1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Diễn đàn trực tiếp trên sóng phát thanh (khảo sát hệ thời sự chính trị tổng hợp, đài tiếng nói việt nam từ tháng 92003 đến tháng 72004)

155 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 9,49 MB

Nội dung

Trang 2

ifn

Me | ME] J5 6T

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRI QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

TRUONG THI KIEN

DIEN DAN TRUC TIEP

TREN SONG PHAT THANH

(KHAO SAT HE THO! SU-CHINH TRI TONG HOP, DAI TIENG NO! VIET NAM TU THANG 9/2003 DEN THANG 7/2004)

Chuyén nganh : Bao chi hoc Mã số : 60 32 01 LUẬN VAN THAC Si BAO CHi | 40g - _ o

_ Người hướng dẫn khoa học:

Trang 3

MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Mở đầu 4

Chương 1: Những,vấn đề chung về diễn đàn phát thanh trực (iếp II

1.1 Diễn đàn- một phương thức thông tin quan trọng của báo phát thanh

ToC eC) STEEN 11

1.2 Khái niệm, đặc điểm của các hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp 24

Chương 2: Thực trạng sử dụng các hình thức diễn đàn phát thanh

trực tiếp trên hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp, Đài Tiếng

Nói Việt NaIm ong 1H11 3401010030700 37

2.1 Tình hình sử dụng các hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp trên hệ Thời sụ-Chính trị tổng hợp cà esses 37 2.2 Phân tích chất lượng các hình thức điễn đàn phát thanh trực tiếp trên

hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp, -:::22222222222tt2ttrrrrettrrrrrrrree Al

2.3 Đánh giá chung về những thành công, hạn chế của các hình thức

điến đàn phát thanh trực tiẾP - -c- cs St ehhhrHerrrrrrrre 68

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của các

hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp -.- 79 3.1 Những đặc điểm riêng của các hình thức toạ đàm, trao đối, giao lưu

TIC TEED 79

3.2 Kỹ năng thực hiện các hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp 88

3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng của các hình thức diễn đàn phát

In Nà: 97

Ket lUẬN - 5-5-5 <5 <2 93393 5905838408030 1760308408030940004 14 806 110

Đanh mục các công trình có liên quan tới luận văn Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 DĐPTTT: Diễn đàn phát thanh trục tiếp

2 Đài TNVN: Đài Tiếng nói Việt Nam

Trang 5

^ Mo dau

1 Ly do chon dé tai

Trên xa lộ thông tin rộng lớn và phong phú hiện nay, tất cả các loại hình báo chí đểu phải đương đầu với những thách thức trong cuộc cạnh tranh thông tín để

đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và phong phú của công chúng hiện đại

Trong bối cảnh đó, Đài Tiếng nói Việt Nam (từ đây xin viết tắt là Đài TNVN)

cũng đã có những chuyển động tích cực Hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp được khai

sinh; rồi sau đó là hệ Âm nhạc Thông tin Giải trí, hệ Văn hoá và Đời sống xã hội, đã có nhiều đổi mới trong việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, tạo ra diện mạo mới trên làn sóng của Đài Hiện nay, Đài TNVN-đang đặt ra nhiệm

vụ sản xuất radio cho người nghe theo công nghệ số hoá Nhờ việc áp dụng mạnh

mẽ công nghệ phát thanh kỹ thuật số, nhiều chương trình và nhiều hình thức thông tn trực tiếp đã ra đời, trong đó, không thể không nhắc đến sự hiên diện đầy bản sắc của các hình thức diễn đàn trực tiếp trên sóng phát thanh, hay còn gọi là các hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp (từ đây xin được sử dụng thuật ngữ này và

viết tất là DĐPTTT)

Theo quan điểm của chúng tôi, DĐPTTT bao gồm các hình thức: toa đàm, trao đổi, giao lưu Trên sóng Đài TNVN hiện nay, có các dạng điễn dan phát

thanh: diễn đàn thu ¡in và diễn đàn trực tiếp Trong phạm vi đề tài này, do không có điều kiện khảo sát hết tất cả dạng diễn đàn hiện đang được sử dụng, chúng tôi

chỉ tập trung đề cập đến các hình thức DĐPTTT trên một số chương trình của hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp Thời gian khảo sát bắt đầu từ thời điểm ra đời của hệ chương trình này (tháng 9/2003) đến tháng 7/2004

Sở dĩ các hình thức diễn đàn trực tiếp được coi là thế mạnh của báo phát thanh hiện đại, bởi vì nó kết hợp được ưu thế của phát thanh trực tiếp và hình thức

diễn đàn Cụ thể:

Trang 6

- Cung cấp thông tin đa chiều, rộng rãi, phong phú, chính xác thông qua các vị khách mời, công chúng giao lưu trực tiếp và sự kết hợp nhiều thể loại, nhiều hình thức thông tin khác nhau như tin, phóng sự, phỏng vấn, băng ghi âm ý kiến,

bài báo, âm nhạc

- Có sự đa dạng âm thanh, tao không khí mới, thu hút người nghe

~Tạo nên diễn đàn ngôn luận dân chủ, công khai cho nhân dân, cho phép họ

tham gia chương trình với nhiều tư cách: khách mời, cộng tác viên, kiểm thính để họ có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình trước nhiều vấn đề xã hội bức xúc, nóng bỏng

- Có khả năng tạo nên mối liên hệ mật thiết giữa thính giả với Đài TNVN,

giúp Đảng, Nhà nước nấm bắt được ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đồng thời giúp cơ quan báo chí thực hiện được đầy đủ chức năng giám

sát và quản lý xã hội

- Các hình thức DĐPTTT tạo cơ hội cho các phóng viên, biên tập viên thể hiện trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị trong đời sống phát thanh hiện đại

Trong vòng năm năm trở lại đây, trong nhiều chương trình phát thanh của

Đài TNVN, số lượng các cuộc toạ đầm, giao lưu, trao đổi trực tiếp ngày càng tăng,

cùng với đó là chất lượng được cải thiện

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, nhiều cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp trong thời gian qua cũng cho thấy những hạn chế, thiếu sót; về phương diện nội dung và hình thức chưa đáp ứng được yêu cầu của thính giả Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính:

Trang 7

- Thứ hai, xuất phát từ lộ luận báo chí phát thanh, tôi nhận thấy, lý thuyết về các hình thức DĐPTTT còn có một khoảng cách khá xa so với đời sống thực tiễn Trong khi các hình thức toạ đàm, trao đổi, giao lưu đã được thực hiện ở Đài TNVN nhiều năm nay, chúng ta vẫn chưa có giáo trình hoặc cắc công trình nghiên cứu đầy đủ vẻ nó Do đó, việc phân định nhóm thể loại, khái niệm, đặc điểm, kỹ

năng sáng tạo đến những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của êkíp thực hiện

chương trình, đặc biệt là vai trò của người chủ chương trình trong các cuộc toa đàm, trao đổi, giao lưu đều hoặc mới chỉ được gợi ra, hoặc chưa được đề cập

Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích thực tiễn để hình thành lý thuyết về DĐPTTT, giúp trang bị kỹ năng sáng tạo các hình thức DĐPTTT một cách khoa học cho các nhà báo phát thanh là yêu cầu cần thiết Bên cạnh đó, việc đánh giá tác dụng, hiệu quả của các hình thức thông tin trên trong thời gian qua,

tìm những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của các diễn đàn cũng là một

yêu cầu bức xúc được đặt ra

Đó là những lý do đã thúc đẩy tôi chọn đề tài : “Diễn đàn trực tiếp trên sóng phát thanh ” cho luận văn tốt nghiệp Cao học Báo chí của mình

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Mặc dù trên thực tế, các hình thức toạ đầm, giao lưu, trao đổi đã xuất hiện khá lâu trên sóng Đài TNVN, nhưng trên phương diện lý luận, rất ít đề tài nghiên

cứu khoa học đề cập một cách hoàn chỉnh về vấn đề này Cuốn Wghề báo nói

(Đình Lương, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1993), Sáng fao tác phẩm báo

chí (Đúc Dũng, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002), giáo trình Báo phát

thanh (Khoa Báo chí, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002), Ly ludn bdo phat thanh (Đúc Dũng, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2003) cũng đã đề cập đến một vài hình thức của diễn đàn phát thanh, như: toạ đàm phát thanh, giao lưu phát thanh Tuy nhiên, các tài liệu nói trên chưa đi sâu nghiên cứu về toạ đàm phát

thanh trực tiếp; mới chỉ dé cập sơ lược về cách thức thực hiện hình thức giao lưu

Trang 8

Trên tạp chí chuyên ngành Báo chí và Tuyên truyền, một vài tác giả cũng mới chỉ tham góp ở một vài góc độ, phương diện như: "Tog đàm -một thể loại hay một hình thức thông tin bdo chí?"- Trương Thị Kiên, số 5/2002; “Sử dung talk show- một hình thức phát thanh hiện đại và hiệu quả ở Ban Thời sự, Đài TNVN" - Định Thu Hằng, số 3/2002 Trên tạp chí Nghiệp vụ phát thanh (Nội san Đầi TNVN) cũng có một vài bài viết như: “Toạ đàm phát thanh" - Kinh nghiệm báo

af Anh, ng giới thiệu, số 2/2004, “Giao lưu giữa khách mời và thính giả-

yếu tố làm tăng sức hấp dẫn của các hình thức đàm luận phát thanh trực tiếấ?”, Trương Thị Kiên, số 3/2004, nhưng cũng chỉ giới thiệu sơ lược những kinh nghiệm

về toạ đàm mà chưa đi sâu về toạ đàm trực tiếp; mới chỉ đề cập một khía cạnh của

các hình thúc DĐP TT

Một vài luận văn cũng chỉ mới tiếp cận một dạng nhỏ của diễn đàn phát

thanh, như: Chuyên mục “Khách mời phòng thu” (Đài phát thanh Huyền hình

Ninh Bình) - thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng (Vũ Thị Hồng Hạnh, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân khoa học Báo chí, 2001), ?hực trạng và giải pháp

nâng cao chất lượng chuyên mục "Gặp gỡ và trao đổi" thuộc chương Hình "Giáo dục đào tạo" Đài Tiếng nói Việt Nam (Lê Thị Thu Lương, Luận văn tốt nghiệp Đại học báo chí chuyên ngành phát thanh, 2002), Phát thanh trục tiếp trên sóng Đài TNVN (Phan Thanh Hằng, Luận Văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và

nhân văn, ngành Báo chí, 2002)

Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một

cách toàn diện về các hình thức DĐPTTTT, từ đó đưa ra lý thuyết về những hình

thức thông tín này Trong khi đó, DĐPTTT vẫn hàng ngày được sử dụng trên sóng Đài TNVN; cho đến nay vẫn còn nhiều cách nhìn nhận, đánh giá, cách hiểu, cách làm chưa thống nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu nói chung, các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp nói riêng

Trang 9

thành công, hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu

quả của các hình thức thông tin nói trên Ngoài sự tiếp thu một số quan điểm của

những nhà nghiên cứu đi trước về toạ đàm phát thanh, còn lại, những nhận định,

đánh giá về các hình thức DĐPTTT được nêu ra trong luận văn là ý kiến, sự để

xuất cá nhân của tác giả, nên có thể không tránh khổi một số thiếu sót Tác giả luận văn rất mong nhận được những sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè

đồng nghiệp để có thể hoàn thiện thêm ở những công trình nghiên cứu sau 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Luận văn nhằm đạt được hai mục đích chính:

-Thứ nhất, bước đầu hình thành hệ thống lý thuyết về các hình thức

DDPTTT

-Thứ hai, tìm hiểu thực trạng (thành công, hạn chế) của các cuộc toạ đầm, trao đổi, giao lưu trong một số chương trình của hệ Thời sụ-Chính trị tổng hợp, từ đó, tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hình thức DĐPTTT trên sóng Đài TNVN trong thời gian tới

*Nhiém vu:

Để đạt được mục đích như trên, tác giả luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

„Chỉ ra những quan điểm lý thuyết đã đạt được về các hình thúc DĐPTTT

-Nêu rõ thực trạng của các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trên hệ Thời sự- Chính trị tổng hợp, Đài TNVN hiện nay, từ đó, đánh giá những thành công, hiệu quả tác động và hạn chế của các hình thức DĐPTTT

-Đẻ xuất khái niệm, đặc điểm của các hình thức DĐPTTT; kỹ năng, công

việc của đội ngũ những người thực hiện DĐPTTT

-Góp phần tìm kiếm một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các hình thức DĐPTTT được

phát sóng trong các chương trình phát thanh thuộc hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp của Đài TNVN Việc khảo sát được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, kỹ năng thực hiện các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp

* Phạm vi nghiên cứu:

Hiện nay, hầu hết trên 6 hệ chương trình của Đài TNVN (VOVI- VOV6)

đều sử dụng các hình thức DĐPTTT Tuy nhiên, nếu nghiên cứu về tất cả các cuộc

toạ đàm, trao đổi, giao lưu phát thanh trên cả 6 hệ chương trình thì quá rộng, tản

mạn và đòi hỏi phải có nhiều thời gian, tâm sức Vì vậy, luận văn chỉ đề cập đến một số hình thức DĐPTTT được sử dụng trên các chương trình của hệ Thời sự-

Chính trị tổng hợp, Đài TNVN Đó là các chương trình: Khách mời trực tiếp cuối

tuần, Diễn đàn kinh tế, Diễn đàn Khoa học và công nghệ trong thời gian: từ

tháng 9-2003 đến tháng 7-2004

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích đã để ra trong luận văn, chúng tôi áp dụng những phương phấp nghiên cứu sau:

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu về các hình thức DĐPTTT và một số tài liệu về báo chí phát thanh có liên quan

- Phương pháp khảo sát thực tế: khảo sát các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp đã được thực hiện trên hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp

-Phương pháp phân tích: phân tích chất lượng các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp để tìm những thành công, hạn chế, nguyên nhân, từ đó tìm các

Trang 11

10

những để xuất, kiến nghị hợp lý nhằm nâng cao chất lượng các hình thức

DĐPTTT

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

* Đóng góp về mặt lý luận: Trên phương điện lý luận, cho đến nay hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào đây đủ về các hình thức DĐPTTT Luận văn được xem như công trình nghiên cứu đầu tiên tổng kết thực tiễn một cách hệ thống, từ đó, rút ra các luận điểm, các kết quả có tính lý luận về các hình thức

DĐPTTT

Tác giả luận văn mong muốn luận văn này sẽ trở thành giáo trình giảng dạy, là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đồng nghiệp trẻ và các bạn sinh viên chuyên ngành báo phát thanh

* Về mặt thực tiên: Luận văn là sự tổng kết đánh giá lại các hình thức toạ

đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp đã được thực hiện ở Đài TNVN một cách có hệ thống, trên cơ sở đó đưa ra kỹ năng thực hiện các hình thức DĐPTTT sao cho đạt được hiệu quả cao nhất Vì vậy, luận văn sẽ giúp trang bị kiến thức về kỹ năng thực hiện các hình thức DĐPTTƑ cho các phóng viên, biên tập viên báo phát thanh nói chung, các phóng viên, biên tập viên Đài TNVN nói riêng Đồng thời, hy vọng nêu lên một số ý kiến, đề xuất với những nhà quản lý báo phát thanh để họ có những quan tâm đúng mức đến việc phát triển các hình thức DĐPTTT

7, Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình có liên quan tới

luận văn, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia thành ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về diễn đàn phát thanh trực tiếp

Chương 2: Thực trạng sử dụng các hình thức diễn đàn phát thanh trực

tiếp trên hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp, Đài Tiếng nói Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của các

Trang 12

11

Chương 1

Những vấn đề chung về diễn đàn phát thanh trực tiếp

1.1 Diễn đàn -một phương thức thông tỉn quan trọng của báo phát thanh hiện đại

1.1.1 Một số thuật ngữ được sử dụng trong luận văn

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong công tác nghiên cứu khoa học, trong đời sống báo chí thuật ngữ "diễn đàn" đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi

Ấn

người Vậy, diễn đàn là gì? Theo từ điển Từ và Ngữ Hán Việt, "diễn" là trình bày,

phát triển rộng ra, "đàn" là nơi xây dựng cao, "diễn đàn" là nơi đứng để diễn thuyết

Khi nói: "tự đo điễn đàn" là nói đến “ÄM#ục của một tờ báo dành cho độc giả phát

biểu ý kiến về một vấn đề xế hội” [21, tr.177] Với ý nghĩa này, trên báo ¡n, báo

Internet, trên báo phát thanh, truyền hình, "diễn đàn" là một trang, chương trình,

chuyên mục được mở ra để độc giả, khán, thính giả cùng tham gia trao đổi, phát

biểu, bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân về một vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội mang tính thời sự và được đông đảo công chúng quan tâm

Diễn đàn trên báo phát thanh, cụ thể là trên Đài TNVN hiện nay, bao gồm

các hình thức toạ đàm, trao đổi, giao lưu Trước khi đi vào nghiên cứu, khảo sát các

hình thức thông tin này, tác giả luận văn xin được giới thiệu nghĩa của những thuật ngữ này như sau:

#Toạ đàm: "toạ" là øñgồi; "đàm" là nói chuyện với nhau Toạ đầm là “Ngồi họp với nhau để trao đổi ý kiến thân mật ” [21, tr.734]; “Họp mặt để cùng nhau trao

đổi ý kiến về một vấn đề nào đó" {54, tr.1002]

*Trao đổi: “Chuyển qua lại cho nhau những vật tương đương nào đó" (nói

khái quáO, “ao đổi ý kiến" (nói tắt [54, tr.1025]

* Giao lưu: "giao" là ao.cho, trao đổi, hợp lại; "lưu" là để lại, giữ lại Giao lưu là “Trao đổi giữa hai lng'' [21, tr.26§]; “Có sự tiếp xúc và trao đổi qua lại

Trang 13

12

Những thuật ngữ trên đã được áp dụng linh hoạt trong lĩnh vực báo chí Trong quá trình sử dụng, các thuật ngữ trên đã có thêm những đặc điểm, chức năng phái sinh Trên báo chí, hình thức toạ đàm, trao đổi, giao lưu được sử dụng khi trong cuộc sống xuất hiện một vấn đề, một sự kiện, một tình huống, hoàn cảnh nổi bật, mang ý nghĩa thời sự nào đó đang thư hút sự quan tâm của đông đảo công chúng Theo đó,

có thể hiểu:

của chủ toa

Trao đổi là cung cấp thông tin về vấn đề, sự kiện được dư luận quan tâm dưới sự dẫn dất, điều khiển của người chủ chương trình nhằm đem đến cho công chúng

một bức tranh thông tin chân xác, sống động

Giao lưu - với tư cách là một hình thức thông tin báo chí, là sự tiếp xúc, trò

chuyện, trao đổi ý kiến, thông tin giữa các đối tượng: nhà báo-khách mời của

chương trình-công chúng

Như thế, một cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trên báo có đặc điểm là thường có đông người tham gia Trong đó, có vai trò quan trọng không thể thiếu của người dẫn chương trình (phóng viên, biên tập viên) Đây là người vừa có vai trò tổ chức,

điều khiển, dẫn dắt, đồng thời có thể cũng là người trực tiếp tham gia vào các cuộc

trao đổi, bàn bạc, tranh luận Những khách mời của chương trình là những người liên quan trực tiếp đến chủ đề, có uy tín, kính nghiệm hoặc có vị trí xã hội nhất định Các ý kiến, thông tin ma họ đưa ra thường có độ tín cậy cao Ngoài ra, trong các

cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp (chủ yếu được sử dụng trên báo phát thanh,

truyền hình), còn có sự tham gia giao lưu qua điện thoại, fax, email của công chúng

khán, thính giả

1.1.2 Các hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp trong đòi sống báo phát thanh hiện đại

Trang 14

13

thế thể hiện sự phát triển mới của báo chí, từng bước thực hiện dân chủ hố thơng

tin Te nam 1992, chi thi 08 cia Ban Bi thu vé tang cudng sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản đã chỉ rõ quan

điểm này: " Phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng,

đáp ứng nhu cầu thông tín và nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân đân." (32, tr.15- 16] Các hình thức diễn đàn, DĐPTTT ra đời không chỉ đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng thính giả mà còn góp phần phát huy vai trò, chức năng của Đài TNVN trong việc cung cấp và định hướng thông tin cho công chúng,

phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước

Trên báo chí, các thuật ngữ toạ đàm, trao đổi, giao lưu được xuất hiện đầu tiên trên báo in Với chức năng thông tin, nhà báo tường thuật về các cuộc toạ đầm, trao đổi, giao lưu đã diễn ra trong cuộc sống và cho đăng tải Bên cạnh đó, các tờ báo in cũng có các diễn đàn riêng Ban biên tập đưa ra một chủ đề nào đó rồi kêu gọi độc giả tham gia viết bài đóng góp ý kiến, đưa ra quan điểm, tạo nên những cuộc tranh luận trên báo; hoặc, có một tin, bài viết nào đó tạo nên sự chú ý của dư luận xã hội, nhiều người cùng gửi thư, gửi bài đến góp ý thì toà soạn báo mở ra

mục đành riêng cho độc giả Nhiều khi, sự phản hồi của độc giả về các vấn đề được nêu ra có khả năng châm ngòi cho các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu tiếp theo

Tuy nhiên, vì hạn chế là không được thực hiện trực tiếp; khuôn khổ có hạn của trang báo; cách thức phản hồi duy nhất của độc giả là gửi thư, fax, gọi điện đến toà

soạn để phản ánh, toà soạn tiếp nhận, xử lý, rồi cũng bằng cách trên sẽ phản hồi lại phía độc giả, quá trình này diễn ra rất chậm chạp, nhiều khi khó thực hiện nên

diễn đần trên báo in chưa thực sự phát huy được hết thế mạnh của nó

Trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, có thể nói, chưa bao giờ, các hình

Trang 15

14

trao đổi, giao lưu trên truyền hình tác động mạnh mẽ đến nhận thức và có khả năng làm thay đổi hành vi của con người theo hướng tích cực

