Theo Bộ trưởng, Báo chí đã nhanh nhạy trong phản ánh sự kiện, thể hiện một cách có trách nhiệm trong thực hiện sứ mệnh tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc dành dung lượng, th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
(Khảo sát báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo điện tử
Quân đội Nhân dân bản tiếng Việt, VnExpress
từ 1/1/2014 đến 31/12/2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI – 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ HÀ
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ
THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
(Khảo sát báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo điện tử
Quân đội Nhân dân bản tiếng Việt, VnExpress
từ 1/1/2014 đến 31/12/2014)
Ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Đỗ Chí Nghĩa
HÀ NỘI – 2015
Trang 3Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TS Đỗ Trí Nhiệm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Đỗ Chí Nghĩa Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là chính xác, trung thực, bảo đảm tính khách quan khoa học
và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy.
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hà
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phân chia bài viết theo nội dung thông tin về bảo vệ chủ quyền
biển đảo trên báo điện tử Đảng Cộng sản trong năm 2014 34
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phân chia bài viết theo nội dung thông tin về bảo vệ chủ quyền
biển đảo trên báo điện tử Quân đội Nhân dân trong năm 2014 34
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ phân chia bài viết theo nội dung thông tin về bảo vệ chủ quyền
biển đảo trên báo điện tử VnExpress.net trong năm 2014 34
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO 10
1.1 Một số vấn đề lý luận chung 10
1.2 Vai trò của báo chí trong thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo 19
1.3 Đặc trưng, thế mạnh của báo điện tử trong việc thông tin về chủ quyền biển đảo 24
Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 29
2.1 Giới thiệu về các trang báo điện tử được khảo sát 29
2.2 Nội dung thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo điện tử Đảng cộng sản, báo điện tử Quân đội Nhân dân và VnExpress 33
2.3 Hình thức thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên các báo điện tử rất phong phú, đa dạng 65
2.4 Những đánh giá chung 76
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 82
3.1 Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ phóng viên, nhà báo 82
3.2 Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý trong việc định hướng cách thức đưa thông tin, tuyên truyền 85
3.3 Tổ chức và tạo điều kiện cho các báo nước ngoài vào viết bài đưa thông tin về tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam, khẳng định chủ quyền của Việt Nam 91
3.4 Mở rộng các sản phẩm thông tin, tuyên truyền về biển đảo 94
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Trung ương 4, khóa X về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" đã đi vào cuộc sống, trong đó báo chí đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo cho nhân dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế Nhiều cơ quan báo chí đã xây dựng được những chương trình với đầy đủ thể loại tuyên truyền về chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa cũng như các hoạt động của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam, lên án hành động sai trái của các quốc gia xâm phạm Đặc biệt, các
cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm, bài viết, hình ảnh, video… thực sự sâu sắc góp phần gợi mở các giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới
Trong những năm qua, cùng với các cơ quan chức năng, lực lượng làm công tác tuyên truyền trong cả nước, báo chí đã phối hợp và triển khai nhiều hoạt động đưa thông tin, tuyên truyền về biển, đảo một cách đồng bộ, toàn diện, mạnh mẽ và sâu rộng trên nhiều kênh thông tin với nhiều hình thức phong phú, đa dạng
Trong năm 2014, tình hình biển Đông diễn biến vô cùng phức tạp Đỉnh điểm của diễn biến là vào tháng 5/2014, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên thềm lục địa Việt Nam càng làm tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, chủ quyền biển đảo đất nước bị đe đọa Hành động này cho thấy việc xâm phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta một cách trắng trợn Nhân dân trong nước và quốc tế đều tỏ ra rất bất bình Giữa bối cảnh nóng bỏng đó, báo chí đã vào cuộc, phục vụ đường lối, chủ trương của Đảng
và Nhà nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nhà báo là những chiến sỹ trên mặt trận văn hóa Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách
Trang 8mạng"… Trong quá trình đấu tranh trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, báo chí đã thực hiện đúng lời Hồ Chí Minh đã nói Các phóng viên
đã thể hiện vai trò tiên phong và kịp thời đưa tin "nóng" và chính xác Họ sẵn sàng và thực tế đã lên các tàu kiểm ngư, cảnh sát Biển và tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam để chứng kiến những hành động gây hấn của Trung Quốc
Trước hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách trắng trợn của Trung Quốc, báo chí đã đồng lòng lên án với thái độ kiên quyết, mạnh mẽ Đồng thời, báo chí đã kịp thời truyền tải lòng yêu nước, tiếng nói ủng hộ của mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc, của kiều bào ta ở nước ngoài đối với Đảng và Chính phủ Cùng với đó, báo chí đưa ra những bằng chứng, lý lẽ thuyết phục để tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm giúp dư luận quốc tế thấy được hành động sai trái của Trung Quốc và đứng về phía Việt Nam
Chia sẻ trên Tạp chí Nhà báo và Công luận vào đầu tháng 6/2014, Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết báo chí đưa tin bằng tấm lòng yêu nước của hàng vạn phóng viên đang ngày đêm bám sát hiện trường và sự kiện Qua phản ánh của báo chí trong nước, nhân dân cả nước đã nắm bắt đầy đủ thông tin, ủng hộ và động viên các lực lượng đang kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, thể hiện niềm tin vững chắc với Đảng, Chính phủ Theo Bộ trưởng, Báo chí đã nhanh nhạy trong phản ánh
sự kiện, thể hiện một cách có trách nhiệm trong thực hiện sứ mệnh tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc dành dung lượng, thời lượng và vị trí quan trọng để thông tin về vụ Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong
vùng biển Việt Nam
Bộ trưởng tin tưởng báo chí luôn là người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng sẽ tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo
Tuy đã rút giàn khoan HD 981 khỏi lãnh hải Việt Nam nhưng những hành vi gây hấn của Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt và vai trò của báo chí vẫn tiếp tục được thể hiện một cách rõ ràng nhất
Trang 9Trong tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, cần có chiến lược, chiến thuật trong thông tin, xác định đối tượng, địa bàn cụ thể, lựa chọn phương thức thông tin phù hợp Việc nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin này trên các trang báo có ý nghĩa rất quan trọng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trước những vấn đề chính trị nhạy cảm, đấu tranh ngoại giao một cách khôn
khéo và hiệu quả Với những lí do trên, tôi chọn “Báo mạng điện tử với vấn
đề thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo”, dựa trên kết quả khảo sát những
tờ báo lớn, là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam và tờ báo điện tử tiếng Việt có lượng người đọc lớn nhất
là VnExpress làm đề tài luận văn cao học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đến đề tài liên quan
