó đã xuất hiện các trang tông hợp tin tức báo chí trực tuyến (baomoi.com) hay trang phát hành báo ¡n trên mạng (docbao.vn)

Có thể nói, báo điện tử ra đời với khả năng tích hợp cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo in, phát thanh, truyền hình đã khẳng định tính năng nỗi trội của nó

trong xã hội hiện đại Điều này cũng phù hợp với chỉ thị số 52/CT-TW ngày 22/7/2005 về phát triển và quan ly bao điện tử ở nước ta hiện nay là: -

báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân

Với những vấn đề đã phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Báo điện tử

Trang 8

tư của mỗi cá nhân, nên BL trên cơ sở giới nói chung và BLGĐ dường như bị che dấu và mới chỉ được đề cập gần đây một cách công khai trên các phương tiện

TTĐC ở Việt Nam Cũng vì thế, mảng nghiên cứu đề cập đến vấn đề này trên các

phương tiện truyền thông hiện còn khá ít ở Việt Nam, nó chủ yếu được lồng ghép

trong các nghiên cứu khác nhau

Dưới sự tài trợ của quỹ Rockerfeller, năm 2003 Hội Phòng chéng AIDS Philippines đã tiến hành một công trình nghiên cứu nhăm xem xét và phân tích nội dung, xu hướng và chất lượng đưa tin của báo chí ở Đông Nam A vé van dé tinh duc va tình duc an toàn Và nghiên cứu của Phạm Đình Huỳnh và cộng sự (2004) là một phần trong bộ báo cáo 7 tập của nghiên cứu này Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề Bạo hành tình dục là một trong những chủ đề lớn được quan tâm và cũng được đăng tải trong hai tờ báo Thanh niên và Nhân dân nhưng tờ Thanh niên đề cập nhiều hơn Nhóm nghiên cứu cũng cho thấy vấn đề nhậy cảm như Hành vi tình dục chủ yếu được để cập ở các tạp chí dành cho giới trẻ và các tầng lớp khá giả ở đô thị như ở 2 tờ báo trực tuyến Vietnamnet, Vnexpress [24]

Ở một nghiên cứu khác của Khoa Xã hội học thuộc Học viện Báo chí và

Tuyên truyền tiễn hành năm 2006 là Thông điệp về tính dục trên báo mạng (nghiên

Trang 9

thực nghiệm trước đó

Trong luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng về đề tài Bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí, Nguyễn Thị Hoa đã khảo sát ở 5 báo: vietnamnet.vn, Phụ nữ Việt Nam, Gia đình và Xã hội, Công an nhân dân, Công an nhân dân điện tử trong khoảng thời gian từ 1/2006 đến 6/2007 Kết luận của nghiên cứu này cho thấy: số

lượng bài viết viết về chủ đề này khá nhiều, nội dung phản ánh khá đa dạng ở các

khía cạnh như bạo hành giới, bạo hành trong gia đình, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, hiện tượng xâm hại tình dục Nhà báo chủ yếu sử dụng thể loại tác phẩm thông tấn trong quá trình thể hiện bài viết; đồng thời, khẳng định vai trò của báo chí trong việc làm chuyển biến, thay đổi nhận thức của cộng đồng, của cả bản thân người phụ nữ Sức mạnh của báo chí thê hiện ở chỗ tạo ra một dư luận xã hội rộng rãi dé phanh phui, lên án những hành vi bạo lực đối với người phụ nữ [22]

Điểm tương đồng ở các nghiên cứu nêu trên là các tác giả đã sử dụng cả phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính trong phân tích nội dung văn bản Việc thống kê về tần suất xuất hiện các bài viết có liên quan chia theo chủ đề giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về vấn đề còn việc phân tích định tính củng cỗ thêm những thông tin định lượng

Sự góp mặt cần thiết của các phương tiện TTĐC trong việc đăng các tin bài về BLGĐ là hết sức cần thiết trong xu thế đại chúng hóa Một mặt, các phương tiện TTĐC phản ánh thực trạng, bàn luận về các nguyên nhân cũng như hậu quả của BLGĐ giúp nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng hợp tác trong quá trình phòng chống BLGĐ Nhưng mặt khác, sự thiếu sót của việc đưa tin chưa chính xác

về BL giới của các phương tiện truyền thông, đó là “chỉ đừng lại mô tả hanh vi BL

tại thời điểm xáy ra; Cung cấp thông tin thiếu chính xác về bản chất của BLGĐ ”

làm cho công chúng chưa nhận thức được đầy đủ sự nghiêm trọng của BLGD,

đồng thời chưa phát huy hết hiệu quả vai trò của TTĐC

Trang 10

bản chất của BLGĐ gây ra những ngộ nhận không tốt đối với cộng đồng Bởi nếu

thông điệp như vậy được phát đi phát lại sẽ khiến công chúng hiểu BL là cách thức

_có hiệu quả giải quyết mâu thuẫn gia đình, là hành vi tất yếu được xã hội chấp —

nhận[7, tr.2-5] Trong nghiên cứu này chỉ ra vấn đề giới có mối quan hệ biện

chứng với BLGĐ, nếu thiếu nhậy cảm giới khi nhìn nhận vấn đề BLGĐ thì các bài

viết này không đi đúng hướng với qui định trong điều 8 Luật Phòng chống BLGĐ

là nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về BL, góp phần tiến tới xóa bỏ BLGĐ Điều

đó có nghĩa là các bài viết không mang lại hiệu quả tốt cho công chúng

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đa phần dựa trên các điều tra Xã hội học thực nghiệm, báo cáo thống kê của các hội thảo Nội dung nghiên cứu về BLGĐ chủ yếu xét ở khía cạnh mô tả thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn tới thực trạng này từ phía các nhóm xã hội thông qua các phương pháp nghiên cứu như bảng hỏi, quan sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu Tuy nhiên, chưa có công trình nào lấy báo chí mà cụ thể là báo điện tử làm đối tượng

khái quát để nghiên cứu chủ đề BLGĐ Chính vì thế tác giả thiết nghĩ việc nghiên

cứu đề tài “Báo điện tử với việc đưa tin về bạo lực gia đình” là rất cần thiết

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục dích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng đưa tin của báo điện tử về Bạo lực gia đình thông qua việc phân tích nội dung các bài viết về BLGĐ trên 3 báo điện tử

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông về BLGĐ trên báo điện tử đối với cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, phóng viên và công chúng trong lĩnh vực truyền thông về phòng chống bạo lực trong gia đình

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu và thao tác hóa khái niệm: Truyền thông, Truyền thông đại chúng, Internet, Báo điện tử, Gia đình, Bao

Trang 11

ngôn từ, hình ảnh, nội dung, quan điểm của tác giá bài báo khi đưa tin và bình

luận về BLGĐ

- Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình đưa tin về phòng, chống BLGĐ đối với giới truyền thông đặc biệt là với cơ quan báo chí, phóng viên

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng đưa tin về bạo lực g1a đình trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

4.2 Khách thể nghiên cứu:

- Báo điện tử: phân tích nội dung thông điệp được phản ánh trên 3 báo điện

tử

4.3 Phạm vì nghiên cứu: thời gian từ 1/6/2012- 31/12/2012 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.1 Cơ sở lý luận

.- Đề tài sử dụng phương pháp luận tiếp cận đối tượng từ những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản

Việt Nam về Báo chí

- Vận dụng quan điểm đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về giải

phóng phụ nữ và phòng, chống BLGĐ làm nền tảng cho quá trình phân tích nội dung thông điệp

- Vận dụng lý thuyết xã hội học cụ thé ly thuyết chức năng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích nội dung văn bản

Tất cả các bài viết về BLGĐ đều được xem xét kỹ lưỡng trên 3 báo điện tử: nhandan.org.vn; giadinh.net.vn; dantri.com.vn (không lựa chọn vào mẫu những tờ báo điện tử, trang tin điện tử nước ngoài hoặc của các tô chức Phi chính phủ ở Việt Nam) được lựa chọn trong tổng số các báo điện tử trong thời gian từ 1/6/2012 đến 31/12/2012 Trong đó những tờ báo điện tử được lựa chọn theo tiêu chí ngẫu nhiên nhưng theo tỷ lệ:

