1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)

135 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

¿ ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIÊN CHÍNH TRI - HÀNH CHÍNH

QUOC GIA HO CHI MINH ở

HỌC VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỂN

HÀ HUY HỒNG

(KHẢO SÁT TỪ NĂM 1998 DEN NAM 2006)

LUAN VAN THAC SY TRUYEN THONG DAI CHUNG

HA NOI - 2007

Trang 2

QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỂN

HA HUY HONG

NANG CAO CHAT LƯỢNG BÀI VIET

CHUYEN GIAO TIEN BO KY THUAT VE VUNG SAU, VUNG XA

TREN BAO NHAN DAN HANG NGAY |

(KHAO SAT TU NAM 1998 DEN NAM 2006)

Chuyén nganh: Bao chi hoc

Mã số : 60 32 01

LUẬN VĂN THẠC SY 'TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG KG BẢO CHỈ8 TUYẾN TRUYỆN YEN

; /

Người hướng dẫn khoa học: 7S NGUYEN THI THOA

HÀ NỘI - 2007

Trang 3

Trang Các chữ viết tắt trong luận văn 2 Mo dau 3 Chương 1: Báo chí tuyên truyền chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa 1.1 Một số khái nệm 11

1.2 Trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa 14

1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lé nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng,

Nhà nước ta về khoa học và công nghệ và tuyên truyền lĩnh vực đó 16 1.4 Truyền thông đại chúng hướng về vùng sâu, vùng xa 21

1.5 Báo Nhân Dân, ban Khoa giáo | 29

Chương 2: Tuyên truyền chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

về vùng sâu, vùng xa trên báo Nhân Dân hằng ngày

2.1 Các bài báo về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ năm1998 đến năm 2006 40 2.2 Tác giả các bài báo 45

2.3 Năm nội dung chủ yếu trong các bài báo 48

Chương 3:Những giải pháp nâng cao chất lượng bài báo

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa

3.1 Những đặc điểm nổi bật 68

3.2 Kỹ năng cần có để sáng tạo bài báo 75 3.3 Năm nội dung cần có trong một bài báo chuyển giao

tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa 85

Kết luận 95

Tài liệu thamkhảo 99

Trang 4

1 CNH, HDH 2 DS-KHHGD 3 GS.TS 4 KH va CN 5 PGS TS 6 PTITĐC 7 TS 8 UBND 9 UBDS, GD va TE 10 VS, VX

Cong nghiép hoa, hién dai hoa

Đân số- kế hoạch hoá gia đình

Giáo sư, tiến sĩ

Khoa học và công nghệ

Phó giáo sư, tiến sĩ

Phương tiện truyền thông đại chúng

Tiến sĩ

Uy ban nhan dan

Trang 5

1.Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá (CNH, HĐH), phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công

nghiệp Xuất phát từ nước nghèo, kém phát triển, để đạt được mục tiêu nói

trên đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc của các cấp, các ngành trong đó có ngành

khoa học và công nghệ (KH và CN) Hiện nay nước ta có hơn 74,6% dân số

sống ở nông thôn Trong đó có hàng chục triệu người dân sống ở vùng sâu,

vùng xa (VS,VX ), nơi còn diéu kiện sống khó khăn, mặt bằng dân trí thấp hơn nhiều so với các khu vực khác

Đảng ta luôn khẳng định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường

thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyên và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa” [ 34, tr 27 ] “CNH, HĐH có một phạm vi rộng lớn, bao

gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó công nghiệp, KH và CN đóng vai

trò rất quan trọng, cốt lõi của quá trình CNH, HĐH ” [ 21, tr 100] Nghị quyết

lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 1X ( số 15/NQ/TW, ngày

18-3-2002) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-

2010, đã chỉ rõ: “Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn là

một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước” Điều đó cho thấy, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) về

vùng VS,VX có vai frò rất quan trọng

Trang 6

có căn cứ cách mạng trước kia

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tiến hành công cuộc CNHHĐH nông nghiệp nông thôn, thông qua Nghị quyết số 06 NQ/TW, ngày 10-11-1998 của Bộ Chính trị, và theo Quyết định số 132/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình “Xây dựng các

mô hình ứng dụng KH và CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn va

miền núi giai đoạn 1998- 2002” (Chương trình nông thôn, miền núi) đã hình

thành Chương trình nông thôn, miền núi có tính chất liên ngành Chương

trình được thực hiện bằng dự án áp dụng các TBKT thích hợp với từng địa

bàn, nhằm hình thành các mô hình trình điễn ứng dụng TBKT, và chuyển giao

công nghệ (mô hình mẫu) ở quy mô xã hoặc một cụm xã

Bám sát hoạt động đó, các cơ quan thông tin đại chúng đã có nhiều bài viết giới thiệu chương trình, các mô hình chuyển giao TBKT vào đời sống, về VS,VX, nhưng chỉ ở dạng nêu cụ thể từng mô hình, ở từng địa phương Thực

tế cho thấy, cùng một mô hình làm tốt, nhưng mỗi báo tuyên truyền mỗi cách

(tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng báo, nhận thức của phóng viên)

Làm thế nào để mỗi tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực này vừa thể hiện rõ đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, vừa trở thành những tài liệu định hướng áp dụng, nhân rộng các mô hình đó ra những

vùng có điều kiện địa lý, khí hậu tương tự? Những giải pháp cụ thể nâng cao

chất lượng bài viết về van dé nay trên báo chí?

Khi tờ báo Đảng được chuyển đến các đảng viên trong từng chị bộ,

Trang 7

nhiệm vụ của tờ báo Đảng: “Thông tin và bình luận kịp thời, chính xác, với

fs

định hướng đúng đắn các sự kiện quan trọng trong nước va thế giới, cổ vũ

những nhân tố mới, hướng suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào những mục tiêu cụ thể và thiết thực của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia việc chỉ đạo, phát động và tổ chức các

NI phong trào của quân chúng” (Quyết định số 87 QĐ/TW, ngày 13-7-1994,

ị của Ban Bí thư Trung ương Đảng), báo Nhân Dân đã có nhiều bài viết tập

trung phân tích các cơ chế chính sách, điều nào có tác dụng tích cực, điều nào

gây cản trở cho quá trình chuyển giao TBKT, hiệu quả đến đâu; những mô hình

có kết quả tại những vùng kinh tế khác nhau của đất nước; bài học kinh nghiệm

Thông qua việc đi thực tế tiếp xúc với các nhà khoa học, cán bộ quản lý, nông dân, báo Nhân Dân đã và đang xây dựng các giải pháp, cách thức để

nâng cao chất lượng bài viết về lĩnh vực này Theo đõi và chuyên viết về KH

và CN nói chung, chuyển giao TBKT về VS,VX nói riêng, tôi nhận thấy, báo

Nhân Dân đã có những thành công nhất định, tuy vậy để các bài báo trở thành

tài liệu giới thiệu có hiệu quả mô hình chuyển giao TBKT về VS, VX, tôi thấy còn nhiều điểm cần trao đổi về mặt nghiệp vụ để nâng cao chất lượng bài

viết về vấn đề nói trên Chính vì vậy tôi đã chọn vấn đề “ Nâng cao chất lượng

bài viết chuyển giao TBKT về VS, VX trên báo Nhân Dân hằng ngày” làm đề

tài nghiên cứu cho luận văn của mình, những mong đóng góp một ý kiến

nhằm cho bản thân và các đồng nghiệp nâng cao chất lượng bài viết về lĩnh jm mã (qí ẳ ẳ § ẳẳẻẻ $

vuc noi tren

2 Lịch sử nghiên cứu để tài

iêu tai thư viện của Học viện Báo chí và Tuyên

Qua việc nghiên cứu tài liệ

:

\W Xd Oi va Nhan ven, theo đối

&

Trang 8

nhiệm vụ của tờ báo Đảng: “Thông tin và bình luận kịp thời, chính xác, với

định hướng đúng đắn các sự kiện quan trọng trong nước và thế giới, cổ vũ

những nhân tố mới, hướng suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào những mục tiêu cụ thể và thiết thực của công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia việc chỉ đạo, phát động và tổ chức các phong trào của quân chúng” (Quyết định số 87 QĐ/TW, ngày 13-7-1994,

_của Ban Bí thư Trung ương Đảng), báo Nhân Dân đã có nhiều bài viết tập

trừng phân tích các cơ chế chính sách, điều nào có tác dụng tích cực, điều nào

gây cán trở cho quá trình chuyển giao TBKT, hiệu quả đến đâu; những mô hình

có kết quả tại những vùng kinh tế khác nhau của đất nước; bài học kinh nghiệm

Thông qua việc đi thực tế tiếp xúc với các nhà khoa học, cán bộ quản

lý, nông dân, báo Nhân Dân đã và đang xây dựng các giải pháp, cách thức để nâng cao chất lượng bài viết về lĩnh vực này Theo dõi và chuyên viết về KH

và CN nói chung, chuyển giao TBKT về VS,VX nói riêng, tôi nhận thấy, báo

Nhân Dân đã có những thành công nhất định, tuy vậy để các bài báo trở thành

tài liệu giới thiệu có hiệu quả mô hình chuyển giao TBKT vẻ VS, VX, tôi

thấy còn nhiều điểm cần trao đổi về mặt nghiệp vụ để nâng cao chất lượng bài

viết về vấn đề nói trên Chính vì vậy tôi đã chọn vấn dé “ N âng cao chất lượng

bài viết chuyển giao TBKT về VS, VX trên báo Nhân Dân hằng ngày” làm đề

tài nghiên cứu cho luận văn của mình, những mong đóng góp một ý kiến nhằm cho bản thân và các đồng nghiệp nâng cao chất lượng bài viết về lĩnh vực nói frên