Những tranh chấp về chủ quyền biển đảo là vấn đề mang tính lịch sử và nhận được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân trong nước cũng như thế giới Do đó, các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này rất phong phú, đa dạng Các tài liệu này do các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia, sinh viên… thể hiện
và xuất bản dưới nhiều hình thức khác nhau như sách, tài liệu, ấn phẩm đặc biệt, tạp chí, báo, bài nghiên cứu… Các tài liệu này đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo từ góc độ lịch sử, chính trị, ngoại giao, quân đội, đối ngoại, kinh tế…
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nổi bật, tiêu biểu như:
“Cơ sở pháp lý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa (tác giả Trần Văn Kha, năm 1984), “Cuộc tranh chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (TS Nguyễn Nhã, năm 2003), “Biển Đông và hải đảo Việt Nam” (nhiều tác giả, tháng 7/2010), Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (nhiều tác giả, năm 2011), Việt Nam và tranh chấp trên biển Đông (NXB Tri thức, Hà
Nội, Quỹ nghiên cứu Biển Đông, 2012), Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam (TS Nguyễn Nhã, 2007), Hoàng Sa – Trường Sa: Luận cứ và sự kiện (NXB
Trang 10Thời Đại, Đinh Kim Phúc, 2012)… Tuy nhiên, ở hầu hết các tác phẩm nói trên, các học giả đều chú trọng nghiên cứu những vấn đề biển đảo về mặt pháp lý hoặc từ góc nhìn chính trị Hoạt động thông tin tuyên truyền nếu có được đề cập cũng chỉ ở mức độ nhắc tới một cách sơ lược
Theo tìm hiểu của tác giả luận văn, trước đó đã có một số đề tài, trong đó chủ yếu nghiên cứu báo in Trong đó, có thể kể đến một số luận văn luận văn
“Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ (khảo sát Thanh Niên online và Nhân Dân điện tử từ năm 2011 đến nay)” của học viên
cao học Nguyễn Thị Quỳnh Nga, chuyên ngành Báo chí học – Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tuy nhiên, luận văn mới khảo
sát trên một số bản báo điện tử Anh ngữ, phân tích thực trạng, khẳng định và lí giải những thành công và hạn chế của hoạt động thông tin đối ngoại trên báo mạng điện tử Anh ngữ từ góc nhìn nghiệp vụ báo chí, qua hai tờ báo mạng lớn: Thanh Niên online (Thanh Nien News) và Nhân Dân điện tử (Nhan Dan Newspaper) Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại Việt Nam Đề tài nhấn mạnh vào các thông tin mang tính đối ngoại về chủ quyền biển đảo, hướng tới khái quát hực tế hoạt động truyền thông đối ngoại của báo chí Anh ngữ về chủ quyền biển đảo Việt Nam
Gần đây hơn có đề tài “Thông tin về chủ quyền biển đảo trên kênh VTV
Đà Nẵng (khảo sát từ 01/2013 đến 06/2013)” của học viên cao học Văn Công
Nghĩa, chuyên ngành Báo chí học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tuy nhiên, đề tài mới đi sâu vào khảo sát những thông tin trong 6 tháng đầu năm 2013, giai đoạn chưa có nhiều diễn biến phức tạp liên quan đến vấn đề này Do đó, chưa thể hiện được một cách sâu sắc vai trò, tính chiến đấu của báo chí trước những sự kiện chính trị, xã hội phức tạp, nhạy cảm Bên cạnh đó, đây là đề tài khảo sát trên phạm vi báo truyền hình, lại là một kênh truyền hình địa phương nên một số thông tin còn hạn chế
Trang 11Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2012, học viên cao học
Văn Nghiệp Chức có thực hiện đề tài luận văn “So sánh phương thức tuyên truyền về biển Đông giữa báo chí Việt Nam và báo chí Trung Quốc” Trên cơ sở
hệ thống hóa và làm rõ những quan điểm tuyên truyền về biển Đông, khảo sát phân tích thực tế kinh nghiệm và đối chiếu cách thức tuyên truyền của Trung Quốc và Việt Nam, luận văn tìm kiếm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền biển đảo của báo chí Việt Nam Tuy nhiên, luận văn tập trung vào những so sánh, đối chiếu về phương thức của hai quốc gia nên chưa đi sâu vào khai thác, phân tích, làm rõ toàn cảnh chiến dịch tuyên truyền của Việt Nam
Ngoài ra còn một số đề tài như: Phạm Thị Thúy An, 2013, Thông tin về vấn đề biển đảo trên báo in (khảo sát báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 1/2012 – 12/2012), Khóa luận tốt nghệp đại học, ngành báo chí và truyền thông,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Nguyễn Thị Châm, 2012, Vai trò của báo chí trong thông tin tuyền truyền chủ quyền biển, đảo, niên luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí và Truyền thông,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Nguyễn Đình Việt, Hiệu quả tuyên truyền biển đảo cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học
(2014), Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cũng như những đề tài trên, những khóa luận này dựa trên những khảo sát trong giai đoạn mà diễn biến về tình hình biển đảo chưa có nhiều xung đột mang tính chất đỉnh điểm như trong năm 2014
Với đề tài chọn “Báo mạng điện tử với vấn đề thông tin về bảo vệ chủ
quyền biển đảo”, chúng tôi mong muốn sẽ tìm ra những đặc trưng, nét mới
trong phương thức thông tin, tuyên truyền của báo chí về vấn để biển đảo dựa trên việc khảo sát một giai đoạn có nhiều diễn biến mới và rất phức tạp, có tính thời sự xảy ra ngay trong năm 2014
Trang 123 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn là thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nội dung và hình thức đưa thông tin về các vấn đề chủ quyền biển đảo trên báo dangcongsan.vn, qdnd.vn và báo điện tử VnExpress.net Qua đó
đề xuất các nhóm giải pháp và giải pháp đề xuất cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, góp phần làm phong phú thêm về nội dung, hình thức, tăng tính chiến đấu cho các bài viết, thông tin liên quan đến chủ quyền biển đảo trên báo báo điện tử Đảng Cộng Sản, báo điện tử Quân đội Nhân dân và VnExpress.net trong thời gian tới
- Để đạt được mục đích đã nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn gồm có :
+ Nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng khung lý thuyết liên quan đến vấn
đề thông tin về chủ tin về chủ quyền biển đảo
+ Khảo sát, phân tích thực trạng, khẳng định và lý giải những thành công những như hạn chế của việc đưa thông tin về vấn đề bảo vệ chủ quyền
biển đảo trên báo điện tử Đảng Cộng sản, báo điện tử Quân đội Nhân dân và báo điện tử VnExpress.net
+ Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, góp phần làm phong phú thêm về nội dung, hình thức, tăng tính chiến đấu cho
các bài viết, thông tin liên quan đến chủ quyền biển đảo trên báo báo điện tử Đảng Cộng Sản, báo điện tử Quân đội Nhân dân và VnExpress.net nói riêng,
và báo điện tử cũng như báo chí nói chung
+ Tìm hiểu chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề chủ quyển biển đảo trong giai đoạn hiện nay
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là vấn đề thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo điện tử
- Phạm vi, khách thể nghiên cứu là các tác phẩm đăng tải trên báo điện
tử Đảng Cộng Sản, báo điện tử Quân đội Nhân dân và VnExpress.net
- Thời gian khảo sát là từ đầu năm 2014 đến 31/12/2014 Bởi vì đây là giai đoạn đỉnh cao xung đột về biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là với Trung Quốc, trong đó đỉnh điểm là việc quốc gia này hạ đặt trái phép giàn khoan HD
981 trên thềm lục địa nước ta vào tháng 5/2014, bên cạnh đó là những hành vi gây hấn một cách liên tục, có chủ đích vào những tháng cuối năm
Trong khoảng thời gian đó, mỗi tờ báo có từ 500-700 tác phẩm với chủ
đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam Do đó, với quy mô hạn chế, luận văn sẽ không tập trung vào những chi tiết nhỏ, liệt kê số liệu mà tập trung khảo sát, phân tích những tác phẩm tiêu biểu, điển hình tạm gác lại những bài báo có nội dung trùng nhau