- Nội dung phong phú bao gồm các bài viết về nhiều chủ đề khác nhau

Trang 12

Các bài viết trên các tờ báo được tập hợp, đọc, đối chiếu va phân tích

5.3 Phương pháp chọn mẫu

Tất cả các bài báo có liên quan, đề cập tới BLGĐ trong khoảng thời gian lấy

mẫu (01/06/2012-31/12/2012) đều được sưu tầm, lựa chọn (Trong 6 tháng, tác giả

tìm thấy hơn 48.600 bài viết về các vấn đề xã hội khác nhau) Với phương pháp

lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống (với bước nhảy k = N/n) từ 851 bài viết về BLGĐ thu

thập được trong khoảng thời gian trên, nghiên cứu chọn ra 213 bài viết để phân tích (mỗi báo dantri.com.vn (có tổng số 491 bài) và báo giadinh.net.vn (có tổng số 348 bài) chọn 100 bài, riêng nhandan.org.vn có số lượng bài ít nên 13 bài được tìm thấy đều được sử dụng vào mẫu nghiên cứu)

Trong trường hợp những bài viết trùng nhau hoàn toàn được đăng tải trên nhiều báo khác nhau thì sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một bài trong một báo bất kỳ, không lấy tất cả các bài báo trùng nhau hoàn toàn trong mẫu nghiên cứu Trong trường hợp giống nhau nội dung hay tiêu đề nhựng có sự khác biệt về cách phân tích hoặc cách thê hiện trong bài báo thì đều được chọn trong mẫu nghiên cứu

3.4 Phương pháp xử lý thông tin Đối với dữ liệu định lượng

Thông tin thu thập được từ bảng mã đối với các bài viết về BLGĐ trên 3 báo và thông tin thu thập được từ bảng hỏi trắc nghiệm được tác giả mã hóa, nhập và xử lý bằng chương trình SPSS 15.0 Sau khi làm sạch các số liệu sẽ tiến hành biến đổi các số liệu để phục vụ cho việc lượng hóa các nhóm vẫn đề có liên quan đến bạo lực trong gia đình và đánh giá các bài viết về BLGĐ

Đối với dữ liệu định tính: Sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm Nvivo

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

* Ý nghĩa lý luận

- Vận dụng lý thuyết chức năng để lý giải thực trạng đưa tin về BLGĐ trên báo điện tử

- Đề tài góp phần hệ thống lại những vấn đề lý luận về mặt phương pháp trong

nghiên cứu truyền thông từ góc độ phân tích nội dung thông điệp truyền thông * ý nghĩa thực tiễn |

Trang 13

- Góp phần đưa ra các bằng chứng về sự cần thiết đưa vấn đề BLGĐ vào cùng dòng chảy của các vấn đề chính trị - xã hội và sự cần thiết phải chú ý trong cách đưa tin về BLGĐ ở các bài viết đăng tải trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm đặc biệt là cho các nhà truyền thông và nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu

7 Kết cấu của đề tài |

Ngoai phan mở đầu, kết luận và chú thích, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài

được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài

Chương 2: Sự phản ánh về bạo lực gia đình trên báo điện tử ở Việt Nam hiện

nay

Trang 14

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUCTIEN CUA DE TAI

- 1.1 Khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài

1.1.1Truyền thông, truyền thông đại chúng, thông điệp, internet, báo điện tử

1.111 Truyền thông

Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa là chung hay cộng đồng Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, xã hội Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội Truyền thông từ tiếng Anh: Communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông

Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức

+ Thứ nhất, truyền thông là một quá trình — có nghĩa nó không phải là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời gian lớn.Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết, mà có tiếp diễn

sau đó Đấy là quá trình trao đổi và chia sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể

và không chỉ có một bên cho và một bên nhận, mà cả hai bên đều cho và nhận

+ Thứ hai, truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kì

quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông Và cuối cùng, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không mỗi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa [40, tr.13 ]

1.1.1.2 Truyền thông đại chúng

Xã hội ngày càng phát triển, càng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng nhu cầu, qui mô, tăng cường tính đa dạng và hiệu quả của hoạt động truyền thông Ngày càng có nhiều người tham gia vào các giao tiếp xã hội Trong khi đó

truyền thông trực tiếp giữa các cá nhân không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và

Trang 15

cách khác, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành công cụ điều khiển các quá trình giao tiếp mang tính xã hội rộng rai

TTĐC là quá trình truyền thông điệp/ thông tin đến công chúng thông qua phương tiện TTĐC(mass media) [55, tr.369]

„ cái mà thông thường được gọi là “[ƑTĐC” là những thiết chế sử dụng những kỹ thuật phát triển ngày càng tỉnh vi của công nghiệp để phục vụ cho sự giao lưu tư tưởng, những mục đích thông tin, giải thích và thuyết phục tới đông đảo khán thính giả bằng phương tiện báo chí, truyền thanh, truyền

hình, sách, tạp chí, quảng cáo, hay bất cứ gì đó [2]

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm TTĐC như sau: TTDC là quả trình truyền tải và phổ biễn thông tin xã hội đến số lượng công chúng

lớn, phân tán về không gian, thời gian Quá trình này được thực hiện thông qua cơ chế trung gian như đài phát thanh, truyền hình, báo viết, các tạp chí, báo điện tử

Chúng ta cần phân rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ: “TTĐC” và “các

phương tiện TTĐC” Thuật ngỡ “TTĐC” được dùng để chỉ một quá trình xã hội: quá trình chuyển tải thông tin ra rộng rãi công chúng Còn “các phương tiện TTĐC” như báo chí, phát thanh, truyền hình, Internet chỉ là những công cụ kỹ

thuật hay những kênh mà phải nhờ vào đó người ta mới có thé thực hiện quá trình TTĐC, nghĩa là tiễn hành việc phổ biến, loan truyền thông tin ra cho mọi người

[41,tr.16] hay nó chính là những phương tiện kỹ thuật được sử dụng để thực hiện

quá trình TTĐC hay chính là phương tiện mang thông điệp [55] Các phương tiện TTĐC chủ yếu mang chức năng cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người

dân Nó không chỉ là cơ quan phát ngôn đầy quyền uy của một tổ chức nào đó mà

còn phải là điễn đàn của tất cả mọi người [20, tr.99]

Sự phát triển của các phương tiện TTĐC cả về mặt công nghệ (các phương

tiện lưu trữ, truyền tải thông tin) cả về mặt xã hội (tổ chức qui trình, nhân lực hoạt động) là một trong những yếu tổ căn bản thúc đây sự phát triển của TTĐC trong những thập kỷ gần đây Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả giới hạn phương tiện TTĐC ở đây chỉ là báo điện tử —- một loại hình truyền thông mới ra đời nhưng nó

Trang 16

1.1.1.3 Théng diép

Thông điệp chính là nội dung thông tin mà những người thực hiện chiến dịch truyền thông muốn truyền đạt tới công chúng Thông điệp phải rõ ràng, một nghĩa, phải quan tâm tới việc kích thích lợi ích

Nội dung thông điệp được hiểu là tất cả những gì xuất hiện trên một phương

tiện TTĐC, từ các bài báo, tin tức hay hình ảnh in ấn trên báo chí cho tới âm thanh

và hình ảnh được phát sóng trên đài phát thanh hay truyền hình

Đối với nội dung thông điệp được phân tích trong đề tài đó chính là tất cả những gì được xuất hiện trong bài viết về BLGĐ đăng tải trên 3 báo điện tử trong thời gian khảo sát Chúng ta có thể hiểu cặn kẽ hơn nội dung thông điệp là gì thông qua ví dụ ở hộp 1.1, tất cá những ngôn từ mà nhà báo dùng để chuyển tải sự kiện

tới công chúng, kể cả tít bài, chữ in đậm, in thường, dấu chấm, dấu phẩy, ., hình

ảnh xuất hiện trong bài viết được gọi là nội dung thông điệp GLB những ông chẳng yêu vợ (1): ` : Ghuyện về những người chồng ' "thích là đánh” oe bik, tne be cacienaeuree, Hôp 1.1: Bài “CLB 0 1; al Me ca 9P

: Giadinhfet - Đánh Chưa đã, có người còn nét cả phâu bè vào : niệng vợ vì “can tội? không nghe lời chẳng

ua yêu:chồng: Sái

hột ly, ái ruột đăm , những ông chồng yêu

- Giải cl peswend vo (1): Chuyện về những người chồng “thích — là đánh”” ạ Tiếng lã có.vợ mã (TH 51, ania độc hân http://giadinh.net.vn) Những sat Tầm của vợ

khu kai nghi Về chống

| Bao luc gia đành gây nhức nhối xã hội nhưng việc ngữn chặn không -

phdi dé dang Anh chi mang tinh minh hea PSS biệt chồng

1.1.1.4 Internet

Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, từ môi trường in sang môi

Trang 17

Thuật ngữ “Internet” lần đầu tiên ra đời ở Mỹ vào năm 1983 khi người ta lập ra mạng trên cơ sở kết nối một số mạng đã có từ trước đó Tuy nhiên, Internet chỉ thực sự phát triển và lan tỏa ra toàn thế giới ké từ cuối năm 1991 khi tạo ra công nghé WWW (World Wide Web) [41, tr.441] |