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Qua việc nghiên cứu tài liệu tại thư viện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Báo chí Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, theo đõi

Trang 9

| | eal đả i 4 ; | ae 4 sed | i a i núi như:

Luận văn Tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông

thôn miền núi phía Bắc của Nguyễn Đông Bắc ( Cao học khoá IX- Phân viện

Báo chí và Tuyên truyền ) [26 ] Nguyễn Đông Bắc đã khảo sát 70 bài báo (từ

năm 2001 đến 2003) viết về việc chuyển giao giống cây, con mới cho người

đân Loạt bài nói trên là kết quả sự hợp tác giữa các báo với sở nông nghiệp và

phát triển nông thôn các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn Đây là những bài

mô tả cách làm qua các mô hình trình diễn Các bài viết phản ánh bà con các địa phương đã biết cách chăm sóc giống cây, giống con mới Nguyễn Đông

Bắc cho biết: Một thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế là người đân

không chỉ trồng cây thông thường mà đã biết ứng dụng TBKT vào sản xuất

như trồng nấm, nuôi tằm, trồng chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô Nội

dung nói trên chỉ chiếm khoảng một trang trong tổng số 101 trang của bản luận văn Trong phần một số kiến nghị và giải pháp, tác giả không viết một câu nào đề cập việc nâng cao chất lượng nội dung các bài viết về chuyển giao TBKT về vùng nông thôn, miền núi

Luận văn của Ngô Thị Thu Hà (Cao học khoá X- Học viện Báo chí và Tuyên truyền ) có tên : “Báo Đảng trong việc nâng cao dan tri tai Tuyên

Quang và Hà Giang (Khảo sát báo Nhân Dân, Tuyên Quang, Hà Giang, từ

tháng 1-2005 đến 6-2006) [ 25 ] Bằng việc khảo sát báo địa phương và công chúng ở Tuyên Quang và Hà Giang, tác giả Ngô Thị Thu Hà đã đưa ra những

nhận xét cụ thể, có tính thuyết phục:

Công chúng báo chí tại Tuyên Quang và Hà Giang là công chúng da dan tộc Môi dân tộc lại có bản sắc, truyền thống và tập

quán, tâm lý riêng tạo cơ hội cho báo chí địa phương làm nên

Trang 10

văn hoá, lối sống cũng như đặc trưng về kinh tết 9 ]

Tác giả Thu Hà cung cấp thông tin liên quan đến báo Đảng của trung ương và địa phương: Một bộ phận không nhỏ trong công chúng vẫn coi báo

chí là phương tiện giải trí, nên kém mặn mà với báo Đảng- vốn là tờ báo được

xem là “khô cứng” Mặt khác phần lớn báo Đảng được phát hành theo địa chỉ là các bí thư chi bộ, đại biểu HĐND xã, tổ trưởng, trưởng thôn, bản chỉ có

một số ít phát hành đến các điểm bưu điện - văn hoá xã, cho nên, số lượng

người dân đọc báo Đảng không đáng kể Thông tín trên báo Đảng chưa đến được với đông đảo người nông dân Nhận định của tác giả cho thấy việc nâng cao chất lượng các bài viết về VS, VX rất quan trọng, là hướng ưu tiên để mở

rộng lượng phát hành đến với đông đảo người dân Tuy không có phần nào

viết riêng về chuyển giao TBKT về nông thôn, miền núi, nhưng trong phần

Báo Đảng phổ biến kiến thức, kinh nghiệm phát triển kinh tế cho nhân dân,

tác giả có dẫn chúng một số bài báo có viết về chuyển giao TBKT thông qua

các mô hình : kỹ thuật chăm sóc và gieo cấy lúa xuân, công nghệ sản xuất

giống và ốc hương thương phẩm

Qua khảo sát hai luận văn nói trên, liên quan luận văn này, chúng tôi đã phần nào hiểu được những thuận lợi, khó khăn ở các báo địa phương khi thông

tin nói chung, TBKT nói riêng đến VS, VX Tuy nhiên, đưới góc độ chuyển

giao TBKT, các luận văn đó mới dừng lại ở việc phản ánh sơ bộ mà chưa có một đề tài chuyên sâu nào nghiên cứu nâng cao chất lượng bài viết thuộc lĩnh

vực chuyển giao TBKT về VS,VX với các kiến nghị cụ thể về nội dung

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích của đề tài

Qua nghiên cứu các quan điểm của Đảng và Nhà nước, thực trạng báo

Trang 11

a a SUA a4 si

học kinh nghiệm nghề nghiệp để nâng cao chất lượng các bài viết trên báo

Nhân Dân khi giới thiệu các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về VS, VX

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu các khái niệm như công nghệ, chuyển giao công nghệ,

TBKT, VS, VX; điều kiện tự nhiên - xã hội vùng sâu, vùng xa; trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng VS, VX;quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng và Nhà nước về KH và CN, chuyển giao TBKT;

khảo sát và nghiên cứu sơ bộ việc tuyên truyền, chuyển giao TBKT về VS,VX

trên một số cơ quan truyền thông đại chúng

~- Nghiên cứu thực trạng việc tuyên truyền lĩnh vực chuyển giao TBKT về

VS,VX trên báo Nhân Dân hằng ngày thông qua việc khảo sát thể loại, tác giả, nội

dung, đơn vị chuyển giao thông qua các bài báo đăng từ năm 1998 đến 2006

- Tìm ra tiêu chí cần có về nội dung một bài báo viết về chuyển giao TBKT (dựa vào lý luận và thực tiễn); rút ra những bài học kinh nghiệm và đề

ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng bài viết về các mô hình chuyển giao TBKT về VS,VX

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động tuyên truyền lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về VS,VX trên báo Nhân Dân hằng ngày

4.2 Phạm vì nghiên cứu

Bài báo các ban: Khoa giáo, Nông nghiệp, Kinh tế-Công nghiệp và các ban có liên quan khác của báo Nhân Dân đề cập việc chuyển giao TBKT về

VS, VX ( từ năm 1998 đến 2006)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Trang 12

i 0 Hed wa cân Sim en SE Bọ Net tại đất f

cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, động lực phát triển kinh tế - xã hội Cơ sở lý luận báo chí, các kiến thức khoa học khác có liên quan

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài Hệu, khảo sát Thống kê

Phân tích Phỏng vấn sâu

Tổng kết thực tiễn

6 Những đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

6.1 Những đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài là một sản phẩm khoa học hàm chứa

những tri thức mới của cá nhân và tập thể những người nghiên cứu sáng tạo

ra Thông qua việc nghiên cứu lĩnh vực này, chúng tôi sẽ xâu chuỗi, khái quát,

tổng kết những kinh nghiệm, những kỹ năng hiểu biết của nhà báo, từ đó đưa

ra các giải pháp (hoặc một công thức cần có cho một tác phẩm báo chí hay )

nhằm mục đích làm cho các bài báo viết về lĩnh vực này vừa đúng, vừa đây đủ các nội dung cần thiết và hấp dẫn, vấn đề mà trước khi có luận văn này chỉ

được nhắc đến một cách cá lẻ trong các công trình nghiên cứu về hoạt động báo chí

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Những giải pháp (một công thức cần có cho một tác phẩm báo chí hay)

mà đề tài nghiên cứu đưa ra sẽ là tài liệu nghiệp vụ tham khảo có tác động tích

cực đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo khi mới chuyển sang viết về lĩnh vực KH và CN nói chung và chuyển giao TBKT về VS, VX nói riêng Đây cũng là tài liệu tham khảo cần thiết cho các sinh viên báo chí,

Trang 13

ee TG (GẫGqẳẳằĂ BỊ a

6.3 Về hướng nghiên cứu tiếp theo

Thực tế cho thấy những năm vừa qua, kinh tế đất nước ta đang phát triển với tốc độ nhanh, trong đó có khu vực nông thôn, miền núi Điều đó cho

thấy việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đã thu được những kết

quả khích lệ bước đầu, trong đó có kết quả của việc chuyển giao TBKT về VS,VX Yêu cầu khách quan đòi hỏi việc xây dựng các mô hình chuyển giao TBKT thuật phải có sự liên thông giữa các mô hình, không rời rạc, riêng lẻ

như hiện nay Việc chuyển giao TBKT trong giai đoạn hiện nay rất sôi động

và có nhiều thay đổi theo xu hướng chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn Do vậy các giải pháp tuyên truyền các mô hình chuyển giao TBKT thông qua các bài báo cũng cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu của đề tài tiếp tục theo dõi lĩnh vực nói trên theo hướng tim giải

pháp hữu hiệu nhất để truyên truyền các mô hình chuyển giao TBKT trên báo

1n nói riêng và các kênh truyền thông đại chúng nói chung 7 Kết cấu luận văn

Trang 14

CHUONG 1: CAC CO QUAN TRUYEN THONG DAI CHUNG

TUYEN TRUYEN CHUYEN GIAO TIEN BO KY THUAT

a VE VUNG SAU, VUNG XA

1.1 Một số khái niệm

- Cong nghé

Nhiều chuyên gia cho rằng công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế tạo vật liệu và thông tin, bao gồm tất cả các kỹ

năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý và thông tin Trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, ngudi ta CO1 công

nghệ là hệ thống những kiến thức bao gồm: bí quyết, thông tin, máy móc thiết bị được áp dụng vào sản xuất một sản phẩm hoặc địch vụ Thành phần cơ bản ị của công nghệ:

Ạ ° - Phan vat tu k¥ thuat: bao g6m moi phuong tién vat chat nhu cong cu,

trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, phương tiện vận

chuyển, nhà xưởng

- _ Phần con người: năng lực của con người về công nghệ gồm kỹ năng,

kinh nghiệm, tính sáng tạo

-_ Phần thông tin: công nghệ hàm chứa trong kiến thức được tư liệu

| hoá trong lý thuyết, khái niệm, phương pháp, thông số kỹ thuật, bí | quyết

- _ Phần tổ chức: công nghệ hàm chứa trong khu thể chế, tạo nên khung

tổ chức của bộ khung công nghệ như: thẩm quyền, trách nhiệm, mối

quan hệ

| Từ thông tin nói trên, chúng tôi thống nhất khái niệm về công nghệ của

TS Đỗ Công Tuấn nêu trong sách “ Danh từ thuật ngữ khoa học-công nhệ và

Trang 15

jose

Công nghệ trước hết là một tập hợp tri thức gắn liên và tương ứng

với một tập hợp kỹ thuật ( máy móc, thiết bị, phương tiện ); bao

gdm các tri thức về phương pháp, kỹ năng, bí quyết, kinh

nghiém duoc sử dụng theo một quy trình hợp lý, để vận hành tập hợp kỹ thuật đó, tác động vào đối tượng lao động, tạo ra sản

phẩm phục vụ các nhu cầu con người [1L1, tr 42] - Chuyển giao công nghệ

Nhiều chuyên gia cho rằng chuyển giao công nghệ là việc mua và bán

quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sở hữu công nghiệp , các bí quyết, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ

thuật, có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị, dịch vụ thong tin, tư vấn,

đào tạo “Chuyển giao công nghệ có thể hiểu là sự dịch chuyển toàn bộ , hoặc

một phần công nghệ từ nhóm người này sang nhóm người khác” [ 16, tr 11]

Chúng tôi thống nhất với quan điểm về chuyển giao công nghệ như sau:

Chuyển giao công nghệ là lĩnh vực hoạt động nhằm đưa công nghệ

từ nơi có nhụ câu giao công nghệ đến nơi có nhu cầu nhận công

nghệ , thường là nơi có trình độ công nghệ cao đến nơi có trình độ công nghệ thấp hơn, đáp ứng lợi ích của các bên đối tác, theo các

quy định pháp luật và những cam kết có tính chất pháp lý mà các

bên thoả thuận bằng hợp đồng chuyển giao công nghệ [11, tr 39]

- Kỹ thuật

Nhiều tài liệu nghiên cứu đã đề cập thuật ngữ này, phần lớn cho rằng kỹ thuật

có thể coi là tổng thể những phương tiện và tư liệu cần cho hoạt động của con

người, được tạo ra để thực hiện trong qúa trình sản xuất và phục vụ các nhu

cầu phi sản xuất của xã hội Chúng tôi thống nhất quan điểm sau:

Kỹ thuật thường được biểu hiện là một tập hợp kiến thúc, thủ thuật hay thói quen nhằm giải quyết một hay một lớp vấn đề nào

Trang 16

LESS SS SE See Be ee i | | a Ị i ted mA fa ni 3 el

và thói quen này là tương ting (phi hop, gdn lién ) voi mét tap

hợp máy móc, thiết bị, phương tiện do con người tạo ra và sử

dụng để tác động vào đối tượng lao động, tao ra sản phẩm phục vụ các nh⁄ cầu của con người [ 17, tr 93]

Ngoài ra thuật ngỡ “kỹ thuật” cũng thường được sử dụng để chỉ những đặc trưng tổng hợp các kỹ năng, kỹ xảo được sử dụng trong môi trường hoạt động nào đó của con người [ 33, tr260 ]

- Tiến bộ khoa học -kỹ thuật ( tiến bộ kỹ thuật )

Sự phát triển tịnh tiến của môi quan hệ giữa khoa học và kỹ

thuật, biểu hiện trên hai mặt:], Sự tác động thường xuyên của

những phát mình và sáng chế khoa học lên trình độ kỹ thuật và

công nghệ; 2, Sự ứng dụng những trang thiết bị và dụng cụ mới nhất vào nghiên cứu khoa học Tiến bộ khoa học -kỹ thuật “kích thích sự biến đổi về chất lượng sản xuất vật chất và lĩnh vực phi sản xuất, làm tăng năng suất lao động không ngừng, có ảnh hưởng tích cực lên mọi mặt đời sống xã hội; là một bộ phận không thể tách rời sự biến đổi xã hội” [32, tr 380 ]

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Tuy chưa có định nghĩa cụ thể nhưng có thể hiểu: Chuyển giao TBKT là

hình thức chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào các lĩnh vực kinh tế- xã hội từ đó “ kích thích sự biến đổi về chất lượng sản xuất vật chất và lĩnh vực phi sản xuất, làm tăng năng suất lao động không ngừng, có ảnh hưởng tích cực lên mọi mặt đời sống xã hội”

- Vùng sâu, vùng xa

Trong Từ điển Tiếng Việt của GS Hoàng Phê, Từ điển Bách khoa Việt

Nam, chúng tôi chưa thấy có định nghĩa này Từ thực tế khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi thống nhất với quan điểm của tác giả Cao Cự Tú ( Phó giám đốc

Trang 17

sâu, vùng xa “ thực chất không liên quan đến “ độ sâu”, “độ xa” đo bằng m

hay km mà chỉ là khái niệm mang tính quy ước về sự so sánh tương đối các

khoảng cách về trình độ phát triển ( nhất là cơ sở hạ tầng ) của các vùng so

với mức phát triển trung bình của cả nước Tuy vậy đối với từng tỉnh và thành

phố thì khái mệm VS,VX lại được hiểu đó là những xã khó khăn nhất của tỉnh,

thành phố đó Những khái niệm cơ bản nói trên sẽ là những “ chiếc chìa khoá”

được sử dụng để nghiên cứu những phần tiếp theo

1.2 Trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng VS,VX

dan VS.VX con thấp kém Có đân tộc sống thec

[ aan i lac ive Seen ile

ai KX.02.03: “ Xu hướng phát

triển kinh tế tri thức và tác động của nó đến sự phát triển và lựa chọn chiến lược

CNH, HĐH của Việt Nam đã tổng kết thành bảng: Bình quân nhân lực có trình

độ cao đẳng, đại học/ một vạn dân tại một số tính, thành phố[ 2, tr 180] Từ

bảng nói trên chúng ta nhận thấy VS,VX có tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng,

Trang 18

Tá s0 Ue ị lâm sim A DASE Se ee 0U

Thực tế cho thấy tập quán sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc Điều kiện giao thông các công trình thuỷ lợi , điện, hạ tầng cơ sở thấp kém và thiếu

nghiêm trọng Đường vào nhiều huyện VS, VX chỉ có thể đi được trong mùa

khô Nhiều xã chưa có đường ô- tô Hệ thống thông tin liên lạc trong một số

năm qua được đầu tư, nâng cấp nhiều, nhưng nhìn chung còn khó khăn Dân

số tăng nhanh Tình trạng mù chữ, thất học cơ sở trường lớp yếu và thiếu Tình

trạng đói, thiếu đói đứt bữa còn ở một số một vùng Cơ sở và các hoạt động

KH và CN, còn ở trình độ rất hạn chế so với các khu vực đô thị phát triển,

vùng duyên hải Nhìn chung ở khu vực này còn rất nhiều bất cập về năng lực, trình độ và khả năng thực thi, cũng như truyền bá thông tin KH và CN

Qua điều tra tâm lý người nông dân, cho thấy một thực tế là người làm nông nghiệp ở nông thôn hầu hết tuổi cao, trình độ văn hoá thấp, nên tầm nhìn, suy nghĩ rất hạn chế Cũng chính vì vậy yếu tố đột phá, sáng tạo trong quá trình tiếp thu và ứng dụng TBKT khó có ( hoặc không có ) khả năng xảy ra Đây cũng chính là yếu tố gây cản trở cho quá trình CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KX0O2.06, do TS Nguyễn Xuân Thu ( Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) làm

chủ nhiệm, thuộc Chương trình Khoa học xã hội cấp Nhà nước KX 02 ( giai

đoạn 2001-2005 ): Khu vực nông thôn nước ta chiếm 90% diện tích tự nhiên

và 74, 6 % dân số cả nước Đến năm 2005, dân số nông thôn là 63,5

triệu dân Khu vực nông nghiệp và nông thôn thu hút tới 2/3 lực lượng lao động và là nguồn thu nhập chủ yếu của 74, 6 % dân nông thôn sinh

sống Vùng khó khăn miền núi, thường là vùng sâu vùng xa biên giới,

Trang 19

ad a J Bang 1.2 Tình hình các vùng khó khăn (số liệu 2005) Các vùng Số tỉnh Só huyện ¬- khó khăn khó khăn Cả nước 49 307 2356 1-Trung du-miền núi 13 100 1192 2-Đồng bằng sông Hồng 4 12 47 3-Duyên hải- miền trung 13 81 574 4- Tây Nguyên 4 44 235 53-Đông Nam Bộ 5 20 90 6-Đồng bằng Cửu Long 10 50 218

1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hô Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta về khoa học và công nghệ và tuyên truyền lĩnh vực đó

1.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nìn

Từ thế ký XIX, trong Bộ Tư bản, C Mác đã từng nêu vai trò của KH và CN: “Kỹ thuật học vạch rõ thái độ tích cực của con người đối với tự nhiên, vạch trần quá trình sản xuất trực tiếp ra đời sống của con người và những điều

kiện của đời sống xã hội” C Mác đã tiên đoán: “ Trong điều kiện cách mạng

khoa học -công nghệ, nhân tố “công nghệ” phải gắn với nhân tố “kỹ thuật” thì

mới phát huy tiềm năng hiệu quả Điều này cũng giống như việc “ khoa học “

phải gắn với công cụ lao động và người lao động thì mới có thể trở thành “ lực

lượng sản xuất trực tiếp” [ 15, Tr 372 ]

Đề cập việc tuyên truyền các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản

Lê nin cho rằng:

Chúng ta rất ít dùng những điển hình, những tấm gương cụ thể, sinh

Trang 20

1 ay al | nay i | Bey ed | | Ị al } |

mà đấy lại là nhiệm vụ chính của báo chí trong thời kỳ quá độ từ chủ

nghĩa tư bẩn lên chủ nghĩa cộng sản Chúng ta ít chú ý đến đời sống

thường ngày trong công xưởng, nông thôn và bộ đội, là những nơi mà

đời sống mới cân được xây dựng mạnh hơn mọi nơi khác, mà chúng ta phải chú ý hơn mọi nơi khác, phải tuyên dương, phải phê bình công

khai, công kích những tật xấu, hô hào học tập cái tối

Hay bot lam rim beng về chính trị Hãy bớt những nghị luận kiểu trí

thức đi Hãy gân gũi với đời sống hơn nữa Hãy chú ý nhiều hơn nữa, xem trong công việc thường ngày của họ , quân chúng công nông dang

thực tế sáng tạo cái mới như thế nào Hãy kiểm nghiệm kỹ hơn xem

cái mới đó có tính chất cộng sản đến mức độ nào” [36, tr 106-109 ] Theo chúng tôi, tuy là lời chỉ đạo báo chí chung của Lê nin, nhưng đó chính là định hướng cho các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền lĩnh

vực chuyển giao TBKT về VS, VX Đó là việc cử phóng viên bám sát cổ sở,

người đân để tìm hiểu các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, giới thiệu cho đông

đảo bạn đọc các mô hình làm giàu từ việc ứng dụng các TBKT 1.3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội nghị phổ biến khoa

học, kỹ thuật Việt Nam ( ngày 18-5-1963 ), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học và kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém, lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều Cách thức làm việc còn nặng

nhọc Năng suất lao động còn thấp kém Phong tục tập quán lạc hậu còn

nhiều” Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dan” [ 19 , tr 78] Theo

Người, muốn công tác phổ biến khoa học, kỹ thuật thành phong trào mạnh

Trang 21

phụ nữ, cơng đồn , đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với các ngành chuyên

môn và các tổ chức khoa học khác

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Chỉ có liên hệ chặt chẽ với nông nghiệp, không rời xa sức tiết kiệm và ăn khớp với vốn liếng và sức hậu bị của ta — thì công nghệ mới làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của nó, là lãnh đạo và cải

tạo kinh tế của quốc đân” [ 19, tr 499 ]

Báo Nhân Dân ngày 21-6-2007, có trích câu nói của Bác:

Ngoài những đồng chí äđã làm báo trong những năm cách mạng và

kháng chiến, số đông cán bộ báo chí ta đêu mới vào nghề, vì thế mà kinh nghiệm còn ít, trình độ chưa cao Muốn tiến bộ, muốn viết hay,

thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện Kinh nghiệm của tôi là thế này: Môi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi:

- Viết cho ai xem ? - Viết để làm gì ?

-Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn, để đọc ?

Tuy Bác đặt ra các câu hỏi cho phóng viên, nhưng theo chúng tôi đó là

những gợi ý có giá trị để chúng tôi viết những bài báo chuyển giao TBKT về

VS, VX cho người nông dân xem Dé đạt được mục đích đó, các bài báo viết

về chuyển giao TBKT cần phải ngắn gọn, ngôn ngữ dễ hiểu, khắc hoạ rõ nét

các mô hình chuyển giao TBKT để cán bộ quản lý cấp cơ sở, người đân có thể

học theo, lam theo (thông qua bài báo, hoặc “ nhờ thông tin dẫn” từ bài báo để đến tận nơi có mô hình học cách làm theo)

1.3.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước - Vai trò của KH và CN

Nói về vai trò quan trọng của hoạt động KH và CN trong việc phát triển

kinh tế xã hội của đất nước, Đảng ta cho rằng:

Trang 22

BS BS SS OSS 4 §

đầu, tạo động lực đẩy nhanh CNH, HDH và phát triển kinh tế tri thức Đẩy nhanh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KH và CN, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực của nên kinh tế j 35 ,tr 210 J

Ngày 21-7-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/1998/QD-TTg về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng

các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã-

hội nông thôn và miền núi giai đoạn 1998-2002 (Chương trình nông thôn,

miền núi)

Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học,

Công nghệ và Môi trường ( nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ) phối hợp với

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để lồng ghép việc thực hiện chương trình này với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình kinh tế-xã hội khác để bảo đảm hiệu quả của việc thực hiện các chương trình

trên cùng một địa bàn

“Mục tiêu của Chương trình nông thôn miền núi là tạo ra những căn cứ khoa học và thực tiến để mở rộng sản xuất bằng việc áp dụng rộng rãi các

TBKT” [1, tr22 | Có hơn 300 xã thuộc 64 tỉnh, thành phố nằm trong điện thực hiện chương trình nói trên, hàng nghìn lượt nhà khoa học tham gia Hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai giai đoạn hai ( 2006-2010)

của chương trình nói trên Đây là một trong những hoạt động lớn nhất về quy mô cũng như phạm vi chuyển giao TBKT về nông thôn nói chung về VS,VX nói riêng Ngày 29-7-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 661/ QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới năm triệu ha rừng

Trang 23

cứu tuyển chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả năng thích nghỉ tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, các biện pháp bảo vệ

và phòng, chống cháy rừng để phổ biến nhanh ra diện rộng

Ngày 24-6-2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

80/2002/QĐ-TTg, về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hố

thơng qua hợp đồng Mục bốn, điều ba của quyết định về chính sách chuyển

giao TBKT và công nghệ nêu rõ: Hàng năm, ngân sách Nhà nước dành khoản

kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ

nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh (kể cả nhập khẩu ) các loại giống mới,

TBKT, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản; đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục (chương trình Video, truyền thanh, truyền hình, In-tơ-nét .) nhằm phổ cập nhanh TBKT, và công nghệ mới, thông tin về thị trường giá cả đến người sản xuất, doanh nghiệp Quyết định này được xem như là mô hình liên kết “bốn nhà” trong việc tiêu

thụ nông sản hàng hoá: Nhà nuớc, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp

Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15-7-2003,

giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về KH và CN ở địa phương Chương hai của thông tư có

nêu rõ: Cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tính quản lý nhà nước về KH và CN có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt

động KH và CN trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; lựa chọn các tiến bộ KH

Trang 24

See af | 4= }

thích hợp được chuyển giao đến người dân Ngoài ra trong từng thời kỳ đối với các vùng kinh tế cụ thể ( miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đông Nam Bộ, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ , Chính phủ còn có những quyết định, chỉ thị, nghị

quyết cụ thể cho từng vùng, và từng thời gian nhất định

- Thông tin khoa học và công nghệ

Ngày 13-3-1999, Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) đã ra quyết

định về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tễ- xã hội miền

núi “ Đối với công tác thông tin báo chí, Quyết định nêu rõ: “ Giúp đỡ các tỉnh, huyện miền núi kinh phí xây dựng các trạm tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam”, các tỉnh cần cải tiến, nâng cao chất lượng

về nội dung và hình thức báo địa phương, chú trọng việc giới thiệu cá nhân,

hộ gia đình, các bản làng làm ăn giỏi, xây dựng nông thôn mới trong vùng để đồng bào học tập” Ngày 13-3-1998, Thủ tướng Chính phủ lại có Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg “ về việc đẩy mạnh công tác văn hố- thơng tin ở miền núi

và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số “ Đặc biệt, tại Quyết định số 975/ QĐÐ-

TTg, ngày 20-7-2006, Chính phủ đã có chủ trương cấp một số loại báo, tạp chí đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn Đó là những cơ sở quan trọng bảo đảm cho công tác thông n KH và CN nói chung, TBKT nói riêng được đến với người nông dân ở VS, VX

1.4 Truyền thông đại chúng hướng về vùng sâu, vùng xa

Tại Hội nghị Tăng cường hoạt động thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội VS,VX, (19/12/2000, tại Hà Nội ), Vụ trưởng Báo chí, Bộ Văn hố Thơng tin, Đỗ Quý Doãn, nay là Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, cho biết: Cả nước hiện có một đài phát thanh, một đài truyền hình quốc gia, ba đài truyền hình khu vực và 61 đài phát thanh, truyền hình các tính, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có 49 đài của các tinh

miền núi, tỉnh có huyện miền núi Do địa hình rừng núi cho nên việc phủ

Trang 25

a ce ca an ni a i „4 | 4 i A a a a a

một khoản kinh phí lớn để tăng công suất, xây dựng các tram thu phát chuyển tiếp để đưa chương trình phát thanh, truyền hình đến được các xã vùng núi Đến nay Đài Tiếng nói Việt Nam đã đạt tỷ lệ phủ sóng 75% các xã, huyện miền núi Đài truyền hình Việt Nam đạt tỷ lệ phủ sóng 70%

Đài phát thanh truyền hình các tỉnh, thành phố miền núi đã phủ sóng đạt từ 70 đến 90% địa bàn, một số tỉnh đạt tỷ lệ phủ sóng 95 % Bên cạnh việc tăng diện tích phủ sóng, Nhà nước còn chú trọng việc cung cấp phương tiện nghe nhìn thích hợp cho đồng bào dân tộc vùng cao, biên giới hải đảo Đài Tiếng nói Việt Nam đã đầu tư sản xuất các loại ra- đi- ô chuyên dụng cho

miền núi Đồng thời với việc tăng diện tích phủ sóng, các đài phát thanh

truyền hình còn chú ý việc tăng các chương tình phát sóng bằng tiếng của các

dân tộc thiểu số Cả nước hiện có 53 dân tộc thiểu số, mỗi đân tộc đều có

tiếng nói riêng Ngoài ra các đài phát thanh truyền hình địa phương đã chú ý

đến việc phát chương trình bằng tiếng dân tộc có số dân đông hoặc có số người biết tiếng Việt ít trên địa bàn tính

Bước vào thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển nhanh chóng

về số lượng Tính đến năm 2000, cả nước có khoảng 490 cơ quan

báo chí ( đến năm 2006 có hơn 600 cơ quan báo chí ) với hơn 650 ấn phẩm các loại với nội dung và hình thức ngày càng được

nâng cao Ngoài các báo, tạp chí của các bộ ngành, đoàn thể, tổ

chức xã hội ở trung ương, toàn bộ 61 tỉnh, thành phố ( nay là 64

tỉnh, thành phố ) đêu có báo ngày hoặc báo tuần | 27, tr 56 ]

Trong đó có các chương trình về KH và CN Hầu hết các báo ở

trung ương như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Lao động, Tiền Phong, Văn

nghệ, Đại đoàn kết, Thanh niên và báo của tỉnh miền núi đều thường

Trang 26

đề phụ trương riêng phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi với số lượng phát hành ngày càng tăng

Thông tấn xã Việt Nam, nhiều năm đã xuất bản bản tin và chuyên để

dân tộc và miền núi với số lượng bản tin 720 nghìn số/ kỳ, chuyên đề 120 nghìn số/ kỳ bằng tiếng Việt và tiếng Khmer, phát hành không thu tiền 49 tỉnh, 392 huyện, 4602 xã, 12 nghìn thôn bản cho 53 dân tộc thiểu số trong toàn quốc Tạp chí Dân tộc miền núi của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi mới xuất bản từ năm 1999, đã có số lượng phát hành 60 nghìn bản/ kỳ, phát hành không thu tiền đến cán bộ cấp xã miền núi, dân tộc trong cả nước Báo Nhi đồng, tạp chí Vì trẻ thơ đã dành một số lượng lớn ấn phẩm phát hành không thu tiền cho các lớp học tiểu học của các tỉnh miền núi Cùng với các báo của trung ương, 49 tờ báo của các tĩnh, thành phố có huyện miền núi và đồng bào

dân tộc đã lập chuyên mục phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa; ra các tờ

chuyên đề báo ảnh, chữ to như báo Lào Cai, Yên Bái nhằm giúp đồng bào

dân tộc vùng cao dễ dàng tiếp cận thông tin va 1a phương tiện góp vào việc xoá mù chữ

Kết quả đề tài: “Điều tra tâm tư nguyện vọng của các hộ nông đân

ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp” do các tác giả

Võ Thị Minh Trí, Nguyễn Thị Hồng Nga, Pham Thị Đức, Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Lê Mỹ Dung thuộc Hội Tâm lý-Giáo dục học Việt Nam

thực hiện, cho thấy: Trong thực tế người dân lại được đọc nhiều hơn cả là báo Nhân Dân và số người được đọc báo này so với mong muốn cũng mới chỉ thoả mãn nhu cầu cao nhất là 51 % ( bảng 1 3) [ 23, tr 40 ] Đây

là một thông tin quan trọng để báo Nhân Dân tăng cường thêm lượng phát

hành đến vùng nông thôn miền núi, và cũng là thông tin quan trọng để các ban chuyên môn tăng cường các thông tin mà người nông dân đang cần,

trong đó có việc tuyên truyền các mô hình ứng dụng TBKT để người nông

Trang 27

Bang 1.3 Nguyện vọng và hiện thực hoá nguyện vọng của nông dân về sách báo (đơn vị : số người) 7 STT Các sách báo Nguyện | Hiện thực Tỷ lệ Ạ vọng (HT | HT/NV | (NV) : 1 Bao Nong nghiép va Nong 303 122 402 % thôn

| 2 [Báo Nhân Dân 252 130 | 515%

7 3 TBáo Quân đội nhân dan 184 40 21,7%

" 4 Sách Khoa học- Kỹ thuật 266 89 33,4%

ị 5 Các tài liệu của Đảng 229 92 40,1%

1.4.2 Thông tin chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa

trên các phương Hiện thông tin đại chúng

(Khảo sát Đài tiếng nói Việt Nam, báo Khoa học và Đời sống, Trung tâm thông fimn tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia)

| - Đài Tiếng nói Việt Nam

/ Trong nhóm phóng viên theo dõi hoạt động KH và CN, ở Đài Tiếng nói

5 Việt Nam, phóng viên Mỹ Công là một trong những người có nhiều bài báo

+ hay về đề tài chuyển giao TBKT về VS,VX Chị Mỹ Công, Trưởng phòng phát

thanh Khoa học và Công nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết: Chương trình

- nói trên phát hàng ngày trên sóng 675 ki-lô-hec Mỗi chương trình có 15 phút | phát chính, 15 phút phát lại Chủ đề các buổi phát như sau:

Thứ hai, chủ đề KH và CN về y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Thứ ba, thứ bảy có chủ đề KH và CN về nông nghiệp, ngư nghiệp

Thứ tư, thứ năm, thứ sáu có chủ đề KH và CN về các ngành khác

Gần

Trang 28

Chủ nhật là ngày dành riêng cho các nhà khoa học và những chủ đề nổi bật trong tuần Trong các buổi phát sóng có nhiều tiết mục Trong đó có tiết mục: “ Kiến thức khoa học với nhà nông” có nội dung chủ yếu là đưa những thông tin KH và CN, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất hay hoặc thất bại trên cơ sở phân tích khoa học .” Tên gọi “ Chương trình phát thanh KH va CN 7 đã nói lên chức năng của chương trình phải thực hiện: phản ánh kịp thời những thông tin mới nhất về hoạt động KH và CN của các ngành, lĩnh vực Thí dụ với ngành nông nghiệp: phản ánh những mô hình tiên tiến áp dụng thành công việc chuyển giao TBKT vào sản xuất, đồng thời thông tin cho người dân những địa chỉ mà họ cần tìm Gắn người dân với khoa học và ngược lại, làm cầu nối những thông tin khoa học, những nhu cầu về thông tin khoa học

- Báo Khoa học và Đời sống

Theo đối lĩnh vực KH và CN của báo Khoa học và Đời sống là phóng viên Nguyễn Văn Thanh Anh là một trong những người chấp bút xây dựng đề án Tờ thông tin “Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi” Tờ thông tin được

in bốn mầu, kích thước 20cmx 28cm, có 20 trang , phát hành 4 số/ tháng Tờ thông tin ra bộ mới 36 trang, phát hành mỗi tháng hai kỳ, từ số 226 Phóng

viên Nguyễn Văn Thanh cho biết: Thời kỳ đầu ( năm 2004 ) tờ thông tin có 3300 bản được phát không thu tiền xuống các xã ( chủ yếu cho các xã thuộc điện 135 ), tương ứng với số tiền được Chính phủ cấp là 600 triệu đồng Sau đó số xuất bản phẩm đã lên đến 35000 bản, tương ứng với số tiền được Chính phủ đầu tư là 3 tỷ đồng Các tờ thông tin được phát đến tất cả các thôn bản trong cả nước Tờ thông tin có các chuyên mục: Kiến thức phổ thông; kinh tế- xã hội; Khoa học-giáo dục- môi trường; gia đình- sức khoẻ; giải đáp thắc mắc;

văn hố; nơng nghệp- nông thôn

Trực tiếp khảo sát các tờ thông tin “Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền

Trang 29

có 32 bài) Đặc điểm chung của các bài báo trong tờ thông tin đó là ngắn gọn vài trăm chữ, được trình bày trong một trang đến hai trang ( không tiếp trang), chữ to, ảnh màu đẹp Các bài trong năm 2005 chủ yếu giới thiệu cách trồng,

cách nuôi từng con cụ thể Thí dụ các bài viết: “ Kỹ thuật thâm canh một số

giống sắn cao sản ( ngày 4/3/2005 ); “ Trồng cây phật thủ “ ( ngày 1/4/2005 ); “ Giàng A Giao làm kinh tế giỏi” ( ngày 3/6/2005) Các bài báo đăng trong

năm 2006, có nội dung phong phú hơn năm 2005 Ngoài việc tiếp tục giới thiệu cách trồng cây mới, nuôi con mới, tờ thông tin còn nhiều bài giới thiệu

cho người nông dân có những TBKT mới như: “ Lợi ích công nghệ sinh hoc

với ngành chăn nuối” ( ngày 20/1/2006); “ Bình nước nóng không điện BK-

DN -06 ” ( ngày10/3/2006); “ Bà con tự xử lý nước ô nhiễm” (23/4/2006); “ Cách chọn cá bống tượng giống” ( ngày 26/7/2006 ); “Liên kết sản xuất máy cất lúa cải tiến” ( ngày 22/9/2006 )

Nhìn chung, các bài viết chuyển giao TBKT trên tờ Thông tin “ Chuyên

dé dân tộc thiểu số và miền núi” thường giới thiệu những việc, nội dung cụ

thể, hầu như không có bài dạng trao đối, chính luận, vì đối tượng của tờ thông tin là nông dân Tuy vậy, các bài báo còn thiếu các thông tin cần thiết để

người dân có thể học theo, làm theo như: địa chỉ nơi nào cung cấp giống cây,

giống con đó? khi có bệnh xử lý thế nào, hỏi a1, mua thuốc ở đâu? Nhìn tổng thề, tờ thông tin chuyên đề đã có tác dụng tốt giúp nông dân kiến thức để phát

triển kinh tế gia đình thông qua việc ứng dụng các TBKT

- Trung tâm thông tin tw liệu KH và CN quốc gia

Một trong những đơn vị trong nhiều năm qua đã có nhiều hoạt động thông tin TBKT về nông thôn miền núi nói chung, VS, VX nói riêng đó là

Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia TS Tạ Bá

Hưng, Giám đốc Trung tâm cho biết: Đến nay trong toàn bộ hệ thống , có hơn

100 ấn phẩm thông tin định kỳ của các cơ quan ngành và địa phương có nội

Trang 30

i } i { t | a a sed | VĂN ni

thông tin KH và CN của các cơ quan thông tin các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, y tế, dân số và của các sở KH và CN các địa phương Trong các năm trở lại đây, từ khi mạng In-tơ-nét có ở nước ta, đã xuất hiện bản tin điện tử

Những bản tin này đã đóng góp tích cực trong việc phục vụ thông tin cho các địa phương Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia di

đầu trong việc sủ dụng kênh thông tin qua mạng này để hỗ trợ địa phương

trong việc thu thập , xử lý và nhân rộng nguồn thông tin KH và CN trong nước

và thế giới Ngay từ năm 1994 thông qua mạng TOOLNET, Trung tâm đã cung cấp đều đặn bản tin kinh tế-khoa học-công nghệ -môi trường [ 31,tr 20]

Hiện nay trên mạng VISTA trong số sáu bản tin điện tử do Trung tâm cung cấp , có tới năm bản tin điện tử có thể cung cấp các thông tin quý và cập nhật, phục vụ trực tiếp hay gián tiếp các đối tượng khác nhau ở các địa

phương , kể cả VS,VX Hầu hết các Sở KH và CN các tỉnh đã có trang Web riêng Từ Chương trình nông thôn miền núi, Trung tâm đã có các dự án đưa

thư viện điện tử KH và CN đến tận xã Lần đầu người nông dân biết đến máy tính, biết đến các mô hình làm giàu từ các chương trình có sẵn trên máy tính Chúng tôi đã dự cuộc khai trương các thư viện điện tử tại nhiều xã ở Ninh Bình, Điện Biên và có nhiều bài viết về hoạt động này

1.4.3 Đánh giá sơ bộ việc tuyên truyền thông tin KH và CN nói chung, chuyển giao TBKT nói riêng về VS,VX của các PTTTĐC

- Uu điểm

- Tuyên truyền phổ biến thông tin kịp thời chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, hướng đẫn đồng bào sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

- Tuyên truyền vận động đồng bào xây đựng phát triển kinh tế miền

núi; giới thiệu những mô hình, điển hình kinh tế mới

- Một số tờ báo như: các tờ báo của tỉnh, báo Khoa học và Đời sống, Nông thôn ngày nay đã mở trang khuyến nông, khuyến lâm để phổ biến kiến

Trang 31

| out a i 4 Sài ay fo

thức làm ăn cho đồng bào; hướng dẫn cách chăm cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng núi, VS,VX Nhất là trong thời gian vừa qua hầu

hết các báo đài ở trung ương và địa phương đã tập trung tuyên truyền việc

trồng rừng, trồng cây công nghiệp , cây ăn quả, phổ biến mô hình kinh tế trang trại ở miền núi để đồng bào học tập, noi theo

- Phổ biến kiến thức khoa học, giáo dục Trong điều kiện trường học còn ít và xa, thanh thiếu niên chủ yếu mới ở trình độ tiểu học Còn nhiều

người lớn ở vùng đân tộc thiểu số mù chữ, hoặc không nói được tiếng phổ

thông; vì vậy việc tăng cường việc phổ biến kiến thức và giáo dục qua phương tiện thông tin đại chúng, được các cấp chính quyền coi trọng

- Các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan ở trung ương, rất chú trọng

vấn đề này Ngoài các chuyên mục một số báo còn xuất bản các số chuyên đề,

in chữ to, có nội dung dễ hiểu, hình ảnh đẹp để phổ biến kiến thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở VS,VX

- Hạn chế:

- Tuy Nhà nước đã đầu tư nhiều kinh phí để mở rộng điện phủ sóng phát

thanh truyền hình và trợ giá phát hành cho các báo, tạp chí, song cho đến nay

nhiều VS,VX của miền núi vẫn chưa được phủ sóng phát thanh, truyền hình

- Việc phát hành báo chí tuy đã có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là với bưu chính, đã có nhiều cố gắng, song, báo chí đến được với đồng

bào dân tộc miền núi còn ít và chậm Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu

trên, một phần do địa hình đồi núi hiểm trở, hệ thống giao thông chưa phát

triển và xấu, cản trở việc phát sóng và phát hành báo chí

- Cước phí phát hành báo chí cho miền núi khá cao, hơn nữa với mục đích bán báo, nhiều tờ báo không có chủ trương phát hành rộng đến VS, VX mà chủ yếu ở các thành phố

Trang 32

bào Tìn bài còn dài, ít hình ảnh Một số tờ báo chi chú ý khai thác những tệ

nạn, hủ tục mà chưa nêu điển hình mới, tốt để đồng bào học tập Các nhà báo, nhất

là các báo ở trung ương, còn ngại đi miền núi viết tin, bài phản ánh vì tốn kém, vất

vả, nhuận bút không tương xứng, vì thế nội dung thông tin chất lượng còn thấp

Tóm lại, trong những năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới, nhờ những chủ trương chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư và quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, và sự cố gắng năng động của các cơ quan báo chí, các nhà báo, nhất là các nhà báo ở địa phương, công

tác thông tin báo chí đã có sự phát triển cả về chất lượng thông tin lẫn phạm vi

phủ sóng, phát hành Những cơ quan báo chí có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp thông tin báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số là: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, báo

Nhân Dân, báo Thiếu niên Tiền phong, Văn nghệ, Nông thôn ngày nay và nhất là

cơ quan truyền thông đại chúng của 49 tính miền núi và có huyện miền núi

1.5 Báo Nhân Dân, ban Khoa giáo 1.5.1 Vài nét về lịch sử báo Nhân Dán

, Thông tin trong phần này nhiều đoạn được trích trong Sơ thảo Lịch sử : 50 năm báo Nhân Dân ( 1951- 2001 ) [28 ]

- Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp:

Từ ngày 11 đến 19-2-1951 Đảng tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ 1I,

tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang Ngày 16-2-1951, Đại

hội ra nghị quyết xuất bản một tờ báo kế tục sự nghiệp báo Sự Thật, lấy tên là

Nhân Dân, toàn văn như sau:

Nghị quyết về báo Nhân Dân cơ quan trung ương của Đảng, Để

tuyên truyền chủ nghĩa và động viên Đảng viên và quần chúng

a nhân dân thục hành chính sách của Đảng, Đại hội quyết định Đảng Lao động Việt Nam xuất bản một tờ báo, lấy tên là Nhân

Trang 33

a | 8 ey al ea \ | al |

tuần, khi nào có điều kiện sẽ ra hằng ngày Đối tượng chính của Nhân Dân là đảng viên ở các chỉ bộ và quân chúng nhân dân

Trong thời kỳ kháng chiến vì sự giao thông liên lạc khó khăn, ngoài báo trung ương sẽ có hai tờ báo Đảng ở Liên khu 5 và

Nam Bộ lấy tên là Nhân Dân Liên khu 5 và Nhân Dân Nam Bộ ảo các ban chấp hành của hai địa phương ấy phụ trách Báo Nhân Dân ở địa phương phải theo đúng đường lối chính trị của báo Nhân Dân ở trung ương và đăng xã luận của báo Nhân Dân

Cơ quan chỉ đạo các cấp của Đảng, nhất là trung ương, các khu và cán bộ phụ trách ngành của các cấp uỷ ấy có nhiệm vụ viết

bài cho báo Nhân Dân Mỗi cấp uỷ Đảng từ tính trở lên phải chỉ định một đông chí cấp uỷ viên làm thông tín viên cho tờ báo Các tính đảng bộ phải bảo dam việc phát hành đều đặn tờ báo của Đảng xuống tận chỉ bộ

Ngày 11-3-1951, báo Nhân Dân ra đời Số một của báo Nhân Dân ra

sáu trang Báo dành toàn bộ nội dung cho Đại hội II của Đảng Ngày 20-7-

1951, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 26 NQ/T U chính thức thành lập Ban

biên tập gồm tám uỷ viên, trong đó có tới năm đồng chí là Uỷ viên Bộ Chính

trị và Ban Bí thư: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn

Lương, Nguyễn Chí Thanh Ba uỷ viên khác là uỷ viên toà soạn, sinh hoạt nội

bộ và báo Sự Thật trước đây: Trần Quang Huy, Hà Xuân Trường, Quang Đạm

Tổng Bí thư Trường Chinh là chủ nhiệm, đồng chí Trần Quang Huy là thư ký Ban biên tập Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, báo Nhân Dân phát hành năm số / tuần, từ số 94 ( ngày 6-10 tháng 2-1953) Kế tục sự nghiệp vẻ vang

của những tờ báo tiền thân và báo Sự Thật, trong những năm kháng chiến

Trang 34

gi mi nã a oon năm a f dị q na ị năm Zm cal li] ị 3 4 | i

việc phổ biến, giải thích đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phan ánh thực tế phong trào cách mạng, hướng dẫn quần chúng, động viên lòng yêu nước, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cổ vũ phong trào thi đua giết

giặc lập công, xây dựng hậu phương vững mạnh

Cũng thời kỳ này dần dần hình thành phong cách báo Nhân Dân, một mặt nắm vững đường lối quan điểm của Đảng và nhiệm vụ lớn của cách mạng, cế gắng thể hiện nội dung chính trị, tư tưởng với những bài xã luận, bình luận

phóng sự sắc sảo; mặt khác, bước đầu thể hiện tính đa dạng về thể tài với các

chuyên mục như: Mũi tên nhọn (tiểu phẩm), Nói mà nghe, Bảng vàng thi đua,

thơ, ca dao, tranh đả kích, châm biếm

- Thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1959-1975 )

Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ cuộc kháng chiến thứ nhất chống thực dân

Pháp xâm lược và lũ Việt gian thân Pháp, sang cuộc kháng chiến thứ hai

chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai Báo Nhân Dân đứng trước các nhiệm vụ chính trị mới rất to lớn, nặng nề và khó khăn, cố gắng thể hiện tỉnh thần thích ứng đó một cách khẩn trương đưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết và bắt đầu có hiệu lực thì Bộ Chính trị, Trung ương Đảng quyết định đưa đồng chí Hoàng

Tùng, sau một năm ở nước ngoài và một thời gian làm Chánh Văn phòng

Trung ương Đảng, trở lại báo Nhân Dân ( từ tháng 4-1951 đến đầu năm 1954 hai đồng chí Trần Quang Huy và Vũ Tuân lần lượt làm Tổng biên tập) Ngày 14-10-1954, bốn ngày sau khi Hà Nội hoàn toàn giải phóng, hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược, báo Nhân Dân vào thủ đô, cùng với văn phòng trung ương Đảng ở trong Nhà thương Đồn Thuỷ (nay là Bệnh viện trung ương Quân đội 108) Báo ra hai ngày một số, mỗi số in 40 nghìn tờ nhưng không bán hết vì ở Hà Nội trong giới trí thức , viên chức cũ, người ta chưa quen biết báo

Trang 35

a i a i | | al aa a 1 |

Đảng Lao động Ngày 20-10-1954 một ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử báo

Nhân Dân: báo Nhân Dân phát hành hằng ngày( từ số 241 )

Trong thời kỳ này báo Nhân Dân đã trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén

cổ vũ động viên và góp phần tổ chức các phong trào thi đua chiến đấu và lao

động sản xuất của nhân dân cả nước, đồng thời tham gia tiến công kẻ thù bằng hàng nghìn bài viết về các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, tư tưởng - văn hoá Đây là thời kỳ phát triển vượt bậc của báo Nhân Dân cả về chất lượng, nội dung, cải tiến trình bày và xây dựng đội ngũ phóng viên hùng

hậu Ngoài tiền tuyến chống Mỹ, phóng viên báo Đảng có mặt trên nhiều

chiến trường, trong số đó có ba đồng chí đã hy sinh ( Qua hai cuộc chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, báo Nhân Dân có năm nhà báo đã hy sinh anh

dũng ngoài mặt trận) Ở hậu phương, bất chấp bom đạn , phóng viên của báo đã bám sát các địa bàn, kịp thời cổ vũ tinh thần lao động quên mình “ mỗi

người làm việc bằng hai “ Nhất là trong những ngày quân và dân Hà Nội đập

tan cuộc tập kích chiến lược của máy bay B52 Mỹ tạo nên trận “ Điện Biên

Phủ trên không “

- Thời kỳ cả nước xây dựng CNXH (1975-1986)

Cuối tháng 8/1975, báo Nhân Dân lập bộ phận thường trực ở miền Nam Dau thang 12/1975 Ban Bí thư chỉ thị báo Nhân Dân phải xuất ban ở Sài

Gòn cùng ngày với Hà Nội, trước ngày 25/4/1976, là ngày Tổng tuyển cử bầu

Quốc hội thống nhất trong cả nước Công việc nói trên hoàn thành vào ngày 20/4/1976 Báo xuất bản hàng ngày từ bốn trang lên sáu trang với số lượng 25

vạn tờ/ ngày Năm 1985 đi đầu trong làng báo, báo Nhân Dân ra đặc san hằng tháng và tờ nội san “ Người làm báo Nhân Dân” Một nhiệm vụ hết sức quan

trọng của báo Nhân Dân trong giai đoạn mới này là phải thể hiện tính toàn

quốc Báo phải đề cập, phản ánh những vấn đề của mọi miền đất nước; phải

Trang 36

nhân dân cả nước; phải phát hành ấn phẩm của mình cùng trong một ngày tới

khắp mọi miền đất nước

Việc phát hiện những nhân tố mới và tổ chức những cuộc vận động

quần chúng lớn đã góp phần nâng cao lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta Tháng 8-198ó, Bộ Chính trị kết luận ba quan điểm mới hết sức quan trọng về cơ cấu kinh tế, cải tạo XHƠN, củng cố quan hệ sản xuất mới và cơ chế quản lý Ba quan điểm chính trị và kinh tế đó được báo Nhân Dân giải thích và truyền bá rộng rãi, là tư tưởng cốt lõi của văn

kiện Đại hội VỊ của Đảng Một đại hội đổi mới toàn diện, sâu sắc làm thay đổi

bộ mặt nước ta và gây tiếng vang lớn trên thế giới Từ năm 1975 đến năm

1986, là một trong những thời kỳ làm báo phong phú và sinh động nhất của

báo Nhân Dân Báo thể hiện đúng đắn đường lối của Đảng, kiên trì mục tiêu

độc lập dân tộc, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, vững vàng trước mọi thử thách, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước Báo Nhân Dân xứng đáng với lời biểu đương của Bộ Chính trị: “ là tờ báo lớn nhất và có tín nhiệm nhất trong nước”, và của Ban Bí thư Trung ương Đảng: “là ngọn cờ của Đảng trên mặt trận báo chi”

- Thời kỳ mười năm đầu đổi mới (1986-1996)

Từ năm 1986 đến 1996 là thời kỳ diễn ra cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước ta, cũng là thời kỳ trên thế giới có những biến động đữ đội:Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, CNXH lâm vào thoái trào; sau chiến tranh lạnh xu thế hoà dịu tiếp tục phát triển, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo

vẫn diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực trên thế giới Mỹ cùng với các nước

phương Tây thực hiện chiến lược “ diễn biến hoà bình “ hồng xoá bỏ các nước XHCN con lại Đây là một trong những thời kỳ báo Nhân Dân gánh vác

những nhiệm vụ rất nặng nề, vượt lên những thử thách để tiếp tục phát triển Sau Đại hội VI, báo Nhân Dân tập trung vào việc phổ biến, tuyên truyền và

Trang 37

dân sự đánh giá đúng thực tế tình hình đất nước, mặt khác làm rõ quan điểm,

đường lối và nội dung đối mới

Dưới chuyên mục “Những việc cần làm ngay”, báo đăng một loạt các bài phê phán các hiện tượng đó với bút danh : NVL Đó chính là những bài

báo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Chuyên mục này được sự hưởng ứng rộng rãi của đông đảo bạn đọc, sau này chuyển thành điễn đàn “

Nói và làm “, gắn kết một cách chặt chẽ giữa việc phê phán trên báo với việc sửa chữa bằng những hành động cụ thể

Trong giai đoạn này, báo Nhân Dân xuất bản thêm tờ Nhân Dân chủ

nhật (ra số đầu ngày 12/2/1989) ( nay là tờ Nhân Dân cuối tuần ) Khi báo

Nhân Dân chủ nhật ra đời , báo hằng ngày xuất bản mỗi tuấn sáu kỳ, trừ chủ nhật Từ ngày 5/2/1995, trước nhu cầu chỉ đạo liên tục và nhu cầu ngày càng tăng của bạn đọc , Ban biên tập báo Nhân Dân quyết định xuất bản báo hằng ngày cả vào chủ nhật (4 trang ) Đánh dấu sự trưởng thành và phương hướng

phát triển của báo Nhân Dân trong thời kỳ mới , ngày 13/7/1994, Ban bí thư

trung ương Đảng khoá VH, đã ra thông báo số 80/TB/TUđánh giá những ưu

điểm và khuyết điểm của tờ báo và đã ra Quyết định số 87/QĐÐ/TƯ xác định rõ

hơn chức năng, nhiệm vụ của báo Đảng trong giai đoạn đổi mới: “ Báo Nhân Dân là cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Bí thư

- Thời kỳ từ năm 1996 đến nay

Ngày 27-12-1996, đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã chính thức ký duyệt măng- sét bao Nhân Dân mới với tiêu đề: Nhân Dân Cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam Ngày 1-1-1997 báo Nhân Dân ra tám trang Năm 1997, báo Nhân Dân có 20 đầu mối, chia thành hai khối: khối biên tập gồm các ban biên tập nghiệp vụ và khối phục vụ biên tập Đến nay cơ cấu tổ chức được mở rộng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Hiện nay báo có 26 đầu mối Năm 1996 báo chỉ in

Trang 38

'

tại ba nhà In của báo trên phạm vi cả nước Đến nay báo đã có 8 điểm in

Trong đó có ba điểm in là đầu mối trực thuộc, bảo đảm cho báo Nhân Dân đến tay bạn đọc ngày càng sớm hơn

Năm 1996 báo chỉ có hai ấn phẩm ( Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối

tuần, đến nay đã có năm ấn phẩm: Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Nhân Dân điện tử tiếng Việt và tiếng Anh và nội san

Người làm báo Nhân Dân Báo Nhân Dân hằng ngày từ bốn trang lên tám trang và từ năm 2007, thêm phụ trương trang Hà Nội

Khi báo ra bốn trang số phát hành Nhân Dân hằng ngày là 160 000 tờ/ngày Nay hơn 210000 tờ /ngày Nhân Dân cuối tuần từ 80 000 số/kỳ lến 120 000 số/ kỳ, Nhân Dân hằng tháng 130 000 số/kỳ, Nhân Dân điện tử từ 25000 lượt

truy cập/ngày (1998 ) nay lên 750 000 lượt người/ ngày

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ báo Nhân Dân được bổ sung

nhiều; cán bộ, phóng viên trẻ, được đào tạo bài bản, có năng lực làm báo Năm 1995 có 320 người Hiện nay báo có 343 người ( trong đó có 104 nữ ) Số lãnh đạo cấp vụ phụ trách các đầu mối là 56 người, trong đó có một số người tuổi

còn trẻ Tổng số đảng viên trong Đảng bộ (bao gồm cả ba nhà in )là 310 người Riêng tại toà soạn số đảng viên là 198 đồng chí Tuổi bình quân là 44

Ngày 3-4-2003, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định 70-QĐÐ/TW về

chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của báo Nhân Dân Căn cứ quyết định

70, Ban biên tập đã triển khai thực hiện tổ chức xuất bản các ấn phẩm Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân điện tử tiếng Việt, tiếng Anh với nhiệm vụ cụ thể là:

Tuyên truyền phổ biến quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ những nhân tố mới, những

điển hình tiên tiến, tổ chức tập thể; các phong trào hoạt động

cách mạng của quân chúng; tham gia tổng kết thực tiễn góp phần

N tA ` ` o 7 oA n 2 ae ` `

Trang 39

thiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phản ánh trung thực tâm tự nguyện vọng chính đáng của nhân

dân; đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê nỉn, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của

Nhà nuóc và đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng

Kế hoạch số 03-KH/TIW, ngày 9-5-2007, của Ban Bí thư Trung ương

Đảng triển khai thực hiện Kết luận số 68-TB/TW của Bộ Chính trị đã giao

nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí xây dựng đề án nâng cao chất lượng nội

dung, hình thức, tăng tính định hướng chính trị tư tưởng và tính hấp dẫn; tăng

số lượng phát hành, nhàm bảo đảm hiệu quả cao trong thông tin, thực hiện tốt

vai trò là lực lượng chủ lực chỉ phối trên lĩnh vực thông tin, tuyên truyền của

đời sống xã hội Hiện nay đề án đổi mới của báo đã thực hiện xong, các ban biên tập đang căn cứ vào đó để xây dựng đề án của đơn vị mình Đề án của báo Nhân Dân, của các ban trực thuộc nhằm đổi mới nâng cao chất lượng

toàn điện về nội dung, hình thức, kinh tế, gắn với nhiệm vụ mà Bộ chính trị,

Ban Bí thư quy định tại Quyết định số 70-QĐÐ/TW, ngày 3-4-2003 1.5.2 Ban Khoa giáo của báo Nhân Dân

Ban khoa giáo là một ban đầu mối chịu trách nhiệm tuyên truyền lĩnh vực khoa học, giáo duc, y té, DS-KHHGD, HIV/AIDS Qua các thời kỳ lãnh đạo ban Khoa giáo là các đồng chí: Quang Đạm, Đức Thi, Khánh Căn, Thao

Lâm và hiện nay là đồng chí Tô Vương Trong nhiều năm qua tập thể cán bộ

phóng viên của ban ln hồn thành tốt nhiệm vụ, bám sát các sự kiện thời sự có liên quan như dịch SART, H5N1, các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, đại học, cao đẳng, các chủ trương lớn về hoạt động khoa học và công nghệ, xã hội và

nhân văn, và tuyên truyền hoạt động chuyển giao TBKT về nông thôn, miền

núi nói chung và về VS, VX nói riêng Hiện nay chuyên trang Khoa giáo là trang năm; đăng tin, bài vào các ngày thứ ba, năm, bảy và 2/3 trang 5 ngày

Trang 40

Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ KH và CN; Bộ Tài nguyên và Môi trường,

UBDS GÐ và TE; Viện Khoa học xã hội; Viện KH và CN Từ thực tế đó, trong tuyên truyền, ban đã xây dựng các chuyên mục gồm có: ý kiến nhà khoa

học ( đăng thứ năm), Thức ăn vị thuốc ( đăng thứ năm ); Kỹ thuật mới, công nghệ mới ( đăng thứ ba ); Khoa học ngày nay (đăng chủ nhật)

Các trang phân theo lĩnh vực: trang ra ngày thứ ba thường có bài “định” về y tế; trang thứ năm có bài “đinh” về KH và CN; trang thứ bảy có bài “định”

về giáo dục; trang chủ nhật có bài “đỉnh” về môi trường hoặc dân số,

HIV/AIDS Tuy theo yêu cầu tuyên truyền của Ban Biên tập , các ngày truyền

thống của ngành có sự thay đổi cho phù hợp Hiện nay ban Khoa giáo có tám đồng chí, trong đó có một thư ký ban, ba lãnh đạo ban vừa làm công tác quản lý vừa viết tin, bài Như vậy trực tiếp theo dõi ngành chỉ có bốn phóng viên Bản thân tôi vừa tham gia quản lý vừa trực tiếp là phóng viên viết bài lĩnh vực KH và CN, môi trường, trong đó tôi là người trực tiếp theo dõi và viết về các hoạt động chuyển giao TBKT về nông thôn miền núi nói chung, VS,VX nói riêng Trong đó chủ yếu là theo dõi Chương trình nông thôn miền núi, một

trong những hoạt động chủ lực chuyển giao TBKT về VS,VX Trong phần phụ

lục tôi xin giới thiệu một số bài báo do chính tôi viết về lĩnh vực nói trên Bài đăng báo của ban Khoa giáo dựa vào ba nguồn:

- Do phóng viên đi thực tế nắm bắt tình hình viết bài, chiếm khoảng 25

đến 30% diện tích trang báo

- Do cộng tác viên gửi đến: Nguồn này, hàng ngày ban khoa giáo nhận

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bảng nói trín chúng ta nhận thấy VS,VX có tỷ lệ cân bộ có trình độ cao đẳng, - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
bảng n ói trín chúng ta nhận thấy VS,VX có tỷ lệ cân bộ có trình độ cao đẳng, (Trang 17)
Bảng 1.2 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Bảng 1.2 (Trang 19)
Trước tình hình thiếu phóng viín như vậy, ban Khoa giâo thường được điều động  thím  phóng  viín  tăng  cường  khi  có  câc  nhiệm  vụ  đột  xuất  hoặc  thời  vụ  như  khai  giảng,  thi  đại  học,  cao  đẳng... - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
r ước tình hình thiếu phóng viín như vậy, ban Khoa giâo thường được điều động thím phóng viín tăng cường khi có câc nhiệm vụ đột xuất hoặc thời vụ như khai giảng, thi đại học, cao đẳng (Trang 41)
Bảng 2.1 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Bảng 2.1 (Trang 44)
Hình 2.2 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Hình 2.2 (Trang 45)
Hình 2.3 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Hình 2.3 (Trang 46)
Hình 2.5 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Hình 2.5 (Trang 51)
Hình 2.6 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Hình 2.6 (Trang 53)
Hình 2.7 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Hình 2.7 (Trang 55)
( Hình 2.8 ) - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Hình 2.8 (Trang 58)
Hình 2.9 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Hình 2.9 (Trang 62)
RE Hình 2.10 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Hình 2.10 (Trang 66)
Biểu đồ băi viết phản ânh nội dung V§ - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
i ểu đồ băi viết phản ânh nội dung V§ (Trang 66)
Hình 11 - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
Hình 11 (Trang 70)
QUY TRÌNH HÌNH THĂNH BĂI BÂO VIẾT VỀ KH WĂ GN, CHUYỂN GIAO TBKT - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
QUY TRÌNH HÌNH THĂNH BĂI BÂO VIẾT VỀ KH WĂ GN, CHUYỂN GIAO TBKT (Trang 79)
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
h ụ lục 1: Bảng tổng hợp (Trang 106)
Mô hình kinh tế mới trín ` - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
h ình kinh tế mới trín ` (Trang 107)
Mô hình kinh tế tổng hợp Công - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
h ình kinh tế tổng hợp Công (Trang 108)
Phình y - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
hình y (Trang 108)
Lựa chọn mô hình chuyển Tô trình - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
a chọn mô hình chuyển Tô trình (Trang 110)
Nhđn rộng mô hình cđu vũ Khuyến - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
h đn rộng mô hình cđu vũ Khuyến (Trang 111)
mô hình ứng dụng khoa sưa Khuyến - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
m ô hình ứng dụng khoa sưa Khuyến (Trang 112)
Hiệu quả từ mô hình Vđn Nguyễn - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
i ệu quả từ mô hình Vđn Nguyễn (Trang 113)
Hiệu quả từ mô hình Vđn Nguyễn - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
i ệu quả từ mô hình Vđn Nguyễn (Trang 114)
„ | hăng hoâ theo mô hình Hoăng - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
h ăng hoâ theo mô hình Hoăng (Trang 115)
tâc mô hình ứng. dụng - Nâng cao chất lượng bài viết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa trên báo nhân dân hàng ngày (khảo sát từ năm 1998 đến năm 2006)
t âc mô hình ứng. dụng (Trang 123)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w