PHAN VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYỀN TA ĐỨC TOÀN HỆ THỜI SỰ CHÍNH TRỊ TỔNG HỢP - ĐÀI TNVN (Khảo sát từ tháng 9/2003 - 8/2004) Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 60 32 01 t : "Shrine asco
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS Vii Van Hién
Trang 3Chương 1: Hệ TSCTTH - thực tiễn đời sống đất nước và
nguyện vọng của thính giả - - 8 1.1 Đài TNVN và kết cấu của các kênh phát sóng của Đài TNVN 8
4.2 Yêu cầu khách quan của việc lập Hệ thời sự chính trị
1.3 Vị trí và vai trò của Hệ thời sự chính trị tổng hợp trong tổng thể các hệ phát sóng của Đài TNVN ceenrrrrero 17 Chương 2: Tình hình thực hiện Hệ TSCTTH và những vấn đề
2.1 Kết quả vận hành Hệ TSCTTH à cà hhreerere 20
2.2.Những vấn đề cần quan tâm nhằm nâng cao chất lượng hệ thoi su chinh tri tng hop occ cece eee resets tices 24
Trang 5Phát thanh từ ngày ra đời cho đến nay luôn là một trong những phương tiện thông tin đại chúng hữu hiệu nhất của mọi quốc gia, trong quá trình
giành, giữ độc lập và phát triển đất nước Tính lan toả tức thời trên một phạm vi rộng lớn, tạo nên một hiệu ứng xã hội tức thời là thế mạnh tuyệt đối của hệ
thống phát thanh- truyền hình nói chung và phát thanh nói riêng
Tại Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam từ khi thành lập (7/9/1945 ) đến nay đã hoàn thành xuất sắc xứ mệnh của một trong những phương tiện thông tin đại chúng quan trọng nhất, lợi hại nhất , góp phần thắng lợi vào cuộc cách mạng giải phóng đân tộc và bảo vệ tổ quốc, cũng như trong công cuộc đổi mới _ đất nước hiện nay
Nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin và tuyên truyền đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong giai đoạn mới, nhân dịp kỷ niệm 58 năm ngày thành lập, bắt đầu từ ngày 7/9/2003, Đài TNVN đã đối mới các chương trình phát thanh và bắt đầu hình thành 6 hệ phát thanh, trong đó Hệ TSCTTH là hệ chủ lực, quan trọng nhất,
Trang 6chương trình được áp dụng kỹ thuật số và thực hiện chương trình bằng phương thức phát thanh hiện đại
Qua một năm thực hiện Hệ TSCTTH đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được quý thính giá đánh giá cao Tuy nhiên, đây là một công việc rất mới, lại cần thường xuyên đổi mới, nên xuất hiện nhiều vấn đề cần được làm rõ và giải quyết
Vậy nên tác giả luận văn lựa chọn nghiên cứu" Hệ thời sự chính trị tổng hợp- Đài TNVN” ( qua việc khảo sát các chương trình trong hệ phát thanh này từ tháng 9/2003 đến tháng 8/2004) làm đề tài luận văn thạc sỹ nhằm góp phần cùng với tập thể cán bộ, phóng viên của Đài thực hiện tốt những mục tiêu cao cả đã đề ra
2 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài:
Đây là nhiệm vụ mới được thực hiện nên việc nghiên cứu chỉ tham khảo các hệ phát thanh của nước ngoài về phương thức sản xuất chương trình và phương thức phát-thanh-hiện-đạt: Trong-nước và- đặc biệt là-ở-Đài-TNVN-có một số văn bản về mục đích, yêu cầu việc lập hệ mới và một số hội nghị trao đổi về phương thức thực hiện vấn đề này Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có
để tài nghiên cứu chuyên sâu nào về Hệ TSCTTH, nên đây là một đề tài
nghiên cứu khoa học có tính độc lập và mới 3 Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu:
3.1.Mục đích :
Trên cơ sở nắm bắt mục tiêu đã đề ra và thực trạng tình hình vận hành
Trang 7-Phân tích đúng thực trạng và tình hình thực hiện của Hệ TSCTTH và thấy rõ những vấn đề đang đặt ra cần giái quyết
-Nêu những định hướng và giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hệ TSCTTH Đài TNVN
4 Đối tương và pham vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các chương trình phát thanh trong Hệ TSCTTH - Đài TNVN
- Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình phát thanh trong Hệ TSCTTH, phát sóng từ 4 giờ 45' đến 24 giờ hàng ngày, kể từ ngày phát sóng đầu tiên (7/9/2003) đến ngày hoàn thành đề tài( tháng 8/2004)
5 Phương pháp nghiên cứu:
~Phương pháp luận: vận dụng phương pháp luạn duy vật biện chứng Mác xít làm định hướng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu : sử dụng các phương pháp thống kê, so
sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp 6 Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn:
- Đề tài góp phần chuẩn mực hoá các khâu, các công đoạn thực hiện Hệ
TSCTTH theo đúng mục tiêu đặt ra, từ đó có thể làm luận cứ cho việc đổi mới
hoạt động của Hệ TSCTTH và các hệ phát thanh khác của Đài TNVN
Trang 8KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ được trình bày làm 3
chương: Chương T:
HỆ THỜI SỰ CHÍNH TRỊ TỐNG HỢP - YEU CAU CỦA THỰC TIÊN ĐỜI
SÓNG ĐÁT NƯỚC VÀ NGUYÊN VỌNG CỦA THINH GIA
1.1 Đài TNVN và kết cấu của các kênh phát sóng của Đài TNVN hiện nay 1.1.1: Tóm tắt quá trình hình thành và phát trién cha Dai TNVN 1.1.2: Kết cấu hệ phát sóng của Đài TNVN
1.2 Yêu cầu khách quan của việc lập Hệ TSCTTH
1.2.1: Nhiệm vụ của Đài TNVN trong giai đoạn mới
1.2.1: Yêu cầu của thực tiến đời sống xã hội và của thính giả
1.3: Vi tri và vai trò của Hệ TSCTTH trong tổng thể các hệ phát sóng của
Đài TNVN
1.3.1: VỊ trí của Hệ
1.3.2: Vai trò của Hệ
Chương 2:
Trang 92.2.3 Những vấn đề về âm nhạc 2.2.4 Những vẫn đề về kỹ thuật
2.2.5 Quảng bá trên hệ Chương 3:
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO CHAT LUONG HE THOI SU CHINH TRI TONG HOP-DAI TNVN 3.1 Một số định hướng phát triển 3.1.1: Xu hướng tất yếu của việc khu biệt hố nội dung thơng tin 3.1.2 : Định hướng phát triển: - Hoàn thiện Hệ TSCTTH - Phát triển các hệ phát sóng khác theo những tiêu chí kỹ thuật của Hệ TSCTTH 3.2 Những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả của Hệ TSCTTH 3.2.1: Thành lập một cơ cấu hoàn chỉnh để vận hành hệ (nhân sự- nhân lực; cơ chế tài chính)
3.2.2: Kết cấu lại các chương trình trọng Hệ một cách hợp lý
- Giảm thời lượng một số chương trình theo hướng chia nhỏ
- Áp đụng mô hình Modul thời gian vòng tròn 3.2.3: Giải pháp cho việc cập nhật tin tức
3.2.4: Giải pháp nâng cao chất lượng âm nhạc 3.2.5: Giải pháp cho vấn đề quảng ba
Trang 10HỆ THỜI SỰ CHÍNH TRỊ TỎNG HỢP- YÊU CÂU CÚA THỰC TIÊN
ĐỜI SÓNG ĐẤT NƯỚC VA NGUYEN VONG CUA THINH GIA
1.1 Dai TNVN và kết cấu của các kênh phát sóng của Đài TNVN 1.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Đài TNVN
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, Hồ Chủ Tịch từ Tân Trào- Tuyên Quang vừa về tới Hà Nội đã nghĩ ngay tới việc giới thiệu nước Việt Nam đân chủ cộng hoà trước quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới Tại số nhà 48- Hàng Ngang- Hà Nội, Người đã chỉ thị cho Bộ Nội vụ và Bộ tuyên truyền phải xây dựng ngay một Đài phát thanh quốc gia để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân
Ngày 5/9/1945, tại trụ sở số 4 phố Định Lễ- Hà Nội, đồng chí Trần Lâm, lúc đó đang công tác tại Bộ tuyên truyền , (sau đó giữ chức giám đốc, Tổng biên tập Đài TNVN ) được phân công nhiệm vụ thành lập Đài phát thanh
quốc gia đã tổ chức triệu tập một cuộc họp quan trọng Tại cuộc họp đã quyết định 3 vấn đề lớn:
Một là : lấy ngày 7/9/1945 làm ngày thành lập Đài phát thanh quốc gia Hai là: đặt tên cho Đài phát thanh quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam Ba là: chọn bài hát Diệt phát xít của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi làm nhạc hiệu chính thức của Đài TNVN [ 12, tr.20-21 ]
Đúng như kế hoạch, 11h30' ngày 7/9/1945, Đài TNVN phát sóng chương trình đầu tiên và bắt đầu bằng lời xướng:” Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”, do phát thanh viên Dương thị Ngân và Nguyễn Văn Nhất đọc
Để đảm bảo cho Đài TNVN phát sóng liên tục trong bất cứ hoàn cảnh nào, một bộ phận của Đài phát sóng của Đài TNVN tại Bạch Mai đã được di
Trang 1120/12/1946 Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Đài TNVN đã đi chuyển 14 lần để bảo toàn và phát triển lực lượng , hoàn thành nhiệm vụ chính trị, góp phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của dân tộc ta [12, tr.32]
ĐỀ trực tiếp phục vụ chiến trường miền Nam và hỗ trợ cho Đài TNVN còn trẻ và công suất phát sóng còn nhỏ, Đảng và chính phủ và chủ tịch Hồ
chí Minh quyết định thành lập Đài tiếng nói Nam bộ Đồng chí Phạm Văn
Đồng, đại diện chính phủ ở miền Nam trực tiếp chỉ đạo Đài này đã phát sóng vào ngày 1/6/1946 tại đình Thọ Lộc-làng Tôn Đính- huyện Sơn Tịnh- Quảng Ngãi Đồng chí Nguyễn văn Nguyễn làm giám đốc Ông là một chiến sỹ cách mạng trung kiên, một nhà báo tài năng và nguyên là xứ uý viên Nam Kỳ Ông bị địch bắt và giam tại nhà tù Côn Đảo Sau khi ra tù, ông được giao nhiệm vụ
làm giám đốc Đài tiếng nói Nam bộ Đây là đài thứ 2 ra đời sau Đài TNVN
Ngay sau khi giải phóng thủ đô 10/10/1954, Đài TNVN đã trở về Hà Nội Tháng 8/1955, khánh thành khu điện đài phát sóng phát thanh Bạch Mai
( tai 128c- Dai La) Sau 3 năm xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô, ngày 6/9/1958, Đài phát sóng phát thanh Mế Trì- Hà Nội hoàn thành và trở thành Dai phát sóng lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ [12, tr.32] Có thể nói đây là
giai đoạn có bước tiến nhảy vọt về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện cho Đài TNVN hoàn thành nhiệm vụ chính trị góp phần cùng cả nước
xây dung miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà
Sau ngày 10/10/1954, tổ chức bộ máy của Đài TNVN được tổ chức lại
cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới và xu hướng phát triển báo phát thanh Đài TNVN từ một bộ phận của Bộ tuyên truyền chuyển thành "Cục truyền thanh" trực thuộc thủ tướng chính phủ, quản lý cả về biên tập, sản xuất
chương trình và truyền dẫn phát sóng
Trang 12Dai TNVN và được nâng cấp trở thành cơ quan trực thuộc hội đồng chính phủ Dang uỷ của Đài TNVN trực thuộc Ban bí thư trung ương Đảng Từ đó, tổ chức bộ máy của Đài TNVN được chun mơn hố thành nhiều đơn vị: Ban biên tập đối nội, đối ngoại, Ban biên tập văn nghệ, ban biên tập miền nam, Đoàn ca nhạc, Vụ kế hoạch tài vụ, Vụ hợp tác quốc tế, Đài bá âm [ 12, tr.34]
Ngày 7/9/1970, kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đài TNVN, Lãnh đạo Đài cho phát thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên
Ngày 16/6/1976, nhân dịp khai mạc kỳ họp đầu tiên của quốc hội thống nhất cả nước, Đài truyền hình trung ương chính thức phát sóng hàng ngày và Đài được đổi tên thành Đài phát thanh truyền hình Việt Nam Tháng 9 năm 1987, thành lập Uỷ ban Phát thanh - Truyền hình Việt Nam- từ đó Đài TNVN va Dai THVN hoat động độc lập với nhau cho đến nay [ 12, tr.41]
Ngày 14/10/1954, Đài phát thanh Hà Nội được thành lập [12, tr48]
Đây là Đài địa phương ra đời đầu tiên Sau đó các Đài phát thanh các địa
phương khác tiếp tục ra đời và hiện nay, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương đều có hệ thống Đài PT-TH: Thực hiện chỉ đạo của chính phủ; Phát thanh Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành kỹ thuật, nghiệp vụ thống nhất [12, tr.48] 1.1.2 Kết cấu các hệ phát sóng của Đài TNVN 1.1.2.1 Các hệ phát sóng trước đây: Từ khi thành lập 9/1945 đến sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đài TNVN chỉ có một kênh phát sóng duy nhất
Sau khi giải phóng miền Bắc - được sự giúp đỡ của Liên xô ( trước đây), ta đã xây dựng Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì Như vậy là từ năm 1958 ( thời điểm khánh thành Đài PSPT Mễ Trì), chúng ta có 2 đài phát sóng: Mễ Trì và Bạch Mai
Khi hệ thống kỹ thuật được trang bị khá đồng bộ, cùng với việc nhiều
Trang 13thêm các kênh phát sóng để phục vụ từng nhóm đối tượng trong nước và quốc
tế
a Hệ chương trình phát thanh dành cho miền Bắc gồm:
* Chương trình thời sự Đây là chương trình ra đời ngay từ buôi phát
sóng đầu tiên 11h30- ngày 7/9/1945
* Chương trình ca nhạc ra đời ngay sau chương trình thời sự đầu tiên với 30 phút phát sóng trực tiếp Đến nay phát triển thành Ban Âm nhạc, trong đó có Đoàn ca nhạc
* Chương trình nông thôn: lúc đó gọi là chương trình nông nghiệp và nông thôn Đây là chương trình mang tính đối tượng rất rõ, thể hiện một vấn đề rất lớn của quốc gia
* Chương trình công nhân: có thời gian gọi là chương trình" Từ nhà máy đến công trường" hoặc " Công nghiệp", " công nghiệp và lưu thông phân phối" nay là chương trình:" Công nghiệp và thương mại” * Chương trình văn hoá xã hội
* Chương trình phát thanh thanh niên * Chương trình phát thanh phụ nữ * Chương trình phát thanh QĐND
* Chương trình phát thanh vì an ninh tổ quốc ( ra đời sau các chương trình trên) [12, tr.34-3 5]
b Hệ chương trình phát thanh dành cho miền Nam:
Sau ngày 20/7/1954, Đài TNVN tuyên truyền về việc yêu cầu các bên
Trang 14lần lượt ra đời và được công chúng cá nước và đồng bào, chiến sỹ miễn Nam hưởng ứng nhiệt tình
Hệ này gồm các chương trình:
* Chương trình giới thiệu miền Bắc vào miền Nam: gồm tin tức, bình luận, điểm báo miền Bắc v.v
* Chương trình dành cho đồng bào thành thị miền Nam Chương trình
này có tính đối tượng sâu hơn Đối tượng phục vụ là đồng bào vùng thành
thị, đặc biệt là khu vực Sài gòn- Chợ Lớn
* Chương trình dành cho nông thôn miền Nam Đặc biệt, chương trình này quan tâm đến những vùng xen kẽ giữa lực lượng cách mạng và nguy quyền Sài Gòn, những vùng" cài răng lược" Vì tại những vùng này thì tuyên truyền trên Dài phát thanh là có hiệu quả nhất
*Chương trình nối liền Nam- Bắc Nội dung chủ yếu của chương trình này là nhắn tin vào Nam qua những bức thư chứa chan tình cảm của người thân ở miễn Bắc gửi vảo