Vào thời gian này, nhiều người biểu lẫn lộn giữa trang Web và Internet

Internet là cơ sở hạ tầng cho phép các máy tính có thể nói chuyện với nhau trên

toàn thế giới Trang Web là giao diện cho phép người ta trao đổi dữ liệu Web có thể tồn tại không cần Internet nhưng công nghệ web sẽ không là gì nêu không có

nền tảng Internet Internet là mạng toàn cầu của các mạng máy tính kết nối với nhau sử dụng giao thức TCP/IP hỗ trợ kết nối giữa các mạng máy tính khác nhau

1.1.1.5 Báo điện tử

Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí mới này như: báo điện tử (electronic journal), báo trực tuyến (online newspaper), báo mạng (cyber newspaper), báo internet và báo mạng điện tử

Báo trực tuyến là khái niệm được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ và đã trở thành

cách gọi của quốc tế Thuật ngữ “trực tuyến” trong các từ điển tin học dùng dé chi trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng máy tính và sẵn sàng hoạt

động Hiện nay, thuật ngữ này gắn với tin học nhiều hơn và được sử dụng chủ yêu trong lĩnh vực truyền thông để chỉ các khái niệm có cùng đặc tính như “xuất bản trực tuyến”, “phương tiện truyền thông trực tuyến”, “phát thanh trực tuyến”

Báo mạng là cách gọi tắt của báo mạng Internet Đây là cách gọi không mang

tính khoa học vì nó không rõ nghĩa, không đầy đủ, dễ làm hiểu sai bản chất của thuật ngữ Bởi Internet là mạng thông tin toàn cầu, dưới nó còn rất nhiều loại mạng

như mạng nội bộ của các tổ chức, các công ty, các chính phủ và nếu gọi tắt như trên sẽ không xác định rõ ràng ranh giới giữa khái niệm “mạng” và “mạng Internet”

Báo Internet là sự kết hợp tên gọi của Internet với một tờ báo, nói cách khác Internet cung cấp không gian với đầy đủ tiện nghi cho một tờ báo hoạt động Tờ

Trang 18

làm lợi thế và hoạt động độc lập trên Internet Cách gọi này hiện nay được nhiều người đồng tình Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng dễ dẫn đến sự nhằm lẫn đó là tắt cả các trang Web có mặt trên Internet đều là báo Internet Thực tế, một tờ báo phát hành trên mạng đúng là một trang Web nhưng không phải trang Web nào cũng là tờ báo

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang Web và phát hành trên mạng Internet [19, tr.4]

Tuy nhiên, báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta Nó gan lién với tên gọi của nhiều tờ báo in phát hành trên mạng ¡internet như Quê hương điện tử, Nhân dân điện tử Ngay trong các văn bản pháp luật của Nhà nước thuật ngữ “Báo điện tử” cũng được sử dụng

Tại điều 12 trong Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet có ghi:

Dịch vụ thông tin trên Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện

tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại

hình điện tử khác nhau trén Internet

Trong điều 1, chương 1 Luật Báo chí năm1989 cũng có ghi thuật ngữ “Báo điện tử” để chỉ loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính

Việt Nam nối mạng Internet toàn cầu vào ngày 19/11/1997, điều này tạo ra sự

thay đổi trong phương thức thông tin của xã hội Một tháng sau (31/12/1997), tap

chí Quê hương đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của nước ta Liên tiếp sau đó, hàng loạt các báo điện tử khác đã ra đời như Nhân dân, Lao động, VietNammnel, Vnexpress Từ chỗ, ban đầu những tờ báo điện tử gần như chỉ là phiên bản của

những tờ báo ¡n nay đã phát triển độc lập hơn, có đường nét hơn, dần thoát khỏi cái

bóng của “người anh” và ngày càng tỏ rõ ưu thế vượt trội của mình Hiện nay ở Việt Nam có 2 mô hình tờ báo điện tử

Thứ nhất, những tờ báo điện tử có bản in, đài phát thanh, dai truyền hình

Trang 19

của phóng viên, biên tập viên là lựa chọn, biên tập lại những tin bài, ảnh từ các nguồn thông tin khác nhau

Thứ hai, những tờ báo điện tử chỉ phát hành trên mạng Những tờ báo điện tử theo mô hình này có xu hướng chuyên nghiệp cao, mang tính độc lập, được tổ chức theo mô hình site mục lục và chuyên mục, kết hợp với các site bình luận, đưa ra các cây thư mục, các chuyên đề thông tin về mọi mặt của đời sống Nó cung cấp _ cho người đọc lượng thông tin lớn đã được viết, tập hợp, tuyển chọn, biên tập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau

Trong đề tài này, khái niệm Báo điện tử được hiểu như trong điều 1, chương 1

của Luật Báo chí Cụ thể, đó là những tờ báo điện tử chỉ phát hành trên mạng và

những tờ báo điện tử có bản in tương ứng (không xem xét tới những tờ báo điện tử có đài phát thanh, đài truyền hình tương ứng hoặc các trang Web thông tin của các tô chức xã hội, công ty, đơn vị kinh tế, cá nhân) Theo đó, ở dạng thứ nhất báo điện tử là một cơ quan báo chí độc lập và dạng thứ hai, tờ báo điện tử chỉ là một ấn phẩm của cơ quan báo chí Vì vậy, mẫu nghiên cứu được lựa chọn cũng đảm bảo cả 2 mô hình này

1.1.2 Bạo lực gia đình

1.1.2.1 Gia đình

Luật hôn nhân và gia đình Việt nam (2000) ghi: “ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh những nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau”29, tr.9]

Dưới khía cạnh Xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội Các nhà xã hội học đưa ra khái niệm gia đình như sau: |

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà

các thành viên của nó gắn với nhau bởi mỗi quan hệ hôn nhân, quan hệ thuyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt,

Trang 20

Như vậy, khi bàn tới khái niệm gia đình còn rất nhiều van dé phải tìm hiểu và

nghiên cứu Nhưng căn cứ vào các đặc điểm hôn nhân và gia đình ở nước ta, kế

thừa các hạt nhân hợp lý của các cách tiếp cận khác nhau về gia đình, đề tài sử

dụng khái niệm về gia đình như sau:

Gia đình là một phạm trù dùng để chỉ một tập hợp người hình

thành trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thông, quan hệ nuôi dưỡng Các thành viên gắn bó với nhau bởi trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi kinh tế - văn hoá — tình cảm và theo những chuẩn giá trị nhất định, được dư luận xã hội ủng hộ, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ

[31 tr.17]

Khái niệm này bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất: Gia đình là một thiết chế được hình thành trước hết trên cơ sở hôn

nhân - là sự kết hợp giữa hai cá nhân (nam và nữ ) theo quy định của luật pháp nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh phúc Đó là sự cam kết chung sống của hai cá nhân một cách tự nguyện dựa trên sự hấp dẫn về giới tính và sự gắn bó về tình cảm

Thứ hai: Gia đình còn được dựa trên cơ sở huyết thống - là quan hệ giữa cha

mẹ và con cái Quan hệ huyết thống là sự phát triển và la hé qua tat yếu của quan hệ hôn nhân Nó chỉ được phát triển tốt đẹp dựa trên cơ sở hôn nhân tự nguyện,

dựa trên cơ sở tình yêu chính đáng và hợp pháp

Thứ ba: quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ được hình thành giữa chủ thé va đối tượng được nuôi dưỡng: họ gan bó với nhau bởi những nghĩa vụ và quyền lợi được dư luận xã hội thừa nhận và ủng hộ

1.1.2.2 Bạo lực trên cơ sở giới

Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm BLGĐ là vấn đề mang tính toàn cầu, song việc quan tâm nghiên cứu và cùng với nó là sự thống nhất trong cách hiểu thế nào là bạo lực giới, BLGĐ là vấn đề quan trọng Tuyên bố của Liên hợp quốc về Xóa