Báo Internet cũng coi diễn đàn là một phương thức thông tin quan trọng, mũi nhọn Với lợi thế nội dung thông tin không bị cố định, không bị hạn chế bởi thời

lượng phát sóng nên có khả năng cập nhật, bổ sung thông tin bất cứ lúc nào, bất kể

số lượng bao nhiêu; với lợi thế độc giả có thể liên kết ngay với toà soạn bằng thư

điện tử (c.mail), và gần như ngay lập tức, ý kiến phản hồi của họ được tiếp nhận, xử

lý, báo Internet có khả năng tạo nên diễn đàn ngôn luận rộng rãi, phong phú cho đại chúng Hình thức diễn đàn trên báo Internet có những khác biệt nhất định so với

hình thức diễn đàn trên báo phát thanh hay truyền hình Với báo phát thanh, truyền hình, để tổ chức được các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu, nhà báo phải mời đến

phòng thu (hoặc một địa điểm nào đó) một số vị khách mời- đại biểu có liên quan hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học, quan chức và đưa ra những câu hỏi cụ thể

để họ trao đổi, thảo luận, nêu ý kiến Khán, thính giả chỉ đóng vai trò là những

người tham gia giao lưu (qua điện thoại, fax, cũng có khi được mời đến phòng thu)

để tham góp ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho các đại biểu trả lời Còn diễn đàn trên báo

Internet thì khác Một vấn đề (chủ đề) do nhà báo lựa chọn hoặc do độc giả để xuất được tung lên mạng và có hàng triệu công chúng cùng tham gia Với những diễn

đàn do độc giả viết thì hầu như hồn tồn khơng có vai trò của nhà báo Những diễn

đàn có chủ để do tòa soạn khởi xướng, nhà báo cũng chỉ đóng vai trò là người tóm

lược ý kiến và kết luận vấn đề

Trên sóng Đài TNVN, các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu ra đời là bước

tiến lớn về cả nội dung và hình thức của Đài nói riêng, của ngành phát thanh nói

chung Đó là sự sáng tạo đáng biểu dương của những người thực hiện đã học tập từ

những chương trình diễn đàn trực tiếp của nước ngoài, bằng chính sự tìm tòi, sáng tạo của mình, trong điều kiện hệ thống lý thuyết về báo chí phát thanh nói chung, lý thuyết về phát thanh trực tiếp, về DĐPTTTT nói riêng ở nước ta còn chưa theo kịp với sự phát triển đa dạng, sôi động của thực tiễn

Trang 16

15

các hình thức diễn đàn, DĐPTTT trên sóng phát thanh nói chung, trên hệ Thời sự- Chính trị tổng hợp nói riêng thưa hơn Điều đó có nhiều lý do Trước hết, không

phải vấn đề nào cũng phù hợp với hình thức toạ đầm trao đổi hay giao lưu, kể cả các

chương trình thu-in hay trực tiếp Thứ hai, với tư cách là những hình thức thông tin

có khả năng kết hợp với nhiều thể loại khác để tạo nên kết cấu của một chương

trình hoàn chỉnh, các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp chiếm thời lượng

phát sóng lớn (thường từ 30 phút trở lên) nên không phải chương trình nào, ngày

nào cũng có thể sử dụng hình thức thông tin này Thứ ba, tuỳ thuộc vào ý đồ của lãnh đạo (Đài, ban, phòng) muốn sử dụng hình thức toạ đầm, trao đổi, giao lưu như thế nào cho hợp lý nhất và phát huy được hiệu quả thông tín tối đa Thứ tư, thực hiện các hình thức này không phải dễ dàng như khi chúng ta viết một mẩu tin, phóng sự hay một bài ghi nhanh Nó đòi hỏi phải có sự phối hợp công việc của một ê kíp thực hiện, sự chuẩn bị công phu về kịch bản; mặt khác, lại cần có người dẫn

chương trình hiểu sâu sắc vấn để và có năng lực tổ chức thực hiện Vì vậy nhiều

phóng viên có tâm lý “sợ” và “ngại” khi được giao thực hiện Cuối cùng, để có được

những chương trình diễn đần như thế, phải phụ thuộc nhiều vào khách mời Nếu chủ

đề hay, đúng mục đích tuyên truyền, được công chúng quan tâm, nhưng không mời

được đại biểu, nói đúng hơn là những đại biểu phù hợp, thì chương trình không thực

hiện được hoặc không thành công

Tuy nhiên, các hình thức DĐPTTT vẫn đang và chắc chắn sẽ là những hình

thức thông tin chiếm vị trí quan trọng trên sóng phát thanh Phó Tổng giám đốc Đài TNVN Nguyễn Thị Kim Cúc, trong bài viết "Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiệp

vụ ở Đài Tiếng nói Việt Nam" nhân ngày 21.6.2004 đã khẳng định: "Điều để nhận thấy là các chương trình phái thanh trực tiếp với các cHộc giao lưu, toạ đàm đã

được thực hiện nhiều hơn ở các Ban biên tập, các Cơ quan thường trú, là diễn đàn

rộng rãi để Đài quốc gia gắn bó với thính giả, gân hơn với đời thường" [1, tr.1]

Trang 17

16

(35, tr.44] Điều đó cho thấy, lãnh đạo Đài TNVN đã nhận thức được rất rõ vai trò,

vị trí của các hình thức thông tin toạ đầm, trao đổi, giao lưu trực tiếp

Nói về vai trò, vị trí của các hình thức DĐPTTT, nhà báo Nguyễn Huy Dung, trưởng Ban Văn hoá Xã hội, Đài TNVN cho rằng: “Các hình thức toạ đàm, trao đổi,

giao lưu là một thế mạnh của phát thanh hiện đại cần phải được phát huy Nếu như với các thể loại phóng sự, bình luận hay tin túc, nhà báo nói cho công chúng nghe,

thì với các cuộc foạ đàm, trao đổi, giao hi, chúng ta có thể kéo thính giả tham gia

chương trình, tạo nên sự sinh động, hấp dẫn và đem lại hiệu quả thông tin cao” Nghệ sĩ ưu tú Vũ Hà - Phó trưởng Ban Văn học nghệ thuật, Đài TNVN thì khẳng định: “Tỷ !¿ lượng thính giả được trực tiếp cùng tham dự chương trình phát thanh, tôi cho đây là điểm mới Như vậy có nghĩa là, không chỉ nghe một cách thụ động, mà còn cùng bàn bạc, cùng suy nghĩ, càng cẩm xúc và có cơ hội trong phạm vì có thể ứng dụng vào cuộc sống Tôi nghĩ rằng, đáy là một hiệu quả rất mới, rất lớn của

hệ Thời sụ-Chính trị tổng hợp của Đài ta, mở ra một trang mới trong ngành phát thanh toàn quốc trong sự nghiệp đưa làn sóng tới tất cả các đối tượng tiếp nhận Có được hiệu quả lớn lao ấy, mới mẻ ấy, cần phải kể đến vai trò của những người dẫn chương trình Đó là chất keo dính liên kết các chương trình, chuyên mục, là chiếc

câu âm thanh bắt nhịp Đài ta với những người nghe đài thân thiết ”

Thật vậy, ngoài khả năng thông tin nhanh các vấn đề, sự kiện mang tính thời sự, quan trọng, định hướng nhận thức và hành vi của công chúng thông qua lăng kính chủ quan của nhiều khách mời ở nhiều cương vị xã hội khác nhau, các hình thức DĐPTTT còn đem đến một phương thức chuyển tải thông tin rất mới, rất sống động đến bạn nghe đài cả nước Đặc biệt, như nhà báo Nguyễn Huy Dung và Nghệ sĩ ưu tú Vũ Hà đã khẳng định, các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp mở ra khả năng tạo diễn đàn ngôn luận dân chủ, công khai, rộng rãi để công chúng tham gia vào các vấn đề xã hội Công chúng thính giả không còn nghe chương trình một cách bị động mà hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình truyền thông đó

Trang 18

17

đàm, trao đổi, giao lưu đặc biệt nhân sự kiện chính trị, văn hoá xã hội quan trọng của đất nước cũng đã và đang được thực hiện, được lãnh đạo Đài và các Ban biên tập quan tâm sâu sát Bên cạnh những chương trình toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực

tiếp, còn có rất nhiều chương trình diễn đàn thu-in cũng tạo được sự quan tâm chú ý

của bạn nghe Đài cả nước Chưa bao giờ, người ta thấy các hình thức diễn đàn trên sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam được xuất hiện nhiều như hiện nay, phong phú

đa đạng như hiện nay Dù là với tên gọi “Điển đàn”, "Gặp gỡ và trao đổi", “Câu lạc bộ bàn tròn", "Khách mời trực tiếp" "Giao lưa tác giả tác phẩm”, hay với các

chương trình "Thư thính giả trong ngày", "Nhịp cầu phát thanh" thì bản chất của

nó đều là diễn đàn, là nơi để công chúng thính giả có cơ hội thể hiện tâm tư nguyện vọng, ý kiến để xuất, quan điểm cá nhân trước những vấn đề xã hội bức xúc đang được đặt ra Thông qua đó, người dân được trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào

quá trình xây dựng phát triển đất nước; cơ quan báo chí gần gũi hơn với đại chúng;

tạo một kênh thông tin quan trọng để Đảng, Nhà nước nắm bắt được tư tưởng của

nhân đân, kịp thời bổ sung, chấn chỉnh những chủ trương, chính sách, đường lối của

mình phù hợp với nguyện vọng toàn dân và thúc đẩy sự phát triển xã hội

1.1.3 Những quan niệm về các hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp

Chúng tôi đã tiến hành 50 mẫu phiếu tham khảo ý kiến của các phóng viên,

biên tập viên đã, đang trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các hình thức thông tin diễn đàn và DĐPTTT trên hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp Việc m hiểu những quan niệm và phương pháp sáng tạo các hình thức DĐPTTT của các phóng viên,

biên tập viên ở Đài TNVN là một việc làm cần thiết để tác giả luận văn có thể tổng kết thực tiễn, vừa để kế thừa những quan điểm đúng đắn, vừa làm cơ sở để dé xuất một hệ thống lý thuyết phù hợp về DĐPTTT

Trước hết, có hai luồng ý kiến về việc phân định các hình thức DĐPTTT: *Thứ nhất, có rất nhiều quan điểm cho rằng, không nên phân định rõ ràng

Trang 19

18

báo là đem đến cho công chúng được nhiều thông tin nhất Mặt khác, công chúng đâu có quản tâm “cái” họ đang được nghe là gì- toạ đàm hay trao đổi, hay giao lưu