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận : Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về công tác báo chí; Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng ; Cơ sở lý luận về báo chí, báo mạng điện tử; Xã hội học báo
chí ; Quan hệ công chúng…
- Phương pháp cụ thể :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lịch sử tranh chấp chủ
quyền biển đảo, các văn bản pháp lý liên quan đến chủ quyền biển đảo Bên cạnh đó, luận văn còn dựa trên các tài liệu liên quan đến quy trình lựa chọn, biên tập tác phẩm báo mạng hiện có nhằm đành giá thực trạng công tác lựa chọn, biên tập tác phẩm trên các tờ báo được khảo sát
- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: Thống kê số liệu, vẽ biểu đồ, bảng biểu dựa trên các con số thống kê liên quan đến từng nhóm nội
Trang 14dung, hình thức đưa tin trên mỗi tờ báo được khảo sát nhằm đánh giá thực trạng, hiệu quả thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo và và gợi mở những giải pháp để nâng cao chất lượng các tờ báo Việc thống kê, phân tích các số liệu giúp tác giả có được những luận cứ, đanh giá chuẩn xác, thuyết phục cao
- Phương pháp quan sát : Dựa trên việc quan sát chất lượng trình bày, hình ảnh tác phẩm trên các báo điện tử Đảng Cộng sản, báo điện tử Quân đội Nhân dân, VnExpress nhằm gợi mở giải pháp nâng cao chất lượng về hình thức của các tờ báo điện tử
6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Luận văn nhằm củng cố những cơ sở lý luận về chức năng, vai trò thông tin và chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí đối với đời sống chính trị, xã hội
- Nội dung của luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo báo chí, đặc biệt là lĩnh vực báo mạng điện tử
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn giúp các các cơ quan báo chí Việt Nam, những người làm nghề có định hướng đúng đắn về vai trò, chức năng của tác phẩm báo chí đối với các vấn đề thời sự, chính trị nóng bỏng Từ đó, giúp họ tổ chức, triển khai tuyến bài liên quan đến các chủ đề tương tự
- Luận văn là công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề thông tin về bảo vệ chủ
quyền biển đảo trên các báo điện tử Qua đó, luận văn góp phần định hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung
- Luận văn là cơ sở để các đồng nghiệp, nhất là phóng viên biên tập ở các cơ quan báo chí quan tâm đề tài chủ quyền biển đảo tham khảo, rút kinh
Trang 15nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ của mình trong quá trình tác nghiệp, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về báo chí đối với thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo
Chương 2: Thực trạng thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo mạng điện tử Đảng cộng sản, Quân đội Nhân dân, báo điện tử VnExpress
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo mạng điện tử Đảng cộng sản, Quân đội Nhân dân, báo điện
tử VnExpress.net
Trang 16Chương 1 BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
1.1 Một số vấn đề lý luận chung
1.1.1 Tổng quan tình hình biển đảo Việt Nam
Hiện tại Biển Đông có 4 khu vực tranh chấp lớn: (1): Quần đảo Trung Sa và Đông Sa với 4 điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Đài Loan (2) Quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan; (3) Quần đảo Trường Sa: tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan (đều đòi hỏi chủ quyền toàn bộ) và Philippines, Malaysia (chỉ đòi hỏi chủ quyền một phần); (4): Vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa: Tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonexia Trong các cuộc tranh chấp trên, tranh chấp về chủ quyền tại quần đảo Trường Sa là tiêu điểm, phức tạp, quyết liệt và liên quan đến nhiều quốc gia nhất) [5, tr 66]
Tình hình biển đảo trong đề tài nghiên cứu này được xem xét là tình hình tranh chấp biển đảo ở biển Đông với trọng tâm là tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Tiến sĩ Từ Đặng Minh Thu, Đại học Sorbonne – Paris cho biết trong tham luận về Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Các quốc gia tranh chấp về biển đảo thay đổi tùy theo thời cuộc Lúc đầu chỉ có Pháp và Trung Hoa, sau đó Nhật Bản và Philippines cũng nhảy vào đòi quyền lợi Sau thế chiến thứ II, Nhật Bản bại trận rút khỏi tranh chấp, Pháp rời Đông Dương, Trung Hoa thay đổi chính quyền thì các quốc gia, vùng lãnh thổ tranh chấp gồm có: Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines Khi Việt Nam thống nhất thì tranh chấp diễn ra giữa nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với ba quốc gia và vùng lãnh thổ kia Ngày nay, với sự ra đời
Trang 17của Công ước về Luật Biển năm 1982, tầm quan trọng của hai quần đảo gia tăng, số quốc gia tranh chấp cũng tăng theo: hiện cả Malaysia, Brunei cũng đòi quyền lợi Những quốc gia nắm chủ quyền không những được hưởng lãnh hải quanh đảo mà cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quanh quần đảo
đó [35, tr296]
Tuy nhiên tất cả các vấn đề phân chia lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chưa thực hiện được
vì những tranh chấp giữa các bên liên quan Tại quần đảo Trường Sa hiện nay đang diễn ra tình trạng một số nước tranh chấp chủ quyền với Việt Nam: Philippines chiếm 8 đảo, Malaysia chiếm 3 đảo, Đài Loan chiếm 1 đảo, Trung Quốc chiếm bãi đá ngầm và ngang nhiên xây dựng các công trình dân sự và quân sự, làm thay đổi hiện trạng của một số đảo và quần đảo tại đây Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa Cuộc tranh chấp biển đảo này diễn ra trên diện rộng, từ chính trị, ngoại giao đến đấu tranh vũ lực
Mặc dù còn tồn tại những khác biệt về chủ quyền liên quan đến quần đảo Trường Sa, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines đã cùng bàn thảo
và tạo cơ hội cho nhau tham gia, kiềm chế việc đưa những tuyên bố cực đoan
có khả năng xâm phạm đến quyền lợi của các quốc gia khác Trong khi đó Trung Quốc liên tiếp có những hành động mang tính chất đe dọa, thể hiện tham vọng bá quyền trên Biển Đông, độc chiếm các đảo và quần đảo ở khu vực này: (1) tạo dựng chứng cớ lịch sử giả mạo về chủ quyền Trung Quốc trên biển Đông (2) chuyển hướng chiến lược quân sự, tăng cường hiện đại hóa hải quân để răn đe các nước có liên quan tới tranh chấp chủ quyền trên biển Đông; (3) tăng cường triển khai các hoạt động thực địa, đánh chiếm các
vị trí trọng yếu nhằm khống chế, tiến tới thôn tính biển Đông; (4) đưa ra chiêu bài “gác tranh chấp, cùng khai thác” nhằm tận dụng khai thác nguồn lợi tài nguyên, tính kế lâu dài độc chiếm biển Đông Kêu gọi “đàm phán song
Trang 18phương”, phản đối “quốc tế hóa tranh chấp”, thực hiện âm mưu “chia để trị” nhằm giành ưu thế tuyệt đối trong tiến trình giải quyết tranh chấp biển Đông; (5) thực hiện tuyên truyền thông tin rộng khắp về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt là yêu sách về “đường chín đoạn”, hay còn gọi
là “đường lưỡi bò”, bao quát gần 80% diện tích biển Đông
1.1.2 Quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo
Trong lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã liên tục đâu tranh anh dũng, kiên cường bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
Ngày nay, cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn chú trọng đến công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng đó Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo sát sao vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Sự lãnh đạo đó thông qua các nghị quyết, chủ trương chính sách đối với phát triển kinh tế biển, xây dựng hệ thống an ninh quốc phòng…
Hội nghị Trung ương 4 khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh
“Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của đại dương” và Việt Nam, với tư cách là
một quốc gia biển phải hướng đến mục tiêu trở thành một đất nước “mạnh về
biển, làm giàu từ biển”.
