1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay

130 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 17,66 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN

NGUYEN THI HAI YAN

VẤN ĐỀ Bồi DƯỠNG CÁN BỘ BÁ0 PHÍ

Ứ NƯỚC TR HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

NGUYEN THI HAI VAN

VAN DE BOI DUONG CAN BO BAO CHi

ữ NƯỚC Tñ HIỆN NAY

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60 32 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Trang 3

N1 0 1 Chương 1 Những yêu cầu, đòi hỏi bức xúc của việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ báo chí ở nước ta hiện nay . <<seseesesseessesesessess 8

1.1 Những quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Hội Nha báo về vấn đề

bồi dưỡng cho đội ngũ báo chí 5 xnxx 8

1.2 Tổng quan về đội ngũ báo chí ở nước ta hiện nay 19 1.3 Bồi dưỡng đội ngũ nhà báo là yêu cầu tất yếu 25 Chương 2 Khảo sát 4 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn

xã Việt NaI o 00G.“ 0009300520 0069036690800.108080.559003840698056 29

2.1 Mục dich, noi dung và phương pháp khảo sát . - 29 2.2 Kết quả khảo sát cài ¬ 31

_2.3 Thành công và những mặt hạn À0 - 1a 57

Chương 3 Kiến nghị và giải pháp, . . - M 63

3.1 Đánh giá chung về hoạt động của 4 Trung tâm . - 63

3.2 Kiến nghị và giải pháp chung - 2s csserreseeerrrrreerree 73

3.3 Kiến nghị và giải pháp cụ thể c- se cssereriseirirere 78

KẾT luận Go 0H HH HH HC 000010000 00100808 0m 90

Danh mục tài liệu tham khảo .s s55 ss se ce se Esesese se, 93

Trang 4

Tính đến tháng 6 năm 2008, Hội Nhà báo Việt Nam có 15.671 hội viên Hội Nhà báo đang hành nghề tại hơn 700 cơ quan báo chí trong cả nước (bao gồm các loại hình báo chí như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử) Các hội viên Hội Nhà báo đang hoạt động nghề nghiệp ở các cơ quan báo chí Trung ương và 64 Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam Theo thống kê năm 2004 của Hội Nhà báo Việt Nam, chỉ có 1/3 hội viên có trình độ đại học được đào tạo về báo chí, còn lại là từ các ngành học khác Về quản lý báo chí, 82% cán bộ từ Phó giám đốc Dai Phat thanh - Truyền hình và Phó Tổng biên tập Báo trở lên chưa qua đào tạo nghiệp

vụ báo chí | |

Chính vì vậy, có một số lượng lớn các nhà báo cần phải được bổ sung những kiến thức cơ bản về báo chí Mặt khác, những kiến thức ở trong các trường đại học báo chí chỉ là những kiến thức nền tảng Khi xã hội phát triển thì cách thức, phong cách viết báo cũng có sự đổi thay Thực tiễn tại mỗi cơ quan báo chí có những nhiệm vụ khác nhau, bản thân mỗi nhà báo lại phụ trách từng mảng công việc khác nhau, nên việc bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên sâu từng lĩnh vực là hết sức cần thiết cho các nhà báo Bác Hồ đã từng

căn đặn các nhà báo:

Trang 5

chí Việt Nam” của Thụy Điền, “Dự án Hỗ trợ Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam” của Cộng hòa Pháp nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhà báo nước ta

Các Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam hàng năm đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho rất nhiều nhà báo trong nước và khu vực Các Trung tâm đã không ngừng mở rộng quy mô, cách thức bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của các nhà báo cũng như các nhà lãnh đạo quản lý báo chí Mặt khác, các Trung tâm đã hợp tác với nhiều tổ chức báo chí trên thế giới như Pháp, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Ot-xtray-li-

-a, An Độ, Thái Lan, Lào nhằm trao đổi kinh nghiệm làm báo giữa nước ta

với các nước, đồng thời làm tăng số lượng nhà báo được bồi dưỡng về nghề nghiệp Nhưng trên thực tế thì nhu cầu các nhà báo cần được bồi dưỡng lớn hơn rất nhiều so với số lượng mà các Trung tâm bồi dưỡng được

Hội Nhà báo Việt Nam là một tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp, tập hợp đông đảo những người làm báo Việt Nam Hội có trách nhiệm thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, về đường lối chủ trương của Đảng, về chính sách và pháp luật của Nhà nước cho các nhà báo - hội viên Chỉ thị 37 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 18 tháng 3 năm 2004 đã chỉ rõ:

Hội cần thường xuyên tổ chức cho các nhà báo - hội viên nghiên

Trang 6

Thực tế những yêu cầu trên đang đặt ra nhiệm vụ to lớn và nặng nề cho công tác đào tạo, bồi đưỡng nâng cao trình độ cho các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới Đặc biệt kể từ khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì việc nâng cao trình độ kiến thức, trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, khả năng tác nghiệp của nhà báo là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công chúng Cho nên,

công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí thực sự có vai trò quan trong và cần

thiết trong tình hình đất nước ta hiện nay

Xuất phát từ thực tiễn trên, cùng với việc bản thân hiện đang công tác tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam, tôi thấy vấn đẻ bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo là hết sức cần thiết Đó là những lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu lý luận báo chí, tiếp cận các khía cạnh liên quan đến đề tài, tác giả thấy có nhiều bài viết về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo chí như:

2.1 Các bài viết thuộc lĩnh vực nghiên cứu

Bài “Đào tạo cán bộ báo chí, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng” của PGS, TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “80 năm báo chí cách mạng Việt Nam Những bài học lịch sử và định hướng phát triển”, năm 2005

Tác giả tập trung nghiên cứu về việc đào tạo cán bộ báo chí tại các trường đại

Trang 7

thống nhất nguồn lực đào tạo, rà soát lại và thống kê phân loại toàn bộ đội ngũ cán bộ báo chí để có biện pháp đào tạo và đào tạo lại một cách thích hợp cho từng loại đối tượng, từng loại chúc danh nghề nghiệp, tạo điêu kiện cho mỗi nhà báo đêu có thể học tập bổ túc, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ theo phương thức học tại chỗ, học ngắn ngày, học theo chuyên đề [23, tr311]

Bài “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý báo chí - Một yêu cầu cấp bách trong tình hình mới ” trong cuốn “Từ lý luận đến thực tiễn báo chí”, năm 1999 của PGS, TS Tạ Ngọc Tấn Tác giả đưa ra vấn đề cán bộ quản lý báo chí trong tình hình hiện nay có rất nhiều bất cập Những người có trình độ báo chí lại thiếu kinh nghiệm quản lý, ngược lại những người có kinh nghiệm quản lý lại không có chuyên môn về báo chí Vấn đề này được tác giả đưa ra 2 giải pháp dựa trên cơ sở nguồn đầu vào “Cụ thể, nếu cán bộ làm tốt công tác quản lý không có kiến thức về báo chí thì sẽ bôi dưỡng thêm nghiệp vụ về báo chí bằng các lớp học ngắn ngày hay các lớp học tại chức Còn đối với cán bộ đã có kiến thức, kinh nghiệm báo chí thì sẽ tập trung bôi dưỡng về năng lực, kiến thức về quản lý” [54, tr46]

2.2 Các luận văn thạc sỹ

Luận văn thạc sĩ báo chí của nhà báo Phan Thị Lệ Thu về: “Ndng cao

a?

chất lượng đội ngũ cán bộ báo chí của Hà Nội”, năm 2004, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá về chất lượng cán bộ của các cơ quan báo chí của Hà Nội, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ báo chí của Hà Nội Tác giả chỉ chú trọng vào việc cần phải bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị,