Họ chỉ quan tâm xem nó có bổ ích gì với họ Việc phân chia thể loại hoặc các hình

thức thông tin thực chất chỉ làm phức tạp thêm sự hiểu biết, quá trình sáng tạo tác

phẩm cũng như sự tiếp nhận của công chúng

Có thể thấy, quan điểm này cũng có những yếu tố hợp lý, bởi vì, thực ra, tất cả các hình thức thông tin toạ đàm, trao đổi, giao lưu đều có những điểm giao thoa với nhau, đều là diễn đàn Nhà báo không thể nhất nhất tuân theo tiêu chí thể loại

hoặc những đặc điểm của một hình thức thông tin nào đó mà hạn chế tính sáng tạo cá nhân và khả năng phản ánh thông tin của chương trình Tuy nhiên, sự bất hợp lý là ở chỗ, nếu không xác định rõ ràng khái niệm, đặc điểm cũng như kỹ năng sáng tạo của từng hình thức thông tin thì nhà báo sẽ không nắm được những thế mạnh cần

phát huy của từng hình thức thông tin riêng lẻ, để rơi vào tình thế lúng túng bị động

trong khi tổ chức thực hiện chương trình Bên cạnh đó, với sự tồn tại của một hệ thống thuật ngữ: toạ đầm, trao đổi, giao lưu, thậm chí có cả đối thoại, đàm

thoại trên sóng Đài TNVN hiện nay, nếu mỗi nhà báo sử dụng thuật ngữ tuỳ hứng,

tuỳ thích, sẽ gây nên sự khó hiểu, khó chịu cho người nghe

*Thứ hai, nhiều ý kiến lại cho rằng, khi đã có những thuật ngữ khác nhau

nghĩa là giữa các hình thức thông tin trên, bên cạnh những đặc điểm chung vẫn có

những đặc điểm cần khu biệt Nắm vững lý thuyết về khái niệm, đặc điểm, kỹ năng

sáng tạo các hình thức toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp sẽ giúp nhà báo phân biệt

được sự giống và khác nhau, để có thể tận dụng được điểm mạnh và khắc phục được

những hạn chế, nếu có, của các hình thức thông tin này

Thực vậy, chúng ta không bao giờ có thể phân biệt thật rõ ranh giới giữa các thể loại, nhưng một sự phân biệt tương đối là diéu cần thiết, để tránh tình trạng lẽ ra chủ đề phù hợp với một cuộc toạ đàm có khả năng đem đến những ý kiến tranh luận sôi nổi, sắc sảo thì lại làm một cuộc giao lưu qui mô lớn, nhiều thành phần nội dung khiến người nghe khó tiếp nhận, hoặc ngược lại Ngay cả các phóng viên, biên tập

Trang 20

19

thấy hình thức nào là sở trường của mình, hợp “gu” với mình, để tận dụng và phát huy nó

Với câu hội: Ông (bà) quan niệm như thế nào về các hình thức: toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp? chúng tôi đã nhận được nhiễu câu trả lời với nhiều

phương án khác nhau Xin được chia ra những nhóm quan điểm sau:

-Về hình thức toạ đầm:

Nhóm thứ nhất cho rằng: toa đàm ?à một cuộc bàn bạc, thảo luận, tranh

luận giữa một nhóm từ 2 người trở lên Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà báo

Hoàng Hàm, Trưởng ban Kinh tế: "Toa đàm là người dẫn và khách mời ngồi tại một địa điểm để bàn bạc, tranh luận về một vấn đề, một sự kiện nào đó”; phóng viên,

biên tập viên Đinh Thị Hồng Minh, ban Kinh tế: “Toạ đàm phát thanh là chương trình phát thanh có sự tham gia của nhiều khách mời và ở đó người dẫn chương trình có vai trò điều khiển để các vị khách bàn luận về một vấn đề đã định sẵn ”

Nhóm thứ hai cho rằng: toạ đàm thực chất /ä một cuộc trao đối Tiêu biểu cho quan điểm này là phóng viên, biên tập viên Đồng Mạnh Hùng, ban Thời sự: “ Toạ đàm là một cuộc trao đổi giữa người dẫn chương trình với các vị khách và cuộc trao đổi giữa các vị khách"; phóng viên, biên tập viên Nguyễn Trọng Huân, ban Kinh tế: “Toa đàm là cuộc gặp mặt một số người cùng trao đổi một vấn đề nào đó”; phóng viên, biên tập viên Nguyễn Thị Điệp Anh, ban Thời sự: “To đàm là cuộc

trao đổi sâu về một vấn đề”

-Về hình thức trao đổi, cũng có những ý kiến không đồng nhất:

Nhóm thứ nhất cho rằng, trao đổi giống như toạ đầm, là một cuộc bàn bạc,

tranh luận giữa các đại biểu Tiêu biểu cho quan điểm này là phóng viên, biên tập

viên Nguyễn Vũ Hà, ban Văn nghệ: “Trao đổi là cùng bàn luận, tranh luận về một

sự kiện, vấn đề mang tính thời sự Khách mời từ 2 người trở lên tuỳ thuộc ở môi vấn dé, sự kiện"; và phóng viên, biên tập viên Lê Thành Lương, ban Thời sự: “7rzo đổi

là cuộc nói chuyện( )mà người nói và nghe có thể có quan điểm khác nhau về cùng

Trang 21

20

Nhóm thứ hai lại khẳng định, ao đổi là một hình thức cung cấp thông tín

Tiêu biểu cho quan điểm này là phóng viên, biên tập viên Tạ Đức Toàn, ban Thời sự:

“Trao đổi là cung cấp thông tin cho rõ hơn về một vấn để, một sự kiện được nhiều người quan tâm"; phóng viên, biên tập viên Phạm Thu Hằng, ban Thời sự: “Trao đổi máng tính thông tin về một vấn đề chính trị, kinh tế hay xã hội”; phóng viên, biên

tập viên Trần Đức Thành, ban Kinh tế: ” Hình thúc, nội dung của cuộc trao đổi chủ

hổ bién thong tin”

yếu là ng

y P

Có một số phóng viên còn đi sâu vào đặc điểm của hình thức trao đổi, ở các

khía cạnh: thính giả, khách mời, vai trò của người dẫn chương trình Theo đó, có ý

kiến cho rằng, trong cuộc trao đổi, "không có phân tham gia của thính giả” (Nguyễn

Mỹ Hà, ban Kinh tế) Ý kiến khác lại nhấn mạnh: "rong cuộc trao đổi, chỉ có một

khách mời" (Nguyễn Tuyết Yến, ban Kinh tế); "Trao đổi gần giống với toạ đàm, khác ở chỗ người đặt câu hỏi có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm của riêng mình" (Phạm

Mạnh Hùng, ban Kinh tế) “Šo với hình thức toa đàm, người dẫn chương trình có

can thiệp sâu hơn, yêu cầu có hiểu biết rố hơn về vấn đề đó” (Nguyễn Mỹ Hà, ban Kinh tế)

-Về hình thức giao lưu:

Mặc đù khơng hồn tồn đồng nhất, nhưng đa số ý kiến đều dễ đầng thống

nhất về đặc điểm của giao lưu là: có thời lượng lớn so với các cuộc toạ đàm (hoặc toạ đầm, trao đổi); khách mời đông; có sự tham gia trực tiếp của thính giả; có thể tiến hành ngoài hiện trường; không khí vui vẻ, nhẹ nhàng hơn so với các hình thức diễn đàn khác Tiêu biểu cho quan điểm này là phóng viên, biên tập viên Phạm Minh Phú, ban Văn học Nghệ thuật :”Œi2o lưu là gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về một

vấn đề không năng về học thuật Số lượng khách mời có thể nhiều Có sự tham gia

Trang 22

21

Tuy nhiên, một số ý kiến khác thì cho rằng: giao lưu gần như là một cuộc trao đổi Tiêu biểu cho quan điểm này là phóng viên, biên tập viên Định Thanh

Mừng, ban Kinh tế: “Giao lm (trực tiếp) tương tự như trao đổi trực tiếp"; phóng

viên Nguyễn Tuyết Yến, ban Kinh tế: “Giao lưu (rực tiếp) cũng gân như trao đổi trực tiếp, song nó gần gũi, có giải trí và thoái mái hơn”

Cũng có ý kiến chỉ ra rằng: “Giao lưu thường thực hiện trong mảng văn hoá nghệ thuật xã hội Biên tập viên là người dẫn dắt, khách mời kể những câu chuyện

hay kỷ niệm của chính họ (mang tính cá nhân)" (Phạm Thu Hằng, ban Thời sự)

Phóng viên, biên tập viên Lê Thành Lương, ban Thời sự cũng cho rằng: “Giao lưu là

một cuộc hỏi và đáp, người được hỏi thường đóng vai trò là người kể chuyện ” Nhà báo Nguyễn Đình Khải, Phó ban Thời sự lại có quan điểm cho rằng:

“Giao lưu là với một hoặc vài người, nhân một sự kiện nào đó, (mang tính bề nổi

nhiéu hon)"

Trên đây mới là sự tổng lược khái quát những nhóm quan điểm chung về các hình thức toạ đàm, trao đổi, giao lưu Ngoài ra, vẫn có những phóng viên, biên tập viên nêu quan niệm một cách chung chung về các hình thức thông tin trên Ví dụ:

toa dam là một cuộc hỏi-đáp, trao đổi là một cuộc trò chuyện, giao lưu là một cuộc trao đổi hoặc không có ý kiến Nhiều nhà báo không phân biệt được điểm riêng

của các hình thức thông tin trên Điều đó cho thấy, họ hiểu rất mù mờ, đại khái

*Như vậy, chỉ qua 50 phiếu tham khảo ý kiến các nhà báo phát thanh, đã thấy sự phức tạp trong quan niệm Có nhiều ý kiến đồng nhất (dù khơng hồn toàn) nhưng cũng có nhiều ý kiến khác biệt, thạm chí đối lập nhau về cùng một thuật ngữ

Đúng như nhà báo Đặng Hồng Văn, trưởng phòng Xây dựng Đảng, ban Bạn nghe

đài nhận xét; “hiện nay, trên sóng Đài TNVN có tình trạng nhâm thuật ngữ (những

thuật ngữ trên) bởi vì các khái niệm này mới có, mới làm nên đôi lúc nhâm lần"

Còn nhà báo Trương Hữu Lợi, Trưởng phòng Văn nghệ thiếu nhị, ban Văn học nghệ thuật thì khẳng định : “Trên sóng Đài TNVN hiện nay có rất nhiều sự nhầm lan

Trang 23

22

Nhiều trường hợp phóng viên kém trình độ, đưa ra những câu hỏi chung chung, ngô nghê nhưng vẫn giới thiệu là: cuộc trao đổi Thực ra ở đây phóng viên chẳng có gì

đem ra trao đổi với khách mời phòng thu cả ”

Thực vậy, những quan niệm khác nhau dẫn đến sự không thống nhất trong phương thức tổ chức thực hiện chương trình, đôi khi có tình trạng "râu ông nọ cắm

cằm bà kia" Trong thời gian khảo sát, chúng tôi nhận thấy trên sóng hệ Thời sự-

Chính trị tổng hợp, nhiều cuộc rao đổi, giao lưu được giới thiệu là cuộc toa đàm, nhiéu cudc toa dam được giới thiệu thành irzo đổi Thậm chí, hai biên tập viên, một

người dẫn hệ, một người dẫn chương trình, nhưng người này giới thiệu "Mời các bạn nghe cuộc toạ đàm trực tiếp”, một người giới thiệu: "Các bạn đang theo đối cuộc giao lưu trực tiếp của Đài chúng tôi", Hoặc, cùng một người dẫn nhưng phần đầu

chương trình thì gọi là cuộc rao đổi, phần cuối thì gọi là cuộc roạ đàm Đáng tiếc,

sự nhầm lẫn này lại thường xuyên xảy ra ở ban Thời sự, một ban được coi là "trang nhất", là "sương mặt" của Đài Xin được lấy một ví dụ Cuộc giao lưu "Tôn tính các bà mẹ Việt Nam anh hùng và xây dựng tượng đài mẹ Nguyễn Thị Thứ" do ban Thời

sự phối hợp với cơ quan thường trú Miễn Trung thực hiện ngày 27-7-2004, ở đầu cầu Hà Nội, nhà báo Đình Khải- một nhà báo có uy tín ở ban Thời sự, giới thiệu là cuộc toa dam, trong khi ở đầu cầu Quang Nam, hai biên tập viên trẻ Hồng Nhung và

