0-ĐỤCYVẦ ĐÀO TẠO HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HO CHI MINH
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
MAY MAN MUN TY
NANG CAO CHAT LUONG HOAT DONG BAO CHi
‘ONUGC CONG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO HIỆN NAY
Trang 3
Em xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu và kết quả nghiên cứu, nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào, ở nước CHDCND Lào
Kết thúc công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn này, em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS NGUYỄN VĂN DỮNG người hướng dẫn khoa
học, Khoa báo chí, Phòng Đào tạo và các thầy giáo, cô giáo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cũng như Ban biên tập Tạp chí Cộng sản - cơ quan kết nghĩa với Tạp chí A lun May, đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian học tập Cao học khoá 11 và thực hiện luan van Em xin bay to lòng biết ơn đến các bạn đồng nghiệp, các ngành liên quan đã giúp đỡ tận tình về tài liệu và những hiểu biết, góp
phần vào luận văn này
Em cũng rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo, đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học và những người quan tâm đến luận văn Hy vọng sẽ được quay trở lại với đề tài hấp dẫn này trong những công trình nghiên cứu tiếp theo
Trang 4CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 7
1.1 Khái niệm và vai trò của báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 7 1.2 Những tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Ở NƯỚC CỘNG HOÀ
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 0002 n Tnhh nen 27
2.1 Quá trình đổi mới hoạt động báo chí trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 27 2.2 Kết quả khảo sát của 3 cơ quan báo chí - 40 2.3 Nguyên nhân thành công và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoạt động báo chí
ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào -c - 54 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO CHAT LUONG
HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN
0U on na 68
3.1 Phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động báo chí ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 68
3.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động báo chí ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 86
KẾT LUẬN 0 LH HH SH HS TH Hy sa 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 0 2n ng ng ghen nho 107
Trang 5
CHDCND Cộng hoà Dân chủ Nhân đân
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội Với chức năng của mình, hoạt động báo chí cung cấp, chuyển tải nội dung thông tin đến với xã hội, thông qua đó hướng dẫn công chúng theo những định hướng chính trị của Đảng phục vụ mục tiêu phát triển đất nước Hoạt động báo chí không chỉ dé cap đến những vấn đề đang diễn ra, mà còn là công cụ hữu hiệu tiến hành công tác tư
tưởng của Đảng, góp phần động viên, cổ vũ thúc đẩy phong trào hành động
của các tầng lớp nhân dân, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa đi đến thắng lợi hoàn toàn
Từ năm 1986, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội TV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM Lào), đất nước và nhân dân các bộ tộc Lào bước vào
một giai đoạn xây dựng và phát triển mới Theo tỉnh thần đổi mới, trọng tâm
là đổi mới kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở ra bước ngoặt quan trọng
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân đân Lào (CHDCND Lào) Đường lối đó của Đảng đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, tạo ra sự thay đổi lớn trên nhiều phương điện trong đó có lĩnh vực báo chí
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống báo chí của nước
CHDCND Lào đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng cũng như nội dung và hình thức của tờ báo Có thể khẳng định rằng, hệ thống báo
chí của CHDCND Lào đã tích cực tuyên truyền những thành tựu đổi mới; đã
tận tâm, tận lực vì sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước Với tinh thần đổi
Trang 7Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, bùng nổ thông tin và tồn cầu hố, việc nâng cao chất lượng hoạt động báo chí là điều kiện hết sức cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển báo chí, luôn xứng đáng là vũ khí sắc bén của Đảng trên mặt trận tư tưởng văn hoá
Ở nước CHDCND Lào, các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo chí nói riêng tuy đã có những đóng góp tích cực bước đầu trong công
cuộc đổi mới, song nhìn về toàn bộ tổ chức hoạt động báo chí trong thời gian
qua vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng hoạt động báo chí chưa cao Nhìn vào thực tế, bên cạnh sự khởi sắc đa dạng, phong phú của báo chí trong thời kỳ đổi mới, có thể đễ đàng nhận ra những dấu hiệu đáng lo ngại Đó là khuynh hướng “thương mại hoá” đang hiện lên khá rõ nét trong hoạt động của một số cơ quan báo chí Chính vì đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nên một số cơ quan báo chí đã có những hoạt động không được dư luận xã hội đồng tình
Thực tiễn hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều vấn để mới, phong phú, đa dạng, phức tạp Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu đề tài “ Vâng cao chất lượng hoạt động báo chí ở nước Cộng hoà Dán chủ Nhân dân Lào hiện nay ” làm đề tài luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt cũng
như yêu cầu cơ bản lâu đài
2 Tình hình nghiên cứu
Trang 8Trong khi đó, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung và các tác phẩm báo chí xuất bản có nội dung liên quan đến đề tài nói riêng như: PGS.TS Trần Quang Nhiếp (chủ biên): “Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điêu kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”; Grabennhicốp: “Báo chí trong kinh tế thị thường” Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu, có nội dung liên quan đến đề tài ở nhiều góc độ khác nhau, nhất là luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, như đề tài “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với báo chí trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của Nhữ Văn
Khánh (Phân viện Báo chí và tuyên Tuyển năm 2004); “Các quan diém chi đạo của Đảng về báo chí thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 1999”, luận văn thạc sĩ
báo chí của Trần Bá Dung (Phân viện Báo chí và tuyên Tuyển năm 2000); “7 tưởng Hồ Chí Minh về phê bình và tự phê bình công khai trên báo chí” (PGS,
TS Nguyễn Văn Dững, báo Nhân Dân, ngày 12/6/2000) và nhiều công trình
nghiên cứu khác
Ở nước CHDCND Lào, ngoài một số bài phát biểu của các đồng chí
lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn để “Náng cao chất lượng hoạt động báo chí ở nước cộng hoà dân chủ nhân Lào” Trong thời gian qua, có
một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ thực hiện bằng tiếng Việt tại Việt
Nam có nội dung liên quan gần đến đề tài ở nhiều góc độ khác nhau như:
- Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002) của Bun Chom Vông Phết: “Thông fin đại chúng góp phần củng cố và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”
Trang 9trong sự nghiệp xây dựng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” - Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2005) của Bua Lay Pha Nu Vông: “Đài Truyền hình Quốc gia Lào với công tác ổn định chính trị - tư tưởng trong sự nghiệp đổi mới ”
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006) của Sốm Xai Sẻng Khăm Yong: “Đời Truyền hình Quốc gia Lào tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ”
Như vậy, có thể khẳng định rằng, đề tài “Wáng cao chất lượng hoạt động báo chí ở nước Cộng hoà Dán chủ Nhân dân Lào hiện nay” là đê tài thuộc chuyên ngành báo chí học và chưa được nghiên cứu ở Lào Các tài liệu nghiên cứu đã nêu ở trên sẽ là một trong những nguồn tài liệu tham khảo quan
trọng để tác giả thực hiện đề tài
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động báo chí trong nên kinh tế thị trường ở nước
CHDCND Lào Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước CHDCND Lào