Trang 21

Bắt kỳ một hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến, hoặc

có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thẻ, tình dục, tâm lý hay

những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xây ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư (x.chú thích 1) Định nghĩa của Liên hợp quốc nêu trên có phạm vi rộng bao gồm các hành vi

bạo lực chống lại phụ nữ trong cuộc sống riêng tư (BLGĐ) lẫn các hành vi bạo lực

chống lại phụ nữ ở nơi cơng cộng (bạo lực ngồi gia đình) Theo quan điểm của Liên hợp quốc, bạo lực chống lại phụ nữ có thể phân loại thành sáu lĩnh vực như sau: 1)Bạo lực trong gia đình; 2) Bạo lực về giới; 3) Những tập tục hủ lậu đối với phụ nữ; 4) Tệ nạn buôn bán trẻ em gái và phụ nỡ; 5) HIV/AIDS và bạo lực; và 6) Những tội ác chống lại phụ nữ trong chiến tranh và trong các cuộc xung đột vũ trang (x chú thích 2)

1.1.2.3 Bao luc gia đình và phân loại bạo lực gia đình * Bạo lực gia đình

Nhìn BLGĐ qua lăng kính giới chính là cách xem xét bạo lực xảy ra giữa

những người khác giới, cụ thể là giữa nam giới và nữ giới mà được xác định ở đây chủ yếu trong mỗi quan hệ thân thuộc thậm chí là quan hệ máu mủ

Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam có khá nhiều định nghĩa về BLGĐ Nó được coi là một dạng đặc biệt của bạo lực trên cơ sở giới nhưng xảy ra trong

khuôn khổ gia đình

Trong các tài liệu quốc tế, khái niệm BLGĐ được coi là những hành vi bạo

lực do chồng/ bạn tình gây ra Đó là những hành vi bạo lực xây ra trong quan hệ

hôn nhân hoặc quan hệ tương tự hôn nhân gây tốn hại đến sức khỏe về thể chất, tinh thần và tình dục tới người vợ/ bạn tình (bạn tình ở đây bao gồm các cặp chưa

kết hôn, ly thân, ly dị nhưng vẫn sống chung hoặc không, các cặp tình dục đồng

gidi

Ở Việt Nam, khái niệm “BLGD” được hiểu là tất cả các loại bạo lực mà một

hay nhiều thành viên gia đình gây ra cho một hay nhiều thành viên khác bat kế giới

Trang 22

phạm vi gia đình, đó là sự xâm phạm va ngược đãi về thân thể hay tinh thần, tình cảm hay tình dục, kinh tế hay xã hội giữa các thành viên trong gia đình Nó còn là sự lạm dụng quyền lực hay hành vi sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó [46]

Tại điều 1, Luật Phòng chống BLGĐ có ghi: “BLGĐ là hành vi cố ý của

thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thân, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”

Tại khoản 1, Điều 2 chỉ rõ các hành vi BLGĐ:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức

khoẻ, tính mạng:

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

e) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiễn bộ;

ø) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vỉ khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên

gia đình; |

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá

Trang 23

+ Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình (tùy thuộc vào loại hình và qui mô gia đình)

- Theo hình thức bạo lực

Việc phân loại BLGĐ cũng là khác nhau trong các nghiên cứu:

+ 2 loại BL: Bạo lực bằng vũ lực và Bạo lực bằng lời nói (cũng có nhóm

người chỉa thành bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy; bạo lực chấp nhận

được (2 vợ chồng vẫn chung sống với nhau) và bạo lực không chấp nhận được (2 VỢ chồng ra tòa, ly tán ); bạo lực mạnh và bạo lực nhẹ) [38]

+ 3 loại BL: Bạo hành thể xác; Bạo hành tinh thần: lăng mạ, chửi rủa, mắng mỏ, đe dọa, làm nhục trước mặt người khác, ngoại tình là những hành động làm tốn thương tới đời sống tỉnh thần của người phụ nữ; Bạo hành tình dục: cưỡng ép vợ trong quan hệ tình dục trái với ý muốn của người vợ, thậm chí lúc mệt mỏi ốm đau [15]

+ 4 loại BL: Ngược đãi thân thể; ngược đãi về lời nói; ngược đãi về tình cảm;

ngược đãi liên quan đến tình dục [28] hoặc hành hạ về thể xác; hành hạ về tinh thần; kiểm soát tài chính; ép quan hệ tình dục, ép sinh thêm con trai[ 16]

+ 5 loại BL: Cưỡng bức thân thể; Cưỡng bức tình dục; Cưỡng bức về tâm lý

và tình cảm; Cưỡng bức về mặt xã hội; Cưỡng bức vẻ tài chính [21]

Trong nghiên cứu này, tác giả chia ra 6 loại BLGĐ:

+ Bạo lực về thân thể: bao gồm các hành vi như đắm, đá, tát gây tổn thương

về thể xác, thậm chí là giết chết

+ Bạo lực về lời nói: bao gồm những hành động sỉ nhục, lăng mạ, chửi rủa, mắng mỏ, đe dọa, làm nhục trước mặt người khác,

+ Bạo lực về tâm lý, tình cảm: chiến tranh lạnh, phớt lờ, ngoại tình, ngăn cản

không cho chữa bệnh, uống thuốc

+ Bạo lực liên quan đến tình dục: lạm dụng tình dục, ép quan hệ tình dục khi

không được sự cho phép của đối tác, bắt xem những hình ảnh khiêu dâm mà không

được phép, bắt sinh thêm con trai

Trang 24

+ Bao lực về mặt xã hội: cắt đứt mối quan hệ của người phụ nữ với mọi người

Khái niệm BLGĐ được sử dụng nhằm mục đích là công cụ đo lường việc truyền tải các thông tin trên báo điện tử ở khía cạnh: nhà báo có đưa tin đầy đủ, chính xác về BLGĐ hay không? (bao gồm sự thể hiện khái niệm BLGĐ, loại hình

BLGĐ, khuôn mẫu BLGĐ, nguyên nhân dẫn tới BLGĐ) Qua đó có thể cho thây

được hàm ý, nội dung thông điệp mà nhà truyền thông muốn gửi tới công chúng,

nó cũng cho thấy được một phần của quá trình xã hội hóa có củng cố hoặc loại bỏ nhận thức của công chúng về BLGĐ

Trong quá trình phân tích tác giả dé tài đôi khi sử đụng thuật ngữ cưỡng bức, bạo lực, hành hạ thay thế cho nhau với cùng một ý nghĩa là bạo lực

1.2Lý thuyết chức năng áp dụng trong nghiên cứu

Lý thuyết chức năng quan niệm rằng xã hội là một tổng thể trong đó bao gồm nhiều bộ phận có liên hệ với nhau, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng của mình Các phương tiện TTĐC cũng là một trong nhiều bộ phận khác nhau của xã hội và nó có chức năng riêng Lý thuyết này nhấn mạnh đến các nhu cầu của xã hội,

TTĐC được coi như là một thiết chế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì tính ôn

định, tính liên tục của một xã hội, cũng như nhu cầu hội nhập và thích nghi của các cá nhân trong xã hội ấy

Đại diện của thuyết này là R.Merton, ông cho rằng, TTĐC có chức năng công khai và chức năng tiềm ân Trong đó, chức năng công khai là hiệu quả thực sự mà nhà truyền thông mong muốn đạt được còn chức năng tiềm ấn là những hiệu quả xảy ra mà nhà truyền thông không ngờ đến Theo đó, những bài viết về BLGĐ trên báo điện tử bên cạnh mục đích cung cấp thông tin, tuyên truyền về các hình thức biểu hiện, nguyên nhân gây ra BLGĐ, luật phòng chống BLGĐ, tuyên truyền về bình đẳng giới nó còn có vai trò làm thay đổi cách ứng xử trong các nhóm xã hội

[41]:

R.Merton cho rằng việc các phương tiện TTĐC đưa tin quá nhiều làm cho

Trang 25

động các quỹ hỗ trợ nhân đạo (thiên tai bão lũ, vì người nghèo ) và trong thời gian

quá đài sẽ làm cho công chúng trở lên mắt cảm giác và trở nên “điếc nặng” với cái

khổ Hoặc đưa tin quá nhiều về nạn nhân BLGĐ là nữ giới khiến công chúng mặc nhiên hiểu rằng chỉ có nữ giới mới bị bạo lực

Bên cạnh đó, ông còn phân biệt giữa chức năng và phản chức năng Chức năng tức là làm cho một hệ thống duy trì được sự tồn tại của mình và tiếp tục vận động trôi chảy, còn phản chức năng tức là làm cản trở quá trình đó