Hiện nay, việc việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, bạn bè quốc tế hiểu và ủng hộ việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững vùng biển, hải đảo Việt Nam được xem là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là khi Biển Đông đang là vấn đề nóng trong khu vực với sự bành trướng của Trung Quốc
Trang 19Thực tiễn cho thấy, công tác tuyên truyền trong vài năm qua đã được đẩy cao Hàng loạt những hội thảo, hội nghị quốc tế về Biển Đông, các triển lãm bản đồ, sưu tập thể hiện chủ quyền cũng được tổ chức trong nước và đang tiến tới tổ chức ở nước ngoài (Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông) v.v là minh chứng rõ nhất cho quản điểm, đường lối của Đảng về tuyên truyền quản lý, bảo vệ phát triển bền vững biển, hải đảo
Trong việc thực hiện tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo ở nước ta, xuất phát từ bản chất của hệ thống chính trị, cần bám sát các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương xuống cơ
sở trong việc thực hiện tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển biển vững biển, đảo Việt Nam; thường xuyên tổng hợp cung cấp thông tin có định hướng, đảm bảo xác định rõ và phù hợp hơn về nội dung với từng nhóm đối tượng và thời điểm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền;
- Cần chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp với việc thực hiện các chương trình, chính sách trong từng lĩnh vực riêng biệt (ví dụ: giữa nâng cao hiệu quả quản lý biển, vùng ven biển, hải đảo với phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu, với kiểm soát dân số, xoa đói, giảm nghèo các hải đảo và vùng ven biển v.v…)
- Cần tiến hành các hoạt động tuyên truyền một cách chủ động, tích cực
và thường xuyên, liên tục; coi trọng việc đổi mới nội dung, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; lồng ghép công tác tuyên truyền biển, đảo với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chương trình, đề án chuyên môn của các Bộ, ngành, địa phương;
- Bảo đảm sự phối hợp tốt và chặt chẽ hơn giữa các lực lượng làm công tác tuyên truyền biển, đảo; phát huy sức mạnh tổng thể trong hệ thống chính trị và của quần chúng nhân dân trên địa bàn biển, ven biển, hải đảo;
Trang 20- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo trong tình hình mới
Tuy nhiên, trước khi nói về chiến lược và hiệu quả thông tin từ phía truyền thông và giới học giả Việt Nam, thiết nghĩ cũng nên làm rõ những thủ đoạn tuyên truyền của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo trên biển Đông của họ
1.1.2.1 Cách thức thông tin tuyên truyền của Việt Nam về vấn đề bảo
vệ chủ quyền biển đảo
Văn bản Hướng dẫn Công tác Tuyên truyền Biển đảo năm 2015 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban hành ngày 25/03/2015 định hướng cụ thể quan điểm, cách thức thông tin truyên truyền của Việt Nam về vấn đề chủ quyền biển đảo:
- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong các tầng lớp nhân
dân về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, các thỏa thuận quốc tế có liên quan đến vấn
đề biển, đảo của Nhà nước như: Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); các nguyên tắc, thỏa thuận có liên quan đến biển, đảo đã ký giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Biển Đông; Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC) khi được thông qua Vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng vấn đề tranh chấp biển, đảo để xuyên tạc, kích động, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự
- Tuyên truyền, giới thiệu những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo,
các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế của các địa phương, các ngành trong cả nước; nêu cao vai trò và trách nhiệm của các
Trang 21thành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng biển, ven biển, gắn kết với đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc
- Tuyên truyền các quy định về đảm bảo hoạt động an toàn trên biển;
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển trong ngư dân, những người lao động trên biển; đấu tranh chống các hành vi
và hoạt động sai trái, tiêu cực và vi phạm pháp luật trên biển, đảo: vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông trên biển; buôn bán hàng cấm, trốn lậu thuế; đánh bắt có tính hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản, phá hoại môi trường sinh thái biển; hoạt động bất hợp pháp làm ảnh hưởng quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong vùng; tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta
- Tuyên truyền về các chính sách hậu phương quân đội; khích lệ, động
viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, các lực lượng bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo; khuyến khích nhân dân định cư ổn định lâu dài trên đảo, làm ăn dài ngày trên biển; tuyên truyền bồi đắp tình yêu, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
- Đẩy mạnh ,tuyên truyền, thông tin đối ngoại làm cho bạn bè và dư
luận quốc tế hiểu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; những cơ sở pháp
lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề Biển Đông, tạo sự đồng tình, ủng hộ của bạn
bè và dư luận quốc tế đối với Việt Nam
Tuy nhiên, trước khi nói về chiến lược và hiệu quả thông tin từ phía truyền thông và giới học giả Việt Nam, thiết nghĩ cũng nên làm rõ những thủ đoạn tuyên truyền của Trung Quốc nhằm tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông của họ
Trang 221.1.2.2 Những thủ đoạn tuyên truyền của Trung Quốc
Trước hết phải thừa nhận rằng, về vấn đề tuyên truyền thông tin về chủ quyền biển đảo, Trung Quốc với dã tâm riêng đã đi trước một bước so với các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
Trung Quốc có hàng chục cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về tranh chấp lãnh hải và Hoàng Sa – Trường Sa hoạt động liên tục từ hơn nửa thế kỷ qua Một nhà nghiên cứu độc lập, ông Phạm Hoàng Quân cho biết: “Ở Trung Quốc việc tuyên truyền về Hoàng Sa – Trường Sa và chủ quyền biển đảo được phân thành ba cấp Cấp thấp nhất là cấp phổ thông, cho quần chúng Cấp hai và cấp ba là cho các độc giả có trình độ cao hơn và cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu.” Học giả Lưu Văn Lợi, Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng đã làm rõ trong cuốn sách của ông mang tên: Cuộc tranh chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Ông nhận định, theo các sử liệu cổ mà Trung Quốc
đã viện dẫn, người ta thấy chỉ có khoảng chục cuốn sách nhắc đến Vạn Lý Trường Sa, số sách trích dẫn không liên quan gì đến Tây Sa, Nam Sa thì phải gấp 3-4 lần Đây rõ ràng là thủ đoạn ngụy tạo bề dày lịch sử cho một vấn đề chưa có đủ bằng chứng hay làm rối dữ kiện trong mắt các nhà nghiên cứu quốc tế Những bằng chứng khác liên quan đến Tây Sa với mấy sự kiện “tuần tra biển”; “thực hiện chủ quyền” là do sự sắp xếp cắt xén tài liệu nên không
có giá trị Về Nam Sa, họ chỉ đưa ra được vài chi tiết lặt vặt Và quan trọng là không tài liệu nào của Trung Quốc khẳng định được chắc chắn họ đã chiếm hữu các quần đảo nào, thời điểm nào và bằng cách nào [23, tr.18, tr.38]
Nguy hiểm hơn, Trung Quốc còn có riêng một đội ngũ hùng hậu các chuyên gia, các nhà phân tích để dịch các tài liệu về chủ quyền biển đảo của các quốc gia Đông Nam Á, tham khảo để tìm kiếm những điều còn thiếu sót,
sơ hở nhằm đưa ra các phản biện Tuy nhiên, theo ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu đã tự tìm đọc nhiều tài liệu của Trung Quốc nhận định: “Do
Trang 23dựa vào nguồn sử liệu không chắc chắn, các học giả Trung Quốc dễ bị mâu thuẫn” và dẫn ra những ví dụ cho thấy Trong từ điển Anh – Hán, năm 1968 của Khải Minh thư cục, Trung Quốc định nghĩa: “Hoàng Sa là một nhóm đảo
và dải san hô ở Nam Hải Trung Hoa, An Nam, Liên bang Đông Dương.”