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ chính của luận văn là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào, về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Phân tích thực trạng, nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm của hoạt
động báo chí ở nước CHDCND Lào trong thời gian qua
- Phân tích những nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế của hoạt
Trang 10công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trên cơ sở đó, để xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước CHDCND Lào hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đốt tượng nghiên cứu
Đối tượng trước hết là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào; chủ yếu là các văn kiện có nội dung liên quan đến hoạt động báo chí trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước CHDCND Lào Thực trạng hoạt động của tạp chí A lun May, báo Pa sa Xôn và báo Viêng chăn May
4.2 Phạm vì nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực
trạng hoạt động của tạp chí A lun May, báo Pa sa Xôn và báo Viêng chăn May Thời gian khảo sát thực tế được giới hạn từ 1/1/2006 đến 30/ 6/2007
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu
Luận văn dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh về báo chí, các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào về hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn còn dựa vào quan điểm báo chí tiến bộ của các nước, đặc biệt là ở Việt Nam
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp như: Nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tiễn trên tạp chí A lun May, báo Pa sa Xôn và báo Viêng
chăn May Vận dụng, xem xét, phân tích, khái quát tổng hợp, so sánh để đánh
Trang 116 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của báo chí Lào Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ việc nghiên cứu giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ báo chí và đóng góp một phần vào kho tàng lý luận báo chí ở nước CHDCND Lào
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có ý nghĩa khoa học cũng như ý nghĩa thực tiễn, góp phần
khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước Lào về hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Phân tích đánh giá đúng thực trạng của hoạt động báo chí trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó, đưa ra những giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở nước CHDCND Lào hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết và 112 trang
Trang 12Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
1.1 Khai niệm và vai trò của báo chí trong nên kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của báo chí cách mạng Lào
Khái niệm:
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống
xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội; là diễn đàn của nhân dân
Dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật - công nghệ và sự bùng nổ
thông tin, trong giai đoạn hiện nay báo chí trở thành một hiện tượng đặc biệt có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của xã hội
Báo chí khởi nguyên được dùng để chỉ kênh truyền thông đại chúng,
chuyển tải, phát tán thông điệp định kỳ bằng kỹ thuật in ấn trên vật liệu giấy và mực với ký hiệu ngôn từ Ngày nay, báo chí được dùng để chỉ các kênh truyền thông đại chúng chuyên phản ánh các sự kiện và vấn đề thời sự, xuất bản định kỳ đều đặn Do đó, báo chí nói chung được hiểu là bao gồm báo In ấn, báo phát thanh, báo chí truyền hình và các loại báo điện tử khác [8, tr 51]
Báo chí một là hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội Báo chí hiện đại ra đời muộn hơn nhiều so với hiện tượng xã hội khác, nhưng nó phát triển rất nhanh chóng Vì báo chí, có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội Vai trò đó không chỉ ở năng lực cung cấp thông tin, khai sáng giải trí hay thiết lập
tạo dựng và bảo vệ thiết chế chính trị, mà còn trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, kể cả sự hình thành nhân
Trang 13thông tấn và dịch vụ thông tin, các trung tâm đào tạo, cơ quan nghiên cứu, các trạm liên lạc mặt đất - vũ trụ
Báo chí gồm các chỉnh thể các tổ chức hoạt động đồng bộ tạo nên hiệu
quả của sự vận hành Đó là hoạt động chính sách thông tin; quan hệ với các tổ chức xã hội; nghiên cứu khoa học, đào tạo; là hoạt động thu thập và xử lý
thông tin, sáng tạo tác phẩm đơn lẻ và sản phẩm hoàn chỉnh “Báo chí gôm hệ thống sản phẩm nhiều thể loại phong phú, linh hoạt Việc sáng tạo hệ thống tác phẩm này đòi hỏi đội ngũ nhà báo nắm vững thành thạo hệ thống tri
thức chung, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp ” [6, tr 24]
Báo chí gồm tổng hợp các kênh chuyển tải thông tin, tạo cho công
chúng khả năng lựa chọn và tiếp nhận sản phẩm báo chí mọi nơi, mọi lúc, tác động vào các giác quan có thể Cơ chế tác động và tiếp nhận rất linh hoạt
Khái niệm này, có ý nghĩa thực tiễn trong nhận thức về một nền báo
chí cũng như các hiện tượng báo chí đang vận hành Nó cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, tổ chức và quản lý, vận hành nền báo chí cách mạng
cũng như ở từng cơ quan báo chí cụ thể
Đặc trưng:
Nền báo chí cách mạng Lào do Đảng NDCM Lào sáng lập và lãnh đạo
Là công cụ truyền bá quan niệm khoa học về thế giới và đường lối cách mạng
của Đảng, tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Lào
Báo chí cách mạng là báo chí tham gia và phản ánh cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân các bộ tộc Lào, do Đảng NDCM Lào lãnh đạo, tiến hành cuộc đấu tranh chống áp bức của chế độ thực dân, khởi nghĩa đánh đổ chính
quyền thực dân và nửa phong kiến, kháng chiến lâu dài đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ “Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê nin, chủ trương, đường lối và nghị quyết của Đảng, góp phần tổng kết thực tiễn 20 đổi mới, phát
Trang 14Với đặc trưng của mình, báo chí cách mạng Lào có năng lực to lớn trong việc xây dựng mô hình thông tin phản ánh sự vận động của đời sống hiện thực, định hướng xã hội tích cực tác động mạnh mẽ vào quần chúng nhân dân, nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của nhân dân Cơ sở nền tảng của năng lực đó là tính khoa học, cách mạng
của chủ nghĩa Mác-Lê nin và những lợi ích của quần chúng nhân dân, của chế độ mà nó bảo vệ phù hợp với quy luật vận động của lịch sử Tiếng nói của báo
chí cách mạng, cũng đồng thời là tiếng nói của Đảng NDCM Lào - đội tiền phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh cho những quyền lợi chân chính của nhân dân, của dân tộc, vừa là điễn đàn của nhân dân lao động phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, những giá trị văn
hoá, tính thần, những lợi ích kinh tế, vật chất của họ Sức mạnh định hướng của báo chí thể hiện ở khả năng cuốn hút toàn bộ xã hội vào diễn đàn rộng lớn
của hệ thống báo chí, từ đó toàn Đảng, toàn dân đều tham gia thảo luận, định hướng và giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước; phê bình và đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực cản trở sự phát triển của đất nước
1.1.2 Khái miệm và đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Khái niệm:
Kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển xã hội loài người, nó là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá Nên kinh tế hàng hoá giản đơn
chỉ dừng lại ở sự trao đổi thì kinh tế thị trường đã có những bước tiến vượt bậc
về bản chất Kinh tế thị trường thực hiện phân bổ các nguồn lực của xã hội
thông qua cơ chế thị trường được chi phối bởi các quy luật cơ bản là quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh
Trang 15hoá - tiền tệ Lực lượng sản xuất phát triển được hỗ trợ bởi một hệ thống các thể chế thị trường nhằm đảm bảo cho nên kinh tế thị trường vận
hành một cách có hiệu quả nhất [23, tr 9]
Thứ nhất, kinh tế thị trường là sự phát triển mang tính tất yếu Sự hiện diện của kinh tế thị trường tại tất cả các quốc gia trên thế giới cho thấy kinh tế thị trường có sức sống mãnh liệt và bước phát triển tự nhiên mang tính quy luật trong lịch sử nhân loại Từ những mầm mống phát sinh trong nên kinh tế phong kiến, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã phá vỡ những kết cấu phong kiến, thúc đẩy tự do hoá kinh tế và thiết lập vững chắc quan hệ hàng hoá - tiền tệ