Hải Sơn lại gọi là cuộc g/zo iu Hay một ví dụ khác, phóng viên, biên tập viên Lê Thành Lương (ban Thời sự), người có quan niệm “Gi2o lưu là cuộc hỏi và đáp, người được hỏi thường đóng vai trò là người kể chuyện” Chính anh là người trực

tiếp soạn và dẫn hai cuộc giao lưu: "Ký ức Điện Biên Phú" và "Hiệp dinh Geneve:

%0 năm nhìn lại mục tiêu thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam" Cả hai cuộc

đều có đặc điểm là cuộc hỏi và đáp, người được hỏi đóng vai trò kể chuyện nhưng

anh lại gọi "Ký ức Điện Biên Phú" là cuộc giao lưu, còn “Hiệp định Geneve: 50 năm nhìn lại mục tiêu thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam” là cuộc toa đầm

Thiết nghĩ, sở dĩ có những quan điểm khác nhau là đo các phóng viên, biên tập viên chưa được trang bị hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, đúng đắn về các hình

Trang 24

23

riêng Mặc dù rất nhiều khoá học về toạ đàm, giao lưu đã được tổ chức ở Đài do

các nhà báo có kinh nghiệm, các chuyên gia giỏi về báo chí của nước ngoài truyền

đạt, nhưng theo chúng tôi, vẫn còn nhiều bất cập Thú nhất, quan niệm về hệ thống thể loại, hình thức báo chí ở mỗi nền báo chí có nhiều điểm khác nhau và khác với

Việt Nam Thứ hai, trình độ, năng lực của nhà báo cũng như khả năng, nhu cầu tiếp nhận của công chúng thính giả ở mỗi nước là không giống nhau Thứ ba, những yếu tố truyền thống văn hoá dân tộc khác nhau cũng ảnh hưởng đến phương pháp sáng tạo của nhà báo Nhà báo Đình Khải-Phó trưởng ban Thời sự đã nói về vấn đề này như sau: “Kinh nghiệm làm báo nưóc ngoài: nên tham khảo nhưng áp dụng có chọn

lọc, hết sức tránh dập khuôn” Đó là lý do tại sao rất nhiều phóng viên, biên tập viên của Đài TNVN mặc dù đã được tham gia các khoá bồi dưỡng báo chí về toạ đàm, trao đổi, giao lưu lại vẫn có những quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập

Trên lĩnh vực lý luận về báo chí phát thanh, như chúng tôi đã nói, hầu như có

tất ít tài liệu đề cập đến các hình thức diễn đàn, DĐPTTT Một vài tên tuổi được

nhắc đến là Đình Lương, Đức Dũng, là người tiên phong trong việc nghiên cứu về hình thức toạ đàm phát thanh Trong những nghiên cứu của mình, tác giả Đức Dũng đã đưa ra hệ thống khái niệm, đặc điểm, kỹ năng sắng tạo về toạ đầm và toạ đàm thu thanh Theo ông, "Nghĩa gốc của “toa đàm" là ngôi trò chuyện Trên báo chí, hình

thức này được sử dụng khi trong cuộc sống xuất hiện một vấn đề hay một sự kiện nổi

bật nào đó đang thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, đang cần có lời giải đáp Tuy nhiên, nó không chỉ còn là một cuộc trô chuyện mà đã mở rộng ra thành những cuộc trao đổi, bàn bạc, tranh luận giữa những người tham gia Trong một cuộc toa đàm thường có những ý kiến khác nhau và chính điều đó đã trở thành một trong những lý do tạo ra sự hấp dẫn của toạ đàm" [35, tr.332] Ông cũng chỉ rõ

những phẩm chất cần thiết của người dẫn chương trình, yêu cầu đặt ra đối với khách

mời chương trình Trước đó, tác giả Đình Lương cũng đã đưa ra quan niệm về toạ đàm thu thanh: "Toq đàm thu thanh là một cuộc trao đổi, bàn cãi, tranh luận của

một nhóm đại biểu nào đó về một chủ đê nhất định nhằm truyền đạt thông tin đến

Trang 25

24

Khác với hình thức toạ đàm phát thanh đã được nghiên cứu khá đầy đủ, cho

đến nay, hầu như chưa có tài liệu nghiên cứu hoàn chỉnh về hình thức giao lưu phát

thanh Nói chính xác hơn, hình thức giao lưu phát thanh mới chỉ được nhắc đến, được gọi tên Trong cuốn Lý luận báo phát thanh, tác giả Đúc Dũng cho rằng, có hai dạng chương trình giao lưu, đó là: giao lưu tại phòng thu và giao lưu đã ngoại Theo ông, chương trình giao lưu tại phòng thu có một số đặc điểm như: khách mời tham gia thường là các nhân vật nổi tiếng và một số thính giả trực tiếp có mặt tại

studio để cùng giao lưu với sự dẫn dắt của người dẫn chương trình Cũng theo ông,

vì là chương trình giao lưu nên khách mời nên là những nhân vật có tính cách giao hoà, cởi mở Dạng chương trình này thường không có đường dây điện thoại mo [10,

tr.127-128] Về chương trình giao lưu dã ngoại tác giả cho rằng, “đáy la dang

chương trình phát thanh trực tiếp được sản xuất ngay tại hiện trường mà nội dung của nó là sự phối hợp giữa các hoạt động văn hoá văn nghệ và sự giao lưu của

người dẫn chương trình (cũng có thể với các nhân vật là khách mời) và kể cả giao

lưu trực tiếp với thính giả ở xa hiện trường qua điện thoại” [10, tr.132-133]

Về hình thức trao đổi phát thanh, cho đến thời điểm hiện nay, trong các sách hoặc giáo trình giảng dạy về báo phát thanh, chưa ai đề cập tới

Như vậy, những thành quả lý luận của các nhà nghiên cứu báo chí về các hình thức DĐPTTT cũng chưa đầy đủ, hoàn chính

Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu, quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế sáng tạo các hình thức DĐPTTT ở Đài TNVN nói chung, hệ Thời sự-Chính trị tổng

hợp nói riêng, cùng với việc tổng hợp các ý kiến của các nhà báo phát thanh, các

quan điểm của những nhà nghiên cứu đi trước, tác giả luận văn xin đề xuất khái niệm, đặc điểm của các hình thức DĐPTTTT như sau:

1.2 Khái niệm, đặc điểm của các hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp

1.2.1 Khái niệm

Diễn đàn phát thanh trục tiếp là những chương trình phát thanh sử dụng

Trang 26

25

biết cho công chúng thính giả về một vấn để, sự kiện, tình huống, hoàn cẳnh mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm, thông qua ý kiến, quan

điểm của khách mời thuộc nhiều cương vị khác nhau và được truyền tới người

nghe bằng phương tiện truyền thông radio

DĐPTTT bao gềm những hình thức toạ đàm, trao đổi, giao lưu Xin để xuất

khái niệm của các hình thức này như sau:

* Toa dam phát thanh trực tiếp là một cuộc trao đổi, bàn bạc, tranh luận

của một nhóm đại biểu về một chủ đề nhất định dưới sự dẫn dắt, điều khiển của

người dẫn chương trình nhằm truyền đạt thông tín tới người nghe một cách trực

tiếp thông qua phương tiện truyền thông radio

* Trao đổi phát thanh là cách thúc khách mời cung cấp thông tin, ý kiến

về một vấn đề, sự kiện đưới sự điều khiển, chủ trì của người dẫn chương trình, được truyền trực tiếp đến người nghe thông qua phương tiện truyền thông radio

*QGiao lưu phát thanh là cuộc gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi thân mật, nhẹ nhàng giữa nhà báo với khách môi hoặc giữa khách mời với công chúng thính

giả về một vấn để, một sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội nào đó Các cuộc giao

lưu thường có phạm vì thông tin rộng, thời lượng lớn và sự tham gia của nhiều

người, được truyền trực tiếp đến người nghe thông qua phương tiện truyền thông

radio

1.2.2 Những đặc điểm của các hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp

Vì đều là những chương trình diễn đàn nên giữa các hình thức toạ đàm, trao

đổi, giao lưu trực tiếp bao giờ cũng có những đặc điểm chung Ở đây, chúng tôi xin

nêu những đặc điểm chung xét ở hai phương diện nội dung và hình thúc

1.2.2.1 Về mặt nội dung:

Trang 27

26

gồm các yếu tố: chủ để; các câu hỏi; các câu trả lời (thông tin, ý kiến đem lại); hệ

thống lời đẫn, những phóng sự, phỏng vấn, ghi nhanh, tiếng động làm nên chất liệu đặt câu hỏi; hiệu quả giao lưu giữa khách mời với công chúng thính giả

-Thứ nhất, chủ đề bao giờ cũng phải là một vấn đề, sự kiện, sự việc, tình

huống, hoàn cảnh hoặc là mới xuất hiện, hoặc mạng tính thời sự, chứa dung mot mâu thuẫn hoặc một câu hỏi cần được giải đáp, được đông đảo công chúng quan tâm Dĩ nhiên, tính thời sự của các chủ đề trong hình thức toạ đàm, trao đối, giao lưu khơng hồn toàn giống tính thời sự của tin hay một cuộc tường thuật trực tiép Sự nóng bỏng của sự kiện, "bản sao" sự kiện túc thời và truyền trực tiếp đến thính giả thường không phải là khả năng của một cuộc toạ đầm, trao đổi, giao lưu Nhưng, sự kiện, vấn đề của các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu bao giờ cũng phải mang ý nghĩa thời sự, nằm trong vùng quan tâm của đông đảo công chúng Hơn nữa, nó- hoặc là phải chứa đựng một mâu thuẫn nào đó cần được làm sáng tỏ, hoặc là trên thực tế còn nhiều cách hiểu không giống nhau cần phải được thống nhất lại

thông qua ý kiến của nhiều khách mời thuộc nhiều cương vị khác nhau, hoặc cần

đem đến những giá trị thông tin mới cho công chúng thính giả

Tuy vậy, không phải bất kỳ một vấn đẻ, sự kiện nào mang tính thời sự, chứa

dung mâu thuẫn cũng đều trở thành chủ đề của các hình thức DĐPTTT Các chủ để đó phải được công chúng thực sự quan tâm, nghĩa là phải liên quan “sát sườn” đến nhu cầu, lợi ích của người nghe Mỗi chương trình cần mang tính đối tượng hoá cao, nhưng đồng thời cũng phải cố gắng hướng tới đại chúng, nhằm xã hội hoá các vấn đề, sự kiện được đề cập, bàn bạc trong chương trình