Ông Quân cũng lưu ý việc Việt Nam có sử liệu với đầy đủ căn cứ,
“chúng ta không được để có sơ hở, mâu thuẫn nào Cần phải hệ thống lại sử liệu cho chặt chẽ, thống nhất và có một cơ quan phối hợp chung để đảm bảo các công trình nghiên cứu đã hoặc sẽ công bố không có những lý luận đối nghịch nhau.” [31, tr.225]
Truyền thông Trung Quốc cũng tìm mọi cách bôi đen các quốc gia có tranh chấp về chủ quyền với mình, xuyên tạc sự thật để thuyết phục người dân trong nước đồng tình với những chính sách hiếu chiến của chính phủ nước mình Ngay trong vụ việc Trung Quốc lắp đặt giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tấn công và làm trọng thương các lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ, tổ chức họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Đây là vùng Trung Quốc đang tác nghiệp bình thường, chỉ có tàu Việt Nam gây nhiễu, chúng tôi phải xử lý” Truyền thông Trung Quốc ngay sau đó cũng vu cho Việt Nam xâm lược Trung Quốc trên Biển Đông… Đây là những hành vi vu cáo trắng trợn và xuyên tạc thông tin lố bịch, nhưng không hề xa lạ với thủ đoạn truyền thông của Trung Quốc
Đặc biệt, Bắc Kinh lý luận rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc với Tây Sa thông qua bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14/0/1958, trong đó tuyên bố tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc Tuy nhiên, thực tế đó chỉ là lời bịa đặt, suy diễn
Mọi luận điệu tuyên truyền của Trung Quốc hoặc ngụy tạo (chứng cớ, tài liệu về chủ quyền lịch sử trên biển Đông), hoặc bóp méo, xuyên tạc sự thật
Trang 24(về sự thừa nhận của quốc tế với chủ quyền biển đảo của Trung Quốc), hoặc
vu khống trắng trợn (về việc nước khác xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trong khi sự thật là chính Bắc Kinh đã ngang nhiên vi phạm các quy tắc quốc
tế về ứng xử trên biển.)
Trong thế giới thông tin truyền thông mở như hiện nay, Trung Quốc khó
mà lừa dối toàn bộ 1,3 tỷ dân của nước mình cùng với 8 tỷ công dân thế giới Ngay trong chính giới học giả Trung Quốc, bên cạnh phái ủng hộ cho yêu sách của nước này trên biển Đông vẫn có những học giả, những người dám nói lên sự thật về sự phi lý của yêu sách đó Ông Lý Lệnh Hoa, Trung tâm Thông tin Hải Dương Trung Quốc nhận định: “Từ xưa đến nay, thế giới không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo Tiền nhân của chúng ta đã vạch ra “đường chín đoạn” không hề có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý khi hoạch định biên giới biển.” [5, tr.39]
Đặc biệt, trong cuộc hội thảo mang tên “Nam hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia
và quy tắc quốc tế) được Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức, nhiều học giả Trung Quốc đã mạnh dạn phát biểu ý kiến bác bỏ những luận điệu sai trái của nhà cầm quyền Trung Quốc, kêu gọi tôn trọng quy tắc quốc tế để giải quyết tranh chấp
Giáo sư Thường Hội Bằng, Học viện Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh nêu rõ:
“Chúng ta (Trung Quốc) cần làm tốt công tác tuyên truyền cho dân chúng trong nước: Không phải “đường chín đoạn” đã là lãnh thổ của chúng ta, thừa nhận đó là vấn đề chưa được giải quyết trong lịch sử Trong quá trình đó phải tôn trọng quy tắc quốc tế.”