* Chương trình phát thanh đành cho binh sỹ quân đội cộng hoà miền Nam (tức quân đội Nguy- Sài gòn) Đây là một mũi xung kích trên mặt trận quân đội
* Chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Gồm 6 chương trình với 6 thú ngữ là: Ba na, Ê dé, Hré, Mnéng, Gia rai, Chau Ro [ 12, tr.37-38]
c Hệ chương trình phát thanh đối ngoại
Ngay từ ngày đầu thành lập, các chương trình phát thanh đối ngoại đã
có mặt góp phần giới thiệu Việt Nam với bè bạn quốc tế Hiện nay, các
Trang 151.1.2.2 Các hệ phát sóng hiện nay của Dai TNVN
Trên cơ sở các hệ phát sóng truyền thống, hiện nay, Đài TNVN được phát sóng trên 6 hệ và kênh với tổng thời lượng phát sóng 191 giờ mỗi ngày
a VOVI-Hệ thời sụ- chính trị - tổng hợp :
Đây là hệ phát sóng quan trọng nhất của Đài TNVN Trên hệ này, đăng tải toàn bộ các sự kiện chính trị xã hội quan trọng của đất nước, tuyên truyền đường lối , chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
Đây là hệ mới, phát sóng từ ngày 7/9/2003 Hệ này được thành lập trên cơ sở của kênh VOV1 trước đây Hiện nay, thời lượng của hệ là 19h15'⁄ngày
Phát sóng hàng ngày từ 4giờ 45' đến 24 giờ
Cấu trúc của hệ gồm:
- 11 ban tin phát vào các đầu giờ (gồm cả bản tin 5 phút và bản tin 15 phút)
- 4 chương trình thời sự vào các giờ: 6h, 12h, 18h, 21h30 (riêng chương trình
thời sự I8h kéo dài 45 phút) -
- Ngoài ra còn có các chương trình thời sự chuyên đề: Thời sự kinh tế, thời
sự văn hoá xã hội
- Hơn 50 chương trình khác phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước và các chương trình ca nhạc mang đậm nét truyền thống và bản sắc văn hoa dân tộc
Hệ này được phủ sóng toàn quốc trên các tần s6: 675 KHz ( tai khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc)- 630 KHz( tại khu vực Quảng Bình- Thừa Thiên Huế ); 594 KHz (Đà Nẵng); 648 KHz( Quy Nhơn); 666 KHz( Khánh Hoà); 690 KHz ( KHU vực Tây Nguyên); 657 KHz ( thành phố HCM) ; 711 KHz ( Khu vực Nam bộ)
Trang 16Kênh phát sóng này chủ yếu là các chương trình chuyên đề, không có
các bản tin đầu giờ Kênh này chỉ tiếp sóng các chương trình thời sự trên hệ
TSCTTH
Kênh này gồm các chương trình chính sau: Giáo dục từ xa; Tiếp chuyện bạn nghe Đài; Du lịch; CLB người cao tuổi; Phụ nữ; CLB sân khấu;
Thanh Niên; Diễn đàn các vấn đề xã hội; Nhân đạo, Đại gia đình các dân tộc
VN; Văn nghệ thiếu nhỉ; CLB hài; Kê chuyện cỗ tích và hát ru cho bé; Tiếng thơ; âm nhạc đêm khuya
Thời lượng phát sóng hàng ngày của kênh này là 19h15' Tần số phát sóng của kênh này, tương ứng với các địa điểm theo thứ tự từ phía Bắc vào Nam như sau: 549 KHz (Khu vực phía Bắc); 729 KHz (Khu vực thừ Quảng
Bình đến Thừa Thiên Huế); 702 KHz (Da Nang); 738 KHz (Quy Nhon);
576 KHz ( Khanh Hoa); 558 KHz ( TPHCM); 783 KHz ( Khu vực Nam bộ); Riêng khu vực Tây Nguyên sẽ bắt kênh này trên song FM 102,7 MHz
c VOV3- Kénh FM- thông tin- ãm nhạc - giải trí:
Kênh này chỉ có tin tức và âm nhạc và quảng cáo Đây là kênh phát thanh thương mại Gồm những chương trình ca nhạc, giải trí và lồng ghép các chương trình quảng cáo
Tin tức trên kênh này ngắn gọn và chỉ có các bản tin 5 phút đầu giờ Thời lượng : phát sóng liên tục 24 giờ/ngày Kênh này phát sóng FM
trên các tần số: 100 MHz tại Hà Nội; 105,1 MHz tai Quang Bình; 106,1
MHz tai Hué; 106 MHz tai Da Nẵng; 103,1 MHz tại Quy Nhơn và Khánh Hoà; 104,5 MHz tại thành phố HCM; 101 MHz tại khu vực Nam bộ
d VOV4 - Hệ phát thanh đân tộc với 8 thứ tiếng dân tộc
Thời lượng 14h15⁄ngày ( bắt đầu phát sóng theo mô hình hệ phát thanh
Trang 17Đăng Chương trình phát thanh tiếng Khơ me phát từ thành phố Cần Thơ Và chương trình tiếng Thái và tiếng Mông phát tại cơ quan thường trú Đài
TNVN tai tinh Son La Dai đang chuẩn bị mọi điều kiện để phát sóng tiếng
Chăm
e VOV5- kênh EM dành cho người nước ngoài ở Việt Nam
Kênh này phủ sóng chủ yếu ở Hà Nội và thành phố HCM), thời lượng
7h40/ngày Đối tượng là người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt
Nam Tần số phát sóng EM 105.5 MHz Kênh này phát hai thứ tiếng là Anh
và Pháp
f VOV6- Kênh phát thanh đối ngoại:
Kênh này có 12 thứ ngữ : Lào-Cămpuchia- Trung Quốc ( gồm tiếng
Bắc Kinh và tiếng Quảng Đông) -Nhật Bản- Inđônê xia- Thái Lan- Ảnh-
Pháp- Tây Ban Nha- Nga và chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tố quốc Thời lượng 53h/ngày
1.2 Yêu cầu khách quan của việc lập Hệ TSCTTH
1.2.1: Nhiệm vụ của Đài TNVN trong giai đoạn mới
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 chỉ rõ mục tiêu : "phát triển và hiện đại hoá mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản phẩm , dịch vụ phát thanh truyền hình , báo chí, xuất bản Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc phổ cập các phương tiện phát thanh, truyền hình đến mỗi gia đình Phát triển các điểm văn hoá kết hợp với hệ thống bưu cục khắp các xã trong cả nước Dùng tiếng nói dân tộc và chữ viết của các dân tộc có chữ viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc" [2, tr.209]
Để thực hiện mục tiêu nay, Dai TNVN da đề ra chiến lược đến năm
2010- nhằm đưa Đài TNVN: và ngành phát thanh Việt Nam phát triển theo
Trang 18Nội dung chiên lược phát triển trong 10 năm 2001-2010 của Đài TNVN là:" mở rộng thời lượng, hoàn thiện hệ chương trình, nâng cao chất lượng nội dung làn sóng, phát triển tờ báo in, báo điện tử Intơnet; đối mới công nghệ sản xuất chương trình, truyền dẫn, phát sóng theo hướng hiện đại hoá; tổ chức bộ máy tỉnh gọn, nâng cao chất lượng đảo tạo đội ngũ làm phát thanh hiện
đại; xây dựng cơ chế tải chính ổn định , hiệu quả nhằm đưa Đài TNVN thành
tập đồn thơng tin báo chí - kỹ thuật hiện đại hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu thông tin và nhu cầu thưởng thức, giải trí của người nghe {3, tr.3]
1.2.2 Yêu cầu thực tiễn của đời sống đất nước và nguyện vọng của thính giả Đời sống báo chí hôm nay là sự trưởng thành do không ngừng tự đi mới để phục vụ sự nghiệp đổi mới, đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; là sự bắt nhịp những chuyển biến mạnh mẽ của thời cuộc và đòi hỏi bức bách của sự nghiệp cách mạng [ 8, tr.214]
Xu thé phat triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin làm cho nhu cầu của con người ngày cảng có tính khu biệt, hay nói cách khác là sự" cá biệt hoá” sản phẩm theo thị hiểu của từng nhóm nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân đơn lẻ
Trong nền văn minh công nghiệp, người ta tuân thủ theo 6 nguyên tắc là: tiêu chuẩn hố, chun mơn hố, đồng bộ hoá, sự tích tụ, cực đại hoá và tập trung hoá Ngày nay, trong thoi dai van minh hậu công nghiệp- nền văn mình tin học , các nguyên tắc này đang dần dần thay đổi Truyền thông đại chúng cũng không giống như trước mà nhu cầu thông tin ngày cảng nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, từng nhóm nhỏ trở thành xu thê phổ