Thứ hai, kinh tế thị trường có khả năng thích ứng với các hình thái xã hội khác nhau Có thể nhận thấy tính đa dạng của các nền kinh tế thị trường hiện nay tại các quốc gia với những sự kiện khác biệt về cơ cấu sở hữu và cấu trúc xã hội Quá trình phát triển kinh tế thị trường đã cho thấy cơ chế thị
trường có thể phát huy tác dụng tích cực của nó với những chủ thể kinh tế khác nhau: cá thể, tiểu chủ, tư bản hay nhà nước Điều quan trọng là các chủ
thể kinh tế này cần có khả năng độc lập và cạnh tranh một cách bình đẳng, các
quy luật của thị trường phải được tôn trọng
Thứ ba, sự đa dạng trong mô hình của kinh tế thị trường và các nền kinh tế đang phát triển hiện nay, hoàn toàn có khả năng rút ngắn thời gian phát triển Ngày nay, các quốc gia với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau đã có những phương thức và tiến trình xây dựng kinh tế thị trường hoàn toàn khác nhau
Kinh tế thị trường thực hiện tất cả những chức năng của nó thông qua các
thị trường Cơ chế tự điều tiết của thị trường giúp cho việc phân bố các
nguồn lực xã hội cũng như giải quyết các vấn để kinh tế cơ bản, sản xuất
cái gì, cho ai và như thế nào?, được thực hiện một cách hoàn hảo nhất Thị trường được hình thành trong quá trình lưu thông, mua bán trao đổi
Trang 16Dac trung:
Nước CHDCND Lào là một quốc gia thuộc Đông Nam châu Á Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp My-an-ma và Thái Lan, phía Nam giáp Cam- pu-chia, phía Đông giáp Việt Nam Nước Lào nằm sâu trong lục địa với tổng diện tích 236.800 km’, trong đó rừng núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích cả
nước Đặc điểm nổi bật của đồng bằng ở Lào là không liên một đải mà bị chia cắt bởi các dãy đồi núi Do đó việc giao thông vận tải hết sức khó khăn
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước CHDCND Lào, trọng tâm là đổi mới kinh tế, trên cơ sở nhận thức quy luật phát triển kinh tế, Đảng NDCM Lao đã chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Đảng và Nhà nước Lào đã đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, nhằm khấp phục tình trạng yếu kém của nền kinh tế và từng
bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Đây là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với
quy luật phát triển kinh tế của đất nước
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế mà các quan hệ mua, bán đều được điều tiết bởi thị trường và đo các quy luật của thị trường trong sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong kinh tế thị
trường, hàng hoá sản xuất ra không phải chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của người sản xuất, mà chủ yếu là nhằm đáp ứng nhu người tiêu dùng trong xã hội Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa quan hệ hàng hoá, tiền tệ trở nên phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế Về
mặt lịch sử, kinh tế thị trường là mô hình kinh tế có trình độ sản xuất xã hội cao
Trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề liên quan đến việc phân bố, sử
dụng các nguồn nhân lực lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên được quyết
Trang 17cho các câu hỏi như: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất bao nhiêu? sản xuất bằng công nghệ nào? Trả lời câu hỏi trên không phải do người sản xuất quyết định mà là do thị trường quyết định
Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế đều
được tiền tệ hoá; đồng thời là động lực thúc đẩy nền sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế và lợi ích kinh tế được biểu hiện ở mức độ lợi nhuận Tự do lựa
chọn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng từ phía các nhà sản xuất kinh đoanh và những người tiêu dùng thông qua quan hệ kinh tế và sự hoạt động của các quy luật kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là môi trường sống, là động lực
thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng xuất lao động và nâng cao
hiệu quả sản xuất Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa mục tiêu tăng cường tự do cá nhân và mục tiêu công bằng xã hội, giữa
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống xã hội Kể từ Đại hội IV của Đảng NDCM Lào với tư cách là Đảng cầm quyền
đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là đổi mới cơ chế quản lý, kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mở cửa cho nước ngoài vào đầu tư, chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường, sử dụng mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế phát
triển sản xuất Đại hội IV Đảng NDCMI Lào nhấn mạnh:
Phải tiến hành đổi mới cơ chế quản lý và cải tiến hệ thống quản lý một cách cơ bản sâu sắc và toàn diện bảo đảm cơ chế quản lý mới có hiệu quả cao hơn, linh hoạt hơn, đồng bộ hơn và đảm bảo động viên cao nhất
mọi khả năng tiểm tàng hiện có của đất nước và của thời đại [63, tr 94] Từ đó, đường lối đổi mới cũng đã được phát huy rõ nét hơn Trong các
Đại hội V, Đại hội VỊ, Đại hội VH và Đại hội VIH của Đảng NDCM Lào đã
tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, đồng thời đưa ra các chủ trương đường
Trang 18Đại hội VHI của Đảng NDCM Lào đã đánh giá: Trong suốt 20 năm thực hiện đường lối đổi mới từ Đại hội IV năm 1986 đến Đại hội VI năm 2006, chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên, liên tục ở mức trung bình 6,2%/năm Thu nhập quốc dân bình quân xấp xỉ 500 USD/người/năm trong năm 2005, mà năm 1985 chỉ đạt được 200
USD/người/năm Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo mặt tích cực, công
nghiệp phát triển theo tốc độ thường xuyên ở mức trung bình không dưới
10%/năm Sản phẩm công nghiệp chiếm 28,2% của tổng sản phẩm trong
nước so với năm 1985 tăng lên 6,§ lần, đặc biệt là ngành điện lực đã phát triển rất mạnh Hiện nay, gần một nửa hộ gia đình trong cả nước đã có điện dùng một cách ổn định Sản phẩm nông nghiệp năm 1985 chiếm 70% của GDP còn 45,4% trong 2005 [67, tr 17-18]
Tuy đất nước còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát kinh tế thấp nhưng quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào trong 20 năm qua, đã làm cho kinh tế tăng trưởng một cách thường xuyên, nhân dân Lào có
cuộc sống ngày càng tốt hơn Điều đó chứng tỏ, Đảng NDCM Lào là một chính Đảng sáng suốt, nhất định sẽ đề ra được những chính sách thích hợp
nhằm phát triển kinh tế của đất nước một cách không ngừng, đưa đất nước
thoát khỏi lạc hậu và kém phát triển
1.1.3 Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn luôn coi báo chí là vũ
khí sắc bén để tuyên truyền, tập hợp, tổ chức vận động, lôi cuốn đa số quần
chúng nhân dân tham gia cách mạng để đấu tranh giành tư do độc lập Và từ
Đại hội IV của Đảng NDCM Lào đến nay, Báo chí đã có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế Báo
chí đã góp phần tuyên truyền phổ biến, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những thành qủa của đất nước và thế giới theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao đân trí,
bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp; vận động các phong trào hành động
Trang 19cách mạng sôi nổi và rộng khắp của nhân dân; giới thiệu những điển hình tiên
tiến, những kinh nghiệm hay của các địa phương, cơ sở Báo chí cồn có vai trồ quan trọng trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và tệ nạn xã hội; phản ánh tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước tạo nên dư luận xã hội lành mạnh, góp phần xây dựng bầu không khi dan chủ trong đời sống xã hội Vai trò của báo chí còn thể hiện trong công tác nghiên
cứu lý luận, tổng kết thực tiễn những thành tựu của 20 năm đổi mới, hình
thành và từng bước hoành chỉnh lý luận của sự nghiệp đổi mới và khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào; tích cực đấu tranh chống luận điệu
tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, âm mưu chống phá cách
mạng Lào Báo chí vững vàng về chính trị, đi đúng định hướng của Đảng, xứng đáng là công cụ sắc bén và tin cậy của Đảng và Nhà nước
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, Đảng và Nhà nước Lào đã đánh giá cao vai trò của báo chí