Trang 8

Giang về: “Thực trạng và một số giải pháp phát triển hệ thống báo chí Hà Noi”, nam 2006, tac giả tập trung nghiên cứu về các yếu tố tự nhiên - kinh tế - kỹ thuật - xã hội cũng như các định hướng phát triển Thủ đô, đồng thời tác giả đi sâu nghiên cứu, khảo sát hệ thống các cơ quan báo chí Hà Nội như về hệ thống, bộ máy, nguồn nhân lực, vật lực, về nội dung và tính hiệu quả tại các cơ quan báo chí Dự báo sự phát triển của hệ thống báo chí Hà Nội trong thời gian tới Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để xây dựng và phát triển hệ

thống báo chí Hà Nội [21]

Các bài viết trên đây mới giải quyết được từng khía cạnh của vấn đề Hiện nay, chưa có một công trình nào đề cập một cách hệ thống về việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí ở nước ta một cách đầy đủ Với việc lấy các Trung tâm bồi đưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam để khảo sát, nghiên cứu, có thể nói đề tài luận văn này có một hướng đi mới nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi bức xúc hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Muc dich

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung khảo sát thực trạng tại các Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, từ đó tìm ra những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế để hình thành cơ sở khoa học và thực tiến cho việc đổi mới cách thức bồi đưỡng nghiệp vụ báo chí tại các Trung tâm

3.2 Nhiệm vụ

Trang 9

dưỡng đội ngũ báo chí Cách mạng Việt Nam

- Khảo sát về thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ở nước ta hiện nay, bao gồm: cơ sở vật chất, bộ máy vận hành, nguồn lực tài chính, phương pháp, nội dung, cách tiến hành và tính hiệu quả của các khoá bồi dưỡng

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ở nước ta

4 — Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.] Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát của đề tài này là thực trang tai 4 Trung tam đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam về nội dung, chương trình, phương pháp, cách tổ chức và hiệu quả các khoá bồi dưỡng

4.2 Phạm vì nghiên cứu

Để đạt được mục đích đặt ra, đề tài giới hạn thời gian khảo sát từ tháng 1 năm 2005 đến hết tháng 6 năm 2008; phạm vi khảo sát chỉ bao gồm các Trung tâm của Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Trang 10

nghiên cứu như:

- — Nghiên cứu, phân tích hệ thống tài liệu là các vấn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về báo chí để hình thành những cơ SỞ phương pháp luận khoa học cho luận văn

- — Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quất trong quá trình tiếp cận các nội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng ở các Trung tâm

Sử dụng điều tra xã hội học để thấy được mức độ, yêu cầu kết quả

bồi đưỡng hiện nay ở các Trung tâm

6 Đóng góp về khoa học của đề tài

6.1 Lý luận:

Tiếp cận và hệ thống hoá những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà

nước vẻ vấn đề bồi đưỡng đội ngũ cán bộ báo chí ở nước ta

6.2 Thực tiễn:

Luận văn không những cung cấp cái nhìn tổng quát về thực trạng bồi

dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo chí hiện nay mà còn đưa ra những kiến nghỊ, giải pháp để đưa ra mô hình bồi dưỡng cho các nhà báo có hiệu quả hơn về

mặt thực tiễn

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục

Trang 11

NÂNG CAO NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

11 NHỮNG QUAN DIEM CUA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CỦA HỘI NHÀ BÁO VỀ VẤN ĐỀ BỔI DƯỠNG CHO ĐỘI NGŨ BÁO CHÍ

1.1.1 Phân biệt khái niệm “đào tạo” và khái niệm “bồi dưỡng”

Theo từ điển tiếng Việt “bồi dưỡng” tức là “làm cho tăng thêm năng lực

hoặc phẩm chất” như “bồi dưỡng cán bộ trể”, “bôi dưỡng đạo đúc” [64, tr82] Còn “đào fao” là từ chỉ một hoạt động của con người, của một tổ chức tác động đến con người nhằm mục đích “làm cho trở thành người có năng lực

theo những tiêu chuẩn nhất định”, như “đào tạo chuyên gia” [64, 289] Như vậy, trong bản thân hoạt động “đào tạo” và “bồi dưỡng” có mặt chung là làm

gia tăng, biến đổi, làm trưởng thành ở con người những năng lực hay phẩm chất nào đó Tuy nhiên trong thực tiễn và lý luận thì hai từ này có những sắc thái khác nhau Đào tạo là sự tác động để hình thành một năng lực; còn bồi dưỡng lại thiên về làm gia tăng năng lực, phẩm chất Như vậy, bồi dưỡng là giai đoạn tiếp theo của đào tạo Khi đào tạo con người đã có những năng lực rồi thì con người tiếp tục bồi dưỡng để làm tăng thêm, củng cố thêm, mở rộng những năng lực ấy Vì vậy, đào tạo thường được dành cho cơ sở nhà trường (từ tiểu học, trung học, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học ) Đào

tạo thường kết thúc bằng việc cấp cho người được đào tạo một văn bằng nào

đó Đào tạo vì thế có chương trình, kế hoạch theo một quy định ổn định, có đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất ổn định

Trang 12

quan trọng Bởi vì nhà trường không thể đào tạo đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của xã hội Nhà trường chỉ cung cấp những tri thức cơ bản, những phương pháp cần thiết Sau khi rời ghế nhà trường, muốn làm việc tốt người ta phải học thêm Cho nên trong xã hội hiện đại, học thêm, học tập suốt đời để sống, để làm việc là phổ biến Như Lê nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mất ”, hay Bác Hồ cũng đã từng nói: “Học rập là một việc suốt đời ” Ngày nay, việc tự học tập, bồi dưỡng kiến thức là xu hướng tất yếu Trong học thêm ấy, bồi dưỡng không những giúp con người cập nhật kiến thức mà còn giúp họ tự học thêm, khơi gợi tĩnh thần học tập thường xuyên, khao khát chiếm lĩnh tri thức để phục vụ cho nghề nghiệp ngày càng tốt hơn

1.1.2 Đảng và Nhà nước ta với vấn đề “đào tạo” và “bồi dưỡng” Không phải đến tận bây giờ, khi nền kinh tế phát triển thì Đảng và Nhà nước mới quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng cho đội ngũ báo chí Ngay trong cả chiến tranh, khi tổ chức lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng - Lớp học đầu tiên đào tạo người viết báo mở tại chiến khu Việt Bắc vào giữa năm 1949, Bác Hồ đã gửi hai bức thư cho lớp học, một bức vào lúc khai giảng và một bức vào lúc bế giảng nhằm động viên, khuyến khích các nhà báo cố gắng thi đua học tập để viết cho thật hay, thật tốt Khi nước nhà càng phát triển thì việc học tập

được tổ chức thuận tiện hơn cho cả người dạy và người học Học với nhiều

hình thức: đào tạo chính quy, học từ xa, học tại chức, học qua internet, học từ thực tế Nhưng vấn đề giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện vẫn còn rất nhiều điều đáng bàn Trong khuôn khổ của luận văn này, người thực hiện đề tài chỉ xin được đề cập đến vấn đề bồi dưỡng cho đội ngũ báo chí

Trang 13

cách tổ chức: tìm đề tài, tư tiệu, đàn ý và hoàn thiện một bài báo đòi hỏi người

học phải có quá trình thực tập rất nhiều tại các cơ quan báo chí Chương trình giảng dạy của nhà trường đa số nghiêng về lý thuyết Một khảo sát mới nhất cho thấy: các môn thực hành báo chí như:

Lý thuyết và thực hành biên tập sách báo; Lý thuyết và thực hành nhiếp ảnh; Lý thuyết và thực hành báo điện tử; Lý thuyết và thực hành truyền hình; Xã luận; Phóng sự; Phỏng vấn; Viết tin; Các thể loại báo

chí; Thiết kế và in ấn v.v các môn này có 450 tiết, chiếm 16,2% thời

lượng ở Đại học Quốc gia thành phế Hồ Chí Minh; 585 tiết, chiếm 20,5% thời lượng ở Đại học Quốc gia Hà Nội và 405 tiết, chiếm 14,2% thời lượng ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Những môn liên quan đến hoạt động báo chí như cấu trúc tòa soạn, quản lý tòa soạn, quy trình báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu các môn này với 189 tiết, chiếm 6,5% thời lượng; trong khi Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ dành cho các môn này 90 tiết, chiếm 3,2% thời lượng

Trên thực tế các vấn đề lý luận, lý thuyết chiếm tỉ trọng rất lớn Nếu cộng các môn thực hành thì ta thấy chúng cũng chỉ chiếm 23,7% thời lượng ở Đại học Quốc gia Hà Nội; 20,5% ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền và 22,6% ở Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Và ngay trong các môn thực hành này thì tính thực hành cũng chưa hẳn đã

là cao [37, tr117,118]

Trang 14

kinh viện, một chiều, chỉ từ người dạy nói đến người học nghe, ghi Nguyên

lý dạy học đi đôi với thực hành đã được quán triệt theo một tư tưởng giáo dục

hiện đại tức là lấy người học làm trung tâm Nhưng không phải không có những điểm cần uốn nắn lại trong việc giao việc cho sinh viên, thầy thiết kế cho sinh viên, đây đó còn quá lạm dụng điều này mà quên rang di thé nao di nữa vai trò của thầy vẫn đóng vị trí chủ đạo, chỉ đạo, người nhạc trưởng trong các hoạt động của sinh viên Hơn nữa thực hành của các bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội có những đặc điểm và sắc thái khác, nhất là đối với đào tạo người làm báo Chúng fa tạo ra phương pháp dạy học chú ý đến từng cá nhân, nhóm cá nhân, nhằm cá thể hoá việc dạy - học để tạo cơ hội cho chủ thể sinh viên bộc lộ mình Đào tạo người làm báo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo kết cấu chương trình cũng chậm đưa sinh viên vào đời sống xã hội, nhất là đời sống hoạt động báo chí Cuối năm thứ ba của chương trình cử

nhân báo chí mới có 3 tuần đi thực tế, và học kỳ 2 của năm cuối, năm thứ 4

mới có thực tập tốt nghiệp Cùng quỹ thời gian như thế, nhưng có lẽ nên chăng cần dàn mỏng hoạt động thực tế, thực tập của sinh viên sớm hơn, nhiều đợt hơn Mặt khác, việc tổ chức thực tế, thực tập cũng cần phải được điều chỉnh, cải tiến để phù hợp với mục đích đào tạo và thực tiễn cuộc sống Cần có một

cơ chế mở cho hoạt động này để gắn hơn nữa nhà trường đại học với đời sống

Chính vì vậy, vấn đề bồi dưỡng cho các sinh viên báo chí sau khi tốt nghiệp là rất quan trọng Bởi các em rất cần có kinh nghiệm của những người đã làm báo, những kinh nghiệm đó sẽ giúp các em bước vào nghề báo một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

Chỉ thị 22-CT/TW của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 17-10-1997 về việc “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” có viết: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí - xuất bản phát triển nhanh về số lượng, nâng cao hơn về chất lượng” [10, tr2] Trong

Trang 15

Báo chí và Tuyên truyền, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hàng năm có tổ chức thi hệ cao học và bảo vệ luận án tiến sĩ về báo chí nhưng với

số lượng không nhiều Mỗi năm được khoảng 50 chỉ tiêu thạc sĩ và 10 chỉ tiêu tiến sĩ Các khoá bồi dưỡng ngắn ngày cũng được mở rất nhiều nhằm cung cấp thêm những kỹ năng làm báo cho các nhà báo Các Trung tâm như Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam mỗi năm trung bình tổ chức được trên 20 lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho trên 400 hội viên Hội Nhà báo Hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Trung tâm về cơ bản luôn bám sát định hướng của Đảng, Bộ Thông tin - Truyền thông để đưa ra các chủ đề bồi dưỡng thiết thực với tình hình thực tế báo chí Việt Nam Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí luôn tìm cách phối hợp với các tổ chức quốc tế để mở các lớp bồi dưỡng Những lớp học có sự tài trợ của quốc tế giúp chúng ta về kinh tế và tận dụng được nguồn giảng viên Sự đổi mới của giảng viên nước ngoài khiến các lớp bồi dưỡng ngắn ngày tạo được sự lý thú cho học viên Bởi những lớp học này được tổ chức với phương pháp, cách thức tiếp cận với

phong cách làm báo mới, gây được sự hứng thú cho người học Rất nhiều lớp học, ngoài việc tiếp thu được cách thức làm báo, học viên còn học được tác

phong, đạo đức làm báo từ giảng viên

Trong chỉ thị 22 đề cập đến việc đào tạo, bồi đưỡng cán bộ báo chí: Khẩn trương quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên, chú trọng đội ngũ cốt cán, các tổng biên tập, phó tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí chủ yếu là trong nước dưới sự chỉ đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Không ngừng mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản ở các trường

Trang 16

Tiếp đó, giới báo chí có thêm Chỉ thị 37-CT/TW của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 18/3/2004 về: Tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới có viết:

Hội Nhà báo các cấp thường xuyên tổ chức cho các nhà báo - hội viên nghiên cứu, quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lé nin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước Tích cực, chủ động bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, kỹ năng làm báo cho các hội

viên, xây dựng đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngang tâm đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng [2, tr3]

1.1.3 Hội Nhà báo Việt Nam với vấn đề bồi dưỡng đội ngũ nhà báo Trong những năm qua Hội Nhà báo Việt Nam đã tích cực tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho các hội viên Hội Nhà báo bằng cách tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, các khoá học ngắn ngày, dài ngày để thuận tiện cho các hội viên tham dự Kể từ khi Hội Nhà báo Việt Nam thành lập

Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (năm 1999) đến nay, hàng năm Trung

tâm đều mở các lớp bồi dưỡng cho các cấp Hội và thường xuyên phối hợp với các tổ chức quốc tế để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Trong chương trình hoạt động tồn khố của Đại hội lần thứ VI, tại kỳ họp thứ 3 Ban Chấp

hành Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua chương trình hoạt động tồn khố như sau:

Bằng nhiều hình thúc, khai thác từ nhiều nguồn, tăng cường hơn

nữa công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho các hội viên, đặc biệt là

những vùng còn khó khăn Thúc đẩy phong trào rèn luyện, học tập chính trị, đạo đức, nghề nghiệp trong hội viên Hội Nhà báo Việt Nam nhằm sáng tạo ra các tác phẩm báo chí chất lượng cao về tư tưởng và

Trang 17

Hội Nhà báo không chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn mà cần phải bồi dưỡng cả về chính trị, tư tưởng cho các nhà báo Bởi trong thời đại cơ chế thị trường, có không ít nhà báo đã vì những lợi ích trước mắt mà quên đi nhiệm vụ cao cả của người cầm bút, đã uốn cong ngòi bút theo lợi ích cá nhân mình Nhiệm vụ của Hội Nhà báo còn thể hiện: “Trong quan hệ hợp tác đối

ngoại cần tập trung vào các lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn, khai thác các

nguồn tài trợ cho việc bôi dưỡng nghiệp vụ và hiện đại hố cơng nghệ làm báo nước nhà ” [28] Những năm qua Hội Nhà báo Việt Nam không ngừng mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm thu hút nguồn lực để phục vụ cho

việc nâng cao chất lượng báo chí Dự án ESP với trường Đại học Báo chí Lille

được sự tài trợ của Đại sứ quán Cộng hoà Pháp đã kéo dài từ năm 2003 đến năm 2007 với nhiều chương trình như mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn ngày về nhiều chủ đề khác nhau, trang bị máy móc, phương tiện giảng dạy và học tập Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các tổ chức khác như: UNESCO, UNDP, UNAIDS, GIPI, VIE01-P06 đã giúp Trung tâm tổ chức rất nhiều khoá học thiết thực, có hiệu quả, được giới báo chí đánh giá cao Bên cạnh đó, Hội cần phải:

Phát huy vai trò của Hội đồng nghiệp vụ tham mưu cho Ban chấp hành về công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho hội viên, những vấn đề về lý luận báo chí, lịch sử báo chí, những vấn đề cấp thiết đặt ra và giải quyết trong công tác đào tạo nghiệp vụ cho hội viên, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác đào tạo, bồi dưỡng của Hội [28]

Đồng thời phải “Tranh thủ các nguồn tài trợ để xuất bản các loại sách về nghiệp vụ báo chí, kinh nghiệm làm báo trong và ngoài nước để hỗ trợ

công tác đào tạo, bôi dưỡng nghiệp vụ của Hội” [28] Được sự tài trợ của Đại

Trang 18

Một ngày thời sự truyền hình, Giảng viên báo chí, Thực hành Thiết kế và trình bày báo, Giáo trình thực hành Kỹ thuật và thể loại báo in đó là nguồn tư liệu rất quý giá không chỉ cho các em sinh viên mà cho cả bản thân những nhà báo

Sau khi kết thúc dự án đào tạo với Trường Đại học Báo chí Lalle (2007) sẽ tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cần tăng cường phối hợp với các Hội Nhà báo các cấp, các cơ quan báo chí mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hội viên, đặc biệt là các hội viên ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa [28]

Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam đã được Chính phủ đồng ý cho xây dựng Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Trung tâm thông tin tư liệu trên điện tích 4.500m7 tại khu vực Cầu Giấy, Hà Nội Dự kiến sau khi xây dựng xong, Trung tâm sẽ có đầy đủ các phương tiện day và học cho các lớp bồi dưỡng

Trong xu thế phát triển chung thì Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam cần “Tích cực triển khai các nguồn tài trợ cho

các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, hiện đại hoá công nghệ

Trang 19

Về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí đã chỉ rõ:

Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; rà sốt, kiện tồn, bố trí đúng cán bộ lãnh đạo và đội ngũ phóng viên báo chí thuộc quyền, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, nghiệp vụ; kiên quyết thay thế những cán bộ, phóng viên yếu kém về phẩm chất, năng lực, có quan điểm sai trái và khuyết điểm kéo đài ( )

Tổ chức bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí [3]

Các cơ quan quản lý rất quan tâm tới việc bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho các nhà báo, từ đội ngũ quản lý đến những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí Để nâng cao hơn nữa chất lượng tờ báo thì ban lãnh đạo

báo, đài cần:

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật để các báo, đài, tạp

chí chủ lực đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức, tăng

Trang 20

không tạo điều kiện để cho cán bộ của mình được tham gia học tập, nâng cao kiến thức nghiệp vụ

Trong bài “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý báo chí - Một yêu cầu cấp bách trong tình hình mới” viết:

Công tác cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định trong hoạt động báo chí cũng như trong các lĩnh vực công tác khác ( ) Trong lĩnh vực

báo chí, cán bộ còn là vấn đề chính trị, thậm chí là lĩnh vực chính trị

hàng đầu Chất lượng, bản sắc của mỗi tờ báo, mỗi sản phẩm báo chí trong phát thanh, truyền hình đều quan hệ mật thiết với phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của bản thân người cán bộ lãnh đạo, quản lý tại đó Vì vậy, vấn đề lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các cơ quan báo chí có ý nghĩa rất quan trọng [54, tr40]

Thật vậy, báo chí là một lĩnh vực rất nhạy cảm, hiệu quả của một bài báo có tác động rất lớn đến xã hội Chỉ cần một tin nhỏ được tiết lộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ khiến thị trường thay đổi ngay Chẳng hạn như thông tin xăng tăng giá Ngay lập tức tác động đến các mặt hàng liên quan như: giá cước vận chuyển, giá lương thực, thực phẩm Chính vì vậy, việc lựa chọn thông tin trước khi đăng tải và cho đăng tải vào thời điểm nào thì có lợi cho đất nước, có lợi cho nhân dân phụ thuộc rất lớn vào tài lãnh đạo và bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp của người lãnh đạo, quản lý các cơ quan

báo chí

Tại Đại hội lần thứ II - Hội Nhà báo Việt Nam, Bác Hồ nói:

Nói về Hội Nhà báo Đó là một tổ chức chính trị và nghiệp vụ Nhiệm vụ của Hội là phải làm cho hội viên đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng trình độ chính trị và nghiệp vụ Có như thế thì Hội Nhà báo mới lầm tròn nhiệm vụ của mình và những người làm báo mới

Trang 21

Để thực hiện được lời đặn dò của Bác, Hội Nhà báo Việt Nam đã không

ngừng cố gắng để gắn kết các hội viên cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Tuy nhiên, vai trò và vị trí của Hội Nhà báo Việt Nam vẫn chưa được thể hiện rõ nét đối với các hội viên

Về trách nhiệm báo chí, Lênin có nói: báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình Cần phải luôn luôn cố gắng, mà cố gắng thì nhất định thành công [55, tr226]

Yêu cầu một nhà báo trong thời đại mới ngày một khắt khe hơn, bởi xã hội vận động và phát triển nên đòi hỏi nhà báo phải không ngừng học hỏi Học văn hoá, học kiến thức chuyên môn chưa đủ mà phải học rất nhiều như:

học chính trị, học ngoại ngữ, học máy tính, máy ảnh để hỗ trợ đắc lực cho

công việc làm báo

Lé nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”, mà nghề báo là nghề phản ánh mọi sự thay đổi của cuộc sống, chính vì vậy đòi hỏi các nhà báo phải

không ngừng học tập để bắt kịp sự đổi thay của xã hội Đã là nghề thì nghề

nào cũng có cái khó của nó: “Kinh nghiệm của 40 năm là không sợ khó, có quyết tâm Không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định học được Bây giờ các cô, các chú có điều kiện học tập dễ dàng hơn Bác trước kia Mong các cô, các chú cố gắng và tiến bộ!” [55, tr231]

Trang 22

“Các sự kiện luôn xảy ra, song đưa tin thì phải lựa chọn vò tuân thủ theo sự Chỉ đạo của cấp trên Những người phóng viên tắc trách hoặc thiếu tuân thủ quy định về tuyên truyền, luôn luôn lãnh hậu quả nặng nề” [18, tr15] Bài học này vô cùng có ý nghĩa đối với các nhà báo Bởi rất nhiều người bất cẩn đã đưa những thông íin không có lợi cho đất nước, không có lợi cho nhân dân

lên báo chí Xin đưa ra một vài ví dụ về việc việc nhà báo đưa tin không cẩn

thận như những bài viết về tiền polyme, hay thông tin về các vụ án tham nhũng đã gây ra tâm lý hoang mang, mất lòng tin trong dân chúng đối với Đảng và Nhà nước

1.2 TONG QUAN VỀ ĐỘI NGŨ BÁO CHÍ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.2.1 Số lượng, độ tuổi, giới tính

Tổng số hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tính đến cuối tháng 6 năm

2008 là: 15.671 hội viên Trong đó, số hội viên là nam giới 10.339 (chiếm

66%), nữ giới là 5.332 (chiếm 34%) Qua số liệu này ta thấy đặc thù của nghề báo đòi hỏi không những về trình độ nghiệp vụ chuyên môn mà nó còn đồi hỏi thời gian, sức khoẻ Vì vậy, hầu hết nam giới đều thuận lợi hơn nữ giới trong