Theo thuyết này TTĐC có nhiều chức năng Chức năng đầu tiên cần kế đến của các phương tiện truyền thông là chức năng giải trí Trừ phần tin tức có nói rõ hay những chương trình giáo dục còn lại chúng ta thường hiểu mục đích hiển nhiên của các phương tiện truyền thông là giúp giải trí Trên thực tế, điều này đúng nhưng thực ra ta đã bỏ qua những chức năng quan trọng khác của các phương tiện TTĐC [|42,tr.461] như chức năng xã hội hóa TTĐC được xem như là một trong

những môi trường xã hội hoá quan trọng của các cá nhân Như là một tác nhân của

quá trình xã hội hoá các phương tiện TTĐC vô hình tạo ra sự kết dính xã hội thông qua việc chuyển đến công chúng những thông điệp phổ biến, mang tính chuẩn hoá nhất định về văn hố Thơng qua các kênh thông tin này các giá trị xã hội, các quy

tắc, luật lệ thành văn cũng như bất thành văn của xã hội được phổ biến và nhắc đi

nhắc lại cho mọi người cùng biết, trên cơ sở đó thuyết phục họ đồng tình và vận

động cùng nhau tuân thủ Ví như việc đưa tin về các sự kiện quan trọng liên quan

đến nhiều người như họp Quốc hội, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các sự kiện thể thao lớn, hoặc tin về sự cố thủy điện Sông Tranh 2, các tai hoạ như cháy lớn tại công trình tòa tháp ngược ở Mễ Trì, Hà Nội, dịch cứm H5NI hay H7N9 Hoặc

các thông tin trên mạng Internet được các cá nhân chuyền đến các hòm thư cá nhân

xung quanh vụ nữ bệnh nhân chết bất thường ở phòng khám đa khoa Maria,Hà Nội Thông qua những tương tác chung này, các cá nhân như được kết chặt lại với nhau

TTĐC được coi như là người thi hành các chuẩn mực xã hội: chức năng này được thực hiện thông qua việc đăng tải những hành vi được cho là lệch chuẩn, vi

Trang 26

cạnh đó, nó có thể gán cho cá nhân hay nhóm xã hội một vị thế nào đó băng việc cho đăng tai với tần suất xuất hiện nhiều trên các phương tiện TTĐC góp phần xây dựng nên hình ảnh của một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó theo cả hướng tích cực và tiêu cực Ví dụ, việc truyền thông về luật Phòng chống BLGD trong vai nam trở lại đây Hàng loạt các chương trình, tin bài về BLGĐ được đưa tin trên các phương tiện TTĐC, những người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việc đưa ra những hành động vi phạm pháp luật để răn đe nhằm giúp cho các cá nhân, nhóm xã hội có những hành vi đúng với chuẩn mực xã hội Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề được thể hiện ở chỗ việc đưa tin quá nhiều về vấn đẻ bao lực gia đình mà đối tượng gây ra bạo lực không bị xét xử có thể vô hình chung sẽ tạo ra thái độ khoan dung, chấp nhận bạo lực, thậm chí là rập khuôn theo hành vi bạo lực mà họ thấy Thêm vào đó, tính chính xác của thông tin không được đảm bảo

cũng dẫn tới những tổn hại về hiệu quả định hướng cho công chúng trong đời sống

Để hạn chế những điểm này cần nhấn mạnh tới chức năng hướng dẫn dư luận của TTĐC Đó chính là việc lựa chọn thông tin đăng tải kết hợp với việc giải thích,

bình luận, so sánh ở chừng mực phù hợp nhằm gợi ý, định hướng cho họ [44,

tr.39] TTDC còn thực hiện chức năng giám sát thông qua việc nhà truyền thông

quyết định cho đăng tải những thông tin nào trên các phương tiện TTĐC

Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu, tác giả xem xét nội dung thông điệp xuất hiện trên báo điện tử có đảm bảo được những chức năng đã phân tích hay không?

1.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan truyền thông vé van

đề BLGD

1.3.1 Quan điểm của Đáng, Nhà nước về vẫn dé BLGD

Mặc dù các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam không phải là văn bản qui phạm pháp luật nhưng là nguồn quan trọng của pháp luật, là cơ sở để thể chế hoá thành luật pháp Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư TW ngày 21/2/2005 về xây

dựng gia đình trong thời kỳ CNH; HĐH qui định “ có kế hoạch và biện pháp cụ

thể phòng chống tệ nạn xã hội và bạo hành trong gia đình" Nghị quyết của Bộ

Trang 27

thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 chỉ rõ cần đảm bảo quyển con người, quyền tự đo dân chủ của công dân cũng như xây dựng và hoàn thiện luật pháp về dân số gia đình, trẻ em

Cho đến nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước Việt nam cũng như của các cơ quan truyền thông về các vấn để liên quan đến bạo lực giới và BLGĐ Nói cách khác, pháp luật Việt Nam đã xây dựng một hành lang pháp ly tương đối đầy đủ nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, uy tín, nhân phẩm của công dân, chống mọi hành vi BLGĐ

Vấn đề BLGĐ đã được thể chế hóa trong một số luật, trong các văn bản pháp qui cũng như trong chiến lược quốc gia Thể hiện rõ trong Hiến pháp (các năm 1946, 1959, 1980, 1992), trong cac điều khoản của Bộ Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình (năm 1959, sửa đổi năm 1986 và năm 2000), Luật Bảo vệ bà mẹ và chăm sóc sức khỏe trẻ em; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khẳng định nam, nữ bình đẳng về mọi phương diện trong gia đình cũng như ngoài xã hội

Luật Hôn nhân và gia đình, năm 2000 qui định rõ các mối quan hệ trong gia đình như mối quan hệ giữa vợ - chồng, cha, mẹ - con cái, quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị em và giữa các thành viên trong gia đình Luật

có 13 chương và 110 điều, trong đó có tới 8 chương và hơn 20 điều để cập tới

những vấn đề liên quan đến BLGĐ

Ngay tại điều 2 chương đầu tiên của Luật đã đưa ra những nguyên tac co ban của chế độ hôn nhân và gia đình trong đó khẳng định sự chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình cũng như cắm mọi sự phân biệt đối xử giữa các con của cha mẹ Điều 4, đề cập đến việc nghiêm cắm các hình thức liên quan đến bạo lực thể chất: “Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chong, con, chdu,

anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình” Tại điều 34, điều 35, điều 38

Trang 28

chăm sóc và giáo dục trẻ em, năm 2004 Trong 10 khoản qui định tại điều 7 thì có tới 7 khoản (khoản 1, 3, 4, 6, 7, §, 9) nghiêm cắm các hành vi có liên quan tới BLGĐ Còn trong Pháp lệnh người cao tuổi qui định việc phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm chủ yếu của gia đình có người cao tuổi (khoản 1, điều 3); đồng thời Nghiêm cấm mọi hành vì ngược đãi, hành hạ, bắt người cao tuổi làm việc quá

sức (khoản 3, điều 10)

Tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình, năm 2000: Điều kiện kết hôn,

qui định sự lựa chọn hôn nhân dựa trên sự tự nguyện của các cá nhân “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không được bên nào ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” Điều 21 qui định: “Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng: Vợ, chẳng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tin cho nhau Cẩm vợ, chỗng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm

đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau” Phân tích BLGĐ từ góc độ giới cho

thấy đây là một điều luật quan trọng, bởi nó qui định các mối quan hệ chính yêu trong gia đình, nếu mọi người trong gia đình thực hiện đúng mọi qui định thì bạo lực sẽ không bao giờ xảy ra

Còn trong điều 2, điều 7 Pháp lệnh Dân số, năm 2003 cũng lên án việc dùng vũ lực ngăn cản hoặc ép buộc sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình Pháp

lệnh cũng cắm việc nạo hút thai vì mục đích lựa chọn giới tính

Các quyền của con người được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong điều 32, điều 33 trong Bộ Luật Dân sự Điều 32 bao gồm 2 khoản qui định về Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể Thứ nhất, cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn

về tính mạng, sức khỏe, thân thể Và, không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức

khỏe, thân thể của người khác Đồng thời tại điều 33 khẳng định danh dự, nhân

phẩm, uy tín của các cá nhân phải được tôn trọng, không ai được xúc phạm và được pháp luật bảo vệ