Coi báo chí không chỉ là hệ thống thông tin xã hội, các sản phẩm văn hoá thông thường, mà quan trọng hơn là cầu nối giữa Đảng và Nhà
nước với nhân dân; là đội quân đi đầu trên mặt trận công tác tư tưởng, văn hoá; là công cụ tổ chức, giám sát, quản lý xã hội, nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi,
từng bước hoạch định chính sách, chiến lược phát triển, tăng cường đầu
tư các nguồn lực cho sự mở rộng và nâng cao năng lực chuyên mơn của tồn bộ hệ thống báo chí [38]
Trong mối quan hệ với dư luận xã hội, báo chí có vai trò đặc biệt quan
trọng
Thứ nhất, là vai trò khơi nguồn, tức là năng lực xã hội hoá các sự kiện và vấn đề toàn xã hội, thậm chí toàn cầu; và ngược lại, báo chí có thể nhanh
chóng, ngay lập tức đưa các sự kiện và vấn đề trên khắp hành tinh về đến
Trang 20báo chí có vai trò phản ánh dư luận xã hội, phản ánh dư luận xã hội càng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thì báo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu Tuy nhiên, phản ánh dư luận xã hội đòi hỏi nhà báo phải vừa nhạy cảm vừa tỉnh táo, có phương thức cụ thể tránh rơi vào đơn điệu khô cứng, ấp đặt hoặc tự nhiên chủ nghĩa Thứ ba, báo chí có vai trò định hướng và điều hoà dư luận xã hội, điều hoà tâm lý, tâm trạng xã hội Đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động của báo chí Và thứ tư, cùng với dư luận xã hội và bằng dư luận xã hội, báo chí thực hiện chức năng giám sát xã hội Nói báo chí tham gia giám sát xã hội,
tức là giám sát bằng tai mắt của nhân dân Cho nên trong xã hội ta, báo
chí vừa là cơ quan ngôn luận, là công cụ thể hiện quyền lực chính trị của
Đảng và Nhà nước, vừa là diễn đàn dân chủ thể hiện quyền lực của nhân
dân và là công cụ nhân dân giám sát mọi tiến trình kinh tế - xã hội, góp
phần làm lành mạnh hoá các mỗi quan hệ [12]
Hiện nay, xã hội càng phát triển thì vai trò của báo chí càng lớn Với nội dung thông tin định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có
khả năng hình thành dư luận xã hội, điều chỉnh hành vi xã hội phù hợp với vận
động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định Báo chí là vũ khí tư
tưởng sắc bén, lợi hại, là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức
tập thể Chính trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường và trong thời đại bùng nổ thông tin vai trò của báo chí ngày càng trở nên quan trọng hơn
1.2 Những tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của báo chí cách mạng Lào
Báo chí cách mạng Lào ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX trong hoàn cảnh hết sức phức tạp, đó là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Báo chí cách mạng Lào lúc đó đã xuất hiện với hình thức rất đơn giản, đó là
những tờ truyền đơn, những tranh đả kích, tranh biếm họa nhằm tuyên
Trang 21cách mạng: phê bình, châm biếm, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai bán nước
Khi đó, mặc dù, nội dung phản ánh còn chưa phong phú, còn sơ sài, việc truyền bá còn chưa sâu rộng quần chúng nhân dân, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về thông tin, nhưng báo chí cách mạng Lào đã góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ lớn là vận động, tuyên truyền nhân dân đoàn kết cùng nhau đứng lên, chống giặc ngoại xâm và bọn bán nước Báo chí thực sự là vũ khí chính trị sắc bén trong cuộc chiến đấu chống lại thực dân và bè lũ tay sai phản động Những người làm báo trong thời gian đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, nhưng đã dũng cảm kiên cường vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiên trì với mục tiêu cách mạng, có lòng yêu nước, yêu đân, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân đân Nhiều người đã tận dụng tính thần và vật chất của mình với lòng mong muốn làm sao có được nhiều tờ đơn để tuyên truyền mà không cần sự đền đáp Trong thời kỳ này, những người viết tin, bài
rất ít ỏi, hầu hết kiêm cả tổng biên tập, đi lấy tin, viết tin, công cụ in ấn cũng rất thô sơ, đơn giản và công việc phát hành cũng rất khó khăn
Năm 1948, tờ tin với tên gọi là “Xa-ma-khi-thăm” (tức là Tình đoàn
kết) đã trở thành tờ báo đầu tiên ở miền Đông nước Lào, với mục đích để
tuyên truyền vận động và tập hợp nhân dân cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai của chúng Mặc dù số lượng in ấn và phát hành không nhiều, nhưng tờ tin này đã được đông đảo nhân dân tin tưởng
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, báo chí cách mạng
Lào hoạt động vô cùng khó khăn, phương tiện in ấn rất hạn chế, thô sơ và số
lượng in còn ít Việc phát hành cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều khi phải dùng ngựa và người đi bộ, mang báo đến những nơi căn cứ cách mạng có khi hai hoặc ba tháng mới chuyển tới tay người đọc Các cơ quan báo chí phải đặt trụ
sở ở trong rừng núi, cơ sở in ấn không ổn định, luôn phải di chuyển, sơ tán do
Trang 22Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào chống thực dân Pháp ngày càng lớn mạnh Để tập hợp lực lượng cách mạng, đến ngày 13/8/1950 tại Sầm Nưa, Mặt trận dân tộc Lào “Neo-lao-ft-xa-la” (Mặt trận tự đo Lào) được thành lập cùng lúc đó tờ báo “Lào-ít-sa-la” (tiền thân của báo Nhân Dân ngày nay) cũng được chính thức thành lập với tư cách là tiếng nói của “Mặt trận Lào-ít-sa-]a” và chính phủ kháng chiến, động viên nhân dân khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc ngoại xâm, kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng để giành độc lập dân tộc, thoát khỏi ách thống trị của kẻ thù
Không chỉ tuyên truyền về chính trị, báo “Lào-ft-sa-la”còn vận động
nhân dân Lào học chữ để phát triển ngôn ngữ Lào và nâng cao vốn kiến thức cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân các bộ tộc Lào
Có thể khẳng định rằng, sự ra đời và trưởng thành của báo “Lào-ít-sa- la” phản ánh sự lớn mạnh của cuộc cách mạng Lào dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây, Đảng Nhân dân Lào và Đảng NDCM Lào sau nay
Ngày 06/01/1956, Đại hội đại biểu toàn quốc của Dang đã khai mạc ở
tỉnh Hủa Phăn, quyết định đổi tên “Neo-lao-ft-sa-]a” thành “Neo-lao-hắc-xạt”
(Mặt trận Lào yêu nước) và tờ báo cũng đổi tên theo cơ quan báo này đã tiếp
tục đấu tranh chính trị chống đế quốc và bọn phản động, đồng thời cũng không ngừng quan tâm tới các vấn đề quốc tế đang đặt ra, từ đó vận dụng
phản ánh cho phù hợp với đường lối chính sách của Đảng Báo “Lào hắc-xạt”
đã trở thành tiếng nói, vũ khí sắc bén của Đảng góp phần đấu tranh chống kẻ thù một cách mạnh mẽ và toàn diện, giành được sự ủng hộ của đông đảo nhân dan trong va ngoài nước
Ngày 13/8/1960, Đài phát thanh “Pa-thết-Lào” (tiền thân của Đài phát thanh quốc gia Lào) đã được thành lập Ngày 20/1/1965, báo “Quân đội giải
3
phóng nhân dân” (ngày nay là báo Quân đội nhân dân) cũng được thành lập Sau đó ngày 06/01/1968, Thông tấn xã Lào (K.P.L) cũng được thành lập Từ
Trang 23đó, việc tuyên truyền đường lối, chính sách, cương lĩnh chính trị của Đảng và Mặt trận Lào yêu nước cho quần chúng trong nước và ngoài nước nhanh chóng hơn và rộng rãi hơn
Cùng với sự ra đời và phát triển của báo in, báo nói với tầm nhìn chiến lược, ngày 01/12/1983 Đảng và Nhà nước Lào đã quyết định thành lập “Đài truyền hình quốc gia Lào”, một loại hình báo điện tử đang là xu thế phát triển của công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới
Sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống lại đế quốc Mỹ hoàn toàn giành được thắng lợi, kể từ ngày 11/8/1975, báo “Lào yêu nước” đã
chuyển sang in ấn tại Thủ đô Viêng Chăn và đổi tên mới gọi là báo “Xiểng-
pa-sa-xôn” (Tiếng nói nhân dân) Đến ngày 22/3/1983, sau Đại hội II Đảng NDCM Lào và nhân dịp kỷ niệm 28 năm ngày thành lập Đảng NDCM Lào đã quyết định đổi tên báo “Xiểng-pa-xa-xôn” thành báo “Pa-sa-xôn” (Báo Nhân Dân) và tuyên bố chính thức tờ báo này là tiếng nói của Đảng NDCM Lào cho đến ngày nay