Giáo sư Trương Kỳ Phàm, Học viện Pháp Luật, Đại học Bắc Kinh nhận định: “Trung Quốc khi xử lý các vấn đề quốc tế, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lãnh thổ, trước hết cần có thái độ cơ bản là tôn trọng pháp luật Xem
Trang 25chừng trong việc xung đột lợi ích của ta với rất nhiều nước, một số cách làm của ta không chú ý đến mặt lý, nhất là các cư dân mạng… [5, tr.145-146]
1.2 Vai trò của báo chí trong thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo
1.2.1 Vai trò trong việc khẳng định chủ quyền trên biển của Việt Nam
Báo chí, đặc biệt là báo chí cách mạng – với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, có sức lan tỏa rộng rãi đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền trên biển của Việt Nam Thời gian qua, báo chí Việt Nam đã xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả, góp tiếng nói mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc, thể hiện ở các nội dung sau:
- Công bố, quảng bá, giới thiệu rộng khắp các thông tin về cơ sở pháp
lý, những tư liệu lịch sử, các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị của các học giả trong và ngoài nước làm bằng chứng thuyết phục khẳng định mạnh
mẽ chủ quyền Việt Nam ở biển Đông, đặc biệt là chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- Nói đúng, nói trúng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề chủ quyền trên biển của Việt Nam Thường xuyên cập nhật các chính sách, đường lối về chủ quyền biển đảo của các cấp ban ngành, khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông là kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; đồng thời bảo đảm môi trường hòa bình cho
sự phát triển của đất nước cũng như hòa bình, ổn định trong khu vực
- Xây dựng, duy trì nhiều chuyên trang chuyên mục với nội dung bảo
vệ chủ quyền biển đảo: “Giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, hải đảo” và
“Tổ quốc người lính biển”, “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” Tổ chức nhiều cuộc hội thảo giao lưu tuyên truyền Bảo vệ chủ quyền biển đảo: Giao lưu Trái tim biển đảo của Hội nhà báo Việt Nam Loạt bài “40 năm Hải chiến Hoàng Sa” trên báo Thanh Niên
Trang 26Trong thời gian tới để tăng cường vai trò của báo chí trong công tác thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng đề xuất Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam
…mở các lớp bồi dưỡng về các vấn đề, nội dung liên quan đến chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, quy tắc luật pháp quốc tế về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông cho đội ngũ phóng viên
Các báo Đảng giữ vai trò trung tâm trong công tác tuyên truyền về biển đảo, thực hiện tốt công tác phối hợp, chia sẻ thông tin, đặc biệt là chia sẻ thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo với các tỉnh thành miền núi, vùng sâu vùng xa Điều này vừa góp phần đa dạng thông tin giữa các vùng miền, hướng đến nhiều đối tượng độc giả khác nhau, vừa đảm bảo thông tin nhất quán theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Thực tế cho thấy sự sơ xuất trong nhận thức của báo chí về vấn đề biển đảo có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường về mặt chính trị và ngoại giao
Ví dụ cụ thể là một số cơ quan báo chí hiện nay vẫn đăng tải bản đồ Việt Nam nhưng không có hình ảnh Hoàng Sa – Trường Sa hoặc thể hiện không đúng những quy chuẩn về màu sắc của đất liền và lãnh hải
1.2.2 Vai trò tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư tưởng của nhân dân
Bên cạnh vai trò khẳng định chủ quyền biển đảo, báo chí cũng có vai trò mạnh mẽ trong việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức, tư tưởng của nhân dân bằng việc cập nhật thông tin thời sự chính xác, kịp thời về tình hình biển đảo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam với chuyên mục Biển đảo Việt Nam, báo điện tử VOV với chuyên mục Biển đảo, báo Thế giới và Việt Nam với chuyên mục Biên giới lãnh thổ Tạp chí truyền hình còn ra hẳn một ấn phẩm đặc biệt với chủ đề “Biển đảo yêu thương” và tổ chức cuộc vận động
“Cùng chia sẻ cảm xúc về biển đảo quê hương” để khán giả trên mọi miền Tổ quốc chia sẻ những cảm xúc, câu chuyện, suy nghĩ về chủ đề “biển đảo quê hương”; đóng góp cho việc xây dựng biển đảo và bảo vệ Tổ quốc VOV với
Trang 27các chương trình phát sóng thường kỳ như Biển đảo Việt Nam (hệ VOV1), với nhiều chuyên mục chuyên sâu như Ra khơi, Sổ tay người đi biển, Bảo vệ Tài nguyên biển; Tâm tình nơi biên giới hải đảo Truyền hình VTV nổi bật với chương trình Đối thoại trẻ với chủ đề “Tôi yêu biển đảo Việt Nam” của kênh VTV6; Cầu truyền hình trực tiếp lễ "Chào cờ cùng Trường Sa" và chương trình Cầu truyền hình “Biển đảo của chúng ta” nhân tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam 2013 Truyền hình quốc phòng Việt Nam (QPVN) với những chương trình chuyên biệt như Biển đảo Tổ quốc, Biên cương xanh
Trước những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, các
cơ quan báo chí đã tích cực, bền bỉ đấu tranh khẳng định chủ quyền biển, đảo; kiên quyết lên án chủ trương bành trướng, bá quyền của Trung Quốc Hàng trăm phóng viên đã kiên trì dũng cảm cùng các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam có mặt tại hiện trường, nơi đầu sóng ngọn gió của Hoàng Sa, Trường Sa để tác nghiệp, kịp thời đưa những thông tin thời sự, chính xác từ thực địa đến với khán thính giả cả nước và cộng đồng quốc tế Đặc biệt, vào
tháng 5/2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, kéo thêm những hành động hiếu chiến… hàng loạt cơ quan báo chí, trong đó có báo Đảng các địa phương trong cả nước đã cử phóng viên trực tiếp bám theo tàu của lực lượng chấp pháp và ngư dân đến tác nghiệp để tuyên truyền kịp thời cho người dân về cuộc đấu tranh chính nghĩa, đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng vũ trang Trung Quốc ra khỏi vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta
Báo chí cũng góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về chủ quyền biển đảo, trong đó nổi bật là Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật biển đảo Việt Nam lần thứ nhất 2014” do báo Đời sống & Pháp luật và báo Người Đưa Tin thực hiện, với sự chỉ đạo của Hội Luật gia Việt Nam phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Cuộc
Trang 28thi góp phần thu nhận những bằng chứng pháp lý, những ý tưởng sáng tạo trong đấu tranh pháp lý và là cách để mọi tầng lớp nhân dân thể hiện tình yêu đất nước, hướng về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
1.2.3 Báo chí nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước
Báo chí giữ một chức năng quan trọng trong việc định hướng Dư luận
xã hội nhằm tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Báo chí đã làm tốt hoạt động nhân rộng những nghĩa cử cao đẹp, tương thân tương ái, động viên tinh thần và vật chất cho ngư dân Việt Nam, sát cánh cùng lực lượng thực thi pháp luật yên tâm bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc Tiêu biểu là chương trình Góp đá xây Trường Sa và Ngày hội mùa xuân biển đảo do báo Tuổi trẻ phối hợp với Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM tổ chức; Chiến dịch nhắn tin “Chung sức vì biển đảo quê hương” do Bộ TT-TT, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, báo Tuổi Trẻ, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Cổng nhân đạo Quốc gia, Mạng Việt Nam Go.vn phối hợp thực hiện Báo chí cũng có những tuyến bài viết phản ảnh cụ thể công việc, hoạt động, đời sống của các chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân tại khu vực biên giới biển, đảo Các bài viết, chương trình truyền hình bám sát cơ sở, mang hơi thở đời sống sinh động, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng Phải kể đến là chương trình truyền hình thực tế “Biển đảo quê hương” trên sóng Đài truyền hình Việt Nam với những câu chuyện chân thực về những con người đang ngày đêm bám biển: những chiến sĩ biên phòng hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân… qua
đó kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực từ cộng đồng Chuyên mục Biên giới Biển Đảo quê hương của Truyền hình Thông tấn TTXVN, Chương trình cầu truyền hình “Hà Nội - Điện Biên Phủ- Trường Sa - Ký ức hào hùng- Chủ quyền thiêng liêng”, phát sóng các chương trình nghệ thuật đặc sắc ca ngợi