Pháp luật nước ta bên cạnh những điều khoản qui định cách ứng xử nhân

văn và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình thì những qui định thành văn

Trang 29

nhân nghĩa, đạo đức Và những cá nhân vi phạm được gan liền với khái niệm “tội”, những tội này được áp dụng ngay cả đối với các thành viên trong gia đình nơi có sự thân thiết, huyết thống, có sự ràng buộc rất đặc biệt Luật pháp cũng qui định rõ ràng nếu vi phạm những điều trên cũng chính là vi phạm pháp luật về dân sự và hình sự

Các chế tài được qui định trong Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự

(từ điều 4 đến điều 7), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính (điều 3; §; 9; 23; 25; 26; 44; 45; 50) Cụ thể, tại điều 11, Nghị định của Chính phủ số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình “Phạt tiền từ 200.000đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ,

người có công nuôi dưỡng mình, các thành viên khác trong gia đình nhưng chưa

gây hậu quả nghiêm trọng”

Bộ Luật Hình sự, năm 2003 có nhiều điều luật được đề cập đến những tội

phạm liên quan đến vấn đề bạo lực thể chất, bạo lực tỉnh thần và bạo lực tình dục Thể hiện ở Phần các tội phạm trong chương XII: Các tội xâm phạm tính mang, sue

khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người Nếu tính từ hình thức cao nhất của

BLGĐ là tội giết người thì có 8 điều nói đến tội danh này (từ điều 93 đến điều 100) gồm: Tội giết người (điều 93 ), tội tội giết con mới đẻ (điều 94), tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 95), tội giết người do vượt quá

giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 96), tội giết người trong khi thi hành công vụ

(điều 97), tội vô ý làm chết người (điều 98), tội cố ý làm chết người do vi phạm qui

tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (điều 99) và tội bức tử (điều 100) Tùy

theo mức độ trong 8 điều đã nêu mà người phạm tội phải chịu khung hình phạt

nặng hay nhẹ Hình phạt nhẹ nhất là “Cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (điều 96) , thậm chí tù chung thân hoặc tử hình

(điều 93)

Bộ luật này còn có Š5 điều luật liên quan đến các tội danh gây thương tích hoặc

Trang 30

thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 105); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 106) và Tội hành hạ người khác (điều 110) Đối với khung hình phạt áp dụng cho hành vi bạo lực trên cũng tùy theo mức độ vi phạm mà từ: phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ hai năm/ ba năm; phạt tù từ hai tháng đến hai năm/ ba năm Đối với những trường hợp có tình tiết tăng nặng khung hình phạt có thể lên đến từ 5 năm đến 7 năm

(khoản 2 điều 107) hoặc đến 15 năm (khoản 3 điều 104)

Trong Bộ luật này có riêng chương XV nói về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình với các điều từ 146 đến 152

Tiếp sau, tại điều 32 Luật Dân sự, năm 2005 cũng xây dựng khung hình phạt

với các tội danh được qui định bắt đầu từ điều 100: Tội bức tử; Người nào đối xử

tàn ác, thường xuyên ttc hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm

người đó tự sát thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm Phạm tội làm nhiều người tự sát thì

bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm Liên quan đến điều này còn có điều 101: Tội xúi giục hoặc giúp đỡ người khác tự sát hoặc điều 102: Tội không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: điều 103: Tội đe dọa giết người Bộ Luật này cũng có những điều khoản liên quan trực tiếp tới hành vi bạo hye tinh thần trong gia đình như tội vu khống và tội làm nhục người khác, qui định tại điều 121 (Tội làm nhục người khác), điều 122 (Tội vu khống) với mức hình phạt cao nhất là

phạt tù đến 7 năm

Ngay với loại hình bạo lực tình dục- loại bạo lực khá nhạy cảm ít ai dám lên

tiếng, thì pháp luật cũng đã có những chế tài xử phạt Trong Bộ Luật Hình sự từ

điều 111 đến 116 có đưa ra mức xử phạt đối với các cá nhân và nhóm xã hội có hành vi bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em Trong đó, bạo lực tình dục đối với phụ nữ gồm 2 điều (điều 111: Tội hiếp dâm; điều 113: Tội cưỡng dâm) với mức phạt từ 6 tháng đến 7 năm, thậm chí có những tình tiết tăng nặng, với khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình (khoản 3 điều 111) Còn bạo lực tình

Trang 31

dâm trẻ em; điều 115: Tội giao cấu với trẻ em; điều 116: Tội đâm ô đối với trẻ em)

với mức phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình (khoản 3, điều 112)

Những điều luật này chính là công cụ ngăn chặn hành vi bạo lực mặc dù trong các bộ luật trên không ghi rõ phạm vi phạm tội là trong gia đình hay ngoài xã hội nhưng có thể nói luật pháp Việt Nam đã có những chế tài nhằm bảo vệ các công dân cả về mặt thể chất và tinh thần

Qua đây cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng do BLGĐ gây ra và đặc biệt quan tâm trong việc đấu tranh phòng,

chống BLGĐ Cụ thể, trong vòng 3 năm từ 2006 đến 2008, 2 Bộ luật vô cùng quan

trọng được ra đời (Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống BLGĐ) nhằm củng

có thêm những văn bản pháp lý quan trọng trước đó cũng như thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc đạt được bình đẳng giới và phòng chống

BLGD

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 đã quy định

sự bình đẳng giới trong 8 lĩnh vực cơ bản trong đời sống xã hội (chính trị; kinh té; lao động; hôn nhân gia đình; sức khỏe sinh sản; văn hóa khoa học công nghệ; giáo dục đào tạo và y tế)

Luật Phòng chống BLGĐ được thông qua vào ngày 21/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008, bao gồm 6 chương, 46 điều Luật qui định cụ thể về Các

hành vi BLGĐ; Nguyên tắc phòng, chống BLGĐ; Nghĩa vụ của người có hành vi

BLGDĐ; Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân BLGĐ; Chính sách của Nhà nước về phòng, chống BLGĐ; Hợp tác quốc tế về phòng chống BLGĐ; Các biện pháp

phòng ngừa BLGPĐ trong đó nhấn mạnh tới thông tin, tuyên truyền; Các biện pháp

hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; Các hoạt động tư van, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư; Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ

Luật Phòng chống BLGĐ ra đời là một sự kiện quan trọng của đất nước trong

Trang 32

chuyện “nhỏ”, chuyện “riêng” Để củng cố và khẳng định hơn nữa sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong chiến dịch tuyên truyền nhằm xóa bỏ tệ nạn BLGĐ

Từ đó đến nay, Việt Nam luôn nỗ lực tiếp tục trên con đường nhằm xóa dan sự bất bình đẳng giới cũng như tình trạng bạo lực trong gia đình Điều này tiếp tục được khẳng định trong các chiến lược và chương trình quốc gia khác nhau như Chiến lược Quốc gia VÌ sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010; chương trình Hành động Quốc gia vi su tiến bộ của phụ nữ; Chiến lược Gia đình Quốc gia giai đoạn

2005-2010; Chương trình Hành động Quốc gia về Trẻ em giai đoạn 2001-2010

Cũng như trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X “Kiên quyết đầu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” [48,tr.120] Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2020

nước ta trở thành một quốc gia có thành tích bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vục

Ở cấp lập pháp và chính sách, Chính phủ Việt Nam khăng định rõ đảm bảo quyền của phụ nữ Cách đây 32 năm, năm 1981, Việt Nam là một trong những

nước đầu tiên tham gia phê chuẩn Công ước về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt

đối xử với phụ nữ (CEDAW') Điều 5 của công ước qui định sửa đổi các kiểu mẫu văn hoá, các phong tục tập quán dẫn đến sự phân biệt đối xử với phụ nữ Điều 12 qui định sự xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình; điều 15 trong lĩnh vực dân sự, và lĩnh vực hôn nhân gia đình được đề cập trong điều 16 Luật pháp quốc tế cũng qui định rõ trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong vấn đề chống bạo lực, cụ thể gồm phòng ngừa, điều tra, trừng phạt những hành động chống lại phụ nữ về phía nạn nhân, Chính

phủ phải có điều luật về đền bù cũng như tạo điều kiện giúp họ tiếp cận bộ máy tư pháp một cách dễ dàng

Việt Nam đã cam kết với Kế hoạch hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cai-rô năm 1994 và Cương lĩnh Hành động của Hội nghị quốc tế về Phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995 |