Hiện nay, ở nước CHDCND Lào có 66 tờ báo, bản tin, tạp chí; trong đó có 7 tờ phát hành hàng ngày đó là báo “Pa-sa-xôn” (Nhân Dân), báo “Viêng- chăn-may” (Viêng Chăn mới), báo “Pa-thết-Lào”(Đất nước Lào), báo “Khào- ky-la” (Tin thể thao) và báo “Lào-phắt-tha-na” (Lào phát triển), “Xêp-thạ-kít- Xăng-khôm” (Kinh tế - Xã hội), “Viêng-Chăn-Thim” (Viêng Chăn Mưu), có 33 đài phát thanh ở Trung ương và địa phương, có một đài truyền hình Trung ương và 26 đài truyền hình và trạm phát sóng địa phương và một cơ quan thông tấn
Hiện nay, báo chí cách mạng Lào gồm (báo in, báo nói, báo hình và báo mạng điện tử) đã trở thành một hệ thống báo chí, có sự đóng góp rất to lớn vào việc tuyên truyền, động viên quần chúng nhân dân cả nước thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa
Trang 24Sự ra đời và phát triển của báo chí cách mạng Lào, còn có ý nghĩa rất quan trọng Nó thực sự góp phần mở rộng thông tin trong nước và trên lĩnh vực quốc tế, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào “Báo chí góp phần nâng cao dân trí, mở rộng tâm hiểu biết của người dân đối với thế giới bên ngoài ” [15, tr 58-59]
1.2.2 Tác động của nên kinh tế thị trường đối với cơ quan báo chí Nói đến kinh tế thị trường là nói đến một cơ chế mà trong đó mọi hoạt
động đều hướng tới sinh lời Quy luật cơ bản, chi phối mọi hành vi trong nền kinh tế thị trường đó là quy luật giá trị, quy luật giá cả và quy luật cung câu,
quy luật lợi nhuận Bởi vậy, một cách tiếp cận thực tế, không duy ý chí, không siêu hình đối với nền kinh tế thị trường phải coi lợi ích như một động lực quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội
Để thấy rõ sự tác động của kinh tế thị trường đối với cơ quan báo chí, ta có nhiều góc độ xem xét khác nhau Ở đây, có thể tập trung đi sâu vào tính
hoạt động của báo chí từ góc độ quan hệ lợi ích như sau:
Thứ nhất, nhóm các cơ quan báo được bao cấp dưới các hình thức khác
nhau, những bao cấp bằng ngân sách nhà nước Nhóm này có tạp chí, báo, của
Đảng, đoàn thể quần chúng và các tờ báo, tạp chí chuyên ngành, địa phương đo bộ chủ quản hoặc cơ quan chủ quản bao cấp 100%
Thứ hai, nhóm các cơ quan báo chí được bao cấp một phần, với mức độ
khác nhau, phần còn lại là toà soạn báo phải tự trang trải, tự thu tu chi
Thứ ba, nhóm các cơ quan báo chí đại diện cho cơ quan này, cơ quan kia, tổ chức quần chúng này nọ, những không bao cấp, hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, tự thu tự chi
Thứ tư, nhóm một số cơ quan báo, tạp chí có sự tài trợ thường xuyên hoặc ban đầu, hoặc là ở mức độ hạn chế
Sự phân chia như vậy mặc dù chỉ là tương đối, song rất cần thiết vì những điều kiện khác nhau chi phối, tác động khá lớn đến định hướng hoạt
Trang 25thấy sự tác động của cơ chế thị trường đối với báo chí Điểm chung của nó thể hiện một cách rõ nhất là tính cạnh tranh về chất lượng, hình thức và tính hiệu quả một cách khách quan trên thị trường Rõ ràng, mỗi nhóm như vậy cần có
sự định hướng khác nhau và rất cụ thể
Số lượng phát hành: Muốn phát hành lớn, thì phải tranh thủ với người đọc và làm cho người đọc tìm đến tờ báo của mình Điều đó làm phát sinh động lực chạy theo các chuyện giật gân, rùng rợn tạo ra cho người đọc một sự tò mò, làm mất đi tính giáo dục và tính định hướng tư tưởng và hành vi của người đọc
Thu nhập bằng hình thức quảng cáo: Hoạt động quảng cáo trên báo
chí là rất cần thiết, ở nước nào cũng vậy và ở báo nào cũng thế “Quảng cáo là
một nhân tố quan trọng, tăng thu nhập và lợi nhuận của một tờ báo phụ thuộc
vào nhân tố này, lượng phát hành của tờ báo càng lớn, danh tiếng và uy tín của nó càng cao thì nó càng thu hút được nhiều ” [20, tr 128] Nhưng quảng cáo lại thiếu kinh nghiệm, báo chí đã trở thành chỗ dựa cho giới trung gian,
môi giới quảng cáo, lợi dụng uy tín của báo chí kiếm lời bằng cách rút ruột các doanh nghiệp, các tổ chức có nhu cầu quảng cáo, hay quảng cáo chẳng qua là nể báo chí Đó là chưa kể đến cơ quan báo chí mà không hề có tư cách
thẩm định những thông tin quảng cáo ấy có độ tin cậy đến đâu
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động báo chí đã có sự biến động
mạnh mẽ và có sự thay đổi hẳn về chất - đó là chuyển từ Nhà nước bao cấp
toàn diện đến chỗ các cơ quan báo chí phải tự hoạch toán kinh doanh để bảo
đảm yêu cầu tồn tại và phát triển của mình
Như chúng ta đã biết: kể từ đất nước bước vào công cuộc đổi mới đến
nay, nền kinh tế xã hội đã có sự chuyển biến sâu sắc Đất nước đã thực chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa Cuộc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đã có
Trang 26động báo chí, vì lẽ đó hoạt động kinh doanh báo chí cũng có những đặc trưng riêng và cần lưu ý:
Một: là đặc trưng cung - cầu của báo chí
Nhu cầu là một phạm vi khách quan biểu hiện sự mong muốn, sự kao
khát của con người về vấn đề gì đó Tuy nhiên, nhu cầu về báo chí của con
người, là nhu cầu đòi hỏi được thoả mãn về văn hoá, tỉnh thần, và trí tệ, no khác với các nhu cầu bình thường, và không phải bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào cũng có nhu cầu Nhu cầu về báo chí phụ thuộc vào trình độ nhận thức, điều
kiện kinh tế, chính trị và môi trường sống cụ thể của khách hàng Do đó, xuất
hiện nhu cầu trên thị trường, phải trải qua một quá trình hoạt động có ý thức của con người và một quá trình tổ chức hoạt động của người bán đối với khách hàng trong thời gian nhất định
Cầu về báo chí được hình thành từ hai điều kiện: nó đòi hỏi bức xúc và có khả năng thanh toán Thiếu một trong hai điều kiện trên thì nhu cầu không
thể trở thành nhu cầu của báo chí Ngày nay, nhu cầu của bạn đọc rất phong phú, đa dạng, do trình độ và điều kiện sống khá hơn nhiều so với trước đây Đây là điều kiện rất thuận lợi cho thị trường báo chí phát triển và thoả mãn nhu cầu của người đọc
Cung về báo chí là khả năng cung cấp, sản xuất và đưa sản phẩm báo
chí ra thị trường trong thời gian và không gian, nhất định nào đó Trong giai đoạn đổi mới, mở cửa của thị trường hiện nay, báo chí đã trở nên hết sức đa
dang, phong phú và nhiều mầu sắc
Hai: là đặc trưng hoạt động kinh doanh báo chí trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh về nội dung và hình thức thông
tin, cạnh tranh về bạn đọc, cạnh tranh về giá cả, cung cách bán báo và thời
gian bán báo Vì vậy, các nhà kinh doanh báo chí trước hết phải biết tổ chức hoạt động phù hợp với thị trường Sự cạnh tranh, thi đua lẫn nhau trong cuộc kinh doanh báo chí đã làm cho báo chí phát triển nhanh về số lượng và chất
Trang 27lượng, đa dạng về nội dung và hình thức thông tin, đã làm tăng sức sống của hoạt động báo chí hiện nay
Ba: là đặc trưng mà đối tượng báo chí hướng tới
Trong kinh doanh, các nhà kinh tế luôn coi “khách hàng là thượng đế” Cần phải nảy sinh và phát triển thêm nhiều khách hàng Phải xuất phát từ sự mong muốn của khách hàng để tổ chức kinh doanh và phục vụ có hiệu quả
Đối với hoạt động báo chí, cách hướng dẫn tới khách hàng khơng hồn tồn đồng nghĩa và giống như các lĩnh vực kinh tế nhưng nhu cầu về thị hiếu
của bạn đọc là rất quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan báo chí Vì mức độ quan tâm đến thị hiếu của công chúng khác nhau nên sức hấp dẫn của
mỗi tờ báo cũng khác nhau
Báo chí trong nền kinh tế thị trường nhộn nhịp hơn, khởi sắc hơn và cũng hấp dẫn bạn đọc hơn so với báo chí thời kỳ bao cấp Báo chí đã quan tâm
đến nhu cầu, thị hiếu của bạn đọc hơn, do đó đã đề cập đến nhiều vấn đề liên
quan írực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân Bên cạnh sự đổi mới về nội dung, các tờ báo cũng tìm mọi cách để đổi mới phong cách trình bày cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn Nhiều người dân đã nhận xét: Báo chí thời kinh tế
thị trường tươi tỉnh, hồng hào hơn, thể hiện rõ nhất là có nhiều tin bài hay và
có ý kiến trực tiếp của người dân trên diễn đàn công luận và người dân cũng
đã quan tâm đến báo chí nhiều hơn
Trong thương mại hoá báo chí, thường đi liền với việc xa rời tôn chỉ
mục đích của báo chí Chính việc xa rời tôn chỉ mục đích ngày càng làm cho khuynh hướng thương mại hoá báo chí ngày càng thêm nghiêm trọng Một
hiện tượng khá phổ biến hiện nay là: ít đi sâu vào vấn đề cấp thiết ở địa
phương mình mà lại bàn luận đến nhiều vấn đề của Trung ương hoặc ở địa phương khác Báo chí ngành này nói chuyện ngành kia Vì mục đích thương mại, không ít vụ việc bị bóp méo thậm chí đưa tin sai sự thật hoặc vấn đề đơn giản nhưng được thổi phồng, phóng đại, đặt tít gây tò mò cho người đọc,