đặc thù công việc làm báo

Trang 23

Qua biểu đồ trên ta thấy, độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất chứng tô xu thế báo chí ngày càng được trẻ hoá Những diện bồi đưỡng cần phải quan tâm là toàn bộ đội ngũ hội viên dưới 50 tuổi chiếm 67,57%, tức là chiếm 2/3 số lượng hội viên Hội Nhà báo Có thể nói 2/3 đội ngũ nhà báo cần phải được bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật và nâng cao kiến thức để có thể phục vụ cho công việc tốt hơn Ở độ tuổi này, hội viên Hội Nhà báo còn cống hiến cho sự nghiệp Báo chí Cách mạng ít nhất là 10 năm nữa Đó cũng là một trong những yếu tố mà các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và các cơ quan báo chí cần phải chú ý trong việc chiêu sinh và cử người đi tham dự các lớp tập huấn

1.2.2 Sinh hoạt trong các tổ chức chính trị

Biểu đồ 02: Khảo sát hội viên Hội Nhà báo sinh hoạt trong các tổ chức chính trị 7,000 + 6,000 - 5,000 - 3,159 20.16% 4,000 - 3,000 2,000 + 1,000 -

Đảng viên Đoàn viên Tổ chức quần chúng

Trang 24

1.2.3 Vé trinh d6 chinh tri

Biểu đồ 03: Khảo sát về trình độ chính trị của hội viên Hội Nhà báo 6,000 5,261 33 g%, 5,114 39.63% 5,000- 4,000- 3,000¬ 1,846 44 79% 2,000 1,000- 0 a | = T — T 1S 9 40% T ĩ Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Cử nhân Chưa qua lớp lý luận nào

Hội viên Hội Nhà báo được phân bố rộng khắp trên cả nước, số lượng người có trình độ cử nhân về chính trị chỉ chiếm 0,1%, tỷ lệ những người chưa qua lớp lý luận nào cao chiếm 32,63% Con số này cao vì hội viên Hội Nhà báo ở những địa phương vùng núi, các tỉnh xa xôi, việc học tập chính trị rất

khó khăn Bên cạnh đó, các cộng tác viên là hội viên chiếm tỷ lệ khá cao,

trong số đó có nhiều người chưa được học chính trị Gần 70% số lượng hội viên có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó hơn 11% có trình độ cao cấp Chứng tỏ, đội ngũ những người làm báo cách mạng luôn thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Đảng, sự lãnh đạo của Nhà nước Đồng thời qua đó thấy được rằng, các cơ quan báo chí, các hội viên luôn luôn ý thức trong việc học

Trang 25

1.2.4 Về trình độ văn hoá

Biểu đồ 04: Khảo sát về trình độ văn hoá của hội viên Hội Nhà báo

Trên: can học, Cau học, T88 nguời, (1.20 %1 138 người, (D.88%3 Khác, 3/065 người, C19 37 4) Cao đẳng, 236 người, (1 S183 Đại học, 12118 người, (78.881%3

Hội viên Hội Nhà báo phần lớn đều có trình độ đại học trở lên chiếm gần 80% Một con số đáng để các ngành nghề khác phải mơ ước Bởi lý do đặc trưng của nghề báo đòi hỏi phải có trình độ, có bản lĩnh chính trị Chính vì

vậy, các hội viên đều phải tự trang bị cho mình hành trang tri thức để có thể

Trang 26

Trình độ ngoại ngữ của các nhà báo cũng là vấn để được nhiều người

quan tâm Qua thống kê số lượng hội viên của Hội Nhà báo Việt Nam, phần

đa các hội viên đều biết tiếng Anh, một số ít biết tiếng Nga, Trung, Nhật Còn lại gần một nửa là không biết ngoại ngữ Số này phân lớn nằm ở những hội viên lớn tuổi và những hội viên ở các hội, liên chỉ hội ở vùng sâu, vùng xa

Qua các biểu đồ cho ta cái nhìn tổng quát về hội viên Hội Nhà báo Việt Nam Các hội viên hầu hết đều ý thức được trách nhiệm của người làm báo nên trang bị cho mình trình độ về học vấn, nghiệp vụ chuyên môn, bản lĩnh chính trị cũng như kiến thức về ngoại ngữ Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hội viên vì nhiều lý do chưa cố gắng vươn lên, chưa cố gắng học tập để xứng đáng là đội quân cách mạng của Đảng trên mặt trận tư tưởng, chính trị

1.2.6 Phân bố

- Phân bố theo chức danh nghề nghiệp

Biểu đô 06: Khảo sát về đặc thù công việc của hội viên Hội Nhà báo oe 8,000 | “24 4624% 7,000- 6,000- 5,000 + 4,000 | 2,866 3,094 3,000 19.73% 2,467 45.74% 2,000 + 1,000 - 0 a : T T T a Phóng vn Biên tập vên Lãnh đạo, quản lý Hành chính, kỹ thuật, khác

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, đội ngũ phóng viên là chủ lực trong hội viên

Hội Nhà báo Bởi họ chính là những người trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm

Trang 27

Nhà báo Tiếp đến là đội ngũ các nhà quản lý - từ cấp phó phòng hoặc tương đương trở lên cũng chiếm đội ngũ khá lớn trong hội viên Hội Nhà báo

- Phân bố theo loại hình báo chí

Biểu đồ 07: Khảo sát về số lượng hội viên Hội Nhà báo làm việc tại các cơ quan báo chí Khác, Cơ quan Hội Nhà báo, 674 người (4.30%) 431 người, (2.75%) Đài PT-TH, 4,147 người, (26.46%) Bao in, 8,030 người, (51.24%) Báo mạng điện tử, 138 người, (0.88%) Báo nói, 863 người, (5.51%)} Báo hình, 1,388 ngudi (8.86%)

Trang 28

1.3 BỔI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÀ BÁO LÀ YÊU CẦU TẤT YẾU 1.3.1 Kiến thức đào tạo trên ghế nhà trường chỉ là nền tảng

Chương trình đào tạo báo chí ở các trường đại học Việt Nam thường cố

định từ năm này sang năm khác, hoặc có rất ít thay đổi trong khi thực tiễn đời sống báo chí thì luôn diễn ra sôi động với nhiều thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ do tác động của kinh tế, chính trị, văn hố và cơng nghệ Chính vi vậy, mà hầu hết sinh viên đều chỉ nắm được những kiến thức hết sức cơ bản, nên tảng trong giáo trình Một số thầy cô cũng có bổ sung thêm những kiến thức, những ví dụ thực tiễn nhưng chưa nhiều Một số giảng viên với nhiều lý do khác nhau đã không chịu thay đổi cách thức giảng dạy, không hấp dẫn được sinh viên học tập Mặt khác, ở trong trường chưa chú trọng đến việc đào tạo theo chuyên đề và đào tạo kiến thức xã hội Rất nhiều toà soạn tuyển phóng viên tốt nghiệp các chuyên ngành về ngoại ngữ, kinh tế sau đó cho đi học văn bằng hai báo chí

Việc đào tạo báo chí còn chưa hiệu quả một phần giảng viên báo chí nhiều người chỉ dạy lý thuyết mà thiếu hẳn mảng thực tế Bởi vì bản thân người thầy cũng chưa thực sự tham gia vào công việc làm báo, nên hạn chế trong việc truyền tải kiến thức cho học sinh

Cơ sở vật chất của các trường đại học báo chí còn hạn chế với nhiều nguyên nhân khác nhau Chính vì thế việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành rất khó khăn Máy móc thiết bị thì ít, trong khi nhu cầu cho các sinh viên thực tập thì nhiều dẫn đến khó khăn trong việc thực hành