Trang 33

Và Mục tiêu phát triển của Việt Nam trong Tuyên bố Thiên niên kỷ là nhằm giảm

khả năng dễ bị tổn thương của phụ nữ đối với BLGĐ

Qua một số Bộ luật, chính sách đã đưa ra có thể khẳng định Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức dân sự, các nhà tài trợ và Liên Hợp Quốc đang cùng nhau hành động nhằm ngăn chặn và kiểm soát bạo lực, thúc đây bình đẳng giới Tuy nhiên hiện nay còn một khoảng cách khá xa giữa luật trên văn bản với thực té Dư luận xã hội cho rằng, chế tài dành cho những kẻ có hành vi BLGĐ nhìn chung chưa đủ để ngăn chặn, đây lùi bạo lực Chẳng hạn, việc áp dụng chế tài dân sự buộc người chồng có hành vi bạo lực đối với vợ phải bồi thường những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người vợ là điều khó thực hiện

1.3.2 Quan điểm của các cơ quan truyền thông về vẫn dé BLGD

Trong Luật Báo chí năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999: Nghị định của Chính phủ 51/2002/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành Luật Báo chí khẳng định Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là

cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội

(dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân Trong các văn bản pháp luật gồm: Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua

ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007; chỉ thị số 10/2007/CT-

TTg ngày 03/5/2007 của chính phủ về việc triển khai thi hành Luật bình đẳng giới; Luật Phòng chống BLGĐ số 2/2007/QH12, được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2

thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 đã đề cập đến vai trò, chức năng, trách nhiệm của báo chí đối với việc tăng cường nhận thức của cộng đồng về BLGĐ cụ thể như sau:

Trong Luật Bình đẳng giới: Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng

giới Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được thực hiện thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát

Trang 34

Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) chủ trì, phối

hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo TW), Ủy ban Dân tộc TW chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới; tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, phù hợp mục tiêu bình đẳng giới

Một quy định rất đáng chú ý khác trong Luật Bình đẳng Giới, đó là khoản 6 điều 40 quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, bao gồm:

- Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến gidi;

- Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và

hình thức nào để cỗ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới;

- Truyén bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới đưới mọi hình thức

Với sự ra đời của Luật Phòng chống BLGD (2007), vai trò và trách nhiệm của báo chí trong công tác thúc đây bình đẳng giới nói chung và phòng chống BLGĐ nói riêng một lần nữa được đề cập ( Mục 1, Chương II Luật Phòng chỗng

BLGĐ) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thông tin,

tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ được thực hiện nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về BLGĐ, góp phần tiến tới xoá bỏ BLGĐ và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực; phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo; vả không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân BLGĐ và các thành viên khác trong gia đình

Nội dung các phương tiện thông tin đại chúng cần phải đăng tải bao gồm:

- Chính sách, pháp luật về phòng, chống BLGĐ, bình đẳng giới, quyền và

nghĩa vụ của các thành viên gia đình

- Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam - Tác hại của BLGĐ

- Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống BLGĐ

Trang 35

hoa

- Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống BLGĐ

Ngoài ra tại điều 40, Luật Phòng chống BLGĐ cũng đề cập đến trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng: Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống BLGĐ Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thông tin kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về phòng, chống BLGĐ

Như vậy, để gắn kết vai trò, trách nhiệm của báo chí với sự nghiệp thúc đây bình đẳng giới, chúng ta có thể viện dẫn đến các nhiệm vụ chung của báo chí như: tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phản

ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tô mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu

cực xã hội khác.v.v Đồng thời, cũng có thể viện dẫn thêm các quy định đã đề cập đến ở trên của Luât Bình đẳng giới và Luật Phòng chống BLGĐ

Tuy nhiên, thực tế chưa có những quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của báo chí đối với công tác tăng cường bình đăng giới, tuyên truyền về BLGĐ nên hiện tại các cơ quan báo chí vẫn chưa xây dựng được các đề án, kế hoạch hành động cụ thể về tuyên truyền, phổ biến vận động cộng đồng thực hiện luật bình

đẳng giới, Luật Phòng chống BLGĐ Với 3 báo điện tử trong mẫu nghiên cứu (

nhandan.org.vn; dantri.com.vn; giadinh.net) hiện cũng chưa có một chính sách, quy định rõ ràng nào đối các phòng ban trong việc tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng Giới; Luật Phòng, chống BLGĐ

Có thể nói, việc tuyên truyền cũng như thực hiện các chủ trương đó của Nhà nước đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định Theo đó, các phương tiện truyền thông đăng tải các văn bản, nghị quyết có tính chất pháp qui của Đảng, Nhà nước về BLGĐ Kênh truyền thông nhằm xã hội hóa thông tin, giúp các cá

nhân, nhóm xã hội có thể có hiểu đúng, hiểu đủ về BLGĐ chính là TTĐC Đây là

kênh truyền thông có thể thay đổi được nhận thức, thái độ, hành vi của các nhóm xã hội trong tiễn trình giảm thiểu khoảng cách bất bình đẳng giới và tiễn tới đây lùi

Trang 36

CHƯƠNG 2: SU PHAN ANH VE BAO LUC GIA DINH TREN BAO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

Nếu những nghiên cứu thực nghiệm về BLGĐ được chỉ ra ở chương tổng quan tài liệu cho người đọc cái nhìn về thực trạng của vấn đề BLGĐ trong cuộc sống hiện thực thì nội dung của chương này nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thực trạng BLGĐ trong cuộc sống hiện thực được nhà báo phản ánh như thế nào trên báo điện tử? Sự phản ánh này được nhìn nhận ở khía cạnh như: van dé BLGD thường được phản ánh trên chuyên mục nào? Thẻ loại bài viết được nhà báo sử dung để phản ánh thông tin, khuôn mẫu, hình thức, nguyên nhân BLGĐ nào được tái hiện trên báo điện tử? Những kết quả nghiên cứu ở chương này có được là nhờ vào phương pháp phân tích nội dung văn bản

2.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Trong tổng số hơn 48.600 bài viết viết về các vấn đề xã hội khác nhau trong 6 tháng khảo sát ở 3 báo điện tử (trung bình mỗi ngày các báo điện tử cập nhật khoảng

từ 80 — 90 bài viết), tác giả đề tài tìm thấy có 851 bài viết về BLGĐ (trung bình mỗi

ngày mỗi báo chỉ có hơn 1 bài viết về chủ đề này) Như vậy, chủ đề này chiếm tỷ lệ

nhỏ (1.77%) trong tổng số các bài viết viết các chủ đề khác nhau

2.1.1 Thể loại bài viết về BLGĐ phản ánh trên báo điện tử

Có thể nói rằng trong 3 báo điện tử trong mẫu khảo sát thì tác phẩm thuộc

loại thé thông tan (tin, tường thuật, phỏng vấn, bài phản ánh, ghi nhanh, điều tra, phóng sự) chiếm phần lớn Tác phẩm chính luận (bình luận, xã luận, chuyên luận

và phiếm luận) chiếm tỷ lệ rất ít Đặc biệt, các bài viết về BLGĐ không xuất hiện

trong loại thể thông tắn nghệ thuật (ký sự, thư phóng viên, số tay phóng viên )

Đây có thể là điểm khác biệt giữa báo điện tử và báo in, bởi thông tin trên báo điện

Trang 37

Bảng 2.1: Tương quan giữa thể loai báo chí với tên báo (số lượng) Tìn [Phóng [Phỏng | Bài phản | Khác | Tổng SỰ vẫn ánh cộng 1 giadinh.net.vn 25 |4 - 71 - 100 2 dantri.com.vn 40 |- - 60 - 100 3 nhandan.org.vn § - - 3 2 13 Tổng cộng 73 |4 0 134 2 213

Trong loại thé thong tấn, thể loại xuất hiện nhiều nhất và là chủ lực của đề

tài BLGĐ là bài phản ánh 134/ 213 bài chiếm 62.9%, tiếp đó tới tin 73/213 bài

chiếm 34,2% Một thực tế khách quan, thê loại thông tấn có “đối tượng phản ánh là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự, sự kiện nóng hổi, có ý nghĩa xã hội, đáp ứng nhu cầu nhanh, khách quan mà DLXH quan tâm, đòi hỏi ” “Mục đích là cung cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về các sự kiện, hiện tượng vấn đề phong phú đa dạng xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong nước và trên phạm vi toàn thé giới ” [43, tr.42-43] Nên rõ ràng phản ánh những thông tin nhanh về các vụ việc BLGĐ bắt buộc các nhà báo chọn các tác phẩm thông tấn