Trang 28nhiễu loạn thông tin Trên thực tế đã xảy ra tình trạng có nhiều phóng viên cố tình thông tin thiếu trung thực, bao che cho một số đơn vị, cá nhân làm ăn phi pháp dùng báo chí như một thứ quyền lực để de doa tống tiền Thực chất những nhà báo trên đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo để trục lợi và ảnh hưởng đến uy tín chung của làng báo Trong cơ chế thị trường và nền kinh tế thị
trường không thể không gạt bỏ khuynh hướng thương mại hoá báo chí, sự
phản ánh báo chí phải có lợi ích lành mạnh Không nên, để tính thương mại hóa lẫn vào tính mục đích Vấn đề đặt ra là báo chí phải đảm bảo hai yếu tố:
tin cay va hap dan
Như đã phân tích ở phần trên, trong nền kinh tế thi trường, báo chí cũng
là hàng hoá nhưng là thứ rất đặc biệt Lợi nhuận trong kinh doanh báo chí không chỉ là vì lợi ích kinh tế thuần tuý, mà còn là cái có lãi từ hiệu quả báo chí với đời sống xã hội Vì vậy, tổng biên tập của các cơ quan báo chí cần phải nắm vững các đặc trưng của hoạt động kinh doanh báo chí để tờ báo của mình phát triển lành mạnh, vững chắc và có những đóng góp ích cực vào sự phát
triển chung của toàn bộ xã hội
1.2.3 Tác động của nền kinh tế thị trường đối với người làm báo Người làm báo trong điều kiện kinh tế thị trường, rất dễ chệnh hướng
Nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, động cơ thông tin trong sáng, sẽ dễ đàng sa đà chạy theo thoả mãn những thị hiếu tâm thường của một bộ phận bạn đọc, thông tin giật gân, câu khách, thấm chí vu khống, bịa đặt thông tin
để kiếm lời và rơi vào xu hướng “thương mại hoá báo chf”
Trong kinh tế thị trường, những biểu hiện phức tạp của phê bình công khai còn nguy hiểm hơn Đó là có lúc, có nơi, do sự chi phối của sức
mạnh đồng tiền hay vì động cơ cá nhân mà đổi trắng thay đen, uốn cong
Trang 29ước đạo đức nghề nghiệp, gây tác hại xấu đến uy tín báo chí và làm xã hội phiền lòng Thậm chí có nhà báo vi phạm luật pháp, trong đó có cả những người giữ trọng trách trong các cơ quan, tổ chức báo chí và đã bị pháp luật xử lý Hiện tượng khen chê không đúng sự thật vì động cơ cá nhân, viết báo giật gân, câu khách, xa vào thương mại hoá báo chí, đáp ứng thị hiếu tầm thường của người đọc đã làm giảm đi vai trò, uy tín và sức mạnh của báo chí cách mạng Nhiều khuyết điểm tiêu cực trong hoạt động báo chí và đội ngữ nhà báo
đã được phát hiện từ lâu, được phê bình nhắc nhở nhiều lần thế nhưng vẫn tồn
tại và còn phát triển gây nhức nhối dư luận Hơn lúc nào hết trong cơ chế thị
trường, trước những thử thách nghiệt ngã, trước những cám dỗ đồng tiền, mỗi nhà báo phải có bản lĩnh vững vàng Các cơ quan báo chí cần đặc biệt quan tam đến việc xây dựng đội ngũ nhà báo vững vàng về chính trị, tỉnh thông về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, ý thức cao về trách nhiệm xã hội và nghĩa
vụ công dân của mình
Kinh tế thị trường, tác động mạnh mẽ và rõ nét nhất là vấn đề lợi ích Lợi
ích là sự biểu hiện cụ thể của các mỗi quan hệ xã hội Nó được biểu hiện
đa dạng, phong phú từ lợi ích kinh tế đến lợi ích chính trị, văn hoá - xã hội; từ lợi ích trực tiếp đến lợi ích gián tiếp; từ lợi ích vật chất đến lợi ích tình thần; trong lợi ích, kinh tế thường được xem là hạt nhân [24, tr 19]
Trong kinh tế thị trường, con người sống thực tế hơn Kinh tế thị trường
thúc đẩy trí tuệ và năng lực sáng tạo cá nhân, tạo điều kiện cho tài năng phát
triển Đó là cơ hội tốt cho nhà báo chân chính sáng tạo các tác phẩm nhằm
đáp ứng những nhu cầu thông tin chính đáng của nhân dân
Điều đầu tiên mà chúng ta cần thấy rõ nền kinh tế thị trường đã làm
thay đổi hệ thống giá trị của đời sống cộng đồng, làm cho con người ngày càng văn minh hơn, nhân đạo hơn, năng động và sáng tạo hơn Sự cạnh tranh
là quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường, đo áp lực và sức hấp dẫn về lợi
ích, mỗi cá nhân đều phải cố gắng vươn lên bằng trí tuệ, tài năng, sự tháo vát,
Trang 30thị trường Nó buộc nhà báo phải không ngừng vươn lên và tự khẳng định vai
trò của mình để tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường Để cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả cao trong nền kinh tế mới này, mỗi người làm báo phải phấn đấu và rèn luyện không ngừng để tự khẳng định
mình, trong một lối sống mới có tính năng động, sáng tạo của nhà báo trong xã hội
Trong nền kinh tế thị trường ở Lào hiện nay, nếu không có sự định
hướng đúng đắn sẽ đi theo hướng tự phát, đồng tiền sẽ tác oai, tác quái, làm
bằng hoại nhân cách của người làm báo Sự biểu hiện của nó thật sự đa dang, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ, trong đó là lối sống thực dụng, không tình nghĩa, tôn thờ đồng tiền, bất chấp đạo lý trong quan hệ giữa người với người
và tất cả vì đồng tiền thì đó là điều đáng phê phán
Kinh tế thị trường, có thể dẫn đến sự suy giảm, nghèo nàn về đạo đức,
văn hoá, hạn chế về trí tuệ Sự tranh đua quyết liệt để người làm báo tồn tại và phát triển theo quy luật cạnh tranh đã dẫn tới khả năng làm tha hoá chủ nghĩa
nhân đạo, lòng nhân ái vốn là nét tình cảm dep đế nhất trong tâm hồn của mỗi
người làm báo Sự suy giảm về đạo đức của một số nhà báo, trong nền kinh tế
thị trường là yếu tố lương tâm, danh dự đã dần bị mờ nhạt, không góp phần thúc đẩy sự hình thành các giá trị đạo đức mới, trái lại, đã tạo cho sự phát triển cái ác Điều cần lưu ý khi cơ chế quản lý và luật chưa hoàn thiện, thậm chí ở Lào cũng chưa có luật báo chí, thì các tệ nạn xã hội này vẫn còn tồn tại Xu hướng hành động mù quáng, vươn tới giàu sang bằng bất cứ giá nào, đã dẫn đến các hành vi phạm pháp, coi thường kỷ cương, phép nước, tham những, lừa đảo lẫn nhau
Suy cho cùng nhà báo cũng là con người, là một cá nhân trong xã hội
Tác động của kinh tế thị trường đối với từng cá nhân trong xã hội cũng chính
Trang 31Kết luận chương Í
Trên cơ sở phân tích, làm rõ khái niệm, đặc trưng và vai trò của báo chí cách mạng Lào, là vấn đề cốt lõi của hoạt động báo chí trong nên kinh tế thi trương và nhằm thực hiện lợi ích khách quan của đời sống xã hội
Trong thời đại bùng nổ thông tin, không có lĩnh vực xã hội nào, không có sự tham gia của hoạt động báo chí, với chức năng đặc thù của mình đã có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà
nước, là diễn đàn của các tâng lớp nhân dân, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư
tượng - văn hoá, có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời, chân thật các sự kiện xảy ra trong lĩnh vực đời sống xã hội đang diễn ra
Qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào, đất nước Lào đã đạt những thành tựu nổi bật: chính trị - tư tưởng, kinh tế - xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; hệ thống báo chí cách mạng Lào có bước phát triển về số lượng và chất lượng Nội dung cũng như hình thức, đã có bước phát triển đáng kể, có vai trò hết sức quan frọng frong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước Tạp chí A Lun May, báo Pa sa Xôn và báo Viêng
chăn May đã trở thành một vũ khí sắc bén đấu tranh với các âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, chủ trương, đường lối của Đảng NDCM Lào Đồng thời, tạp chí và báo còn trở thành “Nhà văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào”, giúp cho Đảng hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đưa đất nước từng bước vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội
Trang 32CHƯƠNG 2
THỤC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN ĐÂN LÀO
2.1 Quá trình đổi mới hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
2.1.1 Tổng quát về tình hình hoạt động báo chí trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Các văn kiện Đại hội IV, V, VI, VH, VHI của Đảng NDCM Lào đều khẳng định về tình hình hoạt động báo chí cách mạng Lào, đã thực hiện tốt hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia tổng kết thực tiễn
20 năm đổi mới, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Xác định rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tap chi A Lun May, bdo Pa sa Xôn và báo Viêng chăn May luôn luôn bám sát thực tiễn và thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của mình, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân, góp