Trang 29Tổ quốc Việt Nam, thể hiện tình yêu biển, đảo, sẻ chia cùng những người con đang đang ngày đêm canh giữ biển đảo của đất nước Đặc biệt đáng ghi nhận
là loạt Ký sự biển đảo dài 100 tập của Đài PT-TH Bình Dương, phát sóng từ ngày 15/12/2014 Loạt ký sự do đội ngũ phóng viên biên tập viên của đài dày công thực hiện trong hơn 1 năm Mỗi tập phim có thời lượng khoảng 15 phút, được quay tại 28 tỉnh, thành có biển, đảo như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đảo Phú Quý, Lý Sơn thể hiện ý chí quật cường của những cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa, những ngư dân kiên cường ngày đêm bám biển và những vùng đất lịch sử Ông Bùi Thiện Khải, Phó Giám đốc Đài PT-TH Bình Dương, cho biết: “Là một tỉnh không có biển đảo, nên chúng tôi nhận thấy cần thấy phải tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về biển đảo quê hương Từ những chùm ký sự trước đây, đến dự án này, Đài PT-TH kỳ vọng xây dựng đội ngũ phóng viên có kinh nghiệm để tiếp tục những dự án tiếp theo như Ký sự Đông Dương, Ký sự những nẻo đường chiến dịch có chất lượng tốt” Đây là tinh thần chủ động và ý thức trách nhiệm cao cả của đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí với chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đồng thời là nỗ lực đáng ghi trong công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
Bên cạnh sự chủ động của các cơ quan báo chí địa phương, báo Đảng vẫn giữ vai trò quan trọng quyết định trong việc định hướng dư luận, tạo niềm tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự, không để các thế lực thù địch lợi dụng tình hình, danh nghĩa các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo để phá hoại đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc Mặt khác, báo chí cũng cảnh giác, phản biện trước những luận điệu sai trái, xuyên tác của các thế lực phản động về vấn đề chủ quyền biển đảo, khẳng định Chủ quyền biển đảo với Tổ quốc là bất khả xâm phạm
Trang 301.2.4 Làm cho dư luận quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn lập trường đúng đắn, chính nghĩa của Việt Nam trên biển Đông
Trong vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, báo chí trong nước một mặt thông tin đầy đủ về chủ quyền biển đảo không thể tranh cãi của Việt Nam mặt khác phối hợp với đồng nghiệp là phóng viên quốc tế có mặt nơi đầu sóng ngọn gió, trực tiếp ghi lại những hoạt động gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc Trong những cuộc Họp báo quốc tế về tình hình biển Đông của Bộ Ngoại giao có mặt rất nhiều phóng viên từ các tờ báo lớn trên thế giới Việc chúng ta công khai những thông tin thời sự cập nhật, chính xác về diễn biến những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, giúp Việt nam nhận được sự thông hiểu và ủng hộ của cộng đồng quốc tế Năm 2014 được xem là “thời điểm nóng” về vấn đề biển Đông thì như đánh giá của Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, báo chí đã góp phần tích cực làm nên những thành tựu trong công tác đối ngoại của Việt Nam Báo chí đã tích cực tham gia tuyên truyền quảng
bá về đất nước, con người Việt Nam, những chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị và lập trường đúng đắn chính nghĩa của Việt Nam trên biển Đông, đưa đến cho bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam thân thiện nhưng cương quyết trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Các hoạt động của báo chí
đã tạo ra dư luận mạnh mẽ không chỉ trong nước mà cả quốc tế, góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia
1.3 Đặc trưng, thế mạnh của báo điện tử trong việc thông tin về chủ quyền biển đảo
Báo điện tử là loại hình báo chí mới ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Tuy ra đời muộn hơn các loại hình báo chí còn lại nhưng báo điện tử ngày càng chiếm ưu thế về số lượng công chúng
và hình thức truyền tải thông tin
Trang 31Trong Điều 3, Luật báo chí năm 1989, thuật ngữ báo điện tử là “loại
hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính” Trong nhiều văn bản pháp lý sau này, các nhà làm luật đều định nghĩa báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet)
Tuy nhiên, trong dự thảo Luật báo chí đang được Bộ Thông tin Truyền thông soạn thảo, dự kiến trình Quốc hội năm 2016 lại định nghĩa “Báo chí điện tử” là loại hình báo chí sử dụng chữ viết là chủ yếu, hình ảnh, âm thanh được truyền dẫn trên môi trường mạng, bao gồm báo điện tử và tạp chí điện
tử Khái niệm này đã được cụ thể hóa hơn so với trước đây
Từ định nghĩa trên, có thể hiểu báo điện tử hay báo mạng là loại hình báo chí được xuất bản bởi một tòa soạn báo điện tử và độc giả có thể đọc trên máy tính, điện thoại di động cũng như máy tính bảng… trong điều kiện có kết nối internet Báo điện tử có một số ưu điểm, thế mạnh nổi bật trong việc thông tin như sau:
Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò của mạng toàn cầu Internet, các nhà báo trực tuyến có thể dễ dàng xâm nhập
sự kiện, nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thông qua hệ thống thư điện
tử Với tốc độ đường truyền nhanh, thậm chí các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc với sự kiện, ví dụ như khi tường thuật một trận bóng đá, hay một cuộc họp báo…
Không chỉ tức thời, báo mạng điện tử còn cho phép nhà báo thường xuyên cập nhật thông tin Điều này khác với báo giấy hoặc các loại hình báo chí khác ở chỗ nhà báo có thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ lên khuôn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí khác Chính vì thế mà người ta còn cho báo mạng điện tử một đặc trưng là tính phi định kì
Trang 32Đặc điểm này giúp cho báo mạng dễ dàng vượt trội hơn so với các loại hình báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin, đảm bảo tính thời sự
và tạo ra sự thuận tiện cho độc giả Nhiều người tìm đến báo mạng điện tử để cập nhật thông tin cũng là vì lí do này
Có tính tương tác cao
Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan trọng của báo chí Khi mà mọi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu được đáp ứng về thông tin, cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng được coi trọng
Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này cũng được những người làm báo lưu tâm Đối với báo mạng, nhờ có những đặc trưng nổi trội về công nghệ mà dường như tính tương tác có vẻ cao hơn so với các loại hình còn lại
Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo mạng điện tử, chúng ta còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo, độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí
Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum… tiện cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy
Tính đa phương tiện
Người ta nói báo mạng điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp nhiều công nghệ (multimedia) Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trong một tác phẩm báo mạng có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình
Khi đọc báo mạng độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào giống như báo in Đồng thời cũng được trực quan
Trang 33những hình ảnh, video clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian
Sự tích hợp này giúp cho báo mạng điện tử có được những yếu tố hấp dẫn của các loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn
Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng
Báo mạng điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ Đồng thời với đó là khả năng tìm kiếm
dễ dàng nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khoá được đính kèm trên mỗi trang báo mạng điện tử Có thể xem theo ngày, xem theo bài, hoặc theo chủ đề… Nếu không có điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo mạng có thể lưu bài viết lại để đọc sau, hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hoàn toàn đơn giản Điều này với truyền hình hay phát thanh là vô cùng khó
Trang 34Do có những ưu thế nổi bật so với các loại hình báo chí khác như tính cập nhật nhanh - kịp thời, đa dạng phương thức truyền tải thông tin, phát hành không biên giới trong điều kiện kết nối internet… báo điện tử trở thành phương thức tuyên truyền hiệu quả, ưu việt nhất