-Thứ hai, ;hông tin được cung cấp đa chiêu, bằng nhiều con đường Thứ nhất,

đó là những thông tin do nhà báo đem đến: thông tin vẻ lý do chọn chủ đề, hệ thống

câu hỏi, lời dẫn Thứ hai, khách mời của chương trình cũng cấp, thính giả cung cấp

thông-tin, nhà báo trực tiếp cung cấp thông tin, thông tin được đem đến thông qua các phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn, tư liệu phát xen kẽ Thông tin thường sống

động, đưa ra nhiều ý kiến mới, nhiều cách nhìn mới về cùng mot van dé

Trang 28

27

hình thức thông tin góp phần vào cuộc tranh luận chung liên quan đến tính chân thực của báo chí trong xã hội dân chủ Ngày nay, bên cạnh nhu cầu tiếp nhận thông

tin, thính giả phát thanh còn có xu hướng muốn được chủ động tham gia vào quá

trình truyền thông Đây chính là nét tâm lý đặc thù trong sự tiếp nhận sản phẩm truyền thông của công chúng hiện đại Nhờ đó, họ được quyền tham gia vào hoạt động thông tin đại chúng, nơi mà các vấn đề xã hội được bàn bạc công khai Việc tham gia vào chương trình không chỉ là cách để họ nhận mà còn là con đường để họ tác động trở lại với cuộc sống, với xã hội

Tất cả mợi công dân đều có thể là khách mời của chương trình, miễn là họ có mối quan hệ hữu quan hoặc có hiểu biết sâu sắc về chủ đề mà các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp đưa ra Ngoài ra, ở mọi diễn đàn, thính giả còn được

tham gia chương trình bằng cách gọi điện, fax hoặc được mời trực tiếp đến phòng thu để nêu câu hỏi mà mình quan tâm, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, thậm chí chất

vấn các đại biểu Đối với những cuộc toạ đầm, trao đổi, giao lưu trực tiếp, làn sóng

mở với những lời quảng bá thân thiện, những trợ lý luôn luôn túc trực điện thoại chờ nghe cuộc gọi đến của công chúng đã tạo cơ hội tuyệt vời cho bạn nghe đài ở khắp

mọi miền Tổ quốc

-Thứ tư, trong cuộc toa đàm, trao đổi, giao lưu, thường có sự kết hợp một số những thể loại hoặc hình thức thông tin, ví đụ: phỏng vấn, phóng sự ngắn, những ghi nhanh, ghi âm tiếng động hiện trường hoặc nhân vật, những tư liệu, những quảng bá cho chương trình Chúng tôi xin được gọi đó là các chất liệu của chương

trình Tất cả những chất liệu đó được đan cài linh hoạt, nhịp nhàng vào diễn biến

của các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu Vì làm nhiệm vụ bổ trợ thông tin nên nó

phải đáp ứng một số yêu cầu như:

+Cung cấp nhanh những thông tin nóng xung quanh vấn đề, sự kiện đang được nhà báo và khách mời bàn luận, đề cập Nó mang đến các chỉ tiết, dữ liệu, dữ kiện mang tính khách quan, chính xác, chân thực, có khi là "cái cớ" để chủ toạ dựa

vào đó nêu ra câu hỏi, để đại biểu dựa vào đó đưa ra ý kiến cá nhân

Trang 29

28

phản ánh, một tư liệu lấy trên sách, báo tốt nhất chỉ nên có thời lượng trên dưới I phút, với mục đích là tạo ấn tượng, đễ nhớ, dễ tiếp nhận Các chất liệu thường xuất

hiện ở bất cứ thời điểm nào trong chương trình, tuỳ vào ý đồ chủ quan của nhà báo

Tuy nhiên, nó thường được sử dụng ngay thời điểm đầu của các cuộc toạ đàm, trao

đổi, giao lưu hoặc ở giữa để minh hoạ và nêu vấn đề Các chất liệu này thường được

nhà báo chuẩn bị trước Song, đôi khi, phóng viên chương trình lại có thể gọi điện

trực tiếp từ hiện trường hoặc một địa điểm nào đó về phòng thu để phản ánh ngay

lập tức một chỉ tiết, một tình huống, một vài câu phỏng vấn ngắn Điều này thường ít xảy ra, nhưng trong tương lai, đây là mục đích vươn tới của các cuộc toa đàm,

trao đổi, giao lưu trực tiếp

Trong các cuộc toa đầm, trao đổi, giao lưu trực tiếp, các chất liệu có tác dụng làm tăng thêm tính sống động của diễn đàn vì có sự đa dạng hoá âm thanh Bên cạnh đó, nó còn góp phần làm tăng thêm tính chân thực khách quan của các vấn đề, sự kiện được đưa ra, giúp các đại biểu đưa ra được những câu trả lời xác đáng Trong nhiều trường hợp, nó còn có tác dụng đẩy các cuộc toạ đầm, trao đổi, giao lưu trực tiếp đến "điểm nút", tạo nên sự tranh luận, giúp lầm tăng sự sống động, hấp dẫn của chương trình

-Thứ năm, sự giao lưu hai chiều giữa thính giả với khách mời của chương

trình là mục tiêu hướng tới của tất cả các DĐPTTT Bởi vì, sự tham gia của thính

giả có thể bổ sung những thông tin mới Không phải bao giờ nhà báo cũng nắm bắt

được hết mọi nhu cầu, nguyện vọng, mọi quan tâm của công chúng về chủ đề của

diễn đàn Vì thế, vẫn có những khía cạnh, những vấn đề thính giả muốn được thông

tin, được giải đáp, nhưng chủ toạ chưa đề cập đến hoặc các vị khách mời giải đáp chưa thoả đáng Một câu hỏi của thính giả, một sự đóng góp ý kiến sẽ giúp nội dung

thơng tin hồn chỉnh hơn

Bên cạnh đó, sự giao lưu giữa thính giả với khách mời tạo màu sắc âm thanh

mới, tạo không khí sống động Như chúng ta biết, đa dạng âm thanh, đa dạng đối

Trang 30

29

lời nói của nhân vật hành động, tiếng động hiện trường, nhạc không lời hoặc các ca khúc, ở các điễn đàn trực tiếp, lại xuất hiện một màu sắc âm thanh mới có sức

thuyết phục người nghe- đó là tiếng nói của bạn nghe đài ở khắp mọi miền đất

nước Chính sự xuất hiện lời nói thính giả đã kéo các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu phát thanh xích lại gần hơn với công chúng, đem lại cho họ cảm giác gần gũi, thân quen

Ngoài ra, có sự giao diện ba chiều giữa người dẫn chương trình- khách mời- thính giả

_ -Thứ sáu, bẩn chất của các hình thức DĐPTTT là hỏi và đáp Dạng câu

hôi, chất lượng câu hỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: hình thức thông tin, chủ

để, khả năng nắm bắt vấn đề của nhà báo, đối tượng khách mời

Một yêu cầu chung đối với câu hỏi trong các diễn đàn là câu hỏi phải sắc

sảo, linh hoạt Sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, trực tiếp Các câu hỏi phải có định hướng rõ ràng nhằm đạt được mục đích mà nhà báo đã đề ra, nếu có khả năng kích thích tranh luận giữa các khách mời với nhau, có khả năng đẩy cuộc toạ đàm, trao

đổi, giao lưu lên cao trào thì càng tốt

-Thứ bảy, ong các hình thúc DĐPTTT, bao giờ cũng có hệ thống lời dẫn

Lời dẫn chính là cách mà biên tập viên xâu chuỗi, liên kết các thành phần nội dung trong chương trình thành một chuỗi thống nhất, Đối với người nghe, lời dân la "chiếc cầu” giúp họ đi từ vấn đề này sang vấn đề kia Với người dẫn chương trình, lời dẫn là một cách thể hiện năng lực, mức độ am hiểu nội dung thông tin và thái độ,

tâm huyết trong công việc

Trong các cuộc toa đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp, dẫn chương trình là cách nhà báo "lời hoá" hệ thống từ ngữ có tác dụng dẫn dắt, liên kết Trong phần mở

đầu, lời dẫn bao gồm: lý do tổ chức điễn đàn, chủ đề của diễn đàn, giới thiệu thành

phần khách mời tham gia diễn đàn, quảng bá số điện thoại Phần nội dung chính của chương trình, lời dẫn bao gồm: những câu, từ có tác dụng chuyển từ vấn đề này sang vấn đề kia, từ ý kiến này sang ý kiến kia; những câu, từ tóm lược ý kiến phát

Trang 31

30

số thông tin khi cần Phần kết luận vấn đề, lời dẫn của nhà báo là những câu nói kết

lại nội dung diễn đàn

Lời dẫn thường ngắn gọn và được đặt xen kẽ trong các thành phần nội dung chính của chương trình Về nội dung, nó là những câu nói của nhà báo nhằm liên kết, chuyển tiếp thông tin giữa người dẫn với khách mời, giữa khách mời với nhau

và giữa khách mời với thính giả tham gia giao lưu Vai trò của lời dẫn là tạo nên sự

mạch lạc, rố rằng của thông tin để giúp cho sự tiếp nhận tích cực Hơn nữa, nó còn

tạo sự chuyển tiếp linh hoạt, tạo khoảng nghỉ giữa các phần trong một chương trình, giúp người nghe “chuẩn bị” lại tư thế để tiếp tục lắng nghe những phần nội dung

khác tiếp theo

1.2.2.2 Về mặt hình thức:

Từ điển tiếng Việt năm 2001 định nghĩa: hình thức chính là "oàn thể nói

chung những gì làm thành mặt bề ngoài của sự vật, cái chứa đựng hoặc biểu hiện

nội dung" [54, tr.442] Trên cơ sở đó, hiểu một cách khái quát, hình thức của các

cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp trên sóng phát thanh gềm một số yếu tố: tính trực tiếp, kết cấu, thời lượng của chương trình, người dẫn chương trình, khách

mời, thính giả giao lưu, âm thanh

-Đặc điểm chung đầu tiên của tất cả các cuộc toa đầm, trao đổi, giao lưu trực

tiếp là tính trực tiếp của chương trình Phát thanh trực tiếp là gì? “Phát thanh trực

tiếp có thể được hiểu là công nghệ sản xuất chương trình phái thanh được thực hiện

đông thời với quá trình phát sóng nhằm chuyển đến cho người nghe những thông tin động thời với sự kiện dang xảy ra và có thể thu hút người nghe tham gia vào quá

trình sản xuất chương trình.” [35, tr.350] Thời điểm diễn ra các cuộc toạ đầm, trao

đổi, giao lưu trực tiếp trùng với thời điểm tiếp nhận của công chúng thính giả Với

đặc điểm này, những thông tin nóng hổi có thể được cập nhật vào chương trình bất

kỳ lúc nào; người nghe được cảm nhận tức thì diễn biến và không khí của diễn đàn

Cùng với đó, họ có thể gọi điện, fax đến chương trình để tham gia đóng góp ý kiến

Trang 32

31

giao lưu trực tiếp đã trao cho bạn nghe đài không chỉ là quyển được lắng nghe, mà

còn là quyển được ngay lập tức chia xẻ quan điểm, thái độ, tình cảm, những băn

khoăn thắc mắc cá nhân, được giãi bầy mình với hàng triệu thính giả trong phạm vi cả nước Đây chính là yếu tố làm tăng sức hấp dẫn của các diễn đàn trục tiếp