phần giữ vững định hướng chính trị, cổ vũ các phong trào thi dua trong sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực Bên cạnh đó, đã làm tốt công tác thông tin hai
chiều, là diễn đàn để nhân dân tự do trao đổi thông tin và là kênh thông tin quan
trọng giúp Đảng và Nhà nước, chính quyền Trung ương và địa phương có sự điều
chỉnh kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mình Trải qua các thời kỳ, tạp chí và báo không ngừng lớn mạnh và trưởng
thành, đồng thời đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây Đội ngũ những người làm báo ngày càng đông đảo và trưởng thành, tăng nhanh về số
Trang 33Trong thời gian qua, báo và tạp chí đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục nhân dân hướng đến việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, mô hình làm ăn có hiệu quả kinh tế cao Tạp chí và báo có hình thức thể hiện phong phú, sinh động, phản ánh đậm nét bức tranh đầy màu sắc của nền kinh tế thị trường của Lào Thông tin phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, những giải pháp trước mắt, cũng như giải pháp lâu dài của Đảng và Nhà nước, đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tổng kết lý luận phát triển từ thực tế sinh động của quá trình đổi mới đất nước Từ những việc làm cụ thể cho thấy vai trò, vị thế của tạp chí A Lun May, báo Pa sa Xôn và báo Viêng chăn May, ngày càng được nâng cao, được sự tin yêu của công chúng và nhân đân
Nhìn chung, chất lượng của tạp chí A Lun May, báo Pa sa Xôn và báo Viêng chăn May này, ngày càng được nâng lên, có tác động thiết thực với cuộc sống xã hội, lượng thông tin nhiều hơn, nhanh nhạy, chính xác Để duy trì và thu hút thêm độc giả, và mở rộng sự tác động xã hội của tiến trình tạp chí A Lun May đã mở thêm nhiều chuyên mục mới gắn liên với các hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường ở thủ đô Viêng Chăn và trên phạm vi cả nước Những thể loại chủ yếu của tạp chí A Lun May: Đưa nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, xã luận, bình luận, nghiên cứu - trao đổi, thực tiễn - kinh nghiệm, qua sách báo các nước, thế giới - sự kiện ., Báo Pa sa Xôn và báo Viêng Chăn May, sử dụng nhiều thể loại báo chí như: tin ngắn, tin dai, tin bình luận, xã luận, phóng sự,
phỏng vấn, bài báo, bài phản ánh
Tuyên truyền về vấn đề kinh tế - xã hội, đặc biệt là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được báo và tạp chí xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào hiện nay
Trang 34* Tap chi A Lun May 2 tháng ra một số, trong thời gian qua, có 9 số và gồm có 88 bài Như đưa nghị quyết Đại hội vào cuộc sống có 7 bài chiếm 8%, xã luận 4 bài chiếm 4%, chuyên luận 19 bài chiếm 21%, nghiên cứu - trao đổi 35 bài chiếm 40%, thực tiễn - kinh nghiệm 16 bài chiếm 18%, qua sách báo các nước 3 bài chiếm 3%, thế giới - sự kiện có 4 bài chiếm 4% trên trang tạp chí
Cách bố trí, tổ chức các chuyên mục của tạp chí A Lun May là khá linh
động, đáp ứng nhanh định hướng tuyên truyền về hoạt động báo chí trong nên
kinh tế thị trường trong từng giai đoạn, qua đó thu hút sự quan tâm của độc giả cũng như tập trung lực lượng công tác viên vào một định hướng tuyên truyền cụ thể Tuy nhiên, có một số chuyên mục, xuất hiện trên tạp chí A Lun May quá ít làm cho mất cân đối trên trang tạp chí
* Báo Pa sa Xôn là tờ báo hàng ngày, trong thời gian khảo sát từ
01/2006 đến 06/2007 có tổng số tất cả là 17999 bài viết và ảnh Trong đó có
8085 tin trong nước chiếm 54% và 2514 tin quốc tế chiếm 14%, có 2826 bài báo chiếm 15% và 102 bài phóng sự chiếm 0.56%, phỏng vấn có 117 bai chiếm 0.65%, có 42 xã luận chiếm 0.23%, có 72 chuyên luận chiếm 0.40%, có 4236 ảnh chiếm 23.53% trên diện tích trang báo
* Báo Viêng chăn May cũng là tờ báo hàng ngày, trong thời gian khảo
sát từ 01/2006 đến 06/2007, có tổng số tất cả là 10127 bài viết và ảnh Trong
đó có 3828 tin chiếm 37.79% và 879 tin từ các tỉnh và quốc tế chiếm
46.46%, c6 1779 bai báo chiém 17.56% va 237 bài phóng sự chiếm 2.34%, phỏng vấn có 97 bài chiếm 0.95%, có 63 xã luận chiếm 0.62%, có 96 chuyên
luận chiếm 0.94% và có 3148 ảnh chiếm 31% trên diện tích trang báo
Để đưa các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đến với
toàn thể nhân dân thành hành động cụ thể Hầu hết các cơ quan báo chí trên đều có sự nghiên cứu, đầu tư, xây dựng các chương trình, kế hoạch tuyên truyền; bố
trí, phân công phóng viên, biên tập viên theo dõi mảng đề tài kinh tế thị trường
Trang 35chuyên trang, chuyên mục, cho phù hợp hơn; công tác phát hành nhằm đảm bảo thông tin, luôn được thông suốt và đến được với đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là các nhà sản xuất kinh doanh
Trước tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục có những biến động
về nhiều mặt, trong đó việc cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa đang là vấn đề cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đến toàn bộ nền kinh tế Vì vậy,
thông tin tuyên truyền kịp thời để sản xuất kinh đoanh thích ứng với thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định đời sống nhân dân là một nhu cầu bức xúc cho tất cả các địa phương trong cả nước Cùng
với đó, nhiều tác phẩm báo chí tiếp tục khẳng định sự cần thiết của những mô
hình làm tốt về nền kinh tế đất nước Lào hiện nay như: $ phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tốn Phậng [54., số 01 năm 2006], Sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Viêng Chăn [60, ngày 14/02/2006], Những bài học tổ chức thực
hiện chuyển đổi nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào cuộc
sống của nhân dân [60, ngày 10/03/2006], Khuyến khích phát triển kinh tế
hàng hoá [60, ngày 2/9/02006], Sự phát triển kinh tế của tỉnh Kham Muán [51,
ngày 11/01/2006], Sự phát triển của kinh tế nhiều thành phân đạt hiệu quả cao
[57, ngày 16/03/2006], Tiếp thu đường lối phát triển kinh tế làm cho gia đình thoát khỏi tình trạng nghèo nàn [57, ngày 1/03/2007]
Thông qua các phong trào hành động thiết thực ở Lào cho thấy, nền kinh tế của Lào, có thể mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, mặc dù
nên kinh tế thị trường của Lào chưa phát triển mạnh Nhưng trên cơ sở, rút ra
những bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực đã giúp cho nền kinh tế thị trường của nước Lào phát triển hơn như bài báo Sự thành công trong phát
triển nên kinh tế của Việt Nam [57, ngày 4/01/2006], Sự phát triển của nên kinh tế My An Ma [57, ngày 4/01/2006], Nền kinh tế của Việt Nam được đánh
giá cao trong các nước ASEAN [57, ngày 11/01/2006], Nền kinh tế Hàn Quốc
Trang 36kinh tế nước ÚC [51, ngày 26/01/2006], Thi trường của Việt Nam đang phát triển mạnh [60, ngày 17/02/2006], Nền kinh tế nước Nga ngày càng phát triển [60, ngàg 18/09/06], Nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ 4 của thế giới [60, ngày 13/07/2006], Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nam bộ của Việt Nam [57, ngày 19/10/2006], Những điều kiện đã làm cho nên kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh [57, ngày 16/11/2006], Nền kinh tế Cam Pu Chia đạt được 9,5% [60, ngày 22/02/2007], Sự phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam [51,
ngày 25/05/2007], đã phản ánh mô hình kinh tế “sản xuất kinh doanh” có
hiệu quả ở các nước, đó là bài học kinh nghiệm bổ ích cho nước Lào đang tìm kiếm mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp, cho nền kinh tế thị trường của Lào Sự thành công của mô hình này đã mang một hướng đi mới cho đất nước Lào, đó là việc tận dụng tiêm năng của nước Lào, tập trung vào sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nền kinh tế thị trường thật sự là hướng đi đúng, có ý nghĩa xã hội to lớn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở nước CHDCND
Lào Thật vậy, các bài viết trên báo chí đã mang đến cho công chúng nhân dân một bức tranh tổng thể, sinh động và đầy màu sắc về quá trình sản xuất kinh doanh tại Lào Các bài như: Những bài học trong cải cách và chuyển đổi cơ cấu kinh tế hàng hoá của Lào [54, số 02 năm 2006], Dưới sự lãnh đạo của