Trong cuộc hội thảo quốc tế “Báo chí và truyền thông đại chúng - Đào tạo, bồi dưỡng trong thời kỳ hội nhập” nhiều ý kiến cho rằng:

Giáo trình đào tạo báo chí còn nặng tính hàn lâm, thiếu thực tiễn, ít

thực hành Ông Hồ Quang Lợi, Tổng biên tập Báo Hà Nội Mới, dẫn

Trang 29

góc độ nghiên cứu mang nặng fính hàn lâm, vĩ mô, dẫn đến hệ quả là sinh viên báo chí bị thiếu hụt kiến thức nghề nghiệp và xã hội, nên thường bị choáng ngợp khi bước từ giảng đường ra thực tiễn cuộc sống Bên cạnh đó, nhiều sinh viên trong quá trình học tập không thường xuyên tiếp cận thông tin, ít đọc, thụ động trong suy nghĩ, tìm tòi đề tài, viết bài nên khi thực sự tác nghiệp thường bi ling ting va khong có sự nhạy cảm cần thiết để cảm nhận khi đứng trước sự kiện [32, tr196] 1.3.2 Cuộc sống hiện đại phát triển rất nhanh

Trang 30

1.3.3 Bồi dưỡng nghiệp vụ là yêu cầu tất yếu

Báo chí truyền thông đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi sự xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú các loại hình truyền thông mới như: vệ tinh, internet, truyền hình cáp, điện thoại di động kết nối internet Các cơ quan truyền thông muốn có độc giả phải thay đổi Sự thay đổi, cạnh tranh để tồn tại đã mang lại cho công chúng nhiều loại hình truyền thông từ đơn giản như báo in, phát thanh đến báo mạng, báo hình, truyền hình số Các cơ quan báo chí đòi hỏi nhà báo phải có đủ trình độ, năng lực để trở thành các nhà báo đa phương tiện Có nghĩa là nhà báo cần phải nắm được kỹ năng của tất cả các loại hình: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử Để đáp ứng được yêu cầu của nghề báo trong xã hội phát triển thì việc bổ sung những kiến thức làm báo mới theo phong cách hiện đại là rất cần thiết Việc ra đời các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã giúp cho hàng nghìn nhà báo được bồi dưỡng,

nâng cao nghiệp vụ mỗi năm Các Trung tâm này còn mở lớp cho các học viên

mới vào nghề nên đã giúp cho họ thấy tự tin hơn trong công việc Việc đào tạo ngắn hạn của các Trung tâm giúp cho các nhà báo không mất nhiều thời gian mà vẫn có thể cập nhật được những kiến thức làm báo mới nhất Xã hội phát triển và vận động không ngừng, vì vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo đáp ứng yêu cầu xã hội là hết sức cần thiết

Xuất phát từ thực trạng đội ngũ nhà báo nước ta hiện nay qua điều tra

được trình bày ở phần “7.2 Tổng quan về đội ngũ báo chí nước ta hiện nay”,

chúng ta dễ đàng nhận thấy một điều là: công việc bồi dưỡng cũng rất đa dạng, phong phú Chẳng hạn con số 38,44% hội viên Hội Nhà báo không phải là đảng viên, đoàn viên, họ sinh hoạt trong các tổ chức quần chúng Đây cũng là một hình thức bồi dưỡng mà lâu nay các cơ quan báo chí chưa thực sự chú trọng Bên cạnh đó, bản thân mỗi hội viên Hội Nhà báo cũng chưa đặt nhiệm vụ phấn đấu trở thành đảng viên thành mục tiêu lý tưởng của mình Nghề báo

là một nghề hoạt động chính trị xã hội, mà hội viên Hội Nhà báo lại đứng

Trang 31

ngoài các tổ chức chính trị - xã hội thì khó có thể trở thành một nhà báo phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, cho sự phát triển phồn vinh của xã hội

Trang 32

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT 4 CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỔI DƯỠNG NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ CỦA HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM, ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM,

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM VÀ THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

(Từ tháng 01 năm 2005 đến hết tháng 6ó năm 2008)

2.1 MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 2.1.1 Mục đích:

Việc khảo sát 4 Trung tâm bồi dưỡng của 4 cơ quan báo chí lớn vào bậc nhất nước ta nhằm thấy được các Trung tâm đã làm được những gì trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo chí thuộc chức trách của mình Những dữ liệu khảo sát này sẽ làm cơ sở cho những phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu Qua khảo sát 4 Trung tâm bồi dưỡng trong thời gian hơn 3 năm (từ tháng 1 năm 2005 đến hết tháng 6 năm 2008), mới thấy được quá trình nỗ lực liên tục của các cơ quan báo chí này trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo ở nước ta Tuy nhiên do thời gian khảo sát kéo đài như thế nên tác giả luận văn gặp không ít khó khăn trong quá trình thu thập tài liệu Bởi vì, công tác lưu giữ các văn bản, tài liệu đó ở các cơ quan không phải bao giờ và không phải ở đâu cũng làm đầy đủ cả Mặc dù vậy, kết quả thu thập tài liệu cũng phản ánh được sự nỗ lực của các Trung tâm trong công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà báo cho đất nước trong thời gian qua Mỗi Trung tâm có một vị trí, chức năng khác nhau, đối tượng bồi dưỡng khác nhau, nhưng nét chung đễ nhận thấy là: trong điều kiện cụ thể, các Trung tâm bồi dưỡng đã có

những tìm tòi, sáng tạo, phát hiện nhu cầu công tác hoạt động báo chí ở nước

ta để thiết kế chương trình, kế hoạch giảng dạy, nội dung giảng dạy cho phù

hợp Cho nên có nói thể mục đích khảo sát của luận văn là nhằm hình thành

một cái nhìn toàn điện về hoạt động bồi dưỡng của các Trung tâm đào tạo, bồi

Trang 33

Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam cho những người hoạt động trong ngành truyền thông báo chí nước ta Từ đây, rút ra những mặt mạnh, thành tích đạt được, đồng thời thấy được những hạn chế để có những khuyến cáo, đề nghị, đề xuất giải pháp nhằm gợi ý, giúp cho các Trung tâm này nói riêng, cho công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhà báo ở nước ta nói chung đạt hiệu quả tốt hơn

2.1.2 Nội dung khảo sát

Hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ nhà báo nói chung khá đa dạng và phong phú Mỗi Trung tâm lại đảm nhận một chức trách riêng, mặc dù vậy công tác này vẫn có những nét chung Cho nên, nội dung khảo sát tập trung xoay quanh hoạt động của từng Trung tâm, từ đó rút ra cách thức, phương pháp không những của từng Trung tâm mà còn đúc rút, tổng kết những nét chung của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Cho nên nội dung luận văn khảo sát tập trung ở những khía cạnh: Số lượng phóng viên được bồi dưỡng; Nội dung giảng dạy và thời lượng giảng dạy của các khoá đào tạo, bồi dưỡng; Đội ngũ giảng viên được huy động, phương pháp giảng dạy trong các Trung tâm Luận văn còn tiến hành xem xét chương trình bồi dưỡng và quá trình thực hiện chương trình, kế hoạch đó Để có thêm số liệu và để nhìn thấy

bức tranh tổng thể, luận văn còn khảo sát và đánh giá xem cơ sở vật chất, hợp

tác và huy động nguồn kinh phí của các Trung tâm Về phía người đi học, những phóng viên được bồi dưỡng, luận văn còn phỏng vấn, phát phiếu thăm đò mục đích là để thấy được phản ứng, ý kiến của người đi học đối với công tác bồi đưỡng tại các Trung tâm Ngoài ra, luận văn còn mở rộng sự thăm dò ý kiến đối với các hoạt động bồi đưỡng cả một số cán bộ lãnh đạo quản lý các Trung tâm, đối với một số cơ quan báo chí cử phóng viên đi học