biến
Trang 19truyền hình Trước đây, nước Mỹ chỉ có 4 Đài phát thanh và truyền hình lớn , thì nay có tới hàng trăm đài phát thanh và hơn 70 đài truyền hình [4, tr.25]
Ở Việt Nam, xu hướng phi đại chúng hoá các phương tiện truyền thông đại chúng đã tác động mạnh mẽ và có những thay đổi bước đầu Tuy nhiên đến nay, chúng ta vẫn chưa thực sự đánh giá, tổng kết về vấn đề này Tại Đài TNVN, nếu như trước đây, các chương trình chỉ phát sóng trên một hệ, thì đến năm 1990, Dai TNVN đã xây dựng 3 hệ chương trình phát sóng song song Việc xây dựng các hệ phát thanh riêng rẽ xuất phát từ quan điểm: phát thanh không nên chỉ bắt thính giả nghe những điều mình nói mà phải là nói với họ về những điều mà họ đang quan tâm Từ đó đến nay, quan điểm " phi đại chúng hoá" tiếp tục được thực hiện Cho tới nay Đài TNVN đã thành lập 6 hệ và kênh phát sóng riêng rẽ phục vụ cho từng nhóm đối tượng riêng
Từ yêu cầu, nhiệm vụ của Đài TNVN trong giai đoạn mới cùng với xu thế" phi đại chúng hoá", việc phát sóng Hệ TSCTTH là một yêu cầu tất yếu khách quan, là yêu câu của Đảng, nhà nước và là nguyện vọng cuả nhân dân
4.3 Vị trí và vai trò của Hệ TSCTTH trong tổng thể các hệ phát
sóng của Đài TNVN
1.3.1: Hệ TSCTTH - hệ phát sóng quan trọng nhất của Đài TNVN
Hệ TSCTTH của Đài TNVN là hệ được đổi mới và nâng tầm của hệ VOVI trước đó Đây là hệ quan trọng nhất trong 6 hệ và kênh phát thanh của Đải TNVN Có thê nói, đây là trang nhất cuả cơ quan báo nói
Trang 20Hệ TSCTTH có tổng đạo diễn, các đạo diễn chương trình, có các chức danh người dẫn chương trình khâu nối toàn bộ hệ trong suốt thời gian phát sóng với nhiều chương trình phát sóng trực tiếp Với cách làm này, Hệ TSCTTH có tính thống nhất cao, khắc phục được tính chia cắt giữa các chương trình độc lập trước đây, đảm bảo tính chỉnh thé, tính hệ thống trong kết cấu chung cũng như trong nội dung của từng chương trình phát thanh cụ
thể
Thực hiện đúng chức năng và tên gọi, Hệ TSCTTH trung bình cứ 1 gid có một bản tin, đảm bảo thông tin nhanh nhất, không chỉ cập nhật mà còn cập giờ, cập phút, đưa đến cho thính giả những thông tin sốt dẻo nhất mà ít có phương tiện truyền thông nào có thể làm được
Ứng dụng công nghệ sản xuất chương trình phát thanh bằng kỹ thuật số với phương thức phát thanh hiện đại, Hệ TSCTTH thể hiện tính chất và đặc điểm của một cơ quan báo nói, cho phép thực hiện các cuộc tường thuật trực
tiếp từ hiện trường một cách nhanh nhất, di chuyển linh hoạt nhất và chất
lượng sóng tốt nhất
1.3.2: Giáo dục truyền thống, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh- đó là sợi chỉ đồ xuyên suốt toàn bộ nội dung và hình
thức thể hiện trên Hệ TSCTTH
Đối tượng của Hệ TSCTTH là đông đảo quần chúng nhân dân, những người ở tuôi trưởng thành, vì thế, công tác giáo dục truyền thống, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh là một nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu
Đó cũng là lý do để tên của Hệ có từ : Chính trị Tính chính trị, tư tưởng được thể hiện trong từng nội dung tín bài, từng chương trình về đường lỗi của đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước
Trang 21cạnh chính trị, tư tưởng: bám sát những định hướng cơ bản về chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước dé phân tích, lý giải từng vấn đề, từng sự kiện và sự tác động của sự kiện đó tới đời sống của quần chúng nhân dân
Tin bài trên hệ này một mặt phổ biến kiến thức, hướng dẫn nhân dân cách làm
ăn, đồng thời tuyên truyền về chính sách, pháp luật của nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể
Hệ tập trung phản ánh các sự kiện lớn của đất nước Các kỳ họp quốc hội, các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, các lễ hội lớn của đất nước, các hoạt động đối ngoại đều được tường thuật trực tiếp từ hiện trường, hoặc phản ánh đậm nét một cách nhanh nhất trong các chương trình thời sự và các chương trình khác trên hệ
Tính chính trị, tư tưởng còn được định hướng rất rõ trong việc sử dụng các chương trình ca nhạc, hệ thống nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc sang trang, nhạc nền Các chương trình ca nhạc trên hệ này tập trung vào việc giới thiệu những ca khúc truyền thống Các hình thức sinh hoạt âm nhạc trên sóng bám sát các
Trang 22
Chương 2:
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỆ THỜI SỰ CHÍNH TRỊ TÔNG HỢP VÀ NHỮNG VÁN ĐÈ ĐẶT RA
2.1 Kết quả vận hành Hệ TSCTTH
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Bạn nghe Đài, ngày 7/9/2003, Tổng giám đốc Đài TNVN quyết định phát sóng Hệ TSCTTH
Đây là một hệ phát sóng khơng hồn toàn mới- bởi nó kế thừa hệ VOV1 da phat song từ nhiều năm nay Song hệ phát sóng này có nhiều điểm
mới, đặt ra nhiều thách thức gay gắt đối với những người chỉ đạo cũng như
thực hiện
2.1.1 Những điểm mới trên Hệ TSCTTH
2.1.1.1 Điểm mới đầu tiên là việc sắp xếp lại toàn bộ các chương trình phát thanh trên Hệ từ 4giờ 45 phút đến 24 giò hàng ngày và phát sóng nhiều chương trình mới
Các chương trình phát thanh trong Hệ được bố trí làm 5 cụm: 1 Cụm chương trình thời sự- tin tức trong nước và quốc tế 2 Cụm chương trình thời sự kinh tế - khoa học- công nghệ
3 Cụm chương trình thời sự pháp luật, nội chính, xây dựng Đảng 4 Cụm chương trình thơì sự văn hoá- xã hội, văn học- nghệ thuật 5 Cụm chương trình thời sự âm nhạc
Các cụm chương trình tạo thành dòng thông tin chủ lưu, liên tục thông qua người dẫn hệ trên sóng, tạo thành Hệ TSCTTH trong một ngày phát sóng
Trong hệ có tới 20 chương trình mới được phát sóng Đó là các chương trình: 1 Dành cho ngư dân
Trang 234 Tap chi van hoc nghệ thuật 5 Thuỷ sản Việt Nam
6 Diễn đàn khoa học công nghệ-tài nguyên- môi trường 7 Câu lạc bộ tư pháp 8 Tư vấn pháp luật 9 Tôn giáo 10.Các vẫn đề dân tộc 11.Khách mời trực tiếp cuối tuần 12.Tin học và cuộc sống 13.Ban tron 4m nhac 14.Xây dựng Đảng 15.Diễn đàn tuổi trẻ
16 Trang thé thao trong nước và quốc tế 17.Thư thính giả trong ngày
18.Gia đình và xã hôi
19.Bạn cần biết
20.Âm nhạc đêm khuya
Nhìn vào cơ cấu chương trình chúng ta sẽ thấy nhiều điểm mới trong định hướng của Hệ
- Thứ nhất: tính thời sự - đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ các chương trình phát thanh trên hệ
- Thứ hai: tính đối tượng được quan tâm sâu hơn Tên gọi và nội dụng các chương trình với những đối tượng cụ thể : đó là đồng bào các dân tộc thiểu số, ngư dân, thanh niên , đồng bào tôn giáo v.v
- Thứ ba là: Hệ mới này đi vào những thông tin cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của người dân, quan tâm đến ý kiến phản hồi của bạn nghe
Trang 242.1.1.2 Điểm mới thứ 2 của Hệ TSCTTH là: Tính cập nhật tin tức và tính linh hoạt