Đảng nên kinh tế Huyện Na Sai Thoong đạt được nhiêu thành tích [60, ngày 27/7/2006], Giải quyết vấn đề là con đường thoát cho các nhà doanh nghiệp [60, 19/6/2006], Cơ hội phát triển kinh tế trong điều kiện toàn cầu hoá [59, ngày 21/7/2006], Sự thành công trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Luông
Pha Bang [60, ngay 3/1/2006], Bam sát chiến lược phát triển kinh tế và đạt
được nhiều thành tích đáng kể [54, số 03 năm 20061, Sáu tháng đâu năm
Huyén Xay Nha Bu Ly thu duoc 1,919 triéu kịp [57, ngày 10/5/2007], Nói
Trang 37ngày 22/06/2007] đã phản ánh đậm nét những hiệu quả tích cực từ các mô hình sản xuất kinh doanh mới mang lại
2.1.2 Một số thể loại báo chí tuyên truyền về nên kinh tế thị trường Tap chi A Lun May, da dat duoc những thành tựu đáng khích lệ, tuy còn không ít mặt hạn chế Điều khẳng định ở đây là, từ thực tiễn tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê nin, đường lối và nghị quyết của Đảng, góp phần tổng kết
thực tiễn và một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới Tích cực tham gia công tác nghiên cứu lý luận, phát triển lý luận, phát triển và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước Lào
Trong thời gian qua, thông tin về kinh tế thị trường, báo Pa sa Xôn và báo Viêng chăn May đã sử dụng một số thể loại báo chí tiêu biểu như sau: tin, bài
báo, phỏng vấn, phóng sự, phóng sự ảnh, nhất là thê loại chính luận Có thể nói chính việc sử dụng nhiều thể loại đã làm cho mặt báo phong phú, sinh động và đa dạng khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng
Tin ttc
“Tin chỉ có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới chứ không đi sâu vào giải
quyết các vấn đề Tin có nhiệm vụ phản ánh những sự kiện có thực tiêu biểu, mới
xảy ra trong đời sống” |4, tr.97] Tìn thường có dung lượng ngắn gọn, khách quan và dễ hiểu, có nhiệm vụ thông báo một cách ngắn gọn nhất về sự kiện nào đó, đề cập ngay vào vấn đề cần thông tin, giúp độc giả nắm ngay sự việc mà nhà báo muốn phản ánh Tĩn có nhiều dạng: tin vắn, tin ngắn, tin dai, tin tường thuật, tin tổng hợp Nhưng dù là ở dạng nào đi nữa thì vẫn phải đảm bảo được các yếu tố 5W + 1H: What - chuyén gi, When - khi nao, Where - & dau, Why - tai sao,
Who - ai va How - như thế nào
Qua khảo sát, trong thời gian qua có thể thấy, tin là một thể loại được báo
Pa sa Xôn và báo Viêng chăn May sử dụng nhiều nhất trên trang báo và trong thông tin về kinh tế Báo Pa sa Xôn có 8085 tin trong nước và 2514 tin quốc tế,
chiếm khoảng 60% diện tích trên trang báo; báo Viêng chăn May có 3828 tin và
Trang 38Bài báo
Qua khảo sát cho thấy, bài báo là một trong những thể loại mà báo chí sử dụng nhiều nhất, số lượng các bài báo chỉ đứng sau thể loại tin Trong thời gian qua báo, Pa sa Xôn sử dụng 2826 bài báo, chiếm khoảng 15% diện tích trên báo và báo Viêng chăn May có 1779 bài báo chiếm khoảng 17% diện tích trên báo Đây là một thể loại báo chí dễ viết Tuy nhiên để có một bài báo hay phóng viên cần phải có tầm nhìn và có khả năng khái quát vấn đề cao “Bài báo là một thể loại báo chí phản ánh, phân tích, đánh giá tương đối toàn diện sự kiện trong đời sống hiện thực của con người; mục dich của nó là thông tin, giúp công chúng
nhận diện đây đủ về tính chất, quy mô, ý nghĩa xã hội của một sự kiện hay vấn đề thời sự” [33, tr 128]
Bài báo phản ánh sự thật khách quan, có địa điểm rõ ràng, có nhân chứng, thời gian và không gian cụ thể Các bài báo không dừng lại ở mức độ ghi chép, phản ánh lại những diễn biến đã xảy ra mà bài báo còn phải phân tích, so sánh trên cơ sở những chất liệu đã có nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin có giá trị nhất Bên cạnh việc cung cấp thông tin, thông qua việc phân tích, đánh giá
sự kiện, các bài báo thường nêu ra vấn đề và những giải pháp cơ bản nhằm giải
quyết vấn đề một cách thấu đáo Qua đó giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác,
khách quan về những vấn đề mà phóng viên muốn đưa đến cho độc giả qua các
bài báo Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó thì bài báo không thể giải đáp hết
mọi vấn đề
Nhìn chung, bài báo rất thích hợp với mảng đề tài kinh tế - xã hội, vai trò
của bài báo được củng cố, bởi bài báo sẽ giúp phóng viên có nhiều điều kiện để
đi sâu, phân tích, lý giải, khái quát, tổng hợp nhằm đưa cho độc giả một cái nhìn toàn diện, chính xác về một vấn đề nào đó
Có thể nhận thấy, thể loại báo chí này đã góp phần giúp các cơ quan báo
chí có những bài viết mang tính nhận định, định hướng thông tin về những vấn
để, sự kiện nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước Lào Để viết
Trang 39phong phú và đặc biệt người viết phải ham thích đề tài Chỉ có sự ham mê đề tài mới tạo ra sự hứng thú và khả năng sáng tạo của tác giả, lúc đó tác giả sẽ có khả năng thực hiện tác phẩm một cách thông minh, sắc sảo và hấp dẫn Bài báo cho phép nhà báo có thể dùng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các sự kiện, hiện
tượng để có thể làm sáng tỏ nội dung tác phẩm và ý đồ của tác giả Bài báo
không nhất thiết phải dài hay ngắn, mà là vừa đủ để chuyển tải hết những tư liệu cần thiết cho nội dung bài báo
Phóng sự
Đối với báo in, phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng Trong thời gian qua, báo Pa sa Xôn sử dụng 102 bài phóng sự chiếm khoảng 0.56% điện tích trên mặt báo và báo Viêng chăn May có 237 bài phóng chiếm khoảng 2.24% diện tích trên tang báo Các bài phóng sự thường có ảnh, hầu hết các
phóng sự đăng trên báo có từ I đến 2 ảnh, việc sử dụng hình ảnh trên báo,
không chỉ làm tăng hiệu quả thông tin mà còn thể hiện tính chân thật của thông tin
Phóng sự có khả năng khám phá, phơi bày, điều trần về những sự thật
chứa đựng mâu thuẫn và phản ánh chúng từ góc độ con người Tác
phẩm phóng sự có thể có nhiều cấp độ phản ánh Phơi bày hiện trạng,
quan cảnh Tái tạo các sự việc, sự kiện tình huống, vấn dé Bay td những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả |4, tr 172]
Phóng sự là thể loại báo chí được công chúng quan tâm và yêu thích nhất và hiệu quả tác động của thể loại báo chí này cũng cao hơn so với các thể loại báo chí khác
Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần
Trang 40Về nội dung, đặc điểm nổi bật nhất của phóng sự là khả năng phản ánh cuộc sống hiện thực dưới dạng một bức tranh nóng bỏng, mang hơi thở cho
cuộc sống, với những con người cụ thể, sự việc cụ thể Để thực hiện những
phóng sự hay, hấp dẫn đòi hỏi phóng viên luôn bám sát đời sống thực tiễn, sâu sát và gần gũi với người dân, phản ánh các sự kiện và vấn đề nổi bật trong đời sống xã hội hơn
Phóng sự là phản ánh hiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên, các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phóng sự thường chính xác và khách quan Tính chính xác thể hiện ở chỗ: ngôn ngữ
phóng sự phải biểu đạt đúng bản chất sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, trong từng bối cảnh cụ thể, nhằm tạo ra một văn bản
đơn nghĩa, dễ hiểu [32, tr 50]
Mặc dù có vai trò quan trọng trên báo chí nhưng phóng sự là một thé
loại báo chí rất khó và kén người viết Báo chí Lào thông tin về những vấn đề
kinh tế đã sử dụng thể loại phóng sự rất nhiều Các bài phóng sự không chỉ
cung cấp thông tin về kinh tế, mà còn chỉ ra được những nguyên nhân thành công, giải pháp lâu dài cho nền kinh tế thị trường
Phóng sự thật sự là một thể loại báo chí quan trọng trong tuyên truyền về kinh tế thị trường Thông qua các bài phóng sự tác giả đã gởi gắm đến cho người đọc niềm tự hào, xen lẫn những trăn trở trong việc phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến xây dựng đất nước văn minh, hiện đại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
* Phong van
Qua khảo trên Báo Pa sa Xôn có bài phỏng vấn 117 bai chiém 0.65%,
báo Viêng chăn May có bài phỏng vấn 97 bài chiếm 0.95% Đây là một trong những thể loại báo chí rất dễ nhận biết bởi hình thức hỏi và trả lời, giữa nhà báo và người được phỏng vấn Những người được chọn phỏng vấn thường là
những người lãnh đạo, những chuyên gia, những người có kiến thức về lĩnh