1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo in (khảo sát báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ năm 2005)

92 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KO CTAO DUC VADAOTAO ˆ HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIÁ MƠ CHÍ MINH

HỌC VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỀN

YŨ THỊ HÁI ANH

Trang 2

LBỘ GIÁO DỤC VAI pAO TAO HOC VIEN CHINH TRI - HANH CHÍNH QUOC GIA HO CHi MINH

HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

vU THI HAI ANH

DAC DIEM NGON NGU PHONG SU

TREN BAO IN

(KHAO SAT BAO THANH NIEN, TIỀN PHONG VA TUỔI TRẺ NĂM 2005)

Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01

LUAN VAN THAC SI TRUYEN THONG DAI CHUNG

Trang 3

n7 t7 ÔỎ 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BẢN VẺ PHÓNG SỰ VÀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ . -ssseesseerssnrrsetttsrinrrirrrresooooee

li oi ga 5

1.2 Ng6n ngtt 00017 20

1.3 Đặc tính của ngôn ngữ bao chí và ngôn ngữ phóng sự 23

CHƯƠNG 2: DAC DIEM NGON NGU PHONG SU’ TREN BAO IN

(KHAO SAT CAC BAO: THANH NIEN, TIEN PHONG VA TUOI TRE

I/ 00207777 — 1Ó 28

2.1 Phóng sự trên các báo Thanh niên, Tiền phong và Tuôi trẻ 28 2.2 Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự . -ccerirerrerrrrrie 33 2.3 Những lỗi sử dụng ngôn ngữ trong các bài phóng sự 61

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ PHONG SU’ TREN BAO IN -s-seeesseesesse 65

3.1 Sur hiéu biét vé thé load ceeeeeecsssessessseeesesseseseeseseeeanennseeeseeneesnn 65

3.2 Có kiến thức và sự am hiểu nhất định về những lĩnh vực mình định

"8 .,ÓÔ 66

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiểm có một thể loại báo chí nào ngay từ khi ra đời đã gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng và nhanh chóng phát triển như phóng sự Sự xuất

hiện và bùng nỗ của phóng sự là một thành tựu đặc biệt của báo chí, góp phần

làm cho đời sống báo chí sôi động, phong phú

Ở Việt Nam, phóng sự xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX theo dòng những biến động xã hội phức tạp Một loạt phóng sự tầm cỡ của những người viết phóng sự danh tiếng như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô

Tất Tô .v.v đã tạo ra hiện tượng bùng nỗ phóng sự trên báo chí Cho đến

nay, khi bước sang thế kỷ XXI, phóng sự vẫn có sức “quyến rũ” Bởi phóng sự không chỉ được coi là “phương tiện điểm huyệt quan trọng của thông tin báo chí”, “là bản kiểm kê của thời điểm”, mà nó còn mang đến cho công chúng một bức tranh sinh động, vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự vừa ân chứa vẻ đẹp của ngôn từ

Phóng sự là một thành tựu đặc biệt của báo chí, là một phương tiện vận tải độc đáo dành cho thông tin Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình: báo in, phát thanh, báo ảnh, truyền hình, In-tơ-nét, .v.v thì phóng

sự càng có điều kiện phát triển đa dạng

Hiện nay, báo chí đã tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng và ngày càng trở thành một lực đây

sôi động, một vũ khí sắc bén nhằm đổi mới đất nước Bối cảnh đó đã tạo điều

kiện để phóng sự có thể trở thành thê loại có vị trí quan trọng trong các loại hình báo chí

Thật khó có thể hình dung diện mạo báo chí đổi mới của chúng ta nếu

Trang 5

Lý luận báo chí đã chỉ ra rằng, mỗi loại hình báo chí đều có những đặc trưng riêng về cách sử dụng ngôn ngữ Mỗi tờ báo lại có đặc điểm riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ để tạo nên sự hấp dẫn phù hợp với đối tượng tiếp nhận Để tạo ra được tác phâm báo chí có chất lượng, nhà báo không những chỉ cần có thông tin chính xác, chính kiến rõ ràng, mà còn phải được trang bị những kiến thức ngôn ngữ chuẩn mực Việc nắm vững các đặc trưng, đặc điểm ngôn

ngữ của thể loại phóng sự là một trong những nguyên nhân để tạo nên sự

thành công một tác phẩm phóng sự Đó là lý do chúng tôi chọn hướng nghiên cứu: Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo in làm đề tài cho luận văn này

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xung quanh vẫn đề nghiên cứu ngôn ngữ thể loại phóng sự đã có nhiều ý kiến bàn luận Riêng về phương diện lí luận văn học và lí luận báo chí thì phóng sự là một trong những thể loại được nhiều người nghiên cứu kỹ lưỡng và trong đó lĩnh vực ngôn ngữ phóng sự có được bàn tới như: Ký báo chí (Nxb Thông tin, 1992); Nghệ nghiệp và công việc của nhà báo (Hội nhà báo

Việt Nam, 1992), Lý luận văn học (Nxb Giáo dục, 1993), Từ lý luận đến

thực tiễn báo chí (Nxb Văn hố - Thơng tin, 1999); Làm báo - lý thuyết và

thực hành (Nxb Đại học Quốc gia, 2001); Viết báo như thế nào? (Nxb Văn

hố - Thơng tin, 2001); Phóng sự báo chí hiện đại (Nxb Thông tấn, 2004); Phóng sự báo chí (Nxb Lý luận chính trị, 2005); Phong cách học T jễng Việt (Nxb Giáo đục); Phong cách học và phong cách chức năng Tì jễng Việt ( Nxb

Văn hóa — Thông tin, năm 2000); Ngôn ngữ báo chí (Nxb Đại học Quốc gia,

năm 2001); Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên bảo chỉ ( Nxb Lao động, năm 2003) v.v Các công trình trên đã từng bước góp phần làm sáng tỏ những vẫn đề về ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ phóng sự nói riêng

Trang 6

trong xu thế hội nhập hiện nay

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Với những lý do đã nêu ở trên, đối tượng và phạm vi mà đề tài của

chúng tôi sẽ hướng vào nghiên cứu sâu hơn là những vấn đề lý thuyết về phóng sự và ngôn ngữ phóng sự Từ lý thuyết ấy để tìm hiểu thực tiễn việc sử dụng ngôn ngữ trong một số các tác phẩm phóng sự tiêu biểu qua tờ báo Thanh niên, Tiền phong và Tuổi trẻ (năm 2005)

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn này được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa

Mác- Lênin, của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về báo chí

- Về phương pháp nghiên cứu, trong luận văn này chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: khảo sát, thống kê, phân tích, tổng

hợp, diễn dịch, qui nap

+ Phương pháp khảo sát, thống kê sẽ được sử dụng trong việc lựa chọn

các tác phẩm phóng sự tiêu biểu được đăng tải trên các báo Thanh niên, Tiển

phong và Tuổi trẻ năm 2005

+ Phương pháp phán tích, tổng hợp được sử dụng nhằm rút ra những

kết luận có tính khái quát về đặc điểm ngôn ngữ thể loại phóng sự trên báo in

hiện nay

+ Phương pháp điển địch, gui nạp được sử dụng trong quá trình nhận

xét, đánh giá nhằm rút ra được những ưu thế và hạn chế trong việc sử dụng

ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự trên các báo được khảo sát 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài “Đặc điển ngôn ngữ phóng sự trên báo in” có thể góp phần làm sáng tỏ thêm phần lý thuyết và làm phong phú thêm phần thực hành cho chuyên ngành ngôn ngữ báo chí nói chung và thê loại phóng sự nói riêng

Trang 7

tiếp sáng tạo tác phẩm phóng sự báo chí

Riêng đối với tác giả luận văn, quá trình hoàn thành công trình nghiên cứu này sẽ sáng tỏ thêm kiến thức lý luận báo chí và có cơ hội tích luỹ kinh

nghiệm từ trong thực tiễn, để bản thân bước vào nghề viết báo có sự tự tin hơn

6 Kết cầu của luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận (chưa kế Tài liệu tham khảo, Mục lục) thì

nội dung của luận văn được tổ chức thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phóng sự và ngôn ngữ bao chi

Chương 2: Đặc điển ngôn ngữ phóng sự trên báo in (Khảo sát các

báo: Thanh niên, Tiền phong và Tuổi trẻ năm 2005)

Trang 8

NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE PHONG SU VA NGON NGU BAO CHI

1.1 Phong sw la gi?

1.1.1 Sơ lược về sự ra đời của phóng sự

Thuật ngữ phóng sự (Reportage) có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Repor”

- có nghĩa là thông báo một chuyến đi, một cái mới Phóng sự xuất hiện lần

đầu tiên ở châu Âu từ cuối thế kỷ XIX với nghĩa sơ khai ban đầu để chỉ sự mô tả những đám cháy, những trận lụt, những kì họp quốc hội, những cuộc chiến tranh v.v Sau đó được mở rộng ra với tư cách là bài viết về quá trình điều

tra của phóng viên đối với những con người, sự việc chứa đựng nhiều điều bí ấn, phóng sự không chỉ đáp ứng tính tò mò của công chúng mà còn giúp họ

hiểu biết và định hướng được thông tin Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất,

với sự xuất hiện của các tên tuổi như Giăng-cốc-tơ, An-dra Mo-roa rồi sau đó là La-rit-xa Rai-nơ, Phu-xích, Pô-lê-vôi, Gor-k1 v.v Đặc biệt là Giôn-Rit

và Ha-li-bớc-tơn với hai thiên phóng sự nỗi tiếng Mười ngày rung chuyển thế giới và Vượt qua núi An-pơ đã thực sự đem lại chỗ đứng cho thé loại

phóng sự trên báo chí cũng như trong lòng độc giả Trái qua quá trình phát

triển, phóng sự đã dần dần ôn định với tư cách một chỉnh thê

Trong chặng đường hơn một thế kỷ phát triển của báo chí Việt Nam,

phóng sự xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX theo dòng những biến động xã hội phức tạp “Thời kỳ đầu phóng sự trong báo chí nước ta cũng đơn

giản là mô tả các sự kiện như trận đấu thê thao, lễ hội, triển lãm Dần dan

các nhà văn, nhà báo sử dụng phóng sự để chuyền tải lượng thông tin phong phú hơn, đưa vào phóng sự các yếu tố của văn học để nâng cao khả năng thông tin, tác động của tác phẩm” [28, tr 186] Mở đầu cho phóng sự trên báo theo xu hướng này là tác phẩm 7i kéo xe của tác giả Tam Lang Vũ Đình Chí đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy đồng thời còn có ý nghĩa tạo ra một quan niệm

Trang 9

nhu: Cam bay người, Kỹ nghệ lấy Tây, Việc Làng v.v Sự góp mặt của thể loại phóng sự trong đời sống báo chí chứng minh cho tính chất khỏe khoắn, tươi trẻ và ølàu sức sống của nền báo chí ay

Từ năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời cầm lái con thuyền cách mạng đương đầu với những kẻ thù to lớn và lợi hại Chính hiện thực xã hội và

lịch sử sôi động ấy đã xuất hiện nhiều phóng sự tràn đầy tính chiến đấu, cô vũ mạnh mẽ cho phong trào cách mạng, góp phần cùng nhân dân đấu tranh giành

độc lập Là một thể loại có giá trị thông tin cao, phóng sự được sử dụng như một vũ khí sắc bén của nhiều nhà báo cách mạng, nhà lãnh đạo cách mạng như Nguyễn Ai Quốc, Trường Chính, Phạm Văn Déng v.v danh vao chu

nghĩa thực dân đồng thời thức tỉnh cuộc đấu tranh vệ quốc của nhân dân lao

động bị áp bức Đặc biệt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nửa đầu

thập kỷ 80, phóng sự được coi là một trong những thể loại báo chí quan trọng nhất Nhiều thế hệ nhà văn, nhà báo đã sử dụng phóng sự để phản ánh cuộc sống sôi động với những thông tin đa dạng, có chiều sâu và mang tính khuynh hướng rõ rệt

Khi đất nước ta bước sang thời kỳ đối mới, cùng với báo chí, thể loại

phóng sự phát triển rất mạnh mẽ vươn lên khẳng định vị trí của mình trở thành thể loại xung kích trên từng trang báo Với tính thần nhìn thẳng vào sự

thật, phóng sự đã thể hiện một cách xác thực và sinh động đời sống hiện thực

cả mặt tối lẫn mặt sáng với nhiều cung bậc khác nhau Với những ưu thế đặc biệt vừa đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự, vừa có khả năng tác động vào tình cảm của công chúng bằng những sự thật giàu tính nhân văn, phóng sự đã làm sống dậy môt không khí dân chủ trong báo chí Việt Nam, góp phần tích cực trong công cuộc dựng xây đất nước, tạo lòng tin vào bản chất tốt đẹp của chế độ

ta, vào sự tất thắng của công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng

Ngày nay, thể loại phóng sự ngày càng trở thành một hoạt động sáng

Trang 10

nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ của các cơ quan báo chí, các nhà báo

mà còn của đông đảo công chúng báo chí Trên tất cả các tờ báo, đài phát

thạnh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương đều coi phóng sự là một trong những thể loại báo chí quan trọng và cé gang duy trì đều đặn để thu hút

độc giả Trong làng báo nước ta hiện nay đã hình thành một đội ngũ những tác giả phóng sự khá hùng hậu Bên cạnh những tên tuổi đã được khẳng định đã xuất hiện nhiều cây bút phóng sự xông xáo, năng động, khỏe khoắn với những tác phẩm thực sự phát huy được sức mạnh như: Xuân Ba, Minh Chuyên, Huỳnh Dũng Nhân, Vĩnh Quyền., Quốc Việt, Binh Nguyên, Nguyễn Như Phong, Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Doãn Hoàng

Nhiều tờ báo đã tạo được bản sắc riêng và uy tín đối với độc giả nhờ

duy trì đều đặn phóng sự trên báo với chất lượng thông tin cao và hấp dẫn như: Lao động, Sài Gòn giải phóng, Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiển phong, An

ninh thé gidi, Hà Nội mới

1.1.2 Một số quan niệm về phóng sự

Hiểm có một thể loại nào ngay từ khi ra đời đã gây được sự chú ý đặc

biệt của công chúng như thể loại phóng sự Trong quá trình phát sinh, phát triển của phóng sự từ trước tới nay đã có nhiều ý kiến bàn luận về thể loại này Tuy nhiên, những quan điểm về thể loại này khơng hồn tồn thống nhất

Theo tài liệu nghiệp vụ của Hội nhà báo Việt Nam [17, tr.211], hầu hết

các tác giả phương tây như : Nhà văn - nhà báo Mác tuên, từ điển Oép - xtơ

(Mi), từ dién Concise Oxford .quan niệm phóng sự là một thê loại đưa tin,

mô tả và tường thuật những sự kiện có liên quan đến mối quan tâm chung Johnson va Julian, hai tác giả cuốn Người phóng viên fòan năng thì quan niệm: “Phóng sự là một bài tường thuật hoặc một bài báo được phát triển và

xử lý một cách có văn học” [4ó, tr.87] G5 Ca-ren Xtor-rơ-can quan niệm:

phóng sự không chỉ là một sự ghi chép đơn thuần mà là một lời giải đáp cho

Trang 11

cục” [40, tr.74] Từ điển truyền thông Fischer (CHLB Ditc) (Dan theo Tran Quang) định nghĩa: “Phóng sự là một tường thuật qua sự tự thân trải nghiệm

của tác giả, nó nhấn mạnh hoặc định hướng tới sự việc (sự thật) đặc biệt là đối

với hành động” [3ó, tr.95] Trong bài Bàn VỀ văn học phóng sự, Nô-en Duy-tơ- re còn cho biết: lý luận văn học Trung Quốc đã xác định đặc điểm của phóng sự

báo chí là “tường thuật các sự kiện một cách trần trụi, không văn hoa” [10]

Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua lý luận về thể loại phóng sự được nhiều người quan tâm Trong cuốn sách Viế? phóng sự, nhà nghiên cứu

Bùi Huy Phồn đã đưa ra định nghĩa: “Phóng sự là một công trình văn xuôi

trong đó, những hành động, những vấn đề, những sự trạng cụ thể ở cuộc sống

hiện tại đã được chứng kiến, tìm hiểu và sắp xếp lại để chứng minh cho một

chân lý hay một van đề trìu tượng nào đó” [35, tr.45] Trong cuốn 7# điển

thuật ngữ văn học cũng đã khẳng định: “Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú đầy đủ, chính xác để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo đõi Việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ nhất

định) của nhân vật khiến cho phóng sự vốn từ báo chí có thể trở thành văn

học” [14, tr.172]

Trên cơ sở coi phóng sự là một thể loại thuộc ký, GS Hà Minh Đức cho rằng: “Về cơ bản phóng sự có đặc tính của một thiên ký sự: chú trọng sự kiện khách quan, tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả Phóng sự được

viết ra nhằm giải đáp những vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm Người

viết trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình, hoặc từ đó đề xuất ra những vẫn đề xã hội nhất định Phóng sự rất xác thực trong sự việc và chi tiết

Trang 12

có khả năng trình bày diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thâm định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo, lý trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học” [5, tr.83]

Các nhà nghiên cứu báo chí như PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, TS Nguyễn Thị Thoa quan niệm: phóng sự là một thể loại báo chí thuộc loại tác phẩm thông tin mang phong cách văn học nhiều hơn các thể loại báo chí khác Tác phẩm phóng sự phản ánh lôgIc sự phát triển của sự kiện thời sự mà tác giả là người chứng kiến Ở đây, các quan niệm đều nhấn mạnh tính chất thông tin của tác phẩm phóng sự

GS.TSKH Phương Lựu đặc biệt nhấn mạnh tính chất chính luận của phóng sự Ông cho rằng: “Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi

đào và nóng hỗi( ) Nội dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muỗn đề xuất và giải quyết Phóng sự do đó mặc dù chất liệu chủ

yếu vẫn là người thật việc thật nhưng có màu sắc chính luận” [4I, tr.299]

Trước khi vấn đề phân loại hệ thống báo chí được đặt ra, Giáo frình lý luận

nghiệp vụ báo chí của trường Tuyên huấn Trung ương (năm 1977) đã khắng định: “Phóng sự là một trong những thê tài thông tin quan trọng của báo chí ít

nhiều có đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra có quá trình diễn biến,

bằng phương pháp miêu tả, tự thuật lại có thê kết hợp nghị luận nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của con người và bộ mặt xã hội theo một hệ thong quan | ”

điểm và đường lối chính trị nhất định” [22, tr.196] Theo cdc tác giả cuốn

sách Nghệ nghiệp và công việc của nhà báo: “Phóng sự là thể loại phản ánh sự kiện bằng phương pháp miêu tả hoặc tự thuật, mặt khác cũng có thể kết

hợp nghị luận ở mức độ cần thiết” [17, tr.219]

Trang 13

một vẫn đề, một sự kiện nào đó có ý nghĩa thời sự So với tuỳ bút, bút ký, phóng sự có mục đích cụ thể, trực tiếp Phạm vi sự việc và địa điểm được quy định chặt chẽ Đó là thể văn gan với khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tô thông tin hon là yếu tố trữ tình” [27, tr.220] Và chúng tôi sẽ sử dụng khái

niệm này để làm công cụ trong quá trình trién khai luận văn

Cũng giống như văn học nghệ thuật, báo chí ở mỗi nước đều mang đậm bản sắc dân tộc Ngoài việc tuân theo những quy luật phổ biến, nó có những quy luật đặc thù Do vậy, đương nhiên sẽ có những quan niệm khác nhau, những góc nhìn khác nhau về thê loại phóng sự Điều này chứng tỏ sự đa dạng, phong phú của thể loại phóng sự Đồng thời, từ những quan niệm trên có thể nhận thấy tính chất phức tạp và khó khăn trong việc năm bắt đặc trưng của thể loại này Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng, phóng sự báo chí hiện đại kết hợp trong mình cả tính chất thông tấn lẫn yếu tố văn học, là gạch nối giữa hai loại hình văn học và báo chí Phóng sự, ngoài việc thông tin sự kiện còn có khả năng thông tin lí lẽ, thông tin thâm mỹ Chính sự kết hợp này tạo cho tác phẩm phóng sự một màu sắc lung linh của “ánh sáng nghệ thuật?” mà vẫn không siêu thực Trái lại, nó có thể mở ra một hướng quan sát

tương đôi đa dang va linh hoạt về hiện thực cuộc sống - điều mà không phải thê loại báo chí nào cũng có được

1.1.3 Vị trí của thể loại phóng sự trong hệ thống thể loại báo chí

Về việc xác định vị trí của phóng sự trong hệ thống thể loại báo chí

cũng có những quan niệm khác nhau

PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn sách Từ Ip luận đến thực tiễn báo

chí đã chia thể loại báo chí thành 3 loại tác phẩm: Tác phẩm thông tin; tác

phẩm chính luận và tác phẩm chính luận nghệ thuật Trong đó, phóng sự được xếp vào loại /ác phẩm thông tin (bao gồm các thê loại như: tin, tường thuật, ghi nhanh, điều tra, phỏng vấn, phóng sự ) với các đặc trưng chung là:

- Đối tượng phản ánh: là các sự kiện, hiện tượng, và các van dé thoi su

Trang 14

xã hội quan tâm, đòi hỏi Chất lượng thông tin chủ yếu là những phán đốn

nhanh về quy mơ, về tính chất, ý nghĩa và các mối quan hệ của các sự kiện,

hiện tượng, vẫn đề trên cơ sở quan sát trực tiếp của nhà báo

- Ngôn ngữ: mang tính chất khách quan, trực tiếp, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu Kết cấu năng động nhằm mục đích phản ánh rõ nhất, nhanh nhất những nhận thức đầu tiên về sự kiện khách quan

- Mục đích thông tin: cung cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề phong phú đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong nước và trên thế giới Nó giúp cho các thành viên trong xã hội hình

dung được diện mạo của thế giới quanh mình, làm cơ sở cho việc lựa chọn,

xác định kịp thời tính chất, phương thức, cách thức cho các hành vi xã hội [42, tr.183-184]

TS Đức Dũng khi chia hệ thống thể loại báo chí nước ta thành 3 nhóm:

thông tấn báo chí; chính luận báo chí; ký báo chí thì đã xếp phóng sự vào

nhóm Ký báo chí cùng với các thé loại như: ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, thư phóng viên, số tay phóng viên, nhật ký phóng viên Cũng theo tác giả Đức Dũng, nhóm ký báo chí bên cạnh các đặc trưng thông tin sự kiện và thông tin lý lẽ như hai nhóm kia còn có “năng lực thông tin thâm mĩ, vai trò

của nhân vật trần thuật cùng với việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp giàu chất văn học” [7, tr.69] Xa hơn một chút, tác giả còn khẳng định rằng: “Không nên so sánh một thể loại như phóng sự với toàn bộ hệ thống thê loại

văn học nói chung, đồng thời cũng không nên tách phóng sự ra khỏi thê ký” Tính chất phức tạp trong quan niệm về vị trí của phóng sự trong hệ thống thể loại báo chí là có căn nguyên của nó Phóng sự là một thể loại phác tạp, không có cấu trúc đơn nhất như các thể loại báo chí khác Các phóng sự _ mẫu mực bao giờ cũng tông hợp trong nó các yếu tố của tin, bình luận, điều tra, ký Do vậy, ý thức về vị trí của phóng sự tùy theo điểm nhìn của mỗi tác

Trang 15

mỗi nhà nghiên cứu Chúng tôi đưa ra hai quan niệm nêu trên với mục đích

tham khảo trong khi triển khai luận văn này

1.1.4 Đặc điểm của thể loại phóng sự

Là một thê loại xung kích, phóng sự báo chí luôn luôn năng động va thường xuyên có sự phát triển, biến đổi một cách rất linh hoạt Điều đó cho

thấy, để có thể xác định được diện mạo của thê loại này bên cạnh việc xem

xét những đặc điểm ốn định của nó cũng phải chú ý sự biến đổi của những đặc điểm đó trong bối cảnh của đời sống hiện đại

1.1.4.1 Năng lực phản ánh hiện thục của phóng sự

Thực tế đời sống báo chí đã chứng tỏ rằng, phóng sự là một trong

những thê loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực Trong cuốn Ng”hẻ nghiệp và công việc của nhà báo các tác giả viết: “Trong những thời kỳ có những biến thiên xã hội và lịch sử nhanh chóng, nó (phóng sự) là thê loại đầu tiên có thể bắt mạch sự kiện, có thể nhận

xét đâu là những nhân tố mới, có thể làm bản kiểm kê của thời điểm một cách sinh động và hấp dẫn ” [17, tr.112] Với khả năng chuyền tải một khối lượng

thông tin phong phú, phóng sự đem đến cho người đọc những nhận thức mới mẻ, những cảm xúc chân thực và giá trị thông tin cao Phóng sự ngày càng khẳng định ưu thế và vai trò to lớn, khả năng tiềm tàng trong lĩnh vực thông tin quan trọng để đáp ứng, thoả mãn nhu cầu thông tin của công chúng

TS Đức Dũng đã khái quát đặc điểm nỗi bật nhất về phương diện nội dung của phóng sự là có khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu đưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực Trong đó, nổi bật lên những con người và sự việc xác thực, cụ thể Ông khẳng định: “Phóng sự có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính

định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con

người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển” [8,

tr.239] Một bài phóng sự hoàn chỉnh và được coi là thoả mãn nhu cầu đối với

Trang 16

công chúng phải cung cấp được những thông tin cơ bản tương ứng với việc trả lời được đầy đủ 6 câu hỏi (SW + 1H): Chuyén gi? (What); 6 dau? (Where); Khi nao? (When); Ai, voi ai? (Who, Which); Tai sao? (Why); Nhu thé nao? (How)

Rõ ràng, sức mạnh của tác phẩm phóng sự báo chí hiện đại trước hết

phải là “khả năng khám phá, phơi bày những mâu thuẫn và trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra” [9, tr.36]

GS Ca-ren Xto-rơ-can đã từng kết luận: “Phóng sự không còn bó hẹp ở chỗ mô tả thực tế bên ngoài mà trở thành một bộ phận hữu cơ trong cố gắng chung của con người nhằm đạt tới những hình thức chân xác của hiện thực qua những thay đổi mà những hình thức trải qua cả về mặt sự việc lẫn cảm xúc Bài phóng sự thời nay không chỉ là một sự ghi chép đơn thuần mà còn là lời giải đáp cho một loạt van đề phức tạp liên quan đến đời sống của chúng ta” [40, tr.213] TS Nguyễn Thị Thoa nêu lên hai năng lực cơ bản trong việc phản ảnh hiện thực của phóng sự: - Đối tượng phản ánh: Đó là những việc thật, người thật tiêu biểu, có ý nghĩa xã hội - Phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động biện chứng [33, tr.44]

Tác giả Trần Quang quan niệm: Năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự báo chí là có thể mang đến cho độc giả những vấn đề thời sự mà họ sẽ không chấp nhận nếu chúng được chuyền tải qua một bản tin khô khan với

độ dài nhất định [36, tr.98]

Trang 17

Nhưng chính trên mảnh đất hiện thực phong phú và sôi động ay, phong su được nảy nở và nuôi dưỡng đem đến cho công chúng một bức tranh sống động, chân thực của đời sống mà trong đó chứa đựng muôn vàn sự trăn trở,

những nhức nhối, bức xúc đang đặt ra trong xã hội Đây là một trong số rất ít

các thê loại báo chí có khả năng phản ánh mọi ngóc ngách cuộc sống một

cách toàn diện, giàu sức thuyết phục dưới áp lực ngặt nghèo của yêu cầu

thông tin thời sự Với khả năng “bắt mạch sự kiện”, “mô xẻ hiện thực”, đồng :

thời chuyển tải một khối lượng thông tin phong phú, phóng sự đem đến cho người đọc những nhận thức mới mẻ, những cảm xúc chân thực và gia tri thông tin cao Không chỉ nhằm mục đích thông tin, phóng sự còn có trách

nhiệm thức tỉnh bạn đọc về những vẫn đề cần được giải quyết Những vấn đề

mà tác giả phóng sự rút ra dù trên cơ sở của tư duy lôgic hay cảm xúc thâm mỹ đêu là những vân đê nóng bỏng của hiện thực

Moi vấn đề của cuộc sông đều có thé trở thành đối tượng của phóng sự

nhưng đó phải là vấn đề được mọi người quan tâm Mỗi hiện tượng, sự kiện là một quá trình Nó vận động, phát triển trong mối quan hệ phổ biến, trong

những mâu thuẫn, xung đột chứ không “đứng yên” và “chết lặng” Phóng sự có khả năng thông tin một cách đầy đủ quá trình đó vừa cụ thể, vừa sinh động và vì vậy rất hấp dẫn công chúng

1.142 Phương thúc tiếp cận hiện thực

* So sánh phương thức tiếp cận hiện thực của Tìn và Phóng sự

Trên cơ sở lấy sự thật làm đối tượng, mỗi thể loại báo chí có những

cách khai thác và thể hiện sự thật ấy ở những tính chất và mức độ không giống nhau Sự khác biệt về thê loại chính là sự khác biệt trong phương thức

chiếm lĩnh và biểu đạt sự thật Chúng tôi xin đưa ra sự so sánh giữa phương thức tiếp cận hiện thực của Tỉn (một thể loại tiêu biểu trong nhóm 7ông tan

Trang 18

Tin Phóng sự

(Đường mũi tên thể hiện sự kiện hoặc van dé dang phat trién theo truc

thời gian a - b; các điểm a-1-2-3-4-5-b thé hién thoi điểm tiêu biểu đỉnh cao trong quá trình phát triển của sự kiện; đường cong x-y thể hiện phương thức tiếp cận của phóng sự)

Sơ đồ 1.1: Phương thức tiếp cận sự kiện của tin và phóng sự (Nguồn: TS Đức Dũng [6, tr.105/170])

Qua sơ đồ (1.1), ta thấy: Tin phản ánh sự kiện thời sự theo những “lát

cắt” nghĩa là nó phản ánh sự kiện ở thời điểm tiếu biểu, đỉnh cao chứ không

theo một tiến trình, diễn biến đầy đủ Cũng trên cơ sở sơ đồ này, có thể thấy phương thức tiếp cận sự kiện của phóng sự mềm dẻo hơn Nó có thể bắt đầu từ điểm x (nguyên nhân), vượt qua a và b để đến y (là những vấn đề được đặt ra sau sự kiện) cùng với những kiến nghị giải pháp Sơ đồ (1.1)cũng cho thấy cùng một sự kiện xảy ra nhưng néu tin chi phan ảnh sự kiện ở những thời điểm tiêu biếu và trả lời những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn với tính chất thông báo thì phóng sự lại có khả năng phản ánh sự kiện ở nhiều cấp

độ: phơi bày hiện trạng, quang cảnh; tái tạo sự việc, sự kiện, tình huống, vẫn

đề và thông qua đó bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả Trong qúa trình trả lời những câu hỏi cơ bản, tác phẩm phóng sự phải thơng tin một cách

tồn diện, vừa thể hiện được bối cảnh, vừa đầy đú những chỉ tiết chủ yếu nhất

Trang 19

* “Cái tôi” tác giả trong tác phẩm phóng sự

Sự xuất hiện của “cái tôi” trần thuật là đặc điểm quan trọng nhất của tác

phẩm phóng sự Chính vai trò của nhân vật trần thuật - tác giả - nhân chứng khách quan đã trực tiếp tạo ra những khác biệt mang tính đặc trưng của phóng sự so với các thể loại báo chí khác Tuy trình bảy quan điểm theo các cách khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò không thê thiếu của nhân vật trần thuật trong tác phẩm phóng sự

Theo TS Nguyễn Thị Thoa, “cái tôi” tác giả xuất hiện trong phóng sự với ba tư cách (nhân chứng khách quan; thâm định khách quan; người khâu

nối dữ kiện, tình tiết, chi tiết rời rạc thành một tác phẩm phóng sự hoàn chỉnh,

sử dụng ngôn ngữ phù hợp để tạo giọng điệu phù hợp với tính chất sự kiện và tâm lý của đối tượng tiếp nhận thông tin) và hai vai trò (người dẫn chuyện và

người định hướng nhận thức cho bạn đọc) [33, tr.60]

TS Đức Dũng cho rằng: chỉ có trong thể loại phóng sự báo chí “cái tôi”

trần thuật mới được thể hiện một cách có bề dày và có bản sắc nhất ( ) Với

tư cách là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự thật, “cái tôi” trần thuật - tác giả - nhân chứng khách quan khiến cho công chúng luôn luôn tin tưởng

rằng họ đang được tiếp xúc với sự thật Điều đó ấn định kênh giao tiếp giữa

người thông tin và những người tiếp nhận thông tin [5, tr.85]

Nhà báo Trần Quang quan niệm răng, với yêu cầu tự thân trải nghiệm, sự khác nhau giữa phóng sự và tin trở nên rõ ràng Trong phóng sự, ấn tượng,

cảm tưởng cá nhân được thể hiện rất rỡ [36, tr.96]

Đây chính là những điểm khác biệt rõ nét về vai trò của “cái tôi” tác giả

trong phóng sự so với các thể loại báo chí khác Chính sự xuất hiện của “cái

tôi” tác giả trong phóng sự đem đến cho độc giả sự tin cậy, nâng tầm chân thật của sự kiện Nhà báo Hữu Thọ đã từng nói: “Phóng sự là thông tin về một sự kiện, một sự việc quan trọng, phức tạp và tiêu biểu Thông qua bài phóng sự, người đọc tin rằng người phóng viên có mặt tại nơi xảy ra sự kiện để xem

xét, điều tra và mô tả lại sự việc”

Trang 20

Ơ bât cứ một “hoàn cảnh có vân đề nào” thì sự có mặt của “cái tôi” trân thuật cũng khiên người đọc có cảm giác yên tâm trong quá trình tiêp nhận thông tin và thoả mãn nhu câu khi đi tìm lời giải đáp cho chính mình “Cái

AS99

tôi” trần thuật trong phóng sự thực sự có khả năng nắm bắt và phản ánh

những quá trình của sự kiện, hiện tượng, dẫn dắt người đọc “lội” vào trong

từng chỉ tiết cho dù là nhỏ nhất bằng ý chí và tình cảm của mình Tuy nhiên, tác giả không phải là người mang ý định chủ quan chụp vào sự kiện khách quan Nếu muốn bài viết có khá năng góp phần thúc đây xã hội tiến lên thì thì

bài viết đó phải chính phục và tác động mạnh mẽ tới người đọc Sức mạnh đó chính là sự chân thực được thâm định Một phóng sự mà ở đó tác giả không

đủ khả năng thâm định hoặc thấm định méo mó hiện thực sẽ không có chỗ

đứng thậm chí bị bạn đọc lên án Chính vì thế, nhà báo phải đũng cảm chỉ ra

sự thật, bênh vực sự thật, đứng trên quan điểm, lập trường, lợi ích của giai cấp, của cộng đồng để tạo được sự đồng cảm với công chúng, tạo một kênh

giao tiếp bình đẳng trong chuỗi thông tin liên tiếp nhà báo - tác phẩm - công

chúng Nhà báo là người thu gần lại khoảng cách giữa công chúng và hiện

thực đang xảy ra trên cơ sở sắp đặt lại sự bề bộn của cuộc sống bằng một kết

cầu lôgic chặt chẽ Mặt khác, “cái tôi” trần thuật còn góp phần tạo ra giọng điệu tác phẩm khiến cho phóng sự có thể phản ánh hiện thực trong nhiều sự

trạng khác nhau “Cái tôi” trần thuật trong phóng sự đóng vai trò như chất

men làm cho các dữ kiện của của hiện thực được hoà quyện trong một quan

niệm thống nhất làm nên linh hồn, sự độc đáo và bản sắc của tác phẩm đó

1.1.4.3 Kết cấu của tác phẩm phóng sự

Tác phẩm là một công trình kiến trúc trong đó tác giả là một người thợ

khéo léo để xây nên một lâu đài thông tin trên nền cuộc sống hiện thực Kết

cấu chính là phương pháp thể hiện nhằm đạt đến một mục đích hợp lý tối da

Nhiệm vụ của nhà báo là phải nhào nặn vốn kiến thức, khả năng quan sát,

nắm bắt sự kiện và cảm xúc thành những sinh mệnh nghệ thuật - tái hiện bức

Trang 21

tổ chức lại các chất liệu, cắt bớt đi những cái thừa, bố sung thêm cái chưa có,

nối liền cái xa nhau tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh có ý nghĩa thông tin

đầy đủ Nói cách khác, kết cấu tác phẩm thể hiện năng lực, trình độ nắm bắt,

diễn giải vấn đề của người viết Kết cấu luôn mang giá trị lôgíc của tư duy tông thể Nó không tách rời nội dung phản ánh và tư tưởng chủ đề của tác phẩm

Theo TS Đức Dũng, người ta có thể viết một bài báo theo các mô hình dưới đây:

- Chỉ tiết ít - Chỉ tiết - Chỉ tiết tương đối ‘rong nrat _ Chỉ tiết thứ 1

quan trọng quan trọng quan trọng - Chỉ tiết tương đối - Chí tiết thứ 2

a nhất - Chỉ tiệt quan trọng quan trọng - Chị tiết thứ 3

- Chỉ tiết - Chỉ tiết hơn - Những chỉ tiết ít

quan trọng tương đôi Chỉ tiết quan trọng quan trọng đặt ¬

hơn quan trọng nhất - giữa bài - Các chỉ tiệt

i - Chi tiét - Các chỉ tiệt - Các chỉ tiết quan trọng

- Chỉ tiết không quan giảm dân tăng dần mức được bồ trí

quan trọng trọng lãm mức độ độ quan trọng theo trình tự hơn nữa - Các chỉ tiệt - Kết thúc bài lại nào đó hợp lý

ve khong quan là một chỉ tiết nhất

- Chỉ tiết trọng quan trọng nhất " (1) (2) (3) (4) (5)

Sơ đồ 1.2: Các mô hình cầu trúc cơ bản của một bài báo (Nguồn: TS Đức Dũng [6, tr.49-54])

Một tác phẩm báo chí có thể được trình bày theo các mô hình: (1) Hình

tháp xuôi; (2) Hình tháp ngược; (3) Viên kim cương; (4) Đồng hồ cát; (5) Hình

chữ nhật Ngồi những mơ hình trên còn có một số kết câu phố biến của tác

phẩm báo chí như:

- _ Kết cấu theo vòng tròn khép kín (hình trứng ngỗng): được thể hiện theo sơ đồ A>B>A Tác phẩm được mở đầu bằng chỉ tiết nào thì kết thúc sẽ trở lại

chỉ tiết ấy nhưng với ý nghĩa được nâng cao hơn

-_ Kết cấu theo trình tự thời gian: Tác phẩm được trình bày theo trình tự thời gian

- Két cau theo thời gian đảo ngược: Tác phẩm được viết theo chiều từ

hiện tại lùi dần về quá khứ và dừng lại ở thời điểm nào đó hợp lý nhất

Trang 22

- Két cdu theo nguyén tac “béc hành”: Các chi tiết lần lượt được trình

bày từ những lớp bên ngoài trước Đến cuối bài viết, hạt nhân quan trọng nhất

của sự kiện, vấn đề mới dần dần được làm sáng tỏ

- Kết cấu theo “tam đoạn luận”: Bài viết theo công thức Luận đề >(Luận

cứ + Luận chứng) > Luận điểm

- Kết cấu theo trình tự từ thực trạng đến nguyên nhân, hậu quả (và đôi khi có cả giải pháp, kiến nghị) [6, tr.49-54]

Trong các mô hình cấu trúc của một bài báo, cấu trúc đồng hồ cát (4) dường như phổ biến nhất cho phóng sự Nó kết hợp được ưu thế của cả hai mô hình (1) và (2) bằng cách dẫn dắt người đọc đi từ đầu đến cuối tác phẩm qua sự sắp xếp các chỉ tiết từ quan trọng, theo trình tự giảm dẫn rồi lại tăng dần độ quan trọng lên cho đến cuối bài và kết thúc bằng một chỉ tiết đắt giá nhất có khả năng gây ấn tượng cao Đồng thời nó cũng khắc phục được sự

nhàm chán do sự dàn trải ở mô hình (5) Kết cấu theo trình tự từ thực trạng

đến nguyên nhân, hậu quả cũng hay được áp dụng cho phóng sự

Bên cạnh đó, theo TS Nguyễn Thị Thoa, phóng sự còn có các kiểu kết

cấu như: kết cầu cốt truyện, kết cầu chương hồi, kết câu đan xen, kết cầu đẳng

lập, kết cầu theo trình tự thời gian tuyến tính v.v [33, tr.49]

Trên thực tế, các tác phâm phóng sự không chịu gò bó theo một khuôn mẫu có sẵn mà thường có kết cấu đa dạng, sáng tạo với nguyên tắc chung là

bám sát hiện thực một cách linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở tôn trọng sự thật

Xét một cách chung nhất, phóng sự hiện nay ở nước ta thường có kết

cầu đặc trưng gồm ba phần: Phần mở đầu (nêu vấn đề, sự kiện); Phần minh

chứng cho sự tồn tại của vấn đề, sự kiện hay còn gọi là diễn giải vấn đề (tình

hình, thực trạng, nguyên nhân ); Phần kết luận (nhận định, kiến nghị, giải pháp ) Ở từng phần, mỗi tác giả có một cách thể hiện riêng để tạo nên bản

sắc và sự hâp dân cho tác phâm của mình

Trang 23

1.1.4.4 Các tiếu chí cua phóng sự

TS Đức Dũng đã đưa ra bốn tiêu chí để nhận dạng phóng sự:

(1) Phản ánh những vẫn đề, những sự kiện chứa đựng những mâu thuẫn

nổi bật

(2) Phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh sống động, với những chỉ tiết vừa khái quát vừa cụ thể, sinh động

(3) Các nhân chứng trực tiếp tham gia thông tin, trong đó tác giả cũng là một nhân chứng và là nhân chứng quan trọng nhất

(4) Bút pháp phong phú, giọng điệu linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh [ó6, tr 171]

Cụ thể hơn, TS Nguyễn Thị Thoa còn đưa ra những tiêu chí đối với phóng sự trên báo in như:

- Về nội dựng: Phóng sự có năng lực thông tin thời sự về người thật,

việc thật một cách sâu sắc trong một quá trình phát triển thông qua vai trò của cái “tôi” trần thuật - với tư cách là nhân chứng khách quan, là người trực tiếp

chứng kiến, trình bày sự kiện và là người trực tiếp thâm định

- Về hình thúc: Tác phẩm phóng sự trên báo in có dung lượng lớn (khoảng 1000 đến 2000 chữ); Kết cấu, bút pháp linh hoạt, mềm dẻo; Ngôn ngữ mềm mại, sống động, giàu cảm xúc và giàu chat van hoc [33, tr.69-71 ]

1.2 Ngôn ngữ báo chí

1.2.1 Giao tiếp trong báo chỉ

Jackobson (Dẫn theo PGS.TS Dương Văn Quảng) quan niệm có hai loại hình giao tiếp: giao tiếp trực tiếp (giao tiếp hai chiều) và giao tiếp gián tiếp (giao tiếp một chiều) Báo chí thuộc loại hình giao tiếp thứ hai “Người nhận thông điệp không cùng chung ngữ cảnh với người viết, do đó người viết chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt, phải dự đoán trước thái độ và phản

ứng của người nhận, loại bỏ được mọi mập mờ có thê đồng thời có trong quá

Trang 24

trình suy giải thong điệp” [38, tr.44] Điều đó quyết định phương pháp nghiên

cứu ngôn ngữ báo chi

Nữ nhà báo Pháp F Girord (Dẫn theo PGS.TS Dương Văn Quảng) quan niệm rằng: “Báo chí luôn luôn chứa đựng tính chủ quan và các chính kiến khác nhau Vấn đề là phải thông báo cho người đọc biết đâu là chủ quan

đâu là khách quan hay cụ thể hơn đâu là chất xác thực của sự kiện mà người

viết có thể tiếp cận được” Còn theo Voyenne, thông tin là một vòng khép kín

từ người đọc đến người đọc bởi vì nguồn thông tin chính là họ và chỉ có họ

mà thôi Ông cho rằng trong mọi giao tiếp, người nhận không chỉ nhận thông điệp mà chủ yếu là suy giải thông điệp Đọc báo là một quá trình suy giải chủ quan của người đọc để dựng lại sự kiện được nói tới trong bài báo và phỏng

đoán ý đồ của nhà báo [38, tr.45]

PGS.TS Dương Văn Quảng nhìn nhận ngôn ngữ báo chí ở hai cấp độ: tư tưởng và ngôn ngữ học Và ông đã đưa ra quy trình khép kín giữa bốn yếu tố trong giao tiếp báo chí: nhà báo, sự kiện, phương tiện ngôn ngữ và người

đọc được cụ thê hoá bằng Sơ đồ 1.3: _ Chứng kiến suy xét ˆ | Thể giới bênngoài Các phương tiện thông tin khác (Sự kiện) WV - Hình ảnh của thê giới 1 Kiến tạo | — ben ngoai_ à báo — : Thông tin ——>\ Người nhận tin >> —_— _— Hành ngôn Thuyết (diễn ngôn) Phản hồi Ỷ

Sơ đồ 1 3: Quá trình giao tiếp trong báo chí (Nguồn: PGS TS Dương Văn Quảng [38, tr.46])

PGS TS Duong Van Quảng cũng nhấn mạnh rằng một trong những

đặc trưng của giao tiếp báo chí là nhà báo phải biết kiến tạo ngôn ngữ của

Trang 25

hiểu đúng ý đồ của mình Chúng tôi sẽ ứng dụng tư tưởng nêu trên trong quá

trình triển khai luận văn này

1.2.2 Một số quan niệm về ngôn ngữ báo chi

Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam như Định Trọng Lạc, Hữu Đạt, Hoàng

Anh khi nghiên cứu và khảo sát các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí đều xem xét nó dưới góc độ là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ Trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu Định Trọng Lạc nêu ra ba đặc trưng của phong cách báo chí - công luận đó là: zính chiến đấu, tính thời sự và tính hấp dân Ba đặc

trưng này được biểu hiện rõ rệt trong những đặc điểm về ngôn ngữ của phong

cách báo chí - công luận thuộc các phương diện như từ vựng, cú pháp, kết

cầu [23 tr.100-111] Nhà nghiên cứu Hữu Đạt đưa ra các đặc điểm về ngôn

ngữ của phong cách báo chí bao gồm: clc năng thông báo, chức năng hướng dẫn dư luận, chức năng tổng hợp và tổ chức quân chúng, tính chiến đấu mạnh mẽ, tính thẩm mĩ và giáo dục, tỉnh hướng dẫn và thuyết phục, tính

ngắn gọn và biểu cảm, đặc điểm về cách dùng từ ngữ [11, tr.224-247] TS

Hoàng Anh cho răng nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là có tính

sự kiện Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt các tính chất cụ thể như: Tính chính xác, tính cụ thể, tính đại chúng, tính ngắn gon,

tinh định lượng, tính bình giá, tính biểu cảm, tính khuôn mẫu [1, tr.16-26]

Theo PGS.TS Dương Văn Quảng, ngôn ngữ báo chí là một hiện tượng xã hội và đối tượng của nó (người đọc) đôi khi được nhìn nhận như là một

“mục tiêu” cần đạt tới Người làm báo luôn tìm cách thuyết phục và lôi cuốn người đọc bằng cách lồng vào ngôn bản một ý thức hệ tư tưởng, định hướng dự luận, đưa ra những cách xử thế khác nhau và cuối cùng là tạo ra oO người

đọc một thái độ mà người làm báo mong muốn [38]

Theo tác giá Nguyễn Tri Niên, ngôn ngữ báo chí là một khái niệm

nghiệp vụ tương đương với các khái niệm tin, phóng sự, phỏng vấn Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đòi hỏi của nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu

Trang 26

nhận thức về tiếng mẹ đẻ, nhận thức về vốn kiến thức Theo tác giả, ngôn ngữ báo chí có 3 đặc điểm loại hình là: ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ định lượng, và

ngôn ngữ của độ không xác định [28, tr.10-1 1]

Nhà nghiên cứu Vũ Quang Hào cho rang đặc điểm nỗi bật nhất của ngôn ngữ báo chí có khả năng chế định phong cách của nhà báo là sự “chệch

chuẩn” ngôn ngữ Không xem ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng riêng mà theo ông có 3 phong cách chức năng báo chí thường sử dụng là phong cách chính luận, phong cách khoa học và phong cách hành chính [15]

1.3 Đặc tính của ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ thể loại phóng sự

1.3.1 Đặc tính của ngôn ngữ báo chỉ

Thông tin của báo chí bao giờ cũng phải luôn luôn mới, hay nói một

cách khác, báo chí chỉ chứa đựng những cái mới Đó là yêu cầu sống còn

Mỗi ngày mua tờ báo, nghe đài, ngồi trước máy thu hình tất thảy ai cũng tin rằng chắc chắn có những tin tức mới đem lại cho họ ngày hôm ấy Không có thông tin mới sẽ không có ai đọc báo, nghe đài, xem tivi nữa Bởi vậy, báo chí đòi hỏi ngôn ngữ thể hiện của mình phải phục vụ đắc lực cho yêu cầu có tính nguyên tắc nghiêm nghặt này Ngôn ngữ báo chí vì thế có những đặc điểm,

quan hệ, cách tiếp cận hiện thực phù hợp với những đòi hỏi trên

Như đã trình bày ở trên, hiện nay các công trình nghiên cứu về ngôn

ngữ báo chí ở nước ta chưa có nhiều Hơn nữa, mỗi tác giả có một quan niệm

khác nhau về ngôn ngữ báo chí Điều này cũng dễ hiểu, bởi ngôn ngữ báo chí

là một địa hạt rất rộng và còn hết sức mới mẻ Trong khi tìm kiếm khung lý

thuyết cho dé tài này, chúng tôi đặc biệt trân trọng ý kiến xem ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ với những tính chất đặc thù của nó

Như chúng ta đều biết, chức năng cơ bản có vai trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề

cập đến các sự kiện Không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí Do

vậy ngôn ngữ báo chí trước hêt là ngôn ngữ sự kiện Đây là đặc diém quan

Trang 27

trọng và đặc thủ nhất của ngôn ngữ báo chí Với đặc điểm này, chúng ta thấy ngay sự khác biệt giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học Văn học sử dụng ngôn ngữ hình tượng dựa trên phép hư cấu để phản ánh Điều đó có

nghĩa là dựa trên cơ sở cái thực để tạo ra cái hư Văn học có thể vươn tới

những giới hạn không gian và thời gian vô cực Như vậy, nhà văn có quyền tưởng tượng, có quyền tạo ra những gì mình muốn Còn nhà báo, ngược lại chỉ được quyền nói cái có thật mà độc giả cảm nhận được ngay trong cuộc

song xung quanh họ Nhà báo không được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra

sự thật Đồng thời cái có thật phải để nguyên dạng chứ không tô vẽ hay thêm bớt Không gian, thời gian của báo chí để các sự kiện hình thành và diễn biến

là không gian, thời gian vật lý, địa lý hoàn toàn có thể định lượng được một cách chính xác Chính tính sự kiện của ngôn ngữ báo chí đã tạo nên một loạt tính chất cụ thể như: Tính chính xác, tính cụ thể, tính dại chung, tinh ngan

gon, tinh dinh lượng, tính bình giá, tính biểu cảm, tính khuôn mẫu [1, tr.17- 25] Khi trả lời câu hỏi: “Viết cho ai?”, báo chí đã phải đứng trước những yêu cầu khác nhau của những tầng lớp xã hội, những nhóm người với những

trình độ văn hoá, trình độ học vấn, nguyện vọng, ý thích khác nhau Để thoả

mãn những yêu cầu đa dạng đó của công chúng báo chí, trước nay báo chí đã hình thành một hệ thông báo chí bao gồm: báo Trung ương, báo địa phương, báo chung cho toàn dân và báo cho các tầng lớp, các giới, báo chuyên

nghanh v.v

Tuy nhiên để chở tải một nội dung thông tin đa dạng như vậy trên một

diện tích mặt báo nhất định, chúng ta chỉ có một phương tiện gan nhu la duy

nhất đó là ngôn ngữ Vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu quả của thông tin, do vậy ngôn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ ngôn ngữ văn hoá chuẩn mực Chuẩn mực ngôn ngữ cần được xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội tức

là phải được xã hội công nhận và sử dụng Mặt khác, chuẩn phải phù hợp với

quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử Từ đó,

Trang 28

dựa trên những cứ liệu thực tế của ngôn ngữ dé nam duoc quy luật biến đôi và phát triên của ngôn ngữ trên tất cả các cấp độ của nó là ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp và phong cách Bên cạnh đó, phải xét đến những lý do ngồi ngơn ngữ

vốn ảnh hưởng đến sự phát triển của tiếng Việt đó là những biến đổi lớn lao

ngoài xã hội chắng hạn như công cuộc đổi mới đất nước Những yếu tố xã hội đó dù muốn hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nội tại của

tiếng Việt, nó được thể hiện tức thời sâu sắc và với một tần số cao trên báo

chí [15]

Ngôn ngữ của tất cả các loại hình báo chí đều có một chuẩn mực Đối

với báo in, việc chuyển tải nội dung thông tin qua văn bản in gồm chữ viết, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ trong đó ngôn ngữ là yếu tô số một Toàn bộ nội dung thông tin của sản phẩm báo xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc Việc tiếp nhận thông tin của công chúng đối với báo in chỉ qua thị giác - giác quan quan trọng nhất của con người trong mỗi quan hệ với thế giới xung quanh Do phương thức thông tin đặc thù như vậy nên ngôn ngữ báo in phải phù hợp với phương thức tiếp nhận, đòi hỏi súc tích, loại bỏ những dư thừa không cần thiết

Ngôn ngữ báo in đến với người đọc hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận chủ quan của họ Với phát thanh và truyền hình cái hiện hữu là âm thanh

và hình ảnh, còn đối với báo in, cái hiện hữu là chữ viết Người ta đọc sự kiện, tưởng tượng sự kiện qua các con chữ Chính vì vậy ngôn ngữ báo In

càng cần phải hướng tới ngôn ngữ chuẩn mực 1.3.2 Ngôn ngữ phóng sự

Tuy có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh thể loại phóng sự nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở ba đặc trưng nỗi bật nhất của nó:

* Phóng sự thông tin về người thật, việc thật và cố gắng thẩm định

hiện thực, trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra

* Phóng sự là thể loại báo chí có nhiều phẩm chất văn học với bút

Trang 29

+ Trong phóng sự, cái tôi trần thuật - nhân chứng khách quan vừa

lôgíc, giàu lý lẽ thậm chí có yếu tố cảm xúc

Tất cả những đặc trưng này quy định việc lựa chọn phương tiện ngôn

ngữ cho phóng sự

Là một thể loại báo chí ít nhiều mang phẩm chất văn học nên ngôn ngữ

phóng sự không tách rời đặc trưng của ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn

học Chính sự kết hợp đó đã tạo nên những đặc trưng ngôn ngữ riêng của thể

loại phóng sự Có nghĩa là ngôn ngữ thể loại phóng sự vừa mang đặc tính thông tin (cô đúc, ngắn gọn, chính xác) vừa mang tính nghệ thuật (hàm xúc, biểu cảm, giàu hình tượng .) Phóng sự thường phản ánh hiện thực qua cách

viết giàu hình ảnh, ở đó phâm chat và tỉnh thần của con người cũng như bộ

mặt xã hội nổi bật lên rất rõ Ngôn ngữ trong phóng sự vừa chính xác, ngắn gọn, vừa trữ tình, hình ảnh vừa lôgíc, khúc triết Do đó, những phóng sự hay thường toát ra cả ý nghĩa mỹ học Nó phá vỡ vẻ bề ngồi khơ cứng để tạo cho

phóng sự chiều sâu về tâm tưởng và vượt ra ngoài sự kiện bản thê Nó có khả

năng vén màn thông tin bí ân, thôi hồn vào các con số, dữ liệu nâng lên thành

cảm xúc, tránh xa được lỗi điễn xướng ca nhạt nhẽo, vô hồn và đọng lại, kết

tỉnh những cái “cốt” trong tư tưởng chủ đề

Xuất phát từ việc xem tác phẩm phóng sự dưới góc độ là một văn bản hoàn chỉnh thì đã có nhiều cách phân chia thành phần ngôn ngữ trong phóng sự khác nhau Có người căn cứ vào sắc thái ngôn ngữ đề chia ngôn ngữ phóng sự thành: ngôn ngữ thông tin và ngôn ngữ biểu cảm; có người lại căn cứ vào tính chất thông tin trong phóng sự dé chia thành : ngôn ngữ thông tắn, ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ lý lẽ Có người căn cứ vào chủ thể phát ngôn để phân chia ngôn ngữ phóng sự thành #gôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật Mỗi cách phân chia đều có lý riêng nhưng cùng có điểm chung khi nhìn nhận vai trò của các thành phần ngôn ngữ trong việc tạo ra

Trang 30

TS Nguyễn Thị Thoa đưa ra nhận xét chung về ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự ở các phương diện:

- _ Cấp độ từ: Ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự chủ yếu dùng danh từ,

động từ và trạng từ, ít sử dụng tính từ và hình dung từ

- _ Cấp độ câu: Ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự thường có sự kết hợp giữa câu đơn và câu phức hợp tạo ra câu văn mạnh hoặc trùng điệp, chuyên tải ý tưởng lượn sóng

- _ Cấp độ văn bản: Văn bản phóng sự là một văn bản trọn vẹn, thống nhất

giữa nội dung và hình thức và có đủ các thành phần: đầu đề, giới thiệu

vẫn đề, giải quyết vẫn đề, kết thúc vấn đề, tên tác giả [33, tr.52]

So với ngôn ngữ của các thể loại báo chí khác, ngôn ngữ trong tác

phẩm phóng sự mềm mại, sống động và là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn

giữa tính thông tin với tính hình tượng Các tác giả phóng sự có thê sử dụng

bất cứ bút pháp nào: só sánh, liên tưởng, hồi tưởng, châm biếm, miêu tả, đặc tá, bình luận miễn là có thể nâng cao năng lực phán ánh hiện thực cho tác

phẩm của mình

Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt và biểu cảm chủ đề của tác phẩm

phóng sự Tuy nhiên, để lựa chọn ngôn ngữ đúng, trúng và hay trong tác

phẩm phóng sự, nhà báo phải xem xét tính chất, quy mô của đối tượng phản

Trang 31

CHU ONG 2:

DAC DIEM NGON NGU PHONG SU TREN BAO IN

(KHAO SAT CAC BAO: THANH NIEN, TIEN PHONG VA TUOI TRE

NAM 2005)

¬

2.1 Phóng sự trên các báo Thanh niên, Tiền phong và Tuổi trẻ 28.1 Phong su trén bao Thanh nién

Báo Thanh niên là diễn đàn của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam,

xuất bản vào tất cả các ngày trong tuần Tờ báo không chỉ là người bạn thân

thiết đối với giới trẻ mà còn được bạn đọc ở mọi lứa tuổi đón nhận bởi tờ báo

luôn đổi mới về nội dung và hình thức, nâng cao chất lượng thông tin trên tất cả các lĩnh vực trong nước và quốc tế theo hướng nhanh nhạy, đầy đủ, trung thực và chuẩn xác Báo ¡n trên khô giấy A3, với 16 trang thông tin đa dạng phong phú, phản ánh những khía cạnh khác nhau không chỉ của giới trẻ mà còn đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống trên khắp mọi miền đất nước như: Tin tức thời sự (trang 2,3), Kinh tế (trang 4), Thanh niên & cuộc sống (trang 6), Thanh niên & giáo đục (trang 7), các chuyên trang Văn hoá - Văn nghệ -

Giải trí, Thể thao, Du lịch Riêng báo Thanh niên chủ nhật được in 4 màu

với 24 trang thông tin trong đó tăng cường các chuyên mục văn học nghệ thuật, các hình thức văn hoá giải trí phong phú Bắt đầu từ ngày 18 - 7 - 2005 bao Thanh nién hang ngay da tang thêm 4 trang nội dung (20 trang) theo hướng tăng cường thông tin phục vụ giới trẻ, gương người tốt, việc tốt thêm 6

chuyên đề hấp dẫn, bổ ích phục vụ thiết thực đời sống, học hành, việc làm,

Trang 32

được 65 tác phẩm được đăng trong chuyên mục “phóng sự” Nhìn chung phóng sự trên báo Thanh niên đã thê hiện khá rõ ràng và sinh động những đặc điểm của thể loại phóng sự báo chí hiện đại đó là: đề tài đa dạng, thông tin phong phú, dung lượng vừa phải, với vai trò nhập cuộc của cái tôi trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu bút pháp sinh động, linh hoạt, giàu chất văn học

Đề tài phóng sự trên báo Thanh niên khá đa dạng, xuất hiện ở mọi lúc,

mọi nơi: Phản ánh những vấn đề bức xúc trong xã hội; chuyện đời thường; lối sống, học hành, giải trí, khám phá của giới trẻ; chân dung người lao động .Ở mang dé tai nào, các bài phóng sự cũng phản ánh những mâu thuẫn, và trả lời

câu hỏi mà cuộc sống đặt ra đồng thời in đậm nét cái tôi trần thuật Nhiều bài

phóng sự đã thực sự gây được an tuong đối với độc giả bởi đã thê hiện năng

lực khám phá, phơi bày, điều trần rất mạnh mẽ, sắc sảo Chỉ riêng trong năm 2005, chúng ta đã bắt gặp những chuyện như: Xuyên Việt trên những chuyến xe tử thần (Phóng sự 3 lỳ) Hàng nóng ở chợ biên giới; Chế biến đậu hũ bằng công nghệ kinh hoàng; Cà phê ớn lạnh; Đường đi của thịt heo lậu; Mãi lộ trắng vẫn tiếp diễn; Tục lệ đen ở Ayun; Nước mắt của vàng; Xẻ núi tìm vàng; Lâm tặc hạ sơn; Biên giới chảy máu quặng Cũng chính nhờ sự khám phá những điều bí ân ở bên trong cái vẻ bình lặng của cuộc sống đời thường mà những phóng sự này thu hút được sự quan tâm của công chúng

Mang đề tài về người thường, việc thường cũng xuất hiện với tần số cao: Nhà khoa học chân đất; Chuyện của những chiến bình bảo vệ linh hồn; Anh “khùng” lên rừng chăn bò tót; Nước mat lang chai; Nghé buôn

nhất trần gian; Khám bệnh lúc rạng đông; Cò nhà đất,; Nỗi khổ mất điện

thoại di động

Mang đề tài về giới trẻ tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nội dung khá phong

phú, điển hình, đã đã phản ánh chân thực và có tính khám phá về xu hướng, lối sống, giải trí của giới trẻ hiện nay, đồng thời nhằm rung tiếng chuông cảnh

tỉnh cho họ, đó là các bài viết như: Cứu nét; Sỹ tử sờ đầu rùa; "Mỹ nhân,

thiếu hiệp " bôn tâu giang hỗ; Nữ bợm nhậu; Những cô gái Sài Gòn với đôi

mat doi mau; Co nha tro mua thi

Trang 33

Bên cạnh đó, việc khai thác cái mới lạ cũng là một thủ pháp quan trọng

trong việc tăng cường chất lượng thông tin trong các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh niên Chúng ta gặp đã gặp không ít các tác phẩm đi theo hướng này Đó là những phóng sự viết về giới vệ sỹ, về “làng không có đàn bà”, về

thế giới của những người đồng tính hay hàng loạt các đề tài viết về nghề lái

chó, đá chim độ, nghề trông coi nhà xác, nghề đốt xác, công nghệ “luộc” xe Các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh nién có kết cấu linh hoạt với dung lượng dao động trong khoảng từ trên 1000 đến 2000 chữ Ưu điểm nỗi bật của phóng sự trên báo 7anh niên là đã bám sát đời sống với những mâu thuẫn đa dạng một cách rất năng động và thường được đăng kèm với một hoặc nhiều tấm ảnh, góp phần quan trọng trong việc làm tăng tính xác thực của nội dung thông tin

Có thể khẳng định răng, với sự xuất hiện thường xuyên của các tác phẩm phóng sự trên mặt báo đã góp phần tạo ra bản sắc và sức mạnh cho tờ báo này trong quá trình thông tin, phản ánh đời sống xã hội hiện đại

Tuy nhiên, bên cạnh những bài phóng sự thực sự thành công cả về nội dung thông tin lẫn việc sử dụng ngôn ngữ, thì vẫn còn một số bài còn sa vào kế lễ dài dòng, nhiều lỗi về sử dụng ngôn ngữ

2.3.2 Phóng sự trên báo Tiền Phong

Báo Tiển phong là cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ra các ngày trong tuần Báo in trên giấy khổ A3, gồm 16 trang nội dung với nhiều chuyên trang, chuyên mục phong phú 7ï ién phong là một trong số không nhiều tờ báo ở nước ta có chuyên mục phóng sự ôn định và thường xuyên đăng tải các tác phẩm phóng sự Bạn đọc yêu thích phóng sự luôn tìm thấy trên trang 9 trong mục Phóng sự & ký sự ra đều đặn các ngày trong tuần các tác phẩm phóng sự nóng hỗi hơi thở của cuộc sống Xét về số lượng, các

tác phâm phóng sự tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng nó lại được coi như “linh

`

Trang 34

Phong su trén bao Tién phong đã phát huy được sức mạnh và năng lực phản ánh hiện thực qua những dé tai da dang duoc phát hiện từ bản thân cuộc sống phong phú Phóng sự trên báo 7ï jên phong có xu hướng đi sâu vào phản

ánh những mâu thuẫn của thực tế đời sống Chỉ riêng mảng đề tài này, cuộc

sống xung quanh chúng ta đã hiện lên với những mâu thuẫn đa dạng, lắm

hình, nhiều vẻ Bạn đọc có thê được biết đến rất nhiều mâu thuẫn đa dạng và

độc đáo được phản ánh trong các phóng sự trên tờ báo này trong năm 2005 Đó là: Lên phố .đánh dậm; ; Những “nhỗ chợ” ra đi; Vào rừng .đánh

bac; Quan “den” lên vùng cao, “Bóng” chìm “bóng "nỗi; Ca ve miền quan

họ; Hoa xuân thời giải toả

Mảng đề tài người thường, việc thường cũng xuất hiện với tần xuất cao, chăng hạn như: Huong “khùng” và 150 đứa con nuôi; Nữ tài xế faxi; Khóc cùng hai người đàn bà bên dòng sông Đà; Người nông dân đưa sông lên núi; Phụ nữ 3T những chuyện đời; Khi vệ sỹ là phái đẹp

Là một tờ báo dành cho đối tượng thanh niên, cho nên mảng đề tải về lỗi sống, việc làm, giải trí, khám phá của giới trẻ được đề cập khá rõ nét: 360”

n bảy; Đêm trang theo “thiếu gia” đi thác loạn; 6 năm cống bạn đến trường; Thoát khỏi cạm bẫy người

Dù ở mảng để tài nào thì các bài phóng sự trên báo Tiển phong cũng không chỉ dừng lại ở việc phản ánh hiện thực một cách khách quan thông qua

những con số, sự kiện mà còn thê hiện sự đánh giá, thấm định thông qua vai trò của “cái tôi” trần thuật Vừa thông tin thời sự xác thực, các tác pham

phóng sự trên báo 7 ién phong vẫn ít nhiều có khả năng thông tin thâm mỹ dưới một bút pháp, ngôn ngữ sinh động, linh hoạt, giàu cảm xúc

Trang 35

dụng ngôn ngỡ, góp phân làm tăng sự hấp dẫn không chỉ của bài viết mà còn

thu hút sự chú ý của độc giả đối với tờ báo

Tuy không có những tác giả phóng sự thực sự nổi bật tạo được phong cách riêng trên mặt báo, xong cũng có thể nhận thấy đội ngũ tác giả viết

phóng sự của báo 7ïển phong đã tạo ra nhiều cách thê hiện sinh động Đó là

những cái tên như: Hoàng Thiên Nga, Dương Thuy Bình, Võ Phụng Hoàng,

Vũ Thành Nam, Nam Cường, Nguyễn Duy Chiến

2.3.3 Phóng sự trên báo Tuổi trẻ

Cũng giống như báo 7hanh niên và Tiền phong, báo Tuổi trẻ đã xây dựng cho mình một chuyên mục phóng sự & ký sự rất ôn định và thực sự thu

hút được sự chú ý và cảm tình của người đọc Cùng với phóng sự, tờ báo còn sử dụng nhiều thể loại báo chí quan trọng như: ký sự, điều tra Chính các thể loại này đã trở thành một thế mạnh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra uy

tín cho tờ báo trong lòng độc giả

Trong số các tác phẩm được đăng ở chuyên mục Phóng sự & ký sự của

báo Tuổi trẻ, chúng tôi đã lựa chọn được 120 tác phẩm phóng sự Xét trên cả

phương điện nội dung và hình thức, phóng sự trên báo 7uổi rẻ nhìn chung đã thể hiện khá rõ nét những đặc điểm, đặc trưng của thể loại phóng sự báo chí

hiện đại Đó là lối viết sinh động, rõ ràng, năng động trong tiếp cận hiện thực

Nội dung phong phú, đề cập đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống

Đề tài phóng sự trên báo 7iối tré rat da dạng từ những người thường, việc thường đến những cảnh đời, những số phận, những vui buồn của con người, của thế sự, từ những vùng quê nghèo đang từng ngày thay da đổi thịt

đến chốn thành thị nhiều thú ăn chơi, những xu hứơng trong lối sống của giới

trẻ, những câu chuyện cảm động về tình người, về cuộc đời đến chân dung những người lao động chân chính Hàng loạt các tác giả đã gắn bó tên tuổi của mình với chuyên mục phóng sự của báo như: Thiếu Gia, Trọng Phú, Vũ

Trang 36

Có thể khẳng định, phóng sự trên báo Tuổi rrẻ đã đáp ứng được các yêu cầu về sự bổ ích và hấp dẫn Sự hấp dẫn của các tác phâm phóng sự trên báo Tuổi trẻ cũng chính là bởi nó đã gắn bó, gần gũi với cuộc sống đời thường Việc khám phá những mâu thuẫn của cuộc sống và đưa nó đến với công

chúng với một cái nhìn sắc sảo đã thu hút bạn đọc Bên cạnh đó, việc khai

thác những để tài mới lạ cũng góp phần quan trọng tăng cường chất lượng thông tin và tính hấp dẫn trong các tác phẩm phóng sự Chúng ta có thé thay rõ điều này qua hàng loạt tiêu đề của các bài phóng sự đăng tải trên báo trong năm 2005 như: Công nghệ khóc; Bà Chúa Ñho cười ra nước mắt; Cuộc hồi sinh khó nhọc; Tây Nguyên mơ mùa cà phê được giá; “Tùng xéo” lòng nhân ái; Sốt vàng trắng; Ngóc ngách ăn chơi sau 0 giò; Khi cơn bão game online đỗ bộ (5 kỳ; Chợ người; “Bay đêm” đa quốc gia; Đùa với nhan sắc

Bên cạnh những thành công như đã nêu trên, phóng sự trên báo 7ï Udi tré cling béc 16 mét vai nhuoc điểm Đó là còn ít các phóng sự công phu thé

hién su lao tam khổ tứ, lăn lộn với thực tế của người viết Vẫn còn những phóng sự nặng về kể lễ hoặc kế việc một cách nghèo nàn, đơn điệu, ít chỉ tiết

gây ấn tượng Ít có những bài thật hay và gây ấn tượng Ngôn ngữ đôi khi còn nặng tính thông tin hơn là tính thâm mỹ nên chưa để đi vào lòng người

2.2 Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự (khảo sát các bài phóng sự tiêu biểu trên các tờ báo Thanh niên, Tiền phong và Tuổi trẻ năm 2005)

Ngôn ngữ báo chí và việc sử dụng ngôn ngữ trên báo chí hiện nay đang

là một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu, độc giả và dư luận xã

hội rất quan tâm Cùng với những phương diện nội dung, chính ngôn ngữ trên mỗi tờ báo đã góp phần trực tiếp hay gián tiếp làm cho tờ báo đó có được sự thành công khi đến tay độc giả Với tư cách là cơ quan ngơn luận của Đồn TNCS HCM, báo Thanh niên, Tiền phong và Tuổi trẻ có một vai trò chính trị

đặc biệt Nó không chỉ trực tiếp đưa tiếng nói của tổ chức Đoàn tới thanh niên

Trang 37

trong d6 ma ng6n neff trén bao Thanh nién, Ti ién phong và Tuổi trẻ lại có ý

nghĩa đặc biệt

Mặt khác, với chức năng định hướng dư luận, định hướng chuẩn cho sự phát triển ngôn ngữ chung của toàn xã hội, báo Thanh niên, Tiền phong và Tuổi trẻ lại càng có ý nghĩa hơn trong quá trình thúc đây sự phát triển của lực lượng đoàn viên trong xu thế hội nhập hôm nay