Đối với thể loại bài phản ánh chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 2/3 số bài được đăng

tải trong mẫu nghiên cứu Với đối tượng nhận thức và phản ánh của thể loại tác

phẩm này là các sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa với đời sông xã hội

Thể loại bài phản ánh có ưu điểm là nội dung mô tả sự kiện, vấn đê từ khi hình thành cho đến thời điểm chúng được nhà báo nhận thức để phản ánh Các bình

Trang 38

Xét riêng thể loại tin — thể loại chiếm 1/3 số lượng bài trong mẫu nghiên cứu Kết quả một phần cho thấy các tờ báo vẫn chủ yếu chú trọng tính chất nóng hồi và mức độ nghiêm trọng ở bề nổi của sự việc, dừng lại ở việc mô tả hết sức vắn

tắt các tình tiết diễn biến của sự việc theo những mô thức mang tính khuôn mẫu

của thê loại tin Hơn nữa, cũng do đặc thù của báo điện tử là diện tích trang giao diện có hạn, cấu trúc của báo điện từ là đa tang nén thé loại tin được báo điện tử ưa chuộng Nhiều bài viết chỉ dừng lại ở việc đưa tin với vẻn vẹn từ 100 đến 300 chữ,

có độ dài từ 6 đến 10 dòng với những tít bài khá giật gân “Ác phu thuê người hại

chông”: “Tát vợ cho mẹ vui lòng”; “Do mâm thuân, bỗ vợ chém chết con rể";

“Chông bóp cổ vợ đễn chết”; “Nhân tâm cha bán con ruột”

Với đặc điểm thông tin cập nhật nhanh, thường xuyên và liên tục vì vậy báo

điện tử đòi hỏi nhà báo phải nhanh nhạy, có kỹ năng chọn lọc thông tin Đây là điều cần đối với báo chí nhất là đối với báo điện tử nhưng chưa đủ đối với công

chúng, bởi lẽ theo lý thuyết nhu cầu công chúng không chỉ muốn được biết mà còn muốn được hiểu về sự việc Đề đảm bảo tính cập nhật thông tin, các báo có thể ưu tiên đưa những chi tiết chính yếu của vụ việc giúp cho công chúng có những nhận

biết ban đầu Tuy nhiên, để cung cấp thông tin một cách đầy đủ, góp phần nâng

cao hiểu biết cho công chúng về những vấn đề liên quan, sau mỗi tin tức được đăng tải nóng hỗi các báo nên có thêm những bài phân tích, bình luận sâu hơn về sự

việc Điều này đòi hỏi nhà báo phải có trình độ chuyên môn cao, năm rõ được chỉ

tiết của sự việc đang diễn ra để lần đưa tin sau thông tin đăng tải không trùng với

lần đưa tin trước

Chính vì vậy, trong sự phát triển của báo chí hiện đại, nhất là đối với báo điện tử cần da dang trong qua trinh thể hiện tác phẩm Ngay trong nội bộ tác phẩm thông tấn cần mở rộng các thể loại khác như phỏng vấn, ghi nhanh Hơn nữa, loại

thể chính luận báo chí chưa được nhà báo sử dụng trong quá trình phản ánh về

BLGĐ Mặc dù, loại thể này giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về vấn đề Dĩ nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh, nhu cầu định hướng mà từng báo chọn

thể loại phù hợp nhưng có thêm tiếng nói của tác phẩm chính luận, báo sẽ tăng

Trang 39

hơn về thể loại và giọng điệu Không thường xuyên nhưng cũng phải đành cho báo một cách thích đáng đối với thể loại chính luận góp tiếng nói định hướng một cách

kịp thời Chẳng hạn, hàng năm thế giới ký niệm ngày “Quốc tế về BLGĐ” (25/1 1),

Việt Nam có ngày “Gia đình Việt Nam” (28/6) báo chí cần bày tỏ thái độ qua bài xã luận, bình luận của chính nhà báo hoặc từ các bài viết được đặt hàng với các chuyên gia trong lĩnh vực này

2.1.2 Về chuyên mục phân ánh các bài viết về BLGD

Chuyên mục đăng tải cũng được xem là chỉ báo quan trọng nói lên vị trí của các thông điệp theo cách sắp xếp của nhà truyền thông Tương tự kết cấu trang báo của báo in ngoài trang chủ báo điện tử cũng có các chuyên mục, trong đó báo có nhiều chuyên mục nhất (1§ chuyên mục) 1a http://dantri.com.vn; http://nhandan.org.vn là báo có ít chuyên mục nhất (14 chuyên mục) Trong quá trình chọn mẫu một số chuyên mục của các báo điện tử trong mẫu được loại ra bởi tính chất những chuyên mục mang tính giải trí (cười, giải trí, nhịp sống trẻ, chuyện lạ, bạn đọc, video, blog), giới thiệu sản phẩm (công nghệ,kinh doanh, sức mạnh SỐ, xe ++, mua sắm, làm đẹp) hoặc rất đặc thù (tin học, thể thao, Hà Nội, TP HCM, nhân ái) không có thông tin liên quan tới BLGĐ

Những chuyên mục còn lại được lựa chọn và gộp thành 6 nhóm sau: 1 Chính trị (chính trị, sự kiện, tin tức)

2 Văn hóa - Xã hội (văn hóa, xã hội, giáo đục)

3.Gia đình/ đời sống (đời sống, nuôi dạy con, tình yêu, dân số, gia đình)

4 Pháp luật

5, Khoa học/ Sức khỏe (sức khỏe, y tễ, khoa học)

6 Khác (quốc tế, thế giới)

Trang 40

Bang 2.2: Chuyên mục đăng tải bài viết về BLGĐ Nhóm chuyên mục đăng tải Sô lượng |% 1 Pháp luật | 99 | 46.5 2 Gia đình/ đời sông 39|18.3

3 Văn hóa - xã hội _ 38|17.8 4 Chính trị 17|8 5 Khác 12|5.6 6 Khoa học, sức khỏe 8|3.8 Tổng cộng 213 | 100.0

Nếu chuyên mục pháp luật thường đăng tải các tin liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật hoặc đưa tin về các vụ án nghiêm trọng bị đưa ra pháp luật thì

chuyên mục gia đình /đời sống đề cập đến các bài viết xoay quanh các chủ đề như

lối sống, cách ứng xử trong gia đình giữa vợ - chồng, giữa các thành viên khác trong gia đình, vẫn đề ngoại tình, cách nuôi dạy con cái, [rong khi mục chính trị nêu những thông tin chung về các vẫn đề xã hội để chia sẻ thông tin với độc giả thì chuyên mục văn hóa — xã hội đề cập tới những giá trị, chuẩn mực tác động tới hành vi của các nhóm xã hội

Tùy thuộc nội dung bài viết ban biên tập sẽ quyết định đăng tải trên chuyên mục tương thích Bảng 2.2 cho thấy bạn đọc có nhiều cơ hội tiếp cận các thông tin về BLGĐ trên các chuyên mục pháp luật (46.5%) hơn là những thông tin được

nhìn nhận từ khía cạnh gia đình/ đời sống (18.3%) và văn hóa - xã hội (17.84)

Phân chia một cách tương đối dựa vào tính chất của các chuyên mục có thé

thấy một cách nhìn nhận khá mới mẻ về BLGĐ Đây không còn là vẫn đề của riêng

Ngày đăng: 12/11/2021, 11:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Danh mục cỏc hỡnh, bảng, biểu, hộp trong để tài - Báo điện tử với việc đưa tin về bạo lực gia đình  đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm
anh mục cỏc hỡnh, bảng, biểu, hộp trong để tài (Trang 2)
TT Tờn cỏc bảng, biểu, hộp, hỡnh Trang - Báo điện tử với việc đưa tin về bạo lực gia đình  đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm
n cỏc bảng, biểu, hộp, hỡnh Trang (Trang 4)
Bảng 2.1: Tương quan giữa thể loai bỏo chớ với tờn bỏo (số lượng) - Báo điện tử với việc đưa tin về bạo lực gia đình  đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm
Bảng 2.1 Tương quan giữa thể loai bỏo chớ với tờn bỏo (số lượng) (Trang 37)
Bảng 2.2: Chuyờn mục đăng tải bài viết về BLGĐ - Báo điện tử với việc đưa tin về bạo lực gia đình  đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm
Bảng 2.2 Chuyờn mục đăng tải bài viết về BLGĐ (Trang 40)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w