Tuy vậy, báo mạng điện tử còn một vài hạn chế, đó là độ tin cậy của thông tin còn thấp, muốn đọc được báo mạng thì độc giả ít nhất cũng phải có máy tính nối mạng, và biết những thao tác sử dụng đơn giản nhất
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm phổ biến liên quan đến thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam Việc phân tích, tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến biển đảo, chủ quyền biển đảo, thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo, nắm rõ quan điểm chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về chủ quyền biển, đảo
sẽ là cơ sở để tác giả luận văn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thực tiễn thực trạng thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên các trang báo điện tử được khảo sát
Trong chương tiếp theo, luận văn sẽ khảo sát nội dung cũng như hình thức truyền tải thông tin và tuyên truyền về chủ quyền biển đảo trên các báo điện
tử Đảng Cộng sản, báo điện tử Quân đội Nhân dân và VnExpress Thông qua việc thống kê, phân tích các bài viết trong giai đoạn từ ngày 1/1/2014 đến hết 31/12/2014, chúng ta sẽ có cái nhìn bao quát hơn về thực trạng thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo của các tờ báo nói trên
Trang 35Chương 2
THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
2.1 Giới thiệu về các trang báo điện tử được khảo sát
2.1.1 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trên mạng Internet; là kho thông tin điện tử của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
là trung tâm khai thác và tích hợp thông tin từ trang thông tin điện tử của các ban Đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương, các tỉnh, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương; là cổng thông tin, giao tiếp giữa Đảng với nhân dân Báo hoạt động dưới sự chỉ đạo, định hướng và quản lý trực tiếp của Ban Tuyên giáo Trung ương
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục:
+ Thông tin, tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thành tựu công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Phản ánh toàn diện các hoạt động của Đảng, trước hết là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp uỷ các cấp; hoạt động của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương
+ Nhận định, bình luận sắc bén, kịp thời theo quan điểm chính thống của Đảng, Nhà nước đối với những sự kiện, vấn đề trong nước và thế giới được bạn đọc quan tâm
+ Đáp ứng nhu cầu thông tin, học tập, nghiên cứu, sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân
Trang 36● Diễn đàn của nhân dân:
- Tổ chức đối thoại những vấn đề về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được bạn đọc và nhân dân quan tâm
- Phản ánh trung thực, đầy đủ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
- Là nơi giao tiếp, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, phản hồi giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước
● Cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân:
- Phát hiện, cổ vũ, góp phần nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Tham gia nghiên cứu, tổng kết thực tiễn; tuyên truyền các kinh nghiệm, sáng kiến, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
● Tham gia tuyên truyền về đối ngoại:
Thông tin, tuyên truyền đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ, có thiện chí với Việt Nam, hợp tác, ủng hộ Việt Nam về mọi mặt
● Đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, thù địch; chống tham nhũng, tiêu cực:
- Chủ động, tích cực đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, thù địch phá hoại sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
- Đấu tranh phòng, chống nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội
Trang 372.1.2 Báo điện tử Quân đội Nhân dân (bản tiếng Việt)
Báo Quân đội Nhân dân trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng là
cơ quan của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc Phòng Việt Nam, là tiếng nói của lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Đây là tiền thân của báo Quân đội Nhân dân là Vệ Quốc Quân và Quân du kích được số đầu tiên vào ngày 20/10/1950 tại bản Khau Diều - Định Biên Thượng - Định Hóa -
Hiện nay, báo có các ấn phẩm được phát hành với số lượng lớn trên cả nước như: Báo Quân đội nhân dân hằng ngày; Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần; Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng; Báo Quân đội nhân dân Điện tử với
ba thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc có lượng bạn đọc truy cập ngày càng cao
Bên cạnh trang Báo Quân đội nhân dân điện tử phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, việc sẽ mở thêm 2 phiên bản báo điện tử tiếng Lào
Trang 38và tiếng Khmer thể hiện hướng đi đúng đắn, bắt kịp sự thay đổi của báo chí là hội tụ công nghệ truyền thông đa phương tiện
Nội dung phản ánh:
- Báo Quân đội nhân dân luôn chú trọng tuyên truyền về đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, các hoạt động của lực lượng vũ trang; đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; tích cực tham gia hoạt động xã hội…
- Bên cạnh việc tuân thủ theo đường lối của Đảng, phản ánh các vấn đề quân sự, báo Quân đội Nhân dân vẫn rất chú trọng tới việc phản ánh các mặt của xã hội
2.1.3 Báo điện tử VnExpress
VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT, là báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam không có phiên bản báo giấy Theo bảng xếp hạng của Alexa, VnExpress luôn có số người truy cập lớn nhất Việt Nam trong số hơn 10 tờ báo điện tử tại Việt Nam, và cũng theo bảng xếp hạng này VnExpress hiện nằm trong top 500 website được truy cập nhiều nhất thế giới
Ra mắt trên Internet ngày 26/2/2001, 11 năm qua VnExpress luôn giữ vững vị trí là báo điện tử tiếng Việt có nhiều người xem nhất toàn cầu Hiện, trung bình mỗi ngày Báo đón nhận khoảng 34 triệu lượt truy cập, trong đó có lượng lớn từ nước ngoài
Ra đời thầm lặng, không quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng chỉ 6 tháng sau, VnExpress đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các website tiếng Việt trên toàn cầu Ngày 25/11/2002, VnExpress trở thành báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên hoạt động trên Internet Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ Báo phát triển với nguồn thu duy nhất là từ quảng cáo
Trang 39Lượng độc giả truy cập Báo đang liên tục tăng và trang Google Analytics thống kê VnExpress vào đầu năm 2015 có 42 triệu lượt xem (pageviews) trung bình mỗi ngày và 24 triệu độc giả thường xuyên (unique visitor), trong
đó 16% từ nước ngoài Số liệu này tiếp tục khẳng định VnExpress luôn là báo tiếng Việt có nhiều người xem nhất toàn cầu
Vận hành VnExpress là đội ngũ hơn 180 nhà báo, làm việc tại trụ sở chính
ở Hà Nội, văn phòng phóng viên tại TP HCM và một số địa phương khác Họ
có độ tuổi trung bình là 28, luôn yêu nghề và vững vàng trước mọi áp lực để cung cấp thông tin đa chiều, tin cậy, hữu ích cho độc giả Hệ thống xuất bản hiện đại của Báo được đảm bảo bởi hơn 120 nhân viên nghiên cứu phát triển công nghệ Các phóng viên VnExpress yêu nghề, sẵn sàng dấn thân, với khát khao cung cấp thông tin nóng, hữu ích cho độc giả
Bên cạnh VnExpress, tòa soạn còn có các chuyên trang phục vụ độc giả trên các lĩnh vực chuyên biệt như: Ngôi sao, Số hóa, Game thủ, iOne, Ebank… Từ một trụ sở chính ở Hà Nội, VnExpress đã phát triển văn phòng đại diện ở TP HCM và đội ngũ phóng viên thường trú tại nhiều vùng miền
2.2 Nội dung thông tin về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo điện
tử Đảng cộng sản, báo điện tử Quân đội Nhân dân và VnExpress
Liên quan đến chủ đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, theo thống kê, trong năm 2014, báo điện tử Đảng Cộng sản có tổng cộng 517 tác phẩm, báo điện tử Quân đội Nhân dân bản tiếng Việt có 673 bài viết và VnExpress có 714 bài viết
Trong năm 2014, qua thống kê, khảo sát và phân loại, chúng tôi xác định được tỷ lệ các bài viết trên 3 tờ báo nói trên theo các nội dung được mô
tả theo biểu đồ sau:
Trang 40Biểu đồ2.1: Báo Đảng cộng sản
Biểu đồ 2.2: Báo Quân đội nhân dân
Biểu đồ 2.3: Báo điện tử VnExpress