Nhìn chung nội dung khảo sát rất nhiều khía cạnh Tuy nhiên đây là một quá trình làm việc khá công phu, bao gồm cả việc xử lý tài liệu, văn bản, đồng thời kết hợp với việc điều tra xã hội học Nội dung khảo sát của luận văn

Trang 34

sẽ cố gắng hình thành một cách toàn diện, cụ thể hoạt động bồi dưỡng của 4 Trung tâm trong những năm qua Từ nội dung đó, luận văn sẽ phân tích, lý giải, rút ra những nhận xét làm cơ sở cho những kiến giải mang tính khoa học của luận văn

2.1.3 Phương pháp khảo sát

Trước tiên, phương pháp cơ bản là bám sát các tài liệu thu thập để xử lý Đó là các chương trình, kế hoạch bồi dưỡng của các Trung tâm; Kế hoạch thực hiện cụ thể của từng đợt, từng năm của các Trung tâm Mặt khác, tác giả luận văn xây dựng các phiếu hỏi để học viên trả lời về nội dung, chương trình, phương pháp, cách thức bồi dưỡng của lớp học Tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn một số cán bộ quản lý ở các Trung tâm, ở cơ quan quản lý báo chí nhằm nhận được những ý kiến của họ về hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ phóng viên

Với tất cả những dữ Hệu có được đó, tác giả luận văn đã tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những nhận định phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này

2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

2.2.1 Về 4 Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng

2.2.L.L Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam

Za = STE

Trang 35

Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Ban Tổ chức Chính phủ có công văn số 25/ICCP-TCPCP thoả thuận để Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm bồi dưỡng nhiệp vụ báo chí (gọi tắt là

Trung tâm) thuộc Hội Nhà báo Việt Nam như sau: Trung tâm có chức năng,

nhiệm vụ: bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, lý luận, lịch sử và nghiệp vụ

báo chí cho những người làm báo thuộc hệ thống tổ chức của Hội Nhà báo

Việt Nam thông qua hình thức tổ chức lớp học bồi đưỡng ngắn ngày; Trung tâm có nhiệm vụ lên chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí trong khuôn khổ hợp tác Quốc tế của Hội Nhà báo Việt Nam và theo quy định của Nhà nước Việt Nam

Là một đơn vị trong cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, hoạt động có tính chất độc lập, Trung tâm chỉ có 4 cán bộ trong đó: 1 giám đốc kiêm nhiệm, 2 cán bộ biên chế và l cán bộ hợp đồng, nên mỗi người phải kiêm nhiều công việc Tháng 10 năm 2007, lãnh đạo Hội Nhà báo quyết định có thêm 2 đồng chí Phó giám đốc để hỗ trợ cho đồng chí giám đốc trong việc triển khai các công việc của Trung tâm, trong đó 1 đồng chí là phó giám đốc kiêm nhiệm Số giảng viên của Trung tâm chủ yếu nằm ở các cơ quan báo chí hoạt động có tính chất kiêm nhiệm

Chương trình bồi dưỡng ở Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam đã được hình thành ở bảng phụ lục 1 (trang 99)

Trang 36

Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã tổ chức trong năm 2005 thuộc dự án “Hỗ trợ hoạt động Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam” ở bảng phụ lục số 2 (trang 06)

Năm 2005, Trung tâm đã thực hiện tốt kế hoạch, chương trình của Dự án “Hỗ trợ hoạt động Trung tâm bôi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam ”, tổ chức được 12 lớp bởi đưỡng nghiệp vu báo chí cho gần 150 học viên Ra được 2 bản tin “Chất độc da cam - Nỗi đau xuyên thế hệ” và “Chung tay cùng phụ nữ phòng chống AIDS”; Tiếp nhận và hoàn thiện 3 phòng máy

và đưa vào sử dụng phục vụ các lớp học: Phòng máy đa phương tiện, phòng

máy phát thanh, phòng máy truyền hình và 6 máy ảnh kỹ thuật số

Trang 37

Ngoài ra, Trung tâm không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn tài chính phục vụ các khoá bồi dưỡng Trung tâm đã liên kết với tổ chức UNESCO, tổ chức 1 lớp “Truyền hình cho thanh niên” với 12 học viên; Với tổ chức GIPI, tổ chức 1 cuộc Hội thảo “Báo chí và các chính sách Internet ở Việt Nam” cho 18 nhà báo; Với tổ chức UNDP, tổ

chức 2 cuộc Hội thảo tại phía Bắc và phía Nam về 8 Mục tiêu Phát triển Thiên

Niên Kỷ cho 55 nhà báo; Phối hợp với Dự án VIE01-P09, tổ chức 6 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ viết về Dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hơn 150 học viên tại các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Lâm Đồng và Hà Nội

Để cho hội viên ở mọi nơi đều được bồi dưỡng nghiệp vụ, Trung tâm đã phối hợp với các địa phương tổ chức được 9 lớp bồi đưỡng nghiệp vụ cho hơn 250 hội viên của các địa phương: Đắc Lắk, Bạc Liêu, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, Website Đảng Cộng sản Việt Nam (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam), Tuyên Quang, Thái Nguyên và Hà Nội Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đo Trung tâm đảm nhiệm đều được tổ chức chu đáo, chặt chế và có chất lượng cao Các cấp hội và học viên đều đánh giá các lớp học được tổ chức là

hết sức cần thiết, bổ ích, đáp ứng được nhu cầu của học viên

Kế hoạch của Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam năm 2006 ở bảng phụ lục số 3 (rang 106)

Tiếp tục thực hiện chương trình của dự án: “Hỗ rợ hoạt động Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam”, Trung tâm phốt hợp với trường Đại học Báo chí Lille, với sự tài trợ của Đại sứ quán Cộng hoà Pháp, tổ chức được 14 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 150 hội viên tham dự 14 lớp bồi dưỡng được tổ chức tại Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tầu và Lâm Đồng Trong 14 lớp học có 6 lớp phóng sự phát thanh và truyền hình, 2 lớp ma két và công tác biên tập, 2 lớp quản lý ban biên tập báo viết, phát thanh - truyền hình, 1 lớp đào tạo giảng viên, I lớp viết báo trên internet và 1 lớp: “Thực hiện

Trang 38

A~¬^??

bản tin đặc biệt: 24 giờ ở chợ Long Biên” Ngoài việc tiếp tục thực hiện

chương trình của Dự án, Trung tâm còn phối hợp với Tổ chức diễn đàn các Tổng biên tập thế giới tổ chức 1 lớp học: “Thay đổi vì thành công tờ báo của

bạn” Tham gia lớp học có 11 nhà báo là Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương Phối hợp với trường Đại học Báo

chí Lille và Hãng thông tấn InfoSud (Thuy Sỹ) tổ chức lớp học: “Thực hiện

chuyên đề: Một làng quê Việt Nam trong quá trình tồn cầu hố” cho 15 nhà báo Việt Nam và 2 nhà báo Campuchia

Năm 2006, ngoài thực hiện các lớp trong dự án và các lớp Nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị, các địa phương tổ chức được 24 lớp học cho hơn 1.000 nhà báo thuộc 52 tỉnh thành trong cả nước Trong 24 lớp học trên có 6 lớp trong chương trình Nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí

Kế hoạch của Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam năm 2007 ở bảng phụ lục số 4 (trang 108)

Năm 2007, trong chương trình của Dự án: “Hỗ trợ hoạt động Trung tam bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam”, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí phối hợp với trường Đại học Báo chí LiIle đã tổ chức được 7 lớp học tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cho gần 100 nhà báo

Việt Nam tham dự Các nhà báo theo học và các cơ quan báo chí của Việt

Nam đánh giá các lớp học được tổ chức tốt, bổ ích và thiết thực đối với các

nhà báo Việt Nam 2 lớp đào tạo giảng viên đã giúp Trung tâm xây dựng và

mở rộng đội ngũ giảng viên báo chí cho các lớp bồi đưỡng của Trung tâm 2 lớp quản lý ban biên tập báo điện tử, báo viết giúp lãnh đạo các cơ quan báo chí có thêm kinh nghiệm quản lý của các cơ quan báo chí trong và ngoài nước Lớp Ma két và cơng tác tồ soạn giúp cho các toà báo có cách nhìn mới về

Trang 39

Pháp biên soạn, xuất bản 4 cuốn sách nghiệp vụ báo chí, 1 cuốn catalogue giới thiệu về Trung tâm, ngoài ra còn phối hợp với tổ chức quốc tế UNESCO ký kết dự án xuất bản cuốn sách Đạo đức nghề nghiệp báo chí

Đối với các lớp học địa phương, năm 2007, Trung tâm đã tổ chức được 3 lớp cho Tạp chí thuộc Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thuy sản, Bộ Thuỷ sản, Tạp chí Công Thương và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 11 lớp

theo yêu cầu của 9 tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Hà Nam, Hưng Yên, Bình Định, Quảng Bình và thành phố Đà Nắng với

thời gian từ 3 ngày đến 7 ngày, cho gần 400 lượt hội viên tham dự

Các lớp bồi dưỡng trên, học viên đều nhận xét: nội dung chương trình phù hợp với yêu cầu của học viên Các giảng viên nhiệt tình trao đổi những kinh nghiệm làm báo qua các thể loại và yêu cầu của từng lớp Các học viên đều đề nghị Hội Nhà báo tỉnh nên phối hợp với Trung tâm mở nhiều lớp với các chủ đề, đi sâu vào từng thể loại, nâng cao kỹ năng làm báo cho hội viên Nhiều học viên học ở các trường cao đẳng, đại học về báo chí, nhưng qua lớp bồi dưỡng này đều thu được nhiều kiến thức mới Nhất là các kỹ năng, kỹ thuật làm báo Đặc biệt, Hội Nhà báo tỉnh Bình Định và Tuyên Quang đã yêu cầu mở lớp dành riêng cho các quận, huyện của tỉnh chuyên về các thể loại phát thanh và tổ chức các chương trình phát thanh, thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp Ngoài ra, Trung tâm tổ chức được 9 lớp Nâng cao chất lượng

tác phẩm báo chí tại 9 địa phương: Phú Thọ, Bình Thuận, Bạc Liêu, Thái Bình,

Huế, Tiền Giang, Đà Lạt, Thanh Hoá, Yên Bái cho hơn 230 lượt nhà báo Qua 9 lớp tổ chức ở các địa phương, các nhà báo đều có nhận xét tốt Trung tâm đã có cải tiến phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên và cần tăng cường

phối hợp với các Hội Nhà báo tỉnh mở các lớp chuyên đề để đi sâu vào kỹ

năng làm báo nhằm nâng cao tác phẩm báo chí cho hội viên

Trang 40

Năm 2008, theo kế hoạch (phụ lục sé 5, trang 109) Trung tâm sẽ phối hợp với trường Đại học Báo chí Lille, Đại sứ quán Cộng hoà Pháp tổ chức 3 lớp học với chủ đề: 2 lớp “Đào tạo giảng viên” và 1 lớp “Quản lý ban biên tập phát thanh truyền hình”, phối hợp với tổ chức UNAIDS tổ chức 2 lớp “Viết về HIV và AIDS” Thường trực Thường vụ giao cho Trung tâm tổ chức 8 lớp Nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí Ngoài ra, Trung tâm có kế hoạch phối hợp với các địa phương, các Bộ, Ban, ngành tổ chức từ 15-20 lớp với các chủ đề do hai bên cùng thoả thuận Tính đến hết tháng 6 năm 2008, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã tổ chức được 2 lớp học với chủ đề: Viết về HIV/AIDS được tổ chức tại Quảng Ninh (từ 12-16/5/2008) và tại thành phố Hồ Chí Minh (từ 19-23/5/2008) với gần 40 học viên Tổ chức được 1 lớp “Đào tạo giảng viên” cho 10 nhà báo có kinh nghiệm về nghiệp vụ và có khả năng sư phạm để làm nòng cốt giảng viên cho Trung tâm Lớp học được diễn ra từ 25-30/6/2008 tại thành phố Hồ Chí Minh Phối hợp với Báo Đầu tư, Báo Tiếng nói Việt Nam, Liên chi hội Nhà báo Ngân hàng, Hội Nhà báo Hải Dương, tổ chức được 6 lớp với gần 200 nhà báo Từ nay cho đến cuối năm, Trung tâm phải tập trung vào việc mở 08 lớp bồi dưỡng Nang cao chất lượng tác phẩm

báo chí, đồng thời phối hợp với các tổ chức quốc tế, tổ chức 3 khoá bồi dưỡng

cho các nhà báo theo như thoả thuận Ngoài ra, Trung tâm còn phải tiếp tục

hợp tác với Hội Nhà báo các tỉnh, các chi hội, Liên chi hội trong việc mở các

lớp bồi dưỡng ngắn ngày

Tóm lại, từ năm 2005 đến hết tháng 6 năm 2008, Trung tâm đã bồi dưỡng được 109 lớp học cho gần 3.000 lượt hội viên Hội Nhà báo Các lớp học của Trung tâm chủ yếu tập trung nâng cao trình độ, kỹ năng, kỹ thuật làm báo Trung tâm tổ chức bồi dưỡng các thể loại báo chí: báo in, báo nói, báo

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Phân bố theo loại hình báo chí - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
h ân bố theo loại hình báo chí (Trang 27)
sẽ cố gắng hình thành một cách tồn diện, cụ thể hoạt động bồi dưỡng của 4 Trung  tâm  trong  những  năm  qua - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
s ẽ cố gắng hình thành một cách tồn diện, cụ thể hoạt động bồi dưỡng của 4 Trung tâm trong những năm qua (Trang 34)
Phịng máy truyền hình Phịng máy phát thanh - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
h ịng máy truyền hình Phịng máy phát thanh (Trang 36)
Một số hình ảnh về các phịng học của Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
t số hình ảnh về các phịng học của Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ (Trang 36)
2.2.1.2. Khảo sát Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình -  Đài  Truyền  hình  Việt  Nam  - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
2.2.1.2. Khảo sát Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 41)
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình trong hơn 3 năm qua  đã  rất  tích  cực  tổ  chức  các  lớp  đào  tạo,  bồi  dưỡng  khơng  chỉ  cho  cán  bộ  cơng  nhân  viên  của  Đài  Truyền  hình  Việt  Nam  mà  cịn  tổ  chức  cho  một  số  Đài  Phá - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
rung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình trong hơn 3 năm qua đã rất tích cực tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng khơng chỉ cho cán bộ cơng nhân viên của Đài Truyền hình Việt Nam mà cịn tổ chức cho một số Đài Phá (Trang 44)
Lớp Phĩng sự truyền hình Lớp Pháng sự phát thanh - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
p Phĩng sự truyền hình Lớp Pháng sự phát thanh (Trang 53)
Một số hình ảnh về các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm bồi dưỡng  nghiệp  vụ  báo  chí  tổ  chức:  - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
t số hình ảnh về các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tổ chức: (Trang 53)
Mĩ hình Trụ sở của Trung tâm bài dưỡng nghiệp vụ báo chí. sau khi xây dựng xong - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
h ình Trụ sở của Trung tâm bài dưỡng nghiệp vụ báo chí. sau khi xây dựng xong (Trang 84)
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRUNG  TÂM  ĐÀO  TẠO,  BỒI  DƯỠNG  - Vấn đề bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước ta hiện nay
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG (Trang 128)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w