Nếu như trước đây, các bán tin đầu giờ được coi là những bản tin phụ, lại thu băng trước , thì nay các bản tin này được phát sóng trực tiếp để cập nhật thông tin, với thời lượng 5 phút vào đầu các giờ Bản tin 5 phút không chỉ cập nhật tin tức, tin có tiếng động, mà còn có thể nối cầu phát thanh trực tiếp VỚI hiện trường, với các sự kiện được nhiều người quan tâm (như công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, các vụ thiên tai, hoả hoạn, các hoạt động quan trọng của lãnh đạo Đảng và nhà nước, phản ánh SEAGAME v.v )
- Khi có các sự kiện chính trị hoặc cần nêu vấn đề tuyên truyền, Lãnh đạo Hệ có thể tập trung một khoảng sóng cần thiết để phản ánh Đó các đợt tuyên truyền tập trung cho kỳ họp Quốc hội, đợt kỷ niệm các ngày lễ lớn của đât nước v.v 2.1.1.3 Điểm mới thứ 3 là người dẫn chương trình xuyên suốt toàn bộ hệ TSCTTH và bước đầu thể hiện được vai trò của đạo diễn và tổng đạo diễn:
Đây là người chịu trách nhiệm toàn bộ khâu dẫn dắt, giới thiệu cho thính giả nội dung chương trình, cụm chương trình, kết nối các chương trình và cụm chương trình trong hệ Dẫn chương trình là người trực tiếp giao lưu
với thính giả Người dẫn hệ được ví như hướng dẫn viên du lịch , và "tua du
lịch" này khởi đầu lúc 4 giờ 45phút và kết thúc vào 24 giờ hàng ngày
Nếu như trước đây, các chương trình phần lớn được ghi âm trước và phát sóng theo thứ tự thời gian đã định trước Nội dung các chương trình hầu như chẳng được gắn kết gì với nhau Khi xuất hiện người dẫn chương trình, và đạo diễn chương trình, các sự kiện được liên kết ở các mức độ khác nhau,
Trang 25Lần đầu tiên chúng ta đưa vấn đề quảng bá vào hệ Tuy nhiên nội dung quáng bá, cách viết và dàn dựng quảng bá còn thô sơ
2.1.1.4 Điểm mới thứ tư là Đài TNVN chuyển sang vận hành hệ thống kỹ thuật số và phần mềm ĐAL,ET phục vụ phát sóng phát thanh
Đây là một bước đột phá về kỹ thuật phát sóng - đánh dấu một sự biến
đối về chất cực kỳ quan trọng trong việc phối hợp của nghiệp vụ biên tập với kỹ thuật phát thanh hiện đại Với một hệ thông kỹ thuật số khá hoàn chính và phần mềm DALET năng động, cho phép dàn dựng tin, bài, chương trình phát thanh nhanh chóng, linh hoạt với chất lượng âm thanh cao nhất
2.1.2 Những bất cập trong quá trình vận hành Hệ :
Tuy nhiên qua 10 tháng vận hành Hệ thời sự- chính trị tổng hợp cũng đã
xuất hiện nhiều bất cập, nếu không được giải quyết, điều chỉnh kịp thời chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu như mong muốn
2.1.2.1 Bất cập thứ nhất là về nhân lực
Vào hệ mới, công việc nhiều hơn, tốc độ làm việc nhanh hơn đề đáp ứng
yêu cầu cập nhật tin tức, song con người lại không được bổ sung
Ban thời sự đơn vị đầu mối thực hiện các nhiệm vụ của Hệ , vốn đã thiếu người, vào hệ lại cảng thiếu 10 phóng viên, BTV được coi là khoẻ mạnh nhất, chỉnh chiến nhất được xung vào đội dẫn chương trình của hệ Trong khi đó, yêu cầu của hệ là cập giờ tin tức, nên một số lượng lớn phóng viên phải tung vào cuộc ( mà phần lớn là phóng viên trẻ, kế cả CTV và những người
học việc) Vì thế nhiều thính giả đã viết thư góp ý, thậm chí rất gay gắt về
việc thé hiện của các giọng đọc mới trên sóng
2.1.2.2 Bất cập thứ 2 là việc phối hợp giữa các đơn vị trong hệ chưa được rõ nét, và chưa hiệu quả
Trang 26phong phú hơn rất nhiều Đây chính là một trong những điều kiện quan trọng
để nâng cao vai trò, vị thế của phát thanh, lôi kéo thính giả đến với phát thanh
nhiều hơn
Bắt cập trong sự phối hợp giữa các ban còn thể hiện ở chỗ phản ánh trùng lặp các sự kiện giữa các chương trình trong cùng một Ban hoặc giữa các ban Thậm chí chương trình trước vừa có bài khen một đơn vị thì chương trình sau đó lại đưa tin về những tiêu cực của đơn vị này Nguyên nhân có nhiều nhưng theo chúng tôi có 3 nguyên nhân chính:
- Vùng chồng lấn giữa các chương trình phát thanh còn rộng - Quy trình duyệt chương trình trong các ban chưa chặt chẽ
- Chưa có sự chỉ huy thống nhất trong kiểm soát nội dung các chương trình trong toàn hệ
2.1.2.3.Về kỹ thuật phát thanh:
Như trên chúng tôi đã trình bày, Hệ thống phát thanh kỹ thuật số lần
đầu tiên được áp dụng ở Đài TNVN trên một quy mô ngày càng lớn, trên
nhiều hệ Vì thế chắc chắn không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu Bộ máy nhân lực vận hành hệ thống cũng còn thiếu và trình độ không đồng đều Sự phối hợp giữa biên tập và kỹ thuật có lúc chưa thật tốt Sự cố treo máy, mất hoặc nhằm chương trình những ngày đầu có diễn ra, song cũng được khắc phục tương đối tốt, song chúng ta không bao giờ được chủ quan cả về hai
phía Hiện nay vẫn chưa có thiết bị liên lạc giữa BTV và KTV, mà chỉ bằng
động tác ra hiệu, vẫy tay nên không thể không tránh khỏi sai sót nhất là các
chương trình phát thanh trực tiếp
2.2 Những vấn đề cần quan tâm nhằm nâng cao chất lượng hệ
TSCTTH
Trang 27"Hệ TSCTTH - tin tức cập nhật liên tục từ 5h đến 24h hàng ngày" Đó là mục tiêu của hệ , đồng thời cũng là lô gô được phát liên tục trên hệ tạo nên
nhịp điệu mới- sắc thái mới trên Hệ TSCTTH
Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, tin tức là vấn đề cốt lõi của hệ
TSCTTH Chính vì vậy lôgô của hệ có nội dung là:" Hệ TSCTTH, tin tức cập nhật liên tục từ 5 giờ đến 24 giờ hàng ngày
Có thê nói, việc phát sóng hệ mới với nhiệm vụ trọng tâm là cập nhật tỉn tức nhanh nhất, nóng hổi nhất đã làm thay đổi cơ bản diện mạo của Hệ TSCTTH so với kênh VOVI trước đây
Nếu như trước đây, thính giả thường là phải chờ đợi các chương trình thời sự chính như 6h, 12h, 18h, 21h30 thi nay ban tin 5 phút đầu các giờ đã đáp ứng được yêu cầu của những người quan tâm đến tình hình thời sự trong nước và quốc tế Trong bản tin này đưa những thông tin mới nhất Sau đó tin tức sẽ được tiếp nối, mở rộng ra, chỉ tiết hơn trong các bản tin và chương trình thời sự tiếp sau đó
Ngay trong ngày đầu tiên phát sóng trên hệ mới, chương trình thời sự 6h ngày 7/9/2003 đưa tin: tổng thống Palextin chỉ định thủ tướng mới trong bối cảnh tình hình Trung Đông diễn biến hết sức phức tạp Đến bản tin 5 phút
lúc 8 giờ cùng ngày, bình luận viên của Đài TNVN đã bình luận trực tiếp về
sự kiện này Và đến chương trình thdi sy 12h, 18h BTV có tổng hợp về toàn
bộ diễn biến của sự kiện để thính giả có thể nắm được tình hình một cách tổng
thê Đầu năm 2004, Dịch cúm gia cầm, trở thành vấn để nóng của toàn xã hội Tin tức về vấn đề này liên tục được tung lên sóng Trong khi ta chưa có nhiều kinh nghiệm về phòng chống bệnh dịch này, thì tại Thái Lan diễn ra một hội nghị quốc tế, Lãnh đạo Đài chỉ thị cơ quan thường trú Đài TNVN tại Thái Lan theo dõi sát hội nghị và đưa tin hàng giờ về Đài Ngay sau khi Bộ truởng
Lê Huy Ngọ trở về từ hội nghị này, phóng viên của Đài đã nối cầu phát thanh
Trang 28là sự kiện SEA GAME 22- lần đầu tiên được tổ chức tại nước ta Phóng viên
của Đài được bố trí ở hầu hết các địa điểm thi đấu và liên tục chuyển tin lên sóng bằng các cầu phát thanh trực tiếp [11, tr.1-2]
Trong một thời gian dài trước đây, các bản tin 5 phút đầu giờ đều thu băng trước rồi phát sóng, vì vậy tin tức cũ và đặc biệt là không có hơi thở của cuộc sống, của tình hình thời sự Tin tức thường được mở đầu bằng những cụm từ:" 7? đầu năm đến nay 6 tháng qua Vụ đông xuân này " thậm chí chẳng có cụm từ chỉ thời gian ( ví dụ: Tỉnh Quảng Nam đã đầu tư hơn 500 tỷ đơng cho chương trình xố đói giảm nghèo của tỉnh) Điều này gây nên sự nhàm chán và không tạo được lòng tin đối với thính giả Từ đó , mọi vấn để chính trị - xã hội tuyên truyền truyền trên sóng sẽ không mang lại hiệu quả rõ rệt
Sau khi phát sóng hệ TSCTTH với định hướng là: cập nhật tin tức hàng giờ, thậm chí hàng phút, thì nhịp điệu của ban tin cũng như các chương trình trên hệ đã thay đổi hắn Thay vì những cụm từ chỉ thời gian không xác định , hoặc là đã quá cũ, những tin tức mở đầu bằng cụm từ chỉ giờ diễn ra sự kiện
ngày cảng nhiều (7giờ 40 phút sáng nay sáng sớm nay chiều nay ti nay cách đây ít phút Sự kiện vừa kết thúc cách đây chưa đây 5 phút chúng tôi đang có mặt tại hiện trường v.v )
Việc biên tập viên trình bày bản tin trực tiếp ( không thu băng trước) vừa là điều kiện thuận lợi để bổ xung tin tức mới nhận được, vừa tạo nên sự sốt đẻo, mang được hơi thở nóng hỗi của cuộc sống vào bản tin
"Có bột mới gột nên hồ" Những vẫn dé về hình thức chỉ góp một phần
Trang 29Với cách làm như vậy, cùng với lợi thế của báo điện tử, Đài TNVN trở thành một trong những phương tiện thông tin đại chúng đưa tin nhanh nhất,
kịp thời nhất, nóng hỗi nhất
2.2.1.2 Những hạn chế cần khắc phục:
Mục tiêu số 1 của hệ là thông tin thời sự chính trị nhanh nhạy nhất Vì thế việc cập nhật tin tức được đưa lên hàng đầu khi xây dựng các tiêu chí nội dung Thế nhưng hiện nay, việc cập nhật tin tức còn nhiều vẫn đề cần phải bàn bạc tiếp để thực hiện được đúng tiêu chí của Hệ
a- Chưa có nhiều tin có tiếng động cua phống viên và cộng tác viên gửi về từ hiện trường
Đặc thù của tin cho Radiô là tiếng động hiện trường, lời nói của nhân chứng, của những người có trách nhiệm vả tiếng của phóng viên Thế nhưng, hiện nay tiếng động, lời nói vẫn chưa được sử dụng nhiều trong các bản tin
Qua khảo sát trong các bản tin hàng ngày cho thấy, hiện nay, số lượng tỉn từ nguồn phóng viên và CTV vẫn chiếm chiều nhất Số tin tức này thường
là có tiếng động, còn gọi là tin sống, các bài phản ánh, phỏng vấn, ghi nhanh làm cho nhịp điệu của chương trình nhanh hơn, sống động hơn Hàng ngày trong tổng số 11 bản tin và 4 chương trình thời sự, cùng với tin tức từ các chương trình thời sự chuyên đề: kinh tế, văn hoá-xã hội thì số lượng tin sử dụng trung bình 200 tin Trong đó hiện có tới 60% tin tức trong các bản tin được cung cấp từ phóng viên CTV Đài TNVN ( cả ở trong nước và nước ngoài) Số lượng tin lấy từ nguồn Thông tấn xã chiếm khoảng 30 % Còn 10% là tin khai thác các phương tiện thông tin đại chúng khác và trên mạng Intonét [11, tr.5]
Trang 30Chương trình thời sự 18h thường là tập trung nhiều tin có tiếng động nhất Lý do là : các sự kiện trong ngày được phóng viên tổng hợp và đưa tin sâu; chương trình này là chương trình có thời lượng dài nhất ( 45') nên có thể đưa được những phản ánh dài hơn và như vậy mới đưa được nhiều tiếng động
Trong các chương trình thời sự khác, số tin không có tiếng động chiếm
một tỷ lệ khá lớn và ít tin có tiếng động hơn
Việc có Ít tin có tiếng động có nhiễu nguyên nhân:
- Phóng viên, CTV của Đài đến cơ sở, đến hiện trường nơi xảy ra sự kiện thường là chỉ làm 1 tin sâu , ở dạng phản ánh mà không chú ý tới việc đưa thông tin theo tiễn độ diễn biến sự việc
- Nhiều phóng viên, CTV của Đài đến cơ sở chỉ viết bài phản ánh, chứ không viết tin
- Thiết bị ghi âm của cả phóng viên và cộng tác viên còn chưa đồng bộ nên chất lượng âm thanh truyền về trung tâm tin của Đài còn xấu nên không sử
dụng được
- Trong nhiều trường hợp, phóng viên, cộng tác viên chỉ Fax tin về mà không đọc chính tin mình viết
b- Vẫn đề săn tin- nudi tin:
Tin tức, sự kiện là một dòng chảy một chiều và diễn biến theo trình tự thời gian Vì vậy khí đã nhận được thông tin quan trong thi cần phải theo dõi tiếp diễn biến của nó dé cung cấp tin tức cho người nghe theo trình tự thời gian đó Có như vậy sự tiếp nhận thông tin của thính giả mới đầy đủ và có
đầu, có đuôi
Trang 31Từ khi xảy ra cháy, trong quá trình cứu chữa, quá trình điều tra nguyên nhân và kể cả việc xét xử phiên toà Việc theo dõi tin tức này có thể điễn ra 1 tháng, l năm thậm chí cả hàng chục năm, như trong việc điều tra các vụ án phức tạp Trong những trường hợp như vậy, cơ quan báo chí cần phân công một người hoặc một nhóm người cụ thể theo đõi suốt quá trình diễn biến của sự kiện
Việc phân công theo dõi sự kiện cho một người hoặc một nhóm người có tác dụng là đưa tin chính xác, theo chiều hướng mở rộng dần thông tin, khai thác thông tin sâu, tránh được sự trùng lặp không cần thiết Đã có nhiều trường hợp, phóng viên A đưa tin đầu tiên một vụ án, phóng viên B đưa tin tiếp theo, phóng viên C lại bị phân công tường thuật phiên toà xét xử vụ án nảy, mặc dù họ không được theo dõi sự kiện này một cách có hệ thống
Việc săn tin- nuôi tin còn thể hiện ở tính chủ động phát hiện vấn đề của
phóng viên Ví dụ như câu chuyện của nhà báo Hữu Thọ về bệnh thành tích Đại ý là : Một đoàn cấp trên về kiểm tra một đơn vị chăn nuôi Khi đoàn
kiểm tra về đều khen tắm tắc là đơn vị làm ăn tốt Tuy nhiên nhà báo đã phát hiện ra rằng trong hồ phân có rất Ít phân lợn, và hỗ phân thì trồng hốc và khơ khốc Điều tra ra mới biết rằng : Đơn vị chăn nuôi ấy rất yêu kém nên chỉ có may con lợn còi Nhung vì bệnh thành tích nên đơn vị đã di muon rất nhiều lợn béo ở nơi khác về đánh lừa đoàn kiểm tra
c- Tính" lễ tân" trong tỉn tức
Từ "Lễ tân" trong từ điển tiếng Việt có nghĩa là : việc tiếp xúc, giao thiệp ngoại giao theo những thể thức nhất định Đây là một từ có nghĩa tích cực Thế nhưng tại sao khi ta dùng từ "tính lễ tân" trong tin tức lại để chỉ một
dụng ý không tốt
* Thể nào là tin lễ tân:
Trang 32Sự kiện lễ tân là các hoạt động ngoại giao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước; các hoạt động ký niệm, mít tỉnh nhân các ngày lễ của đất nước cũng như các ngành, các địa phương v.v
Như vậy có thể hiểu, tin lễ tân hay tính "lễ tân" trong tin tức là dé chi
tính khuôn mẫu cứng nhắc Và hiểu rộng ra thì đó là sự kế lễ rườm rà, hình
thức, đài dòng mà không đi vào nội dung chính, vấn để chính được đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm [10, tr 3]