Vì là cơ quan ngôn luận nói chung của Đoàn TNCS HCM nên việc sử dụng ngôn ngữ trên báo Thanh niên, Tiển phong và Tuổi trẻ luôn được các

phóng viên, biên tập viên hết sức chú trọng, nhất là trong các bài phóng sự

Bởi các trang phóng sự trên các tờ báo nảy là một trong những tâm điểm dễ được các bạn trẻ chú ý hơn cả Nó mang ý nghĩa giáo duc và định hướng dư luận rất rõ ràng, nên ngôn ngữ của phóng sự luôn có sự hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc

Phóng sự là một thể loại báo chí ít nhiều mang đặc trưng của văn học

nên ngôn ngữ phóng sự vừa mang màu sắc của ngôn ngữ báo chí, mặt khác nó vừa mang màu sắc của ngôn ngữ văn học Ngôn ngữ phóng sự là sự kết hợp hài hòa giữa việc thông tin sự kiện khách quan với yêu cầu cao về sự chính xác, cụ thể và lôgic với cách sử dụng từ ngữ giàu tính biểu cảm và những thủ pháp ngôn ngữ văn học Khảo sát cho thấy, ngôn ngữ phóng sự có những đặc điểm cơ bản dưới đây:

2.2.1 Ngôn ngữ sự kiện

Sự hấp dẫn của danh từ phóng sự khi nó xuất hiện trên các tờ báo mà độc giả luôn ngóng tìm, chờ đợi không chỉ ở đề tài mà còn hấp dẫn họ ở ngôn ngữ thể hiện Ngôn ngữ phóng sự gắn liền với đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ

báo chí là thông tin sự kiện thời sự với yêu cầu cao về sự chính xác, cụ thể và

lôgic Chính vì vậy, trong phóng sự không thê thiếu một thành phần ngôn ngữ quan trọng đó là ngôn ngữ sự kiện

Phóng sự là phản ánh hiện thực một cách chân thật, khách quan cho

nên các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phóng sự thường chính xác và khách quan Tính chính xác, khách quan thể hiện ở chỗ: ngôn ngữ phóng

Trang 38

su phai biéu dat dung ban chat su vat, hién tượng trong từng thời khắc nhất

định, trong từng bối cảnh cụ thể (gắn với địa chỉ, địa danh, con người cụ thể)

nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dé hiểu dưới dạng thông tin:

Vị dụ:

- “Vào đầu năm 2001, xuất hiện đường dây buôn bán ma tuý trên đỉnh

Pu Lôm, cách trung tâm xã Dương Minh chừng 2km Những trùm ma tuý ấn

nấp trên đó được dân bản gọi là “ông mẹo” Pu Lôm trở thành điểm trung

chuyển hàng trắng đi khắp nơi Tiếng Thái Pu Lôm có nghĩa là “núi gió” Ở chân núi có một cái hang thông từ dưới lòng Nậm Nơn lên tới đỉnh, quanh năm mát rượi, tiếng gió thối phát ra từ miệng hang nghe ù ù như tiếng tù và, nhưng từ khi mấy ông mẹo ẩn nấp trong đó không còn nghe tiếng kêu kia nữa, nghe nói đá tự sập đã lấp miệng thông gió rồi Ông Vi Xuân Đồng, Trưởng

bản Đủa cho biết: Nhiều kẻ nghiện hút ở Lượng Minh đã bị nhiễm HIV Ông

Cụt Xuân Ninh, chủ tịch xã thì khái quát: Ma tuý nơi đây đang diễn ra rất phức tạp Số người nghiện toàn xã đã lên đến 170 người, trong đó 7 người

nhiễm HIV, chủ yếu chết trẻ dưới 30 tuổi Án tù: 40 người, trong đó bản

Minh Phương có L1 người đi tù, bản Đửa 5, bản Xốp Mat 14” (Văn Trường - Quang Long: Nỗi đau dưới chân núi Pu Lôm, báo Tiên phong, 19/5/2005)

- "Ay là một ngày đầu năm At Dau 2005 Trong lúc mọi người đang sống trong sự sum vẫy của ngày đầu năm mới, chiếc thuyền đánh cá mang biển kiểm soát QNg 8731TS do anh Trương Thanh Hưng (30 tuổi) làm thuyền trưởng cùng với 19 ngư dân trong làng từ biệt vợ con tiễn ra khơi, hứa hẹn ngày trở về mạn thuyền đầy hải sản, hun đúc niềm vui cho làng chải nghèo khó Chăng ai ngờ rằng chuyến ra khơi của những con người ấy lại là

một định mệnh đau buồn Họ đã bặt tin suốt bốn tháng troi dang ding (Dinh

Phú-Trung Anh: Nước mắt làng chài, báo Thanh niên, 9-4-2005)

Mỗi sự kiện, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống là khách quan Khi sự kiện bản thể đó được nhà báo nhận thức và phản ánh trong tác phâm phóng sự

thi ban chat khách quan của sự kiện đó vẫn không mât đi mà nó được chuyên

Trang 39

tải nguyên dạng, chân thật qua “vỏ ngôn ngữ” cô đọng và hàm súc Qua khảo sát các phóng sự trên 3 tờ báo Thanh niên, Tiên phong và Tuổi trẻ, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ sự kiện chủ yếu được sử dụng dưới dạng biểu đạt thơng tin Tồn bộ thơng tin sự kiện (bao gồm những con số, quyết định, nguồn

tin ) thường được các tác giả rút ra thành một hộp tin (box) riêng nhằm nhấn

mạnh và minh chứng cho bài viết

Ví dụ:

- "Hàng năm trên thị trường cả nước cần 9 tỉ con tôm sú giống trong khi đến nay ta vẫn chưa có đủ điều kiện để nhân giống tôm sú bố mẹ mà phải đánh bắt tự nhiên Nghề săn sú của ngư dân vùng biển Ninh Thuận đã hình thành một cách tự phát từ nhiều năm nay cũng là vì vậy Hiện nay, ở Ninh Thuận có trên 120 ngàn con tôm sú bố mẹ để sản xuất ra trên 4 tỷ post (tôm nhỏ nuôi ở đìa) cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Nam" (Lê Hân-Thiện

Nhân: Săn fôm sự mẹ, báo Thanh niên, 23-5-2005)

- "Theo số liệu của Bộ Công an trong hội nghị về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em (tháng 8-2005), từ năm 1998 đến nay đã phát hiện và khởi tố gần 1.500 vụ với 2.500 người liên quan đên những đường dây mua bán hàng ngàn phụ nữ và trẻ em Công an đã tổ chức giải thốt thành cơng và đưa về gia đình 870 trường hợp" (T Anh-T Huỳnh- N Diện: Những mảnh

đời bị rao bán, báo Tuổi trẻ, 23-11-2005)

- "Tại khoa nội - tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế mỗi năm có hàng

chục bệnh nhân nhập viện cùng với một hội chứng chưa rõ nguyên nhân, đó

là đau bụng, bán tắc ruột hay táo bón, thiếu máu Họ đều là ngư dân, đến từ

hàng chục làng sống ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nơi thường có thói quen dùng miệng kết những mảnh chì vào lưới đánh cá " (Thái Lộc: Làng

ngậm chì, báo Tuổi trẻ, 5-5-2005)

Trang 40

biên" (Nguyễn Duy Chién: Phu nit "3T" nhitng chuyén doi , bao Tién Phong, 14-10-2005)

Ngôn ngữ sự kiện mặc dù mang tính thông tin là chủ yếu vừa chính xác

vừa khách quan nhưng khi được sắp xếp đúng chỗ trong chỉnh thể bài phóng sự thì nó lại mang nghĩa cụ thể chuyên tải cái "hồn" của bài phóng sự

2.2.2 Ngôn ngữ phóng sự giàu tính biếu cảm

Thế giới hiện thực trong tác phẩm phóng sự ngoài việc trình bày một

đời sống hiện thực “chân thực, khách quan” còn là một hệ thông mang những

gia tri tham mỹ riêng biệt, bộc lộ sự nhận thức thé giới độc đáo của người

viết Tính biểu cảm trong ngôn ngữ phóng sự gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh và mang tính biểu cảm trong tác phẩm phóng sự không những đem

lại cái “hồn” cho sự kiện mà còn làm cho tác phẩm có màu sắc, có ánh sáng Nhiều bài phóng sự đã khắc phục được sự "khô khan” của sự kiện bằng cách

sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc và âm thanh kết hợp với lối tả thực làm cho tác phẩm thêm truyền cảm Và vì thế ngôn ngữ phóng sự rất sinh động, hấp dẫn hay ít nhất cũng gây ấn tượng đối với người đọc

Ví dụ:

- "Hiện ra trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa đông xuân bạt ngàn đang thời kỳ làm đòng trổ hạt oằn oại trong gió Nhiều mảnh ruộng lúa chết loang lỗ trơ đất nhuốm phèn vàng quạch Nơi khác lúa mới chỉ trổ được nửa bông đã bị "mắc nghẹn" không thể tiếp tục trổ hết phần còn lại và khát nước (Bảo Trung: ,Sø mạc giữa vùng ngọt hóa, báo T: uối trẻ, 21-2-2005)

- "Bão tố đã gây ra sóng lớn cũng làm thương vong không biết bao nhiêu con tàu Cơn cuồng nộ của sóng gió đã đánh vỡ và nhắn chìm vào lòng biển con tàu Tenstar chở đầy ắp sắt thép và phân bón” (Người nhái công nghiệp, bảo Thanh niên, 13-4-2005)

Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ phóng sự là vô cùng phong phú, đa dạng Đó có thể là việc sử dụng các từ ngữ đặc trưng cho phong cách

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Theo TS. Đức Dũng, người ta có thể viết một bài báo theo các mô hình - Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo in (khảo sát báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ năm 2005)
heo TS. Đức Dũng, người ta có thể viết một bài báo theo các mô hình (Trang 21)
- Hình ảnh của thê giới - Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo in (khảo sát báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ năm 2005)
nh ảnh của thê giới (Trang 24)
Trung tâm đào tạo phát thanh và truyền hình Việt Nam (1995), SỐ tay nghiệp  vụ  báo  chí phát  thanh  truyền  hình  về  đề  tài  dân  số  kế  hoạch  hóa  gia  đình,  Nxb  Văn  hóa  Thông  tin,  Hà  Nội. - Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo in (khảo sát báo thanh niên, tiền phong và tuổi trẻ năm 2005)
rung tâm đào tạo phát thanh và truyền hình Việt Nam (1995), SỐ tay nghiệp vụ báo chí phát thanh truyền hình về đề tài dân số kế hoạch hóa gia đình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w