Tuy nhiên, vì là các chương trình trực tiếp cho nên trong bất cứ cuộc toa

đàm, trao đổi, giao lưu nào, tính mạo hiểm đều rất cao Mạo hiểm ở chỗ, có thể có

những sai sót, những nhầm lẫn, những tình huống phát sinh ngoài dự kiến mà người dẫn chương trình hay người đạo diễn nếu không thông minh, thiếu kinh nghiệm hoặc không đủ bản lĩnh chính trị là có thể dẫn đến những hậu quả tai hại Ví dụ: trước khi chương trình diễn ra, khách mời có thể rất bình tĩnh và có khả năng ăn nói hoạt bát, nhưng khi "vào cuộc" thì lại lúng túng và quên mất những thông tin định nói Nếu người dẫn chương trình không thông minh và chưa có kinh nghiệm thì sẽ bị lúng túng, bối rối và có thể khiến chương trình bị gián đoạn Hoặc một thính giả xin được nối điện thoại trực tiếp nhưng khi máy được nối, anh ta lại bức xúc đưa ra

những thông tin lệch lạc, nhầm chủ đề Mạo hiểm ở chỗ, người dẫn chương trình để

người trả lời nói quá dài, vì vậy, thời gian sắp hết mà mới chỉ giải quyết được một

nửa nội dung chương trình

Để hạn chế tối đa tính mạo hiểm của các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp và tăng sức hấp dẫn của chúng, yêu cần đặt ra đối với nhà báo là, phải

chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo nội dung, khách mời, kỹ thuật trước khi lên sóng; rất bình tĩnh khi gặp tình huống bất ngờ; có bản lĩnh chính trị, kiến thức xã hội rộng, và trên hết là phải nắm rất sâu sắc vấn đề mà mình sẽ dẫn

- Thứ hai, về phong cách giao tiếp Cả khách mời và người dẫn trong các diễn đàn trực tiếp đều phải sử dụng ngôn ngữ nói để trình bày ý kiến, quan điểm

hoặc cung cấp thông tin Hay nói cách khác, đó là ngôn ngữ giao tiếp với đặc điểm

là thoát ly văn bản (có thể thu hẹp hoặc mở rộng văn bản), ưu tiên quy luật ngữ

nghĩa rồi mới đến quy luật ngữ pháp, giàu tính chất khẩu ngữ, ít mệnh để

phụ nhằm tạo nên sự gần gũi, thân mật, đễ tiếp nhận cho công chúng thính giả 40

Trang 33

32

nói một câu nổi tiếng: ”“Vghiệp vụ phát thanh-đó truớc hết là môn khoa học về nghệ thuật tác động đến con người bằng ngôn ngữ” Với việc sử dụng ngôn ngũ nói,

trong một chừng mực nhất định nào đó, nhà báo có thể để cho sự ngẫu hứng tham

gia vào quá trình thông tin, để lại bản sắc, phong cách, cá tính riêng; khách mời có

thể thể hiện rõ ràng quan điểm, ý kiến, thái độ của mình trước vấn đề, sự kiện Nhờ

thế, cả nhà báo lẫn khách mời đều có khả năng vẽ nên hình ảnh bằng âm thanh, kích thích tư duy sáng tạo của người nghe, làm cho họ luôn đóng vai tích cực trong việc tiếp nhận thông tin Điều này là một sự tôn trọng thính giả, đồng thời giúp cho quá trình truyền đạt, trao đổi thông tin trở nên thoải mái, thân mật và sống động

-Thứ ba, trong một cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp, cd thé cd vai

trò của tất cả hoặc là của một số các thành viên: đạo diễn, phóng viên, người dẫn

chương trình, trợ lý chương trình, kỹ thuật viên Để đảm bảo cho điễn đàn thành công, sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt và sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm là hết sức quan trọng

Dao dién: là người chịu trách nhiệm chính về tổ chức thực hiện chương trình; đưa ra kế hoạch, dé tài, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong kíp làm việc; viết kịch bản, lập đồng hồ chương trình; trực tiếp điều hành các thành viên trong nhóm và đưa ra quyết định khi xử lý tình huống xảy ra trong quá | trình phát sóng trực tiếp Với các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp phải sử

dụng phương thức cầu truyền thanh, ngoài chức danh đạo điễn, còn phải có tổng

đạo diễn

Trợ lý chương trình: có vải trò giúp đạo diễn hoặc người viết kịch bản, người dẫn những công việc cần thiết, như: liên hệ khách mời; chọn bài hát hoặc nhạc nền, nhạc cắt; trực điện thoại, fax hoặc email của thính giả, nối điện thoại; giúp thiết lập mối quan hệ giữa kỹ thuật và người dẫn, giữa hiện trường với người dẫn

Trang 34

33

hiện trực tiếp, phóng viên có thể bám sát hiện trường để kịp thời có những phản ánh nhanh, phỏng vấn nhanh, tin nhanh chuyển đến chương trình khi cần thiết

Kỹ thuật viên: Đảm bảo âm thanh đều và tốt, thao tác kỹ thuật hợp lý, thực

hiện ý đồ của đạo diễn và phải nhanh nhạy xử lý các tình huống bất ngờ

Người dẫn chương trình: Trù những cuộc giao lưu có quy mô lớn hoặc những cuộc toạ đàm, trao đổi phải sử dụng đến phương thức cầu phát thanh, thì cần phải có đạo diễn, tổng đạo diễn, còn lại, trong các cuộc toa dam, trao đổi, giao lưu trực tiếp, người ta thường nhấn mạnh đến vai trò của người dẫn chương trình hơn là đạo diễn, phóng viên hay là trợ lý Trong các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp, người dẫn chương trình thường là người kiêm luôn vai trò viết kịch bản, mời khách mời, thậm chí kiêm luôn vai trò của đạo diễn Chính vì vậy, người ta gọi

người dẫn chương trình trong các DĐPTTT là người chủ chương trình Vai trò và công việc của người chủ chương trình là: chọn chủ đề; chọn khách mời; viết phóng

sự, phỏng vấn hoặc băng tư liệu; xây dựng kịch bản chỉ tiết; thảo luận lại nội dung

kịch bản với người duyệt; mời khách mời; kiểm tra các khâu kịch bản-khách mời-

kỹ thuật; lên sóng

-Thứ tư, không thể có một cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu nếu không có

khách mời Khách mời của các chương trình diễn đàn phải là những người có liên quan chặt chẽ, trực tiếp đến chủ đề, có địa vị xã hội, có uy tín; có kiến thức vững vàng, rộng, sâu sắc về vấn đề được nêu ra; có khả năng ứng đáp linh hoạt mọi câu hỏi của nhà báo hoặc của thính giả tham gia giao lưu Ngoài ra, khách mời còn phải

đáp ứng một số yêu cầu khác, như: có khả năng trình bày sáng rõ, ấn tượng ý kiến,

quan điểm của mình bằng ngôn ngữ nói; không nói lắp, nói ngọng hoặc quá đậm đặc tiếng địa phương khiến người nghe khó tiếp nhận Tuỳ điều kiện cụ thể, khách mời có thể đến phòng thu trực tiếp hoặc gọi điện về tham gia chương trình

-Thứ năm, người ta thường sử dụng kiểu kết cấu mở linh hoạt trong các cHộc

toa dam, trao đổi, giao lưu trực tiếp Day là lợi thế được phát huy tuyệt đối trong

Trang 35

34

không có bất kỳ một sự thay đổi nào, thì các hình thức DĐPTTT cho phép sử dụng

một kịch bản mở Các thành phần nội dung, bố cục của chương trình, bên cạnh tính

cố định được thiết kế sẵn trong kịch bản, còn có thể biến đổi, thay đổi linh hoạt tuỳ

vào nhiều yếu tố Thứ nhất, tuỳ thuộc vào khách mời Các câu trả lời của họ có thể

giúp nhà báo nảy sinh những câu hỏi mới, làm thay đổi “đồng hồ thông tin của

chương trình”; hoặc một cuộc toạ đàm được "thiết kế” cho ba khách mời, nhưng đến

phút cuối, một khách mời vì lý do nào đó vắng mặt thì buộc nhà báo phải điều chỉnh lại nội dung chương trình sao cho vẫn đám bảo được nội dung và thời lượng

phát sóng Thứ hai, tuỳ thuộc vào yêu cầu, câu hỏi của thính giả giao lưu Thứ ba, tuỳ thuộc vào những tình huống bất ngờ có thể xuất hiện trong chương trình hoặc những phản xạ tự nhiên của nhà báo

Cùng với thay đổi có thể có về mặt nội dung, hình thức của các chương trình diễn đàn trực tiếp cũng có thể thay đổi linh hoạt tuỳ từng hoàn cảnh Người ta có thể thêm thời lượng phát sóng vì phát sinh thêm nội dung thông tin Người ta có thể sử dụng điện thoại mở để mở rộng không gian giao tiếp của chương trình

Tuy có kết cấu mở linh hoạt, mềm dẻo, cho phép phát huy tính sáng tạo của nhà báo, nhưng thông thường, người ta vẫn thực hiện tuần tự một cuộc toa dam, trao

đổi, giao lưu trực tiếp theo bố cục 3 phần:

+ Người dẫn chương trình giới thiệu lý do thực hiện chủ đề, tên chủ đề,

thành phần tham dự, quảng bá số điện thoại Đây chính là phần đặt vấn đề và dẫn

dat vấn đề giúp cho thính giả dễ dàng tiếp cận với nội dung của chương trình

+Phần giải quyết vấn đề với hệ thống những luận điểm, các câu hỏi, lời đẫn

do người dẫn chương trình đưa ra cùng với những quan điểm, ý kiến, những thông

tin của khách mời nhằm làm rõ nội dung chủ đề Ngoài ra, trong phần này, người ta còn sử dụng các thể loại hoặc hình thức khác kết hợp để phục vụ cho chủ đề; xử lý

câu hỏi của thính giả gọi điện tới hoặc các tình huống phát sinh ngoài dự kiến

+ Kết thúc vấn đề nhằm hoàn thành ý đồ cụ thể đã được đặt ra từ trước khi

tiến hành cuộc toạ đầm, trao đổi, giao lưu

Trang 36

35

thường dài Thời lượng của một cuộc trao đối hay toạ đàm truyền thống có thể dưới

30 phút phát sóng Nhưng với các chương trình diễn đàn trực tiếp thì bao giờ thời lượng cũng khoảng 30 phút trở lên Điều này có lý do là đối tượng khách mời

thường đông: nhiều vấn đề được đề cập (nhiều luận điểm); kết hợp các thể loại hoặc

hình thức thông tin khác trong chương trình Ngoài ra, những diễn đần trực tiếp còn phải dành thời lượng nhất định cho quảng bá, cho giao lưu của thính giả