Trước hết là việc giới thiệu tên, chức vụ các đồng chí lãnh đạo từ trung ương đến các địa phương Trong nhiều trường hợp, phần giới thiệu này đã chiếm khoảng từ I đến 2 phút, chiếm đến 1⁄3 thậm chí một nửa nội dung tin Đây là sự bắt trước lời giới thiệu tại các hội nghị, hội thảo, ngày kỹ niệm Việc này bức xúc đến mức, Ban bí thư trung ương Đảng có chỉ thị số 19- CT/TW ngày 20-11-1987, về việc cải tiến thông tin đối với những sự kiện có tính lễ tân, do đồng chí Đỗ Mười thay mặt Ban bí thư trung ương Đảng ký
Chúng tôi xin trích một sô ÿ chính trong chỉ thị của Ban bi thư để làm
rõ hơn sự cần thiết phải đổi mới tin lễ tân
Trong chỉ thị của Ban bí thư nêu rõ: Các báo, đài cần khắc phục tình trạng đưa tin dài dòng, khuôn sáo những sự kiện có tính chất lễ tân Khắc phục tình trạng nhiều hoạt động không quan trọng, không đáng đưa tin cũng
đưa Nhiều hoạt động khác , việc đưa tin là cần thiết nhưng lại đưa thiếu nội
dung thông tin cụ thể mà công chúng quan tâm, trong khi đó lại thừa chỉ tiết về nghỉ thức, về tên người và chức vụ Cách viết thì theo công thức, với những lời lẽ khuôn sáo, khô cứng, nhạt nhẽo, trùng lặp, nhàm chán Cách làm đó dẫn đến hậu quả là các tin bài mang tính lễ tân nghèo lượng thông tin
nhưng lại choán quá nhiều chỗ đáng lẽ giành để phân ánh các sự kiện, vẫn đề
khác mà khán giả, thính giả và bạn đọc quan tâm Chỉ thị khẳng định: Cải tiến
tin lễ tân là việc làm cần thiết, góp phần đổi mới cách làm báo, nâng cao chất
Trang 33có hiệu quả hơn Đây cũng là một việc góp phần đổi mới phong cách lãnh đạo, chống tệ quan liêu, xa rời quần chúng, phô trương hình thức dẫn đến lãng phí tiền của, thời gian, sức lực của nhà nước và nhân dân Từ đó, chỉ thị 19 của Ban bí thư yêu cầu: Các báo, đài phải kiên quyết giảm bớt và cải tiến thông tin các sự kiện có tính lễ tân Tin, bài đưa những sự kiện lễ tân phải coi trọng nội dung , nêu những sự việc, chi tiết có lượng thông tin cao, giảm bớt nghỉ thức, lược bớt tên người và chức vụ không cần thiết [10, tr 5]
Tính lễ tân trong tin tức còn được thê hiện ở sự khuôn mẫu, cứng nhắc trong viết tin Ví dụ: ” Sáng nay, tại Hà Nội, w ban trung ương mặt trận tổ
quốc Việt Nam phối hợp với sở giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội và uỷ ban
thể dục thể thao tô chức hội thảo về "giáo đục thể chất học sinh tại cộng đồng đân cư" Với cách viết này, phải mất đến 3 dòng mới truyền đạt được nội dung chủ yếu là cuộc hội thảo về giáo dục thể chất học sinh Nhưng có thể vào vấn đề ngày bằng cách trực tiếp : " một cuộc hội thảo chuyên dé vé:" giáo đục thể chất học sinh tại cộng đồng dân cư" đã được tổ chức sóng nay tại Hà Nội
Tính lễ tân còn thể hiện ở chỗ sắp xếp thứ tự tin tức trong các bản tin Ví dụ: tin vui khi võ sỹ Trần Hiếu Ngân của đoàn thê thao Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử thể thao nước nhà mang về cho tổ quốc tắm huy chương Bạc
quý giá từ thế vận hội Olimpic Sydney Đáng lẽ tin này phải được đưa đầu
tiên trong bản tin, thi lai dua vào phần tin thể thao ở cuối bản tin Còn những
sự kiện kinh tế xã hội bình thường khác thì lại đưa lên đầu bản tin
* Những giải pháp cải tiễn tin lễ tân:
Trang 34nhân quan trọng dẫn đến sự chuyên biến chậm trong việc cái tiến tin lễ tân đó là thiếu sự thống nhất trong ban biên tập của báo
Các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất giải pháp để cải tiến tin lễ tân
như sau:
- Cần có sự thống nhất trong toàn ban biên tập của cơ quan báo chí trong việc đưa tin lễ tân
- Cần đầu tư xây dựng những mô hình cụ thể trong việc khai thác và xử lý tin tức viết về các sự kiện lễ tân
- Cần có sự chỉ đạo và ủng hộ của lãnh đạo các cấp, các ngành về vấn đề này
- Cần tin hoá các tin lễ tân Tức là coi tin lễ tân cũng bình đẳng như những tin tức khác trong một chương trình phát thanh-truyền hình, một tờ báo
- Cần giảm bớt tin lễ tân trong cùng một chương trình, cùng một trang báo Theo đó, chỉ đưa những tin quan trọng, như hoạt động của các đồng chí
lãnh đạo đứng đầu Đảng, nhà nước, chính phủ, quốc hội
- Viết tin về những sự kiện lễ tân cần ngắn gọn hơn; lược bớt tính nghĩ lễ và đi vào những vấn đề cụ thể, hoặc chọn những góc tiếp cận để đưa tin,
chứ không kế lễ dai dòng tất cả những sự kiện diễn ra tại các hoạt động lễ tân
đó
* Cách xử lý một số trường hợp cụ thể về đưa tin lễ tân:
Trang 35Với các đồng chí lãnh đạo khác không nên đưa tin các hoạt động thăm hói, xã giao bình thường như dự hội nghị, xem triển lãm ( mà không có phát
biểu), hoặc đi kiểm tra các cơ sở, địa phương định kỳ
- Về việc đón tiếp các đoàn đại biểu quốc tế đến thăm VN
Nhìn chung tin đón tiếp các đoàn quốc tế cần giảm phần nghỉ lễ Tin đoàn đến và đi, hội đàm, chiêu đãi, mít tỉnh chào mừng nên đưa gọn, chỉ đưa tên những chức vụ quan trọng nhất dự hoặc đón tiếp Khơng nên đăng tồn văn các bài phát biểu, điễn văn đọc tại các buổi mít tỉnh, chiêu đãi ( Trù khi đón các đoàn nguyên thủ quốc gia)
- Tin vé các ngày lễ lớn và hội nghị của các ngành:
Các ngày lễ lớn, tuỳ theo tính chất và đối tượng của từng báo, đải mà
có thể loại thích hợp như tường thuât, ghi nhanh hay đưa tin, đăng ảnh ở những mức độ khác nhau Việc này sẽ làm phong phú và đa dạng phong cách thông tin Không nên nhất thiết lấy tin từ một nguồn ( ví dụ như tin từ Thông tấn xã) Nhưng cần bảo đảm tỉnh thần chỉ đạo chung và tính chính xác
của sự kiện
Nói chung không nền đưa tin lễ kỷ niệm của các ngành, địa phương, trừ khi các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước ( cao nhất) đến dự và phát biểu
Đối với hội nghị tổng kết, lễ đón nhận huân chương, huy chương của các ngành thì cần chú ý các nội dung như : những kinh nghiệm làm ăn tốt,
biện pháp phân đâu của đơn vị chứ không nặng về phan ánh hội nghị hay buổi lễ 2.2.2 Những vấn đề về dẫn chương trình trên Hệ HTCTTH
2.2.2.1 Khái niệm về người dẫn chương trinh:
Trang 36Đây là người chịu trách nhiệm toàn bộ khâu dẫn dắt, giới thiệu cho thính giả nội dung chương trình, kết nối các chương trình và cụm chương trình trong hệ Dẫn chương trình là người trực tiếp giao lưu với thính giả Người dẫn hệ được ví như hướng dẫn viên du lịch, và "tua du lịch" này khởi
đầu lúc 4 giờ 45 phút và kết thúc vào 24 giờ hàng ngày
Nếu như trước đây, các chương trình phần lớn được ghi âm trước và phát sóng theo thứ tự thời gian đã định trước Nội dung các chương trình hầu như chẳng được gắn kết gì với nhau Khi xuất hiện người dẫn chương trình, và đạo diễn chương trình, các sự kiện được liên kết ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là giữa các chương trình để thính giả có thê theo dõi sự kiện một cách
có hệ thống Dẫn chương trình là chất" keo dính" liên kết các chương trình,
chuyên mục; là chiếc" cầu âm thanh" bắt nhịp giữa Đài với bạn nghe đài thân thiết của chúng ta [ 7, tr.1]
Có thể mở rộng nhiệm vụ và chức năng của người dẫn chương trình là: -Liên kết chương trình với thính giả
-Gắn kết từng phần của chương trình lại với nhau
-Giới thiệu vấn đề, tin, bài đưa ra một tổng quan cho thính giả -Giới thiệu những món đặc sản trong chương trình,
-Làm nổi bật những sự kiện chính -Khâu nối các sự kiện có liên quan
-Quảng bá sự kiện và chương trình trong hệ và các hệ khác trong tổng thể các chương trình của Đài TNVN
Người dẫn chương trình là gương mặt của một chương trình Là người đầu tiên tiếp xúc với thính giả Thông qua người dẫn chương trình, các chương trình có nội dung tương tự cũng không thể lẫn lộn được Hơn thế nữa
người dẫn chương trình còn là một dấu mốc định hướng cho công chúng biết
Trang 37Việc giới thiệu chương trình từ lâu bị coi nhẹ thậm chí không được thừa nhận Ngày nay, dẫn chương trình được xếp ngang hàng với công việc biên tập và sẵn xuất chương trình Thực tế cho thấy, khi một sản phẩm hoàn chỉnh được giới thiệu, được giải thích , đánh thức tính tò mồ của thính giả, săn đón họ thì mới đảm bảo được sự hưởng ứng của họ Công việc giới thiệu chương trình thường là một công việc khó khăn, vất vả, là khâu cuối cùng trong đây chuyển sản xuất chương trình Thiếu nó hoặc thực hiện sơ sài thì một chương trình hoàn hảo sẽ bị uống phí
Phong cách dẫn chương trình, khẩu khí cũng như các tín hiệu âm thanh, các tiếng động quảng bá sẽ tạo nên hiệu quả âm thanh, một điện mạo âm thanh
Tốt nhất người dẫn chương trình phải là một biên tập viên, hoặc có thể tuyến chọn từ đội ngũ phát thanh viên
Người dẫn chương trình đồng thời cũng là hình hiệu của một chương
trình và được đặc biệt quan tâm
2.2.2.2 Đân chương trình phải tư duy nhiều hơn là giới thiệu chương trình
Việc tập trung của một người dẫn chương trình vào việc giới thiệu chương trình tất nhiên không thể làm anh ta quên đi việc thu thập thông tin toàn điện Theo phân công trách nhiệm giữa BTV và người dẫn chương trình thì người dẫn chương trình có trách nhiệm cao hơn., toàn diện hơn Người đó phải biết mọi tin thời sự để không lệ thuộc vào lời dẫn chương trình đã biên tập trước
Ví dụ: trong lời giới thiệu cụm 3 ngày 4/7/2004- có một câu chào” “ Trước khi nói lời tạm biệt, Đặng Lình xi: chia sẻ với các thí sinh khi phải trải qua mot ki thi dai hoc quia nắng nóng và phải nói không với trận chung kết
EURO giữa Bỏ Đào Nha va Hy Lap dién ra rang sdng mai dé dam bảo sức
Trang 38Hoặc trong một tình huống khác : “ Thưa guý vị và các bạn, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam vừa phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng đôla Mỹ với lãi suất 3% một năm Những vấn đề liên quan đến đợi phát hành này, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn sau 10 phút nữa, trong chương trình thị trường, giá cả, Còn ngay sau đây sẽ là chương trình dành cho ngư dân (kịch bản cụm 1 ngày 12/7/2004)
Người dẫn chương trình cần tạo ra được sự liên tưởng từ nội dung thông tin đến mục đích cần dat toi
“Không biết quý vị và các bạn nghĩ thế nào sau khi nghe câu chuyên giáo duc con gái cuả thủ tướng Thái Lan, còn tôi thì nghĩ rằng, hành động của những người giữ trọng trách trong xã hội luôn có tác động lớn đến hành động của người dân Và chắc chắn việc con gái của một vị thủ tướng đi làm trong hiệu ăn bình thường sẽ giúp các bạn trẻ nhìn nhận đúng hơn về vị trí của các nghề trong xã hội Câu chuyện này cũng có thể là một kinh nghiệm hay cho chúng ta” (chương trình Hành động Asean - kịch bản cụm 3 - ngày 26/7/04)
2.2.2.3 Ngôn ngữ và các thủ pháp dẫn chương (rình:
a-Dan chương trình là nghệ thuật gần gũi với loại hình kể chuyện Vì vậy văn phong và khẩu khí phải tự nhiên và gần gũi với đời thường
Người dẫn chương trình Tú Nhân trong cụm chương trình 4 ngày 1/7/2004 có lời chào: “Ráf vui được gặp lại quý vị và các bạn Bây giờ có lẽ là thời gian mà hầu hết mọi người đang quây quần bên mâm cơm gia đình sau
một ngày lao động vất vả, nhất là trong không khí nóng như ngày hôm nay Xm
chúc quý vị và các bạn một buổi tốt vui vẻ bên gia đình và đón nghe các chương trình phát thanh trong Š tiếng còn lại của ngày hôm nay”,
Trang 39Đây là một lời chào khác: "Xin chào quý v‡ và các bạn Bây giờ là 19h Sau một ngày làm việc vất vả, lại là một ngày mua gió như hôm nay thi bay
giờ được quây quần bên gia đình thật là ấm cúng và hạnh phúc Chúc quý vị
và các bạn một buổi tối vui vẻ và đón nghe các chương trình phát thanh của chúng tôi ” (kịch bản cụm 4 - ngày 22/7/04)
Trong kịch bản dẫn chương trình sáng 5/12/2003, Người dẫn chương trình Hồng Nhung có một lời mời cũng khá thú vị" Kính chào guý vị và các bạn, hôm nay là một ngày đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam SEA GAME 22 chính thức khai mạc vào toi nay Day là lan dau tiên chúng ta đăng cai một sự kiện thể thao lớn như thế này Những giây phút đầu tiên mở đâu hệ TSCTTH hôm nay, chúng ta cùng trong không khí náo nức của ngày hội thể thao lớn nhất khu vực này sau đó là nhạc bài hát chính thức của SEA GAME 22" Vì một thế giới ngày mai" Trong những trường hợp như thế này,
nếu không có vai trò của người dẫn chương trình thì, sự kiện lớn như thể này
có thể bị bỏ qua ngay từ bản tin đầu ngày ( thay vì câu chảo trên sẽ là câu: Hôm nay, trên hệ TSCT TH sẽ có những nội dung chính sau đây )
Trang 40Trong cụm I ngày 23/7/04 có lời chào: “ Xin kính chào quý vị và các bạn! Chúc quý vị và các bạn một ngày làm việc mới với nhiều ý tưởng sáng tao ”
Đây là lời chào rất có cá tính Chắc chắn là nhiều thanh niên, doanh nhân sẽ cảm thấy rất hưng phấn với lời chúc như vậy trước khi bước vào một ngày làm việc mới Tắt nhiên, những lời chào kiểu này không nên lặp lại
Theo chúng tôi, lời chào, lời chúc mỗi khi người dẫn xuất hiện có ý nghĩa
rất lớn đối với nhiều người Trong thư thính giả gửi về Ban thời sự, có thính giả đã cho rằng khi mở đài vào lúc 5h sáng và nghe thấy người dẫn chương trình nói “Hôm nay quả là một ngày đẹp trời”, họ cảm thấy rất sảng khoái Vì vậy, có lẽ việc sử dụng những lời chào, lời chúc gắn với các sự kiện thời sự trong ngày nên được thực hiện thường xuyên trong các cụm dẫn
Tất nhiên ngôn ngữ đời thường phải được sử dụng một cách văn hố Khơng có nghĩa là tất cả mọi sự tuỳ tiện trong cách nói thường ngày đều được phép xuất hiện trước Micrô Ví dụ : không nên nói là : "/»ăng nghiện" mà nói
là " đối tượng nghiện hút" Không nói là " eo ấ?" mà nói là " gái mại dâm": Không nói là:" ăn cháo- đái bát" mà nên nỗi là " vô ơn- bạc nghĩa " Trong những tình huỗng giao tiếp ngoại giao, người dẫn cũng không nên nói là : Bus nói : Trong trường hợp này, cần nói là" tổng thống Mỹ Bus nói, hoặc ông Bus nói " chứ không nên nói trống không Không nên nói : chuyển sang một vấn đề khác , mà nên nói là : chúng tôi xin chuyển sang một vấn đề khác