Z

Thời lượng lớn vừa là ưu điểm, vừa chính là điểm yếu của chương trình Ệ

Thời gian phát sóng dài tạo cơ hội chọ việc giải quyết trọn vẹn hơn các vấn đề đã được đặt ra trong chương trình, cho phép sự tương tác, giao lưu giữa khách mời và thính giả Tuy nhiên, báo phát thanh với đặc điểm có tính thoảng qua, người nghe

chỉ nghe được một lần, cho nên, thời lượng càng dài, họ càng khó có khả năng ghi

nhớ hết tất cả các ý kiến khác nhau Mặt khác, đễ bị phân tán bởi những tác động bên ngoài Đặc biệt, một cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu có thời lượng đài mà

không tìm được chủ đề hay, hoặc chủ đề hay nhưng dẫn không tốt, khách mời nói

không lôi cuốn, thì cũng đễ tạo nên cảm giác nhàm chán, mệt mỏi

-Thứ bảy, nhờ có sự phát triển của kỹ thuật phát thanh hiện đại, cho phép sử

dụng các cầu truyền thanh, điện thoại, fax , nên các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp không bị bó hẹp về không gian

Cầu truyền thanh là hình thức trao đổi thông điệp giữa hai hoặc nhiều đầu

cầu thông qua các studio phát thanh hoặc studio và các điểm thực địa khác nhau

Với phương thức cầu truyền thanh, một cuộc giao lưu, trao đổi hay toạ đàm có thể được phối hợp thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau Thậm chí, công nghệ phát thanh hiện đại cho phép khách mời không cần hiện diện trực tiếp tại phòng thu mà

có thể ở nhiều địa điểm khác nhau để cùng tham dự chương trình Điều này đã giúp khắc phục được hạn chế về khoảng cách địa lý, tạo nhiều cơ hội thuận lợi để thực hiện các hình thức điễn đàn và làm tăng thế mạnh của các cuộc toạ đàm, trao đổi,

giao lưu trực tiếp

Như vậy, các hình thức toa đầm, trao đổi, giao lưu trực tiếp bao giờ cũng có

Trang 37

36

thúc DĐPTTT đều có điểm chung là có chủ đề mang tính thời sự, được đông đảo công chúng quan tâm; thông tin- hay còn gọi là nội dung các câu trả lời, được cung

cấp nhiều chiều, phong phú; có khả năng tạo được diễn đàn ngôn luận rộng rãi cho

công chúng Đồng thời, các DĐPTTT đều có chung đặc điểm là những cuộc hỏi- đáp giữa nhà báo với khách mời, có hệ thống lời dẫn, có sử dụng các chất liệu, làn sóng mở tạo cơ hội cho thính giả được tham gia

Về hình thức, có thể thấy, giữa các cuộc toa đầm, trao đổi, giao lưu trực tiếp có nhiều điểm tương đồng Tính trực tiếp của chương trình, khả năng giao tiếp với thính giả bằng ngôn ngữ nói giàu sức biểu cảm, thể hiện rõ ràng thái độ, tình cảm

của nhà báo và khách mời; sản phẩm mang dấu ấn tập thé; thời lượng dài; kha nang mở rộng không gian chủ đề và không gian giao tiếp

tk

Tóm lại, các hình thúc DĐPTTT là những hình thức thông tín "mũi nhọn" của phát thanh hiện đại Tuy nhiên, xung quanh các hình thức này, hiện nay, vẫn còn nhiều cách hiểu, cách làm chưa thống nhất Ở Đài TNVN, hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp được coi là hệ thông tin quan trọng số một, nơi đã có hàng ngàn cuộc toa đầm, trao đổi, giao lưu- cả thu in và trực tiếp được phát sóng, tuy nhiên, các phóng viên, biên tập viên cồn tỏ ra rất lúng túng trong quan niệm Trên lĩnh vực lý thuyết,

cho tới nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về các hình thức thông tin trên

Theo quan điểm của chúng tôi, các hình thức toạ đầm, trao đổi, giao lưu trực

tiếp có những đặc điểm chung của tổ chức diễn đàn, như: chủ đề mang tính thời sự,

nằm trong vùng quan tâm của số đông; thông tin đa chiều, phong phú, chính xác, khách quan; là diễn đàn ngôn luận dân chủ, công khai: tính trực tiếp tạo không khí

sống động, hấp dẫn; ngôn ngữ nói đã xoá khoảng cách giữa nói và nghe; nhiều thể

loại và hình thức thông tin xen kẽ trong các diễn đàn; dung lượng dài; là sản phẩm

của một kíp đầy tâm huyết, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của người dẫn

Trang 38

37

Chương 2

Thực trạng sử dụng các hình thức diễn đàn phát thanh

trực tiếp trên hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp, Đài Tiếng

Nói Việt Nam

Luan van chon Dai TNVN để khảo sát thực trạng sử dụng các hình thức diễn đàn trực tiếp trên sóng phát thanh vì đây là cơ quan phát thanh có đối tượng phục vụ đa dạng nhất, đại chúng nhất, điện phủ sóng rộng nhất, đội ngũ phóng viên, biên tập viên với trình độ, năng lực cao Mặt khác, Đài TNVN lại ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại Những vấn đề đặt ra đối với Đài TNVN cũng là của cả hệ thống phát thanh nước ta hiện nay Luận văn cũng chọn hệ Thời sự- Chính trị tổng hợp vì đây là “trang nhất” của Đài TNVN, là dải sóng tập trung nhiều nhất các hình thức DĐPTTT

2.1 Tình hình sử dụng-các hình thức diễn đàn phát thanh trực tiếp

trên hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp

Khi khảo sát hệ Thời sự-Chính trị tổng hợp, chúng tôi nhận thấy, mặc dù tất cả các chương trình được hoà sóng đều có sử dụng các hình thức diễn đàn: toạ đàm,

trao đổi, giao lưu, song các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp thì chỉ được sử dụng trên chương trình Khách mời trực tiếp cuối tuần (ban Thời sự), Diễn đàn

Kinh tế, Diễn đàn Khoa học và Công nghệ (ban Kinh tế Khoa học Công nghệ, gọi tắt là ban Kính tế), Giao lưu tác giả tác phẩm, Câu lạc bộ bàn tròn âm nhạc (ban Âm nhạc) Tuy nhiên, vì các diễn đàn của ban Âm nhạc thiên về mục đích giải tri, thông tin âm nhạc, nên chúng tôi chọn các chương trình của ban Thời sự và ban

Kinh tế để khảo sát

2.1.1 Thời kỳ trước 7-9-2003

Trước 7-9-2003, theo ơng Hồng Hàm-Trưởng Ban biên tập Kinh tế, hình

thức toạ đầm, trao đổi, giao lưu ít khi được thực hiện Chỉ có phòng Kinh tế Tổng

Trang 39

38

Thời gian này, các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp lại thường xuyên xuất hiện ở chương trình Thông tin và dm nhạc (sau này gọi là chương trình Thời

sự) của ban Thời sự, phát sóng từ 12°-I3* hàng ngày Qua theo dõi của chúng tôi, có

những tuần, chương trình Thông fn và Âm nhạc thực hiện 3 cuộc trao đổi, toạ đàm

trực tiếp Ngoài thời điểm phát sóng cố định, ban Thời sự còn có trách nhiệm tổ chức thực hiện những cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp khi cần thiết và phù hợp

Việc tổ chức thường xuyên các hình thức toạ đàm, trao đổi trực tiếp trong

chương trình Thông fín và Âm nhạc đã thực sự đem lại không khí mới, sức sống mới cho chương trình Nhờ thế, ở Đài TNVN, chương trình Thong tin va Am nhạc được coi là “điểm nhấn” của công nghệ, kỹ năng làm báo phát thanh hiện đại Các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu đã thu hút được sự quan tâm, yêu mến của công

chúng thính giả bởi nó đã tạo nên một “sân chơi trí tuệ”, một diễn đàn ngôn luận

dan chủ công khai cho nhân dân

Tuy nhiên, việc tổ chức thường xuyên, thậm chí hơi lạm dụng các hình thức

thông tin này cũng có một vài hạn chế Vì thời lượng của chương trình thường dài,

mà không phải cuộc toa đầm, trao đổi, giao lưu nào cũng hấp dẫn, thiết thực đối với sự quan tâm của công chúng nên thính giả đễ mệt mỏi, căng thẳng khi theo dõi Đồng thời vô hình chung cũng tạo nên áp lực công việc quá lớn cho các phóng viên, biên tập viên Để có một cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp phát sóng, cần

phải có thời gian chuẩn bị dài, có sự góp sức của một kíp thực hiện: phóng viên, đạo

diễn, dẫn chương trình, trợ lý, kỹ thuật viên, cộng tác viên Ngoài ra, còn phải tìm và mời được những khách mời phù hợp

2.1.2 Từ 7-9-2003 đến nay

Theo quyết định số 565 QD/2003/DPT ngay 29-8-2003, hệ chương trình phát

Trang 40

39

Tuy nhiên, tất cả các chương trình mang tính thời sự, là "trang nhất" của các ban,

đặc biệt là các chương trình sử dụng hình thức diễn đàn, đều được hoà sóng trên hệ Thời sụ-Chính trị tổng hợp hàng ngày

Cùng với sự ra đời của các hệ chương trình mới là những yêu cầu về đối mới nội dung và hình thức thực hiện, đổi mới công nghệ làm báo phát thanh hiện đại Một trong những chủ trương đổi mới nội dung là tăng cường tin tức thời sự, tăng cường các hình thức điễn đàn, DĐPTTT Từ thời điểm 7-9-2003, các hình thức DĐPTTT được đưa vào lịch phát sóng cụ thể, buộc các phòng, các chương trình phải

nghiêm túc thực hiện Ngoài ra, những chương trình khác đều có thể tổ chức thực

hiện các hình thức thông tin trên nếu thấy cần thiết

Chương trình 7hởi sự có thời lượng dài 60 phút vào trưa mỗi ngày (từ 12°-

13") đã rút xuống còn 30 phút (12°-12"30), 30 phút tiếp theo dành cho chương trình

Các vấn đề dân tộc Riêng thứ 7, sau chương trình bởi sự là chương trình Hộp thu

âm nhạc, thứ 6 là chương trình Khách mời trực tiếp cuối tuần với thời lượng 30 phút Tuy nhiên, tuỳ vào nội đưng kịch bản của các cuộc toa đàm, trao đổi hay giao

lưu cũng như tuỳ tầm quan trọng của chương trình, Ban Biên tập có thể linh hoạt

tăng thời lượng cho Khách mời trực tiếp cuối tuần bằng cách bớt thời lượng của

chương trình 7 hởi sự Ngoài ra, với nhiệm vụ bám sát các vấn đề thời sự hàng ngày, hàng tuần, khi có các sự kiện trọng đại, những vấn để quan trọng thì lãnh đạo Đài ra quyết định để ban thực hiện các chương trình thời sự đặc biệt Hình thức thông tin được sử dụng thường là giao lưu hoặc cầu phát thanh trực tiếp Ví dụ: kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng Điện Biên Phủ, ban Thời sự đã tổ chức cuộc giao lưu trực tiếp với

chủ đề: “Ký ức Điện Biên Phủ”, từ 8"30 đến 11°30 ngày 2-5-2004; kỷ niệm 50 năm

Hội nghị Geneve 1954 là cuộc giao lưu: “Hiệp định Geneve: 50 năm nhìn lại mục

tiêu thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam”, từ 9*30 đến 11” ngày 17-7-2004:

kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27-7 là cuộc giao lưu: “Tôn vính các bà mẹ Việt

Nam anh hùng và xây dựng tượng đài mẹ Nguyễn Thị Thứ”, từ 11" đến 13" ngày 27-

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN